Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam

Qua những phân tích ở phần trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam không đạt hiệu quả, mặc dù doanh thu không ngừng tăng lên mỗi năm, tuy nhiên mức tăng đó là không nhiều. Lợi nhuận của công ty chỉ đạt hiệu quả cao vào năm 2012, những tháng đầu năm 2013 tình hình công ty có những chuyến biến không tốt khi công ty bị lỗ 185 triệu đồng. Điều này là do khoảng thời gian gần đây công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành dược, nguồn vốn của công ty cũng không không lớn mạnh chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, việc huy động nguồn vốn từ các ngân hàng luôn gặp khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, số lượng sản phẩm bán ra có tăng nhưng với mức tăng không cao, thêm vào đó công ty cũng không thể tăng giá lên cao do phải chịu sự cạnh tranh và các quy định của Bộ Y tế, giá nhập khẩu các nguyên liệu cũng tăng cao. Công ty tập trung quá nhiều vào việc quảng cáo, quảng bá một cách ào ạt dẫn đến chi phí đẩy lên cao.

doc54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3947 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đạt được kết quả kinh doanh nhất định. Trong doanh nghiệp, có các loại chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để doanh thu có thể gia tăng thì tất nhiên phải kéo theo sự gia tăng của chi phí, nhưng nếu chi phí tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thì sẻ giúp công ty đạt được lợi nhuận cao. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp doanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích biến động chi phí qua các năm là đi xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xác định rõ mức độ tăng giảm của chi phí Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2012/ 2011 06 tháng 2012/ 06 tháng 2013 +/- % +/- % Giá vốn hàng bán 4.891 8.384 3.445 4.254 3.493 71,42 809 23,48 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.968 2.595 1.101 1.461 627 31,86 360 32,70 Chi phí tài chính - - - - - - - - Chi phí khác 0 1 1 0 1 - (1) - Tổng chi phí 6.859 10.980 4.547 5.715 4.121 60,08 1.168 25,69 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam Số liệu bảng 4.4 cho ta thấy tổng chi phí luôn tăng lên, năm 2011 là 6.859 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 10.980 triệu đồng, tương ứng tăng 60,08%. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng chi phí cũng tăng lên 5.715 triệu đồng, tăng 1.168 triệu đồng, tăng 1.168 triệu đồng, tương ứng tăng 25,69%. Tổng chi phí của công ty tăng lên chủ yếu là do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Trong tổng chi phí thì chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ cao. Chi phí này được hình thành từ các khoản mục như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác. 4.2.1 Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán luôn tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể năm 2011 là 4.891 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 8.384, tăng 3.493 triệu đồng, tăng 71,42%. Sáu tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng lên 4.254 triệu đồng, tăng 809 triệu đồng, tương ứng tăng 23,48% so với 6 tháng đầu năm 2013. Giá vốn tăng qua hàng năm là do trong những năm gần đây hoạt động sản xuất được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường của thị trường. Vì vậy , chi phí khấu hao tài sản cố định tăng, số lượng nguyên liệu sản xuất tăng mạnh để đáp ứng sự phát triển sản xuất của công ty. Giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao qua các năm do nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các công ty nước ngoài như các dược chất: Glycerin, Solium dihydrophosphat, Menthol, Polyvinylpyrrolidon, Acid clohydric, Vaselin, Dinatri hydrophosphat, Acid citric monohydrate, Vitamin E, Vitamin A, Linh Chi, Dầu olive, Tinh dầu bạc hà, … do đó nguồn nguyên liệu của công ty không thể nào tự chủ được và phải phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác. Một nguyên nhân nữa là trong khoảng thời gian gần đây công ty thực hiện chính sách nâng lương cho công nhân theo từng năm, thực hiện đầy đủ các chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đồng thời chi khám sức khỏe định kỳ cho 100% công nhân, do đó chi phí cho nhân công tại đây cũng tăng lên cao. Các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, … sử dụng cho phân xưởng sản xuất cũng tăng cao theo giá thị trường nên góp phần đẩy chi phí giá vốn hàng bán tăng lên. Bảng 4.5 BẢNG GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Nguyên liệu Nguồn gốc Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 06 tháng 2013 Dinatri hydrophosphat Guangdong-TQ Chai (C/500g) 28.1 29.4 33.0 Acid citric monohydrat Xilong-TQ Chai (C/500ml) 23.6 24.3 31.9 Nước tinh khiết Việt Nam Lít 1.4 1.7 2.2 Polyvinylpyrrolidon Trung Quốc Chai (C/500g) 435.9 487.3 572.0 Glycerin Mã Lai Lít 21.5 26.8 33.0 Kali Guangdong-TQ Chai (C/500g) 45.8 62.8 84.7 Cồn 700 Việt Nam Lít 7.6 13.9 16.5 Nước oxy già H2O2 Xilong-TQ Chai (C/500ml) 27.7 29.7 34.1 Acid clohydric Merck- Đức Lít (C/1lít) 289.3 323.7 379.5 Cồn 900 Việt Nam Lít 9.6 16.6 20.9 Solium dihydrophosphat Trung Quốc Chai (C/500g) 25.8 27.3 38.5 Vaselin Đức PE/kg 40.6 45.3 64.9 Menthol Merck- Đức Chai (C/1lít) 260.7 280.8 330.0 Methyl salicylat Guangdong-TQ Chai (C/25g) 29.0 36.6 48.4 Camphor Ý PE/kg 381.2 366.3 423.5 Benzoyl peroxide Xilong-TQ Chai (C/500ml) 66.5 71.5 88.0 Nguyên liệu Nguồn gốc Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 06 tháng 2013 Propylen glycol Mỹ Kg 645.8 625.2 980.0 Vitamin E Đức Kg 990.350 1.109.250 1.450.000 Vitamin B3 Trung Quốc Kg 910.350 1.041.250 1.190.000 Vitamin A Mỹ Kg 865.200 975.600 1.200.000 Vitamin B5 Pháp Kg 112.200 911.064 1.650.000 Hydroquinone Trung Quốc Chai(C/25g) 283.5 284.2 350.0 Linh Chi Hàn Quốc Kg 461.3 571.7 750.0 Acid Salycilic Guangdong-TQ Chai (C/500ml) 42.0 25.2 55.0 Catyl alcohol Mã Lai Bao (B/25kg) 652.9 580.9 867.0 Propylenglycol Singgapore Lít 31.3 30.4 38.5 Hồ tinh bột Xilong-TQ Chai (C/500g) 48.9 39.5 66.0 Dầu olive Úc Cal/1lít 61.1 65.3 72.6 Acid stearic Mã Lai Kg 220.6 190.5 253.0 Tween 80 Trung Quốc Chai (C/500ml) 56.3 56.2 66.0 Aloe vera Mỹ Chai 87.6 89.4 110.0 Acid lactic Xilong-TQ Chai (C/25g) 74.6 77.8 105.0 NaCl Việt Nam Chai (500 ml) 55.3 66.7 79.2 Tinh dầu bạc hà Trung Quốc Lít 9.6 9.8 11.3 Tinh dầu tràm Trung Quốc Cal/lít 245.3 276.8 324.5 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam 4.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí bán hàng, chi tiền lương nhân viên, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho văn phòng, chi phí tiếp khách … Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011 là 1.968 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 2.595 triệu đồng, tăng 627 triệu đồng, tương ứng tăng 31,86% so với năm 2011. Và chỉ 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này đã tăng lên 360 triệu đồng, tăng 32,70% so với 6 tháng đầu năm 2012 (1.101 triệu đồng). Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao là do trong khoảng thời gian gần đây chi phí lương nhân viên, chi phí văn phòng phẩm cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước tăng và một số chi phí khác tăng do trượt giá. Ngoài ra, để công tác quản lý tốt hơn Công ty đã trang bị thêm phần mềm kế toán giúp cho công tác kế toán được thực hiện thuận tiện hơn, nhanh chóng và chính xác hơn … Cùng với việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ, công ty luôn có chính sách đãi ngộ hấp dẫn bằng tiền lương cao, đào tạo nhân viên cùng các chính sách khác để thu hút và giữ chân những người tài giỏi nên đã làm cho chi phí quản l1y doanh nghiệp tăng lên trong khoản thời gian gần đây. Chi phí này tăng là một điều không tốt cho nên công ty cần xem xét lại tính hợp lý trong việc chi tiêu của từng bộ phận để tìm ra giải pháp tiết kiệm nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty. 4.2.3 Chi phí khác: trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 không phát sinh, năm 2012 khoản chi này phát sinh 1 triệu đồng, tuy khoản chi này rất là nhỏ nhưng việc có khoản chi này cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng lên lợi nhuận của công ty. Trong những năm gần đây công ty không phát sinh khoản chi phí tài chính đây cũng là một điều tốt cho công ty vì có thể giúp cho lợi nhuận công ty tăng lên. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY Lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng thể hiện kết quả của các chính sách, biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc phân tích lợi nhuận giúp cho công ty đánh giá được đầy đủ chất lượng các hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 4.6 LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 ĐẦU NĂM THÁNG 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2012/ 2011 06 tháng 2012/ 06 tháng 2013 +/- % +/- % Lợi nhuận gộp 1.973 2.763 1.059 1.235 790 40,04 176 16,62 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5 168 (42) (226) 163 3.260 - - Lợi nhuận khác 5 34 17 41 29 580 24 141,18 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10 202 (25) (185) 192 1.920 - - Lợi nhuận sau thuế 8,25 166,65 (25) (185) 158 1.920 - - Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam Số liệu từ bảng 4.5 cho ta thấy lợi nhuận gộp của công ty đang tăng, năm 2011 là 1.973 triệu đồng, sang năm tăng lên 2.763 triệu đồng, tăng 790 triệu đồng, tương ứng tăng 40,04% so với năm 2011. Trong năm 2012 do số lượng bán ra tăng cao cũng như là mức giá bán tăng nên đã đẩy doanh thu tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán đang cao hơn tốc độ tăng lên của doanh thu cho nên công ty nên xem xét lại vấn đề này. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong năm 2012 cũng tăng lên khá cao tăng lên 168 triệu đồng, tăng 163 triệu đồng, tương ứng tăng 3.260%, một mức tăng thật ấn tượng. Kết quả kinh doanh tăng mạnh nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 166,65 triệu đồng, tăng ứng tỷ lệ tăng 1.920%. Doanh thu tăng cộng với việc khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Do 6 tháng đầu năm 2012 số lượng bán ra không nhiều (330.209 chai), trong khi cả năm 2012 bán được 770.438 chai, cùng với đó là giá vốn tăng cao, chi phí tăng nên đã làm cho lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 âm 25 triệu đồng. Sáu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.235 triệu đồng, tăng 176 triệu, tương ứng tăng 16,62% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước, tuy nhiên các khoản chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên với tốc độ cao hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty âm 226 triệu đồng, việc lợi nhuận này âm đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty âm 185 triệu đồng. Đây là một tín hiệu không mấy tốt cho công ty, hi vọng rằng khoảng thời gian từ đây đến cuối năm công ty sẽ có các chính sách, kế hoạch để đưa công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn như trong năm 2012 Một khoản mục cũng góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên là lợi nhuận khác, mặc dù phần lợi nhuận này chỉ chiếm một phần nhỏ và không phải là thu nhập chính của công ty. Lợi nhuận khác của công ty năm 2011 là chỉ là 5 triệu đồng, sang năm 2012 khoản lợi nhuận này là 34 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 đạt mức 41 triệu đồng. Nhìn chung trong năm 2012 công ty cũng gặp khó khăn nhưng công ty đã vượt qua được, và 6 tháng đầu năm 2013 các khoản chi phí tăng cao trong khi doanh thu tăng lên không nhiều nên đã làm cho lợi nhuận của công ty âm. Công ty nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, không thể để trình trạng này xảy ra liên tục như thế. 4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN Bảng 4.7 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 So sánh 2012/ 2011 06 tháng 2012/ 06 tháng 2013 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng 6.867 11.148 4.505 5.489 4.281 62,34 984 21,84 Các khoản giảm trừ 3 1 1 - (2) (66,67) - - Giá vốn hàng bán 4.891 8.384 3.445 4.254 3.493 71,42 809 23,48 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.968 2.595 1.101 1.461 627 31,86 360 32,70 Thu nhập khác 5 35 18 41 30 600 23 127,78 Chi phí khác 0 1 1 0 1 - - - Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam Gọi Q là lợi nhuận, Q2011 là lợi nhuận năm 2011; Q2012 là lợi nhuận năm 2012; Q06/2012 là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012; Q06/2013 là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 a là doanh thu bán hàng; a2011 là doanh thu bán hàng năm 2011; a2012 là doanh thu bán hàng năm 2012; a06/2012 là doanh thu bán hàng năm 2012; a06/2013 là doanh thu bán hàng năm 2013 b là các khoản giảm trừ; b2011 là các khoản giảm trừ năm 2011; b2012 là các khoản giảm trừ năm 2012; b06/2012 là các khoản giảm trừ năm 2012; b06/2013 là các khoản giảm trừ năm 2013 c là giá vốn hàng bán; c2011 là giá vốn hàng bán năm 2011; c2012 là giá vốn hàng bán năm 2012; c06/2012 là giá vốn hàng bán năm 2012; c06/2013 là giá vốn hàng bán năm 2013 d là chi phí quản lý kinh doanh; d2011 là chi phí quản lý kinh doanh 2011; d2012 là chi phí quản lý kinh doanh năm 2012; d06/2012 là chi phí quản lý kinh doanh năm 2012; d06/2013 là chi phí quản lý kinh doanh năm 2013 e là thu nhập khác; e2011 là thu nhập khác 2011; e2012 là thu nhập khác năm 2012; e06/2012 là thu nhập khác năm 2012; e06/2013 là thu nhập khác năm 2013 g là chi phí khác; g2011 là chi phí khác 2011; g2012 là chi phí khác năm 2012; g06/2012 là chi phí khác năm 2012; g06/2013 là chi phí khác năm 2013 Ta có : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ – giá vốn hàng bán – chi phí quản lý doanh nghiệp Q2011 = a2011 - b2011 - c2011 - d2011 = 6.867 – 3 – 4.891 – 1.968 = 5 Q2012 = a2012 - b2012 - c2012 - d2012 = 11.148 – 1 – 8.384 – 2.595 = 168 Q06/2012 = a06/2012 - b06/2012 - c06/2012 - d06/2012 ) = 4.505 – 1 – 3.445 – 1.101 = -42 Q06/2013 = a06/2013 - b06/2013 - c06/2013 - d06/2013 = 5.489 – 0 – 4.254 – 1.461 = -226 4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011: Vậy: rQ = Q2012 – Q2011 = 168 – 10 = 163 Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 của công ty tăng 163 triệu đồng, là do ảnh hưởng bởi các nhân tố: Nhân tố doanh thu bán hàng: ra = a2012 – b2011 – c2011 – d2011 – (a2011 – b2011 – c2011 – d2011) = a2012 – a2011 = 11.148 – 6.867 = 4.281 Đây là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận, khi doanh thu bán hàng tăng sẽ làm lợi nhuận trước thuế của công ty tăng và ngược lại khi doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm theo. Do doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 4.281 triệu đồng so với năm 2011 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 4.281 triệu đồng Nhân tố các khoản giảm trừ: rb = a2012 – b2012 – c2011 – d2011 – (a2012 – b2011 – c2011 – d2011) = -b2012 + b2011 = -1 + 3 = 2 Nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều đến doanh thu, khi nhân tố này tăng thì sẽ làm cho doanh thu giảm và dẫn đến lợi nhuận trước thuế sẽ giảm và ngược lại khi các khoản này giảm hoặc không phát sinh thì sẽ làm cho doanh thu tăng, khi doanh thu tăng thì sẽ làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên. Năm 2012 các khoản giảm trừ là 1 triệu đồng, giảm 2 triệu đồng so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 tăng 2 triệu đồng so với năm 2011 Nhân tố giá vốn hàng bán: rb = a2012 – b2012 – c2012 – d2011 – (a2012 – b2012 – c2011 – d2011) = -c2012 + c2011 = -8.384 + 4.891 = -3.493 Đây cũng là chỉ tiêu tác động ngược chiều đến lợi nhuận, khi giá vốn tăng làm cho lợi nhuận giảm và khi giá vốn giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 8.384 triệu đồng, tăng 3.493 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2012 giảm 3.493 triệu đồng so với năm 2011 Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: rb = a2012 – b2012 – c2012 – d2012 – (a2012 – b2012 – c2012 – d2011) = -d2012 + d2011 = -2.595 + 1.968 = -627 Do đây là nhân tố tác động ngược chiều đến lợi nhuận nên khi chi phí này tăng lên đã làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm xuống. Chi phí này năm 2012 là 2.595 triệu đồng, tăng 627 triệu đồng so với năm 2011, vì vậy đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm xuống 627 triệu đồng so với năm 2011 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty năm 2012 so với năm 2011 + Tổng các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 4.283 - Doanh thu bán hàng: + 4.281 - Các khoản giảm trừ: + 2 + Tổng các nhân tố làm giảm lợi nhuận: - 4.120 - Giá vốn hàng bán: - 3.493 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 627 TỔNG CỘNG: = +163 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty 06 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: Vậy: rQ = Q06/2013 – Q06/2012 = -226 – (-42) = -184 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2012 là âm 42 triệu đồng, sang 06 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận này tiếp tục âm 226 triệu đồng, điều này là do ảnh hưởng bởi các nhân tố: Nhân tố doanh thu bán hàng: ra = a06/2013 – b06/2012 – c06/2012 – d06/2012 – (a06/2012 – b06/2012 – c06/2012 – d06/2012) = a06/2013 – a06/2012 = 5.489 – 4.505 = 984 Doanh thu bán hàng 06 tháng đầu năm 2013 là 5.489 triệu đồng, tăng 984 triệu đồng so với 06 tháng đầu năm 2012 cho nên đã giúp cho lợi nhuận của công ty tăng lên 984 triệu đồng. Nhân tố các khoản giảm trừ: ra = a06/2013 – b06/2013 – c06/2012 – d06/2012 – (a06/2013 – b06/2012 – c06/2012 – d06/2012) = -b06/2013 + b06/2012 = 0 + 1 = 1 Sáu tháng đầu năm 2013 các khoản giảm trừ không phát sinh, tuy nhiên nhiên so với 06 tháng đầu năm 2012 thì các khoản giảm trừ giảm 1 triệu đồng, vì vậy nó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 1 triệu đồng. Nhân tố giá vốn hàng bán: ra = a06/2013 – b06/2013 – c06/2013 – d06/2012 – (a06/2013 – b06/2013 – c06/2012 – d06/2012) = -c06/2013 + c06/2012 = -4.254 + 3.445 = -809 Trong 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán là 4.254, so với 6 tháng đầu năm 2012 thì tăng 809 triệu đồng, chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 809 triệu đồng. Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: ra = a06/2013 – b06/2013 – c06/2013 – d06/2013 – (a06/2013 – b06/2013 – c06/2013 – d06/2012) = -d06/2013 + d06/2012 = -1.461 + 1.101 = -360 Chi phí này so với 6 tháng cùng kỳ năm trước cũng đang tăng lên, tăng 360 triệu đồng, nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống 360 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng đầu năm 2012: + Tổng các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 985 - Doanh thu bán hàng: + 984 - Các khoản giảm trừ: + 1 + Tổng các nhân tố làm giảm lợi nhuận: - 1.169 - Giá vốn hàng bán: - 809 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 360 TỔNG CỘNG: = -184 * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác của công ty: Ta có: Lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí khác Tương tư phân tích như trên ta có được: Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 sao với năm 2011: - Thu nhập khác: đây là chỉ tiêu tác động cùng chiều đến lợi nhuận, khi thu nhập này tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên và ngược lại. Năm 2012 thu nhập này là 35 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng so với năm 2011 nên đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 30 triệu đồng. - Chi phí khác: chi phí này trong năm 2011 không phát sinh, sang năm 2012 là 1 triệu đồng, làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1 triệu đồng so với năm 2011. + Nhân tố làm tăng lợi nhuận: - Thu nhập khác: + 30 + Nhân tố làm giảm lợi nhuận: - Chi phí khác: -1 TỔNG CỘNG: + 29 Vậy, lợi nhuận khác của công ty trong năm 2012 tăng 29 triệu đồng so với năm 2011. Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 06 tháng đầu năm 2013 so với 06 tháng đầu năm 2012 - Thu nhập khác: khoản thu này trong 6 tháng đầu năm 2013 là 41 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, nên đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 23 triệu đồng - Chi phí khác: trong 06 tháng đầu năm 2013 khoản chi phí này cũng không phát sinh, nhưng so với 6 tháng đầu năm 2012 thi chi phí này giảm 1 triệu, cho nên nó đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 1 triệu. + Nhân tố làm tăng lợi nhuận: - Thu nhập khác: + 23 - Chi phí khác: + 1 Vậy, lợi nhuận khác của công ty trong 06 tháng đầu năm 2013 tăng 24 triệu đồng so với 06 tháng đầu năm 2012 Bảng 4.8 TỔNG HỢP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2012/ 2011 06 tháng 2012/ 06 tháng 2013 Tăng lợi nhuận Giảm lợi nhuận Tăng lợi nhuận Giảm lợi nhuận Doanh thu bán hàng 4.281 - 984 - Các khoản giảm trừ 2 - 1 - Giá vốn hàng bán - 3.493 - 809 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 627 - 360 Thu nhập khác 30 - 23 - Chi phí khác - 1 1 - Tổng cộng 4.313 4.121 1.009 1.169 Nguồn: phân tích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm đều có sự biến động và thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng lên của lợi nhuận qua từng năm, từ đó có sự đánh giá đúng đắn, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty, và có các biện pháp kinh doanh thích hợp cho kỳ sau. 4.5 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt của hoạt động kinh doanh. Bảng 4.9 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2012/ 2011 6T 2013/ 6T 2013 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 8,25 166,65 (25) (85) 158,40 - Tổng doanh thu Triệu đồng 6.872 11.183 4.523 5.530 4.311 1.007 Tổng tài sản Triệu đồng 9.995 10.651 11.387 10.498 656 (889) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 7.295 7.462 7.271 7.276 167 5 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng doanh thu % 0,12 1,49 (0,55) (3,35) 1,37 - Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản % 0,08 1,56 (0,22) (1,76) 1,48 - Tỷ suất lợi nhuận /Vốn chủ sở hữu % 0,11 2,23 (0,34) (2,54) 2,12 - Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào công thức đã trình bày ở chương 2 và số liệu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.5.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi đối với toàn bộ tài sản của công ty. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 0,08%, năm 2012 tỷ số này tăng lên 1,56%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 1,56 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng cao là do trong năm 2012 tốc độ lợi nhuận của công ty tăng cao. Tổng tài sản trong năm chỉ tăng 6,65% trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận là 1.920%. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2012 do tổng tài sản của công ty tăng lên khá cao, và lợi nhuận của công ty lại âm nên đã làm cho tỷ số này âm 0,22%. Đây là một điều không tốt với công ty. Điều này là do các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả người bán của công ty tăng cao, vì khi ký hợp đồng mua các nguyên liệu công ty phải trả tiền trước cho đối tác rồi sau đó mới nhập nguyên liệu về, lượng hàng tồn kho của công ty cũng rất là lớn, một phần là do hàng tồn từ năm trước chuyển sang, công ty cũng tích cực trang bị lại hệ thống máy móc thiết bị sản xuất nên đã đẩy giá trị tài sản cố định hữu hình tăng lên và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tổng tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 cao hơn cuối năm 2012. Nhưng đến khoản cuối năm 2012 do công ty nhập nguyên liệu về nên các khoản phải trả cho người bán giảm xuống cùng với đó là lượng hàng bán ra gia tăng nên đã làm lợi nhuận của công ty tăng lên và làm cho tỷ số này tăng cao vào cuối năm. Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số này cũng không được tốt khi âm 1,76%, điều này là do trong khoảng thời gian này các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều, tuy có giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 201, việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty cũng tăng cao. Việc đầu tư vào tài sản cố định trong thời gian gần đây đã làm một phần ROA giảm, nhưng vấn đề này thực sự không đáng lo ngại vì tài sản cố định khó có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng ngay sau khi được đầu tư. Nhưng việc các khoản phải thu và hàng tồn kho nhiều thực sự là vấn đề cần xem xét, nhất là đối với hàng tồn kho vì chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc hàng tồn kho tăng cao là do chi phí mua nguyên liệu của công ty ngày càng cao, chủ yếu là nhập khẩu từ các công ty nước ngoài và số lượng bán ra cũng không được nhiều nên dẫn đến giá trị hàng tồn kho luôn tăng cao qua các năm 4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ ra khả năng sinh lợi từ nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty. Tỷ suất ROE năm 2011 là 0,11% sang năm 2012 tỷ suất này tăng lên 2,23%, tăng 2,12% so với năm 2011, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu trong năm 2012 thì tạo ra được 2,23 đồng lợi nhuận, tăng 2,12 đồng so với năm 2011. Tỷ suất này tăng cao trong năm 2012 là do trong năm này lợi nhuận của công ty cao. Điều này cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn của mình vào việc kinh doanh khá là hiệu quả. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do lợi nhuận của công ty âm nên dẫn đến tỷ suất này âm. Việc đầu tăng vốn chủ sở hữu vào khoảng thời gian này chưa thật sự mang lại hiệu quả. 4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu nói lên cứ 100 đồng doanh thu mang lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số ROS năm 2011 là 0,12%, nghĩa là trong năm này 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,12 đồng lợi nhuận, sang 6 tháng đầu năm 2012, tỷ số này co sự chuyển biến lớn khi bị âm 0,55%, nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2012 chi phí tăng nhưng do doanh thu tăng lên không thật sự cao nên không thể bù đắp lại các khoản chi phí. Nhưng đến cuối năm 2012 tỷ số này đạt 1,49%, tăng 1,37% so với năm 2011, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 1,49 đồng lợi nhuận, trong khoảng thời gian cuối năm công ty rất tích cực trong việc sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nên đã làm cho số lượng bán ra khá là nhiều. Sáu tháng đầu năm 2013 lại có sự chuyển biến không thật sự tốt, khi tỷ số ROS âm 3,35%, tỷ số này giảm rất là nhiều so với 6 tháng cùng kỳ năm trước, điều này có nghĩa là chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, doanh thu không bù nổi phần chi phí tăng thêm dẫn tới doanh nghiệp kinh doanh đang bị thua lỗ, do công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành, cùng với là giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đó số lượng bán ra lại không được nhiều, các khoản chi phí cho các hoạt động marketing nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả đã làm cho lợi nhuận của công ty âm khá là nhiều. Tỷ số này cho thấy Công ty nên đưa ra biện pháp tích cực hơn nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, vì có như thế mới dẫn tới lợi nhuận kinh doanh tăng lên giúp cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải có biện pháp nhằm giải thiểu các khoản chi phí để đạt lợi nhuận tối đa. Qua các phân tích ROA, ROS, ROE cho thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty không khả quan, lợi nhuận mang về hàng năm là rất ít cho nên các tỷ số ROA, ROS, ROE rất thấp. Do tình hình chung của nền kinh tế nước ta hiện nay rất khó khăn, vì thế công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Hoạt động kinh doanh với số vốn chủ sở hữu trên 7 tỷ đồng được tính vào cuối năm là con số mang tính thời điểm, là con số danh nghĩa không cho ta thấy được sự vận động của vốn chủ sở hữu trong những năm trước, kinh tế khó khăn kéo theo hoạt động kinh doanh cũng khó khăn trong khi đó công ty không vay vốn được từ ngân hàng để phục vụ sản xuất buộc các cổ đông trong công ty phải tăng vốn nhằm giúp công ty không đóng cửa, đưa công ty sang giai đoạn hoạt động cầm chừng vì nếu đóng cửa thì có thể sẽ mất hết vốn vì vốn công ty được biểu hiện bằng tài sản, nếu công ty đóng cửa khi thanh lý tài sản thì khó có thể bán tài sản bằng với giá trị khi mua vào, cho nên công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam chọn cách hoạt động cầm chừng để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, chấp nhận lợi nhuận thấp nhằm chờ đợi nền kinh tế khôi phục và cơ hội trong thời gian sắp tới. 4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp chiếm thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn. Đối với công ty, công nợ phát sinh chủ yếu trong ngắn hạn. Khi phân tích cần phải xác định được các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý (đó là những khoản nợ còn đang trong thời hạn trả nợ, chưa hết hạn thanh toán). Doanh nghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợ đã hết hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật thanh toán. Bảng 4.10 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2012/ 2011 6T 2013/ 6T 2013 Tồng các khoản phải thu ngắn hạn Triệu đồng 2.093 1.302 3.036 2.277 (791) (759) Tổng số khoản phải trả ngắn hạn Triệu đồng 3.189 2.700 4.116 3.222 (489) (894) Doanh thu thuần Triệu đồng 6.864 11.147 4.504 5.489 4.283 62,40 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả % 65,63 48,22 73,76 70,67 (17,41) (3,09) Vòng quay các khoản phải thu Vòng 3,28 8,56 1,48 2,41 5,28 0,93 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 110 42 243 149 (68) (94) Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào công thức đã trình bày ở chương 2 và số liệu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.6.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phả trả trong ngắn hạn: Để đánh giá rõ tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào. Qua bảng phân tích tình hình công nợ (bảng 4.7), ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả đamg có xu hướng giảm. Năm 2011 tỷ số này là 65,63%, sang năm 2012 là 48,22% giảm 17,41%, điều này là do các khoản phải thu giảm mạnh, giảm 37,79% trong khi đó các khoản phải trả ngắn hạn giảm 15,33%. Sáu tháng đầu năm 2012 tỷ số này khá cao 73,76% là do các khoản phải thu tăng cao, sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số này cũng vào khoảng 70,67% giảm đôi chút so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 3,09%, các khoản phải thu giảm 25%, trong khi các khoản phải trả giảm 21,72%. Nhìn chung các khoản phải thu của công ty còn khá là cao, tuy nhiên tỷ lệ này qua 2 năm và 6 tháng đầu năm 2013 đều thấp hơn 100% thể hiện số vốn công ty đi chiếm dụng của các đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Nhưng các khoản công ty đang chiếm dụng hiện nay chủ yếu đến từ các khoản phải trả phải nộp khác như các khoản tiền bảo hiểm chưa nộp vào ngân sách nhà nước, đây là một điều không thật sự tốt cho nên công ty sớm hoàn thành nghĩa vụ này để tránh những vi phạm pháp lý sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín công ty. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các số liệu trên bảng cân đối kế toán thì chưa thể đánh giá chính xác được mà cần phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá một cách khách quan, chính xác. 4.6.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Chỉ tiêu này có thể hiểu là tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền trong một năm tài chính. Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 1.302 triệu đồng, giảm 791 triệu đồng so với năm 2011, cùng với đó là việc doanh thu trong năm này tăng lên nên đã làm cho vòng quay các khoản phải thu giảm còn 8,56 vòng, giảm 5,28 vòng so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2012 do doanh thu tăng lên không nhiều và các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao nên làm cho các khoản phải thu trong khoảng thời gian này chỉ là 1,48 vòng, đến 6 tháng đầu năm 2013 tuy doanh thu tăng lên không thật sụ cao nhưng việc các khoản phải thu ngắn hạn giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã làm tỷ số này tăng lên đôi chút, tăng lên 2,41 vòng, tăng 0,93 vòng. Việc các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm điều này cho thấy công ty đang rất tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ của mình, tuy nhiên các khoản thu này cũng còn tương đối nhiều. Cuối năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 1.302 triệu đồng, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 là 2.277 triệu đồng, như vậy các khoản phải thu này đang có thể tăng lên, cong ty nên xem xét lại vấn đề này để tránh công ty có thể sẽ lâm vào tình trạng bị ứ đọng vốn và không đảm bảo an toàn cho vốn sản xuất của mình. 4.6.3 Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Năm 2011 để thu hồi được khoản nợ công ty phải mất 110 ngày, nhưng sang năm 2012 công ty chỉ mất 42 ngày là có thể thu hồi được các khoản nợ, điều này là các khoản phải thu trong năm này giảm dễn đến vòng quay các khoản phải thu tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2013 công ty phải mất 149 ngày mới thu hồi được các khoản nợ, tuy có giảm hơn 6 tháng đầu năm 2012 (243 ngày) nhưng khoản thời gian này là khá lâu. Vì thế công ty nên có các chính sách, biện pháp thu hồi các khoản thu này nhanh hơn để tránh tình trạng nguồn vốn bị ứ đọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống, tuy nhiên công ty cũng đang rất cố gắng đưa công ty của mình vượt qua khó khăn hiện nay, bằng chứng là việc doanh thu luôn tăng lên, các khoản nợ của công ty cũng đang có chuyển biến tốt khi so sánh qua các thời kì, tuy không nhiều nhưng đó là những cố gắng của từng cá nhân trong công ty và những cố gắng này thật sự đáng được ghi nhận. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI Qua những phân tích ở trên ta thấy được, trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như nhiện nay nhưng công ty vẫn cố gắng đứng vũng, doanh thu qua các năm, các khoản phải thu có giảm xuống. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty trong thời gian gần đây lại giảm xuống và bị lỗ 185 triệu đồng, mặc dù số lượng bán ra có tăng, nhưng do chi phí đầu vào tăng cao, cũng như là việc công ty đầu ty nhiều vào việc quảng bá, quảng cáo sản phẩm nhưng chưa mang lại hiệu quả cao và điều này làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao dẫn đến lợi nhuận của công ty bị lỗ. Lượng hàng tồn kho của công ty vẫn còn khá cao, các khoản phải thu tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn nhiều, nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh chưa mang lại hiệu quả. Các khoản phải trả phải nộp khác vẫn còn nhiều chủ yếu là do nợ các khoản tiền bảo hiểm chưa nộp vào ngân sách nhà nước, điều này cũng do là công ty hoạt động chưa được hiệu quả nên công ty chưa có kinh phí để đóng các khoản bảo hiểm. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY 5.2.1 Sử dụng tốt nguồn vốn: Vốn là yếu tố quan trọng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các công ty mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Yêu cầu đặt ra đối với công ty là cần phải có sự quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và ngày càng phát triển vững mạnh. Để đạt được điều đó, công ty cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, ban hành các quy định về quản lý tiền vốn, quy chế về hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh, thực hành tiết kiệm. Thường xuyên phân tích đánh giá công tác quản lý vốn và hiệu quả sử dụng đồng vốn, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn để đề ra các biện pháp kịp thời khắc phục và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Công ty cần phải chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong kinh doanh tránh gây tổn thất cho nguồn vốn của doanh nghiệp để giảm thấp nhất thiệt hại về vốn như: mua bảo hiểm tài sản cố định, lập quỹ dự phòng tài chính... Để giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn, công ty cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ các công nợ của công ty, có kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán một cách rõ ràng, thời gian thanh toán phải cụ thể đối với khách hàng. Mặt khác, công ty cần có mức chiết khấu phần trăm khi khách hàng thanh toán trước thời hạn. 5.2.2 Giảm các khoản phải thu: Để quá trình thu hồi các khoản nợ của công ty được tốt hơn, công ty nên có các hình thức chiết khấu, khuyến mãi cho các khách hàng thanh toán sớm cho công ty. Công ty cũng cần có các chính sách khen thưởng cho các nhân viên đi thu hồi các khoản nợ. Việc các khoản phải thu của công ty được thực hiện tốt sẽ giúp cho công ty bổ sung được nguồn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng gây khó khăn về tài chính cho công ty. 5.2.3 Tăng cường vốn cho Công ty bằng cách vay vốn ngân hàng: Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu việc dựa vào nguồn vốn này kinh doanh cũng là một điều tốt, điều này chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ về vốn kinh doanh, tuy nhiên việc công ty dựa quá nhiều vào nguồn vốn chủ sở hữu có thể xảy ra nhiều rủi ro cho công ty, do đó công ty cũng nên có các khoản vốn lưu động, vốn vay để hỗ trợ tốt hơn cho việc kinh doanh cũng như là giúp công ty có thể trang trãi được các chi phí, vì thế công ty nên đưa ra các chính sách, kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể ở từng thời điểm để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư. 5.2.4 Kiểm soát tốt các khoản chi phí: Công ty nên tìm các nhà cung ứng thích hợp và lập ra các kế hoạch sử dụng các nguyên liệu, ký kết các hợp đồng với các đối tác trong dài hạn, chọn mua hàng ở những công ty có giá bán ổn định từ đó có thể giảm được các khoản chi phí nguyên liệu đầu vào. Công ty nên mua hàng với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng chiết khấu. Công ty nên tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được với giá ưu đãi. Công ty cũng cần dự báo tình hình biến động của giá cả nguyên liệu để có kế hoạch dự trữ và mua hàng hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu. Công ty nên xây dựng, hoàn chỉnh các định mức về chi phí như: chi phí dùng cho hoạt động quả cáo, quảng bá hình ảnh sản phẩm, chi phí dùng cho các dụng cụ văn phòng, chi phí phí bán hàng, chi phí điện nước hay chi phí tiếp khách và thường xuyên tổ chức, đánh giá rà soát lại hệ thống định mức. Kịp thời phát hiện những định mức không còn phù hợp, đề xuất với lãnh đạo để có phương án giải quyết, điều chỉnh lại định mức cho phù hợp nhằm chống lãng phí, tiết kiệm được chi phí. Công ty cũng không nên tăng lương và thưởng liên tục vì khi đó sẽ dẫn đến chi phí trong công ty sẽ tăng lên rất nhanh, khó kiểm soát và kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ giảm xuống. Vì vậy để có thể thu hút và giữ chân người tài, công ty phải tạo được môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, tạo cơ hội phát triển cho các nhân viên, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, ràng buộc lâu dài giữa nhân viên và công ty. 5.2.5 Đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm: Để đẩy mạnh doanh thu thì công ty cũng cần xem xét các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động để làm giảm bớt chi phí giá vốn và làm giảm giá thành nhằm làm giảm giá bán. Từ đó tăng số lượng sản phẩm bán ra sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu. Muốn tăng số lượng bán ra thì công ty cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn và để giữ chân khách hàng của mình thì công ty cần xây dựng cơ chế giá hợp lý thông qua các hình thức như chiết khấu thương mại. Như là công ty sẽ chiết khấu 1% – 2% trên hóa đơn thương mại cho khách hàng, và đưa ra giá ưu đãi với các khách hàng lâu năm và có uy tín như công ty sẽ áp dịnh mức giá thấp hơn giá bán cho các khách hàng này. Và công ty phải giữ được lòng tin và uy tín với khách hàng như: giao hàng đúng loại, đúng thời gian, đùng chất lượng, … CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua những phân tích ở phần trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam không đạt hiệu quả, mặc dù doanh thu không ngừng tăng lên mỗi năm, tuy nhiên mức tăng đó là không nhiều. Lợi nhuận của công ty chỉ đạt hiệu quả cao vào năm 2012, những tháng đầu năm 2013 tình hình công ty có những chuyến biến không tốt khi công ty bị lỗ 185 triệu đồng. Điều này là do khoảng thời gian gần đây công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành dược, nguồn vốn của công ty cũng không không lớn mạnh chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, việc huy động nguồn vốn từ các ngân hàng luôn gặp khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, số lượng sản phẩm bán ra có tăng nhưng với mức tăng không cao, thêm vào đó công ty cũng không thể tăng giá lên cao do phải chịu sự cạnh tranh và các quy định của Bộ Y tế, giá nhập khẩu các nguyên liệu cũng tăng cao. Công ty tập trung quá nhiều vào việc quảng cáo, quảng bá một cách ào ạt dẫn đến chi phí đẩy lên cao. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nhà nước: Ban hành chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của ngành dược Việt Nam, hỗ trợ các công ty dược trong việc nhập khẩu nguyên liệu. Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh nghành dược phẩm Kiểm soát bình ổn giá cả, tiến hành thanh tra các mặt hàng dược, ngăn chặn các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ kịp thời, điều này sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn và có thể vượt qua được khó khăn, như các công ty cần vốn thì được Nhà nước tạo điều kiện trong việc tiếp cận các nguồn vốn và được vay vốn với lãi suất ưu đãi 6.2.2 Đối với công ty: Công ty nên lập một kế hoạch cụ thể cho hoạt động marketing của mình như các định mức về chi phí quảng cáo, hoạt động tham gia các hội nghị, chi phí tiếp khách một cách rõ ràng, minh bạch để có thể giúp công ty hạn chế được sự tăng lên của chi phí. Xây dựng nguồn nguyên liệu sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất dược phẩm, để không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Công ty cần đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu, tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên của công ty được nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn. Công ty phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, phân tích về tình hình sử dụng nguồn vốn từ đó sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định tốt hơn. PHỤ LỤC BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.867 11.148 4.505 5.489 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3 1 1 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 6.864 11.147 4.504 5.489 Giá vốn hàng bán 11 4.891 8.384 3.445 4.254 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 1.973 2.763 1.059 1.235 Doanh thu hoạt động tài chính 21 - - - - Chi phí tài chính 22 - - - - - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - - - - Chi phí bán hàng 24 - - - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.968 2.595 1.101 1.461 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20+(21-22)-(24+25)) 30 5 168 (42) (226) Thu nhập khác 31 5 35 18 41 Chi phí khác 32 - 1 1 - Lợi nhuận khác ( 40= 31-32) 40 5 34 17 41 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 10 202 (25) (185) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1,75 35,35 - - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52) 60 8,25 166,65 (25) (185) Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 -  -  -  -  BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 TÀI SẢN A- Tài sản ngắn hạn (100 = 110+120+130+140+150) 100 7.127 7.732 8.465 7.469 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (111+112) 110 369 385 448 399 1. Tiền 111 369 385 448 399 2. Các khoản tương đương 112 - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 - - - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 -  -  -  2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn(*) (2) 129 -  -  -  III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130=131+132+133+134+135+139) 130 1.302 2.093 3.036 2.277 1. Phải thu khách hàng 131 1.216 1.865 1.374 1.934 2. Trả trước cho người bán 132 86 228 1.662 343 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 -  -  -  4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 -  -  -  5. Các khoản phải thu khác 135 -  -  -  6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 -  -  -  IV. Hàng tồn kho (140=141+149) 140 5.365 5.194 4.913 4.663 1. Hàng tồn kho 141 5.365 5.194 4.913 4.663 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 -  -  -  V. Tài sản ngắn hạn khác (150=151+152+154+158) 150 91 60 68 130 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 -  -  100 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 27 40 27 3 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 64 20 41 27 B. Tài sản dài hạn (200 = 210+220+240+250+260) 200 2.868 2.919 2.922 3.029 Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 I. Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211+212+213+218+219) 210 - - - - 1. Phải thu dài hạn khác của khách hàng 211 -  -  -  2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuôc 212 -  -  -  3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 -  -  -  4. Phải thu dài hạn khác 218 -  -  -  5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 -  -  -  II. Tài sản cố định (220=221+224+227+230) 220 2.003 2.061 2.107 2.221 1. Tài sản cố định hữu hình (221=222+223) 221 2.003 2.061 2.107 2.221 -Nguyên giá 222 5.135 5.720 5.492 6.159 - Giá trị hao mòn lũy kế(*) 223 (3.132) (3.659) (3.385) (3.938) 2. Tài sản thuê tài chính (224=225+226) 224 - - - - - Nguyên giá 225 - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế(*) 226 - - - - 3. Tài sản cố định vô hình (227=228+229) 227 - - - - - Nguyên giá 228 - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế(*) 229 - - - - 4. Chi phí xây dựng dở dang 230 - - - - III. Bất động sản (240=241+242) 240 - - - - - Nguyên giá 241 - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 - - - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251+252+258+259) 250 - - - - 1. Đầu tư vào công ty 251 - - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 - - - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn(*) 259 - - - - V.Tài sản dài hạn khác (260=261+262+268) 260 865 858 815 808 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 865 858 815 808 Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 -  -  -  -  3. Tài sản dài hạn khác 268 -  -  -  -  TỔNG TÀI SẢN (270 = 100+200) 270 9.995 10.651 11.387 10.498 NGUỒN VỐN A- Nợ phải trả (300=310+330) 300 2.700 3.189 4.116 3.222 I. Nợ ngắn hạn (310 = 311+312+….319+320) 310 2.700 3.189 4.116 3.222 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán 312 175 101 513 702 3. Người mua trả tiền trước 313 336 286 370 286 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 8 8 17 5 5. Phải trả người lao động 315 - 166 173 202 6. Chi phí phải trả 316 -  -  -  7. Phải trả nội bộ 317 -  -  -  8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 -  -  -  9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 2.181 2.628 3.043 2.027 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn (330=331+332+…336+337) 330 -  -  -  -  1. Phải thu dài hạn người bán 331 -  -  -  -  2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 -  -  -  -  3. Phải trả dài hạn khác 333 -  -  -  -  4. Vay và nợ dài hạn 334 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 -  -  -  -  6. Dự phòng trợ cấp mất việc 336 -  -  -  -  7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 -  -  -  -  B-Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 7.295 7.462 7.271 7.276 I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411+412+..420+421) 410 7.295 7.462 7.271 7.276 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.106 7.106 7.106 7.106 2. Thặng dư vốn cổ đông 412 -  -  -  -  Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 -  -  -  -  4. Cổ phiếu quỹ(*) 414 -  -  -  -  5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 -  -  -  -  6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 -  -  -  -  7. Qũy đầu tư phát triển 417 -  -  -  -  8. Qũy dự phòng tài chính 418 -  -  -  -  9. Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 -  -  -  -  10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 189 356 165 170 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 -  -  -  -  II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430 = 431+432+433) 430 -  -  -  -  1. Qũy khen thưởng, phúc lợi 431 -  -  -  -  2. Nguồn kinh phí 432 -  -  -  -  3. Nguồn kinh phí đó hình thành TSCĐ 433 -  -  -  -  TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) 440 9.995 10.651 11.387 10.498

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen_trong_huu_8316.doc
Luận văn liên quan