LỜI MỞ ĐẦU:Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX tới nay. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động của ba yếu tố quan trọng: xã hội, quê hương, và thời đại.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:I. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
1. Trong suốt thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến bảo thủ và phản động:
1.1. Yếu tố bảo thủ của triều đình phong kiến Việt Nam:
Trong suốt thế kỷ XIX, giai cấp phong kiến vẫn nắm giữ quyền lực nhà nước và duy trì thực hiện những chính sách mà mình đã đặt ra trước đó. Chính yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển và hội nhập của đất nước với bên ngoài. Triều đình phong kiến vẫn thi hành chính sách áp bức bóc lột ở bên trong và bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài, không tạo ra cơ hội để dân tộc tiếp xúc với thế giới văn minh. Không chỉ vậy, giai cấp cầm quyền còn tiếp tục coi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là nền kinh tế chủ yếu, về văn hóa thì nặng nề về tư tưởng Nho giáo từ vua cho đến quan lại và dẫn đến ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân; về cơ cấu xã hội: thì vẫn giữ nguyên cơ cấu xã hội cũ, truyền thống: nhà - làng - nước; không mở trường đào tạo khoa học kỹ thuật, kinh tế và cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời. Trong lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam có những hệ tư tưởng đổi mới:
Có một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch (“Họ chính là những người đã trồng cái mầm khai hóa trước tiên”), đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ “canh tân đổi mới nhà nước” đến “ canh tân đổi mới tác chiến”, nhưng đều bị triều Nguyễn bác bỏ hết, cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời.
Tất cả những yếu tố trên đã thể hiện được sự “bảo thủ”
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích điều kiện lịch sử - Xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX tới nay. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động của ba yếu tố quan trọng: xã hội, quê hương, và thời đại.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
1. Trong suốt thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến bảo thủ và phản động:
1.1. Yếu tố bảo thủ của triều đình phong kiến Việt Nam:
Trong suốt thế kỷ XIX, giai cấp phong kiến vẫn nắm giữ quyền lực nhà nước và duy trì thực hiện những chính sách mà mình đã đặt ra trước đó. Chính yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển và hội nhập của đất nước với bên ngoài. Triều đình phong kiến vẫn thi hành chính sách áp bức bóc lột ở bên trong và bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài, không tạo ra cơ hội để dân tộc tiếp xúc với thế giới văn minh. Không chỉ vậy, giai cấp cầm quyền còn tiếp tục coi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là nền kinh tế chủ yếu, về văn hóa thì nặng nề về tư tưởng Nho giáo từ vua cho đến quan lại và dẫn đến ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân; về cơ cấu xã hội: thì vẫn giữ nguyên cơ cấu xã hội cũ, truyền thống: nhà - làng - nước; không mở trường đào tạo khoa học kỹ thuật, kinh tế và cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời. Trong lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam có những hệ tư tưởng đổi mới:
Có một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…(“Họ chính là những người đã trồng cái mầm khai hóa trước tiên”), đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ “canh tân đổi mới nhà nước” đến “ canh tân đổi mới tác chiến”, nhưng đều bị triều Nguyễn bác bỏ hết, cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời.
Tất cả những yếu tố trên đã thể hiện được sự “bảo thủ” của xã hội phong kiến Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX. Chính vì lý do này mà nhà Nguyễn đã không thể chú trọng thực hiện việc chuẩn bi tiềm lực vật chất, tinh thần, thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài.
1.2. Yếu tố phản động của triều đình phong kiến Việt Nam:
Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù.
Lúc đầu thì“chủ chiến” có chống cự yếu ớt, nhưng sau khi thực dân Pháp bắn đại bác vào Đà Nẵng thì lại “chủ hòa”, từng bước nhân nhượng, cầu hòa; cuối cùng là cam chịu “đầu hàng”, đồng ý thương lượng chia cắt một số tỉnh hiến dâng cho giặc để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc.
Tất cả những hành động này của nhà Nguyễn đã làm đảo lộn hoàn toàn lịch sử truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từu ngàn xưa. Như vậy, việc mất nước trong giai đoạn này chính là trách nhiệm của nhà Nguyễn. Từ đó, nhà Nguyễn đã tỏ ra đớn hèn, bạc nhược khiến đất nước Việt Nam từ một nước hòa bình độc lập chủ quyền biến thành một nước nô lệ. Dẫn chứng bằng việc: khi đó, triều Nguyễn đã giải thích rằng “đầu hàng” này là “định mệnh của dân tộc”. Giải thích đó là không phù hợp với hiện thực bởi vì trong lúc bấy giờ, triều Nguyễn đã không chuẩn bị tiềm lực vật chất, tinh thần, thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài. Việc giải thích này là hoàn toàn trái ngược với quan điểm thường giáo “ không có dân tộc nào là định mệnh nô lệ mà chỉ có định mệnh giàu nghèo”
2. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược xã hội Việt Nam:
Chúng ta cần phải phân tích được hai tư tưởng:
2.1. Giai cấp, đời sống xã hội:
Sau khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình phong kiến do đớn hèn, bạc nhược nên đã từng bước nhượng bộ, đi từ quan điểm chủ chiến đến quan điểm chủ hòa và đi đến việc “cam tâm đầu hàng”, cam chịu làm nô lệ cho kẻ thù. Ta vẫn có thể nhận thấy được triều Nguyễn là có “tinh thần yêu nước”, tuy nhiên “ Đây lại là những hành động thể hiện chủ chủ nghĩa yêu nước không chân chính”. Bởi vì giai cấp thống trị xã hội đã bị lợi ích giai cấp thống trị bán rẻ lợi ích đất nước, chúng “cam chịu đầu hàng” để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng. Qua đây, ta có thể nhận thấy được sự đớn hèn, bạc nhược của cả giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
2.2. Quần chúng nhân dân lao động:
Những phong trào tự vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của quần chúng nhân dân lần lượt xuất hiện và lan rộng khắp cả nước. Đã ghi lại những trang sử vẻ vang của dân tộc, như ở Nam Bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực,…; ở Trung Bộ có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng,…; Ở Bắc Bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích,…
Tuy nhiên, những phong trào này, cuối cùng cũng đều đi đến thất bại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thất bại này là vì những phong trào này vẫn chưa có đường lối kháng chiến rõ ràng, lãnh đạo các cuộc kháng chiến là các sĩ phu mang nặng ý thức hệ phong kiến, nặng tư tưởng tôn quân, chưa thực sự tin vào lực lượng của nhân dân. Như vậy, hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ rõ được sự bất lực trước nhiệm vụ lịch sử hiện tại của đất nước đặt ra. Mặc dù vậy, những phong trào kháng chiến vũ trang này cũng đã viết lên những trang sử vẻ vang, truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
Ở đây, ta có thể nhận thấy được rằng: “chủ nghĩa yêu nước là chân chính” bởi vì họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì bảo vệ quê hương, đất nước mình.
3. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa và xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân hóa:
3.1. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản xuất hiện và sự ảnh hưởng quan trọng nhất của yếu tố bên ngoài.
Đến đầu thế kỷ XX, đã có sự xuất hiện của giai cấp công nhân, giai cấp tư sản. Bên cạnh đó “ Tân thư ”, “Tân văn”..., cùng với các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc…đã ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam. “ Tân thư” được hiểu đó là những yếu tố bên ngoài du nhập vào Việt Nam thông qua con đường Hán Việt nên có thể gọi là “Tân văn”. Nếu như sự ra đời của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản được coi là yếu tố thực tiễn thì “ Tân thư” được coi là yếu tố lý luận trong sự xuất hiện yếu tố mới mẻ nhất của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
3.2. Sự tác động của yếu tố phân hóa giai cấp và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài vào Việt Nam:
Dưới tác động của những nhân tố mới, các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản như: phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục Hội,…Những phong trào ấy đã ghi thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc, song cuối cùng cũng lại thất bại, vì còn gắn với hệ tư tưởng tư sản. Hệ tư tưởng tư sản lúc này đã trở nên nỗi thời và lạc hậu ở phương Tây, hơn nữa lại được các sĩ phu phong kiến truyền bá nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử của đất nước.
Có thể nói rằng, các phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc nhất, tưởng chừng như không có đường ra. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng của (2-1997); cuộc biểu tình chống thế ở Huế và miền Trung bị đàn áp đẫm máu (4-1908); …
Từ việc tìm hiểu và phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra được một kết luận rằng: hệ tư tưởng phong kiến cũng như hệ tư tưởng tư sản không thể đáp ứng kịp thời nhiệm vụ lịch sử giành lại độc lập cho dân tộc và được chứng minh bằng sự thất bại của những phong trào theo hệ tư tưởng này. Do đó, hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Có thể nói rằng, đây chính là điều kiện quan trọng cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt ra trước tình hình, hiện trạng xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
II. Yếu tố quê hương và gia đình:
1. Những biểu hiện nói lên sự kế thừa từ quê hương và gia đình của Nguyễn Tất Thành:
Vào thời kỳ đó trên quê hương Nghệ Tĩnh, Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước và trưởng thành trong phong trào quần chúng giàu truyền thống cách mạng. Người đã kế thừa được từ các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị - xã hội của mình. Như vậy,
- Tư tưởng yêu nước và tư tưởng thương dân: Người đã chuyển được tư tưởng này thành “hành động” ( phong trào hiện thực của quần chúng nhân dân) thì chỉ có Hồ Chí Minh là làm được.
2. Hồ Chí Minh kế thừa được tư tưởng “ lấy dân làm gốc” hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị - xã hội Việt Nam:
Tư tưởng này có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn.
Kế thừa từ yếu tố quê hương và gia đình để có được tư tưởng yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng: một người muốn hoạt động chính trị-xã hội thì không thể không lấy dân làm gốc, nếu không có dân thì không có gì để hậu thuẫn cả. Từ lúc trẻ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nhận được điều này và ngày càng ý thức thêm được nhiều ý nghĩa từ tư tưởng lấy dân làm hậu thuẫn. Tất cả những biểu hiện về tư tưởng lấy dân làm hậu thuân của Hồ Chí Minh trong hoạt động chính trị - xã hội được coi là một sự vận dụng lý luận và thực tiễn rất tuyệt vời của Người. Bởi lẽ, cũng có nhiều người cũng biết lấy dân làm hậu thuẫn, nhưng không phải ai cũng biết vân dụng tư tưởng này vào thực tiễn, cụ thể hóa tư tưởng đó thành hiện thực và Hồ Chí Minh đã làm rất thành công về nội dung này trong mọi nơi mọi lúc. Đó chính là một trong những nét riêng biệt, thành công nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Những bài học mà Nguyễn Tất Thành đã rút ra từ những chứng kiến tại quê hướng, đất nước mình:
Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa: một bên là đồng đội mình, nhân dân mình bị áp bức bóc lột, cuộc sống nghèo khổ với phía bên kia là những tên thực dân độc ác, phong kiến địa chủ dã man, cuộc sống xa hoa đồi trụy.
Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành.
Chính những điều này đã biến thành lòng căm thù, biến thành nhân sinh quan yêu nước cách mạng của Người ngay từ đầu và theo suốt quá trình hoạt động cách mạng. Bởi vì, ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau khổ của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Bằng trực giác, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường các bậc tiền bối đã đi, mà cân phải tìm ra một con đường mới. Và, Người đã quyết định đi Pháp và từ Pháp đến các nước khác xem họ làm như thế nào, học tập rồi trở về giúp đồng bào mình.
III. Yếu tố thời đại:
1. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốcvà có tính chất quốc tế:
1.1. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phải mang tầm quốc tế:
Trên phạm vi toàn thế giới, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và có tính chất quốc tế. Chúng tranh giành thuộc địa và nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Lúc này, mỗi thuộc địa là một khâu của hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liên với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới. “Tính chất quốc tế” được thể hiện rõ nét trong việc quần chúng nhân dân lao động ở các nước thuộc địa đã liên minh với nhau để chống đế quốc.
1.2. Bài học kinh nghiệm qua hoạt động của Hồ Chí Minh:
Với những biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ trong tư tưởng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Nhờ lăn lộn với phong trào quần chúng , sát cánh với những người Việt Nam và những người cách mạng thuộc địa của Pháp, Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng tiếp cận với phái tả và gia nhập Đảng Xã hội Pháp- một Đảng tỏ rõ nhiều quan điểm tiến bộ về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Nhân dịp Hội nghị hòa bình được tổ chức tại Vecxay, Nguyễn Ái Quốc đã ký tên và gửi tới hội nghị Yêu Sách của nhân dân An Nam với mong muốn được giúp đỡ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng bản yêu sách này đã không được chấp nhận.
Qua sự kiện Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và sự kiện gửi bản Yêu Sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị hòa bình đã có ảnh hưởng rất lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình, vào lực lượng của mình. Không thể tin theo những tuyên bố bằng lời nói của chủ nghĩa đế quốc mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những lời tuyên bố ấy - gọi là “Hội nghị hòa bình”, song trên thực tế là để thỏa thuận giữa các nước đế quốc với nhau trong việc phân chia lại thị trường thế giới.
Đây cũng chính là một nét tiêu biểu và quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Cách mạng tháng mười Nga thành công; Quốc tế III được thành lập năm 1929:
Vào thời gian đó, Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga thành công, tháng 3 năm 1919 V.I. Lê nin thành lập Quốc tế III thây thế Quốc tế II và việc Nhà nước Xô Viết non trẻ đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến. Ba vấn đề này đã mang lại những ý nghĩa hết sức to lớn:
Cán cân lực lượng chính trị trên thế giới có lợi cho vô sản: những sự kiện vĩ đại này làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào vô sản.
Những sự kiện vĩ đại này đã làm cho bầu không khí chính trị ở các nước Châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng xã hội Pháp.
Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
3. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc:
Trong một cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc được một đồng chí đưa cho đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê nin đăng trên báo Nhân đạo.
Khi đọc bản Luận cương này. Người nói : “ Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động , phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biêt bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta!””. Người đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của VI. Lênin đã giúp Người tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và đánh dấu bước chuyển căn bản trong tư tưởng của Người - từ lập trường dân tộc sang lập trường giai cấp, từ một người yêu nước thành một người cộng sản.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn Hồ Chí Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần và trí tuệ quý báu của cách mạng nước ta, của dân tộc và của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh lâu dài giải phóng đất nước, bảo vệ tôt quốc, xây dựng cuộc sống mới ở Việt Nam, tư tưởng đó là một động lực lớn của nhân dân ta trong cuộc hành trình mới xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, hạnh phúc, văn minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.doc