Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình trạm bơm tưới tây toàn, xã Hương toàn, thị xã Hương trà, tỉnh thừa thiên Huế

Kết quả nghiêm cứu đề tài cho thấy: Dự án đã đạt được hiệu quả trên cả 3 mặt, hiệu quả đầu tư tài chính, hiệu quả kinh tế - hội và vẫn đảm bảo về vấn đề môi trường. - Hiệu quả tài chính của dự án được thể hiện qua các chỉ tiêu NPV, IRR và B/C. Theo lý thuyết, nếu NPV > 0, IRR > r, B/C > 1 thì dự án có lãi nhà đầu tư nên thực hiện đầu tư. Qua việc đánh giá hiệu quả tài chính của Trạm bơm Tây Toàn cho thấy rằng, đây là một dự án mang tính khả thi cao khi nó đảm bảo được các chỉ tiêu này. Cụ thể, NPV = 5.040,55 triệu đồng > 0, IRR = 35,50% > r = 10%, B/C = 2,51 > 1. Với kết quả này, thì việc đầu tư xây dựng Trạm bơm Tây Toàn là một quyết định đúng đắn của xã Hương Toàn nói riêng và thị xã Hương Trà nói chung

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình trạm bơm tưới tây toàn, xã Hương toàn, thị xã Hương trà, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành công tác sữa chữa. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 2.7. Chi phí bảo dưỡng thường xuyên Trạm bơm tưới Tây Toàn (ĐVT: Triệu đồng) Hạng mục bảo dưỡng Chi phí 1 Sữa chữa thường xuyên 9,289 Sữa chữa máy bơm 3,534 Sữa chữa động cơ 2,250 Sữa chữa máy biến áp 3,505 2 Sữa chữa nhỏ 1,580 Vòng đếm trục 0,32 Phụ kiện khác 1,26 3 Chi phí thuê nhân công sữa chữa 3,00 Tổng 13,869 (Nguồn: Phòng kế toán HTX/NN Tây Toàn) Qua bảng 2.7 ta thấy: Công việc bảo dưỡng thường xuyên dự án bao gồm sữa chữa máy bơm, sữa chữa động cơ, sữa chữa máy biến áp với tổng chi phí là 9,289 triệu đồng, chi phí này là lớn nhất trong tổng chi phí bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh công việc sửa chữa thường xuyên là chi phí cho các sữa chữa nhỏ, với tổng chi phí là 1,580 triệu đồng. HTX phải thuê kỹ sư để sữa chữa cho việc bảo dưỡng công trình với số kỹ sư được thuê là một người thìchi phí là 3,00 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí bảo dưỡng thường xuyên dự án là 13,869 triệu đồng. Chi phí bảo dưỡng định kì: Căn cứ theo QĐ211 – 1998 – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về mức khung chi phí sữa chữa trên giá trị tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử dụng có giá trị sát với thực tế , ta xác định chi phí bảo dưỡng định kì của dự án. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 2.8. Mức khung chi phí bảo dưỡng cho các loại công trình thủy lợi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ĐVT: %) Loại hệ thống công trình Vùng đồng bằng Vùng trung du Miền núi Vùng ven biển Công trình thủy lợi 0,04 - 1,00 1,45 - 1,10 0,55 - 1,20 0,50 - 1,20 Tưới tiêu tự chảy 0,50 - 1,10 0,60 - 1,20 0,70 - 1,30 0,60 - 1,30 Tưới tiêu bằng bơm điện 0,45 - 1,05 0,55 - 1,15 0,65 - 1,25 0,55 - 1,25 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Trong phạm vi dự án tôi lấy chi phí bảo dưỡng định kì bằng 1,05% tổng chi phí xây dựng công trình: 1,05% x 2.179.245.000 = 22.882.072,5 đồng. Vậy chi phí bảo dưỡng định kì dự án Trạm bơm Tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là 22.882.072,5 đồng. Chi phí khấu hao: Đề tài sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá tài sản cố định chia cho số năm tính khấu hao). Đề tài nghiêm cứu vòng đời sản phẩm trong 30 năm, với chi phí xây dựng công trình là 1.731.200.000 đồng thì chi phí khấu hao hằng năm là: 57.706.667 đồng. Vì dự án không có chi phí giải phóng, đền bù mặt bằng nên tổng chi phí khấu hao hàng năm của dự án là 57.706.667 đồng. b. Phân bổ chi phí theo vòng đời dự án Bảng 2.9. Phân bổ chi phí theo vòng đời của dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn (ĐVT: Triệu đồng) T Năm Chi phí đầu tư ban đầu Chi phí công vận hành Chi phí năng lượng Chi phí bảo dưỡng thường xuyên Chi phí bảo dưỡng định kì Chi phí khấu hao Tổng chi phí 0 2010 2.179,245 2.179,245 1 2011 27,60 29,81 0 0 57,41 2 2012 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 3 2013 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa T Năm Chi phí đầu tư ban đầu Chi phí công vận hành Chi phí năng lượng Chi phí bảo dưỡng thường xuyên Chi phí bảo dưỡng định kì Chi phí khấu hao Tổng chi phí 4 2014 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 5 2015 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 6 2016 27,60 29,81 22,88 57,71 138,00 7 2017 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 8 2018 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 9 2019 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 10 2020 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 11 2021 27,60 29,81 22,88 57,71 138,00 12 2022 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 13 2023 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 14 2024 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 15 2025 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 16 2026 27,60 29,81 22,88 57,71 138,00 17 2027 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 18 2028 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 19 2029 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 20 2030 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 21 2031 27,60 29,81 22,88 57,71 138,00 22 2032 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 23 2033 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 24 2034 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 25 2035 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 26 2036 27,60 29,81 22,88 57,71 138,00 27 2037 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 28 2038 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 29 2039 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 30 2040 27,60 29,81 13,87 57,71 128,99 31 2041 0 0 0 0 57,71 57,71 (Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016) SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng 2.9 ta thấy: Năm 2010 (t = 0), dự án bắt đầu xây dựng với tổng vốn đầu tư ban đầu là 2.179,245 triệu đồng. Đến đầu năm 2011 dự án mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng nên không có chi phí bảo dưỡng thường xuyên, mà chỉ có chi phí công vận hành là 27,60 triệu đồng, chi phí năng lượng là 29,81 triệu đồng. Vì vậy, tổng chi phí vào năm 2011 là 57,41 triệu đồng. Đến cuối năm 2011 đầu năm 2012, dự án tiến hành hoạt động bảo dưỡng thường xuyên với chi phí là 13,87 triệu đồng và chi phí khấu hao tài sản cố định là 57,71 triệu đồng, cộng thêm với chi phí công vận hành 27,60 triệu đồng và chi phí năng lượng 29,81 triệu đồng. Nên tổng chi phí dự án mỗi năm kể từ năm 2012 là 128,99 triệu đồng. Mặt khác theo giả thiết ban đầu, sau 5 năm hoạt động dự án sẽ tiến hành công việc bảo dưỡng định kì, vì vậy đến năm 2016 dự án không tiến hành hoạt động bảo dưỡng thường xuyên mà thay vào đó là hoạt động bảo dưỡng định kì với chi phí là 22,88 triệu đồng, bên cạnh đó còn có chi phí công vận hành, chi phí năng lượng và chi phí khấu hao nên tổng chi phí dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn vào năm 2016 là 138,00 triệu đồng. Giả thiết đến năm thứ 30 sau khi dự án đi vào sử dụng, công trình dự án đã khấu hao hết giá trị tài sản cố định nên năm 2041 không tiến hành hoạt động bảo dưỡng thường xuyên cũng như hoạt động bảo dưỡng định kì. Vì vậy, năm 2041 dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có chi phí khấu hao với chi phí là 57,71 triệu đồng. c. Một số giả thiết dự án Để tính toán và thực hiện CBA dự án. Đề tài có một số giả thiết như sau: - Giả sử mốc thời gian đầu năm 2010 là thời điểm tính chi phí đầu tư xây dựng dự án (t = 0). Cuối năm 0 đầu năm 1 (cuối năm 2010 đầu năm 2011) dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. - Các dòng lợi ích và chi phí được xác định và ước tính ở mục 2.3.2 và 2.3.1.1. - Các dòng chi phí được giả định là phát sinh vào đầu năm. - Các dòng lợi ích được giả định là phát sinh vào cuối năm. - Giả sử lợi ích thu được từ hoạt động trồng lúa của các hộ dân qua các năm là như nhau trong suốt vòng đời của dự án. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa - Các chi phí mà địa phương bỏ ra để vận hành dự án là như nhau trong suốt vòng đời của dự án. - Đời sống của dự án là vĩnh cửu. Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ tiến hành phân tích lợi ích – chi phí trong 30 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sử dụng (từ năm 2011 đến năm 2041). - Đề tài sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá tài sản cố định chia đều cho số năm tính khấu hao). Giả sử giá trị còn lại của công trình dự án đến cuối năm thứ 30 bằng 0. - Trong phạm vi đề tài, tôi chọn tỷ suất chiết khấu r = 10%/năm để thuận tiện cho việc tiến hành phân tích lợi ích – chi phí của dự án trong 30 năm. 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án a. Nhận diện các lợi ích dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa  Chi phí sản xuất bình quân một sào Đề tài tiến hành điều tra 2 thôn: Giáp Thượng và Giáp Tây, người dân ở hai thôn này chủ yếu là trồng lúa và là hai thôn được hưởng lợi ích từ trạm bơm tưới Tây Toàn. Trong quá trình sản xuất lúa, chi phí chủ yếu là công lao động bao gồm: làm đất, cấy, chăm sóc bảo vệ và thu hoạch; giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; thủy lợi phí và một số chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại đất, loại giống và phương thức canh tác mà mức độ đầu tư của người dân khác nhau. Trong phạm vi dự án tôi chỉ xem xét đến sự biến động khối lượng công việc, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà các hộ dân sử dụng trước và sau khi có dự án. Mức giá nhân công lao động tại địa phương tùy thuộc vào mỗi loại công việc, nhưng nhìn chung mức giá này dao động từ 120 – 150 nghìn đồng/công. Giả định giá thuê nhân công, giá phân bón,không có sự thay đổi. Để đánh giá được tính hiệu quả mà dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa của người dân ở hai thôn, ta xét bảng sau: SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 2.10. Chi phí trồng lúa/sào trước và sau khi có Trạm bơm tưới Tây Toàn ( ĐVT: Nghìn đồng) Chi phí sản xuất Trước dự án Sau dự án Giáp Thượng Giáp Tây Giáp Thượng Giáp Tây Làm đất 150 150 100 100 Cấy 150 150 150 150 Chăm sóc 120 120 120 120 Thu hoạch 130 130 130 130 Thủy lợi phí 30 30 30 30 Giống 48 48 48 48 Phân bón 238,08 232,32 192,48 195,36 Thuốc bảo vệ thục vất 63,4 61,4 44,6 47,2 Tổng 929,48 921,72 815,08 820,56 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) - Trước khi có dự án: Tổng chi phí sản xuất hoạt động trồng lúa thôn Giáp Thượng là 929,48 nghìn đồng/sào và thôn Giáp Tây là 921, 72 nghìn đồng/sào. Trong đó chi phí phân bón là lớn nhất. Thôn Giáp Thượng là 238,08 nghìn đồng/sào, thôn Giáp Tây là 232,32 nghìn đồng/sào. Như chúng ta đã biết, vai trò của nước là rất quan trọng, có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, góp phần vào quá trình cải tạo đất, giúp cây trồng sinh trưởng tốt. Chính vì vậy, cần phải cung cấp nước kịp thời và đầy đủ để mang lại hiệu quả. Ở xã Hương Toàn, trước khi chưa có dự án, để cung cấp nước tưới cho hoạt động trồng lúa, xã phải sử dụng các trạm bơm dầu để cung cấp, nhưng các trạm bơm này không đủ năng lực đáp ứng nước tưới, các hệ thống kênh dẫn tưới không được đầu tư phù hợp dẫn đến việc cung cấp nước cho các ruộng lúa không được đầy đủ và kịp thời nên quá trình cải tạo đất bị hạn chế, ít màu mỡ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây do vậy cần phải tăng lượng phân bón. Đây là lí do chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí trồng lúa. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Chi phí làm đất là 150 nghìn đồng/sào ở cả thôn Giáp Thượng và thôn Giáp Tây. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ chi phí là do đất kém màu mỡ cần phải cày sâu, xới xáo nhiều lần nên tốn nhiều công và chi phí làm đất. - Sau khi có dự án: Khi dự án được đưa vào hoạt động đã cải thiện được vấn đề cung cấp nước cho hai thôn, nước tưới được cung cấp kịp thời và đầy đủ góp phần cải tạo đất, người dân tiết kiệm chi phí làm đất, chi phí phân bón để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất cũng như các khoản chi phí khác. Đặc biệt chi phí làm đất giảm từ 150 nghìn đồng/sào xuống còn 100 nghìn đồng/sào ở cả hai thôn Giáp Thượng và Giáp Tây. Bên cạnh đó, chi phí phân bón cũng giảm mạnh. Thôn Giáp Thượng từ 238,08 nghìn đồng/sào xuống còn 192,48 nghìn đồng/sào, thôn Giáp Tây từ 232,32 nghìn đồng/sào xuống 195,36 nghìn đồng/sào. Sau dự án, đất được cải tạo tốt hơn, màu mỡ hơn vì vậy lượng phân bón cần sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa thấp hơn sơ với trước khi có dự án.  Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa Mỗi mức đầu tư khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau. Việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế trước và sau khi có dự án giúp chúng ta đánh giá những lợi ích dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa của người nông dân. Đề tài có cái nhìn cụ thể hơn về chi phí và thu nhập của hoạt động trồng lúa trước và sau khi có dự án, ta xét bảng sau: Bảng 2.11. Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa trước và sau dự án (Tính bình quân/1 sào) Chỉ tiêu ĐVT Trước dự án Sau dự án Giáp Thượng Giáp Tây Giáp Thượng Giáp Tây Năng suất bình quân Tạ/sào 2,04 2,06 3,06 3,02 Giá bán 1.000đ/tạ 530 530 550 550 Thu nhập 1.000đ 1081,2 1091,8 1683 1661 Chi phí 1.000đ 929,48 921,72 815,08 820,56 Tổng lợi nhuận 1.000d 151,72 170,08 867,92 840,44 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng 2.11 ta thấy: Năng suất lúa bình quân sau dự án tăng mạnh, cụ thể: thôn Giáp Thượng tăng từ 2,04 tạ/sào lên 3,06 tạ/sào, thôn Giáp Tây tăng từ 2,06 tạ/sào lên 3,02 sào/tạ. Bên cạnh đó, giá thóc cũng có sự tăng nhẹ từ 530 nghìn đồng/tạ lên đến 550 nghìn đồng/tạ là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thu được từ hoạt động trồng lúa của người dân thôn Giáp Thượng tăng lên gấp 5,7 lần từ 151,72 nghìn đồng/sào lên 867,92 nghìn đồng/sào. Người dân thôn Giáp Tây có thu nhập tăng gấp 4,94 lần từ 170,08 nghìn đồng/sào trước dự án lên 840,44 nghìn đồng/sào sau khi có dự án. Như vậy, có thể thấy công trình Trạm bơm tưới Tây Toàn đã khắc phục được hiện tượng cung cấp nước tưới không kịp thời và đầy đủ, góp phần cải tạo ruộng đất trở nên màu mỡ hơn là nguyên nhân dẫn đến việc tăng năng suất thu hoạch và tiết kiệm chi phí trồng lúa từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân. Phần thu nhập thuần túy tăng lên của người nông dân chính là lợi ích mà dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa. Bảng 2.12. Lợi nhuận dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa Chỉ tiêu ĐVT Thôn Giáp Thượng Thôn Giáp Tây Trước dự án Sau dự án Trước dự án Sau dự án Diện tích Sào 568 568 542 542 Thu nhập/sào 1.000đ/tạ 151,72 867,92 170,08 840,44 Tổng thu nhập 1.000đ 86.176,96 492.978,56 92.183,36 455.518,48 Lợi ích dự án 1.000đ 406.801,60 363.335,12 Tổng lợi ích 1.000d 770.136,72 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) - Trước khi có dự án: Thôn Giáp Thượng có 568 sào lúa, thu nhập mỗi sào là 151,72 nghìn đồng/sào, tổng thu nhập là 86.176,96 nghìn đồng. Thôn Giáp Tây có 542 sào lúa, thu nhập mỗi sào là 170,08 nghìn đồng/sào thì tổng thu nhập là 92.183,36 nghìn đồng. - Sau khi có dự án: Diện tích trồng lúa của hai thôn không thay đổi, tuy nhiên năng suất thu hoạch lúa/sào tăng mạnh đồng thời chi phí trồng lúa giảm làm tổng thu SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa nhập của người nông dân tăng lên. Phần thu nhập tăng lên của các hộ dân sau khi có dự án chính là lợi ích mà dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa. Vậy lợi ích dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại cho hoạt động trồng lúa mỗi năm là 770.136,72 nghìn đồng. b. Tổng hợp lợi ích dự án Dự án Trạm bơn tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho hoạt động sản xuất của người dân, đồng thời giúp địa phương tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc vận hành trạm bơm. Từ đó giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền kinh tế bền vững của xã Hương Toàn nói riêng và thị xã Hương Trà nói chung. Bảng 2.13. Tổng hợp lợi ích dự án Trạm bơm Tây Toàn trong 30 năm sử dụng (ĐVT: Triệu đồng) Năm Lợi ích trồng lúa Lợi ích tiết kiệm nhân công Lợi ích tiết kiệm năng lượng Tổng lợi ích 0 0 0 0 0 1 770,14 62,4 52,14 884,68 2 770,13 62,4 52,14 884,68 .. .. .. .. 30 770,14 62,4 52,14 884,68 31 770,14 62,4 52,14 884,68 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Qua bảng 2.13 ta thấy, dự án mang lại lợi ích cho hoạt động trồng lúa của người dân mỗi năn là 770,14 triệu đồng, lợi ích do tiết kiệm được chi phí nhân công vận hành là 62,4 triệu đồng, lợi ích do tiết kiệm chi phí năng lượng là 52,14 triệu đồng. Giả định các lợi ích do dự án mang lại là như nhau trong suốt vòng đời của dự án. Vậy tổng lợi ích dự án mang lại cho người dân và địa phương mỗi năm là 884,68 triệu đồng. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa c. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Với r = 10%, trong năm đầu xây dựng công trình chưa có lợi ích. Năm xây dựng là 2010, được chọn là năm 0, lợi ích nhận được từ năm thứ nhất (năm 2011) trở đi. Để có cài nhìn rõ hơn về hiệu quả kinh tế của dự án, ta xét bảng 2.14 sau đây: Bảng 2.14. Hiện giá lợi ích và chi phí của Trạm bơm tưới Tây Toàn trong 30 năm (ĐVT: Triệu đồng) Năm Tổng chi phí Tổng lợi ích Chi phí quy về năm đầu (năm 0) với r = 10% Lợi ích quy về năm đầu (năm 0) với r = 10% Lợi nhuận TR – TC 0 2.179,25 0 2.179,245 0 -2.179,25 1 57,41 884,68 52,19 804,25 827,27 2 128,99 884,68 106,60 731,14 755,69 3 128,99 884,68 96,91 664,67 755,69 4 128,99 884,68 88,10 604,25 755,69 5 128,99 884,68 80,09 549,32 755,69 6 138,00 884,68 77,90 499,38 746,68 7 128,99 884,68 66,19 453,98 755,69 8 128,99 884,68 60,17 412,71 755,69 9 128,99 884,68 54,70 375,19 755,69 10 128,99 884,68 49,73 341,08 755,69 11 138,00 884,68 48,37 310,07 746,68 12 128,99 884,68 41,10 281,87 755,69 13 128,99 884,68 37,36 256,26 755,69 14 128,99 884,68 33,97 232,96 755,69 15 128,99 884,68 30,88 211,79 755,69 16 138,00 884,68 30,03 192,53 746,68 17 128,99 884,68 25,52 175,03 755,69 18 128,99 884,68 23,20 159,12 755,69 SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 19 128,99 884,68 21,09 144,65 755,69 20 128,99 884,68 19,17 131,50 755,69 21 138,00 884,68 18,65 119,55 746,68 22 128,99 884,68 15,85 108,68 755,69 23 128,99 884,68 14,41 98,80 755,69 24 128,99 884,68 13,10 89,82 755,69 25 128,99 884,68 11,91 81,65 755,69 26 138,00 884,68 11,58 74,23 746,68 27 128,99 884,68 9,84 67,48 755,69 28 128,99 884,68 8,95 61,35 755,69 29 128,99 884,68 8,13 55,77 755,69 30 128,99 884,68 7,39 50,70 755,69 31 57,71 884,68 3,00 46,09 826,97 Tổng 6.080,13 27.425,08 3.345,34 8.385,89 21.344,95 (Nguồn: Số liệu tính toán, 2016)  Giá trị hiện tại hiện tại ròng NPV Với mức lãi suất r = 10%/năm, NPV được tính bằng 2 cách sau: Cách 1: Áp dụng công thức 𝐍𝐏𝐕 = � 𝐁𝐭 − 𝐂𝐭( 𝟏 + 𝐫)𝐭𝐧 𝐭=𝟎 Hay 𝐍𝐏𝐕 = � 𝐁𝐭( 𝟏 + 𝐫)𝐭𝐧 𝐭=𝟎 − � 𝐂𝐭(𝟏 + 𝐫)𝐭𝐧 𝐭=𝟎 Theo tính toán ở bảng 2.14 ta có: NPV = 8.385,89 – 3.345,34 = 5.040,55 (triệu đồng) Cách 2: Sử dụng hàm NPV trong phần mềm excel Từ bảng số liệu trên phần mền excel, ta tính chỉ tiêu NPV bằng cách nhập các lệnh như sau: NPV = (TR0 – TC0) + NPV (r, TR1 – TC1; TR2 – TC2;; TR31 – TC31). Kết quả tính toán có kết quả NPV = 5.040,55 (triệu đồng). SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa  Tỷ lệ lợi ích/chi phí B/C Áp dụng công thức: 𝐁 𝐂 = ∑ 𝐁 𝐭𝐧𝐭=𝟎 𝟏(𝟏+𝐫)𝐭 ∑ 𝐂𝐭𝐧𝐭=𝟎 𝟏(𝟏+𝐫)𝐭 Từ bảng tính toán ở bảng 2.14. Ta có: 𝐁 𝐂 = 𝟖. 𝟑𝟖𝟓, 𝟖𝟗 𝟑. 𝟑𝟒𝟓, 𝟑𝟒 = 𝟐, 𝟓𝟏 Vậy, B/C của dự án = 2,51 > 1.  Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR IRR có thể áp dụng công thức � 𝐁𝐭(𝟏 + 𝐈𝐑𝐑)𝐭𝐧 𝐭=𝟎 = � 𝐂𝐭(𝟏 + 𝐈𝐑𝐑)𝐭𝐧 𝐭=𝟎 Tuy nhiên, để đơn giản hóa cách tính ta áp dụng hàm IRR trong phần mềm excel bằng cách nhập các lệnh như sau: IRR = IRR (TR0 – TC0; TR1 – TC1; TR2 – TC2;; TR31 – TC31). Kết quả tính toán được: IRR = 35,50% Từ các tính toán ở trên ta có bảng tổng hợp các kết quả tính toán sau: Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án Chỉ tiêu NPV ( triệu đồng) IRR (%) B/C (Lần) Giá trị 5.040,55 35,50 2,51 (Nguồn: Số liệu tính toán, 2016) Kết quả tính toán cho thấy NPV > 0, IRR > r, B/C > 1. Như vậy, dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế khả thi, không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Khi dự án đưa vào sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và xã Hương Toàn nói riêng. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.2.2.3. Phân tích rủi ro dự án Để xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch của một dự án, chúng ta cần tiến hành phân tích rủi ro thông qua sử dụng các chỉ tiêu phân tích độ nhạy bằng cách xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu như NPV, B/C, IRR khi r (tỷ suất chiết khấu) thay đổi. Trong thực tế, tỷ suất chiết khấu luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế thế giới. Một sự thay đổi nhỏ của tỷ suất chiết khấu sẽ làm lợi ích và chi phí dự án thay đổi. Giả sử mọi yếu tố khác không thay đổi, cho tỷ suất chiết khấu tăng lên 12%, 36% hoặc giảm xuống 6%, 8%. Ta có kết quả như sau: Bảng 2.16. Phân tích độ nhạy dự án với sự thay đổi của tỷ suất chiết khấu r Chỉ tiêu r = 6% r = 8% r = 10% r = 12% r = 36% NPV (Triệu đồng) 8.406,78 6.455,34 5.040,55 3.986,60 -29,44 B/C (Lần) 3,15 2,80 2,51 2,26 0,99 IRR (%) 35,50 35,50 35,50 35,50 35,30 (Nguồn: Số liệu tính toán, 2016) Qua bảng 2.16 ta thấy: - Khi tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng giảm, lợi ích dự án mang lại cho người dân và địa phương càng giảm. Cụ thể, khi r tăng từ 10% lên 12% thì NPV giảm 0,79 lần, tức là giảm 1.053,95 triệu đồng và tỷ lệ B/C cũng giảm từ 2,51 lần xuống 2,26 lần. - Khi tỷ suất chiết khấu càng nhỏ thì NPV càng tăng, lợi ích dự án mang lại cho người dân và địa phương càng tăng. Cụ thể, khi r giảm từ 10% xuống 8% thì NPV tăng 1,28 lần, tức là tăng 1.414,79 triệu đồng và tỷ lệ B/C cũng tăng từ 2,51 lần lên 2,80 lần. - Ta thấy IRR không thay đổi và bằng 35,50% khi tỷ suất chiết khấu thay đổi. IRR chỉ thay đổi khi các yếu tố nội tại, tức giá trị các dòng lợi ích ròng thay đổi. - Khi r tăng lên 36% thì lúc này NPV của dự án nhận giá trị âm NPV = -29,44 triệu đồng và tỷ lệ B/C = 0,99 < 1, nên trong trường hợp này dự án không khả thi. Vậy nên, với mức lãi suất chiết khấu nhỏ hơn hoặc bằng hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 35,50% thì dự án đạt hiệu quả nếu đứng trên góc độ kinh tế. Vậy ta có thể nhận thấy sự biến động của NPV khi tỷ suất chiết khấu thay đổi là rất lớn, điều này cho thấy dự án rất nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ suất chiết khấu. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.3. Kết quả khảo sát đánh giá của người dân về ảnh hưởng của dự án 2.3.1. Thông tin chung về hộ điều tra Đề tài tiến hành điều tra 50 hộ dân thuộc hai thôn Giáp Tây và Giáp Thượng. Đây là hai thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc cung cấp nước nước tưới ruộng lúa và hoa màu không đầy đủ, kịp thời và cũng là hai thôn hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Trong số những người được hỏi có đến 68% là nam, điều này cũng hợp lý vì trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nam là lực lượng lao động chủ yếu, làm hầu hết tất cả các công việc nên có nhiều kinh nghiệm. Đề tài tiến hành điều tra các hộ dân có độ tuổi khác nhau, cụ thể 16% số người được hỏi nằm trong độ tuổi từ 20-30; 32% trong độ tuổi từ 40-45 và 52% số người trên tuổi 45. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu nhận thấy những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nên đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích về tình hình cung cấp nước cũng như những ảnh hưởng của dự án đến hoạt động sản xuất của người dân trước và sau khi có dự án. Bảng 2.17. Thông tin chung về hộ điều tra Phân loại Số lượng(hộ) Tỷ lệ(%) I Phân theo giới tính Nam 34 68,00 Nữ 16 32,00 II Phân theo độ tuổi 20 – 30 8 16,00 30 – 45 16 32,00 45 – 55 22 44,00 >55 4 8,00 III Phân theo địa bàn Thôn Giáp Thượng 25 50,00 Thôn Giáp Tây 25 50,00 IV Phân theo nghề nghiệp Hộ thuần nông 50 100,00 Hộ phi nông nghiệp Khác Tổng 50 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua điều tra cho thấy, thôn Giáp Thượng và Giáp Tây là hai thôn thuần nông, người dân ở hai thôn chủ yếu trồng lúa là chính, với số hộ trồng lúa là 50 hộ trong tổng 50 hộ được điều tra. Trong đó, có 6 hộ ngoài việc trồng lúa, họ còn trồng các loại hoa màu hoặc kinh doanh buôn bán, cụ thể có 3 hộ ngoài trồng lúa thì có trồng thêm hoa mau và 3 hộ ngoài trồng lúa thì kinh doanh buôn bán. Do số hộ trồng hoa màu ít nên trong nghiêm cứu, tôi bỏ qua việc lượng hóa lợi ích từ việc trồng hoa màu. 2.3.2. Ảnh hưởng của dự án đến thu nhập người dân Nghiêm cứu đã tiến hành điều tra về ảnh hưởng của dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến thu nhập của các hộ dân. Hầu hết người dân điều đánh giá thu nhập của mình tăng lên sau khi có dự án. Các hộ trồng lúa sau khi có dự án làm cho hoạt động sản xuất lúa thuận lợi hơn, tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất đồng thời nâng cao năng suất thu hoạch từ đó tăng thu nhập cho người nông dân. Bảng 2.18. Thống kê ảnh hưởng của dự án đến thu nhập các hộ dân Thu nhập của người dân Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tăng 50 100 <40% 0 0,00 40% 0 0,00 60% 18 36,00 80% 32 64,00 100% 0 0,00 >100% 0 0,00 Không đổi 0 0,00 Giảm 0 0,00 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra,2016) Qua bảng 2.18 ta thấy: cả 50 hộ điều tra đều có thu nhập tăng lên sau khi có dự án. Mức tăng nhiều nhất thống kê được là 80% với 32 hộ chiếm 64%, mức tăng 60% chiếm 36% với 18 hộ dân và không có hộ nào có mức tăng cao nhất là 100%. Không có hộ điều tra nào có thu nhập không đổi hoặc giảm sau khi có dự àn. Điều này chứng SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa tỏ, dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn có những tác động tích cực đến hoạt động trồng lúa của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân. 2.3.3. Ảnh hưởng của dự án đến đời sống người dân Dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được đầu tư xây dựng đã có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống người dân xã Hương Toàn. Để biết được đánh giá của các hộ dân về ảnh hưởng dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đã tiến hành điều tra 50 hộ dân trên địa bàn. Thang đo Likert được sử dụng với các mức độ đánh giá như sau: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý. Bảng 2.19. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của dự án đến đời sống Chỉ tiêu Min Max Mean Std. Deviation Thu nhập của người dân tăng lên sau khi có dự án 4 5 4,56 0,50 Năng suất cây trồng tăng lên sau khi có dự án 4 5 4,30 0,46 Dự án làm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn 3 5 4,36 0,66 Dự án làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp 4 5 4,40 0,50 Dự án tạo thêm việc làm cho người dân 3 5 4,32 0,74 (Nguồn: Số liệu tính toán bằng phần mền Excel, 2016) Qua bảng 2.19 ta thấy: dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân với điểm trung bình đánh giá là 4,56; năng suất cây trồng tăng lên sau dự án cũng được người dân đồng ý rất cao với điểm trung bình đánh giá là 4,30. Bên cạnh đó, dự án làm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận hơn sau khi dự án được thực hiện. Chi phí sản xuất giảm sau khi có dự án với sự đồng ý rất cao là 4,40, đây là một trong những nguyên nhân góp phần tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt, sau khi có dự án, người dân có thêm công ăn việc làm, đặc biệt là đối với các hộ dân có trồng thêm hoa màu, vì vậy được người dân đồng ý rất cao với điểm trung bình là 4,32. Như vậy, dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn là dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao cho người dân, cũng như chính quyền địa phương. Từ đó, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của xã Hương Toàn nói riêng và của thị xã Hương Trà nói chung. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.4. Đánh giá chung về dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn 2.4.1. Kết quả đạt được từ dự án Trước đây, khi chưa có dự án để cung cấp nước tưới cho hoạt động trồng lúa 2 vụ và rau màu trên địa bàn xã Hương Toàn, chính quyền địa phương phải bố trí các trạm bơm dầu nhỏ lẻ nên chi phí sản xuất cao, công tác quản lý vận hành khá bất tiện, các diện tích lúa ở xa thường bị thiếu nước hoặc không kịp tiến độ theo dự kiến của lịch thời vụ. Trạm bơm tưới Tây Toàn được xây dựng và đưa vào sử dụng đã khắc phục được tình trạng này. Đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nước tưới cho hoạt động trồng lúa, góp phần cải tạo đất, người dân tiết kiệm chi phí làm đất, chi phí phân bón cũng như các khoản chi phí khác. Đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí trồng lúa/sào giảm, cụ thể ở thôn Giáp Thượng từ 929,48 nghìn đồng xuống còn 815,08 nghìn đồng; thôn Giáp Tây từ 921,72 nghìn đồng xuống còn 820,56 nghìn đồng. Năng suất lúa cũng tăng lên, cụ thể, thôn Giáp Thượng từ 2,04 tạ/sào lên 3,06 tạ/sào. Thôn Giáp Tây từ 2,06 tạ/sào lên 3,02 tạ/sào. Từ đó, thu nhập cũng tăng lên, từ 151,72 nghìn đồng lên 867,92 nghìn đồng/sào ở thôn Giáp Thượng và từ 170,08 nghìn đồng lên 840,44 nghìn đồng/sào ở thôn Giáp Tây. Chính vì vây, khi tiến hành khảo sát đánh giá 50 hộ dân ở hai thôn Giáp Thượng và Giáp Tây về mức độ ảnh hưởng của dự án đến thu nhập, có đến 32/50 hộ có mức thu nhập tăng đến 80%, 18/50 hộ có mức thu nhập tăng 60% và không có hộ nào có thu nhập không đổi hoặc giảm. Điều này cho thấy, dự án có mức độ ảnh hưởng lớn theo hướng tích cực đến thu nhập của người dân; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đặc biệt, dự án giúp cho người dân có thêm công ăn việc làm và chính quyền địa phương có thể giải quyết được vấn đề việc làm. Việc các trạm bơm dầu được thay thế cho Trạm bơm Tây Toàn, giúp cho chính quyền địa phương hàng năm tiết kiệm được 62,4 triệu đồng từ tiền trả cho nhân công và 52,14 triệu đồng từ chi phí năng lượng. Từ đó, chính quyền địa phương có thể dùng khoản tiết kiệm này vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã, hoặc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của xã Hương Toàn nói riêng và thị xã Hương Trà nói chung. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.4.2. Một số hạn chế của dự án Mặt dù dự án đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích to lớn cho người dân và chính quyền địa phương, tuy nhiên dự án vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong những năm đầu dự án mới được đưa vào sử dụng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, thông qua việc khảo sát điều tra 50 hộ dân ở hai thôn Giáp Thượng và Giáp Tây, thì có nhiều hộ dân đặc biệt là các hộ có ruộng đồng ở xa Trạm bơm,cho biết năng suất lúa chỉ tăng 0,5 tạ/sào trong khi đó lượng phân bón giảm không đáng kể và thuốc bảo vệ thực vật vẫn không đổi. Bên cạnh đó, dự án được xây dựng, đưa vào sử dụng đã được 6 năm nên hiện nay Trạm bơm Tây Toàn đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng. Các ống hút nước đã bắt đầu rỉ rét nên mỗi lần hút nước từ hói Chán lên thì nước bị nhỏ giọt ra bên ngoài. Bên cạnh đó các kênh dẫn chưa được bê tông hóa có một số đoạn bị xói mòn hoặc bồi một phần nên trong quá trình dẫn nước sẽ bị tràn ra ngoài, gây lãng phí tài nguyên nước. Ngoài ra, việc xả rác thải sinh hoạt của người dân đã gây cản trở dòng chảy của nước, hoặc rác thải đi theo dòng chảy vào ruộng lúa của người dân; ô nhiễm môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây lúa. Quá trình bảo dưỡng công trình cũng như kinh phí cho việc tu bổ, bảo dưỡng công trình gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc công trình không kịp nâng cấp sữa chữa mới. 2.4.3. Nguyên nhân Việc quản lý khai thác vận hành Trạm bơm vẫn còn nhiều bất cập, sau khi tiến hành xây dựng xong chủ đầu tư bàn giao lại cho địa phương quản lý và tổ chức hoạt động. Cán bộ ở địa phương còn hạn chế về trình độ quản lý, chưa có kinh nghiệm trong vận hành khai thác, nên việc phát huy hiệu quả Trạm bơm vẫn còn hạn chế. Chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp cụ thể trong việc huy động vốn để tu bổ bảo dưỡng công trình, tránh cho công trình bị hư hỏng ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cho hoạt động trồng lúa của người dân trong tương lai. Tuy nhận thức của người dân đã được nâng lên nhưng vẫn còn một số hộ chưa nhận thức được việc xả rác thải sinh hoạt xuống hói Chán, các kênh dẫn nước sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động trồng lúa của người dân, đặc biệt là các hộ dân không trồng lúa, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG TOÀN 3.1. Giải pháp chung Trạm bơm tưới Tây Toàn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường rất lớn. Do đó, cần phải có sự quan tâm nhiều hơn từ cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức để phát huy hiệu quả của dự án, đặc biệt là Trạm bơm Dương Sơn (xây dựng năm 1997) đã xuống cấp trầm trọng. Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa các ban ngành, các cấp chính quyền cũng như các ban ngành chức năng đối với việc quản lý vận hành trạm bơm, nhằm tránh các hoạt động chồng chéo giữa các ban ngành. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ trong quản lý khai thác trạm bơm. Xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng cho quá trình hoạt động và vận hành của trạm bơm Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý trạm bơm để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình vận hành khai thác trạm bơm, đặc biệt là phát hiện kịp thời các trục trặc, hư hỏng của trạm bơm cũng như các trạm biến áp tránh được việc hư hỏng nặng hơn ảnh hưởng đến kết quả vận hành trạm bơm. Tăng cường công tác quản lý, vận động, tuyên truyền để thu hút sự tham gia cũng như ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường nước, tránh gây ô nhiễm nguồn nước và các công trình thủy lợi của mọi tầng lớp dân cư trong khu vực; dựa vào các cơ quan đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân,.. để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và vận động cộng đồng dân cư; lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức nâng cao trách nhiệm đối với các công trình thủy lợi trong trường học, hoặc qua các phương tiện truyền thông đại chúng,.. Cần có các biện pháp để huy động được nguồn vốn phục vụ cho các trạm bơm. Trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường thu hút dự án đầu tư vào nông nghiệp của xã, đặc biệt cần xây dựng trạm bơm mới thay thế cho trạm bơm Dương Sơn. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 3.2. Giải pháp cụ thể 3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực Để công trình Trạm bơm tưới Tây Toàn nói riêng và các công trình thủy lợi trên địa bàn xãnói chung hoạt động lâu dài và phát huy hết tác dụng thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ; quản lý công trình thủy lợi không phải là một vấn đề đơn giản mà đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có đủ trình độ và năng lực chuyên môn. Vì vậy, để có đội ngũ quản lý chất lượng cao thì chúng ta cần có một số giải pháp như sau: - Rà soát, phân tích đánh giá lại chất lượng nguồn nhân lực, từ đó có thể phát hiện những cán bộ có năng lực thì có kế hoạch tiếp tụ bồi dưỡng; đối với cán bộ trình độ chuyên môn thấp thì có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. - Trong quá trình tuyển dụng nhân lực, chính quyền địa phương phải tuyển dụng những người có trình độ phù hợp với vị trí cần tuyển, tránh trường hợp vì có quen biết nên xảy ra tình trạng những người không được học, hoặc là không đúng trình độ chuyên môn được tuyển dụng vào. - Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, cởi mở, biết khuyến khích và phê phán đúng cách để mọi người phát huy hết khả năng, tính năng động sáng tạo, say mê nhiệt tình trong công việc. - Với đội ngũ cán bộ được cử đi đào tạo chính quyền địa phương phải tạo điều kiện chỗ ăn ở, sinh hoạt để tạo sự thoải mái, từ đó giúp cho cán bộ phấn khởi tham gia đào tạo, để trau dồi, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. - Chính quyền địa phương nên quan tâm đến việc tuyên truyền, khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên có ý thức trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 3.2.2. Giải pháp giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng Việc nâng cao ý thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm cho dự án hoạt động lâu dài và phát huy hết hiệu quả của nó. Chính vì vậy, Xã Hương Toàn cần phải có các chính sách tuyên truyền cho người dân biết các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để tránh tình trạng người dân xã rác thải sinh hoạt, sản xuất xuống các kênh dẫn nước cản trở dòng chảy; đặc biệt là ở khu vực sông, hói nơi mà các trạm bơm trực tiếp lấy nước và đưa vào các SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa kênh dẫn. Và quan trọng hơn là nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Có nhiều hình thức tuyên truyền như: tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền tại địa phương thông qua việc phát tài liệu, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Bên cạnh việc tuyên truyền, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để từ đó phát hiện ra các hành vi vi phạm như xả rác không đúng nơi quy định để có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm, tránh trường hợp môi trường bị ô nhiễm rồi mới tiến hành xử lý. 3.2.3. Giải pháp về huy động vốn Trên địa bàn xã Hương Toàn, ngoài trạm bơm Tây Toàn đang có dấu hiệu hư hỏng xuống cấp, thì có trạm bơm Dương Sơn xây dựng năm 1997. Trạm bơm này xây dựng đã lâu nên đa xuống cấp trầm trọng, hiệu qủa hoạt động không cao. Chính vì vậy, xã cần phải sữa chữa, nâng cấp, hoặc xây dựng mới các trạm bơm hoạt động trên đia bàn xã. Về việc huy động vốn, chính quyền địa phương cần phải có chính sách cụ thể linh hoạt để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: - Đối với việc xin cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, xã cần phải đưa ra lý do vì sao cần phải xin cấp vốn để đầu tư, phải nêu rõ tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương một cách thuyết phục. - Chính quyền địa phương nên có chính sách linh hoạt để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân địa phương. - Cần phải xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút sự đầu tư từ bên ngoài vào địa phương để đầu tư phát triển cho các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, như sự đầu tư của các doanh nghiệp, hoặc là tư nhân, Sau khi đã huy động được vốn, chính quyền địa phương nên sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn, phải đầu tư vào đúng việc. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả nghiêm cứu đề tài cho thấy: Dự án đã đạt được hiệu quả trên cả 3 mặt, hiệu quả đầu tư tài chính, hiệu quả kinh tế - hội và vẫn đảm bảo về vấn đề môi trường. - Hiệu quả tài chính của dự án được thể hiện qua các chỉ tiêu NPV, IRR và B/C. Theo lý thuyết, nếu NPV > 0, IRR > r, B/C > 1 thì dự án có lãi nhà đầu tư nên thực hiện đầu tư. Qua việc đánh giá hiệu quả tài chính của Trạm bơm Tây Toàn cho thấy rằng, đây là một dự án mang tính khả thi cao khi nó đảm bảo được các chỉ tiêu này. Cụ thể, NPV = 5.040,55 triệu đồng > 0, IRR = 35,50% > r = 10%, B/C = 2,51 > 1. Với kết quả này, thì việc đầu tư xây dựng Trạm bơm Tây Toàn là một quyết định đúng đắn của xã Hương Toàn nói riêng và thị xã Hương Trà nói chung. - Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau: Tác động đến lao động việc làm, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, Dự án góp phần làm giảm chi phí trồng lúa của người dân, ở thôn Giáp Thượng từ 929,49 nghìn đồng xuống 815,08 nghìn đồng/sào, thôn Giáp Tây từ 921,72 nghìn đồng xuống 820,56 nghìn đồng/sào. Năng suất lúa cũng tăng lên, cụ thể từ 2,04 tạ/sào lên 3,06 tạ/sào ở thôn Giáp Thượng, từ 2,06 tạ/sào lên 3,02 tạ/sào ở thôn Giáp Tây. Đây chính là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho thu nhập từ hoạt động trồng lúa tăng lên, có đến 32/50 hộ dân được điều tra có thu nhập tăng đến 80%, 18/50 hộ có thu nhập tăng 60% và không có hộ nào có thu nhập không đổi hoặc giảm. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án còn được thể hiện ở chỗ tạo ra công ăn việc làm lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương. Vì có trạm bơn nên hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, nên có một số hộ dân kết hợp bên cạnh việc trồng lúa còn trồng các loại hoa mau, hoặc là cây ăn quả. Sự kết hợp này vừa tạo ra thu nhập cho người dân mà vừa giải quyết được vấn đề việc làm của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng đối với dự án của người dân hai thôn, có thể thấy Trạm bơm đã có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống họ. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa - Trạm bơm tưới Tây Toàn có nhiệm vụ lấy nước tưới phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên việc tác động lâu dài đến môi trường xung quanh hầu như là không có tác động nào. Chính vì vậy, Trạm bơm Tây Toàn là một dự án đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì dự án này cũng không thể tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động lâu dài của dự án trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường, cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền, cũng như như ý thức của người dân tại địa phương. Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp một số ý kiến của mình, đề tài nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi trên địa bàn xã trong thời gian tới. 2. Kiến nghị  Đối với Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế - Chính phủ cần ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy định, thể chế thủy lợi để thuận lợi cho việc quản lý thủy lợi. - Nhà nước cần cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho địa phương trong việc tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên làm việc trong ngành thủy lợi; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. - Nghiên cứu, có giải pháp đề tào đạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX, cán bộ quản lý công trình thủy lợi. - Các bộ, ngành Trung ương tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong quá trình đầu tư phát triển thủy lợi nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng. - Rà soát lại các cơ chế chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong việc quản lý khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.  Đối với chính quyền thị xã Hương Trà, xã Hương Toàn - Cần phải có cơ chế chính sách cụ thể trong việc quản lý khác các công trình thủy lợi trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả các công trình này. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa - Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quản lý công trình thủy lợi đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực làm việc, quản lý. - Tăng cường tuyên truyền, tổ chức học tập cộng đồng cho người dân tham gia để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng lâu dài của các công trình thủy lợi trên địa bàn. - Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc quản lý khai thác các công trình thủy lợi.  Đối với người dân Người dân nên tham gia các lớp đào tạo, tuyên truyền của địa phương một cách đầy đủ, nhiệt tình để nâng cao sự hiểu biết của mình về vai trò quan trọng của các công trình thủy lợi đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao ý thứ bảo vệ và trách nhiệm của mình đối với các công trình thủy lợi. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.A.Sinden, D.J.Thampapillai, nhóm dịch Trần Võ Hùng Sơn, Lê Ngọc Uyển, Trần Nguyễn Minh Ái (2003), Nhập môn Phân tích lợi – ích chi phí, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM. [2] Mai Đình Quý, bài giảng Giới thiệu về Phân tích lợi ích – chi phí (CBA), Trường Đại học Ngoại Thương – FTU. [3] Nguyễn Bá Thọ (2012), Luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí trong định giá thẩm định dự án thủy điện Sông bung 4, Trường Đại học Đà Nẵng. [4] PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2011), Phân tích lợi ích – chi phí, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [5] Ts.Lê Nữ Minh Phương, Bài giảng lập và phân tích dự án đầu dư dành cho sinh viên chuyên ngành (2013), Trường Đại học Kinh tế Huế. [6] Ths.Hồ Tú Linh, Bài giảng Dự án đầu tư (2012), Trường Đại học Kinh tế Huế. Một số báo cáo, quyết định của chính quyền địa phương [7] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương trà, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật năm 2010, dự án đầu tư xây dựng công trình Trạm bơm tưới Tây Toàn. [8] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Báo cáo quy mô công trình năm 2010, dự án đầu tư xây dựng công trình Trạm bơm tưới Tây Toàn. [9] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Quyết định số 114/QĐ-SKHĐT ngày 18/6/2010 của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Trạm bơm tưới Tây Toàn. [10] Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Trà, Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hình thành Trạm bơm tưới Tây Toàn, số 2852/QĐ-STC của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế. [11] Ủy ban Nhân dân xã Hương Toàn, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hương Toàn giai đoạn 2014-2020. Và một số trang web khác. SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ CỦA TRẠM BƠM TƯỚI TÂY TOÀN Xin chào Ông/Bà, tôi là Trần Thị Mỹ Hạnh, hiện đang là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Trong kế hoạch thực tập nghiên cứu của mình, tôi đến thôn Giác Tây, xã Hương Toàn để tìm hiểu về hiệu quả của Trạm bơm tưới Tây Toàn. Ý kiến của Ông/Bà là rất quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Xin Ông/Bà cho biết ý kiến của mình với một số vấn đề về dự án được đầu tư trên địa bàn. Xin Ông/Bà vui lòng ghi các thông tin, ý kiến nhận xét của bản thân vào các nội dung dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống cho từng câu hỏi dưới đây: Phần I. Thông tin cá nhân Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân sau: 1. Họ và tên:... 2. Giới tính: Nam/Nữ 3. Độ tuổi A. 20-30 C. 45-55 B. 30-45 D. >55 Địa chỉ:.. 5. Nghề nghiệp: A. Trồng lúa C. Trồng các loại rau màu B. Kinh doanh buôn bán D. Khác 6. Số lượng thành viên trong gia đình:. Phần II. Thông tin điều tra về ảnh hưởng của dự án  Trước khi có dự án 1. Nguồn thu nhập chủ yếu của Ông/Bà: STT Nghề Nghiệp Tỷ trọng thu nhập (%) 1 Trồng lúa 2 Trồng các loại rau màu 3 Kinh doanh buôn bán 4 Khác (ghi rõ) SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2. Mỗi năm Ông/Bà trồng bao nhiêu vụ lúa: A. Vụ Đông Xuân C. Cả 2 vụ B. Vụ Hè Thu D. Khác:. 3. Diện tích sản xuất của gia đình Ông/Bà: STT Loại đất ĐVT Diện tích Năng suất Đơn giá/tạ (1) Đơn giá/kg (2) 1 Lúa (1) Sào 2 Trồng các loại rau màu (2) m2 4. Chi phí trồng lúa/1 sào: Chi phí Số lượng Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) 1. Công lao động Làm đất Cấy Chăm sóc, bảo vệ Thu hoạch 2. Chi phí đầu vào Giống Phân bón (NPK) Thuốc bảo vệ thực vật 3. Thủy lợi phí SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 5. Chi phí trồng rau màu/1m2 Chi phí Số lượng Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) 1. Công lao động Làm đất Trồng cây/hạt Chăm sóc/bảo vệ Thu hoạch 2. Chi phí đầu vào Giống Phân bón (NPK) Thuốc bảo vệ thực vật 3. Thủy lợi phí  Sau khi có dự án 6. Nguồn thu nhập chủ yếu của Ông/Bà hiện tại: STT Nghề Nghiệp Tỷ trọng thu nhập (%) 1 Trồng lúa 2 Trồng các loại rau màu 3 Kinh doanh buôn bán 4 Khác (ghi rõ) 7. Thu nhập hộ gia đình trung bình một tháng là bao nhiêu (đồng/tháng/người) A. < 1 triệu C. 2-3 triệu B. 1-2 triệu D. > 3 triệu 8. Diện tích sản xuất của gia đình Ông/Bà: STT Loại đất ĐVT Diện tích Năng suất Đơn giá/tạ (1) Đơn giá/kg (2) 1 Lúa (1) Sào 2 Trồng các loại rau màu (2) m2 SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 9. Chi phí trồng lúa/1 sào Chi phí Số lượng Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) 1. Công lao động Làm đất Cấy Chăm sóc, bảo vệ Thu hoạch 2. Chi phí đầu vào Giống Phân bón (NPK) Thuốc bảo vệ thực vật 3. Thủy lợi phí 10. Chi phí trồng rau màu/1m2 Chi phí Số lượng Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) 1. Công lao động Làm đất Trồng cây/hạt Chăm sóc/bảo vệ Thu hoạch 2. Chi phí đầu vào Giống Phân bón (NPK) Thuốc bảo vệ thực vật 3. Thủy lợi phí SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 11. Mức thu nhập gia đình Ông/Bà giảm đi bao nhiêu % so với trước khi có dự án? Mức thu nhập giảm khoảng 20% 40% 60% 80% 100% >100% 12. Mức thu nhập gia đình Ông/Bà tăng lên bao nhiêu % so với trước khi có dự án? Mức thu nhập tăng khoảng 20% 40% 60% 80% 100% >100% 13. Ông/Bà vui lòng đánh giá mức độ hài lòng về hiệu quả dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Ý Kiến 1 2 3 4 5 Thu nhập cho người dân tăng lên sau khi có dự án Năng suất cây trồng tăng lên sau khi có dự án Dự án làm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn Dự án làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp Dự án tạo thêm việc làm cho người dân 14. Xin Ông/Bà cho biết ý kiến của mình về dự án Trạm bơm tưới Tây Toàn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_my_hanh_0023.pdf
Luận văn liên quan