Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa -Một bắp ở huyện Bình Tân –Vĩnh Long

Nên sản xuống giống theo phương chăm “đồng loạt, tập trung, né rầy” vì vậy nhu cầu về công lao động để gieo sạ và thu hoạch rất lớn, cho nên cần đẩy mạnh việc sạ lúa theo hàng bằng máy và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Muốn vậy phải chăm só cho cây lúa khỏe không bị đỗ ngã thì việc thu hoạch bằng cơ giới sẽ thuận tiện hơn.

pdf72 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa -Một bắp ở huyện Bình Tân –Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người đưa ra các quyết định trong sản xuất ( như : sử dụng giống nào, bón phân gì, áp dụng kỹ thuật canh tác nào,…) mà các yếu tố này có tác động rất lớn đến năng suất. BẢNG 11: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CHỦ HỘ CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ% Trình độ cấp 1 9 18 Trình đọ cấp 2 32 64 Trình độ cấp 3 9 18 (Nguồn: 50 mẩu điều tra,2008) Theo điều tra thì phần lớn các chủ hộ có trình độ học vấn không cao, cụ thể là trình độ cấp 1 chiếm 18%, trình độ cấp 2 chiếm 64 %( có tỷ lệ cao nhất) và trình độ cấp 3 là 18%. Không có hộ nào có trình độ cao hơn cấp 3 hay có bằng cấp về chuyên ngành trồng trọt. Với mức trình độ này tuy có gây trở ngại nhưng họ cũng có điều kiện tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và đây là một yếu tố rất thuận lợi cho công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Bởi vì chủ hộ có mức trình độ trung bình thì họ sẽ dễ tiếp thu kỹ thuật sản xuất mới. 18% 64% 18% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 HÌNH 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ 50 MẨU ĐIỀU TRA NĂM 2008 4.1.4. Kinh nghiệm sản xuất: BẢNG 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ(%) < 5 năm 5 10 5 – 10 năm 17 34 10 – 15 năm 15 30 15 – 20 năm 4 8 > 20 năm 9 18 (Nguồn: 50 hộ phỏng vấn, 2008) Trong 50 hộ điều tra thì số năm kinh nghiệm sản xuất rất đa dạng, từ dưới 5 năm đến trên 20 năm. Kinh nghiêm là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, tuy nhiên yếu tố kinh nghiệm cũng gây nhiều trở ngại. Thông thường những nông dân có thâm niên canh tác tức là họ có kinh nghiệm trong sản xuất thì họ thường trung thành với kinh nghiệm mà từ chối áp dụng kỹ thuật mới. Đây là một vấn đề rất nan giải, tuy nhiên trường hợp này không phổ biến nhưng không phải là không có. < 5 năm, 10% 5 – 10 năm, 34% 10 – 15 năm, 30% 15 – 20 năm, 8% > 20 năm, 18% HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Nhìn chung số hộ có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm (34%) và từ 10 – 15 năm (30%) là chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy có thể kết luận 50 hộ phỏng vấn có số năm kinh nghiệm ở mức trung bình. 4.2. Tình hình sản xuất của mô hình 2 lúa – 1 bắp ở hai xã Tân Qưới và Thành Lợi: Như đã trình bày thì hai xã Tân Quới và Thành Lợi là hai địa phương sản xuất lúa – bắp tiêu biểu của huyện. BẢNG 13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Chỉ tiêu DT ( ha) NS ( tấn/ha) SL ( tấn) 1) Sản xuất lúa 28,2 6,67 188 + Đông xuân 14,1 7,43 105 + Hè thu 14,1 5,91 83 2) Sản xuất bắp(TĐ) 14,1 2,06 29 (Nguồn: 50 hộ phỏng vấn, 2008) Ghi chú: TĐ : thu đông Căn cứ vào bảng (13) ta thấy năng suất của cả lúa và bắp đều cao hơn mức bình quân của cả huyện, cụ thể năng suất lúa trung bình năm 2008 đạt 6,67 tấn/ha so với 5.7 tấn/ha còn bắp đạt 2,06 tấn/ha so với 2 tấn/ha của cả huyện. Sở dĩ ở hai xã có năng suất cao như vậy là do điều kiện sản xuất rất thuận lợi, có một số nơi nông dân không cần phải trông chờ vào nguồn nước mà nước từ sông Hậu vào ruộng một cách trực tiếp, mặt khác nơi đây được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương trong việc đưa giống mới vào sản xuất và chuyển giao kỹ thuật nên đạt kết quả cao. 4.3. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mô hình: 4.3.1. Phân tích doanh thu bình quân 1ha năm 2008: BẢNG 14: DOANH THU BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Vụ lúa Đông Xuân Vụ lúa Hè Thu Vụ bắp Thu Đông Cả nămChỉ tiêu SL ĐGBQ TT SL ĐGBQ TT SL ĐGBQ TT 1) Lúa 28,5 22,570 51,07 + Lúa hạt 7,43 3,809 28,30 5,91 3,768 22,370 x x x + Phụ phẩm 0,2 0,3 x x x 2) Bắp x x x x x x 31,678 31,678 + Bắp trái x x x x x x 2,1 14,847 31,178 + Phụ phẩm x x x x x x 0,5 Tổng cộng 28,5 22,570 31,678 82,748 (Nguồn: 50 mẩu điều tra, 2008) Ghi chú: SL: sản lượng(tấn); ĐGBQ: đơn giá bình quân(triệu/ha); TT: thành tiền(triệu) Căn cứ vào bảng (14) ta thấy doanh thu bình quân/ha của vụ lúa ĐX là 28,5 triệu/ha cao hơn vụ HT là 22,670 triệu/ha, chênh lệch 5,93 triệu /ha. Đây là con số tuy nhỏ nhưng cũng đủ để chứng tỏ rằng vụ ĐX nông dân có thu nhập cao hơn do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn so với vụ HT, ĐX là vụ lúa chính của nông dân. Tuy nhiên, mức thu nhập của vụ ĐX tuy có cao nhưng không bằng vụ bắp ở vụ TĐ với thu nhập là 31,678triệu/ha, cao hơn rất nhiều so với hai vụ lúa. Sản xuất bắp có rất nhiều thuận lợi và bán được giá cao trong khi chi phí thấp. 4.3.2. Phân tích chi phí bình quân 1 ha của mô hình 2 lúa – 1 bắp năm 2008: BẢNG 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Đvt: triệu đồng Cả nămChỉ tiêu Lúa ĐX Lúa HT Bắp TĐ Số tiền Tỷ trọng(%) 1) Cày xới 1,180 1,183 0,745 3,107 7,24 2) Giống 1,232 1,419 1,546 4,196 9,78 3) Gieo trồng 0,155 0,327 0,559 1,041 2,43 4) Thuốc 1,767 1,475 2,076 5,317 12,39 5) Phân bón 4,027 4,178 3,310 11,515 26,83 6) Chăm sóc 0,337 0,644 0,864 1,844 4,30 7) Tưới tiêu 1,378 1,116 1,851 4,345 10,12 8) Thu hoạch 1,415 1,433 - 2,846 6,63 9) Phơi, sấy 1,103 1,043 - 2,145 5,00 10) Khác 1,901 1,517 3,143 6,561 15,29 Tổng cộng 14,495 14,331 14,094 42,917 100.00 (Nguồn: 50 hộ điều tra, 2008) Ghi chú: ĐX: đông xuân; HT hè thu; TĐ : thu đông Căn cứ vào bảng (15) ta thấy trong các khoản chi phí thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm 26,83% và thấp nhất là chi phí gieo trồng chỉ chiếm 2,43%. Bên cạnh đó có các loại chi phí chiếm tỷ lệ khá cao như: chi phí thuốc 12,39%, tưới tiêu 10,12%, chi phí khác 15,29%. Để đạt hiệu quả sản xuất cao bằng cách tiến hành giảm chi phí thì nên ưu tiên giảm chi phí bón phân và thuốc trừ sâu tuy nhiên phải lưu ý là giảm đến mức độ cho phép vì đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, nếu giảm nhiều quá sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất. Cày xới, 7.24 Giống, 9.78 Gieo trồng, 2.43 Thuốc, 12.39 Phân bón, 26.83 Chăm sóc, 4.30 Tưới tiêu, 10.12 Thu hoạch, 6.63 Phơi, sấy, 5.00 Khác, 15.29 Cày xới Giống Gieo trồng Thuốc Phân bón Chăm sóc Tưới tiêu Thu hoạch Phơi, sấy Khác HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH 1 HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP NĂM 2008 4.3.3. Phân tích tình hình lợi nhuận bình quân/ha của mô hinh: BẢNG 16: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHẬN BÌNH QUÂN 1 HA CỦA MÔ HÌNH NĂM 2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Lúa ĐX Lúa HT Bắp TĐ Cả năm 1) Doanh thu 28,464 22,570 31,678 82,712 2) Chi phí 14,495 14,336 14,094 42,925 3) Lợi nhuận 13,969 8,234 17,584 39,787 (Nguồn: 50 mẩu điều tra, 2008) Căn cứ vào bảng (16) ta thấy doanh thu và lợi nhuận vụ bắp TĐ là cao nhất còn khoản mục chi phí thì có độ biến động không đáng kể so với chi phí 2 vụ lúa ĐX và HT. Điều này chứng tỏ nông dân luân canh bắp để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Nhìn tổng thể thì năm 2008 trung bình nông dân đầu tư 42,925 triệu/ha và thu về 82,712 triệu/ ha, như vậy họ có lợi nhuận trung bình là 39,787 triệu/ha. Đây là một con số lý tưởng cho một mô hình sản xuất nông nghiệp. 4.4. Đánh giá mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp: BẢNG 17: TỔNG HỢP CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BÌNH QUÂN/HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008 Chỉ tiêu ĐVT Kết quả Ghi chú 1) DT (triệu đồng) 82,712 2) CP (triệu đồng) 42,925 3) LN (triệu đồng) 39,787 4) LN/CP % 92,7 5) LN/DT % 48,1 6) CP/DT % 51,9 (Nguồn: 50 hộ điều tra, 2008) Ghi chú: DT: doanh thu; CP: chi phí; LN: lợi nhuận Dựa vào bảng 17 ta thấy: - LN/CP là 92,7%, tức là cứ 1 đ chi phí bỏ ra nông dân thu về 0,927 đ. Đây là một tỷ lệ khá cao và đã phần nào phản ánh tính hiệu quả của mô hình. - LN/DT là 48,1 %, và CP/LN là 51,9%, tức là trong tổng số DT thu về thì có 48,1% là LN và 51,9% là CP. Tất cả những hệ số tài chính trên đều là lý tưởng và có thể đưa ra kết luận là mô hình luân canh rất có hiệu quả. Chương 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP Một trong những đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ rất cao, bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những phần mền thông dụng trong thống kê mô tả là Stata 8, phần mền này giúp ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đên mô hình, mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ để từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình . Do tính tiện ích như thế nên tôi đã chọn Stata 8 để giúp tôi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh 2 lúa 1 bắp ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long. Phần mền xử lý dữ liệu của Stata 8 mà tôi sử dụng có hai phần, phần đầu cho biết mức ý nghĩa của mô hình, độ tin cậy của các biến mà tôi đưa vào; phần thứ hai cho biết mức độ ảnh hưởng của các biến phụ thuộc đến mô hình. 5.1. Vụ lúa Đông Xuân: 5.1.1. Năng suất: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn 50 hộ nông dân và kết quả xử lý số liệu của phần mền Stata 8 đến các nhân tố ảnh hưởng lên năng suất, ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả kiểm định cho thấy P = 0,0652 điều này cho thấy mô hình đưa ra là có ý nghĩa ở mức 10%. Với R2 = 38,27% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 38,27 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 61,73% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến năng suất của mô hình luân canh có dạng: (1) Y1= 9,940 + 0,299X1 + 0,010X2 – 0,048X3 – 0.044X4 + 0,018X5 +0.017X6 - 0.000X7 – 0,014X8 – 0,0684X9 – 0,113X10 – 0,040X11 – 0,038X12 Dựa vào phương trình (1) ta có được các nhận định sau: - Biến diện tích có hệ số là 0,299; như vậy có thể nói là khi diện tích tăng 1 ha thì năng suất sẽ tăng 0,299 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi - Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,010; có nghĩa là khi số năm kinh nghiệm tăng 1 năm thì năng suất sẽ tăng 0,010 tấn/ ha khi các yếu tố khác không đổi. - Các biến về chi phí: + Biến cày xới có hệ số là -0,048; như vậy có thể kết luận là khi chi phí cày xới tăng 1 đ thì năng suất sẽ giảm 0,048 tấn/ha khi các nhân tố khác giữ nguyên. + Biến chi phí giống có hệ số là -0,044; có nghĩa là khi chi phí giống tămg 1 đ thì năng suất se giảm 0,044 tấn/ha. Khi các chi phí khác không đổi. + Biến chi phí gieo trồng là 0,018; khi các chi phí khác không đổi thì cứ 1 đ tăng lên của chi phí gieo trồng thì năng suất sẽ tăng 0,018 tấn/ha. + Hệ số biến chi phí thuốc là 0,017; có nghĩa là khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,017 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Hệ số của phân bón là rất nhỏ 0,000 nên trong trường hợp này chi phí phân bón không có tác động đến năng suất. + Hệ số của chi phí chăm sóc là -0,014; có nghĩa là khi các nhân tố khác cô định thì năng suất giảm 0,014 tấn/ha nếu chi phí làm cỏ tăng 1 đ. + Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là – 0, 048; có nghĩa là khi các nhân tố khac không đổi thì cứ 1 đ chi phí tưới tiêu tăng lên thì làm năng suất giảm 0,048 tấn/ha. + Hệ số của biến thu hoạch là – 0,113; có nghĩa là khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,113 tấn/ha trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phơi sấy có hệ số là – 0,040; có nghĩa là khi chi phí phơi sấy tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,040 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Hệ số của biến chi phí khác là – 0,038; có nghĩa là khi chi phí khác tăng 1 đ thì năng suất sẽ giảm 0,038 tấn/ha. Tóm lại, các nhân tố gây ảnh hưởng đến năng suất được phản ánh ở bảng sau: BẢNG 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Các nhân tố làm tăng năng suất Các nhân tố làm giảm năng suất 1) Diện tích 1) Chi phí cày xới 2) Kinh nghiệm 2) Chi phí giống 3) Chi phí gieo trồng 3) Chi phí chăm sóc 4) Chi phí phân thuốc 4) Chi phí tưới tiêu 5) Chi phí thu hoạch 6) Chi phí phơi sấy 7) Chi phí khác (Nguồn: 50 hộ phỏng vấn năm 2008) Như vậy, các nhân tố làm tăng năng suất là diện tích; kinh nghiệm; chi phí gieo trồng và chi phí phân thuốc còn các nhân tố còn lại của mô hình làm giảm năng suất. Tuy nhiên, các yếu tố diện tích và kinh nghiệm tuy có làm tăng năng suất nhưng về mặt thống kê không đủ cơ sở để kết luận. Để tăng năng suất lúa vụ Đông Xuân nông dân cần tăng chi phí gieo trồng, chi phí thuốc và tiến hành giảm các loại chi phí như: cày xới, giống, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, phơi sấy và chi phí khác. Đây là những đề xuất dựa vào kết quả thống kê với số mẩu khá nhỏ (50 hộ phỏng vấn) nên cũng chưa đủ cơ sở đề đề xuất này có hiệu quả trên diện rộng, vì thế kết luận chỉ mang tính tham khảo. 5.1.2. Lợi nhuận: Qua việc sử dụng phần mềm Stata 8 để phân tích các số liệu điều tra ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả kiểm định cho thấy P = 0,000 là quá bé, điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa ở mức 1%. Với R2 = 95,47% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 95,47 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 4,53% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Phương trình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận có dạng : (2) Y2 = 6.262 + 1.933X1 + 1.333X2 - 0.726X3 + 0.075X4 – 0.058X5 – 0.047X6 – 0.142X7 – 0.072X 8 – 0.103X9 + 0.423X10 – 0.114X11 –0.107X12 + 0.028X13 +1.717X14 Dựa vào phương trình (2) ta có các giải thích sau: - Biến năng suất có hệ số là 1,933; điều này chứng tỏ khi năng suất tăng 1 tấn/ha thì lợi nhuận sẽ tăng 1,933 đ khi các nhân tố khác không đổi. - Biến giá bán có hệ số là 1,333 điều này chứng tỏ khi giá lúa tăng 1 đ/kg thì lợi nhuận tăng 1,333đ khi các nhân tố khác không đổi. - Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,028; yếu tố giải thích là khi số năm kinh nghiệp tăng 1 năm thì lợi nhuân tăng 0,028 đ khi các nhân tố khác không đổi. - Biến diện tích có hệ số là 1,717; yếu tố này có ý nghĩa là khi diện tích tăng lên 1 ha thi lợi nhuận tăng lên 1,717 đ khi các nhân tố khác không đổi. - Các biến về chi phí: + Biến chi phí cày xới có hệ số là – 0,726; điều này chứng tỏ khi chi phí cày xới tăng 1 đ/công thì lợi nhuận giảm 0,726 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chí phí giống có hệ số là 0,075; điều này chứng tỏ khi chi phí giống tăng lên 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,075 đ. Theo lý thuyết toán học thì đây là một điều vô lý nhưng thực tế vẫn có thể xảy ra bởi vì lợi nhuận tăng trong trường hợp này có thể là do áp dụng khhoa học kỹ thuật vào sản xuất hay các chi phí khác giảm xuống. + Biến chí phí gieo trồng có hệ số là -0,058; điều này chứng tỏ khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,058 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chí phí thuốc có hệ số là – 0,047; điều này chứng tỏ khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,047 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chí phí phân bón có hệ số là – 0,142; điều này chứng tỏ khi chi phí phân bón tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,142 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí chăm sóc có hệ số là – 0,072; điều này chứng tỏ khi chi phí chăm sóc, làm cỏ tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,072đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là – 0,103; chứng tỏ khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,103 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thu hoạch có hệ số là 0,423; chứng tỏ khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,423 đ khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phơi sấy có hệ số là – 0,114; điều này có ý nghĩa là khi chi phí phơi sấy tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,114đ khi các nhân tố khác không đổi. ` + Biến chi phí khác có hệ số là – 0,107; điều này có ý nghĩa là khi chi phí khác tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,107 đ khi các nhân tố khác không đổi. BẢNG 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận Các nhân tố làm giảm lợi nhuận 1) Năng suất 1) Chi phí cày xới 2) Giá bán 2) Chi phí gieo trồng 3) Diện tích 3) Chi phí thuốc 4) Kinh nghiệm 4) Chi phí phân bón 5) Chi phí giống 5) Chi phí chăm sóc 6) Chi phí thu hoạch 6) Chi phí tưới tiêu 7) Chi phí phơi sấy 8) Chi phí khác (Nguồn : Xử lý số liệu của 50 hộ phỏng vấn năm 2008 bằng Stata 8) Như vậy, ta thấy các nhân tố có ảnh hưởng là tăng lợi nhuận vụ Đông Xuân là năng suất, giá, kinh nghiệm và diện tích còn các yếu tố còn lại làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên cũng như năng suất, yếu tố diện tích và kinh nghiệm không có đủ cơ sở về mặt thống kê để có kết luận chính xác. Để làm tăng lợi nhuận nông hộ cần tăng chi phí giống, chi phí thu hoạch lên đồng thời tiến hành giảm các khoản còn lại thuộc yếu tố chi phí. 5.2. Vụ lúa Hè Thu: 5.2.1. Năng suất: Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu của 50 hộ phỏng vấn bằng phần mền Stata 8 về các nhân tố ảnh hưởng lên năng suất, ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả trên cho thấy P = 0,065 điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa ở mức 10%. Với R2 = 38,29% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 38,29 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 61,71% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến năng suất của mô hình có dạng: (3) Y3 = 5.531 + 0.024X1 + 0.185X2 + 0.010X3 – 0.118X4 – 0.075X5 – 0.041X6 + 0.024X7 – 0.189X8 – 0.000X9 + 0.011X10 + 0.047X11 + 0.143X12 Căn cứ vào phương trình (3) ta có các giải thích sau: - Các biến thuộc về chi phí: + Biến chi phí cày xới có hệ số là 0,024; hệ số này cho thấy khi chi phí cày xới tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,024 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí giống có hệ số là 0,185; hệ số này cho thấy khi chi phí giống tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,185 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí gieo trồng có hệ số là 0,010; hệ số này cho thấy khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,010 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thuốc có hệ số là - 0,118; hệ số này cho thấy khi chi phí thuốc tăng 1đ thì năng suất giảm 0,118 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phân bón có hệ số là – 0,070; hệ số này cho thấy khi chi phí phân bón tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,070 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí chăm sóc có hệ số là - 0,041; hệ số này cho thấy khi chi phí chăm sóc, làm cỏ tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,041 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là 0,024; hệ số này cho thấy khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,024 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thu hoạch có hệ số là – 0,189; khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,189 tấn/ha nếu các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí cày xới có hệ số là 0,000; chi phí phơi sấy không ảnh hưởng đến năng suất. + Biến chi phí khác có hệ số là 0,011; khi chí khác tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,011 tấn/ha trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,047; khi yếu tố kinh nghiệm tăng 1 năm thì năng suất tăng 0,047 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. - Biến diện tích có hệ số là 0,143; khi diện tích tăng 1 ha thì năng suất tăng 0,143 tấn/ha khi các nhân tố khác không đổi. Như vậy, các yếu tố làm tăng năng suất là: cày xới,giống,gieo trồng, tưới tiêu, diện tích, yếu tố khác còn các yếu tồ còn lại làm giảm năng suất. Để tăng năng suất nông hộ cần tăng chi phí đầu tư vào cày xới giống, tưới tiêu riêng về yếu tố diện tích muốn tăng không phải là dễ, đồng thời cũng tiến hành cắt giảm các khoản chi phí như: thuốc, phân bón, chăm sóc thu hoạch. 5.2.2. Lợi nhuận: Qua việc sử dụng phần mềm Stata 8 để phân tích các số liệu điều tra ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả trên cho thấy P = 0,000 là quá bé, điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa 1%. Với R2 = 85,51% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng rất chặt chẽ với năng suất và có 85,51 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 14,49% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến lợi nhuận của mô hình có dạng: (4) Y4 = 5.037 + 2.355 X1 + 2.144X2 - 0.321X3 – 0.180X4 – 0.050X5 – 0.186X6 – 0.373X7 – 0.107X8 – 0.176X9 – 0.227X10 – 0.102X11 – 0.160X12 – 0.009X13 + 2.343X14 Dựa vào phương trình (4) ta có các nhận định sau: - Biến năng suất có hệ số là 2,355; điều này chứng tỏ khi năng suất tăng 1 tấn/ha thì lợi nhuận sẽ tăng 2,335 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến giá bán có hệ số là 2,144; điều này chứng tỏ khi giá lúa tăng 1 đ/kg thì lợi nhuận tăng 2,144đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến kinh nghiệm có hệ số là - 0,009; yếu tố giải thích là khi số năm kinh nghiệp tăng 1 năm thì lợi nhuân giảm 0,009 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Điều này hoàn toàn khác với lý thuyết toán học nhưng trong thực tế có thể xảy ra. Những người cao tuổi thường trung thành với kỹ thuật canh tác truyền thống nên không áp dụng kỹ thuật mới. - Biến diện tích có hệ số là 2,343; yếu tố này có ý nghĩa là khi diện tích tăng lên 1 công thi lợi nhuận tăng lên 2,343 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Các biến về chi phí: + Biến chi phí cày xới cò hệ số là – 0,321; điều này chứng tỏ khi chi phí cày xới tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,321đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí giống có hệ số là - 0,180; điều này chứng tỏ khi chi phí giống tăng lên 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,180 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí gieo trồng có hệ số là -0,050; điều này chứng tỏ khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,050 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thuốc có hệ số là - 0,186; điều này chứng tỏ khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,186 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phân bón có hệ số là – 0,373; điều này chứng tỏ khi chi phí phân bón tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,373 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí chăm sóc có hệ số là - 0,107; điều nà chứng tỏ khi chi phí chăm sóc, làm cỏ tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,107đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là – 0,176; chứng tỏ khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,176 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thu hoạch có hệ số là – 0,227; chứng tỏ khi chi phí thu hoạch tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,227 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phơi sấy có hệ số là - 0,102; điều này có ý nghĩa là khi chi phí phơi sấy tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,102 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. ` + Biến chi phí khác có hệ số là – 0,160; điều này có ý nghĩa là khi chi phí khác tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,160 đ trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Như vậy, các yếu tố làm tăng lợi nhuận là năng suất, giá, diện tích còn các yếu tố còn lại làm giảm lợi nhuận. Nông hộ muốn tăng lợi nhuận thì chỉ có thể tác động vào năng suất bằng cách tăng các khoản đầu tư làm tăng năng suất của vụ Hè Thu đồng thời cũng nên giảm các khoản chi phí làm giảm lợi nhuận. 5.3. Vụ bắp Thu Đông: 5.3.1. Năng suất: Qua việc sử dụng phần mềm Stata 8 để phân tích các số liệu điều tra ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả trên cho thấy P = 0,000 là quá bé, điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa 1%. Với R2 = 61,3% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với năng suất và có 61,3 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 38,7% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến năng suất của mô hình luân canh có dạng: (5) Y5 = 11.958 – 0.114X1 – 0.047X2 + 0.194X3 – 0.250X4 + 0.168 X5 – 0.078X6 – 0.116X7 – 0.048X8 + 0.071X9 – 0.045 X10 Dựa vào phương trình (5) ta có các giải tích sau: - Các biến thuộc về chi phí: + Biến chi phí làm đất có hệ số là – 0,114; hệ số này phản ánh khi chi phí làm đất tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,114 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí giống có hệ số là - 0,047; hệ số này phản ánh khi chi phí giống tăng 1 đ thì năng suất giảm 0.047 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí gieo trồng có hệ số là 0,149; hệ số này phản ánh khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì năng suất tăng 0.149 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí thuốc có hệ số là – 0,250; hệ số này phản ánh khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,250 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí phân bón có hệ số là 0,168; hệ số này phản ánh khi chi phí phân bón tăng 1 đ thì năng suất tăng 0,168 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí chăm sóc có hệ số là -0,078; hệ số này cho thấy khi chi phí chăm sóc, làm cỏ tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,078 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí tưới tiêu có hệ số là – 0,116; hê số này phản ánh khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,116 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. + Biến chi phí khác có hệ số là -0,048; hệ số này phản ánh khi chi phí khác tăng 1 đ thì năng suất giảm 0,048 tấn/ha - Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,071; hệ số này cho thấy khi kinh nghiệm sản xuất của nông dân tăng lên 1 năm thì năng suất tăng 0,071 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. - Biến diện tích có hệ số là - 0,045; chứng tỏ khi diện tích tăng 1 ha thì năng suất giảm 0,045 tấn/ha khi các yếu tố khác không đổi. Ta thấy các yếu tố làm tăng năng suất là chi phí gieo trồng, phân bón, kinh nghiệm còn các yếu tố còn lại làm giảm năng suất. Để tăng năng suất nông dân cần tăng chi phí đầu tư vào gieo trồng, phân bón và giảm thiểu các chi phí khác đến mức có thể. 5.3.2. Lợi nhuận: Qua việc sử dụng phần mềm Stata 8 để phân tích các số liệu điều tra ta có các thông số sau: Dựa vào kết quả trên cho thấy P = 0,000 là quá bé, điều này cho thấy mô hình đứa ra là có ý nghĩa 1%. Với R2 = 55,9% nên có thể nói các yếu tố ảnh hưởng khá chặt chẽ với lợi nhuận và có 55,9 % độ biến động của mô hình do các biến đưa vào tác động còn lại 44,1% là do các biến ngoài mô hình ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến đến lợi nhuận của mô hình có dạng: (6) Y6 = -53.299 + 0.025X1 – 1.517X2 + 1.274X3 + 0.405X4 + 0.089X5 – 0.361X6 – 0.010X7 + 0.318X8 + 0.153X9 – 0.204X10 + 7.268X11 – 0.298x12 Dựa vào phương trình (6) ta có các giải thích sau: - Biến kinh nghiệm có hệ số là 0,025; điều này cho thấy khi yếu tố kinh nghiệm tăng lên 1 năm thì lợi nhuận sẽ tăng 0,025 đ nếu các nhân tố khác không đổi. - Biến diện tích có hệ số là -1.517, điều này cho thấy khi diện tích tăng lên 1 công thì lợi nhuận giảm 1.1517 đ nếu các nhân tố khác không đổi. - Hệ số của giá bán là 7,268; điều này cho thấy khi giá bán tăng 1 đ/kg thì lợi nhuận sẽ tăng 7,268 đ nếu các nhân tố khác không đổi. - Hệ số của năng suất là – 0,298; điều này chứng tỏ khi năng suất tăng 1 tấn/ha thì lợi nhuận giảm 0,298 đ nếu các nhân tố khác không đổi. - Các biến thuộc về chi phí: + Biến chi phí làm đất có hệ số là 1,274; điều này cho thấy khi chi phí làm đất tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 1,517 đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí gieo trồng có hệ số là 0,405; điều này cho thấy khi chi phí gieo trồng tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,405 đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí giống có hệ số là 0,089; điều này cho thấy khi chi phí giống tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,089 đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí thuốc có hệ số là – 0,361; điều này cho thấy khi chi phí thuốc tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,361đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Biến chi phí phân bón có hệ số là – 0,101; đều này cho thấy khí chi phí phân bón tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,101 đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Hệ số của chi phí chăm sóc là 0,318; điều này cho thấy khi chi phí chăm sóc, làm cot tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,318 đ nếu các nhân tố khác không đổi. + Hệ số của chi phí tưới tiêu là 0,153; điều này cho thấy khi chi phí tưới tiêu tăng 1 đ thì lợi nhuận tăng 0,153 đ nếu các nhân tố khác không đổi. +Hệ số của chi phí khác là -0,204; điều này cho thấy khi chi phí khác tăng 1 đ thì lợi nhuận giảm 0,204 đ nếu các nhân tố khác không đổi. Như vậy các yếu tố làm tănglợi nhuận là kinh nghiệm, gía bán, giống, gieo trồng, làm đất, tưới tiêu còn các yếu tố còn lại làm giảm lợi nhuận. Tóm lại, qua việc phân tích số liệu thu thập được 50 hộ phỏng vấn bằng phần mềm Stata 8 ta có được bảng kết luận sau: BẢNG 20: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008 Đông Xuân Hè Thu Thu ĐôngCác yếu tố ảnh hưởng Năng suất Lợi nhuận Năng suất Lợi nhuận Năng suất Lợi nhuận Chi phí cày xới - - + - - + Chi phí giống - + + - - + Chi phí gieo trồng + - + - + + Chi phí thuốc + - - - - - Chi phí phân bón - - + - + - Chi phí chăm sóc - - - - - + Chi phí tưới tiêu - - + - - - Chi phí thu hoạch - + - + Chi phí phơi, - - - - sấy Chi phí khác - - + - - - Kinh nghiệm + + + - + + Diện tích + + + + - - Năng suất + + - Giá bán + + + Lưu ý:”-” làm giảm, tỷ lệ nghich; “+”là làm tăng, tỷ lệ thuận; “ ”không có tác động 5.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình: 5.4.1. Tồn tại và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp: 5.4.1.1 Cơ cấu mùa vụ: Sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là trồng lúa thì thời tiết là yếu tố rất là quan trọng, có thể nói có tác động trực tiếp lên năng suất gieo trồng. Do đó nông hộ cần bố trí mùa vụ sao cho hợp lý để tận dụng đối đa những thuận lợi của thiên nhiên. Ta thấy cùng là làm lúa nhưng vụ Đông xuân có hiệu quả cao hơn vụ Hè thu là do vụ Đông xuân có điều kiện thời tiết rất thuận lợi, khí hậu ổn định, cá biệt có những ấp dọc theo sông Hậu không cần tốn chi phí tưới tiêu vì chỉ cần họ tháo bờ ngăn là nước tự động vào ruộng, điều này làm giảm năng suất rất nhiều. Nông hộ cần tận dụng yếu tố này để xuống giống đúng con nước. 5..4.1.2 Kỹ thuật canh tác, trình độ học vấn: Nhìn chung các hộ được phỏng vấn có số năm kinh nghiệm khá cao nhưng vẫn còn thấp, đa số là từ 5 – 15 năm, trình độ thì ở mức trung bình. Yếu tố kinh nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất, để khắc phục hạn chế này thì nông hộ cần tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật để tiếp thu kỹ thuật mới nhằm phục vụ cho sản xuất. 5.4.1..3. Về thị trường: Đa số các hộ được phỏng vấn khẳng định khi bán sản phẩm đều bị tư thương ép giá, mặt khác nhìn tổng thể thì thị trường lúa gạo của Việt Nam biên động không ngừng mà nông dân thì trình độ dân trí còn hạn chế nên họ không theo kịp sự biến động này. Một trong những yếu tố cần thiết thể hiện sự hỗ trợ của chính quyền là làm tốt công tác dự báo để khuyến cáo nông dân sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Có như thế thì mới mau chóng thay đổi bộ mặt nông thôn được. 5.4.1.4. Vốn: Trong 50 hộ được phỏng vấn thì nhu cầu vốn của họ là rất lớn nhưng đa số họ vay nóng từ bên ngoài chứ không vào hệ thống ngân hàng, đây là một trong những yếu tố làm tăng chi phí và làm giảm hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên cũng có những hộ tự túc về vốn nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 5.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long: 5.4.2.1. Nhóm các giải pháp rút ra từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân: Đối với vụ lúa Đông Xuân thì theo kết quả nghiên cứu muốn tăng năng suất nông dân cần tăng chi phí đầu tư vào gieo trồng và thuốc. Mặt khác nên giảm các chi phí như: cày xới, giống, phân bón, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, phơi sấy và chi phí khác. Còn nông dân muốn tăng lợi nhuận thì nên đầu tư vào giống, thu hoạch. Đồng thời phải cắt giảm các khoản chi phí như: cày xới, gieo trồng, thuốc, phân bón, chăm sóc, tưới tiêu, phơi sấy và các khoản chi phí khác. Đối với vụ lúa Hè Thu thì theo kết quả nghiên cứu nông dân muốn tăng năng suất thì phải tăng cường đầu tư vào các khoản chi phí như: cày xới, giống, gieo trồng, phân bón, tưới tiêu, chi phí khác. Đồng thời phải cắt giảm các khoản chi phí như: thuốc, chăm sóc, thu hoạch và phơi sấy. Tương tự nông hộ muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng cường đầu tư vào các khoản như: thu hoạch. Bên cạnh đó phải cắt giảm các khoản chi phí như: cày xới, giống, gieo trồng, thuốc, phân bón, chăm sóc, tưới tiêu, phơi sấy và chi phí khác. Tương tự, đối với vụ bắp Thu Đông thì cũng theo kết quả nghiên cứu nông hộ muốn tăng năng suất thì phải đầu tư vào các khoản như: gieo trồng, phân bón; đồng thời phải cắt giảm các khoản chi phí như: cày xới, giống, thuốc, chăm sóc, tưới tiêu và chi phí khác. Và nông hộ muốn tăng lợi nhuận thì tăng cường đầu tư vào các khoản: cày xới, giống, gieo trồng, chăm sóc và cắt giảm các khoản: thuốc, phân bón, tưới tiêu và chi phí khác. Để thực hiện một cách triệt để các giải pháp này thì nông hộ nên tăng cường áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng, thường xuyên thăm dò giá thuê lao động để có thể thuê lao động với mức chi phí thấp nhất, bên cạnh đó nên đưa vào đồng ruộng các giống mới có chất cao. Riêng yếu tố kinh nghiệm chỉ có thể cải thiện bằng cách tham gia tập huấn kỹ thuật còn yếu tố diện tích thì rất khó để làm tăng được; còn các yếu tố năng suất, giá bán thì nông hộ không thể tác động được. 5.4.2.2. Nhóm các giải pháp khác: a. Nên thay đổi cơ cấu giống lúa đang sản xuất: Hiện nay giống lúa IR50404 chiếm tỷ lệ khá cao gây bất lợi về tính bền vững trong sản xuất và trong tiêu thụ. Chất lượng giống lúa này không cao và đã nhiễm rầy tương đối nặng. Vì vậy, cần chọn lực những giống lúa thích hợp để thay đổi cơ cấu giống. Nên chọn các giống lúa kháng rầy được Cục Trồng trọt khuyến cáo như các giống OM6073, OM4900, OM5981, OM5930, OM6162, OM6561, OM5464, MTL547, MTL576 hoặc các giống lúa đã khuyến cáo trước đây như OM4498, OM2395, OMCS2000, OM4668, OM4088, MTL499, MTL500, MTL392, .... Ngoài ra có thế trồng các giống đặc sản như Jasmine 85, VĐ20; tuy nhiên khi trồng các giống này thì cần phải xác định địa bàn phù hợp, ứng dụng kỹ thuật "3 giảm - 3 tăng" và phòng trừ sâu bệnh tốt. Trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự gây hại của rầy nâu và điều cần lưu ý là chất lượng lúa giống phải được đảm bảo thật tốt. Vì vậy nên chọn cấp giống xác nhận để sản xuất để đảm bảo độ đồng đều về khả năng sinh trưởng của ruộng lúa. b. Chuẩn bị đất thật kỹ: Khâu làm đất chuẩn bị cho vụ lúa rất quan trọng để rửa độc, rửa phèn và cắt đứt cầu nối lây lan của dịch hại. Đất phải được xới trục và làm vệ sinh kỹ trước khi gieo sạ ít nhất từ 25-30 ngày và kết hợp với sả lũ để lấy phù sa tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng thật tốt. Đối với đất không sản xuất lúa vụ 3 thì nên cày xới và ngâm lũ sớm hơn, còn đối với đất có sản xuất lúa vụ 3 thì công tác vệ sinh đồng ruộng cần phải làm thật kỹ để vừa tiêu diệt mầm bệnh vừa hạn chế ngộ độc hữu cơ sau này. Nên kết hợp việc vệ sinh đồng ruộng với việc thu gom ốc và trứng ốc bươu vàng để làm giảm mật số của chúng ngay từ đầu vụ bởi vì hiện nay ốc bươu vàng đang có mật số khá cao trên đồng ruộng. Ngoài ra, việc chuẩn bị đất kỹ tran bằng mặt ruộng còn tạo điều kiện để cho cây lúa mọc khỏe và đồng đều góp phần hạn chế được dịch bệnh xảy ra. c. Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng: Nên gieo sạ với mật độ thưa hợp lý, kết hợp với việc chọn được giống lúa có chất lượng cao (giống xác nhận), giống có độ nẩy mầm tốt (trên 95%) thì không nên gieo sạ quá dầy như tập quán trước đây mà chỉ nên sạ với mật độ giống từ 80-120 kg/ha để giúp cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ sẽ hạn chế được dịch bệnh phát sinh sau này. Nên xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15% (1,5 kg muối trong 10 lít nước) để loại bỏ lép lững, hạn chế bệnh lúa von. Bón phân vừa đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali; không nên bón thừa phân đạm, chú ý bón đủ lượng phân lân và kali, đồng thời bổ sung thêm vôi để cải tạo đất, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cho cây lúa. Thường xuyên thăm đồng kiểm tra mật số rầy nâu, theo dõi bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để phòng trừ dịch hại kịp thời. Không nên phun thuốc trừ sâu sớm. Khi cần phun thuốc phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” tức là đúng thuốc – đúng bệnh – đúng lúc – đúng liều lượng. * Mục đích: Giúp nông dân tự nhận thấy canh tác theo tập quán cũ (gieo sạ dầy, bón phân không cân đối, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật,..) là không cần thiết. Giảm ô nhiễm môi trường sống. Giúp nông dân tự đánh giá việc bón phân không hợp lý có liên quan đến dịch hại. Tạo sự tin tưởng cho nông dân về hiệu quả của các lần phun thuốc trừ sâu trước và sau khi tham gia thí nghiệm. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Góp phần nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu,... * Các bước tiến hành: - Làm đất kỹ, chọn giống tốt, trồng cây sạch bệnh: Giống phải được chọn lọc kỹ, tách bỏ hạt lép lững, tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn là giống xác nhận (giống phải được khử lẫn, sạch mầm bệnh,...) - Gieo sạ thưa : Gieo theo hàng hoặc sạ thưa với mật độ 80-120 kg/hecta - Phòng trừ dịch hại theo IPM : Áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý dịch hại ở mức thấp nhất, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết. - Bón phân cân đối : Sử dụng phân bón 1 cách hợp lý & cân đối. Nếu có điều kiện sử dụng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Chú trọng việc bón lót trước khi gieo sạ nhằm giảm thất thoát do bón phân không hợp lý. Bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa. - Thu hoạch đúng độ chín (90-95% 25-28 ngày sau trổ), phơi sấy đúng kỹ thuật. Thu hoạch khi 1 số hạt trên gié lúa trong cùng (gần bẹ lá đòng) vẫn còn xanh nhằm giảm thất thoát do rơi rụng lúc thu hoạch. Phơi sấy đúng kỹ thuật, không phơi mớ ngoài đồng, không sấy át lửa sẽ làm gia tăng tỷ lệ hạt gẫy. d. Áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào đồng ruộng: Nên sản xuống giống theo phương chăm “đồng loạt, tập trung, né rầy” vì vậy nhu cầu về công lao động để gieo sạ và thu hoạch rất lớn, cho nên cần đẩy mạnh việc sạ lúa theo hàng bằng máy và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Muốn vậy phải chăm só cho cây lúa khỏe không bị đỗ ngã thì việc thu hoạch bằng cơ giới sẽ thuận tiện hơn. Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận: Sản xuất nông nghiệp là một ngành chính của cư dân vùng đồng bằng SCL nói chung và của huyện Bình Tân nó riêng. Ngành này cung cấp lương thực và góp phần rất lớn vào việc cải thiện mức sống nông dân cũng như có ý nghĩa không nhỏ vào mức phát triển của địa phương. Qua quá trình phân tích mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long tôi có một số kết luận sau: - Đa số các hộ đều có kinh nghiệm canh tác nhưng chưa cao, trình độ học vấn còn hạn chế ( chủ yếu là cấp II) - Diện tích canh tác nhỏ nếu không muốn nói là manh mún, điều này gây trỏ ngại rất lớn cho công tác cơ giới hóa đồng ruộng. - Cho phí cho các vụ là khác nhau: vụ ĐX là 14,495 triệu/ha, vụ HT là 14,331 triệu/ha. Ta thấy chi phí vụ ĐX cao hơn vụ HT nhưng năng suất vụ ĐX (7,43 tấn/ha) lại cao hơn vụ HT ( 5,91 tấn/ha). Riêng vụ TĐ nông hộ trồng bắp và có chi phí khá cao là 14,094 triệu/ha đạt năng suất 2.09 tấn/ha. - Lợi nhuận ở các vụ là khác nhau, tuy mức chi phí chênh lệch nhau không nhiều nhưng do nhiều yếu tố khác nhau làm cho mức lợi nhuận chênh lệch là khác lớn, vụ ĐX là xấp xỉ 14 triệu/ha, vụ HT là 8,2 triệu/ha còn vụ TĐ là 17,6 triệu/ha. - Qua việc phân tích các thông số về hiệu quả sản xuất thì thấy vụ TĐ nông hộ sản xuất có hiệu quả nhất, kế đến là vụ ĐX và cuối cùng là vụ HT - Qua phân tích mô hình hồi quy tuyến tính thì các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận là: giá bán,năng suất, chi phí làm đất, giống, gieo trồng, chăm sóc , tưới tiêu, thuốc, phân bón,thu hoạch, kinh nghiệm, diện tích, phơi sấy và các chi phí khác còn các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là: kinh nghiệm, giống, gieo trồng, làm đất, chăm sóc, thuốc, phân bón, tưới tiêu, thu hoạch, phơi sấy. 6.2. Kiến nghị: 6.2.1. Đối với nông hộ: Cần tham gia đầu đủ các lớp tập huấn kỹ thuật, chương trình chuyển gieo giống công nghệ mới. Áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác mới ( 3 giảm 3 tăng, sạ hàng,…) Tập trung đầu tư vào vụ lúa Đông xuân và vụ Bắp Hè thu để có hiệu quả tốt nhất, chú trọng nâng cao năng suất ở vụ lúa Hè thu. 6.2.2. Đới với chính quyền địa phương: Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân Chuyển giao giống mới cho nông dân Nạo vét hệ thống kinh mương nội đồng để thuận lợi cho tưới tiêu Theo dõi và khuyến cáo nông dân gieo sạ đồng loạt và đúng mùa vụ để né rầy Tăng cường cán bộ kỹ thuật, đào tạo cán bộ mới kịp thời bổ sung Tăng cường giám sát các đại lý cung câp nông dược để kịp thời xử lý trường hợp cho vay với lãi suất cao 6.2.3. Đối với nhà nước: Cải thiện hệ thống cho vay của ngân hàng nông nghiệp để nông hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Quản lý, điều tiết vi mô lẫn vĩ mô nền kinh tế để ổn định đầu ra sản phẩm giúp nông dân an tâm sản xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Kinh tế nông hộ, NXB nông nghiệp 2. Giáo trình thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB thống kê 3. Giáo trình kinh tế lượng, NXB thống kê 4. Giáo trình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 5. Giáo trình kinh tế sản xuất 6. Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2008 7. Phòng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Tân. Báo cáo hoạt động năm 2008 8. Phòng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Tân. Báo cáo thực hiện cánh đồng vượt 50 triệu/năm/ha năm 2008. 9. Các trang web khác PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH MÚC Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY NĂNG SUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Source | SS df MS Number of obs = 50 ---------------------------------------------------- F( 12, 37) = 1.91 Model | 114209031 12 .009517419 Prob > F = 0.0652 Residual | .184189451 37 .004978093 R-squared = 0.3827 ----------------------------------------------------- Adj R-squared = 0.1825 Total | .298398482 49 .006089765 Root MSE = .07056 PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN nangsuat | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---------------------------------------------------------------------------------------------------- dt | .2998176 .127046 2.36 0.024 .0423979 .5572373 kinhnghiem | .0100521 .0203312 0.49 0.624 -.0311429 .051247 cayxoi | -.0480987 .2217233 -0.22 0.829 -.4973528 .4011554 giong | -.0443504 .0726571 -0.61 0.545 -.1915677 .1028668 gieotrong | .0182069 .0572376 0.32 0.752 -.0977675 .1341813 thuoc | .017192 .0240603 0.71 0.479 -.0315588 .0659428 phanbon | -.0002993 .0292991 -0.01 0.992 -.0596649 .0590662 chamsoc | -.0148946 .0429453 -0.35 0.731 -.1019102 .0721209 tuoitieu | -.0684328 .0364782 -1.88 0.069 -.1423446 .005479 thuhoach | -.1135892 .1890069 -0.60 0.552 -.4965536 .2693752 phoisay | -.0398436 .0371322 -1.07 0.290 -.1150806 .0353934 khac | -.0382398 .0190929 -2.00 0.053 -.0769257 .0004461 _cons | 5.94064 1.648754 3.60 0.001 2.599946 9.281333 PHỤ LỤC 10: KIỂM ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY LỢI NHUẬN VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN Source | SS df MS Number of obs = 50 ---------------------------------------------------- F( 13, 36) = 58.38 Model | 17.4404888 13 1.34157606 Prob > F = 0.0000 Residual | .8273264 36 .022981289 R-squared = 0.9547 ------------------------------------------------------- Adj R-squared = 0.9384 Total | 18.2678152 49 .372812555 Root MSE = .1516 PHỤ LỤC 11: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN loinhuan Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] nangsuat 1.933858 .3101569 6.24 0.000 1.304206 2.56351 gia 1.333812 .6070677 2.20 0.035 .1013993 2.566225 cayxoi -.7261999 .4330533 -1.68 0.102 -1.605345 .152945 giong .0756995 .1344767 0.56 0.577 -.1973026 .3487017 gieotrong -.0580209 .0970632 -0.60 0.554 -.2550697 .1390278 thuoc -.0473829 .0436192 -1.09 0.285 -.1359346 .0411688 phanbon -.1427572 .0739177 -1.93 0.062 -.292818 .0073037 chamsoclamco -.0725625 .0825756 -0.88 0.386 -.2401999 .0950748 tuoitieu -.1037056 .0664648 -1.56 0.128 -.2386362 .031225 thuhoach .4236389 .3667547 1.16 0.256 -.3209127 1.16819 phoisay -.1146779 .0690057 -1.66 0.105 -.2547669 .0254111 khac -.1076748 .0387444 -2.78 0.009 -.1863301 -.0290194 kinhnghiem .0287567 .0374854 0.77 0.448 -.0473427 .1048561 dt 1.774143 .2591553 6.85 0.000 1.24803 2.300256 _cons 6.261991 5.066951 1.24 0.225 -4.024466 16.54845 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC 12: KIỂM ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY NĂNG SUẤT CỦA VỤ LÚA HÈ THU Source SS df MS Number of obs = 50 ------------------------------------------------------- - F( 12, 37) = 1.91 Model .165923995 12 .013827 Prob > F = 0.0650 Residual .26737478 37 .007226345 R-squared = 0.3829 --------------------------------------------------------- Adj R-squared = 0.1828 Total .433298775 49 .008842832 Root MSE = .08501 PHU LỤC 13: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ LÚA HÈ THU nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ------------------------------------------------------------------------------------------------------ cayxoi .0241208 .2308643 0.10 0.917 -.4436548 .4918964 giong .0185081 .0845818 0.22 0.828 -.152871 .1898872 gieotrong .0107657 .0253555 0.42 0.674 -.0406094 .0621408 thuoc -.1177605 .0463946 -2.54 0.015 -.211765 -.0237561 phanbon .0745695 .0532312 1.40 0.170 -.0332871 .1824262 chamsoclamco -.0405767 .032416 -1.25 0.219 -.1062577 .0251043 tuoitieu .0243463 .0421669 0.58 0.567 -.061092 .1097846 thuhoach -.1892213 .1707756 -1.11 0.275 -.5352455 .1568029 phoisay -.0009373 .0549922 -0.02 0.986 -.1123622 .1104875 khac .0112481 .0308651 0.36 0.718 -.0512905 .0737867 kinhnghiem .047563 .0256563 1.85 0.072 -.0044215 .0995476 dt .1428352 .224424 0.64 0.528 -.311891 .597561 _cons 5.53141 2.621166 2.11 0.042 .2204225 10.8424 PHỤ LỤC 14: KIỂM ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY LỢI NHUẬN VỤ LÚA HÈ THU Source SS df MS Number of obs = 50 ---------------------------------------------------- F( 14, 35) = 14.76 Model 25.7461645 14 1.83901175 Prob > F = 0.0000 Residual 4.36190091 35 .12462574 R-squared = 0.8551 ------------------------------------------------------ Adj R-squared = 0.7972 Total 30.1080654 49 .614450314 Root MSE = .35302 PHỤ LỤC 15: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ LÚA HÈ THU loinhuan Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ------------------------------------------------------------------------------------------------------- nangsuat 2.35508 .1418174 16.61 0.000 2.067176 2.642985 gia 2.144057 .3010511 7.12 0.000 1.53289 2.755223 cayxoi -.3218593 .2000968 -1.61 0.117 -.7280775 .0843589 giong -.1799587 .0746177 -2.41 0.021 -.3314408 -.0284766 gieotrong -.0505839 .0223647 -2.26 0.030 -.0959866 -.0051813 thuoc -.1858208 .0454487 -4.09 0.000 -.2780865 -.093555 phanbon -.3728291 .0500978 -7.44 0.000 -.474533 -.2711252 chamsoclamco -.1068597 .028498 -3.75 0.001 -.1647138 -.0490056 tuoitieu -.1756547 .0370709 -4.74 0.000 -.2509127 -.1003968 thuhoach .2269362 .1518096 1.49 0.144 -.0812536 .5351261 phoisay -.1023707 .0480938 -2.13 0.040 -.2000062 -.0047352 khac -.1599096 .026643 -6.00 0.000 -.2139977 -.1058215 kinhnghiem -.0090902 .0232094 -0.39 0.698 -.0562077 .0380274 dt 2.343043 .194304 12.06 0.000 1.948585 2.737501 _cons 5.036726 3.438369 1.46 0.152 -1.943534 12.01699 PHỤ LỤC 16: KIỂM ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY NĂNG SUẤT VỤ BẮP THU ĐÔNG Source SS df MS Number of obs = 50 ------------------------------------------------------ ----- F( 9, 40) = 7.07 Model 1.29734443 9 .144149381 Prob > F = 0.0000 Residual .815916876 40 .020397922 R-squared = 0.613 ------------------------------------------------------------- Adj R-squared = 0.5270 Total 2.1132613 49 .043127782 Root MSE = .14282 PHỤ LỤC 17: KIỂM ĐỊNH MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ BẮP THU ĐÔNG nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lamdat -.1148997 .0831032 -1.38 0.174 -.2828575 .0530581 giong -.0473068 .0851733 -0.56 0.582 -.2194484 .1248348 gieotrong .1940492 .0549872 3.53 0.001 .0829159 .3051825 thuoc -.2503705 .1256543 -1.99 0.053 -.5043272 .0035863 phanbon .1681016 .1415725 1.19 0.242 -.1180271 .4542304 chamsoclamco -.0788081 .0392288 -2.01 0.051 -.1580924 .0004762 tuoitieu -.115987 .0883974 -1.31 0.197 -.2946449 .0626708 khac -.0484877 .0427187 -1.14 0.263 -.1348254 .03785 kinhnghiem .0713248 .0371567 1.92 0.062 -.0037717 .1464213 dientich -.0454037 .0516747 -0.88 0.385 -.1499256 .0591182 _cons 11.95802 .9926285 12.05 0.000 9.951838 13.96419 PHỤ LỤC 18: KIỂM ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY LỢI NHUẬN VỤ BẮP THU ĐÔNG Source SS df MS Numb er of obs = 50 ---------------------------------------------------- F( 12, 37) = 3.91 Model 18.3264455 12 1.5272038 Prob > F = 0.0007 Residual 14.4562378 37 .39070913 R-squared = 0.5590 ------------------------------------------------------ Adj R-squared = 0.4160 Total 32.7826834 49 .669034354 Root MSE = .62507 PHỤ LỤC 19: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ BẮP THU ĐÔNG loinhuan Coef. Std. Err. t P> t [95% Conf. Interval] ------------------------------------------------------------------------------------------------------- kinhnghiem .0725379 .1919153 0.38 0.708 -.3163194 .4613952 dt -1.516888 .7730776 -1.96 0.057 -3.083292 .0495162 lamdat 1.274265 .3916985 3.25 0.002 .4806082 2.067921 gieotrong .404738 .3314959 1.22 0.230 -.2669365 1.076412 giong .0895835 .4170921 0.21 0.831 -.7555254 .9346924 thuoc -.3614516 .6319944 -0.57 0.571 -1.641994 .9190907 phanbon -.0104226 .6646055 -0.02 0.988 -1.357041 1.336196 chamsoclamco .3181806 .2129928 1.49 0.144 -.1133838 .7497449 tuoitieu .1533004 .423877 0.36 0.720 -.7055559 1.012157 khac -.2047754 .2104711 -0.97 0.337 -.6312305 .2216796 gia 7.268402 2.697911 2.69 0.011 1.801915 12.73489 nangsuat -.2980618 .8782762 -0.34 0.736 -2.077618 1.481495 _cons -53.2985 21.68755 -2.46 0.019 -97.24165 -9.355346 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_mo_hinh_luan_canh_2_lua_mot_bap_o_huyen_binh_tan_v_.pdf
Luận văn liên quan