Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009 - 2010

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH . 9 1.1 . Những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng . 9 1.1.1. Khái niệm tín dụng 9 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng . 9 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng . 9 1.1.4. Chức năng của tín dụng ngân hàng . 10 1.1.5. Phân loại tín dụng ngân hàng . 10 1.1.5.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng 10 1.1.5.2. Phân loại theo mục đích tín dụng . 11 1.1.5.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo 11 1.2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh và đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 11 1.2.1. Khái niệm hộ gia đinh, cá nhân sản xuất kinh doanh . 11 1.2.1.1. Hộ gia đình . 11 1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh 11 1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 12 1.2.2.1. Điều kiện vay vốn . 12 1.2.2.2. Đối tượng cho vay . 12 1.2.2.3. Nguồn trả nợ . 12 1.2.2.4 Thời hạn cho vay 12 1.2.2.5 Mức cho vay . 13 1.2.2.6 Lãi suất cho vay 13 1.2.2.7 Phương thức cho vay 14 1.2.2.8 Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay 14 1.2.2.9 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi . 15 1.2.2.10 Miễn giảm lãi . 16 1.2.2.11 Chuyển nợ quá hạn 16 1.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh. 17 1.3.1 Đối với nền kinh tế . 17 1.3.2 Đối với ngân hàng . 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT NĂM 2009-2010 18 2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHTMCP Nam Việt . 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Nam Việt . 18 2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (NAVIBANK) . 18 2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng 18 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHTM Nam Việt 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 19 2.2. Chính sách cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 22 2.2.1. Bộ hồ sơ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 22 2.2.1.1 Hồ sơ do ngân hàng lập 22 2.2.1.2 Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập . 22 2.2.1.3 Hồ sơ do khách hàng lập 22 2.3. Quy trình xét duyệt cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh . 23 2.3.1. Quy trình xét duyệt cho vay . 23 2.3.2. Cách thức xử lý một khoản nợ vay xấu 23 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 25 2.4.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010 . 25 2.4.2. Tình hình hoạt động cho vay chung Chi nhánh năm 2009-2010 28 2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 . 30 2.5. Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 . 31 2.5.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 31 2.5.2. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn dối với hộ sản xuất theo ngành nghề năm 2009-2010 . 34 2.5.2.1. Biến động theo ngành nghề 34 2.5.2.2. Biến động theo đối tượng khách hàng 39 2.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 42 2.5.3.1 Những thành tựu đạt được 42 2.5.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 43 cHƯƠNG III: MỘt sỐ kiẾn nghỊ và giẢi pháp nhẰM mỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG cho vay ngẮn hẠn đỐi vỚi hỘ gia đình, cá nhân sẢn xuẤt kinh doanh tẠi chi nhánh nhtm nam viỆT44 3.1. Phương hướng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong những năm tới . 44 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 45 3.2.1. Những thuận lợi . 45 3.2.2. Những khó khăn . 46 3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đói với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 47 3.3.1. Các giải pháp nhằm mở rộng thị phần 47 3.3.1.1. Tăng cường nguồn vốn huy động để cho vay . 47 3.3.1.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay . 47 3.3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ 48 3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 48 3.3.2.1. Làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay 48 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng . 49 3.3.2.3. Công tác theo dõi thu nợ . 50 3.3.2.4. Vấn đề xử lý nợ quá hạn . 50 3.3.2.5. Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan 51 3.3.2.6. Hoạt động Marketing 51 3.3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ, cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương 52 3.3.3.1 Đối với Chính phủ 53 3.3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 53 3.3.3.3 Đối với ngân hàng TMCP Nam Việt . 53 LỜI KẾT 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 57 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . 58 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 59 D LỜI MỞ ĐẦU Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động đối với một ngân hàng. Và một trong những mục đích chính của hoạt động ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy để đạt được mục tiêu này ngân hàng luôn thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động kinh doanh và mọi hình thức hoạt động tốt đều góp phần vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là một trong những hình thức tín dụng mà ngân hàng đang thực hiện giải quyết đầu ra cho ngân hàng, bên cạnh đó còn để thực hiện chủ trương kích cầu cho nền kinh tế do Chính phủ đưa ra. Vì vậy cần phải được phát huy và quan tâm đúng mức. Trong nền kinh tế hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng cao nên xu hướng đi vay để sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều thì hình thức cho vay sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều triển vọng. Làm thế nào để thực hiện tốt nghiệp vụ này, hơn nữa đem lại hiệu quả tối đa làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ ý tưởng trên và qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHTM Nam Việt, em xin chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NH TMCP Nam Việt năm 2009-2010”. Nội dung của đề tài gồm : - Chương I: Cơ sở lý luận về tín dung ngân hàng và tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương II: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. - Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót. Và em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, cô chú, anh chị trong ngân hàng để đề tài của em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Vân và em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHTMCP Nam Việt nói chung và đặc biệt là anh chị phòng Tín dụng nói riêng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng năm 2009 chiếm tỷ trọng là 67,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng là 57,2%. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân là 546.558 triệu đồng tăng 7,6% so với năm 2009. Nguyên nhân nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao là do Navibank Đà Nẵng xác định đối tượng khách hàng tiềm năng chính của ngân hàng là khách hàng cá nhân, do đó ngân hàng đã đưa ra các chính sách về lãi suất hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi đặc biệt, chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm khuyến khích và thu hút đối tượng khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ các Tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng khá thấp năm 2009 chiếm tỷ trọng là 11%, năm 2010 chiếm 5,4%, chủ yếu là huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế năm 2010 có sự gia tăng, tổng nguồn vốn huy động từ TCKT năm 2009 là 159.290 triệu đồng, năm 2010 là 357.079 triệu đồng, tăng 124,2% so với năm 2009. Đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ TCKT này có sự gia tăng, năm 2009 tỷ trọng chỉ chiếm 21,2% so với tổng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng, năm 2010 tỷ trọng tăng lên chiếm 37,4% trong tổng số nguồn vốn huy động. Nhìn chung năm 2010 công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được hiệu quả tăng hơn so với năm 2009, như vậy đã đem lại nguồn vốn đáng kể cho ngân hàng, từ đó làm tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2.4.2. Tình hình hoạt động cho vay chung của Chi nhánh năm 2009-2010: Cũng như các ngân hàng khác, NH TMCP Nam Việt chủ yếu huy động vốn từ công chúng, các tổ chức kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay. Trong hai năm hoạt động 2009-2010 ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay của mình dưới nhiều hình thức như cho vay thế chấp nhà đất, trái phiếu, tài sản . Qua việc phân tích hoạt động cho vay của Chi nhánh ta sẽ thấy rõ điều này. Bảng 2: Tình hình chung về hoạt động cho vay tại Chi nhánh 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch ST ST ST TT (%) Doanh số cho vay 3,227,075 1,171,832 -2,055,243 -63,69 Doanh số thu nợ 3,026,013 1,263,803 -1,762,210 -58,24 Dư nợ bình quân 819,503 732,479 -87,024 -10,62 Nợ xấu 2,625 1,001 -1,624 -61.87 Nợ quá hạn 6,581 1,334 -5,247 -79.73 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Navibank Chi nhánh Đà Nẵng) Doanh số cho vay năm 2010 giảm 2,055,243 triệu đồng so với năm 2009 giảm 63,69%. Qua chỉ tiêu này, ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có chiều hướng giảm. Doanh số cho vay có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ phương án kinh doanh tín dụng của ngân hàng năm 2010 chưa có hiệu quả. Do cơ sở vật chất còn hạn hẹp trong khi đó lại phải cạnh tranh gay gắt với nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên ngân hàng chưa có nhiều khách hàng. Việc thu hút khách hàng là phương châm hiện nay của ngân hàng đã và đang triển khai. Để mở rộng cho vay, ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng để cho vay, mở rộng quan hệ đến nhiều khách hàng, có chính sách hoạt động phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, quan tâm đến nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời và cơ chế cho vay có phần thông thoáng hơn. Nhanh chóng tạo lập mối quan hệ mật thiết với những khách hàng có phương án khả quan và đó sẽ là những khách hàng truyền thống sau này. Hoạt động tín dụng có hiệu quả thì việc tăng lên về doanh số cho vay vẫn chưa đủ mà còn phải tính đến chất lượng tín dụng, có nghĩa là phải xem xét đến các chỉ tiêu khác nữa như: doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn. Doanh số thu nợ luôn đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ, thu hồi nợ đúng hạn đối với một ngân hàng là rất quan trọng vì nguồn vốn của một ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Việc thu hồi nợ đúng hạn giúp ngân hàng không bị ứ đọng vốn, hạn chế được rủi ro để tồn tại và hoạt động một cách có hiệu quả. Doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 1,762,210 triệu đồng giảm 58,24%. Doanh số thu nợ của ngân hàng như vậy có chiều hướng không khả quan. Chỉ tiêu dư nợ ở ngân hàng giảm, năm 2010 chỉ tiêu này chỉ đạt 732,479 triệu đồng giảm hơn năm 2009 là 87,024 triệu đồng giảm 10,62. Nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay cũng như dư nợ tín dụng giảm là do Chính phủ nâng cao lãi suất cơ bản nhằm điều chỉnh lạm phát, lãi suất huy động cao cho nên khách hàng gửi tiền nhiều làm cho doanh số huy động vốn tăng, đồng thời do lãi suất cho vay cao nên khách hàng hạn chế đi vay. Công tác thu nợ trong cho vay của một ngân hàng là rất quan trọng, vì vậy ngân hàng luôn chú trọng và có nhiều biện pháp để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Các biện pháp thu hồi nợ như: theo dõi nợ chặt chẽ của từng khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, có thể gia hạn cho những khách hàng còn có khả năng trả nợ, tăng cường công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay...hạn chế đến mức tối đa dư nợ quá hạn. 2.4.2. Kết quả từ hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010: Khi kinh doanh người ta thường quan tâm đến kết quả mà hoạt động kinh doanh đó mang lại. Đối với ngân hàng nào cũng vậy, kết quả của hoạt động kinh doanh nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như sự bền vững của nó. Do đó việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là điều cần thiết để có thể đánh giá được tình hình hoạt động của ngân hàng và từ đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những mặc còn yếu kém. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT 1.Tổng thu nhập 114.277 138.446 24.169 21,1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 112.301 135.337 23.036 20,5 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.330 2.340 1.010 75,9 Thu nhập từ HĐKD ngoại hối -44 -60 -16 36,4 Thu nhập từ hoạt động khác 690 829 139 20,1 2.Tổng chi phí 103.733 117.867 14.134 13,6 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 80.998 93.556 12.558 15,5 Chi phí cho hoạt động dịch vụ 555 559 4 0,7 Chi phí hoạt động khác 81 4 -77 -95,1 Chi phí hoạt động 22.099 23.748 1.649 7,5 3. Lợi nhận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.544 20.579 10.035 95,2 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 330 364 34 10,3 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 10.214 20.215 10.001 97,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua các năm dưới sự cố gắng, nổ lực của cán bộ công nhân viên Ngân hàng và sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt kết quả sau: Qua bảng trên ta thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 97,7% tương ứng tăng một lượng là 10,001 triệu đồng. Tổng thu nhập năm 2010 là 138,446 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 21,1% tương ứng với tiền tăng là 24.169 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 20,5%, đặc biệt thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh tăng 75,9% so với năm 2009. Tổng chi phí năm 2010 là117,867 tăng so với năm 2009 là 13,6% tương ứng với số tiền là 14,134 triệu đồng. Đáng chú ý là chi phí cho hoạt động khác giảm 95,1%, trong khi thu nhập từ hoạt động khác lại tăng thêm 20,1% đã làm cho quá trình hoạt động kinh doanh trong năm của Chi nhánh mang lại lợi nhuận. Đạt được kết quả trên là do sự nổ lực của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên muốn hoạt động có lợi nhuận không phải là dễ dàng, nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên chức của toàn chi nhánh phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao hơn. 2.5. Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010. 2.5.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010: So với các nghiệp vụ cho vay truyền thống thì nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng không kém phần tăng lên. Ngày nay xu hướng của người dân có thay đổi, sự hiểu biết của con người ngày càng tiến bộ, vì vậy việc đi vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh là ngày càng tăng. Đây là một trong những tác động lớn đến hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không sẽ góp phần vào tăng thu nhập cho ngân hàng. Qua đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Ch nhánh NH TMCP Nam Việt cho thấy tình hình tổng quan về hoạt động cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, muốn tìm hiểu về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thì cần phải đi sâu vào vấn đề này mới thấy được qui mô của hoạt động này. Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Doanh số cho vay 3,227,075 100 1,171,832 100 -2,055,243 -63.69 Trong đó: HGĐ, cá nhân 1,290,830 40 468,733 40 -822,097 63.69 Doanh số thu nợ 3,026,013 100 1,263,803 100 -1,762,210 -58.24 Trong đó: HGĐ, cá nhân 1,664,307 55 695,091 65 -969,219 -58.24 Dư nợ 819,503 100 732,479 100 -87,024 -10.62 Trong đó: HGĐ, cá nhân 286,826 35 256,367 45 -30,459 -10.62 Nợ quá hạn 6,581 100 1,334 100 -5,247 -79.73 Trong đó: HGĐ, cá nhân 2,303 34.99 467 35 -1,863 -79.73 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.80 0.18 Trong đó: HGĐ, cá nhân 0.80 0.18 Nợ xấu 2,625 100 1,001 100 -1,624 -61.87 Trong đó: HGĐ, cá nhân 918 34.97 350 34.97 -568 -61.87 Tỷ lệ nợ xấu 0.32 0.14 Trong đó: HGĐ, cá nhân 0.32 0.14 (Nguồn: báo cáo cho vay chung của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng) Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2010 là 1,171,832 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 63,69% tương ứng giảm 2,055,243 triệu đồng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình cá nhân sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 1,290,830 triệu đồng chiếm 40% doanh số cho vay. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 468,733 triệu đồng chiếm 40% doanh số cho vay. Nguyên nhân chính làm là do Chính phủ nâng cao lãi suất nhằm điều chỉnh lạm phát, lãi suất huy động cao cho nên khách hàng gửi tiền nhiều, đồng thời do lãi suất cho vay cao nên khách hàng hạn chế đi vay. Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh chưa cao. Do vậy ngân hàng cần phải cố gắng làm tốt công tác tiếp thị để thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn ít gặp rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn nên cần cố gắng mở rộng hoạt động cho vay này để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng và giúp ngân hàng ngày càng đứng vững trên thị trường. Công tác thu nợ về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh giảm 58,24% của năm 2010 so với năm 2009 tương ứng giảm 1,762,210 triệu đồng . Năm 2009 chỉ tiêu này là 55%, năm 2010 là 65%. Do khách hàng thường có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh là vay trung và dài hạn nên việc thu nợ của ngân hàng phải theo thời hạn. Dư nợ của nghiệp vụ cho vay này giảm 10,62% của năm 2010 so với năm 2009. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 286,826 triệu đồng chiếm 35%. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 256,367 triệu đồng chiếm 45% Ta thấy chỉ tiêu nợ quá hạn về hoạt động tín dụng chung đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh giảm với tốc độ là 79,93% nhưng trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn dư nợ quá hạn giảm với tốc độ là 79,93% của năm 2010 so với năm 2009. Nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ quá ngắn hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ vòng quay vốn tín dụng chung của ngân hàng và nó sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay. Đây là cơ sở để ngân hàng chú trọng đến công tác thu nợ. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,80% sang năm 2010 còn 0,18%. Trong chỉ tiêu này nợ quá hạn chủ yếu là cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nhưng đối với hoạt động cho vay này của ngân hàng cũng có phần giảm xuống, năm 2010 nợ quá hạn giảm so với năm 2009 là 1,863 triệu đồng. Như vậy nợ quá hạn đối với đối tượng này vẫn còn cao. Nguyên nhân của nợ quá hạn là do đối tượng hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có số lượng khách hàng đông gây khó khăn cho công tác theo dõi thu hồi nợ của ngân hàng mà cán bộ tín dụng vốn lại ít. Qua phân tích đánh giá chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh ta thấy được tình hình tổng quan trong lĩnh vực này. Nhưng để thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác cho vay ở lĩnh vực này để từ đó có hướng khắc phục và tìm ra biện pháp nhằm đưa nghiệp vụ này trở thành hoạt động góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng 2.5.2. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn dối với hộ sản xuất theo ngành nghề năm 2009-2010. 2.5.2.1 Biến động theo ngành nghề: Doanh số cho vay: Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề để thấy được nhu cầu vay vốn của người dân nhằm vào lĩnh vực nào, và từ đó có phương án tài trợ, cho vay phù hợp với tình hình của ngân hàng. Ngày nay người dân đi vay thường đầu tư vào ngành nghề có thời hạn ngắn để thu hồi vốn nhanh như ngành: Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản.... Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010: Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm2010 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT(%) 1. Cộng Nghiệp 2. Thương Mại Dịch Vụ 3. Thủy Hải Sản 4. Nông nghiệp 399,864 584,534 306,432 0 30,98 45,28 23,74 0 101,557 257,802 109,374 0 21,67 55 23,33 0 -298,307 -326,732 -197,058 0 -74,60 -55,90 -64,31 0 Tổng cộng 1,290,830 100 468,733 100 -822,097 -63,69 (Nguồn: Báo cáo cho vay Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng theo ngành nghề có xu hướng giảm, năm 2010 doanh số cho vay ngành Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản, Công nghiệp đều giảm so với năm 2009. Trong đó doanh số cho vay đối với ngành Thương Mại Dịch Vụ là chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2009 so với các ngành khác, do ngành Thương Mại Dịch Vụ đem lại thu nhập cao hơn so với các ngành khác nên người dân thường đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2009 doanh số cho vay theo ngành Thương Mại Dịch Vụ là 584,534 triệu đồng chiếm 45,28%. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 326,732 triệu đồng chiếm 55,90% do tình hình kinh tế có nhiều sự biến động Doanh số cho vay ngành Thủy Hải Sản cũng giảm, năm 2010 giảm so với 2009 với tỷ trọng 64,31%. Đó là do ngành này đem lại thu nhập chưa cao, vả lại rủi ro của nó cũng khá cao nên ít hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Ngành Công Nghiệp doanh số cho vay lại giảm xuống so với năm 2009 là 298307 triệu đồng với tốc độ 74,60%. Nhìn chung doanh số cho vay theo ngành nghề giảm xuống. Nói chung nhu cầu của người dân có phần thay đổi, sự nhìn nhận của khách hàng trong việc đi vay của ngân hàng đã thay đổi. Nhưng ngày nay tốc độ tăng trưởng của cuộc sống thay đổi khá nhanh, để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của mình hộ gia đình, cá nhân có xu hướng đi vay để có được nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm đem lại thu nhập cao trong cuộc sống. Lượng vay của mỗi món vay đối với các nhu cầu thường không cao nhưng nhiều món vay cho nên ngân hàng cần phải luôn nắm bắt được nhu cầu thị hiếu để có phương án tài trợ thích hợp. Doanh số thu nợ: Trong hoạt động kinh doanh tín dụng thì việc thu hồi gốc và lãi là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, qua đó người ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng, đây là vấn đề mà ngân hàng cần phải quan tâm. Phân tích doanh số thu nợ để qua đó có phương án thu nợ tốt hơn. Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Công Nghiệp 3.Thương MạiDịch Vụ 4.Thủy hải Sản 4. Nông nghiệp 450,932 963,030 250,345 0 27,09 57,86 15,04 0 250,123 350,500 94,468 0 35,98 50,43 13,59 0 -200,809 -612,530 -155,877 0 -44,53 -63,60 -62,26 0 Tổng cộng 1,664,307 100 695,091 100 -969,216 -58,24 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ theo các ngành nghề giảm. Ngành Công nhiệp doanh số thu nợ giảm. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 200,809 triệu đồng, với tốc độ giảm là -44,53% . Cũng như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngành Thương Mại Dịch Vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 2 năm 2009 và 2010. Doanh số thu nợ của ngành này năm 2009 đạt 963,030 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 57,86% trong tổng số thu nợ cho vay ngắn hạn, sang năm 2010 đạt 350,500 triệu đồng chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng là 50,43% với tốc độ giảm đáng kể là 63,60%. Như vậy ngành này không có khả quan trong công tác thu nợ. Ngành Thủy Hải Sản doanh số thu nợ giảm. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 155,877 triệu đồng, với tốc độ giảm là -62,26% nhưng so với ngành Thương Mại Dịch Dụ thì vẫn thấp hơn. Nhìn chung việc thu nợ của ngân hàng theo từng ngành nghề không tốt. Đối với ngành nghề nào cũng vậy, công tác thu nợ của ngân hàng cũng là quan trọng, bởi vì có thu nợ được thì mới thực hiện được công tác vòng quay vốn để duy trì hoạt động cho vay của ngân hàng. Dư nợ và nợ quá hạn: Dư nợ là chỉ tiêu mà dựa vào đó ngân hàng tính lãi và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. Dư nợ bao gồm dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn. Trong đó nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, nó đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đây là chỉ tiêu ngân hàng cũng rất quan tâm. Dư nợ của cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh năm 2009 là 286826 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,80% trong tổng dư nợ chung đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, và năm 2010 là 256,367 triệu đồng chiếm 0,18% với tốc độ giảm là 10,62%. Ở ngân hàng thì hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay chung, do đó chỉ đóng góp một phần nhỏ cho việc tăng thu nhập cho ngân hàng, bởi vì khách hàng thường có nhu cầu vay trung và dài hạn là chủ yếu. Bảng 7: Dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DN NQH NQH/DN DN NQH NQH/DN 1.Công Nghiệp 3.Thương mại dịch vụ 4.Thủy hải sản 4. Nông nghiệp 65,076 176,450 45,300 0 6,07 1,050 646 0 0,93 0,60 1,43 0 48,909 166,788 406,70 0 140 267 60 0 0,29 0,16 0,15 0 Tổng cộng 286,826 2,303 0,80 256,367 467 0,18 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua bảng trên ta thấy dư nợ của các ngành đều giảm. Trong đó ngành Thương Mại Dịch Vụ dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2009 là 176,450 triệu đồng, năm 2010 là 166788 triệu đồng. Như vậy năm 2010 giảm so với năm 2009 là 267 triệu đồng, điều này cho ta thấy ngân hàng thường chú trọng đến ngành Thương Mại Dịch Vụ nên dư nợ của ngành này tăng lên. Ngành Công Nghiệp thì dư nợ chiếm tỷ lệ thấp nhất do ngành này chưa được phát triển mạnh nên. Mặc dù năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Ngành Thủy Hải Sản năm 2010 giảm so với năm 2009 mặc dù không cao. Nhìn chung dư nợ của các ngành nghề khác nhau đều có xu hướng giảm, như vậy chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng không tăng trưởng. Chỉ tiêu nợ quá hạn của các ngành nghề khác nhau năm 2010 có giảm so với năm 2009. Năm 2010 nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chung giảm so với năm 2009 là 1,863 triệu đồng. Như vậy công tác thu nợ của ngân hàng chưa đạt. Trong đó ngành Thương Mại Dịch Vụ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ quá hạn chung của cho vay ngắn hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của ngành này vẫn thấp hơn ngành Công Nghiệp và ngành Thủy Hải Sản. Ngành Công Nghiệp mặc dù nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại cao nhất, cho thấy ngành Công Nghiệp việc thu nợ ít đạt hiệu quả so với các ngành khác. Nhìn chung nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của ngân hàng cũng không cao nhưng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tích cực chủ động trong công tác thu nợ để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 2.5.2.2 Biến động theo đối tượng khách hàng: Doanh số cho vay: Đối tượng cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh được chia thành hai loại: đối tượng không đảm bảo bằng tài sản thế chấp và đối tượng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Đối tượng có TS đảm bảo. 2.Đối tượng không caoTS đảm bảo 1,290,830 0 100 0 468,733 0 100 0 -822,097 0 -63,69 0 Tổng cộng 1,290,830 100 468,733 100 -822,097 -63,69 (Nguồn: Báo cáo cho vay Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Với số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo từng loại đối tượng khách hàng giảm. Năm 2010 doanh số cho vay đối với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo đạt 468,733 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 822,097 triệu đồng với tốc độ giảm là 63,69% . Nhìn chung doanh số cho vay đối với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. Đây cũng là điều kiện đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng trong kinh doanh tín dụng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro hơn. Vì vậy để hạn chế bớt rủi ro ngân hàng thường chú trọng đến công tác cho vay đối với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo, chính vì thế doanh số cho vay đối với đối tượng này thường cao. Qua việc phân tích số liệu trên ta thấy được tính chất và đặc điểm của từng đối tượng khách hàng. Vì vậy ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động tín dụng hay tăng sức cạnh tranh thì phải có những có phương án phù hợp nhằm đem lại sự tăng trưởng cho ngân hàng. Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng biểu hiện tình hình thu nợ của ngân hàng đối với các chủ thể có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tình hình đó được thể hiện qua số liệu sau: Bảng 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Đối tượng có TS đảm bảo. 2.Đối tượng không có TS đảm bảo 1,664,307 0 100 0 695,091 0 100 0 -969,216 0 -58,24 0 Tổng cộng 1,664,307 100 695,091 100 -969,216 -58,24 Đơn vị tính: Triệu đồng. (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ đối với đối tượng vay có tài sản đảm bảo giảm. Năm 2010 doanh số thu nợ theo đối tượng này giảm hơn so với năm 2009 là 969,216 triệu đồng, với tốc độ 58,24% như vậy giảm đáng kể. Qua đây ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng không khả quan, do đó công tác quản lý thu nợ và theo dõi nợ của ngân hàng một cách sát sao để đôn đốc khách hàng trả nợ giúp ngân hàng thu hồi được nợ nhanh hơn và có hiệu quả. Dư nợ và nợ quá hạn: Bảng 10: Dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh danh theo đối tượng khách hàng năm 2009-2010. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DN NQH NQH/DN DN NQH NQH/DN 1.Đối tượng có TS đảm bảo. 2. Đối tượng không có TS đảm bảo 286,826 0 2,303 0 0,80 0 256,367 0 467 0 0,18 0 Tổng cộng 286,826 2,303 0,80 256,367 467 0,18 (Nguồn: Báo cáo cuối năm Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Dư nợ đối với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo 100% đều có tài sản đảm bảo. Năm 2010 giảm so với năm 2009. Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với đối tượng khách hàng này và đối tượng này ít đem lại rủi ro cho ngân hàng hơn so với đối tượng không có tài sản đảm bảo. Bởi vì khi khách hàng không trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản này để thu hồi vốn. Chỉ tiêu nợ quá hạn thì đối tượng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2009 là 2303triệu đồng trong tổng nợ quá hạn chung cho vay ngắn hạn, sang năm 2004 là 467 triệu đồng mặc dù thấp hơn năm 2010 nhưng không đáng kể. Qua đây ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng đối với đối tượng này cũng khả quan vì dư nợ hầu như tập trung hết hình thức có tài sản đảm bảo. 2.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng. 2.5.3.1 Những thành tựu đạt được: Thông qua hoạt động cho ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng đã đạt được những kết quả như sau: Đối với người đi vay: Từ khi hoạt động cho vay tiêu dùng được áp dụng phổ phiến đến nay, đời sống người dân không những được cải thiện mà còn nâng cao. Từ chổ người dân không có phương tiện đi lại, nhà cửa còn đơn sơ, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình còn thiếu….Đến chổ người dân có phương tiện đi lại, nhà cửa được xây dựng sửa chữa, đồ dùng sinh hoạt hiện đại. Đó là nhờ một phần hoạt động cho vay đem lại. Đây cũng là tiền đề để người dân thành phố Đà Nẵng có cuộc sống tốt hơn. Đối với nền kinh tế: Nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân có vốn hoạt động. Nên hoạt động cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng đáp ứng phần nào chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là yếu tố nhằm kích thích cầu làm cho các hàng hoá sản xuất trong nước ngày càng tiêu thụ hơn. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước nói chung kinh tế Đà Nẵng nói riêng ngày càng phát triển hơn. Đối với ngân hàng: Thông qua hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh đã giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn cho vay. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 97,7% tương ứng tăng một lượng là 10,001 triệu đồng. Từ đó nâng cao uy tín của mình và tạo lập thêm nhiều mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn từ những người vay. Đặc biệt là nguồn vốn của những người có thu nhập ổn định như công nhân viên chức, những người làm trong doanh nghiệp nhà nước. 2.5.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được thì ngân hàng còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục.Những mặt tồn tại ở đây không chỉ là những yếu tố bên ngoài ngân hàng mà còn ở chính bên trong ngân hàng. Những mặt tồn tại hiện nay đó là: Về chất lượng tín dụng: Hiện nay nhìn chung chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa được tốt. Đây là nguyên nhân khó khăn cơ bản dẫn đến tình hình tài chính của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Để biết được chất lượng tín dụng ta đi đánh giá tỉ lệ NQHBQ/DNBQ. Hiện nay tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng tỉ lệ NQHBQ/DNBQ về cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh năm 2009 là 0,80 % và đến năm 2010 tỉ lệ này giảm xuống còn 0,18%.Điều này chứng tỏ ngân hàng đang cải thiện chất lượng tín dụng. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn cao, gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải tập trung rà soát và củng cố chất lượng tín dụng nhằm làm hạn chế bớt NQHBQ/DNBQ. Về phía khách hàng: Nhiều trường hợp không chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn. cHƯƠNG 3: MỘt sỐ kiẾn nghỊ và giẢi pháp nhẰM mỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG cho vay ngẮn hẠn đỐi vỚi hỘ gia đình, cá nhân sẢn xuẤt kinh doanh tẠi chi nhánh nhtm nam viỆT 3.1. Phương hướng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong những năm tới: * Trước hết ngân hàng cần phải tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Chủ trương mở rộng tín dụng tăng khả năng cạnh tranh là vấn đề mà một ngân hàng nào cũng phải quan tâm. Và như vậy là ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các hình thức cho vay, trong đó cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh cụ thể là: - Để tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì ngân hàng không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt quan tâm đến khách hàng truyền thống, tăng cường mối quan hệ mật thiết với khách hàng. - Chú trọng và tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Phát hiện kịp thời các tồn tại, thiếu sót phát sinh, hạn chế thấp nhất các rủi ro về tín dụng. - Thực hiện mở rộng đa dạng nhiều loại hình cho vay để thu hút khách hàng. Thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị để có thêm khách hàng mới. - Cũng cố chất lượng tín dụng, tiếp tục xử lý nợ quá hạn tồn đọng, nợ khó đòi, nợ do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhằm lạnh mạnh hóa tình hình tài chính. Tiến hành đánh giá phân loại và phân tích nợ quá hạn đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế đối với nghiệp vụ cho vay ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó để có phương án hoạt động có hiệu quả hơn. * Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ nợ của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. * Chú trọng đến công tác dự báo tình hình kinh tế, đặc biệt là dự báo rủi ro về lãi suất. Thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế, các thông tin về tình hình khách hàng, về đối thủ cạnh tranh từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. * Cán bộ nhân viên trong ngân hàng tự chịu trách nhiệm trong công việc của mình, luôn phấn đấu thực hiện tốt công việc và hướng tới mục tiêu chung của ngân hàng. Đoàn kết tất cả nhân viên trong ngân hàng, luôn vì công việc chung chứ không vì lợi ích riêng của mỗi cá nhân mà ảnh hưởng đến kết quả chung của ngân hàng. Tất cả những chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh này của ngân hàng đều cũng nhằm tới phương châm, đó là “Điểm tựa tài chính, nâng bước thành công”, xứng đáng là chỗ dựa về tài chính vững chắc, là người bạn đáng tin cậy của quý khách hàng. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh: 3.2.1. Những thuận lợi: Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển môi trường pháp lý trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện tạo động lực thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh thi trường hàng hóa trên nhiều lĩnh vực. Nhu cầu tiêu dùng của người dân nói chung và người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng có xu hướng tăng mạnh, đây là nguồn dồi dào của ngân hàng. Cơ chế lãi suất được điều chỉnh phù hợp, quy định thể lệ, chế độ cho vay hộ gia đình cá nhân được cụ thể hóa, ngày càng đơn giản gọn nhẹ song vẫn đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo an toàn. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, có tinh thần học hỏi, phong cách làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình phục vụ một cách tốt nhất lợi ích của khách hàng. Ngoài ra sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ở ngân hàng, sự quyết tâm phấn đấu làm việc hết mình của mỗi cán bộ công nhân viên trong sự nghiệp xây dựng “Đơn vị trong sạch vững mạnh” giúp cho ngân hàng hoạt động tích cực và phát triển . Nhìn chung những thuận lợi đã đem lại những kết quả thiết thực cho ngân hàng và đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. 3.2.2. Những khó khăn: Nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, về phí dịch vụ...của nhiều ngân hàng khác nhau cùng đóng trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ phục vụ phát triển kinh tế, do trên địa bàn có nhiều ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh là một lực lượng đông đảo, một lĩnh vực rất đa dạng với nhiều ngành nghề và trình độ dân trí cao thấp khác nhau nên rất khó theo dõi việc sử dụng vốn vay của họ. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng khối lượng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy đòi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng cần luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và huấn luyện tốt nghiệp vụ cho vay nhằm trao đổi kiến thức kinh nghiệm. Khách hàng vay sản xuất kinh doanh thường số lượng đông nên việc hướng dẫn cho họ cũng gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên tín dụng. Một khó khăn nữa của ngân hàng là hệ thống trang thiết bị của ngân hàng tuy tương đối là đầy đủ nhưng chưa thật hiện đại, đây cũng là khó khăn chung trong hoạt động của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và năng lực cao. Tuy nhiên một số cán bộ trẻ còn chưa có kinh nghiệm nên cần phải thường xuyên học hỏi làm quen với công việc. 3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đói với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh: 3.3.1. Các giải pháp nhằm mở rộng thị phần: 3.3.1.1. Tăng cường nguồn vốn huy động để cho vay: Hiện nay nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn, đây là điều kiện thụân lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Tăng trưởng nguồn vốn huy động là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay bởi vì trên thị trường còn có các kênh huy động vốn khác như: bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, kho bạc nhà nước ...trong nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng đã khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó để cạnh tranh với các kênh huy động trên địa bàn, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để nguồn vốn huy động không ngừng được tăng lên. - Thực hiện tốt các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, mở rộng mạng lưới cùng phát triển hạ tầng kỷ thuật để tiếp cận khách hàng tốt hơn, cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt hơn, là cơ sở để phát triển quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng từ đó thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. - Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin, tin học điện tử trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trong đó phát triển mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu về thanh toán với tốc độ cao và thuận lợi để thu hút khách hàng quan hệ với ngân hàng. 3.3.1.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay: Để mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hình thức cho vay. Ngoài hình thức cho vay cầm cố thế chấp quyền sử dụng đất, nhà cửa thì bên cạnh đó còn cho vay theo hình thức cầm cố các chứng từ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc ...hình thức này thường rất ít rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần phải đẩy mạnh cho vay theo phương thức này, đây cũng là biện pháp để tăng cường việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng. 3.3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải có chất lượng cao, trong khi đó ngân hàng không ngừng cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do đó để cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách riêng của mình để thu hút được nhiều khách hàng. Vì nếu như cạnh tranh thông qua lãi suất chỉ có tác dụng tích cực trong một thời gian nhất định, và phải tính toán thật thận trọng. Yếu tố lãi suất là rất nhạy cảm, bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể thay đổi để cạnh tranh thu hút khách hàng .Nếu ngân hàng áp dụng phương thức này rất nguy hiểm cho hoạt động ngân hàng, việc giảm lãi suất sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng giảm đi và rất dễ dẫn đến rủi ro là phá sản. Như vậy biện pháp mang tính cạnh tranh và an toàn là cải tiến dịch vụ ngân hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng chính là nâng cao lợi ích cho khách hàng, đó là nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: quan tâm đúng mức đến nhu cầu của khách hàng, theo dõi và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng có hiệu quả, thái độ đối với khách hàng vui vẻ...Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng là cơ hội để ngân hàng thực hiện phương pháp tiếp thị gián tiếp có thể thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng. Tóm lại nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những biện pháp hữu hiệu để giữ khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm được khách hàng mới và cũng đem lại lợi ích cho khách hàng. 3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh: 3.3.2.1. Làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay: Thẩm định là khâu hết sức quan trọng không thể thiếu được đối với hoạt động tín dụng, thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh số lượng khách hàng đông nên việc thẩm định khá vất vả. Tuy nhiên do các đối tượng khách hàng vay vốn không được áp dụng nhất quán cùng một biện pháp đảm bảo tiền vay, vì thế việc thẩm định cho vay tùy thuộc vào từng đối tượng cho vay. Đối với đối tượng cho vay sản xuất kinh doanh có đảm bảo bằng tài sản thế chấp cầm cố hay bảo lãnh thì cán bộ tín dụng phải thẩm định đánh giá đúng giá trị của tài sản đó trước khi cho vay. Sau cùng cán bộ tín dụng thẩm tra người vay vốn và quyết định cho vay vốn. 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng: Đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi phải có độ chính xác cao do đó trình độ nhân viên ngân hàng phải không ngừng được nâng cao. Chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ công nhân viên. Đối với hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nói riêng thì bộ phận làm công tác tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Họ chính là người trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm định để quyết định cho vay hay không. Mặt khác họ còn phải kiểm tra theo dõi vốn vay và có phương án thu hồi nợ. Do đó ở đây trình độ đối với họ rất là quan trọng, với trình độ tốt họ sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Ban lãnh đạo ngân hàng cần chú trọng và kiểm tra sát sao trình độ nhân viên trong ngân hàng để từ đó bồi dưỡng thêm trình độ cho nhân viên. Mỗi cán bộ tín dụng ngoài việc thực hiện tốt nghiệp vụ chuyên môn còn phải có khả năng giao tiếp, đạo đức và trách nhiệm. Riêng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thì rủi ro thường rất cao bởi vì nguồn trả nợ của họ chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó nên đòi hỏi trình độ nhân viên tín dụng cần phải phát huy và đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 3.3.2.3. Công tác theo dõi thu nợ: Vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên phải được hoàn trả đúng thời hạn vay. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển thì ngân hàng phải thực hiện tốt công tác thu nợ để đẩy nhanh vòng quay của vốn. Nhưng trong thực tế rất nhiều nguyên nhân vừa chủ quan vừa khách quan mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn gây rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Cần áp dụng phương pháp thu nợ hợp lý cho từng khoản vay, nó sẽ giúp cho người đi vay có điều kiện trả nợ đúng hạn và ngoài ra nó còn tạo ngân hàng không bị ứ đọng vốn cụ thể: đối với khoản vay ngắn hạn này thì phương thức thu hồi nợ được áp dụng phổ biến là phương thức trả lãi định kỳ hằng tháng và nợ gốc được thanh toán một lần. Nhưng tùy thuộc vào khoản vay và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng thì ta có thể áp dụng phương thức thu lãi định kỳ và nợ gốc thanh toán định kỳ hằng tháng. - Đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng thường xuyên tiếp cận thông tin liên quan đến khách hàng để có những biện pháp thu nợ hợp lý. Nếu thấy khả năng hoạt động kinh doanh của khách hàng thuận lợi, việc sử dụng vốn đúng mục đích thì khi đến hạn cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn để giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn. Còn nếu xét thấy việc sử dụng vốn của khách hàng sai mục đích thì phải kịp thời tìm giải pháp xử lý thích hợp, còn nếu xét thấy tình hình sản xuất của khách hàng khó khăn thì cán bộ tín dụng giúp khách hàng giải quyết bằng cánh đề xuất ý kiến cho phép khách hàng kéo dài thời hạn trả nợ. 3.3.2.4. Vấn đề xử lý nợ quá hạn: Nợ quá hạn là vấn đề không thể tránh khỏi đối với hoạt động cho vay của cả ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng và đặc biệt là đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở đối tượng này. Vì vậy để ngăn ngừa và xử lý kịp thời nợ quá hạn cần có các biện pháp sau: - Để hạn chế nợ quá hạn thì ngân hàng phải biết rõ về khách hàng của mình, tình hình tài chính, quan hệ vay nợ, năng lực quản lý. - Tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ chỉ áp dụng đối với những khách hàng đang còn sản xuất kinh doanh, có nguồn thu nhập, có khả năng trả nợ, tài sản thế chấp cầm cố thuộc sở hữu khách hàng để phát mãi, và chú ý giấy phép kinh doanh còn hiệu lực trong thời gian gia hạn nợ hay không. - Sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhưng rủi ro vẫn xảy ra thì tùy từng trường hợp mà ta có cách xử lý khác nhau: + Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tạm thời khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trong tương lai hoạt động sản xuất này có triển vọng, trong trường hợp này ngân hàng tạm thời giản nợ, đồng thời tư vấn giúp đỡ cho họ về năng lực quản lý sản xuất, giúp đỡ về kỷ thuật sản xuất, thông tin về thị trường để đảm bảo tiếp tục sản xuất và có thể trả nợ cho ngân hàng. + Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh bị thiệt hại nặng nề do các nguyên nhân khách quan như thiên tai hỏa hoạn...không có khả năng khắc phục thì ngân hàng nên đề nghị với cấp trên cho khoanh nợ, xoá nợ. + Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không muốn trả nợ hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì cần có sự can thiệp của pháp luật. 3.3.2.5. Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan: Các rủi ro khách quan thường gặp trong cho vay ngắn hạn như: tai nạn, bệnh tật, chết, mất tích...đối với người vay. Đây là những tai nạn khó có thể lường trước được trước khi cho vay. Để ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro này ngân hàng có thể liên kết với các Công Ty Bảo Hiểm bảo đảm nợ vay nhưng phải mất chi phí bảo hiểm. Ngân hàng có thể dùng biện pháp là khi cho vay đòi hỏi phải có người thừa kế, nếu khi có tai nạn xảy ra thì người thừa kế phải đứng ra bảo đảm trả nợ. Trường hợp rủi ro nữa là thu nhập của người vay giảm hoặc bị mất thu nhập do gặp rủi ro khách quan (thiên tai, hỏa hạn, mất cắp...) thì ngân hàng nên xem xét nếu thấy khách hàng còn có thể trả nợ thì ngân hàng có thể giản nợ cho họ. Nói chung ngân hàng cần có những biện pháp nhanh chóng kịp thời để hạn chế thấp nhất rủi ro và nhất là phải luôn theo dõi sát sao để nắm rõ tình hình trả nợ của khách hàng. 3.3.2.6. Hoạt động Marketing Trong kinh doanh, mỗi ngân hàng muốn cho khách hàng biết đến dịch vụ của mình thì ngân hàng cần phải tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị và xây dựng chiến lược khách hàng nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng để khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng. Để công tác tiếp thị được thành công, thì ngân hàng phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng như thông qua hội nghị khách hàng, tổ vay vốn hoặc sở giao dịch,... chủ động tìm đến khách hàng để giới thiệu và gửi gắm lời hứa của mình về những hoạt động dịch vụ mà mình sẽ cung cấp. Nhưng cần lưu ý chỉ nên hứa những gì mà ngân hàng có thể làm được, đừng nên hứa những gì vượt quá khả năng để từ đó khách hàng đặt quá nhiều niềm tin, hy vọng vào ngân hàng rồi sẽ thất vọng, thì sẽ có những đánh giá không tốt về ngân hàng mà cần phải thỏa mãn vượt mong đợi cho khách hàng. Bên cạnh việc tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, ngân hàng cũng nên tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi trên thông tin đại chúng như: thông qua báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, bảng hiệu ,tờ rơi... để thu hút thêm nhiều khách hàng. 3.3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ, cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương: Để hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nói riêng ngày càng có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc tạo ra sự phù hợp trong cơ cấu kinh tế, ngoài sự nổ lực của ngân hàng trong việc tìm tòi mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình thì rất cần đến sự hổ trợ của Chính phủ, các cấp ban ngành và chính quyền địa phương. 3.3.3.1. Đối với Chính phủ: - Để hoạt động kinh doanh phát triển đúng pháp luật ổn định vững chắc, thì Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất cần có những chính sách cụ thể như: quyền sử dụng đất, ưu đãi vốn, lãi suất và thuế để khuyến khích đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Chính phủ cần có chính sách xử lý rủi ro cho ngân hàng cho vay đối với đối tượng này như khoanh nợ, giảm nợ, xóa nợ, ưu đãi lãi suất khi hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh gặp rủi ro bất thường. 3.3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước: - Sửa đổi cơ chế, chính sách về cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm cho ngân hàng tuyển chọn cán bộ và làm việc tại các ngân hàng theo quy trình và tiêu chuẩn của ngân hàng nhà nước. - Ngoài sự quản lý và kiểm soát của nhà nước các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, đề nghị chính quyền địa phương, các ngành phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ, đảm bảo nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, an toàn. 3.3.3.3. Đối với ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt: - Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho vay cho các cán bộ tín dụng, tổ chức những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực cho vay tiêu dùng giữa các tổ chức tín dụng với nhau… nhằm nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực này. - Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, Ngân hàng TMCP Nam Việt cần nghiên cứu xác định, phân định rõ các kênh phân phối, định giá nội bộ đối với mỗi công đoạn để có thể hạch toán, tính toán đóng góp của từng đơn vị, từng khâu liên quan đến toàn bộ quá trình cho vay. - Ngân hàng cũng nên ưu tiên và tập trung giải quyết một số vấn đề trọng yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động cho vay trong thời gian tới, trong đó việc quan tâm xây dựng đồng bộ các cơ sở pháp lý, đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ, đào tạo nhân lực để có thể nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và kịp thời triển khai những sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại LỜI KẾT Qua việc phân tích về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHTMCP Nam Việt, ta thấy được hoạt động này đã góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng ta cũng biết diễn biến của thị trường thì không ngừng thay đổi, do đó ngân hàng cần phải luôn có phương án hoạt động kinh doanh cho phù hợp với môi trường. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh NH TMCP Nam Việt, được sự giúp đỡ của cô chú và anh chị trong ngân hàng, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Vân em đã tìm hiểu được những khó khăn cần khắc phục và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về hoạt động cho vay nói chung và đặc biệt là cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nói riêng. Và lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Vân, anh chị trong ngân hàng đã giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành tốt đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. 2. Cẩm nang tín dụng. 3. Tạp chí ngân hàng. 4. Sổ tay tín dụng NH TMCP Nam Việt. NHÂN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đà Nẵng, ngày........tháng.....năm 2011 Kí tên, đóng dấu NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Điểm của Giáo viên hướng dẫn: ......................Bằng chữ:................................ Đà Nẵng, ngày........tháng.....năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1. Nhận xét của Giáo viên phản biện: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Điểm của Giáo viên phản biện: ......................Bằng chữ:................................ Đà Nẵng, ngày........tháng.....năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3. Điểm bảo vệ Chuyên đề tốt nghiệp: ......................Bằng chữ:.......................... Đà Nẵng, ngày........tháng.....năm 2011 GIÁO VIÊN KIỂM TRA 4. Điểm trung bình Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (là điểm trung bình giữa điểm của giáo viên hướng dẫn và điểm bảo vệ Chuyên đề thực tập): - Điểm trung bình CĐTTTN:..............................Bằng chữ:...................................... - Cho phép làm Luận văn tốt nghiệp:...................................................................... Đà Nẵng, ngày........tháng.....năm 2011 TRƯỞNG KHOA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NH thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009-2010.doc
Luận văn liên quan