Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh gạch của nhà máy gạch Tuynel anh sơn tại xã Cẩm sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Khả năng này ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà máy trên thương trường, vì thế nếu Nhà máy không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng, các nhà đầu tư và cả nội bộ công nhân viên của Nhà máy. Vì vậy Nhà máy cần cải thiện tình hình này bằng cách: Định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước để lập kế hoạch dự đoán trước lượng tiền mặt cần sử dụng, đồng thời cần duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ Song song với những hoạt động đó thì Nhà máy cũng có thể tìm cách gia tăng doanh số bán ra, thu được lợi nhuận nhiều hơn bù đắp những khoản thiếu hụt, xác định nhu cầu cần thiết để kịp huy động bổ sung vốn kịp thời. Huế

pdf88 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh gạch của nhà máy gạch Tuynel anh sơn tại xã Cẩm sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất kinh doanh của Nhà máy Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động SXKD của Nhà máy, phản ánh năng lực hoạt động, khả năng phát triển của Nhà máy trong tương lai. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Như đã phân tích ở phần trên, tổng doanh thu của Nhà máy tăng, giảm không đều qua các năm, cụ thể: Năm 2012, tổng doanh thu của Nhà máy đạt 9.575.003.857đồng; năm 2013 giảm xuống 7.347.175.651 đồng tương ứng giảm 23,27% đến năm 2014 đạt 7.726.723.046 đồng , tăng 379.547.395 đồng tương ứng với 4,91% so với năm 2013. Cùng với sự tăng, giảm không đều của doanh thu thì chi phí của Nhà máy cũng không ngừng tăng, giảm thất thường. Năm 2012, tổng chi phí là 10.494.898.976 đồng, sang năm 2013 giảm xuống 30,06% hay giảm 3.115.236.470 đồng. Đến năm 2014, tổng chi phí đạt 7.746.432.529 đồng, tăng 406.770.029 đồng tương ứng với 5,25% so với năm 2013. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của Nhà máy. Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của Nhà máy có nhiều biến động, thể hiện: Năm 2012 Nhà máy không thu về lợi nhuận, nhìn vào bảng 2.6 ta thấy năm 2012 Nhà máy bị lỗ. Đến năm 2013 lợi nhuận của Nhà máy đạt 7.513.151 đồng tăng 927.408.260 đồng tương ứng tăng 100,82 %. Năm 2014 lợi nhuận của Nhà máy lại tiếp tục tăng 36.413.729 đồng, tương ứng tăng 82,90% so với năm 2013. Nhìn chung lợi nhuận của Nhà máy tăng nhanh trong những năm qua, tuy nhiên mức tăng chưa thực sự đáng kể. Nhưng đó là một dấu hiệu khởi sắc cho thấy sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, là sự động viên để Nhà máy tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới và đạt được các mục tiêu đề ra, giúp Nhà máy vươn lên cạnh tranh trở thành một doanh nghiệp vững mạnh. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/ Năm 2012 Năm 2014/ Năm 2013 Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm % Tăng giảm Tăng , giảm % Tăng giảm 1.Doanh thu 9.575.003.857 7.347.175.651 7.726.723.046 -2.227.828.206 -23,27 379.547.395 4,91 2. Chi phí 10.494.898.966 7.339.662.500 7.746.432.529 -3.155.236.466 -30,06 406.770.029 5,25 3. LNTT -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,82 36.413.729 82,90 4. Thuế TNDN 0 0 0 - - - - 5 LNST TNDN -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,82 36.413.729 82,90 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 2.2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy 2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành hoạt động SXKD của bất cứ doanh nghiệp nào, nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Nhà máy, là điều kiện để Nhà máy tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc sử dụng vốn như thế nào là hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nên việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết giúp doanh nghiệp nhận biết được thực trạng về vốn và cò biện pháp khắc phục kịp thời. Vốn của Nhà máy bao gồm nguồn vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng. Trong đó, vốn dự phòng là nguồn lực dự trữ được Nhà máy lập ra khi nhận thấy những có biến động bất thường gây ra tổn thất, thiệt hại đến tài sản của Nhà máy. Vốn dự phòng của Nhà máy bao gồm các khoản dự phòng được phân bổ trong danh mục tài sản lưu động của Nhà máy nên trong khoản mục vốn dự phòng này em xin phân tích tình biến động vốn dự phòng của Nhà máy trong thời gian qua.  Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ta thường sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, mức đảm nhiệm VCĐ, và mức sinh lời VCĐ được thể hiện qua bảng 2.7. • Hiệu suất sử dụng vốn cố định Qua 3 năm (2012-2014), hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng giảm không đều. Cụ thể: Năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,317 lần nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,317 đồng doanh thu. Năm 2013 con số này đạt 0,235 giảm 25,86% so với năm 2012 và đến năm 2014 đạt 1,83 lần tức tăng lên 3,39%. Cho thấy sức sản xuất của VCĐ Nhà máy có dấu hiệu tốt lên. Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2012 là 0,317 và giá trị VCĐ bình quân năm 2013 là 31.427.851.388 đồng thì doanh thu năm 2013 đạt được là: 0,317 * 31.427.851.388 = 9.962.628.887 (đồng) Tuy nhiên, trong thực tế năm 2013 doanh thu của Nhà máy đạt được là 7.347.175.651 đồng, như vậy sự gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm giảm doanh thu của Nhà máy một lượng là: 7.347.175.651-9.962.628.887= -2.615.453.236 (đồng) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Tương tự năm 2013, với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2013 là 0.235 lần và giá trị VCĐ bình quân năm 2014 là 32.564.999.888 đồng thì doanh thu năm 2014 đạt được là: 0,235 * 32.564.999.888 = 7.652.774.972 (đồng) Tuy nhiên, trong thực tế năm 2014 doanh thu đạt 7.726.723.046 đồng, như vậy sự gia tăng của hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh thu một lượng là: 7.726.723.046 -7.652.774.972 = 73.948.074 (đồng) • Mức đảm nhiệm vốn cố định Trong 3 năm qua, mức đảm nhiệm VCĐ có xu hướng tăng lên. Qua bảng bảng 2.7 cho thấy năm 2012, mức đảm nhiệm VCĐ là 3,1536 lần, như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì Nhà máy cần phải đầu tư 3,1536 đồng VCĐ. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 4,255 lần. Như vậy, Nhà máy đã tiêu tốn thêm 1,1014 đồng VCĐ so với năm 2012. Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 4,21 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 4,21đồng VCĐ. Điều này cho thấy, Nhà máy đã sử dụng VCĐ có hiệu quả, đã tiết kiệm được nguồn VCĐ. • Mức doanh lợi của VCĐ Qua bảng 2.7, cho thấy mức doanh lợi của VCĐ có sự biến động trong 3 năm qua. Năm 2012, cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì bị lỗ 0,03046 đồng. Năm 2013 mang lại 0,00024 đồng lợi nhuận, tăng 0,0307 đồng tương ứng tăng 100,782 % so với năm 2012. Đến năm 2014, một đồng VCĐ đầu tư thì mang lại 0,0013489 đồng lợi nhuận, tăng lên 0,0011 đồng tương ứng với 464,250 %. Với thay đổi của chỉ số này trong 3 năm qua, cho thấy Nhà máy đã tìm mọi cách để phục hồi và nâng cao sức sinh lợi của VCĐ góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Nhà máy. Việc sử dụng VCĐ của Nhà máy trong những năm qua khá hiệu quả, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của Nhà máy. Vì vậy, Nhà máy cần đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng nguồn VCĐ cho phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Nhà máy giai đoạn 2013-2014 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/ Năm 2012 Năm 2014/ Năm 2013 Tăng, giảm % tăng, giảm Tăng , giảm % tăng , giảm 1. Tổng doanh thu đồng 9.575.003.857 7.347.175.651 7.726.723.046 -2.227.828.206 -23,27 379.547.395 5,166 2. Lợi nhuận sau thuế đồng -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,82 36.413.729 484,667 3. Vốn cố định đồng 30.195.884.117 31.427.851.388 32.564.999.888 1.231.967.271 4,08 1.137.148.500 3,492 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) lần 0,317 0,234 0,24 -0,083 -26,28 0,0035 1,494 5, Mức đảm nhiệm VCĐ (3/1) lần 3,154 4,278 4,21 1,124 35,64 -0,0629 -1,472 6, Mức doanh lợi VCĐ (2/3) lần -0,030 0,00024 0,0013489 0,03070 100,78 0,0011 464,250 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Nhà may ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, vòng quay các KPT và vòng quay HTK. • Vòng quay vốn lưu động Qua bảng 2.8, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Nhà máy có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể:Năm 2012, số vòng quay vốn lưu động là 1,265 vòng, thì sang năm 2013 là 0,847 vòng giảm 0,419 vòng hay giảm tương ứng là 33,09%. Nếu năm 2012, cứ một đồng VLĐ tạo ra được 1,265 đồng doanh thu thì sang năm 2013 giảm còn 0,847 đồng, Để đạt được doanh thu năm 2013 và với số vòng quay VLĐ của năm 2012 thì cần một lượng VLĐ là: 7.347.175.651/ 1,265 = 5.808.043.993 (đồng) Nhưng thực tế, Nhà máy đã sử dụng 8.678.364.583 đồng VLĐ, như vậy Nhà máy đã lãng phí một lượng VLĐ là: 8.678.364.583– 5.808.043.993 = 2.870.320.590 ( đồng) Đến năm 2014, số vòng quay VLĐ của Nhà máy là 0,8022 vòng, giảm 0,0444 vòng tương ứng giảm 5,242 % so với năm 2013. Với số vòng quay VLĐ năm 2014, để đạt được doanh thu năm 2014 thì cần lượng VLĐ là: 7.726.723.046/0,8022 = 9.631.916.038 ( đồng) Thực tế, Nhà máy đã sử dụng 9.631.459.546 đồng, như vậy Nhà máy đã tiết kiệm được một lượng là: 9.631.916.038 – 9.631.459.546 = 456.492,39 (đồng) Có sự biến động nhẹ trong vòng quay VLĐ của Nhà máy trong những năm qua, bên cạnh sự sụt giảm thì có dầu hiệu của sự phục hồi trong năm trở lại, cho thấy sự nỗ lực của Nhà máy trong quản lý VLĐ. • Mức đảm nhiệm vốn lưu động Qua bảng ta thấy mức đảm nhiệm VLĐ của Nhà máy tăng đều qua các năm. Năm 2013, mức đảm nhiệm VLĐ là 1,181 lần, tăng 0,391 lần hay tăng 49,46 % so với năm 2012, điều này đồng nghĩa với việc để đạt được một đồng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 thì Nhà máy đã lãng phí 1,181 đồng VLĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Sang năm 2014, chỉ số này tiếp tục tăng lên tuy tăng nhẹ nhưng đó cũng là điều đáng quan tâm đối với Nhà máy, để tạo ra một đồng doanh thu Nhà máy đã sử dụng 1,2465 đồng VLĐ, tức là Nhà máy đã tiêu tốn thêm được 0,0653 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Nhà máy chưa có hiệu quả, Nhà máy phải có những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. • Mức doanh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi VLĐ trong 3 năm qua có sự biến động mạnh, thể hiện: Năm 2012, mức doanh lợi VLĐ là -0,122 lần nghĩa là khi đầu tư một đồng VLĐ sẽ giảm 0,122 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013, mức doanh lợi VLĐ là 0,00064 tăng so với năm 2012, nghĩa là lợi nhuận tạo ra trên một đồng VLĐ năm 2013 là 0,00064 đồng. Đến năm 2014, chỉ số này tăng lên một cách nhanh chóng đạt 0,0046 lần, tăng 426,810 % so với năm 2013 hay lợi nhuận tạo ra trên một đồng VLĐ tăng 0,0057 đồng. • Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng 2,8, cho thấy: Trong 3 năm qua, vòng quay các KPT có xu hướng giảm dần, đây là điều không tốt cho Nhà máy. Thể hiện: Năm 2012, chỉ số này đạt 3,853 lần, tức bình quân 1 đồng các KPT trong năm thì thu được 3,853 đồng doanh thu. Năm 2013, chỉ số này giảm xuống còn 2,632 lần, tức giảm 1,221lần tương ứng với 31,68% so với năm 2012. Đến năm 2014, chỉ sồ này tăng lên 0,144 lần hay tăng 5,54% so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong những năm qua, tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng của các KPT nên làm vòng quay các KPT giảm. Chứng tỏ, tốc độ thu hồi nợ của Nhà máy chậm, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt thấp, sự chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Điều này làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Tuy nhiên cũng cho thấy Nhà máy đang ngày càng có nhiều hợp đồng, đơn hàng từ khách hàng làm tăng doanh thu của Nhà máy và các KPT chiếm tỷ lệ càng lớn trong Nhà máy, đây cũng là đặc tính của hoạt động SXKD của Nhà máy. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 51 Đạ i h ọc inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh • Vòng quay hàng tồn kho Chỉ số này cho biết tốc độ quay vòng của HTK nhanh hay chậm trong kỳ. Vòng quay HTK trong 3 năm qua có xu hướng tăng giảm không đều. Chỉ số này đạt 1,079 lần vào năm 2012 và đạt 0,588 lần vào năm 2013 tương ứng với giảm 45,52 %. Đến năm 2014, chỉ số này giảm với tốc độ 0,196 % so với năm 2013 tức đạt 0,3919 lần. Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống cho thấy tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm, Nhà máy bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy giai đoạn 2011-1013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/ Năm 2012 Năm 2014/ năm 2013 Tăng, giảm % Tăng, giảm Tăng , giảm % Tăng, giảm 1. Tổng doanh thu đồng 9.575.003.857 7.347.175.651 7.726.723.046 -2.227.828.206 -23,27 379.547.395 5,166 2. Lợi nhuận sau thuế đồng -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,82 36.413.729 484,667 3. Vốn lưu động bình quân đồng 7.567.151.420 8.678.364.583 9.631.459.546 1.111.213.163 14,68 953.094.963 10,982 4. Các khoản phải thu bình quân đồng 2.485.036.899 2.791.200.645 2.783.413.818 306.163.746 12,32 -7.786.827 -0,279 5. Giá vốn hàng bán đồng 6.648.864.970 4.821.922.653 4.071.922.653 -1.826.942.317 -27,48 -750.000.000 -15,554 6. Hàng tồn kho bình quân đồng 6.162.160.915 8.203.045.622 10.390.137.567 2.040.884.707 33,12 2.187.091.945 26,662 7. Vòng quay VLĐ (1/3) lần 1,265 0,847 0,8022 -0,419 -33,09 -0,0444 -5,241 8. Mức đảm nhiệm VLĐ (3/1) lần 0,790 1,181 1,2465 0,391 49,46 0,0653 5,531 9. Mức doanh lợi VLĐ (2/3) lần -0,122 0,001 0,0046 0,122 100,71 0,0037 426,810 10. Vòng quay các KPT (1/4) vòng 3,853 2,632 2,7760 -1,221 -31,68 0,144 5,460 11. Vòng quay HTK (5/6) vòng 1,079 0,588 0,3919 -0,491 -45,52 -0,196 -33,330 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động sao cho có hiệu quả là mối quan tâm của các doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động cho thấy việc bố trí sử dụng lao động như thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả lao động của Nhà máy, chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân một lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương và lợi nhuân trên chi phí tiền lương để phân tích. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 2.9 • Năng suất lao động Nhìn vào bảng ta thấy năng suất lao động trong 3 năm qua tăng giảm không đều. Năng suất lao động tạo ra năm 2012 đạt 124.350.699,44 đồng/người, sang năm 2013 NSLĐ tăng lên 138.625.955,68 đồng/người tương ứng tăng 14.275.256,3 đồng/người tăng 11,48 % so với năm 2012 và đến năm 2014 năng suất lao động giảm 19.753.293,43 người/người tương ứng giảm 14,249% so với năm 2013. • Tỷ suất lợi nhuận lao động Là tỷ số giữa lợi nhuận và số lao động bình quân trong năm. Chỉ tiêu này tăng dần trong 3 năm qua: Cụ thể là năm 2012, tỷ suất lợi nhuận lao động của Nhà máy đạt -11.946.689,73 đồng/người. Đến năm 2013, chỉ tiêu này 141.757,5660 đồng/người tăng 12.088.447,2933 đồng/người tương với tăng 101,187% so với năm 2012, cũng có nghĩa là bình quân một lao động tham gia sản xuất sẽ mang lại 12.088.447,2933 đồng lợi nhuận. Tuy lợi nhuận tăng nhưng lao động bình quân của năm 2013 giảm so với 2012 là 24 người, cùng với đó là sự giảm xuống về chi phí của Nhà máy. Đến năm 2014 tỷ suất lợi nhuận lao động tiếp tục tăng 675.789,15 lần tương ứng 376,728% so với năm 2013. Qua đó, cho thấy sức sinh lợi trên một lao động trong 2 năm 2013, 2014 có sự cải thiện và tốt hơn năm 2012 là dấu hiệu tốt về việc sử dụng nguồn lực của Nhà máy. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 54 Đạ i h ọc K inh tế H ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh • Tỷ suất doanh thu trên lương Trong 3 năm qua, chỉ tiêu này tăng trưởng không ổn định. Chỉ tiêu này năm 2012 đạt 4,431 lần, đến năm 2013 đạt 5,185 lần tăng 0,755 lần tương ứng với 17,04% so với năm 2012 và năm 2014 chỉ tiêu này giảm 0,81 lần tương ứng giảm 15,62%. Vì những năm qua tốc độ tăng của doanh thu và chi phí tiền lương khá chênh lệch nhau nên làm chỉ số này không ổn định trong những năm qua. Với sự tăng lên của doanh thu thì tiền lương người lao động cũng tăng lên cho thấy sự quan tâm của Nhà máy trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đến đời sống công nhân viên nhằm kích thích tinh thần làm việc công nhân viên và góp phần tăng NSLĐ cho Nhà máy. • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên lương Trong 3 năm qua chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương của Nhà máy là -0,426 lần. Năm 2013 chỉ tiêu đạt 0,00532 lần có nghĩa là khi Nhà máy bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 0,00532 đồng lợi nhuận ,tăng lên 0,4310 lần tương ứng với 135,17% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014, chỉ tiêu này tăng lên 0,020 lần hay tăng 377,36% so với năm 2013. So với những năm trước năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên một cách nhanh chóng .Với tốc độ tăng lên của chi phí tiền lương, sự biến động không ổn định của lợi nhuận đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tiền lương của Nhà máy. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 55 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng lao động của Nhà máy giai đoạn 2012-2014 ĐVT:đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/ Năm 2012 Năm 2014/ Năm 2013 Tăng, giảm % tăng, giảm Tăng, giảm % tăng giảm 1. Tổng doanh thu đồng 9.575.003.857 7.347.175.651 7.726.723.046 -2.227.828.206 -23,267 379.547.395 5,166 2. Lợi nhuận sau thuế đồng -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,817 36.413.729 484,667 3. Số lao động bình quân người 77 53 65 -24 -31,169 12 22,642 4. Chi phí tiền lương đồng 2.161.115.192 1.416.935.009 1.767.956.105 -744.180.183 -34,435 351.021.096 24,773 5. Năng suất lao động(1/3) đồng/người 124.350.699,44 138.625.955,68 118.872.662,25 14.275.256,24 11,480 -19.753.293,43 -14,249 6. Tỷ suất lợi nhuận lao động(2/3) đồng/người -11.946.689,73 141.757,56 675.798,15 12.088.447,29 101,187 534.040,59 376,728 7. Tỷ suất doanh thu lương (1/4) lần 4,431 5,1853 4,37 0,7547 17,04 -0,81 -15,62 8. Tỷ suất LNST lương (2/4) lần -0,426 0,0053 0,02 0,4310 135,17 0,020 377,36 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán)) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả lao động của Nhà máy, ta thấy Nhà máy đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên qua các năm. Nhà máy đã quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao đời sống của người lao động. Tuy nhiên, năm 2012 sự sụt giảm của lợi nhuận đã làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu hiệu quả lao động trong năm nhưng năm 2013 kết quả đã cho thấy sự nổ lực của Nhà máy trong quản lý và sử dụng lao động. Vì vậy, trong những năm tới Nhà máy cần quản lý và sử dụng nguồn lao động tốt hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất lao động và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. 2.2.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác Để phân tích hiệu quả kinh doanh của Nhà máy ta tiến hành phân tích hiệu quả tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của Nhà máy trong 3 năm qua (2012- 2014) - Một số chỉ tiêu về Tỷ suất lợi nhuận • Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Qua bảng 2.10 cho thấy Tỷ suất lợi nhuận trên Chi phí của Nhà máy qua 3 năm có sự biến động. Năm 2012, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là -0,087 lần, sang năm 2013 tăng lên 0,001023 lần, có nghĩa là nếu năm 2013 Nhà máy đầu tư một đồng chi phí thì mang lại 0,001023 đồng lợi nhuận, chi phí của Nhà máy giảm nhưng doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng nhưng tăng không đáng kể trong năm 2013. Nhưng đến năm 2014, chỉ số này tăng 0,04 lần hay đạt 0,11 lần so với năm 2012, đây là dấu hiệu tốt cho Nhà máy trong việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 là -0,096 lần nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu năm 2012 là -0,096 đồng, tức là Nhà máy không thu được lợi nhuận. Đến năm 2013 đạt 0,001022 lần tăng 0,097022 lần tương ứng với 101,064%. Và năm 2014, con số này đạt 0,005685 lần tăng 0,004662 lần so với năm SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 2013. Nhìn chung trong 3 năm qua chỉ số này tăng đều qua các năm cho thấy Nhà máy đã có những biện pháp hợp lý để gia tăng Tỷ suất lợi nhuận cho Nhà máy. • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư vào hoạt động SXKD. Chỉ số này đạt -0,024 lần năm 2012 và 0,000187 lần vào năm 2013 tức là tăng 0,024187 lần tăng 100,77% so với năm 2012 có nghĩa là lợi nhuận thu về trên một đồng tài sản năm 2013 tăng 0,024187 đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 chỉ số này đạt 0,001073 lần tăng 0,000886 lần so với năm 2013. Nhìn chung trong 3 năm qua chỉ số này tăng tương đối ổn định. Sự tăng lên này là dấu hiệu tốt cho thấy Nhà máy đã khai thác tốt hiệu quả của tài sản Nhà máy. Đây là bước đi tốt về việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Nhà máy. • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ số này là thước đo tốt về khă năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Nhà máy và là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng. Năm 2013, chỉ số này đạt 0,001056 lần tăng 0,130056 lần so với năm 2012, có nghĩa là một đồng VCSH được đầu tư sẽ mang lại 0,001056 đồng lợi nhuận trong năm 2013 và tăng 0,130056 đồng so với năm 2012. Là do lợi nhuận năm 2013 tăng trong khi VCSH giảm 0,044 % nên kéo chỉ số này tăng lên. Năm 2014 chỉ số này đạt 0,006144 lần tăng 0,005088 lần. Tình hình này sẽ là tín hiệu tốt cho Nhà máy khi các nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn VCSH và tạo cơ hội cho Nhà máy trong việc gia tăng nguồn vốn từ hoạt động đầu tư, góp vốn của các cổ đông và nhà đầu tư khác, Nhìn chung, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng biến động tích cực nhưng giá trị của các chỉ tiêu còn thấp nên Nhà máy cần có những giải pháp để gia tăng các chỉ số, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Nhà máy. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.10: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy ĐVT:đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/ Năm 2012 Năm 2104/ Năm 2013 Giá trị Giá trị Giá trị Tăng, giảm % Tăng, giảm Tăng , giảm % Tăng, giảm 1. Tổng chi phí đồng 10.494.898.976 7.339.662.500 7.746.432.529 -3.155.236.476 -30,06 406.770.029 5,542 2. Tổng doanh thu đồng 9.575.003.857 7.347.175.651 7.726.723.046 -2.227.828.206 -23,27 379.547.395 5,166 3. Tổng tài sản đồng 37.763.035.537 40.106.215.971 40.919.445.267 2.343.180.434 6,20 813.229.296 2,028 4. Vốn chủ sở hữu đồng 7.115.236.789 7.112.120.357 7.149.551.467 -3.116.432 -0,04 37.431.110 0,526 5. Lợi nhuận sau thuế đồng -919.895.109 7.513.151 43.926.880 927.408.260 100,82 36.413.729 484,667 6. Hàng tồn kho đồng 6.162.160.915 8.203.045.662 10.390.137.567 2.040.884.747 33,12 2.187.091.905 26,662 7. Nợ ngắn hạn đồng 21.443.365.165 25.574.095.614 24.769.893.900 4.130.730.449 19,26 -804.201.714 -3,145 8. Vốn lưu động đồng 7.567.151.420 8.678.364.583 9.631.459.546 1.111.213.163 14,68 953.094.963 10,982 9. TSLN trên chi phí (5/1) lần -0,0877 0,001024 0,005671 0,088675 101,168 0,004647 453,965 10. TSLN trên doanh thu(5/2) lần -0,0961 0,001023 0,005685 0,097095 101,064 0,004662 455,947 11. TSLN trên tổng tài sản(5/3) lần -0,0244 0,000187 0,001073 0,024547 100,769 0,000886 473,047 12. TSLN trên VSCH(5/4) lần -0,1293 0,001056 0,006144 0,130342 100,817 0,005088 481,606 13. KNTT hiện thời (8/7) lần 0,3529 0,339342 0,388837 -0,013548 -3,839 0,049495 14,586 14. KNTT nhanh ((8-6)/7) lần 0,0655 0,018586 -0,030629 -0,046935 -71,634 -0,049215 -264,797 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán • Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Nhà máy. Trong 3 năm qua chỉ số này còn thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2012 khả năng thanh toán hiện thời của Nhà máy là 0,3529 lần, có nghĩa là Nhà máy có 0,3529 đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Năm 2013, chỉ số này giảm 3,839% tương ứng với giảm 00,0135 lần so với năm 2012, tuy nhiên năm 2014 chỉ số tăng 0,049495 lần so với năm 2013. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Nhà máy trong giai đoạn 2011 – 2013 có sự biến động và rất thấp. Điều này được coi là một tính hiệu không tốt, nếu có sự việc cần giải quyết bằng khả năng thanh toán nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nhà máy cần có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán cảu mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tính của nhà máy trong thời gian tới. • Khả năng thanh toán nhanh Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà máy mà không cần dùng tới hàng tồn kho. Trong 3 năm qua, Nhà máy chưa đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vì chỉ tiêu này trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,0655 lần, đến năm 2013 là 0,018586 lần và năm 2014 là -0,030629 lần cho biết lần lượt 0,0655, 0,018586, -0,030629 đồng tài sản lưu động thanh khoản thấp đảm bảo trả cho một đồng nợ ngắn hạn. Kết quả tính toán cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Nhà máy, giảm hiệu quả luân chuyển vốn lưu động. Nhà máy cần có chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh, giúp Nhà máy linh hoạt hơn trong hoạt động SXKD. Nhìn chung, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh Nhà máy chưa đảm bảo sẵn sàng chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn. Vì vậy, Nhà máy cần có giải pháp trong kiểm soát các khoản nợ và huy động SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 60 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội • Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội Để tính chỉ tiêu này người ta dựa trên việc so sánh các dự án với nhau để xem xét dự án nào có hiệu quả nhất nhưng trong đề tài chỉ có một dựa án nên ta sử dụng chỉ số này để tính toán qua các năm, Chỉ số này cho thấy được hiệu quả kinh tế xã hội của Nhà máy , Chủ yếu Nhà máy hoạt động vì mục tiêu hiệu quả kinh tế hơn là hiệu quả xã hội nên hệ số tầm quan trọng của 2 mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được xét theo phương pháp tính độ nhạy, Hai kịch bản được sử dụng cho hệ số tầm quan trọng là 40-60% 70-30% để đánh giá, Qua các chỉ số phân tích trong bài ta thấy Nhà máy chưa đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, Nhưng qua bảng 2.11 ta thấy qua 3 năm hoạt động Nhà máy đã đem lại hiệu quả về mặt xã hội là tương đối lớn, Nhà máy đã góp phần tạo công ăn việc làm cho số lao động trong vùng góp phần nâng cao đời sống xã hội. Trong 3 năm ta thấy năm 2012 tuy Nhà máy bị lỗ nhưng hiệu quả xã hội mà Nhà máy mang lại là cao nhất. Đến năm 2013 hiệu quả giảm xuống vì số lao động của Nhà máy giảm, nhưng đến năm 2014 chỉ số này lại tiếp tục tăng đó là dấu hiệu tốt cho thấy Nhà máy đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trong những năm qua. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.11: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội ĐVT: đồng Năm Mục tiêu Nguồn lực (rt) Lợi ích tương đối (ut) Hiệu quả tổng hợp (Ek) Doanh thu Số chỗ lao động VNĐ HSTQT Người Lương HSTQT VĐT 2012 9.575.003.857 40% 77 2.161.115.192 60% 37.763.035.537 103.673.523.413.20 2,745 2013 7.347.175.651 40% 53 1.416.935.009 60% 40.106.215.971 47.997.403.546.60 1,197 2014 7.726.723.046 40% 65 1.767.956.105 60% 40.919.445.267 72.040.977.313.40 1,761 Năm Mục tiêu Nguồn lực (rt) Lợi ích tương đối (ut) Hiệu quả tổng hợp (Ek) Doanh thu Số chỗ lao động VNĐ HSTQT Người Lương HSTQT VĐT 2012 9.575.003.857 70% 77 2.161.115.192 30% 37.763.035.537 56.624.263.635.10 1,499 2013 7.347.175.651 70% 53 1.416.935.009 30% 40.106.215.971 27.672.289.598.80 0,690 2014 7.726.723.046 70% 65 1.767.956.105 30% 40.919.445.267 39.883.850.179.70 0,975 (Nguồn: Tính toán của người nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ phòng Tài chính-Kế toán) SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Bảng 2.12 Bảng nhận xét các chỉ tiêu và so sánh kết quả mong muốn với thực tế Stt Chỉ tiêu Mục tiêu đặt ra của Nhà máy Kết quả đạt được Nhận xét 1. Doanh thu Đạt doanh thu cao Bị lỗ, có lời nhưng chưa thực sự cao Chưa đạt mục tiêu đặt ra 2. Chí phí Chi phí thấp Chi phí hàng năm vẫn tăng cao Không đạt 3. Lợi nhuận Cao Thấp, thậm chí là không có lời, Không đạt 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Cao Chỉ tiêu này còn thấp Không đạt 5. Mức đảm nhiệm vốn cố định Thấp Giảm dần qua 3 năm Đạt 6. Mức doanh lợi của vốn cố định Cao Qua 3 năm chỉ số này tăng lên theo thời gian Đạt mục tiêu 7. Vòng quay vốn lưu động, Cao Giảm xuống qua 3 năm vẫn còn ở mức thấp Không đạt 8. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Thấp (giảm dần qua các năm) Cao ( tăng lên qua các năm) Không đạt 9. Mức doanh lợi vốn lưu động Lớn (tăng lên qua các năm) Tăng lên qua 3 năm Đạt 10. Vòng quay các khoản phải thu Cao (tăng dần qua 3 năm) Thấp ( giảm dần qua 3 năm) Không đạt 11. Vòng quay hàng tồn kho Cao (tăng lên trong 3 năm) Thấp (giảm xuống trong 3 năm) Không đạt 12. Năng suất lao động Cao (tăng lên theo thời gian) Tăng giảm không đều Không đạt 13. Tỷ suất lợi nhuận lao động Cao (tăng lên qua các năm) Tăng dần qua 3 năm Đạt SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 63 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 14. Tỷ suất doanh thu lương Cao (tăng lên qua 3 năm) Tăng giảm không đều vẫn còn ở mức thấp Không đạt 15. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế lương Cao (tăng lên qua 3 năm) Cao (tăng nhanh trong 3 năm) Đạt mục tiêu 16. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Cao (tăng lên qua 3 năm) Chỉ số này tăng nhanh qua 3 năm Đạt mục tiêu 17. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Cao ( tăng cao trong 3 năm) Tăng mạnh qua 3 năm Đạt mục tiêu 18. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Cao (tăng cao trong 3 năm) Tăng qua 3 năm Đạt mục tiêu 19. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Cao ( tăng mạnh qua các năm) Tăng qua 3 năm Đạt mục tiêu 20. Khả năng thanh toán hiện thời >1,5 (tôt) Chỉ đạt ở mức 0,3 0,4 lần Không đạt 21. Khả năng thanh toán nhanh >1 (tôt) Chỉ đạt mức 0,018 đến 0,065 lần Không đạt Trong tất cả 21 chỉ số thì chỉ có 9 chỉ số là đạt hiệu quả mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ số tuy đã đạt hiệu quả trong ba năm nhưng chưa thực sự ở mức cao(thấp) nhất. Đối với các mục tiêu chưa đạt Nhà máy cần có những biện pháp hợp lý để khắc phục, cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao nhất đối với các mục tiêu đã đặt ra. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Nhà máy, trở thành doanh nghiệp vững mạnh trong tương lai. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ANH SƠN 3.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh gạch Nhà máy gạch tuynel Anh Sơn tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy trong những năm vừa qua 3.1.1.1. Thuận lợi Hoạt động SXKD của Nhà máy có lãi trong 3 năm qua giúp Nhà máy có thêm nguồn lực tài chính mới để đầu tư phát triển, bổ sung nguồn vốn kinh doanh và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Đồng thời, tạo động lực đầu tư, liên doanh của các tổ chức, cá nhân bên ngoài có nguồn lực tài chính mạnh. - Nhà máy mới đi vào hoạt động trang thiết bị máy móc nhà xưởng văn phòng đang hoạt động tốt. - Có nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ tiết kiệm được trong khâu vận chuyển nguyên liệu cho Nhà máy góp phần phát triển và nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương. - Lao động của Nhà máy ngày càng được nâng cao về trình độ và tay nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động cho Nhà máy. - Có sự quân tâm hỗ trợ giúp đỡ của địa phương, Ngân hàng chính sách trên địa bàn tỉnh. 3.1.1.2. Khó khăn - Tốc độ thu hồi các KPT còn chậm, khả năng thanh toán của Nhà máy còn rất thấp và hàng tồn kho khá cao. - Nguồn vốn vay của Nhà máy khá lớn nên những biến động lãi suất bên ngoài sẽ tiềm ẩn rủi ro cho Nhà máy, đồng thời ảnh hưởng đến tính chủ động của Nhà máy trong hoạt động SXKD. - Số lao động đông nhưng lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn thấp. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong Nhà máy không cao. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 65 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh - Trên địa bàn khu vực lân cận ngày càng có nhiều Nhà máy hoạt động, thị trường cạnh tranh gay gắt. - Hệ thống kênh phân phối đơn giản chưa có trang Web giới thiệu về Nhà máy, không có các đại lý phân phối giới thiêu Nhà máy cũng như là sản phẩm. 3.1.2. Định hướng phát triển của Nhà máy trong thời gian tới - Phấn đấu ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với mức tăng trưởng ổn định và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. - Nhà máy tiếp tục tăng cường tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, Nhà máy đã đưa ra chiến lược riêng: cho cán bộ lựa chọn từng mẫu gạch, chủ yếu là loại gạch đinh rỗng thông dụng đem đóng gói, kèm theo tờ rơi in các nội dung giới thiệu sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, các chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm của Nhà máy và định hướng cho khách hàng đặt tại chân các công trình đang xây dựng và sắp xây dựng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. - Không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. - Thực hiện tốt cơ chế quản lý, xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy chế trong sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, tay nghề và trình độ cho người lao động. Đồng thời phải cải thiện, nâng cao đời sống vật vật tinh thần cho người lao động tạo động lực kích thích sản xuất phát triển. - Tăng cường cải tiến công nghệ kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. - Nâng cao hệ số thu hồi sản phẩm. - Cải tiến hệ thống phân phối và mở thêm một số đại lý ở các khu vực thị trường của Nhà máy. Tìm kiếm mở rộng thị trường. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 66 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Trong những năm qua, Nhà máy đã không ngừng nổ lực khắc phục khó khăn và phát huy những thuận lợi để đạt đượcnhững kết quả nhất định trong SXKD, Tuy nhiên, Nhà máy vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết nhằm đưa Nhà máy phát triển hơn nữa, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới thì em xin nêu ra một số giải pháp chủ yếu sau: 3.2.1. Nâng cao chất lượng lao động - Người lao động cần phải được kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề để có sự phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen được với công việc của Nhà máy, trình độ tay nghề của lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng kiến thức mới cho nhân viên. Ngoài công tác đào tạo Nhà máy nên tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan các nhà máy khác để học hỏi kinh nghiệm SXKD. - Việc tuyển dụng phải được giao cho phòng nhân sự và phải được dựa trên tiêu chí cạnh tranh binh đẳng công khai phải tuyển dụng được những người có tài thực sự chứ không phải vì bằng cấp ô dù như thế mới có hiệu quả, Nhà máy nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ công nhân làm việc nhiệt tình và tích cực hơn. - Người lao động phải cần có đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe và tâm lý. - Trong cơ chế thị trường ngày nay tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn mặc dù một số sản phẩm tốt, giá rẻ song cũng cần phải có những người bán hàng giỏi biết lôi kéo khách hàng về phía mình năng động sáng tạo trong giao tiếp, xử lý tình huống. Do đó Nhà máy cần phải luôn nâng cao chất lượng trong tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên đồng thời phải có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tuy nhiên việc này đòi hỏi Nhà máy cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài. 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng Khoản phải thu chiếm khá cao trong vốn lưu động của Nhà máy, cho thấy khách hàng đã chiếm dụng vốn của Nhà máy tương đối nhiều, điều này cũng là một trở SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh ngại đối với Nhà máy, làm cho Nhà máy thiếu vốn kinh doanh để khắc phục tình trạng này Nhà máy cần có kế hoạch như: - Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ Nhà máy tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. - Với những khách hàng lớn trước khi ký hợp đồng Nhà máy cần phân loại khách hàng tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ, hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian. Như vậy Nhà máy sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền, định kỳ Nhà máy cần tổng kết công tác tiêu thụ kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Nhà máy nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán. 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý HTK Do đặc thù kinh doanh của Nhà máy nên HTK chiếm tỷ lệ khá lớn trong nguồn vốn lưu động, HTK quá nhiều sẽ làm tăng chi phí bảo quản lưu kho, thất thoát, hư hỏng, ứ đọng vốn trong kinh doanhNhưng HTK quá ít thì thiếu hàng cung ứng cho thị trường khi nhu cầu tăng. Vì vậy Nhà máy cần theo dõi thường xuyên sự biến động giá cả và nhu cầu thị trường để đưa ra mức tồn kho tối ưu. Bên cạnh đó Nhà máy cần tổ chức tốt công tác quản lý giám sát chặt chẽ việc kiểm kê KTH định kỳ cũng như thực hiện tốt công tác tiêu thụ nhằm hạn chế tối đa tình trạng hư hao hay mất mát. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 68 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh 3.2.4. Nâng cao khả năng thanh toán nhanh Khả năng này ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà máy trên thương trường, vì thế nếu Nhà máy không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng, các nhà đầu tư và cả nội bộ công nhân viên của Nhà máy. Vì vậy Nhà máy cần cải thiện tình hình này bằng cách: Định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước để lập kế hoạch dự đoán trước lượng tiền mặt cần sử dụng, đồng thời cần duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờSong song với những hoạt động đó thì Nhà máy cũng có thể tìm cách gia tăng doanh số bán ra, thu được lợi nhuận nhiều hơn bù đắp những khoản thiếu hụt, xác định nhu cầu cần thiết để kịp huy động bổ sung vốn kịp thời. 3.2.5. Gia tăng việc huy động vốn - Vốn cố định: Trong quá trình hoạt động sản xuất cần tận dụng máy móc thiết bị, hạn chế những hao mòn vô hình. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng máy móc nhằm phục vụ tốt cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để xác định được giá trị của TSCĐ là một cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị tránh tình trạng hư hỏng và có kế hoạch giải quyết kịp thời. - Vốn lưu động: Nhà máy cần sử dụng lượng VLĐ một cách có hiệu quả tránh dư thừa lãng phí vốn. Trong những năm tiếp theo Nhà máy cần xác định số VLĐ cần thiết trong chu kỳ kinh doanh để đảm bảo VLĐ cần thiết tối thiểu cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhà máy không nên dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lời, nhưng cũng không quá ít vì sẽ không đảm bảo được khả năng chi tiêu và giải quyết được nhu cầu cần thiết. Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, tăng cường khả năng thanh toán bằng chuyển khoản để giảm bớt chi phí vận chuyển, bảo quản và thất thoát. 3.2.6. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh - Quản lý tốt tài sản, trang thiết bị nhằm giảm bớt chi phí mua sắm, sửa chữa. Tận dụng tối đa công suất máy móc, phương tiện vận tải để đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc, tiết kiệm một phần chi phí. - Sắp xếp, bố trí lại bộ máy làm việc cũng như quản lý sao cho giảm thiểu được chi phí, phân công đúng người đúng việc. Cần xây dựng chính sách thưởng phạt về tiết kiệm hay lãng phí tài sản Nhà máy để nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm, hạn chế sử dụng tài sản chung vào công việc riêng. - Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn để sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao và hạn chế tối đa phế phẩm. - Đối với các khoản chi phí bất thường, Nhà máy cần thường xuyên kiểm tra tình hình chi phí nhằm phát hiện nguyên nhân và tìm ra biện pháp giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nhà máy gạch tuynel Anh Sơn là một trong những Nhà máy chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm vật liệu xây dựng gach tuynel được nhiều khách hàng chấp nhận và tin dùng vì mang lại chất lượng cao. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Nhưng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đã đưa Nhà máy đạt được những kết quả nhất định, hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong 3 năm qua biến động thất thường nhưng cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên Nhà máy vẫn cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng tạo sự uy tín đối với khách hàng, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, góp phần hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra của Nhà máy, từ đó có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và toàn xã hội. Trong 3 năm qua (2012-2014) hoạt động SXKD của Nhà máy đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao vào năm 2012 với sự biến động của các chỉ tiêu theo hướng bất lợi, nhưng đến năm 2014 tình hình đã chuyển biến theo hướng tốt lên mang lại hiệu quả cao trong SXKD, đây là dấu hiệu tốt cho sự phục hồi và phát triển của Nhà máy, phản ánh năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào SXKD. Nhà máy không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động, với các sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhà máy còn góp phần tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, làm cải thiện đời sống của người dân. Bên cạnh đó, Nhà máy còn tồn tại một số hạn chế như tốc độ thu hồi các KPT còn chậm, hàng tồn kho lớn, khả năng thanh toán còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh chưa đảm bảo cho Nhà máy thanh toán các khoản mục bất ngờ. Nên trong thời SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh gian tới Nhà máy nên xem xét và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Nhà máy. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh - Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình SXKD. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động, - Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp quản lý doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiện nay, nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đang tăng lên. Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi, linh hoạt nhằm giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để phát triển sản xuất. 2.2. Kiến nghị đối với Nhà máy - Nhà máy cần quan tâm đến việc bố trí quá trình sản xuất một cách hợp lý để sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cần nâng cao tốc độ thu hồi các KPT, dự trữ HTK ở mức hợp lý, tăng khả năng thanh khoản cho Nhà máy. - Không ngừng nâng cấp, mua sắm mới một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. - Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng tiềm ẩn của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, thực hiện chế độ thưởng phạt và tạo ra cơ hội thăng tiến để kích thích người lao động nâng cao hơn nữa năng suất lao động, - Đẩy mạnh công tác tìm kiếm vùng thị trường, tăng cường đầu tư hoạt động marketing để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh - Để tồn tại và phát triển bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì Nhà máy cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành khác như: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp, cổ đông sáng lập là Nhà máy Anh Sơn. Do vậy, đòi hỏi Nhà máy luôn củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức này vì mục tiêu phát triển của Nhà máy trong thời gian tới. SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Tú Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (2002), Giáo trình thống kê doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế. 2. TS.Trịnh Văn Sơn (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế. 3. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, TS. Bùi Đức Tuân, Trường Đại học kinh tế quốc dân(2005) 4. Giáo sư Phan Thức Huân(2006), Bài giảng Kinh tế phát triển 5. Các trang web https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ban-chat-va-vai-tro-cua-hieu-qua-san- xuat-kinh-doanh-trong-cac-doanh-nghiep/1bfed6d4 https://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-san-xuat-kinh- doanh-cua-doanh-nghiep/cffbb460 cua-doanh-nghiep/14abdd40#,U0wpqlV_te8 doanh-tai-nha-may-tuynel-nam-sach,htm su-dung-von-luu-dong-cua-nha-may-gach-tuynel-nam-sach-28385/ nha-may-gach-tuynel-tren-dia-ban-xa-tung-anh-huyen-duc-tho-tinh-ha- tinh,htm?page=9 xuat-kinh-doanh-tai-cong-ty-xuat-nhap-khau-lam-thuy-san-ben-tre-2679/ SVTH: Trần Thị Thu - Lớp: K45C KHĐT 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_gach_cua_nha_may_gach_tuynel_anh_son_tai_xa_cam_son_huyen_anh.pdf
Luận văn liên quan