Phân tích điều kiện chủ thể của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động
Cá nhân lao động:
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Theo giáo trình Luật lao động, định nghĩa quan hệ pháp luật giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động ( NSDLĐ) có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo ý kiến chủ quan của em đồng ý với quan điểm : “ quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ là tương quan pháp lý giữa một bên là NLĐ và một bên là NSDLD. Tức là nó được xác lập, duy trì và chấm dứt trên cơ sở các quy định của Luật lao động ”. Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: NLĐ và NSDLĐ. Dưới góc nhìn của một sinh viên và một số tài liệu tham khảo, em xin phân tích vấn đề : điều kiện chủ thể của NLĐ khi tham gia quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ.
II/ NỘI DUNG
1. Người lao động phải là người có sức lao động
2. Người lao động phải có khả năng lao động
2.1. Năng lực pháp luật của người lao động
2.2. Năng lực hành vi lao động
II/ KẾT LUẬN
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích điều kiện chủ thể của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Theo giáo trình Luật lao động, định nghĩa quan hệ pháp luật giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động ( NSDLĐ) có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo ý kiến chủ quan của em đồng ý với quan điểm : “ quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ là tương quan pháp lý giữa một bên là NLĐ và một bên là NSDLD. Tức là nó được xác lập, duy trì và chấm dứt trên cơ sở các quy định của Luật lao động ”. Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: NLĐ và NSDLĐ. Dưới góc nhìn của một sinh viên và một số tài liệu tham khảo, em xin phân tích vấn đề : điều kiện chủ thể của NLĐ khi tham gia quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ.
II/ NỘI DUNG
Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định: “ Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân ”. Như vậy, công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động. Tuy nhiên, không phải mọi công dân đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động với tư cách NLĐ. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, công dân hoặc cá nhân ấy phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định được thể hiện qua hai tiêu chí :
1. Người lao động phải là người có sức lao động
Sức lao động là đại lượng vật chất tiềm ẩn, tiềm năng. Song để nhận biết được đại lượng đó với những thuộc tính của nó, người ta không thể áp dụng các biện pháp thông thường như cân, đong, đo, đếm.
Trong quan hệ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động cụ thể, người lao động được xác định là có sức lao động khi người sử dụng lao động chuyển giao( cung ứng )cho người lao động một việc làm và người lao động có thể tự mình thực hiện các hành vi lao động cần thiết để hoàn thành công việc mà không được chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người không có quan hệ lao động với NSDLĐ đó.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng :
- Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về một công việc hình thành nên thuật ngữ : “ Hợp đồng lao động ”, một loại hợp đồng đặc biệt trong các loại hợp đồng đang được sử dụng hiện nay.
- Trong quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ cụ thể, sức lao động đó chỉ có và tồn tại trong bản thân NLĐ đó mà không thể tồn tại trong bất kì NLĐ nào khác.
2. Người lao động phải có khả năng lao động
Điều kiện thứ hai của NLĐ trong quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ là khả năng lao động của NLĐ, theo đó NLĐ được tuyển chọn vào quá trình lao động đó phải thật sự “ có khả năng lao động ”.
Có thể thấy rằng khái niệm khả năng lao động chỉ là vấn đề định tính, do đó cần phải cụ thể hóa phẩm chất chung “ có khả năng lao động” thành những tiêu chuẩn có tính định lượng để các bên lấy đó làm cơ sở đánh giá lao động phục vụ cho việc tuyển dụng lao động đồng thời giúp cho NLĐ tự đánh giá mình khi muốn tham gia vào quá trình tuyển dụng lao động.
Theo quan điểm khoa học pháp lí thì “ khả năng lao động ” của NLĐ được thể hiện qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
2.1. Năng lực pháp luật của người lao động
Năng lực pháp luật lao động của NLĐ là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận NLĐ quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của NLĐ.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, một người có năng lực pháp luật, có thể tham gia vào quan hệ lao động cụ thể khi đã đủ 15 tuổi.
Có thể thấy rằng :
- Các quy định này có thể trở thành thực tế hay không lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi NLĐ( hay năng lực hành vi của họ ).
- Tuổi lao động chỉ là sự phản ánh về mặt hình thức của năng lực lao động, quy tắc về tuổi do pháp luật quy định như trên ở khía cạnh nào đó cũng chỉ mang tính chất chung, có tính phổ biến.
- Có một số trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật lao động trong những trường hợp luật định (bị tù giam, bị cơ quan có thẩm quyền cấm đảm nhận một chức vụ, hoặc làm một công việc nào đó...)
2.2. Năng lực hành vi lao động
Bên cạnh điều kiện quan trọng là phải có năng lực pháp luật, NLĐ phải có năng lực hành vi lao động, năng lực có tính quyết định của người lao động.
Năng lực hành vi lao động của NLĐ là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động, tự hoàn thành mọi nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của NLĐ.
Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện là thể lực và trí lực.
a) Thể lực chính là sức khỏe bình thường của NLĐ để có thể thực hiện được một công việc nhất định. Thể lực của NLĐ được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản, đó là hình thể và sức khỏe của NLĐ đó. Hình thể là biểu hiện bề ngoài mà NSDLĐ có thể nhận thấy được như : chiều cao, cân nặng, dung nhan, các khí quan… Sức khỏe của NLĐ là sức lực mà NLĐ có được để có thể thực hiện các thao tác, các nhiệm vụ trong quá trình làm việc.
b) Trí lực là khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích công việc họ làm. NLĐ phải nhận thức được các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mình cũng như của NSDLĐ.
Như vậy, có thể thấy rằng:
- Muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời gian phát triển cơ thể (tức là đạt đến một độ tuổi nhất định) và có quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động (phải được học tập và rèn luyện...)
- Cần phân biệt trường hợp có năng lực hành vi lao động không đầy đủ với trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, những người chưa đến độ tuổi quy định, những người mất trí là người không có năng lực hành vi lao động.
II/ KẾT LUẬN
Trên đây là một số vấn đề cơ bản điều kiện chủ thể của NLĐ trong quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ. Hy vọng với việc ngày càng hoàn thiện các quy phạm pháp luật và việc các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ luật lao động hiện hành, quyền lợi chính đáng của người lao động sẽ được bảo vệ tốt hơn trong thực tiễn. Do thời gian có hạn cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, khắc phục từ các thầy cô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích điều kiện chủ thể của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động.doc