Phân tích Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên từ thời điểm giao kết mà các bên không được tự ý sửa đổi, hoặc hủy bỏ (1). Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)(2) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà “ngày càng mang tính chất của một quá trình” và “hàm chứa nhiều loại rủi ro” (3). Thật vậy, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh quốc tế thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Ban đầu, những trường hợp này được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển (4), như cho phép bên vi phạm được chấm dứt hợp đồng và được miễn trách dựa trên điều khoản bất khả kháng. Về sau, người ta thấy rằng, điều khoản bất khả kháng không còn thích hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thực tiễn (5), vì trong nhiều trường hợp, cách giải quyết dựa trên điều khoản này không bảo đảm được sự công bằng cho các bên. Để có cơ chế khác thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, các nhà kinh doanh thương mại quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, được gọi ngắn gọn là “hardship”. Khái niệm “hardship” và các khái niệm tương tự cũng đã được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, như “force majeure”, “commercial impracticability”, “frustration of purpose”(6) hay “change of circumstances” trong Thông luật (7), “Wegfall der Geschaftsgrundlage” trong tiếng Đức, hoặc được các học giả người Đức dùng với thuật ngữ khác là “the foundation of the transaction” (8). Nhưng thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế (9), nên sẽ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này. Hardship - hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế. A.MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG 1. Điều khoản hardship trong pháp luật các nước và tập quán thương mại quốc tế 2. Nội dung cơ bản của điều khoản hardship 3. Thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản hardship 4. Kết luận và một số kiến nghị bước đầu C.KẾT LUẬN TÀI LIỆU (1) Như qui định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, và Điều 1134 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp. (2) Tục dao La tinh, hiểu nôm na: đã hứa thì phải làm. (3) Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, số 5 tháng 5/2003 (38-46), tr. 39. (4) Khái niệm Luật hợp đồng cổ điển, có thể xem: W. David Slawson, Binding Promises - The late 20th - Centery Reform of Contract Law, Princeton University Press, New Jersey, 1996, p.9; tương tự, xem: Richard Stone, The Modern Law of Contract, 6th ed., Cavendish, London, 2002, pp.1-3. (5) Richard Stone, Sđd, p. 404: điều kiện bất khả kháng thì quá nghiêm ngặt mà hệ quả pháp lý của việc áp dụng qui định về ‘sự kiện bất khả kháng’ “được thực hiện theo cơ chế ‘tất cả’ hoặc là ‘không có gì”. (6) Robert D. Brain, Contract - Quick Review, 6th Edition, West Group, NY, 1999, p.275. (7) Richard Stone, op. cit. n., pp. 403 - 404; Ewan McKendrick, Contract Law, 4th ed., Macmillan, London, 2000, pp. 302 - 3. (8) Xem Basil Markesinis, Hannes Unberath & Angus Johnston, The German Law of Contract - A Comparative Treatise, 2nd ed., Hart, Oxford, 2006, pp. 319 - 348, especially pp. 319 & 381. (9) Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, dịch giả: Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các dgk, Nxb. Tư pháp, H. 2005, tr. 295. (10) Ugo Draetta, Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản hardship trong hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại Quốc tế” do nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội, 13 - 14/12/2004, tr. 181 - 2. (11) Xem: Marcel Fontain, 25 năm nghiên cứu về thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế, Tlđd, tr. 118. (12) Xem Henry Lesguillons, Các điều khoản Hardship, Tlđd, tr. 86 - 94. (13) Khái niệm hợp đồng hành chính, xem: Jean Claude Ricci, Nhập môn luật học, Nxb. VH -TT, H. 2002, tr. 134. (14) Xem: CE. 30-3-1916 Gaz de Bordeaux, Rec. 125 Les Grands errêtts No. 34. (15) Toà dân sự Toà án tư pháp tối cao, ngày 6/3/1876, S. 1876, I, trang 161; D.1876, I, trang 193: Dẫn theo Michel Trochu, Các điều khoản chào hàng cạnh tranh, điều khoản khách hàng ưu đãi nhất và điều khoản từ chối đầu tiên trong các hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Tlđd, tr. 154. (16) Toà thương mại Toà án tư pháp tối cao, 18/1/1950, D. 1950, trang 227: dẫn theo Tlđd, tr. 154. (17) Paris, 28/9/1976, JCP 1978, II, 18810, ghi chú J.Robert: dẫn theo Tlđd, tr. 154. (18) Michel Trochu, Tlđd, tr. 154. (19) Tlđd, tr. 154. (20) Xem thêm Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo, quyển II: Nghĩa vụ và Khế ước, phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, Nxb. Quốc gia Giáo dục, 1963, tr.256. (21) Xem Basil Markensinis, Hannes Unberth & Angus johnston, op. cit. n. , p. 902. (22) Ibid, p. 882. (23) Ibid, p.340. (24) Điều khoản chung có thể được hiểu là các qui chế, các hợp đồng mẫu, các điều kiện thương mại chung. Xem thêm định nghĩa tại Điều 1 của Luật này trong tài liệu: Đại học Tổng hợp hữu nghị giữa các dân tộc Mát - xơ - cơ - va, Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Dg: Phạm Thái Việt, Nxb. CTQG, H. 1993, tr. 55. (25) Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 58. (26) Xem G. Criscuoli and D. Pugsley, The Italian Law of Contract (Luật Hợp đồng của ý)(1991), 211. (27) Cass. civ., sez. II, 20/6/1996, no. 5690 (Roccheri c. Mazzara); Cass. civ., 9/4/1994, no. 3342 (Soc. Arbos c. Com. Piacenza). (28) Xem thêm: James Gordley (Edited), The Enforceability of Promises in European Contract Law, CUP, Cambridge, 2004, pp.202 & 204. (29) Những qui định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr.20. (30) Xem Richard Stone, op. cit. n. , p. 404. (31) Ewan McKendrick, op. cit. n., p.303. (32) Nội dung và bình luận, xem thêm McKendrick, ibid, pp. 61 & 303. (33) Xem thêm Phạm Duy Nghĩa (Cb), Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nxb. CTQG, H. 2001, tr. 204-205. (34) Waegemann v. Montgomary Ward & Co., Inc. CA9 Cal 713 F2d 452 (1983): bị đơn thuê nhà của nguyên đơn, trong thời hạn 10 năm với số tiền là 16.703 USD / năm gồm cả tiền thuế bất động sản, đáo hạn sau mỗi 5 năm. Sau 5 năm lần thứ nhất, nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng vì chính phủ Bang California quyết định giảm thuế bất động sản dẫn đến tiền thuê nhà giảm xuống còn 15.854,49 USD/năm nên bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải tính lại tiền thuê theo giá này. Nguyên đơn đã kiện bị đơn ra tòa, nhưng cả tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm đều bác yêu cầu của bên nguyên đơn và buộc các bên phải tiếp tục hợp đồng theo giá mà bị đơn đề xuất. (35) Michel Trochu, Tlđd, tr.153 (36) Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, H. 2002, tr. 68 - 9. (37) Vũ Văn Mẫu, Sđd, tr. 250 & 254. (38) Ugo Draetta, Tlđd, tr. 185. (39) Những qui định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 21 (40) Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) 2004, đã dẫn, tr. 295- 301. (41) Xem bản tiếng Anh của PECL trên website: http://frontpage.cbs.dk/law/commission_on_european_contract_law /PECL%20engelsk/engelsk_partI_og_II.htm (truy cập lúc 11g40 ngày 22/02/2008). (42) Michel Trochu, Tlđd, tr. 156. (43) Thực hiện theo Nghị định 61-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ, cho phép bên mua nhà hóa giá của Nhà nước phải trả tiền mua nhà còn thiếu bằng vàng. Nhưng khi giá vàng tăng đột biến và 2005, Chính phủ có Nghị quyết 23/2006/NQ-CP, cho phép các cá nhân chưa trả xong tiền mua nhà, thì được trả bằng tiền VNĐ phần còn lại (xem mục 3 Nghị quyết). (44) Xem Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư xây dựng. (45) http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=223953 (46) http://vnexpress.net/SG/Phap-luat/2007/01/3B9F2711/ (47) Xem thêm Bản án số 342/2006/KDTM-ST ngày 12/7/2006 của TAND Tp. HCM và Bản án phúc thẩm số 04/2007/KDTM-PT ngày 17/01/2007 của Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao tại Tp.HCM. Tòa sơ thẩm đã áp dụng Điều 286 BLDS 1995 về căn cứ phát sinh nghĩa vụ để xử là bên A không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên B phần chi phí phát sinh. (48) Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin , Tlđd, tr. 40. (49) Hà Thị Mai Hiên, Sửa đổi BLDS Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế định hợp đồng, Nhà nước - Pháp luật, số 3/2005 (10 - 19), tr. 19. (50) “Tháng 3/2008, người ta chỉ mất 15 triệu đô Zimbabwe để mua 1 ổ bánh mì, thì nay người ta đã mất tới 600 triệu ”. Xem bài “Zimbabwe lạm phát 2.000.000 %” trên Vnexpress.net: http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doa.8/06/3BA030CF/ (51) Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 19. (52) Ole Lando, A Vision of a Future World Contract Law: Impact of European and Unidroit Contract Principles,UCC Law Journal, Fall 2004, p. 20. (53) Xem thêm Ugo Draetta, Tlđd, tr.186 -7. (54) Xem Phạm Duy Nghĩa, Thông tin bất cân xứng , Tlđd, tr. 45; Hà Thị Mai Hiên, Tlđd, tr. 19; Ole Lando, op. cit. n., p.20; Richard Stone, op. cit. n. , p.404; Michel Trochu, Sđd, tr. 156 (55) “Không nên can thiệp vào khế ước ”. Xem Vũ Văn Mẫu, S®d, tr. 260. (56) §iÒu 412 kho¶n 2 BLDS 2005.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên từ thời điểm giao kết mà các bên không được tự ý sửa đổi, hoặc hủy bỏ (1). Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)(2) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà “ngày càng mang tính chất của một quá trình” và “hàm chứa nhiều loại rủi ro” (3). Thật vậy, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh quốc tế thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Ban đầu, những trường hợp này được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển (4), như cho phép bên vi phạm được chấm dứt hợp đồng và được miễn trách dựa trên điều khoản bất khả kháng. Về sau, người ta thấy rằng, điều khoản bất khả kháng không còn thích hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thực tiễn (5), vì trong nhiều trường hợp, cách giải quyết dựa trên điều khoản này không bảo đảm được sự công bằng cho các bên. Để có cơ chế khác thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, các nhà kinh doanh thương mại quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, được gọi ngắn gọn là “hardship”. Khái niệm “hardship” và các khái niệm tương tự cũng đã được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, như “force majeure”, “commercial impracticability”, “frustration of purpose”(6) hay “change of circumstances” trong Thông luật (7), “Wegfall der Geschaftsgrundlage” trong tiếng Đức, hoặc được các học giả người Đức dùng với thuật ngữ khác là “the foundation of the transaction” (8). Nhưng thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế (9), nên sẽ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này. Hardship - hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế. 1. Điều khoản hardship trong pháp luật các nước và tập quán thương mại quốc tế Khái niệm hardship xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989 (10). Nội dung của điều khoản hardship cũng được thể hiện trong các hợp đồng thương mại quốc tế, dưới nhiều dạng điều khoản khác nhau. Theo Marcel Fontain, từ những năm 1975, nhóm nghiên cứu của ông tập hợp được hơn 120 điều khoản hardship từ thực tiễn thương mại (11). Một số điều khoản loại này đã được Henry Lesguillons khái quát lại và trình bày trong Hội thảo quốc tế tổ chức ở Hà Nội năm 2004 (12). Có nhiều nước trên thế giới từng công nhận và xây dựng khung pháp lý và án lệ cho điều khoản hardship để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi. Có thể kể đến một số quốc gia sau đây: Ở Pháp: Vụ tranh chấp về hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Công ty khí gas Bordeaux với Tòa Thị chính thành phố, do Tham chính viện (Tòa Hành chính tối cao Pháp) xử ngày 30/3/1916, Tham chính viện đã khẳng định rằng, khi hoàn cảnh thay đổi không lường trước được đối với một hợp đồng hành chính (13), một bên có thể được bồi thường để xác lập lại sự cân bằng về tài chính trong hợp đồng và để tránh việc cung cấp dịch vụ công cộng bị gián đoạn. Mặc dù các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng một giá cung cấp khí đốt cố định trong một khoảng thời gian dài, nhưng do giá khí đốt tăng đột biến, nếu tòa không sửa đổi các điều kiện (hoặc tăng giá) cung cấp khí đốt, chắc chắn công ty khí đốt sẽ đi đến bờ vực phá sản và việc cung cấp khí đốt sẽ phải dừng lại. Do đó, Tham chính viện đã cho rằng, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi hợp đồng, nhưng nếu bên có quyền từ chối việc này thì công ty khí đốt có quyền đòi một khoản tiền bù đắp tổn thất, gọi là tiền bồi thường cho khoản tổn thất không thể dự đoán (indemnité d’ imprévision), do cơ quan hành chính được cung cấp khí đốt trả (14). Tuy được án lệ hành chính chấp nhận, nhưng lý thuyết này đã bị các tòa án tư pháp của Pháp bác bỏ gần như tuyệt đối. Trong vụ Kênh đào Craponne do Toà án tư pháp tối cao xử ngày 6/3/1876(15): “Trong mọi trường hợp, toà án không thể căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh để thay đổi các thoả thuận của các bên và thay thế các thoả thuận đã được các bên tự do chấp thuận bằng những điều khoản mới, dù toà án cho rằng quyết định của mình có công bằng thế nào chăng nữa”. Và, các toà án tư pháp đã luôn trung thành với định hướng này, bất chấp những biến động kinh tế và tiền tệ xảy ra sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Bản án của Toà án tư pháp tối cao ngày 18/1/1950 lần nữa, đã khẳng định: “Thẩm phán không thể viện dẫn việc tăng giá, kể cả khi điều đó đã được xác nhận, để giải phóng một bên khỏi những cam kết rõ ràng và chính xác mà bên đó đã tự do chấp thuận” (16). Mặc dù vậy, Tòa Paris (17) cũng từng dẫn “Điều khoản tự vệ” của hợp đồng để cho phép các bên sẽ “tiến hành thương lượng để xem xét khả năng thay đổi hợp đồng (về giá hoặc một điều khoản khác)” nếu giá xăng tăng hơn 6 francs một tấn so với giá quy định trong hợp đồng. Các phán quyết của Tòa án Tư pháp tối cao bị nhiều học giả cho là cứng nhắc, và cần phải có sự thay đổi cách nhìn nhận này (18). Thực tiễn thương mại ở Pháp cũng phản ứng lại các phán quyết này bằng cách, khi ký kết hợp đồng, các bên thường đưa vào các hợp đồng của mình điều khoản cho phép đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Chính vì thế, Michel Trochu đã đưa ra bình luận: “Có lẽ điều này giải thích vì sao có ít phán quyết được đưa ra trong lĩnh vực này, bởi vì các bên đã tự tìm ra những giải pháp khác cho những vấn đề của họ” (19). Trái lại với án lệ, luật thực định của Pháp lại quy định minh thị các giải pháp cho phép điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi. Sau Đại chiến 1914 - 1918, do đồng tiền của Pháp bị mất giá, Quốc hội đã cho ban hành đạo luật Failliot ngày 21/01/1918 cho phép các thẩm phán được giải hiệu các hợp đồng xác lập trước 1914 mà việc thực hiện là quá bất công đối với người có nghĩa vụ. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, một đạo luật do Quốc hội ban hành ngày 22/4/1949 cũng cho phép tòa án giải hiệu các hợp đồng ký kết trước ngày 02/9/1939 mà việc thực hiện (giao hàng hay làm một công việc) trở nên quá nặng nhọc cho người có nghĩa vụ, vì tình hình chiến tranh hay do sự thay đổi kinh tế không thể dự đoán được khi giao kết hợp đồng (20). Như vậy, điều khoản hardship tuy không được thừa nhận rộng rãi trong án lệ, nhưng lại được ghi nhận trong luật thực định khi xảy ra những biến cố đặc biệt, ví dụ khi có sự mất giá đồng tiền trong thời kỳ hậu chiến, như vừa nêu trên, và được chấp nhận khá phổ biến trong thực tiễn thương mại. Ở Đức: Bộ luật Dân sự của Đức (BGB) cũng có những điều khoản quy định gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thể hiện trong quy định về “Disturbance of foundation of transaction” (Điều 313 BGB)(21) hay “Performance in accordance with good faith” (Điều 242 BGB)(22). Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đến sự khó khăn hoặc sự thay đổi hoàn cảnh, làm cho hợp đồng không thể thực hiện, hoặc nếu thực hiện thì chi phí lớn, hoặc làm bên có nghĩa vụ giảm thu nhập nghiêm trọng. Có thể xem các án lệ, như: RGZ 112, 329, 333-4; RGZ 119, 133(sale of land); RGZ 147, 286 (sale of cotton)(23) … Trong Luật về những điều khoản chung(24) của hợp đồng của CHLB Đức, một mặt, nhà làm luật cấm các bên bảo lưu “Điều khoản nhằm tăng khoản thù lao đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đã được thực hiện trong vòng 4 tháng sau khi ký hợp đồng”. Nhưng “Quy định này không áp dụng cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đã thực hiện trong phạm vi các quan hệ nghĩa vụ lâu dài, cũng như các dịch vụ có liên quan tới giá cả, áp dụng theo khoản 1 thuộc mục 99 Luật về hạn chế cạnh tranh không lành mạnh” (25). Ở Italia: Theo các Điều từ 1467 đến 1469 của Bộ luật Dân sự của ý, các cam kết hợp đồng có thể bị huỷ bỏ khi có sự kiện bất ngờ xảy ra một cách bất thường, không thể lường trước được, sau khi hợp đồng được ký kết và trước khi thực hiện hợp đồng; và sự kiện này làm cho việc thực hiện hợp đồng của một bên trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng các bên cam kết có thể tránh việc huỷ bỏ hợp đồng bằng cách đề nghị chỉnh sửa hợp đồng một cách công bằng (Điều 1467 (3))(26). Tuy nhiên, các quy định này không bắt buộc, và các bên có thể thoả thuận với nhau không áp dụng chúng. án lệ của ý từng có phán quyết về vấn đề này (27). Ngoài ra, Điều 258 Bộ luật Dân sự Hà Lan cho phép thẩm phán chỉnh sửa các điều khoản của hợp đồng dựa trên sự thay đổi của hoàn cảnh mà không lường trước được. Điều 437 của Bộ luật Dân sự Bồ Đào Nha cũng quy định tương tự (28). Ở Anh: việc thay đổi hoàn cảnh không được xem là căn cứ để điều chỉnh hay đàm phán lại hợp đồng, “bởi lẽ ở Anh - theo quan điểm luật truyền thống thì người mắc nợ chỉ phải đảm bảo trả đủ cho chủ nợ một số tiền nào đó, chứ không phải thực hiện nghĩa vụ theo thực chất” (29). Richard Stone cũng có cùng quan điểm (30). Nhưng điều này cũng không phải tuyệt đối. Theo Ewan McKendrick thì “người ta thường nói rằng luật Anh không khuyến khích việc chỉnh sửa việc thoả thuận trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn. Điều này không hoàn toàn chính xác” (31). McKendrick cho rằng, trong những trường hợp này, tòa án Anh có thể cho phép điều chỉnh hợp đồng và chính các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện việc chỉnh sửa. Toà án không thực hiện việc chỉnh sửa hợp đồng đã ký giữa các bên, cũng không đưa ra bất kỳ trở ngại nào khi các bên cố gắng chỉnh sửa thoả thuận của họ để phù hợp với hoàn cảnh thay đổi, như quyết định của Thượng viện trong vụ Walford v. Miles [1992] 2 AC 128(32). án lệ Anh cũng chấp nhận một cách hiếm hoi việc thay đổi hoàn cảnh dẫn đến chấm dứt hợp đồng, như phán quyết của Tòa Phúc thẩm, trong vụ Krell v. Henry [1903] 2 KB 740: Bị đơn thuê một căn hộ tại Pall Mall trong vòng 2 ngày. Mục đích khi ký kết hợp đồng là nhìn thấy lễ diễu hành đăng quang của Edward VII, mặc dù mục đích này không được nêu ra trong hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, lễ đăng quang bị hoãn do nhà vua bị bệnh nên hợp đồng không thể thực hiện được. Tòa đã tuyên cho phép bên thuê được từ chối thực hợp đồng mà không phải bồi thường. Nhưng thực chất, phán quyết này không dựa trên điều khoản hardship mà lại căn cứ vào điều khoản không thể thực hiện hợp đồng do mục đích của hợp đồng không còn tồn tại (Frustration of purpose). Ở Mỹ: án lệ có những phán quyết không nhất quán về vấn đề này. Trong vụ Transatlanic Corp. v United States, CA Dis Col 363 F2d 312 (1966): Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (A) thuê Công ty xuyên Đại Tây Dương (B) chở tàu chiến qua kênh đào Suez, Ai Cập. Nhưng do kênh đào này bị đóng cửa, nên B phải đi đường vòng quanh Châu Phi, làm tăng chi phí rất lớn. B đòi A phải thanh toán chi phí tăng lên ngoài dự kiến. Mặc dù tòa nhận xét: “nghĩa vụ không thể thực hiện được” không cần phải hiểu theo nghĩa tuyệt đối mà chỉ dựa trên các lý do kinh tế là đủ, nhưng tòa lại kết luận rằng, rủi ro này có thể phải do một bên dự liệu và phải tự gánh chịu. Trái lại, các án lệ Mineral Park land Co. v. Howard, 156 P. 458 Cal. 1916 và án lệ Waegemann v. Montgomary Ward & Co., Inc. CA9 Cal 713 F2d 452 (1983) cũng như Điều 2 - 609 UCC lại thừa nhận và cho áp dụng điều khoản đàm phán lại hợp đồng do thay đổi hoàn cảnh. Theo đó, “nếu chi phí để thực hiện nghĩa vụ trong thực tế đã thay đổi đáng kể, lớn hơn gấp 10 lần chi phí đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng, thì bên phải thực hiện nghĩa vụ có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chấm dứt quan hệ hợp đồng vì lý do không thể thực hiện được” (33) hoặc cho phép điều chỉnh hợp đồng. Trong vụ Waegemann kiện Montgomary Ward & Co., Inc., Tòa sơ thẩm đã lập luận rằng, “các bên đã giao kết hợp đồng thì phải thực hiện cam kết đó dựa trên niềm tin chắc chắn là hợp đồng sẽ được thực hiện, nhưng quy tắc này sẽ phải bị giới hạn trong một số trường hợp gọi là extreme hardship” (34). Tương tự quan điểm này, có thể xem thêm các án lệ khác, như: Cutter Laboratories, Inc. v. Twining, 221 Cal.App.2d 302, 34 Cal.Rptr. 317 (1963); Lloyd v. Murphy, 25 Cal.2d 48, 153 P.2d 47 (1944); Davidson v. Goldstein, 58 Cal.App.2d Supp. 909, 136 P.2d 665 (1943); Grace v. Croninger, 12 Cal.App.2d 603, 55 P.2d 940 (1936)... Ở các nước thuộc Châu Phi như Ai Cập, Syrie, Algérie đều có những quy phạm điều chỉnh các hợp đồng, công hoặc tư, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi bất ngờ. Những điều khoản do các bên thỏa thuận trái với các quy phạm này đều vô giá trị (35). Ở Nam Tư: khoản 1 Điều 133 Luật Nghĩa vụ của Nam Tư quy định: “(1) trong trường hợp có những biến cố xảy ra sau khi ký hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng của một bên gặp khó khăn hoặc mục đích của hợp đồng không thể đạt được và hợp đồng không còn đáp ứng được mong muốn của các bên cũng như việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ là không công bằng, thì bên gặp khó khăn… có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng”; khoản 2 của Điều này quy định không cho phép hủy bỏ hợp đồng trường hợp này nếu đã lường trước được khó khăn hoặc có thể vượt qua hay khắc phục được khó khăn đó. Ngoài ra, Quy tắc số 56 còn liệt kê “các sự kiện kinh tế, chẳng hạn như sự đột biến, hoặc sự tăng, giảm mạnh về giá cả” là một trong những nguyên nhân cản trở việc thực hiện hợp đồng (36). Ở Việt Nam trước 1945: pháp luật thực định công nhận nguyên tắc “các hợp ước phải được thi hành với sự thành ý” (Điều 673.k3 Bộ Dân luật Bắc, Điều 713.k3 Bộ Dân luật Trung). Theo Vũ Văn Mẫu, “một sự thi hành thành ý không thể nào trái với sự công bằng”. Bởi vậy, “khi sự thi hành quá lợi cho người trái chủ và quá thua thiệt cho người phụ trái, sự thi hành ấy trái với sự công bằng, và không thành ý”. Dựa theo nguyên tắc này, thẩm phán có quyền can thiệp vào hợp đồng nếu các thỏa thuận đó là không công bằng, gây ra sự bất lợi quá đáng cho một bên. Nhưng Vũ Văn Mẫu cũng cho rằng, hiểu và giải thích quá rộng rãi các điều khoản trên đây là một sai lầm. Thế nên, trong bản án ngày 27/12/1946, Tòa Thượng thẩm Sài Gòn đã không chấp nhận sự thay đổi hiệu lực hợp đồng chỉ vì bên có nghĩa vụ lâm vào hoàn cảnh khó khăn do xuất hiện sự kiện không lường trước được: “mặc dù nhà thầu phải thi hành khế ước thầu khoán trong những điều kiện tốn kém hơn vì giá vật liệu do tình trạng chiến tranh đã tăng hơn 300%, các thẩm phán cũng không thể thay đổi khế ước” (37). Điều này cho thấy, theo luật thực định Việt Nam thời bấy giờ, tòa án có thể cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng khi gặp khó khăn đặc biệt, nhưng án lệ lại không chấp nhận giải pháp này. Trên bình diện quốc tế, trong thực tiễn thương mại, điều khoản hardship thường được các thương gia đưa vào hợp đồng để chia sẻ rủi ro khi có sự biến động lớn về kinh tế. Các Bộ quy tắc quốc tế, như điều kiện của Hiệp hội các kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) trong văn bản về xây dựng ( “Sách đỏ”) hoặc trong văn bản về các hoạt động điện lực và cơ khí ( “Sách vàng”), đều có quy định về các điều khoản “rủi ro ngoại lệ”, “rủi ro đặc biệt” nhằm làm cơ sở giải quyết các trường hợp khó khăn đặc biệt khi thực hiện các hợp đồng xây dựng, tương tự như điều khoản hardship hay “bất khả kháng” (38). Ngày nay, điều khoản này càng trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế, và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng để được “pháp điển hóa” trong các Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế, như Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng chung Châu Âu - Principle European Contract Law (PECL). Có thể thấy, bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, pháp luật hợp đồng ở các nước phát triển phương Tây và nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện nay đều có xu hướng chấp nhận cơ chế hardship để cho phép một bên được quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại, hay điều chỉnh nội dung hợp đồng khi “hoàn cảnh kinh tế biến động” so với thời điểm xác lập hợp đồng, “nếu việc làm đó thỏa mãn tiêu chuẩn hợp lý và công bằng” (39). 2. Nội dung cơ bản của điều khoản hardship Nội dung cơ bản của điều khoản hardship quy định về ba vấn đề: khái niệm và các điều kiện của hoàn cảnh được coi là hardship, hạn chế áp dụng, các hệ quả pháp lý của việc áp dụng điều khoản này. Có thể xem xét ba nội dung này trong PICC và PECL sau đây: Theo định nghĩa của UNIDROIT trong PICC 2004, “hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống...” và thỏa mãn bốn điều kiện được quy định trong đoạn tiếp theo của Điều 6.2.2: các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng; bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng; các sự kiện đó nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và, rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu (40). Tuy vậy, PICC cũng không thừa nhận một cách dễ dãi quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi đặc biệt. Những người soạn thảo văn kiện này khá khắt khe, bởi điều 6.2.1 PICC quy định “Các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình ngay cả khi việc thực hiện hợp đồng trở nên tốn kém hơn, trừ các quy định liên quan dưới đây về hardship”. Điều này cho thấy, việc áp dụng hardship để cho phép điều chỉnh lại hợp đồng là một giải pháp ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda và phải được áp dụng rất hạn chế. Cũng theo UNIDROIT tại Điều 6.2.3 PICC, hệ quả của việc áp dụng điều khoản hardship cho phép: (i) bên bị bất lợi được đưa ra yêu cầu đàm phán lại hợp đồng (một cách không chậm trễ và có căn cứ) và nếu đã yêu cầu đàm phán lại hợp đồng thì không được tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ; (ii) nếu các bên không thể thỏa thuận lại được hợp đồng trong thời gian hợp lý thì mỗi bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết; tòa án nếu xét thấy hợp lý thì có thể hoặc cho chấm dứt hợp đồng theo điều kiện và thời điểm do tòa ấn định, hoặc cho sửa đổi nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng. Điều khoản hardship được thể hiện trong Bộ nguyên tắc luật hợp đồng chung Châu Âu (PECL phiên bản 1999 - 2002), với tên gọi “Sự thay đổi hoàn cảnh” (change of Circumstances) tại Điều 6: 111. Theo đó, “mỗi bên phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình, ngay cả khi việc thực hiện hợp đồng trở nên tốn kém hơn, do chi phí thực hiện tăng hoặc do giá trị của khoản thanh toán giảm” (khoản 1), và khoản 2: “Tuy nhiên, nếu việc thực hiện hợp đồng trở nên quá khó khăn bởi vì có sự thay đổi về hoàn cảnh, các bên buộc phải tiến hành thoả thuận với quan điểm là chỉnh sửa hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng, với điều kiện là: (a) Việc thay đổi hoàn cảnh xảy ra sau thời gian ký kết hợp đồng; (b) khả năng xảy ra sự thay đổi về hoàn cảnh không phải là một trong những tình huống mà các bên buộc phải tính đến khi ký kết hợp đồng; và (c) rủi ro về sự thay đổi không phải là một tình huống, theo như hợp đồng, bên bị ảnh hưởng bị yêu cầu là phải gánh chịu”. PECL cũng xử lý hậu quả của việc áp dụng quy định về sự thay đổi hoàn cảnh, như quy định tại Điều 6:111, khoản 3: “Nếu các bên không đạt được thoả thuận trong khoảng thời gian hợp lý, toà án có thể: (a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều kiện do toà án xác định; hoặc (b) sửa đổi hợp đồng nhằm phân chia thiệt hại và lợi ích phát sinh do hoàn cảnh thay đổi cho các bên theo một cách thức công bằng và bình đẳng. Trong bất kỳ trường hợp nào kể trên, toà án có thể buộc bên từ chối thỏa thuận hoặc vi phạm thoả thuận trái với nguyên tắc trung thực và thiện chí phải bồi thường thiệt hại mà bên kia phải gánh chịu” (41). Như vậy, mặc dù trong PECL, điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi được sử dụng với tên gọi khác với PICC, nhưng vấn đề được quy định trong hai văn kiện này tương đối đồng nhất về khái niệm, phạm vi áp dụng, cũng như xử lý hệ quả của nó. So với PICC, quy định trong PECL có phần đầy đủ và hợp lý hơn vì khoản 3 Điều 6: 111 quy định trách nhiệm các bên phải điều chỉnh hợp đồng trước, và chỉ khi các bên không điều chỉnh thì tòa án “cho chấm dứt” hoặc “sửa đổi hợp đồng theo một các thức công bằng”. Theo nhận xét của Michel Trochu thì “Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng Châu Âu cũng có những quy định gần giống, nhưng rộng hơn” khái niệm hardship trong Bộ nguyên tắc Unidroit (42). 3. Thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản hardship Pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành chưa chấp nhận cơ chế hardship quy định việc đàm phán lại để điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh có sự thay đổi làm mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng giữa các bên. Tuy vậy, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và trong các chính sách điều hành của Chính phủ, điều kiện hardship cũng đã được đề cập đến ở một mức độ nhất định. Có thể kể đến một số quy định cụ thể, như quy định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm khi xảy ra những biến cố làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Điều 20); quy định cho phép các bên thỏa thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi có những thay đổi của Nhà nước về chính sách tiền lương, chính sách giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá trong Luật Đấu thầu 2005 (Điều 50 (2) và 57); hoặc trường hợp Chính phủ cho phép điều chỉnh giá tiền mua hóa giá nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước do giá vàng tăng đột biến (43); hay việc cho phép điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng hình thức “giá cố định” và hình thức “giá trọn gói” do “giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu” (44)... Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng chuyên biệt, nên không được xem là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác. Về thực tiễn, có nhiều vụ tranh chấp phát sinh trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, nhưng do quy định về vấn đề này trong luật thực định còn thiếu sót, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan trong việc áp dụng pháp luật. Sau đây là một số vụ tranh chấp điển hình có liên quan đến việc thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và đã làm cho các bên liên quan, các nhà tư vấn và cả tòa án trở nên lúng túng. Vụ thứ nhất: Tháng 11/2007, bà Trương Thị H. (Đồng Nai) ký hợp đồng mua một ôtô tải của Công ty T., với giá gần 120 triệu đồng. Theo thỏa thuận, bà H phải đặt cọc số tiền 20 triệu đồng (số tròn), và công ty sẽ giao xe vào cuối tháng 4/2008. Đến hạn, công ty mời bà H đến nhận xe nhưng đòi tăng giá xe lên thêm hơn 30 triệu đồng so với giá ban đầu. Bà H. không chấp nhận và đã khởi kiện công ty ra tòa để đòi công ty giao xe theo đúng giá ghi trong hợp đồng. Theo người đại diện công ty: “Công ty có cam kết không tăng giá xe nhưng đến thời điểm giao xe thì Nhà nước áp dụng quản lý khí thải xe theo quy chuẩn mới nên công ty buộc phải điều chỉnh giá xe. Nếu bà H không chịu nhận xe giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn, công ty sẵn sàng trả lại tiền cọc cộng lãi suất ngân hàng đối với số tiền mà bà H đã nộp cho công ty”. Theo Luật sư Nguyễn Văn H., công ty có trách nhiệm bán xe cho bà H. theo đúng giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Những lý do nêu ra như nguồn xe của công ty bị cắt, Nhà nước quản lý khí thải xe theo quy chuẩn mới tại thời điểm giao xe… chỉ là những vướng mắc của công ty, không phải là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan để công ty được quyền giao xe chậm và tăng giá xe (45). Như vậy, quan điểm của bên bán là khi Nhà nước đưa ra quy định mới về tiêu chuẩn khí thải dẫn đến việc thay đổi làm giá thành của xe tăng lên thì bên mua phải chịu khoản chi phí tăng lên này. Còn bên bên mua và luật sư đều cho rằng, đây không phải là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, nên bên bán phải trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng. Vụ thứ hai: liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thi công nạo vét luồng lạch được ký kết giữa Tổng Công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco - gọi là bên B) kiện đòi Công ty Liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam (MSC - gọi là bên A) bồi thường gần 5, 5 triệu USD, do Tòa Phúc thẩm - Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chsi Minh đã xét xử ngày 17/01/2007. Vụ kiện đã kéo dài gần 10 năm và đây là phiên tòa thứ 6 (46). Năm 1995, bên A thuê bên B đào một luồng tàu và một vũng quay tàu tại dự án xây dựng Nhà máy xi măng Sao Mai ở Hòn Chông, Kiên Giang. Hai bên còn lập hai bản phụ lục, quy định rõ “trong khi thi công nếu thiết bị của DI (nhà thầu phụ của B) gặp phải sỏi đá và san hô/đất sét cứng gây thiệt hại máy móc, tăng phí tổn thì DI được trả thêm chi phí căn cứ vào kết luận giám định của Giám định viên độc lập”. Thực tế khi thực hiện hợp đồng, thì “hệ thống nạo vét luồng gặp sự trở ngại, hao mòn nặng cho máy móc và đường ống dẫn cũng như giảm năng suất thi công”. Theo B và DI, sự cố này thuộc trường hợp được nêu trong phụ lục nói trên, nên bên B đã phải thuê và mua sắm thêm các thiết bị mới, chuyên dụng hơn để tiếp tực thực hiện hợp đồng, nên đã làm phát sinh chi phí thêm so với cam kết ban đầu trong hợp đồng, với số tiền được bên B nêu ra là 2.866.650 USD. Văn kiện thỏa thuận tăng giá thành giữa B với nhà thầu phụ DI được đại diện của A xác nhận. Sau khi thực hiện xong hợp đồng, bên B yêu cầu bên A thanh toán chi phí phát sinh này, nhưng bên A từ chối. B khởi kiện A ra tòa, nhưng yêu cầu này của B đều đã bị cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm bác bỏ. Lý do: cách thức chứng minh trở ngại khách quan của B là không có căn cứ và giá trị tăng thêm nếu có phải do bên B chịu, chứ bên A không có nghĩa vụ phải thanh toán thêm vì trong hợp đồng không cam kết, cũng như theo pháp luật thì bên A không phải chịu trách nhiệm về những chi phí này (47). Có thể thấy, vấn đề thay đổi hoàn cảnh làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn và tăng chi phí thực hiện hợp đồng không phải là tình huống ít diễn ra trong thực tiễn pháp lý Việt Nam. Nhưng sự thiếu vắng các quy định loại này trong pháp luật Việt Nam hiện hành đã cho thấy sự phản ứng quá thận trọng (nếu không nói là quá chậm chạp) của nhà lập pháp Việt Nam, làm cho các tranh chấp loại này không có căn cứ pháp lý để giải quyết thỏa đáng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho việc quyết vấn đề này của tòa án hiện vẫn còn chưa nhất quán. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với PGS.TS Phạm Duy Nghĩa khi ông cho rằng, sự thiếu sót trên đây có thể được xem như là một trong những biểu hiện của sự “lạc hậu” của pháp luật hợp đồng nước ta vì “không đáp ứng được nhu cần quản lý rủi ro thời nay” (48). 4. Kết luận và một số kiến nghị bước đầu 4.1. Mặc dù hợp đồng được giao kết có hiệu lực thì phải được tôn trọng và thực hiện đúng. Nhưng việc thực hiện hợp đồng là một quá trình có nhiều rủi ro mà các bên không lường trước được. PGS.TS Hà Thị Mai Hiên cũng cho rằng: “cần phải nhìn nhận hợp đồng không phải là một giá trị bất biến mà nó là một công cụ linh hoạt, uyển chuyển. Quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh những tình tiết mà các bên cần phải xem xét” (49). Mặt khác, những tranh chấp về loại này ở Việt Nam ngày càng phổ biến, nhất là trong các hợp đồng về xây dựng, hợp đồng cung ứng các hàng hóa hoặc dịch vụ dài hạn, hợp đồng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề mới, có nhiều rủi ro: nhu cầu thị trường thay đổi, khó khăn đặc biệt do điều kiện sự thay đổi của tự nhiên, công nghệ, hay sự mất giá trầm trọng của đồng tiền (như ở Zimbabwe vừa qua)(50), sự can thiệp của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật mới hoặc hạn chế trong chính sách ngoại thương… Bởi vậy, yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải quy định bổ sung những cơ chế pháp lý cho phép điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt cho việc thực hiện hợp đồng, nhất là trong bối cảnh của toàn cầu hóa hiện nay, khi “chủ nghĩa đế quốc với nền kinh tế bất ổn đã làm gia tăng nhiều trường hợp khiến cho các bên khi thực hiện hợp đồng phải theo những điều kiện mới về thực chất mà các bên không thể lường trước được và càng không thể trù tính được vào lúc ký hợp đồng”, và khi mà việc tuân thủ vô điều kiện nguyên tắc ‘hiệu lực bất biến của hợp đồng’ có thể dẫn đến “quyết định sai lầm khiến một số người giàu lên bằng những tổn thất phi lý của người khác” (51), thì việc tìm cơ chế pháp lý thích hợp để giải quyết vấn đề này càng trở nên cách cấp bách hơn bao giờ hết. 4.2. Không chỉ trong thực tiễn thương mại hay trong các tập quán thương mại quốc tế, mà có rất nhiều nước, cả trong luật thực định và trong án lệ, đã thừa nhận và áp dụng điều khoản hardship để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống pháp lý ở các nơi đó. Thậm chí, còn có ý kiến đề xuất “cần đưa điều khoản hardship trong PICC (của Unidroit) trở thành một phần của Bộ luật Dân sự toàn cầu (The Global Code)”(52). Vì vậy, việc đưa các quy định về hardship vào phần quy định chung trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam, là rất cần thiết. Nhưng cũng có một số điểm cần lưu ý là, quy định về điều khoản hardship trong pháp luật các nước và cả trong hai Bộ “pháp điển hóa” về pháp luật hợp đồng của Châu Âu (PECL) và của Unidroit (PICC) là không hoàn toàn giống nhau. Hơn thế nữa, quy định này trong PICC vàc PECL không phải không có bất cập. Ngay trong Điều 6.2.3. PICC quy định về điều khoản hardship, ngoài việc buộc các bên phải đàm phán lại hợp đồng, quy định này còn cho phép các bên yêu cầu tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Như vậy đã làm cho điều khoản hardship trở nên không còn khác biệt gì so với điều khoản bất khả kháng. Thiết nghĩ, quy định về hardship nên khác với điều khoản bất khả kháng, tức là nên ưu tiên quy định theo hướng tòa án có quyền buộc các bên đàm phán lại để duy trì việc thực hiện hợp đồng đã ký. Chỉ khi nào các bên không thể đàm phán lại thì mới tính tới việc giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ hợp đồng, nhưng giải pháp này phải thật hạn chế và phải được xem là “giải pháp cuối cùng”. Như vậy, quy định điều kiện áp dụng và cơ chế xử lý hậu quả giữa hardship và bất khả kháng đã có sự khác nhau cơ bản. Mặt khác, điều khoản hardship trong nhiều trường hợp cũng không thích ứng với yêu cầu thực tiễn của một số loại hợp đồng có đối tượng là các công việc mang tính rủi ro cao và thường xuyên, như các hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực tài chính dự án (Projet Financing) có mục đích chủ yếu là phân chia rủi ro, đánh giá rủi ro (53). Để có được nguồn vốn vay cần thiết từ ngân hàng, nhà đầu tư phải thuyết phục được ngân hàng bằng cơ chế phân chia rủi ro để ngân hàng được lợi và cảm thấy an toàn. Hơn nữa, khi đã xuất vốn cho vay để nhà đầu tư đưa vào công trình, chắc các ngân hàng sẽ không bao giờ muốn hợp đồng bị hủy bỏ hay chấm dứt. Bởi vậy, các quy định về hardship như hiện nay của PICC có thể sẽ không thích hợp cho các hợp đồng loại này, hoặc nếu có thì việc xử lý hậu quả theo một cách khác, phù hợp với mong muốn và bản đảm sự công bằng hơn giữa các bên trong loại hợp đồng này. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế thế giới, pháp luật cũng không thể “ngoài cuộc” mà cần phải tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến của pháp luật các nước và các nguyên tắc, tập quán thương mại về pháp luật hợp đồng, làm cơ sở cho việc bổ sung và hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam. Việc tiếp thu phải tính đến những điểm bất cập và chưa hoàn thiện của các quy định trong pháp luật các nước, từ đó loại bỏ được những khiếm khuyết của các quy định của pháp luật các nước đã được ban hành trước đây, đồng thời làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại, tương thích với pháp luật của các nước và của các tổ chức quốc tế, nhưng cũng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta. 4.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam về điều khoản hardship bước đầu được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Chính sự thiếu sót này đã làm cho cả cơ quan tư pháp lẫn các bên liên quan lúng túng khi giải quyết các tranh chấp liên quan vì thiếu những cơ sở pháp lý cần thiết. Thực tiễn xét xử cũng có xuất hiện các tranh chấp loại này, nhưng cách giải quyết hiện nay giữa các tòa án là chưa nhất quán, cũng như chưa đề cập tới điều khoản hardship trong việc giải quyết tranh chấp này. Để hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ứng xử của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, và cho tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan, thiết nghĩ những thiếu sót này cần phải được bổ sung cụ thể, theo hướng: xác định rõ ràng về căn cứ, điều kiện, phạm vi áp dụng và hậu quả pháp lý của điều khoản hardship, như quy định cơ chế cho phép tòa án buộc các bên đàm phán lại hợp đồng hoặc tuyên chấm dứt hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận lại được, khi xảy ra sự kiện khách quan, không lường trước được dẫn đến việc thực hợp đồng trở nên đặc biết khó khăn, tốn kém hay làm giảm cơ bản thu nhập từ hợp đồng của bên có nghĩa vụ. Cụ thể là cần thiết kế thêm 3 loại điều khoản sau: (i) Điều luật quy định rõ khái niệm hardship: có thể vẫn sử dụng thuật ngữ “hardship” hoặc Việt hóa thuật ngữ này với tên gọi, ví dụ “việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”; đồng thời điều luật cần quy định rõ nội hàm, cũng như cần chỉ rõ phạm vi áp dụng của điều khoản này, với các dấu hiệu pháp lý cụ thể và chặt chẽ. Quy định về điều khoản này cũng cần phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với điều khoản bảo đảm hiệu lực của hợp đồng và điều khoản chấm dứt hợp đồng hoặc miễn trách do sự kiện bất khả kháng. Mục đích của việc này nhằm thể hiện rõ quan điểm xem đây chỉ là một ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng và bị hạn chế áp dụng. (ii) Điều luật quy định về thủ tục và hệ quả pháp lý khi áp dụng điều khoản này: nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể xem như đây là điều khoản mặc nhiên (điều khoản thông thường) của hợp đồng hay không; nếu có tranh chấp thì các bên chỉ cần thông báo cho nhau bằng văn bản trong thời hạn hợp lý hay phải yêu cầu tòa án giải quyết; và khi tòa án giải quyết thì có thể ra những quyết định gì, hậu quả của quyết định đó ra sao, có nên quy định tòa án được ra phán quyết buộc các bên phải chỉnh sửa, hoặc tuyên bố chấm dứt hợp đồng, nếu các bên không thỏa thuận được hay không… (iii) Có thể nêu thêm quy định loại trừ áp dụng, hoặc quyền của các bên được thỏa thuận lựa chọn loại trừ việc áp dụng điều khoản này, sau khi xảy ra tranh chấp; hoặc quy định cụ thể các chế tài khi vi phạm các yêu cầu về thủ tục áp dụng các điều khoản này giữa các bên… Việc tiếp nhận các quy định này phải thực hiện thận trọng từng bước, bởi lẽ, tuy có nhiều ý kiến ủng hộ việc bổ sung quy định và áp dụng điều khoản này ở Việt Nam cũng như ở các nước (54), nhưng cũng có không ít ý kiến chỉ trích việc áp dụng nguyên tắc này (55). Hơn nữa, án lệ các nước cũng như thực tiễn xét xử ở Việt Nam không phải lúc nào cũng dễ dàng chấp nhận áp dụng điều khoản này. Vì vậy, để điều khoản này được chấp nhận dể dàng ở Việt Nam, trước hết, cần đưa quy định này vào chương trình giảng dạy môn luật hợp đồng ở các trường luật, đồng thời đưa vào các văn bản dưới luật (ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao), như một cách hướng dẫn áp dụng mở rộng và cụ thể hóa nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau (56). Và sau cùng mới bổ sung chính thức vào Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự, nhưng không có nghĩa là thực hiện việc này một cách chậm trÔ. (1) Như qui định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, và Điều 1134 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp. (2) Tục dao La tinh, hiểu nôm na: đã hứa thì phải làm. (3) Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, số 5 tháng 5/2003 (38-46), tr. 39. (4) Khái niệm Luật hợp đồng cổ điển, có thể xem: W. David Slawson, Binding Promises - The late 20th - Centery Reform of Contract Law, Princeton University Press, New Jersey, 1996, p.9; tương tự, xem: Richard Stone, The Modern Law of Contract, 6th ed., Cavendish, London, 2002, pp.1-3. (5) Richard Stone, Sđd, p. 404: điều kiện bất khả kháng thì quá nghiêm ngặt mà hệ quả pháp lý của việc áp dụng qui định về ‘sự kiện bất khả kháng’ “được thực hiện theo cơ chế ‘tất cả’ hoặc là ‘không có gì”. (6) Robert D. Brain, Contract - Quick Review, 6th Edition, West Group, NY, 1999, p.275. (7) Richard Stone, op. cit. n., pp. 403 - 404; Ewan McKendrick, Contract Law, 4th ed., Macmillan, London, 2000, pp. 302 - 3. (8) Xem Basil Markesinis, Hannes Unberath & Angus Johnston, The German Law of Contract - A Comparative Treatise, 2nd ed., Hart, Oxford, 2006, pp. 319 - 348, especially pp. 319 & 381. (9) Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, dịch giả: Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các dgk, Nxb. Tư pháp, H. 2005, tr. 295. (10) Ugo Draetta, Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản hardship trong hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại Quốc tế” do nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội, 13 - 14/12/2004, tr. 181 - 2. (11) Xem: Marcel Fontain, 25 năm nghiên cứu về thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế, Tlđd, tr. 118. (12) Xem Henry Lesguillons, Các điều khoản Hardship, Tlđd, tr. 86 - 94. (13) Khái niệm hợp đồng hành chính, xem: Jean Claude Ricci, Nhập môn luật học, Nxb. VH -TT, H. 2002, tr. 134. (14) Xem: CE. 30-3-1916 Gaz de Bordeaux, Rec. 125 Les Grands errêtts No. 34. (15) Toà dân sự Toà án tư pháp tối cao, ngày 6/3/1876, S. 1876, I, trang 161; D.1876, I, trang 193: Dẫn theo Michel Trochu, Các điều khoản chào hàng cạnh tranh, điều khoản khách hàng ưu đãi nhất và điều khoản từ chối đầu tiên trong các hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Tlđd, tr. 154. (16) Toà thương mại Toà án tư pháp tối cao, 18/1/1950, D. 1950, trang 227: dẫn theo Tlđd, tr. 154. (17) Paris, 28/9/1976, JCP 1978, II, 18810, ghi chú J.Robert: dẫn theo Tlđd, tr. 154. (18) Michel Trochu, Tlđd, tr. 154. (19) Tlđd, tr. 154. (20) Xem thêm Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo, quyển II: Nghĩa vụ và Khế ước, phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, Nxb. Quốc gia Giáo dục, 1963, tr.256. (21) Xem Basil Markensinis, Hannes Unberth & Angus johnston, op. cit. n. , p. 902. (22) Ibid, p. 882. (23) Ibid, p.340. (24) Điều khoản chung có thể được hiểu là các qui chế, các hợp đồng mẫu, các điều kiện thương mại chung. Xem thêm định nghĩa tại Điều 1 của Luật này trong tài liệu: Đại học Tổng hợp hữu nghị giữa các dân tộc Mát - xơ - cơ - va, Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Dg: Phạm Thái Việt, Nxb. CTQG, H. 1993, tr. 55. (25) Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 58. (26) Xem G. Criscuoli and D. Pugsley, The Italian Law of Contract (Luật Hợp đồng của ý)(1991), 211. (27) Cass. civ., sez. II, 20/6/1996, no. 5690 (Roccheri c. Mazzara); Cass. civ., 9/4/1994, no. 3342 (Soc. Arbos c. Com. Piacenza). (28) Xem thêm: James Gordley (Edited), The Enforceability of Promises in European Contract Law, CUP, Cambridge, 2004, pp.202 & 204. (29) Những qui định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr.20. (30) Xem Richard Stone, op. cit. n. , p. 404. (31) Ewan McKendrick, op. cit. n., p.303. (32) Nội dung và bình luận, xem thêm McKendrick, ibid, pp. 61 & 303. (33) Xem thêm Phạm Duy Nghĩa (Cb), Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nxb. CTQG, H. 2001, tr. 204-205. (34) Waegemann v. Montgomary Ward & Co., Inc. CA9 Cal 713 F2d 452 (1983): bị đơn thuê nhà của nguyên đơn, trong thời hạn 10 năm với số tiền là 16.703 USD / năm gồm cả tiền thuế bất động sản, đáo hạn sau mỗi 5 năm. Sau 5 năm lần thứ nhất, nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng vì chính phủ Bang California quyết định giảm thuế bất động sản dẫn đến tiền thuê nhà giảm xuống còn 15.854,49 USD/năm nên bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải tính lại tiền thuê theo giá này. Nguyên đơn đã kiện bị đơn ra tòa, nhưng cả tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm đều bác yêu cầu của bên nguyên đơn và buộc các bên phải tiếp tục hợp đồng theo giá mà bị đơn đề xuất. (35) Michel Trochu, Tlđd, tr.153 (36) Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, H. 2002, tr. 68 - 9. (37) Vũ Văn Mẫu, Sđd, tr. 250 & 254. (38) Ugo Draetta, Tlđd, tr. 185. (39) Những qui định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 21 (40) Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) 2004, đã dẫn, tr. 295- 301. (41) Xem bản tiếng Anh của PECL trên website: /PECL%20engelsk/engelsk_partI_og_II.htm  (truy cập lúc 11g40 ngày 22/02/2008). (42) Michel Trochu, Tlđd, tr. 156. (43) Thực hiện theo Nghị định 61-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ, cho phép bên mua nhà hóa giá của Nhà nước phải trả tiền mua nhà còn thiếu bằng vàng. Nhưng khi giá vàng tăng đột biến và 2005, Chính phủ có Nghị quyết 23/2006/NQ-CP, cho phép các cá nhân chưa trả xong tiền mua nhà, thì được trả bằng tiền VNĐ phần còn lại (xem mục 3 Nghị quyết). (44) Xem Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư xây dựng. (45) (46) (47) Xem thêm Bản án số 342/2006/KDTM-ST ngày 12/7/2006 của TAND Tp. HCM và Bản án phúc thẩm số 04/2007/KDTM-PT ngày 17/01/2007 của Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao tại Tp.HCM. Tòa sơ thẩm đã áp dụng Điều 286 BLDS 1995 về căn cứ phát sinh nghĩa vụ để xử là bên A không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên B phần chi phí phát sinh. (48) Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin…, Tlđd, tr. 40. (49) Hà Thị Mai Hiên, Sửa đổi BLDS Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế định hợp đồng, Nhà nước - Pháp luật, số 3/2005 (10 - 19), tr. 19. (50) “Tháng 3/2008, người ta chỉ mất 15 triệu đô Zimbabwe để mua 1 ổ bánh mì, thì nay người ta đã mất tới 600 triệu…”. Xem bài “Zimbabwe lạm phát 2.000.000 %” trên Vnexpress.net: (51) Những qui định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Sđd, tr. 19. (52) Ole Lando, A Vision of a Future World Contract Law: Impact of European and Unidroit Contract Principles,UCC Law Journal, Fall 2004, p. 20. (53) Xem thêm Ugo Draetta, Tlđd, tr.186 -7. (54) Xem Phạm Duy Nghĩa, Thông tin bất cân xứng…, Tlđd, tr. 45; Hà Thị Mai Hiên, Tlđd, tr. 19; Ole Lando, op. cit. n., p.20; Richard Stone, op. cit. n. , p.404; Michel Trochu, Sđd, tr. 156… (55) “Không nên can thiệp vào khế ước…”. Xem Vũ Văn Mẫu, S®d, tr. 260. (56) §iÒu 412 kho¶n 2 BLDS 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Luận văn liên quan