Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp một cách chính xác hơn bởi vì hàng tồn kho cũng là một lọai tài sản lưu động nhưng tính thanh khoản của nó thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. Qua bảng phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán cho thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty đều lớn hơn 0,5. Tuy nhiên tỷ số này lại có xu hướng giảm đáng kể qua các năm. Tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 giảm dần, từ mức 0,74 lần giảm xuống còn 0,69 lần vào năm 2011, và 2012. Qua 3 năm thì các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số thanh toán nhanh như tài sản lưu động, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn đều biến đổi liên tục nhưng theo một tỷ lệ tương đối nên tỷ số này biến động không lớn, giảm 0,05 ở năm 2011 và giữ mức 0,69 năm 2012. Trong sáu tháng đầu năm 2013, tỷ số này cũng biến động không nhiều. Do tiêu thụ của công ty ở mức cao nên hàng tồn kho của công ty giảm so với kỳ trước, nợ ngắn hạn cũng giảm do công ty không vay vốn nhiều để đầu tư như những kỳ trước. Hai khoản mục này giảm nhẹ theo tỷ lệ tương đối nên chỉ làm ảnh hưởng tăng 0,03 lần ở sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,69 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản, đây là mức thấp so với nhiều năm qua. Công ty cần có những giải pháp để giảm dần tình trạng tăng lên quá nhanh của nợ ngắn hạn, và cần duy trì mức tỷ lệ thanh toán nhanh lớn hơn 1 để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

docx86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đối lớn so với năm trước với giá trị gần 5 tỷ đồng tương đương giảm 16%. Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Trong năm, công ty thực hiện tăng lương cho nhân viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đồng thời chi khám sức khỏe định kỳ cho 100% công nhân nên chi phí này tương đối tăng so với năm trước. Do biến động giá cả năm 2011, các chi phí quản lý doanh nghiệp khác như chi phí văn phòng phẩm, dịch vụ mua ngoài, chi phí tiếp khách… đều tăng cao so với năm 2010. Chính vì vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 đã tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2010. Trong năm 2012, công ty không tuyển thêm nhân viên phục vụ công tác quản lý, công ty đã chuyển một phần nhân viên bên bộ phận quản lý sang bộ phận bán hàng nên đã làm chi phí nhân viên quản giảm hơn 2 tỷ đồng. Năm 2012, lạm phát trong nước ổn định ở mức 7,5% nên các chi phí phát sinh khác của bộ phận quản lý doanh nghiệp cũng giảm theo so với năm 2011. Kết quả sang năm 2012 chi phí này đã giảm được đến 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm thì năm 2012 có chi phí quản lý hiệu quả nhất do các chi phí tăng rất thấp, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho công ty. Bảng 16: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu năm 2012 Số tiền % Chi phí nhân viên quản lý 5.324.853 7.163.419 1.838.566 34,53 CP Khấu hao TSCĐ 224.359 724.144 499.785 222,76 Dự phòng các khoản khó đòi 125.841 735.312 609.471 484,32 Chi phí tiếp khách 421.684 3.423.231 3.001.547 712,80 Chi phí khác 6.177.720 12.113.569 5.935.849 96,08 Chi phí quản lý 12.274.457 24.159.675 11.885.218 96,83 Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Hầu hết các chi phí đều tăng cao so với cùng kỳ. Chi phí nhân viên quản lý tăng gần 2 tỷ tương đương 35% do số lượng nhân viên tăng, cùng với đó là tiền lương được điều chỉnh tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng gần nửa tỷ tương đương 223% do tài sản cố định trong hoạt động quản lý của công ty (máy vi tính, bàn làm việc, trang thiết bị văn phòng) được công ty đầu tư thêm cho bộ phận quản lý, nên mức khấu hao tài sản cố định công ty tăng cao. Bên cạnh đó, do công ty tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã trích lập dự phòng các khoản khó đòi cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Để phục vụ cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nên chi phí tiếp khách phát sinh trong kỳ rất nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng biến động chi phí của bộ phận. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng quá cao sẽ làm giảm đi nguồn lợi nhuận cho công ty, vì vậy công ty cần áp dụng các biện pháp tiết kiệm, giảm dần tỷ lệ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp trong những tháng còn lại, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính của công ty bao gồm các khoản lãi phải trả do vay nợ từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, ngoài ra còn có thêm 1 số chi phí tài chính nhỏ khác. Chi phí hoạt động tài chính của công ty chiếm 1 phần khá nhỏ trong tổng chi phí, thường chiếm từ 1% đến 3% tổng chi phí của công ty. Bảng 17: Chi phí hoạt động tài chính của công ty qua các năm 2010 đến 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Chi phí lãi vay 41.872.580 75.482.646 62.579.949 33.610.066 80,27 -12.902.697 -17,01 Chi phí khác 1.954.158 3.325.294 728.283 1.371.136 70,17 -2.597.011 -78,10 Tổng chi phí 43.826.739 78.807.940 63.308.232 34.981.201 79,82 -15.499.708 -19,67 Qua bảng trên, ta thấy chi phí hoạt động tài chính của công ty biến động lớn qua các năm. Năm 2010 đạt giá trị gần 44 tỷ đồng, sang năm 2011 chi phí này tăng đến 80% đạt giá trị gần 79 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2012 chi phí này lại giảm 20% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí hoạt động tài chính tăng rất mạnh trong năm 2011 là do chi phí lãi vay của công ty tăng đến 80% so với cùng kỳ. Trong năm 2011, công ty đã tiến hành vay vốn từ các ngân hàng Sacombank và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để xây dựng các nhà máy mới, đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm 2011, vay ngắn hạn của công ty là hơn 430 tỷ đồng. Cùng với đó, do lạm phát tăng mạnh, lãi suất cho vay của các ngân hàng trong năm có thời điểm lên đến 20%. Do 2 nguyên nhân này đã làm cho chi phí tăng mạnh làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh của công ty. Trong năm 2012, công ty tiếp tục vay vốn, đầu tư xây dựng các nhà máy, mua sắm dây chuyền và thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nhưng không nhiều như năm 2011. Tính đến cuối năm, vay ngắn hạn của công ty là hơn 294 tỷ đồng. Lãi suất vay của các ngân hàng cũng giảm so với cùng kỳ, dao động từ 12% đến 15%, thấp hơn so với năm 2011. Vì vậy, chi phí hoạt động tài chính năm 2012 giảm 20% so với năm 2011. Bảng 18: Chi phí hoạt động tài chính sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu năm 2012 Giá trị % Chi phí lãi vay 34.999.439 19.831.785 -15.167.654 -43,34 Chi phí khác 1.253.621 856.267 -397.354 -31,70 Tổng chi phí 36.253.060 20.688.052 -15.565.008 -42,93 Chi phí tài chính của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 là hơn 20 tỷ đồng, giảm 43% so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí lãi vay trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm gần 15 tỷ đồng tương đương 43%. Trong năm 2013 công ty cơ bản đã đầu tư hoàn chỉnh máy móc thiết bị sản xuất mới nên không còn phải vay nhiều của các ngân hàng, đồng thời lãi suất vay vốn cũng giảm dao động 7 – 7.5%. Như vậy, do công ty đang trong giai đoạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án khá lớn, nên chi phí lãi vay tăng qua hàng năm là phù hợp. Tuy nhiên, chi phí tài chính quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, vì vậy, công ty cần sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, giải ngân nhanh chóng, đưa các dự án vào hoạt động, tạo ra thêm nhiều nguồn doanh thu, góp phần giảm dần các chi phí tài chính, nâng cao lợi nhuận công ty. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN Từ bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 ở trên ta thấy lợi nhuận của công ty biến động không ngừng và còn ở giá trị thấp. Để làm rõ sự biến động này ta sẽ phân tích các nhân tố chủ yếu là lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận khác ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảng 19: Tình hình lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/Năm 2010 Năm 2012/Năm 2011 Giá trị % Giá trị % 1.DT bán hàng 579.748.719 686.633.872 637.370.966 106.885.153 18,44 -49.262.906 -7,17 2.Các khoản giảm trừ 22.146.920 56.619.763 25.542.307 34.472.843 155,66 -31.077.456 -54,89 3.Tổng chi phí 506.686.791 586.201.970 533.634.025 79.515.179 15,69 -52.567.945 -8,97 Giá vốn hàng bán 410.131.319 466.344.429 440.904.815 56.213.110 13,71 -25.439.614 -5,46 CP bán hàng (67.861.146) (89.188.715) (66.854.021) 21.327.569 31,43 -22.334.694 -25,04 CP QLDN (28.694.326) (30.668.826) (25.875.189) 1.974.500 6,88 -4.793.637 -15,63 4.LN thuần bán hàng 50.915.008 43.812.139 78.194.634 -7.102.869 -13,95 34.382.495 78,48 Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ) với chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ nguồn lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chính của công ty và có ảnh hưởng rất lớn đến tổng lợi nhuận trước thuế. Ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010 doanh thu đạt giá trị gần 51 tỷ đồng, sang năm 2011 doanh thu có sự sụt giảm nhẹ. Nguyên nhân là do chi phí tăng cao trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh thu không tương ứng. Sang năm 2012 công ty thực hiện nhiều chính sách hạn chế chi phí và đã đạt được hiệu quả, tổng chi phí giảm hơn 52 tỷ đồng tương đương 9% so vớin năm 2011. + Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sụt giảm lợi nhuận thuần bán hàng năm 2011: ΔLợi nhuận(2011) = Lợi nhuận (2011) - Lợi nhuận (2010) = 43.812.139 – 50.915.008= -7.102.869 nghìn đồng. Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng: Doanh thu bán hàng +106.885.153 Các khoản giảm trừ -34.472.843 Giá vốn hàng bán -56.213.110 Chi phí bán hàng -21.327.569 CP QLDN -1.974.500 Cộng: -7.102.869 Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng giảm: Trong năm 2011 do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên các chi phí liên quan đều tăng so với năm trước như giá vốn hàng bán tăng hơn 56 tỷ đồng, do tiêu thụ nhiều hàng hóa so với năm trước nên các khoản giảm trừ cũng tăng mạnh với giá trị 34 tỷ đồng, các khoản liên quan công tác bán hàng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo với mức tăng của 2 chi phí này là hơn 23 tỷ đồng. Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng tăng: Doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2011 tăng 18% so với năm trước đạt giá trị hơn 686 tỷ đồng. Nhưng mức tăng này vẫn chưa đủ để giúp cho lợi nhuận bán hàng tăng do các khoản chi phí phát sinh tăng với tốc độ lớn hơn. Công ty cần chú trọng hơn nữa các chính sách để quản lý, sử dụng các khoản chi phí hiệu quả để tăng lợi nhuận. + Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sụt giảm lợi nhuận thuần bán hàng năm 2012: ΔLợi nhuận(2012) = Lợi nhuận (2012) - Lợi nhuận (2011) = 78.194.634 – 43.812.139= 34.382.495 nghìn đồng. Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng: Doanh thu bán hàng -49.262.906 Các khoản giảm trừ +31.077.456 Giá vốn hàng bán +25.439.614 Chi phí bán hàng +22.334.694 CP QLDN +4.793.637 Cộng: +34.382.495 Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng giảm: Trong năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ nên bán hàng của công ty bị sụt giảm 7%. Đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận bán hàng lớn nhất. Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng tăng: Do trong năm 2011 các loại chi phí của công ty tăng rất cao nên sang năm 2012 công ty đã thực hiện nhiều chính sách nhằm quản lý chi phí có hiệu quả hơn. Kết quả là tất cả các chi phí đều giảm so với năm trước nên đã làm lợi nhuận bán hàng của công ty năm 2012 tăng mạnh tới 78%. Cụ thể các khoản giảm trừ giảm hơn nửa so với năm trước, các chi phí quản lý doanh giàm 15%, chi phí bán hàng giảm 25%. Như vậy, 3 nhân tố các khoản giảm trừ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng lợi nhuận hơn 83.645.401 nghìn đồng. Các khoản doanh thu bán hàng làm giảm lợi nhuận 49.262.906 nghìn đồng. Vì vậy, lợi nhuận công ty đạt được là 84.009.401 – 49.262.906 = 34.382.495 nghìn đồng. Bảng 20: Tình hình lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu năm 2012 Giá trị % 1.DT bán hàng 335.604.510 325.884.030 -9.720.480 -2,90 2.Các khoản giảm trừ 38.037.325 2.118.492 -35.918.833 -94,43 3.Tổng chi phí 262.312.854 282.802.886 20.490.032 7,81 Giá vốn hàng bán 219.549.193 220.843.010 1.293.817 0,59 CP bán hàng 30.489.204 37.800.201 7.310.997 23,98 CP QLDN 12.274.457 24.159.675 11.885.218 96,83 4.LN thuần bán hàng 35.254.331 40.962.652 5.708.321 16,19 Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận thuần chỉ đạt gần 41 tỷ đồng, tăng 16% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình kinh doanh của công ty sáu tháng đầu năm 2013 khả quan hơn trước nên lợi nhuận tăng là một điều tất yếu. + Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng lợi nhuận thuần bán hàng sáu tháng đầu năm 2013: ΔLợi nhuận(Sáu tháng đầu năm 2013) = Lợi nhuận (Sáu tháng đầu năm 2013) - Lợi nhuận (Sáu tháng đầu năm 2012) = 40.962.652 – 35.254.331= 5.708.321 nghìn đồng. Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng: Doanh thu bán hàng -9.720.480 Các khoản giảm trừ +35.918.833 Giá vốn hàng bán -1.293.817 Chi phí bán hàng -7.310.997 CP QLDN -11.885.218 Cộng: +5.708.321 Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng giảm: doanh thu bán hàng giảm nhẹ với giá trị 9.720.480 nghìn đồng tương đương 3% so với cùng kỳ năm trước. Các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Vì vậy, trong những tháng cuối năm, công ty cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc tăng doanh thu, tiết giảm các chi phí, nhằm tạo ra sự tăng trưởng về lợi nhuận cho công ty. Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng tăng: trong sáu tháng đầu năm nay, các khoản giảm giá hàng bán giá rõ rệt so với năm trước, giảm tới 94%. Do công ty tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, cung ứng cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đạt các tiêu chuẩn như hợp đồng nên các khoản giảm giá hàng bán giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân chính làm tăng doanh thu trong kỳ này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Bảng 21: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty qua các năm 2010. 2011, 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/ Năm 2010 Năm 2012/ Năm 2011 Giá trị % Giá trị % Doanh thu tài chính 4.758.678 2.989.492 4.997.363 -1.769.186 -37,18 2.007.871 67,16 CP hoạt động tài chính 43.826.739 78.807.940 63.308.232 34.981.201 79,82 -15.499.708 -19,67 Lợi nhuận -39.068.061 -75.818.448 -58.310.596 -36.750.387 -94,07 17.507.852 23,09 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty luôn âm qua các năm. Năm 2010 là âm 39 tỷ đồng sang năm 2011 lợi nhuận lại giảm thêm 94% và đạt giá trị âm gần 76 tỷ đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận biến động theo chiều hướng tăng, tăng 23% so với năm 2011. Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty âm qua hàng năm là điều bình thường do công ty đang trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên công ty đã tranh thủ huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho các dự án nhà máy mới, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Chi phí lãi vay của công ty luôn tăng cao, trong khi lãi tiền gửi của công ty còn thấp, lãi chênh lệch tỷ giá không ổn định nên doanh thu tài chính còn thấp, nên lợi nhuận tài chính của công ty luôn ở mức âm. Bảng 22: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu năm 2012 Giá trị % Doanh thu tài chính 3.466.739 240.454 -3.226.285 -93,06 CP hoạt động tài chính 36.253.060 20.688.052 -15.565.008 -42,93 Lợi nhuận -32.786.321 -20.427.598 12.358.723 37,70 Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận tài chính của công ty khả quan hơn khi mức lợi nhuận chỉ âm hơn 20 tỷ đồng, thấp hơn 12 tỷ đồng so với cùng kỳ. Điều này đạt được là do chủ yếu lãi lãi tiền vay giảm, trong khi đó, chi phí hoạt động tài chính của công ty giảm. Vì vậy, mức lợi nhuận tài chính của công ty đã tích cực hơn so với trước. Tuy vậy, khi hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, công ty cần nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính, không để lợi nhuận âm quá cao, làm giảm đi nguồn lợi nhuận thuần kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đền việc thu được lợi nhuận trước thuế và sau thuế đối với công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty Bảng 23: Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/ Năm 2010 Năm 2012/ Năm 2011 Giá trị % Giá trị % 1.Tổng doanh thu 564.987.085 636.041.595 619.794.338 71.054.510 12,58 -16.247.257 -2,55 - DT bán hàng 557.601.798 630.014.109 611.828.658 72.412.311 12,99 -18.185.451 -2,89 -DT tài chính 4.758.678 2.989.492 4.997.363 -1.769.186 -37,18 2.007.871 67,16 -Thu nhập khác 2.626.609 3.037.994 2.968.317 411.385 15,66 -69.677 -2,29 2.Tổng chi phí 553.284.446 666.920.376 600.073.865 113.635.930 20,54 -66.846.511 -10,02 -Giá vốn hàng bán 410.131.319 466.344.429 440.904.815 56.213.110 13,71 -25.439.614 -5,46 -Chi phí bán hàng 67.861.146 89.188.715 66.854.021 21.327.569 31,43 -22.334.694 -25,04 -CP QL DN 28.694.326 30.668.826 25.875.189 1.974.500 6,88 -4.793.637 -15,63 -Chi phí tài chính 43.826.739 78.807.940 63.308.232 34.981.201 79,82 -15.499.708 -19,67 -Chi phí khác 2.770.916 1.910.466 3.131.608 -860.450 -31,05 1.221.142 63,92 3. Thuế TNDN 1.919 383 847.041 -1.536 -80,04 846.658 221.059,53 Lợi nhuận sau thuế 11.700.099 -30.821.832 19.060.967 -42.521.931 -363,43 49.882.799 162,84 Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng, ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp biến động lớn qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 11 tỷ đồng, sang năm 2011, lợi nhuận giảm mạnh trên 42 tỷ đồng, trong năm này lợi nhuận âm và đạt giá trị âm gần 31 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng, tăng đến 162% so với năm 2011, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. + Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011: ΔLN = - 30.821.832 – 11.700.099 = - 42.521.931 nghìn đồng. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân tố làm lợi nhuận tăng: +73.685.682 Doanh thu thuần bán hàng +72.412.311 Thu nhập khác +411.385 Chi phí khác +860.450 Thuế TNDN +1.536 Nhân tố làm lợi nhuận giảm: -116.265.566 Doanh thu tài chính -1.769.186 Giá vốn hàng bán -56.213.110 Chi phí bán hàng -21.327.569 CP QL doanh nghiệp -1.974.500 Chi phí tài chính -34.981.201 Cộng - 42.521.931 Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu bán hàng, thu nhâp khác, chi phí khác, thuế TNDN. Trong đó, nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng +72.412.311. Nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm bao gồm doanh thu tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Giá vốn hàng bán làm lợi nhuận giảm cao nhất -56.213.110. Qua phân tích ta thấy, lợi nhuân sau thuế của công ty giảm là do các khoản chi phí kinh doanh phát sinh nhiều trong khi tốc độ tăng trưởng của các khoản doanh thu tăng chậm chạp nên dẫn đến tình trạng thua lỗ ở năm 2011. + Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012: ΔLN = 19.060.967 + 30.821.832= 49.882.799 nghìn đồng. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân tố làm tăng lợi nhuận: +70.075.524 Doanh thu tài chính +2.007.871 Giá vốn hàng bán +25.439.614 Chi phí bán hàng +22.334.694 Chi phí quản lý doanh nghiệp +4.793.637 Chi phí tài chính +15.499.708 Nhân tố làm giảm lợi nhuận: -20.322.928 Doanh thu bán hàng - 18.185.451 Thu nhập khác -69.677 Chi phí khác -1.221.142 Thuế TNDN -846.658 Cộng +49.882.799 Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty bao gồm doanh thu tài chính, giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Trong đó giá vốn hàng bán là nhân tố làm tăng lợi nhuận cao nhất +25.439.614 nghìn đồng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty bao gồm doanh thu bán hàng, thu nhập khác, chi phí khác, Thuế TNDN. Trong đó nhân tố doanh thu bán hàng làm giảm lợi nhuận cao nhất -18.185.451 nghìn đồng. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm 2011 là do giá trị các các khoản chi phí giảm mạnh, trong đó giá vốn hàng bán có giá trị tăng cao nhất, làm tăng giá trị lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí tài chính giảm góp phần làm cho lợi nhuận tăng. Chi phí bán hàng trong năm 2012 đã giảm hơn 22 tỷ đồng, do công ty thực hiện chính sách tiết kiệm, đồng thời lạm phát ở mức thấp, chi phí bán hàng giảm làm lợi nhuận tăng thêm. Trong năm 2012 do lãi suất huy động vốn thấp nên khoản chi phí tài chính giảm mạnh, giảm hơn 15 tỷ đồng góp phần tăng thêm lợi nhuận của công ty. Nhận xét: Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm có nhiều biến động nhưng nhìn chung công ty đã khắc phục được những khó khăn và đang dần phục hồi và phát triển. Kết quả là lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 là hơn 19 tỷ đồng tăng 162% so với năm 2011. Bảng 24: Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu năm 2012 Giá trị % 1.Tổng doanh thu 302,110,332 325,149,872 23.039.540 7,63 - DT bán hàng 297.567.185 323.765.538 26.198.353 8,80 -DT tài chính 3.466.739 240.454 -3.226.285 -95,95 -Thu nhập khác 1.076.408 1.143.880 67.472 6,27 2.Tổng chi phí 300.684.510 307.143.060 6.458.550 2,15 -Giá vốn hàng bán 219.549.193 220.843.010 1.293.817 0.59 -Chi phí bán hàng 30.489.204 37.800.201 7.310.997 23,98 -CP QL DN 12.274.457 24.159.675 11.885.218 96,83 -Chi phí tài chính 36.253.060 20.688.052 -15.565.008 -42,93 -Chi phí khác 1.538.161 1.610.825 72.664 4,72 3. Thuế TNDN 435.882 1.790.819 1.354.937 310,85 4.Thuế TNDN hoãn lại 144.553 250.478 105.925 73,28 Lợi nhuận sau thuế 1.425.819 18.006.809 16.580.990 1.162,91 Trong sáu tháng đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị hơn 18 tỷ đồng. + Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty sáu tháng đầu năm 2013: ΔLN = 18.006.809 - 1.425.819= 16.580.990 nghìn đồng. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân tố làm tăng lợi nhuận: +41.830.833 Doanh thu bán hàng +26.198.353 Thu nhập khác +67.472 Chi phí tài chính +15.565.008 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: -25.249.843 Doanh thu tài chính -3.226.285 Giá vốn hàng bán -1293817 Chi phí bán hàng -7.310.997 Chi phí quản lý doanh nghiệp -11.885.218 Chi phí khác -72.664 Thuế TNDN -1.354.937 Thuế TNDN hoãn lại -105.925 Cộng +16.580.990 Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu bán hàng, thu nhập khác, chi phí tài chính. Trong đó, nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng +26.198.353 nghìn đồng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, thuế TNDN, thuế TNDN hoãn lại. Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm doanh thu nhiều nhất -11.885.218 nghìn đồng. Nhận xét: Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ tăng tuy cao nhưng công ty cần nâng cao tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế hơn nữa, góp phần vào việc đảm bảo mức tăng trưởng ổn định và lâu dài nguồn lợi nhuận sau thuế cho công ty, thúc đẩy hiệu quả sản xuất – kinh doanh luôn đạt ở mức cao. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Các tỷ số về khả năng thanh toán Bảng 25: Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 Tài sản lưu động (TSLĐ) (1) Nghìn đồng 528.689.539 591.685.160 436.647.857 Hàng tồn kho (2) Nghìn đồng 193.152.251 235.860.237 163.558.046 TSLĐ – Hàng tồn kho (3) Nghìn đồng 335.537.288 355.824.923 273.089.811 Nợ ngắn hạn (4) Nghìn đồng 451.523.124 578.974.512 398.313.382 Tỷ lệ thanh toán hiện hành(1)/(4) Lần 1,17 1,12 1,10 Tỷ lệ thanh toán nhanh (3)/(4) Lần 0,74 0,69 0,69 Bảng 26: Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty sáu tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Tài sản lưu động (TSLĐ) (1) Nghìn đồng 493.312.195 430.589.903 Hàng tồn kho (2) Nghìn đồng 183.947.515 172.413.991 TSLĐ – Hàng tồn kho (3) Nghìn đồng 309.364.680 258.175.912 Nợ ngắn hạn (4) Nghìn đồng 468.745.529 372.304.720 Tỷ lệ thanh toán hiện hành(1)/(4) Lần 1,05 1,12 Tỷ lệ thanh toán nhanh (3)/(4) Lần 0,66 0,69 Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty liên tục giảm qua các năm. Năm 2010 là 1,17 lần đến năm 2012 còn là 1,1 lần. Năm 2010 tài sản lưu động cao hơn chút ít nợ ngắn hạn, vì vậy chỉ số thanh toán hiện hành ở mức 1,17, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2010 được đảm bảo bằng 1,17 đồng tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Đây là năm công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao nhất trong 3 năm 2010 – 2012. Sang năm 2011, 2012, tỷ số này giảm xuống còn 1,12 vào năm 2011 và 1,1 vào năm 2012. Năm 2011 tỷ lệ tăng nợ ngắn hạn của công ty quá nhanh, nhanh hơn tỷ lệ tăng của tài sản lưu động đã làm cho tỷ lệ thanh toán chỉ còn 1,12 lần. Nợ ngắn hạn tăng là do công ty vay ngân hàng để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Năm 2012 khi cả nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đều giảm nhưng nợ ngắn hạn giảm với tốc độ chậm hơn tài sản lưu động nên tỷ số thanh toán hiện hành giảm chỉ còn 1,1 lần. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hoạt động sản xuất đã ổn định, công ty cần nhanh chóng giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ở mức cao. Trong sáu tháng đều năm 2013, tỷ số thanh toán hiện hành tăng so với cùng kỳ năm trước với giá trị 1,12 lần cao hơn cùng kỳ năm trước là 1,05. Trong năm tỷ lệ này tăng là do công ty đã hạn chế vay để đầu tư sản xuất kinh doanh do những năm trước đầu tư gần hoàn chỉnh. Tài sản lưu động của công ty có xu hướng giảm nhưng tốc độ thấp hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành bắt đầu tăng nhưng vẫn đang ở mức thấp. Trong tương lai, khi các nhà máy đi vào hoạt động ổn định, nợ ngắn hạn của công ty sẽ giảm dần, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ tăng trở lại. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp một cách chính xác hơn bởi vì hàng tồn kho cũng là một lọai tài sản lưu động nhưng tính thanh khoản của nó thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. Qua bảng phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán cho thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty đều lớn hơn 0,5. Tuy nhiên tỷ số này lại có xu hướng giảm đáng kể qua các năm. Tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 giảm dần, từ mức 0,74 lần giảm xuống còn 0,69 lần vào năm 2011, và 2012. Qua 3 năm thì các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số thanh toán nhanh như tài sản lưu động, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn đều biến đổi liên tục nhưng theo một tỷ lệ tương đối nên tỷ số này biến động không lớn, giảm 0,05 ở năm 2011 và giữ mức 0,69 năm 2012. Trong sáu tháng đầu năm 2013, tỷ số này cũng biến động không nhiều. Do tiêu thụ của công ty ở mức cao nên hàng tồn kho của công ty giảm so với kỳ trước, nợ ngắn hạn cũng giảm do công ty không vay vốn nhiều để đầu tư như những kỳ trước. Hai khoản mục này giảm nhẹ theo tỷ lệ tương đối nên chỉ làm ảnh hưởng tăng 0,03 lần ở sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,69 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản, đây là mức thấp so với nhiều năm qua. Công ty cần có những giải pháp để giảm dần tình trạng tăng lên quá nhanh của nợ ngắn hạn, và cần duy trì mức tỷ lệ thanh toán nhanh lớn hơn 1 để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nhận xét: từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lệ thanh toán của công ty không có nhiều biến động. Nhưng tỷ lệ thanh toán của công ty đang ở mức thấp. Vì vậy, công ty cần thêm các giải pháp để tăng cường khả năng thanh toán. Các tỷ số hoạt động Bảng 27: Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2010 đến 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 Doanh thu thuần (1) Nghìn đồng 579.748.719 630.014.109 611.828.658 Tổng tài sản (2) Nghìn đồng 792.156.496 841.771.405 665.989.867 TSCĐ bình quân (3) Nghìn đồng 263.423.848 255.629.008 238.746.154 Phải thu bình quân (4) Nghìn đồng 261.354.088 310.627.657 241.188.131 Giá vốn hàng bán (5) Nghìn đồng 410.131.319 466.344.429 440.904.815 Hàng tồn kho bình quân (6) Nghìn đồng 152.714.430 214.506.244 199.709.141 Vòng tổng quay tài sản (1)/(2) Lần 0,73 0,75 0,92 Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) Lần 2,45 2,46 2,56 Vòng quay các khoản phải thu (1)/(4) Lần 2,22 2,03 2,54 Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 2,69 2,17 2,21 Bảng 28: Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty sáu tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Doanh thu thuần (1) Nghìn đồng 335.604.510 325.884.030 Tổng tài sản (2) Nghìn đồng 732.574.098 648.625.201 TSCĐ bình quân (3) Nghìn đồng 243.446.432 223.177.193 Phải thu bình quân (4) Nghìn đồng 304.459.915 244.901.031 Giá vốn hàng bán (5) Nghìn đồng 219.549.193 220.843.010 Hàng tồn kho bình quân (6) Nghìn đồng 208.081.576 167.986.019 Vòng tổng quay tài sản (1)/(2) Lần 0,49 0,50 Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) Lần 1,39 1,46 Vòng quay các khoản phải thu (1)/(4) Lần 1,10 1,45 Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 1,06 1,31 Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 tăng trưởng khá ổn định. Năm 2010, vòng quay tổng tài sản là 0,73 tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,73 đồng doanh thu. Năm 2011, tỷ lệ này là 0,75 và năm 2012 là 0,92 tăng 0,17 so với năm 2011. Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm tăng trưởng khá ổn định là do tỷ lệ tăng của doanh thu thuần tương đương với tỷ lệ tăng của tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản còn ở mức thấp là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư tài sản vào một số lĩnh vực kinh doanh, nên mức doanh thu thuần tạo ra từ các loại tài sản nảy chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm tới, vòng quay tổng tài sản sẽ tăng lên do các lĩnh vực đầu tư đi vào sản xuất ổn định, phát huy hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay tổng tài sản của công ty tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Vòng quay tổng tài sản đạt 0,50 vòng, cao hơn 0,01 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh thu thuần tạo ra từ tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn thấp, vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư tài sản vào hoạt động kinh doanh, nhằm gia tăng số vòng quay tổng tài sản, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định trong 3 năm liên tục tăng trưởng khá ổn định. Năm 2010, vòng quay tài sản cố định là 2,45, tức là 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,45 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, tỷ lệ này tăng lên 2,46 và tăng lên mức 2,56 vào năm 2012. Năm 2012, việc sử dụng tài sản cố định của công ty đạt hiệu quả, mang lại doanh thu thuần lớn cho công ty. Qua 3 năm tài sản cố định và doanh thu thuần biến động nhưng đồng thời cùng nhau. Tỷ lệ biến động tăng của doanh thu thuần cao hơn so với biến động tăng của tài sản cố định nên vòng quay tài sản tăng liên tục qua 3 năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay tài sản cố định là 1,46 vòng, tăng 0,07 vòng so 6 tháng đầu năm 2012. Tuy doanh thu thuần của công ty trong 6 tháng qua đã giảm hơn 3% so với cùng kỳ, trong khi tổng tài sản cố định bình quân giảm tới 8%, nên vòng quay tài sản cố định đã tăng so với cùng kỳ. Mức tăng này tuy còn thấp nhưng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong công ty đã tăng lên. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ này, nhằm đưa hiệu quả sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn. Vòng quay các khoản phải thu Trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012, vòng quay các khoản phải thu của công ty biến động liên tục. Năm 2010, vòng quay các khoản phải thu là 2,22 vòng, Sang năm 2011, số vòng quay giảm 0,19 vòng, còn 2,03 vòng. Nguyên nhân là do các khoản phải thu bình quân của công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (phải thu bình quân tăng 19%, doanh thu thuần tăng 9%). Với tỷ lệ này, việc thu hồi các khoản phải thu là khá chậm, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2012, vòng quay phải thu bình quân tăng trở lại, tăng 0,51. Tỷ lệ giảm của phải thu bình quân giảm 22% nhanh hơn doanh thu thuần chỉ là 3%, làm cho vòng quay phải thu bình quân tiếp tục tăng. Vòng quay các khoản phải thu trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, ở mức 1,45 vòng, tăng 0,35 vòng. Nguyên nhân là do phải thu bình quân tiếp tục giảm mạnh, đến 20% so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, gấp 7 lần tốc độ giảm của doanh thu thuần, vì vậy, vòng quay các khoản phải thu tăng so với cùng kỳ. Phải thu liên tục giảm cho thấy công ty đang sử dụng các nguồn tiền tương đối tốt, trong thời gian tới công ty cần giữ vững lợi thế này. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho của công ty từ năm 2010 đến 2013 có nhiều biến động. Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho là 2,69 vòng, sang năm 2011 giảm xuống còn 2,17 vòng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 giảm là do hàng tồn kho bình quân tăng quá nhanh, tăng đến 40%, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 14%.. Sang năm 2012, vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên 2,21 vòng, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty tốt hơn năm trước, Nguyên nhân là do năm 2012, hàng tồn kho bình quân của công ty giảm được 7%, cao hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán là 5%. Hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn năm 2011 đã giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay hàng tồn kho của công ty tiếp tục tình hình khả quan, số vòng quay là 1,31 vòng, tăng 0,25 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Công ty tiếp tục có những giải pháp phù hợp làm giảm đi tốc độ tăng của hàng tồn kho, vì vậy, hàng tồn kho bình quân chỉ giảm 19% so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi đó, mức tăng của giá vốn hàng bán là 0,6% so với cùng kỳ. Vì vậy, vòng quay hàng tồn kho tăng lên, giúp công ty thiết giảm được nhiều chi phí, hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Như vậy, trong những năm qua, hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty là khá tốt, tuy nhiên công ty cần nâng cao số vòng quay này để tiết giảm chi phí. Các tỷ số đòn cân nợ Bảng 29: Các chỉ số về đòn cân nợ của công ty qua 3 năm 2010 đến 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 Tổng tài sản (1) Nghìn đồng 792.156.496 841.771.405 665.989.867 Vốn chủ sở hữu (2) Nghìn đồng 279.778.926 232.219.285 249.681.700 Tổng nợ (3) Nghìn đồng 512.291.626 609.590.346 416.217.166 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (4) Nghìn đồng 11.702.019 -30.878.783 19.720.470 Chi phí lãi vay (5) Nghìn đồng 41.872.580 75.482.646 62.579.949 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (3)/(1) Lần 0,65 0,72 0,62 Tỷ lệ nợ trên VCSH (3)/(2) Lần 1,83 2,63 1,67 Tỷ số thanh toán lãi vay (4)/(5) Lần 0,3 -0,41 0,32 Bảng 30: Các chỉ số về đòn cân nợ của công ty sáu tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Tổng tài sản (1) Nghìn đồng 732.574.098 648.625.201 Vốn chủ sở hữu (2) Nghìn đồng 230.992.778 267.688.510 Tổng nợ (3) Nghìn đồng 530.043.726 380.936.691 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (4) Nghìn đồng 2.006.255 20.048.107 Chi phí lãi vay (5) Nghìn đồng 34.999.439 19.831.785 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (3)/(1) Lần 0,72 0,59 Tỷ lệ nợ trên VCSH (3)/(2) Lần 2,29 1,42 Tỷ số thanh toán lãi vay (4)/(5) Lần 0,06 1,01 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong ba năm qua, từ 2010 đến 2012 liên tục biến động, cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ các tài sản hiện hữu đang gặp nhiều vấn đề. Năm 2010, tỷ số nợ của công ty là 0,65, tức là 65% tài sản của công ty là từ vốn vay. Năm 2011, tỷ lệ nợ tiếp tục tăng tương ứng là 0,72 cho thấy số phần trăm tài sản từ vốn vay của công ty ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ của công ty trong năm 2011 tiếp tục tăng chủ yếu là do công ty vay vốn đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, công ty không nên để tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng quá cao để tránh được các rủi ro. Khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, công ty cần nhanh chóng phát huy hiệu quả sản xuất, đưa nguồn doanh thu tiếp tục tăng mạnh, để đảm bảo tỷ lệ nợ. Thấy được tình hình như vậy nên trong năm 2012 công ty đã thực hiện nhiều chính sách nhằm kiềm chế sự gia tăng của chỉ số này và cụ thể tỷ số nợ trên tổng tài sản đã giảm 0,1 so với năm trước chỉ còn 0,62. Trong sáu tháng đầu năm 2013, tỷ số này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Giảm 0,13 lần nên chỉ số nợ trên tổng tài sản trong năm là 0,59. Với tỷ lệ nợ là 0,59, cho thấy 59% tài sản của công ty là từ vốn vay. Đây là tỷ lệ khá cao, công ty cần có những giải pháp hạn chế phụ thuộc nguồn tài sản từ vốn vay. Như vậy, trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty biến động liên tục qua các năm và có xu hướng giảm dần. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy nhanh hiệu quả sử dụng, công suất thiết kế của nhà máy, trang thiết bị nhằm nâng cao nguồn doanh thu, tăng cường khả năng tự chủ tài chính, duy trì tỷ lệ nợ ở mức an toàn, tránh tình trạng quá cao, dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Qua 3 năm, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có nhiều biến động lớn. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ ở mức 1,83 đã tăng lên 2,63 vào năm 2011, tức là tăng 1,4 lần. Nguyên nhân là do tổng nợ năm 2011 đã tăng tới 19% so với năm 2010, trong khi vốn chủ sở hữu giảm tới 17%. Nguyên nhân là do công ty vay vốn khá lớn đầu tư vào các nhà máy mới, làm cho tổng nợ tăng mạnh. Trong năm 2012, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm mạnh, giảm tới 0,96 chỉ còn 1,67 điều này cho thấy công ty đang giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 là 1,42 lần, giảm 0,87 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do công ty hạn chế vay vốn nên tổng nợ giảm mạnh, giảm được 28%, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng tương đối mạnh với tỷ lệ 16%. Điều này cho thấy công ty đang có những biện pháp hữu hiệu để giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Trong thời gian tới, công ty cần nâng nguồn vốn chủ sở hữu để chủ động hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ tài chính, không quá phụ thuộc vào bên ngoài. Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 biến động rất lớn. Trong năm 2010, tỷ số thanh toán lãi vay là 0,3, tức là 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 0,3 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Sang năm 2011 kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn công ty cũng chịu ảnh hưởng lớn và hậu quả là công ty bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán, tỷ số thanh toán lãi vay trong năm là -0,41. Sang năm 2012 kinh doanh của công ty dần hồi phục, tỷ số thanh toán lãi vay đã tăng lên 0,32. Đây là mức cao nhất của công ty qua 3 năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thanh toán lãi vay là 1,01, tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 (tỷ lệ là 0,06). Nguyên nhân là do EBIT của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với cùng kỳ (tăng tới 999%), trong khi chi phí lãi vay giảm mạnh (giảm 43%), khiến cho tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng mạnh so với cùng kỳ. Tuy tỷ lệ thanh toán lãi vay đã tăng nhưng giá trị còn thấp, trong thời gian tới công ty cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng nguồn doanh thu, giảm bớt các chi phí để EBIT tiếp tục tăng trưởng, đồng thời giảm dần chi phí lãi vay khi có điều kiện, để tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng trở lại. Tỷ suất sinh lời Bảng 31: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty từ năm 2010 đến 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế (1) Nghìn đồng 11.700.099 -30.821.832 19.060.967 Doanh thu thuần (2) Nghìn đồng 579.748.719 630.014.109 611.828.658 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Nghìn đồng 284.628.071 254.621.909 240.905.493 Tổng tài sản bình quân (4) Nghìn đồng 716.438.166 816.963.951 753.835.136 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) (1)/(2) % 2,02 -4,89 3,20 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 4,11 -12,10 8,14 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (1)/(4) % 1,63 -3,77 2,60 Bảng 32: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty sáu tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Lợi nhuận sau thuế (1) Nghìn đồng 1.425.819 18.006.809 Doanh thu thuần (2) Nghìn đồng 335.604.510 325.884.030 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Nghìn đồng 233.441.344 258.685.105 Tổng tài sản bình quân (4) Nghìn đồng 786.582.049 657.262.034 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) (1)/(2) % 0,42 5,53 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 0,61 6,96 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (1)/(4) % 0,18 2,74 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty biến động qua các năm 2010, 2011, 2012. Nếu năm 2010, ROS là 2,02%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,0202 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011 ROS giảm và đạt giá trị âm 4,89%. Năm 2012 ROS tăng trở lại đạt giá trị 3,2%, đây là mức cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân ROS giảm mạnh trong năm 2011 là do các chi phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2010, như giá vốn hàng bán tăng đến 14%, chi phí bán hàng tăng 31%, chi phí quản lý tăng 7%, chi phí tài chính tăng 80%,... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ giảm 363%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2012, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác giảm lại, cao hơn mức giảm của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh hơn so với năm 2011, đưa ROS tăng nhẹ lên mức 3,2%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ROS của công ty là 5,53%, tăng 5,11% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, 1 đồng doanh thu của công ty tạo ra được 0,0551 đồng lợi nhuận, trong khi cùng kì năm trước, 1 đồng doanh thu của công ty tạo ra được 0,0042 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty giảm nhẹ trong khi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh đều giảm so với cùng kỳ năm trước kéo theo lợi nhuận của công ty tăng. Trong 6 tháng còn lại, công ty cần đẩy mạnh tăng doanh thu thuần, giảm bớt các khoản chi phí để tăng lợi nhuận sau thuế, nâng cao tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt mức 4,11%, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,0411 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2011, ROE giảm mạnh so với năm 2011, đạt giá trị âm 12,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm đạt giá trị âm nên làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cũng đạt giá trị âm. Sang năm 2012, ROE tăng lên mức 8,14%, do lợi nhuận trước sau đã tăng cao và đạt giá trị cao nhất trong 3 năm, trong khi vốn chủ sở hữu của công ty giảm nhẹ mức 5%. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng trở lại, hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu ngày càng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ROE của công ty là 6,96%, tăng 6,35% so với ROE của của 6 tháng đầu năm 2012. Do vốn chủ sở hữu bình quân của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ 11%, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 1263%, nên ROE của công ty tăng so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, nâng cao mức độ sinh lời từ nguồn vốn này Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản biến động lớn qua các năm. Năm 2010, ROA là 1,63%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,00163 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, ROA giảm và đạt giá trị âm 3,77%, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm đạt giá trị âm và tổng tài sản bình quân tăng 14% nên làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty cũng đạt giá trị âm. Tổng tài sản của công ty tăng cao là do công ty đã tiến hành mua nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất của các nhà máy mới xây dựng. Trong giai đoạn đầu mới khai thác và đưa vào sử dụng, tài sản của công ty chưa phát huy hết hiệu quả sản xuất, nên lợi nhuận thu được còn thấp. Năm 2012, ROA tăng và đạt giá trị cao nhất trong 3 năm là 2,60%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh, trong khi tổng tài sản của công ty giảm 8% nên đã thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty tăng trở lại. Tuy tỷ suất này đã tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các nhà máy, tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận sau thuế, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của tài sản. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty là 2,74%, tăng 2,56% so với mức 0,18% của của 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh 1263%, trong khi tổng tài sản của công ty giảm 16% nên đã thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty tăng. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Thuận lợi Ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm. Chính Phủ, Bộ Y Tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng. Sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường nội địa và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên Thế giới. Nhà máy sản xuất capsule của Công ty hiện là một trong số ít các nhà máy tại Việt Nam sản xuất loại sản phẩm này. Năng lực sản xuất hiện tại của nhà máy đã đạt tối đa và với sản lượng khoảng 2 tỷ viên nang rỗng/năm, công ty đang nắm giữ 30% thị phần cả nước với hệ khách hàng lớn và ổn định trong ngành. Hệ thống phân phối khá rộng: gồm 27 chi nhánh, Công ty thành viên và đại lý phân phối tại những vùng kinh tế, khu vực trên toàn quốc. Thông qua đó, Công ty chiếm 25% thị phần dược của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty khá hiện đại và đồng bộ, được trang bị đầy đủ ở khắp các khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo năng suất sản xuất đạt cao, sản phẩm làm ra đạt chất lượng, tiêu chuẩn. Khó khăn Sự canh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty Dược trong nước với nhau, cũng như cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nước ngoài. Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu gần như là 90%. Do đó, Công ty chịu ảnh hưởng biến động giá nguyên liệu trên thế giới cũng như các rủi ro về tỷ giá. Vốn lưu động còn hạn chế, không đủ để dự trữ nguyên vật liệu nên dễ bị ảnh hưởng khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi. Công tác quản lý tài chính còn nhiều yếu kém: quản lý vốn lưu động chưa hiệu quả, hàng tồn kho lớn, vay nợ ngân hàng lớn, nhiều bút toán kế toán trọng yếu bị đơn vị kiểm toán điều chỉnh. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Công ty cần tái cấu trúc lại nguồn vốn theo hướng bổ sung vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay thông qua huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, ưu tiên phát hành cho đối tác chiến lược có thể giúp Công ty phát triển ngành kinh doanh dược phẩm. Vì với cấu trúc vốn có hệ số nợ cao như vậy, tăng trưởng sẽ chững lại và công ty có thể để thị trường rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm. Do ngành sản xuất nguyên liệu dược phẩm trong nước còn kém phát triển, chưa sản xuất được nhiều nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của ngành Dược, nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nên hầu như không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, công ty cần tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo giá cả nhập khẩu nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng, then chốt quyết định sự thành công của công ty. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo công ty cần đẩy mạnh tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên,… CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, ta thấy tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty luôn biến đổi, làm cho lợi nhuận của công ty cũng không ổn định và lỗ năm 2011, đến sáu tháng đầu năm 2013 công ty hoạt động có lợi nhuận, nhưng ở mức không cao. Chủ yếu do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan gây nên. Nguyên nhân chủ quan là công ty chưa sử dụng triệt để nguồn nhân lực của mình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa phát huy hết tiềm năng. Công ty chưa quản lý tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân khách quan làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty liên tục sụt giảm, mặc dù sáu tháng đầu năm 2013 tình hình có hướng đi lên nhưng cũng không tốt lắm, chủ yếu là do là sản lượng tiêu thụ trên thị trường chưa cao. Sản phẩm của công ty luôn phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm của các đối thủ lớn trong nước. Nhu cầu nguyên liệu và các chi phí sản xuất kinh doanh tăng nên cần nguồn vốn từ vay ngắn hạn ngân hàng và lãi suất vay vốn cao đã dẫn đến chi phí hoạt động tài chính cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Về tình hình tài chính của công ty không được tốt cho lắm, còn nhiều tỷ số tài chính không khả quan và các tỷ số này vẫn còn thấp. Chính vì vậy, công ty cần phải có những chính sách tài chính hợp lý hơn trong những năm tới để góp phần giúp công ty vượt qua khó khăn, đẩy mạnh tài chính công ty đi lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxban_chinh_0285.docx
Luận văn liên quan