Cán bộ kinh doanh phải vừa là nhân viên tín dụng, vừa là nhân viên tiếp thị cho
các sản phẩm của NH.
Mở rộng tín dụng với mọi thành phần kinh tế.
Tăng cường chiến lược marketing như dán pano, áp phích chứa đựng những nội
dung như điều kiện cấp tín dụng, quy trình làm việc của NH để khuyến khích những
khách hàng còn lạ lẫm đến với các dịch vụ của NH.
Phải tiến hành điều tra, khảo sát thực tế từng khu vực cụ thể để xem xét, ước
lượng nhu cầu vốn và dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
Cán bộ kinh doanh nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các NH khác trên
cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát
hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín.
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ phòng giao dịch Ô Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
với tổng nợ xấu. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn ngành này giảm 37 triệu (tỷ lệ 13,45%)
so với năm 2010. Công tác thu hồi nợ được quan tâm đúng mức, các cán bộ kinh
doanh thường xuyên xuống cơ sở để nhắc nhỡ, đôn đốc khách hàng trả nợ và ý thức
trả nợ đúng hạn để duy trì mối quan hệ tín dụng tốt với NH cho những lần vay sau
nên từ đó nợ xấu ngắn hạn giảm. Đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn ngành thương mại
– dịch vụ tăng 79 triệu (tương ứng 33,19%). Vì đặc điểm của tín dụng thương mại –
dịch vụ nhạy cảm so với diễn biến của thị trường. Một khi lạm phát tăng cao giống
như trong giai đoạn này, thì nguồn thu nhập của khách hàng sẽ không đủ trang trải tất
cả các chi phí, nên ảnh hưởng việc trả nợ cho NH, đó là nguyên nhân làm nợ xấu
tăng.
Tóm lại, nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của MHB Ô Môn vẫn dao động
ở mức an toàn, vẫn đảm bảo đa số là những khoản nợ có mức độ rủi ro thấp, phần lớn
là do chậm trễ trong việc đồng vốn xoay vòng. Muốn giảm thiểu nợ xấu ngắn hạn thì
NH cần giám sát chặt chẽ các món vay và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa khả
năng thất thu của NH. Đặc biệt, NH cần chú trọng theo dõi các khoản nợ thuộc thành
phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình dựa theo đặc trưng của từng ngành nhằm có những
biện pháp giảm nợ xấu cũng như hạn chế rủi ro tín dụng đối với các đối tượng này.
3.4.3.2. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế
a) Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH theo thành phần kinh tế, NH chủ
yếu cho vay đối với cá thể, DNTN và công ty TNHH. Trong đó, loại hình cho vay
đối với cá thể và DNTN luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì đây là những đối tượng có
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 40 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
nhu cầu lớn nhất trên địa bàn. Do đó NH rất chú trọng mở rộng doanh số cho vay đối
với 2 đối tượng này, doanh số cho vay cụ thể được trình bày qua bảng số liệu:
Bảng 3.8. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI MHB Ô MÔN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
KHOẢN
MỤC
Năm So sánh
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Cá thể 67.800 49.000 60.000 -18.800 -27,73 11.000 22,45
DNTN 39.700 29.700 34.000 -10.000 -25,19 4.300 14,48
Cty TNHH 26.500 18.100 25.000 -8.400 -31,70 6.900 38,12
TỔNG 134.000 96.800 119.000 -37.200 -27,76 22.200 22,93
[Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh MHB Ô Môn]
Cá thể
Đối với NH, khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân, NH có
nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, có thể đa dạng hóa sản
phẩm, tạo điều kiện phát triển dịch vụ NH bán l và nhất là phân tán rủi ro vì không
tập trung đầu tư quá nhiều vào một số đối tượng nhất định. Chính vì những lợi ích đó
mà ngày nay, càng có nhiều NH chú trọng đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn, tiện
lợi hơn cho đối tượng này. Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
của NH, thì doanh số cho vay cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất (tương đương 50%).
Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá thể có sự biến động qua các năm.
Năm 2010, doanh số cho vay cá thể là 67.800 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn
49.000 triệu đồng, giảm 18.800 triệu (tương ứng 27,73%). Trong giai đoạn này, để
tập trung kiềm chế lạm phát theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, NH xiết
chặt cho vay đối với các cá nhân có mục đích sử dụng vốn phi sản xuất nên từ đó
doanh số cho vay đối với cá thể có phần sụt giảm so với các giai đoạn trước đó. Bước
sang năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn với cá thể đã tăng 11.000 triệu đồng
(tương đương 22,45%) so với năm 2011. Điều này cho thấy giá cả chung của các loại
hàng hóa đều tăng lên không chỉ riêng là giá cả của vật tư nông nghiệp. Mặt khác,
các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn tăng lên để mở rộng diện tích canh tác và để tạo
ra vốn phục vụ cho sản xuất mùa vụ kế tiếp. Cũng trong năm này, nước ta đã thành
công trong việc kiềm chế lạm phát về mức một con số (tỷ lệ lạm phát 6,81%), kinh tế
vĩ mô cũng dần ổn định theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ. Từ đó,
các cá thể đã dần khôi phục sản xuất, kinh doanh. Do đặc điểm kinh doanh nhỏ l , tự
phát nên các cá thể này ít chịu sự tác động từ bên ngoài khi khủng hoảng kinh tế thế
giới và hồi phục nhanh hơn các chủ thể kinh tế lớn. Cho nên, ngay khi có cơ hội là họ
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 41 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
lại nắm bắt để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho nhu cầu vay
vốn NH tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, các cán bộ kinh doanh của NH cũng không
ngừng tìm kiếm, phát hiện những khách hàng tốt tiềm năng, thuyết phục họ sử dụng
các sản phẩm tín dụng của MHB Ô Môn.
DNTN
Khu vực DNTN là khu vực kinh tế năng động nhất, thường thì ý tưởng kinh
doanh của họ rất tốt, am hiểu tâm lý khách hàng và luôn đón đầu những nhu cầu bình
thường, ít người nghĩ tới nhưng thực tiễn. Và đây cũng là loại hình DN có số lượng
đông đảo nhất tại ĐB CL. Tuy nhiên, họ lại có hạn chế là tiềm lực tài chính yếu nên
phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Và đó cũng là cơ hội tốt cho các NH tài trợ vốn và
cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua các kênh bán chéo sản phẩm.
Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn với các DNTN đạt 39.700 triệu (chiếm
30% trong cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế). Đến năm 2011, chỉ tiêu
này giảm 25% so với năm 2010. Do đây là năm khó khăn nhất nên một số DN đã thu
hẹp sản xuất, giảm lượng kinh doanh và hạn chế doanh số vay vốn tại NH. Nhưng
sang năm 2012 thì chỉ tiêu này tăng lên 14,48% so với năm 2011. Nguyên nhân là
các DNTN nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách nhà nước như Chỉ thị
số 06/CT-NHNN về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh,
hỗ trợ thị trường bên cạnh đó NH cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN
thuộc dạng này.
Cty TNHH
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các Cty TNHH chiếm tỷ lệ khiêm tốn
hơn trong cơ cấu cho vay ngắn hạn (khoảng 20%). Nhìn chung, doanh số cho vay
ngắn hạn này cũng có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 chỉ tiêu này giảm
31,70% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 38,12% so với năm 2011. Do trên địa
bàn số lượng DN đa phần kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa, nhu cầu vay vốn NH
chưa được quan tâm nhiều, một số lại vay vốn từ các TCTD khác. Với mục đích chủ
yếu của các công ty TNHH khi vay vốn ngắn hạn từ NH là nhằm để bổ sung vốn lưu
động. Thực tế trên địa bàn Quận Ô Môn hiện nay, các cty TNHH hoạt động với các
hình thức là công ty chế biến lương thực, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kinh
doanh các sản phẩm xăng, dầu. Ngày nay, số lượng các cty TNHH ngày càng tăng do
giao thông đường thủy và đường bộ khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến
nơi tiêu thụ mà sản phẩm chủ yếu là lúa và gạo. Bên cạnh đó, nông dân trong vùng
tập trung trồng lúa với diện tích lớn và đó chính là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu
vào cho các công ty chế biến lương thực. Đối với xăng, dầu được xem là mặt hàng
thiết yếu nên số lượng công ty kinh doanh xăng, dầu tăng lên nhằm đáp ứng nguồn
nhiên liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả các công ty trên phát triển nên
kéo theo nhu cầu vay vốn từ NH cũng tăng lên.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 42 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
b) Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Thời gian qua, các cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn đã không ngừng tăng
gia sản xuất và đạt được kết quả khả quan hơn. Mặc dù hoạt động sản xuất gặp nhiều
khó khăn nhưng các cá thể và DN rất có gắng trong việc trả nợ NH. Điều đó được thể
hiện qua sự giảm đi vào năm 2011, rồi lại tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn vào
năm 2012. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của NH trong thời gian qua, ta sẽ
tìm hiểu bảng 3.9:
Bảng 3.9. DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI MHB Ô MÔN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng, %
KHOẢN
MỤC
Năm So sánh
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Cá thể 66.250 48.500 80.500 -17.750 -26,79 32.000 65,98
DNTN 39.750 34.700 20.500 -5.050 -12,70 -14.200 -40,92
Cty TNHH 26.500 21.800 16.000 -4.700 -17,74 -5.800 -26,61
TỔNG 132.500 105.000 117.000 -27.500 -20,75 12.000 11,43
[Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh MHB Ô Môn]
Cá thể
Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với thành phần này luôn chiếm trên 50% tổng
doanh số thu nợ ngắn hạn, năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 48.500 triệu đồng,
tương ứng giảm 26,79% so với năm 2010. Lý do là trong năm 2011 thành phần kinh
tế này kinh doanh chưa thực sự hiệu quả trước ảnh hưởng của môi trường kinh doanh
không thuận lợi, giá cả hầu hết các mặt hàng đều tăng nên các hộ sản xuất phải đảm
bảo bù đắp đủ chi phí sản xuất, nhưng đầu ra lại không ổn định, giá cả bấp bênh, nên
một số cá thể không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp dẫn đến khó thực hiện tốt
việc trả nợ vay NH. Từ đó, doanh số thu nợ bị sụt giảm. Bên cạnh đó, do điều kiện
khách quan, doanh số cho vay ngắn hạn giảm trong năm 2011, nên doanh số thu nợ
ngắn hạn cũng giảm.
Đến năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn thành phần này đã tăng lên 65,98%
so với năm 2011. Thời kỳ này, NH chủ yếu cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân là
hộ nông dân canh tác nông nghiệp, thương lái mua lúa và một số cá nhân cho mục
đích vay phát triển kinh tế hộ. Trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả
với sản lượng thu hoạch cao và đầu ra của nông sản khá tốt nên các hộ nông dân có
điều kiện trả nợ vay NH. Bên cạnh đó với sức hút của gạo xuất khẩu đã thúc đẩy các
DN kinh doanh lương thực trên địa bàn hoạt động mạnh hơn kéo theo đó là sự phát
triển của thương lái – hộ sản xuất cá nhân. Với sự thuận lợi từ sông ngòi, kênh rạch
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 43 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
và nhận biết được tiềm năng về sản xuất lúa của vùng nên các hộ sản xuất chuyển
sang làm trung gian mua bán lúa – gạo với hoạt động chính là mua lúa tại đồng từ các
hộ trồng lúa, qua quá trình xay, sấy để bán gạo thành phẩm cho các DN chế biến
lương thực. Lợi nhuận mà các thương lái thu được là chênh lệch giữa giá mua lúa và
giá bán gạo sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận thu về cũng tăng cao đáng kể. Cùng
thời điểm năm 2012, giá gạo có chiều hướng tăng nên hoạt động mua bán lúa – gạo
diễn ra cũng khá thuận lợi.
DNTN
Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNTN giảm 12,70% so với năm
2010 và lại giảm 40,92% vào năm 2012. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế khi
mà các DN đang phải mò mẫm tìm đường cứu mình thoát khỏi nguy cơ phải tạm
dừng hoạt động, thậm chí là phá sản, thời điểm phục hồi kinh tế vẫn còn rất mơ hồ,
không thể dự báo trước bởi các yếu tố tiêu cực từ suy yếu của hệ thống tài chính toàn
cầu cùng những bất ổn vĩ mô trong nước vẫn đang tiếp tục gia tăng ảnh hưởng, thì sự
giảm sút doanh số thu nợ đối với khu vực này là điều dễ hiểu.
Cty TNHH
Qua 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các cty TNHH có xu hướng
giảm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 21.800, giảm 17,74% so với
năm 2010 và lại tiếp tục giảm 26,61% năm 2012. Theo các chuyên gia kinh tế, giai
đoạn này là một khoảng thời gian cực kỳ sóng gió với DN Việt Nam. Năng lực sản
xuất kinh doanh của hàng loạt DN bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiêu thụ hàng
hóa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Ước tính, trên cả nước có trên khoảng trên
dưới 50.000 DN đã lâm vào cảnh phá sản. Chính vì vậy, mà các cty TNHH trên địa
bàn Quận Ô Môn cũng không nằm ngoài xu thế khó khăn đó, hệ quả là doanh số thu
nợ ngắn hạn của NH bị sụt giảm.
c) Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Trong thời gian hoạt động vừa qua, MHB Ô Môn luôn chiếm được thị
phần ổn định trên địa bàn. Ngoài hoạt động cho vay, NH luôn phấn đấu phát triển và
cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách
hàng. NH đã tạo được niềm tin của khách hàng, từ đó khách hàng luôn tin dùng các
sản phẩm của NH, tuy dư nợ ngắn hạn có giảm năm 2011 nhưng sang năm 2012 đã
tăng trở lại. Điều đó rất có ý nghĩa đối với NH và cả khách hàng, giữa một bên có
khả năng cung cấp vốn và một bên cần vốn. Tình hình dư nợ được thể hiện theo
thành phần kinh tế qua bảng 3.10:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 44 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Bảng 3.10. DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI MHB Ô MÔN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng, %
KHOẢN
MỤC
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Cá thể 50.000 50.500 30.000 500 1,00 -20.500 -40,59
DNTN 29.000 24.000 37.500 -5.000 -17,24 13.500 56,25
Cty TNHH 19.600 15.900 24.900 -3.700 -18,88 9.000 56,60
TỔNG 98.600 90.400 92.400 -8.200 -8,32 2.000 2,21
[Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh MHB Ô Môn]
Cá thể
Đây vẫn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn
tại NH. Giai đoạn 2010 – 2011, dư nợ ngắn hạn đối với cá thể biến động không đáng
kể (chỉ tăng 1% vào năm 2011). Đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn cá thể giảm 40,59%
so với năm 2011. Trong thời gian này, doanh số cho vay ngắn hạn tăng ít hơn doanh
số thu nợ ngắn hạn nên dư nợ có phần giảm nhẹ. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bi
quan với tình hình hoạt động của PGD trong thời gian tới. Bởi vì tuy dư nợ giảm
nhưng doanh số cho vay và thu nợ ngày càng tăng nên vẫn đảm bảo chất lượng hoạt
động. Bên cạnh đó, NH cũng không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các cá nhân
là những người có thu nhập ổn định, các hộ gia đình sản xuất các ngành nghề truyền
thống ở địa phương, với mục tiêu duy trì mức dư nợ hợp lý và thu được lợi nhuận cao
nhất.
DNTN
Dư nợ ngắn hạn với các DNTN năm 2011 là 24.000 triệu đồng, giảm 5.000
triệu (tương đương 17,24%) so với năm 2010. Nguyên nhân dư nợ giảm là do Nghị
quyết 11 đã được thể hiện xuyên suốt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ năm
2011 trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư tràn lan kém hiệu quả, Nghị quyết 11
(ngày 24/2/2011) của Chính phủ được coi như một phát súng lệnh để tổng rà soát và
tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô. Trong đó có quy định kéo
tăng trưởng tín dụng phi sản xuất (chẳng hạn như xây cất, tiêu dùng…) từ 22% xuống
còn 16% đến cuối năm. Do vậy các NH đã ráo riết giảm doanh số cho vay, thậm chí
hạn chế cho vay và tập trung thu nợ trong lĩnh vực này. Từ đó góp phần giảm dư nợ
ngắn hạn theo chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.
Qua năm 2012, dư nợ ngắn hạn đối với các DNTN đã tăng trở lại 56,25% so
với năm 2011. Dư nợ ngắn hạn đối với các DNTN tăng lên mặc dù doanh số thu nợ
cũng tăng đáng kể. Sự tăng lên là điều tất yếu bởi vì nhu cầu vay vốn của DN ngày
càng tăng nhằm đáp ứng cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Thực tế cho
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 45 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
thấy, với hiện trạng nền kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, để thích ứng với sự
biến động ấy đòi hỏi DN phải chủ động được nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô, cải
tiến kỹ thuật sản xuất và tối đá hóa lợi nhuận. Do đó, dư nợ ngắn hạn tăng lên là điều
kiện để các DN phát triển ổn định và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Cty TNHH
Đây là thành phần kinh tế có vai trò quan trọng đối với NH, mang lại nguồn
thu đáng kể cho NH. Cũng giống như tình hình chung của tổng dư nợ ngắn hạn, dư
nợ ngắn hạn của các cty TNHH giảm xuống vào năm 2011 (giảm 18,18%) so với
năm 2010. NH áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ theo chỉ đạo điều hành của cấp
trên nên dư nợ ngắn hạn nhìn chung đều giảm vào năm 2011 với các khu vực nói
chung và cty TNHH nói riêng. Đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn của các cty TNHH đã
tăng 56,60% so với năm 2011. Diễn biến thị trường đã có tín hiệu tốt hơn, tỷ lệ lạm
phát được kiềm chế ở mức một con số, vì vậy mà tín dụng đã phần nào được thông
thoáng hơn. Hơn nữa, nhiều khách hàng truyền thống uy tín có quan hệ tốt nên PGD
tiếp tục duy trì cấp tín dụng bổ sung thiếu hụt tạm thời và không quên tìm kiếm, mở
rộng quan hệ với các công ty khác trên địa bàn. Điển hình nhất là sự hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh chế biến lương thực và kinh doanh lúa, gạo, cũng đã phát triển
không ngừng nhờ vào đặc trưng của vùng là chuyên canh trồng lúa nước. Với hệ
thống sông ngòi phát triển khá thuận lợi tạo điều kiện cho sự vận chuyển hàng hóa
đặc biệt là mặt hàng lúa gạo, cùng với sự phát triển của hệ thống các thương lái nên
việc thu mua gạo của các công ty chế biến lương thực diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của vùng, các DN trên địa bàn đã hình thành từ
rất sớm với hoạt động chủ yếu là mua gạo dự trữ, lau bóng và xuất khẩu. Vì thế các
DN này kinh doanh ngày càng có hiệu quả, và nhu cầu vay vốn tăng để mở rộng sản
xuất kinh doanh là điều đương nhiên. Ngoài ra, các cty TNHH kinh doanh xăng, dầu
trên địa bàn hoạt động ngày càng có hiệu quả. Do trên địa bàn, các công ty kinh
doanh xăng dầu phân bố với khoảng cách xa nên giảm bớt được sự cạnh tranh. Từ
sau khi có quyết định cho phép mở rộng cho vay đối với các công ty kinh doanh xăng
dầu thuộc DN ngoài Nhà nước, thì nhu cầu vay vốn tại NH cũng gia tăng theo. Dựa
trên cơ sở đó, các công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực để tìm
kiếm lợi nhuận. Do đặc thù của sản phẩm kinh doanh, được xem là mặt hàng thiết
yếu đối với hoạt động sản xuất trên địa bàn cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, do
vậy với số lượng cung ứng ngày càng tăng nên các công ty này ngày càng kinh doanh
càng phát triển hơn. Vì vậy dư nợ ngắn hạn với thành phần này đang có dấu hiệu
tăng.
d) Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Tất cả các NH trong quá trình hoạt động thì luôn luôn phải đối mặt với vấn
đề nợ quá hạn, nợ xấu, còn ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Chính sách
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 46 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
khách hàng, chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ… và hơn hết, là
sự ảnh hưởng bất lợi của tình hình kinh tế chung. Do đó vấn đề nợ quá hạn là dấu
hiệu cảnh báo cho biết các khách hàng, DN đang gặp khó khăn về tài chính, nên khó
có khả năng thanh toán nợ cho NH, nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng lớn, và
tất nhiên là hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nên trong quá trình hoạt động kinh
doanh thì tất cả các NH đều cố gắng kiểm soát nợ xấu một cách chặt chẽ nhất. Nợ
xấu đối với thành phần cá thể, DNTN và cty TNHH vay vốn tại NH biến động là do
hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu
nhập của khách hàng. Mặc dù doanh số thu nợ tăng trưởng theo hướng tích cực
nhưng với sự gia tăng của chi phí sản xuất cũng như khó khăn trong tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm đã làm cho nợ xấu đối với các thành phần này gia tăng qua
các năm, được thể hiện qua bảng 3.11:
Bảng 3.11. TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI MHB Ô MÔN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng, %
KHOẢN MỤC 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Cá thể 1.250 1.310 1.270 60 4,80 -40 -3,05
DNTN 720 610 735 -110 -15,28 125 20,49
Cty TNHH 480 430 467 -50 -10,42 37 8,60
TỔNG 2.450 2.350 2.472 -100 -4,08 122 5,19
[Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh MHB Ô Môn]
Cá thể
Nợ xấu ngắn hạn đối với cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ
xấu ngắn hạn của NH (luôn trên 50%). Qua 3 năm nợ xấu ngắn hạn với các cá thể
cũng có sự biến động nhẹ, năm 2011 là 1.310 triệu đồng, tăng 4,8% so với năm 2010.
Do phần lớn hộ sản xuất, cá nhân có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, kinh
doanh nhỏ l và thương mại, dịch vụ tự phát nên việc trả nợ vay NH phụ thuộc rất
lớn vào điều kiện tự nhiên và biến động của giá cả thị trường. Thực tế trong giai đoạn
này, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch lúa của một số hộ
nông dân nên nguồn thu không đủ để trả nợ NH dẫn đến nợ xấu tăng lên. Bên cạnh
đó một số ngành nghề khác cũng bị thiệt hại do hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng đầu
ra bởi giảm sản lượng tiêu thụ mặt hàng thủy sản, gạo ở thị trường nước ngoài bị
giảm sút. Do vậy nợ xấu là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn cá thể đã giảm 3,05% so với
năm 2011. Đạt được thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực vô cùng lớn của tất cả nhân viên
của MHB Ô Môn trong việc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn và nợ gia hạn, đồng thời hạn
chế cho vay ra với những lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những khách hàng làm ăn
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 47 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
kém hiệu quả. ong song đó, NH cũng tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sử
dụng vốn sau khi cho vay nhằm có biện pháp tư vấn, hỗ trợ khi khách hàng gặp khó
khăn và có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện khách hàng vi phạm nguyên tắc sử
dụng tiền vay, từ đó giúp giảm thiểu nợ xấu cho NH.
DNTN
Nợ xấu ngắn hạn của DNTN cũng có diễn biến qua các năm. Cụ thể, năm
2011 nợ xấu ngắn hạn giảm 15,28% so với năm 2010. Bên cạnh quyết tâm thu hồi nợ
xấu không cần phải bàn cãi của các cán bộ kinh doanh thì sự sụt giảm này chứng tỏ
thiện chí trả nợ của các DNTN cho NH vẫn rất tốt. Mặc dù các DN phải đối mặt với
nhiều khó khăn, tuy nhiên họ đã nỗ lực cố gắng để có thể trả nợ góp phần làm giảm
nợ xấu cho NH, tạo uy tín để duy trì mối quan hệ tín dụng tốt, để việc tiếp cận nguồn
vốn dễ dàng hơn trong những lần sau khi có nhu cầu. Đến năm 2012, nợ xấu của
thành phần này lại tăng 20,49% so với năm 2011. Nợ xấu tăng như vậy là do chi phí
đầu vào sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu, giá nhân công, giá điện…) đều tăng đã tác
động nhất định đến giá thành sản phẩm, nhưng vì chiến lược cạnh tranh gay gắt trong
thời buổi khó khăn nên các DN không dễ gì tăng giá bán để giữ chân khách hàng, từ
đó ảnh hưởng doanh thu, làm giảm lợi nhuận, gây khó khăn trong việc trả nợ NH.
Cty TNHH
Do dư nợ ngắn hạn của các cty TNHH chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng dư nợ
ngắn hạn nên tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn của thành phần này cũng chiếm ít nhất trong
tổng nợ xấu ngắn hạn (dưới 20%). Thời gian qua nợ xấu ngắn hạn đối với công cty
TNHH cũng có biến động. Năm 2011 giảm 10,42% so với năm 2010. Mặc dù phải
đối mặt với nhiều gian nan, thử thách nhưng công tác thu nợ của NH vẫn được phát
huy hiệu quả góp phần làm giảm rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời buổi
khó khăn. Một phần nữa là nhờ thiện chí trả nợ luôn được khách hàng chú trọng, qua
đó muốn cùng chia s rủi ro với NH trong hoạt động kinh doanh. Năm 2012, nợ xấu
ngắn hạn của các cty TNHH tăng nhẹ 8,6% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu
là các công ty kinh doanh lúa gạo phải giải quyết hàng lượng tồn kho lớn, tìm đối tác
giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Do vậy, họ thích kéo dài thời gian trả nợ nhằm duy
trì lượng vốn để cầm cự hoạt động kinh doanh. Bên cạnh thì vấn đề về nguồn nguyên
liệu phục vụ sản xuất, chế biến xuất khẩu chưa ổn định, mất cân đối cung cầu cục bộ,
nhất là nguyên liệu thủy sản (cá tra, tôm…) cũng làm các công ty điêu đứng vì không
đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh. Từ những nguyên nhân trên, nợ xấu đang trở thành vấn đề
nan giải của các công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong thời gian tới NH
cần quyết liệt hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu và tuân thủ nghiêm nghặt quy
trình cấp tín dụng trước khi cho vay để kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để phát
sinh thêm khoản nợ xấu nào, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho NH.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 48 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Những con số trên đây phần nào đã phác họa được toàn cảnh kinh doanh của
các đối tượng khách hàng của MHB Ô Môn trong thời gian vừa qua. Trong năm
2013, khi nền kinh tế và môi trường kinh doanh đang ngày càng khó khăn hơn, đòi
hỏi các DN phải vững mạnh không chỉ đơn thuần để tồn tại mà phải sẵn sàng cạnh
tranh với các đối thủ trong nước, đặc biệt là các DN nước ngoài bởi sự tinh tế và linh
hoạt của những sáng tạo mới từ các DN này, luôn là bài toán khó đối với các DN
Việt Nam nói chung hiện nay. Nhưng đó cũng chính là các cơ hội để các DN tiến
hành tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới
của nền kinh tế.
3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng ngắn hạn của MHB Ô Môn qua 3
năm 2010 – 2012
Hoạt động tín dụng được xem như là hoạt động kinh doanh chính của các
NHTM, trong đó tại MHB Ô Môn tín dụng ngắn hạn là chủ yếu. Trong những phần
phân tích ở trên cho thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của NH có nhiều biến chuyển
theo hướng tích cực. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
trong thời gian vừa qua thì ta cần phải dựa vào một vài chỉ tiêu trong bảng 3.12:
Bảng 3.12. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI MHB Ô MÔN 2010 – 2012
KHOẢN MỤC
Đơn vị
Tính
Năm
2010 2011 2012
Vốn huy động Triệu đồng 43.000 85.000 87.300
Tổng dư nợ Triệu đồng 114.654 109.654 113.654
Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 40.600 82.600 84.500
Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 134.000 96.800 119.000
Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 132.500 105.000 117.000
Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 98.600 90.400 92.400
Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 2.450 2.350 2.472
Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 96.700 94.500 91.400
Vốn huy động ngắn hạn/Vốn huy động % 94,42 97,18 96,79
Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 86,00 82,44 81,30
Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn % 242,86 109,44 109,35
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn % 2,48 2,60 2,68
Hệ số thu nợ ngắn hạn % 98,88 108,47 98,32
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 1,37 1,11 1,28
[Nguồn: Từ số liệu do Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh MHB Ô Môn cung cấp,
tác giả đã tính toán một vài chỉ tiêu trên]
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 49 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
3.4.4.1. Vốn huy động ngắn hạn/Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn trong tổng vốn huy
động, cho thấy trong tổng vốn huy động được có bao nhiêu đồng vốn hình thành từ
huy động ngắn hạn. Từ bảng số liệu 3.12, ta thấy tỷ số này cũng có biến đổi qua từng
thời kỳ, cụ thể năm 2010 là 94,42%, năm 2011 tăng lên 97,18% và năm 2012 giảm
còn 96,79% có nghĩa là trong 100 đồng huy động được thì trong đó huy động ngắn
hạn lần lượt là 94,42 đồng, 97,18 đồng và 96,79 đồng. Đây thực sự là một tỷ lệ rất
cao, cho thấy tại NH chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, điều này chưa tốt lắm, bởi vì
bên cạnh đó nguồn vốn huy động trung dài hạn vẫn rất quan trọng và cần thiết cho
bất kỳ một NH nào, phục vụ chính cho các dự án đầu tư trung dài hạn và điều này là
không thể thiếu cho sự phát triển bền vững. Thiết nghĩ, trong thời gian tới NH cần
quan tâm hơn nữa đến các chính sách, kế hoạch phục vụ cho công tác huy động vốn
trung dài hạn từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội, từ đó giảm tỷ trọng vốn huy động
ngắn hạn trên tổng vốn huy động để có thể hướng tới sự cân bằng giữa huy động
ngắn hạn và trung dài hạn.
3.4.4.2. Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ. Dư
nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tại NH luôn chiếm tỷ lệ tương đối cao qua từng năm, cụ
thể: năm 2010 dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 86%, năm 2011 tăng lên 82,44% và
năm 2012 là 81,30%. Điều này cho thấy NH chú trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn
nhiều hơn cho vay đối với trung và dài hạn vì cho vay ngắn hạn có thể quay vòng
vốn nhanh hơn, rủi ro lại thấp. Mặt khác, hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh có
những chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy
sản, nên việc tài trợ vốn lưu động cho DN cũng tăng lên và trên địa bàn người dân đa
phần sống bằng nghề nông nên họ thường vay vốn theo mùa vụ thường có chu kỳ
ngắn do đó NH tập trung đầu tư cho vay vào ngắn hạn cũng là điều hợp lý.
3.4.4.3. Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn huy động ngắn hạn sẽ cho vay ra bao nhiêu
đồng ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn của
NH, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn
thì khả năng huy động vốn ngắn hạn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH
sử dụng vốn ngắn hạn không hiệu quả.
Bảng trên cho thấy NH đã có những chính sách đổi mới để có nguồn vốn phục
vụ cho hoạt động của chính mình, sự phụ thuộc của chi nhánh vào vốn điều chuyển
giảm dần. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn bằng 242,86%,
năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống còn 109,44% và giảm còn 109,35% vào năm
2012. Qua đây, chứng tỏ NH đã từng bước chủ động trong kinh doanh, tỷ trọng sử
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 50 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn ngày một tăng, từng bước giảm
bớt phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ NH cấp trên. NH luôn hết sức cố gắng trong
quá trình hoạt động huy động vốn ngắn hạn trong hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn để
nâng cao lợi nhuận của NH, tránh sử dụng quá nhiều vốn huy động dài hạn và vốn
điều chuyển để cho vay ngắn hạn làm cho NH phải chịu một khoản chi phí và rủi ro
lớn vì lãi suất của các nguồn vốn này thường cao hơn vốn huy động ngắn hạn, cho
nên khi tận dụng được nguồn vốn này ngắn hạn để cho vay ngắn hạn thì NH sẽ thu
được lợi nhuận cao hơn do chênh lệch lãi suất đầu vào.
3.4.4.4. Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH, tỷ số này càng
thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn càng cao và ngược lại. Nhìn vào số liệu ta thấy
tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của NH có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2010
là 2,48% tăng lên 2,60% vào năm 2011 và đến năm 2012 là 2,68%. Đây phải nói là
giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với tất cả các khách hàng của MHB Ô Môn, tình hình
kinh doanh thua lỗ, giảm sút lợi nhuận là vấn nạn chung của hầu hết mọi thành phần
kinh tế, nên đã phần nào làm tăng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại NH. Tuy có tăng nhẹ qua
các năm nhưng mức tăng này rất thấp và thấp hơn so với số liệu mà NHNN công bố
đến hết tháng 9/2012 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NH trên cả nước là 8,82%. Kết quả
này đáng khích lệ, MHB Ô Môn cần tiếp tục duy trì việc tuân thủ quy trình tín dụng,
sự nhịp nhàng, đồng bộ từ lúc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định tín dụng cho
đến khi giải ngân và tiến hành thu nợ, đồng thời tiếp tục phát huy các biện pháp thu
hồi nợ để giúp cho đồng vốn của NH luôn được đảm bảo an toàn.
3.4.4.5. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn được đo lường bằng doanh số thu nợ ngắn hạn chia
cho doanh số cho vay ngắn hạn. Hệ số này đo lường, đánh giá khả năng thu hồi nợ
ngắn hạn của NH, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của NH cao, NH
cho vay vốn có hiệu quả và ngược lại.
Qua số liệu trên cho thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của NH qua 3 năm có sự biến
động. Cụ thể là, hệ số thu nợ ngắn hạn năm 2010 của 98,88% tức là bình quân cứ 100
đồng vốn mà NH đem đi cho vay thì thu lại được 98,88 đồng. Hệ số này trong năm
2011 tăng lên 108,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, trước
tình hình lạm phát tăng cao Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm thực thi
chính sách tiền tệ chặt chẽ, rút tiền về, vì vậy mà tất cả các NH thu hẹp tín dụng đảm
bảo đúng mục tiêu tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20%, trong đó có MHB Ô
Môn, NH đã đẩy mạnh thu nợ và hạn chế cho vay ra, vì thế mà hệ số thu nợ ngắn hạn
đạt trên 100%. Bước sang năm 2012 thì hệ số này giảm xuống và đạt 98,32%, có
nghĩa là cứ 100 đồng vốn mà NH đem đi cho vay thì thu lại được 98,32 đồng. Điều
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 51 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
này cho thấy, công tác thu nợ đã được Ban lãnh đạo NH đặc biệt quan tâm để hạn chế
tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, đồng thời hướng tới phát triển bền vững.
3.4.4.6. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu vòng quay của tín dụng ngắn hạn NH càng lớn cho thấy việc thu hồi
nợ nhanh và đúng hạn, do đó chỉ tiêu này cao cũng phản ánh chất lượng tín dụng của
NH. Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn của NH, phản ánh số vốn đầu
tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nhìn chung, ta thấy vòng quay vốn tín dụng
ngắn hạn của MHB Ô Môn qua các năm có chiều hướng giảm ở năm 2011 và tăng
trở lại trong năm 2012, tương ứng là 1,37 vòng, 1,11 vòng và 1,28 vòng. Vòng quay
vốn tín dụng của NH khá tốt, đồng vốn của NH quay vòng nhanh, luân chuyển liên
tục, khả năng thu hồi nợ nhanh, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro. Và số vòng quay
vốn tín dụng ngắn hạn của NH vẫn là khá cao đều lớn hơn 1 vòng/năm. Nguyên nhân
vòng quay vốn tín dụng tăng là do tốc độ doanh số thu nợ, chủ yếu là cho vay ngắn
hạn nên vòng quay mới tăng nhanh như thế. Hơn nữa, NH cũng đã từng bước thực
hiện chính sách sàng lọc khách hàng và phòng ngừa rủi ro.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Qua 3 năm, mặc dù MHB Ô Môn gặp không ít khó khăn, bị ảnh hưởng bởi
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu trong những năm qua, hệ thống NH
Việt Nam cùng lúc đứng trước nhiều thách thức, nhưng với sự chỉ đạo điều hành từ
ban Giám đốc và sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ - công nhân viên của MHB Ô
Môn thì kết quả hoạt động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sau đây là phần tóm tắt
chương 3:
- Đã đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Ô Môn trong
3 năm từ 2010 – 2012, chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng, bên cạnh đó thu từ
dịch vụ cũng có cải thiện.
- Nguồn vốn huy động có tăng qua 3 năm nhưng PGD vẫn còn sử dụng nhiều
vốn điều chuyển. Điều này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tính tự chủ trong việc sử
dụng vốn của NH.
- Có thể thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư
nợ ngắn hạn và nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm vào năm 2011 và tăng vào 2012.
Điều này thể hiện sự hồi phục kinh doanh của NH sau thời kỳ khó khăn nhất.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 52 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI MHB Ô MÔN
Thông qua việc phân tích thực trạng tín dụng tín dụng tại PGD, cho thấy bên
cạnh nhiều mặt đạt được vẫn còn một số hạn chế, do đó chương 4 sẽ đề cập đến một
số giải pháp nhằm khắc phục những mặt chưa tốt đó.
4.1. Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
- NH cần linh hoạt trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn, đa dạng hóa
các loại tiền gửi có kỳ hạn để khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu
cầu của mình.
- Trong đó cân nhắc đến các chương trình chăm sóc khách hàng và hậu mãi…
đối với các khách hàng gửi tiền giá trị lớn hoặc kỳ hạn dài.
- Bên cạnh đó NH cũng nên quan tâm đến phát triển cơ sở vật chất đầy đủ,
khang trang, trang thiết bị thanh toán hiện đại và khu vực giao dịch an toàn, tiện nghi
để tạo tâm lý an tâm, tin cậy khi gửi tiền ở đây.
- Hơn thế nữa, sẽ tốt hơn nếu NH có tổ chuyên viên huy động hoặc các cộng tác
viên trong lĩnh vực tìm kiếm khách hàng tiềm năng và huy động vốn để thu hút
nguồn tiền nhàn rỗi còn nằm rãi rác trong dân cư.
4.2. Tìm kiếm, chọn lựa, sàng lọc, thẩm định khách hàng kỹ lưỡng trước khi cho
vay
Hiện nay với tình hình ngày càng có nhiều NH lớn nhỏ được thành lập, cho
nên không thể chờ khách hàng đến xin cấp tín dụng mà NH sẽ tìm kiếm những khách
hàng có nhu cầu về vốn.
- Phân bổ cho từng nhân viên kinh doanh về những địa bàn khác nhau thăm dò,
khảo sát xem tình hình nhu cầu vốn của từng khu vực như thế nào. Những thành
phần, ngành nghề nào thiếu vốn để từ đó NH sẽ phân định cho nhân viên về với các
cá nhân, hộ gia đình, DN để tư vấn những sản phẩm mà NH đang cung ứng.
- Bên cạnh đó, NH cũng cần linh hoạt hơn trong vấn đề cho vay, xuất phát từ
nhu cầu thực tế của khách hàng mà pháp luật không cấm thì có thể giải quyết cho
vay. Những việc làm này sẽ giúp cho NH có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu
và phát triển mạng lưới khách hàng tốt hơn.
- NH cần đầu tư vốn một cách hợp lý, khoa học, đối với những ngành nghề, lĩnh
vực có tiềm năng lớn và phát triển bền vững. Bên cạnh đó NH cũng nên mở rộng tỷ
trọng cho vay đối với các DNTN trên địa bàn, đây được xem là thành phần kinh tế
năng động, ý tưởng kinh doanh tốt và uy tín cao bởi vì trách nhiệm về tài chính của
họ là vô hạn.
- Để phòng ngừa rủi ro trước khi cho vay, nguyên tắc thận trọng cần được quan
tâm hàng đầu, vì vậy NH phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng. Cán bộ kinh
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 53 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
doanh cần thực hiện tốt công tác thẩm định, xem xét kỹ và đánh giá chính xác 5
nhóm điều kiện cho vay để từ đó có được quyết định tín dụng đúng đắn và phù hợp.
4.3. Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay
- Để hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đòi hỏi tiền
vay phải được chuyển trực tiếp đến đơn vị thụ hưởng.
- Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng cán bộ kiểm tra phải xuống cơ sở, đánh giá
tình hình tài chính của khách hàng, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn và
tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể nắm được tình hình tài
chính và sản xuất kinh doanh từ đó có hướng tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng khi gặp
khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc xử lý kịp thời khi khách hàng vi
phạm hợp đồng tín dụng, từ đó hạn chế một cách thấp nhất những rủi ro có thể xảy
ra.
- Cán bộ kinh doanh cần thường xuyên theo dõi các khoản nợ sắp đến hạn để
tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để hạn chế trường hợp
khách hàng lơ là, trễ nãi dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu.
4.4. Thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn
hoạt động tín dụng
- Cần xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về
quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay
vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất
lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
- Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho tuê tài chính,
chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động
kinh doanh.
- Khi có rủi ro xảy ra, cần kiên quyết xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo để nhanh
chóng thu hồi nợ.
Tóm lại, để có thể nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh hoạt động tín dụng
ngắn hạn của MHB Ô Môn so với các NH khác là một vấn đề không đơn giản. Với
mong muốn giúp cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn
nói riêng của MHB Ô Môn ngày càng phát triển tốt hơn nữa trong điều kiện kinh tế
đất nước khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đề tài đã đề ra một số giải
pháp cơ bản trên đây với mong muốn góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động ngắn
hạn tại NH. Mặc dù, kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH trong thời gian qua
là khá tốt, hiệu quả và ổn định nhưng hy vọng rằng với những giải pháp nêu trên sẽ
giúp cho hoạt động của NH ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 54 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thời gian qua, cả nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là năm
2011, vì thế mà các chủ thể kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng rất nhiều, trong đó
có MHB Ô Môn. Qua sự phân tích, đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
MHB Ô Môn thông qua các chỉ tiêu về tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay ngắn
hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn và nợ xấu ngắn hạn; cho thấy rằng hoạt
động tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động của
NH có chiều hướng phát triển. Một mặt NH cho vay với mục tiêu tạo ra lợi nhuận
nhưng với vai trò là một NHTM Nhà nước, MHB Ô Môn đã thực hiện tốt nhiệm vụ
phát triển kinh tế vùng. Doanh số cho vay ngắn hạn tuy có giảm năm 2011, nhưng đã
tăng trở lại vào năm 2012, cho thấy nhu cầu vay vốn để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn
và thiếu hụt tạm thời đã dần phục hồi và được đáp ứng kịp thời. Tỷ trọng doanh số
cho vay ngắn hạn đối với đối tượng DNTN và cty TNHH chỉ đạt lần lượt là 30% và
20% tổng doanh số cho vay ngắn hạn, do chưa có điều kiện tiếp cận với hoạt động
cho vay của NH, nên trong thời gian tới NH nên đầu tư mạnh hơn với những đối
tượng này, vì đây cũng là đối tượng tiềm năng phát triển ở tương lai. Tình hình thu
nợ ngắn hạn của NH diễn ra khá tốt thể hiện sự tăng lên về doanh số thu nợ vào năm
2012, nhưng trong đó có thời kì công nghiệp chế biến và thương mại – dịch vụ gặp
khó khăn trong sản xuất vào năm 2011 nhưng đã vượt qua và tăng trưởng ổn định.
Trong thời gian qua, NH cũng tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng thể hiện
qua sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn vào năm 2012, đạt 92.400 triệu đồng. Vòng quay
vốn tín dụng ngắn hạn cũng tăng vào năm 2012 cho thấy NH đã thực hiện tốt việc thu
nợ và sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả.
Tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm
ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng hoạt động tín dụng của
NH. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại NH tuy có tăng nhẹ qua các năm nhưng vẫn nằm trong
mức an toàn. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì NH cũng cần phải có giải pháp để
hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu làm ổn định và lành mạnh hóa hệ thống.
Để có những kết quả quan ấy, Ban giám đốc, cán bộ kinh doanh và các nhân
viên đã có những nỗ lực đáng kể nhằm đưa NH lên một vị trí cao hơn nữa so với các
NH trên địa bàn. Với sự theo dõi chặt chẽ các khoản vay, cán bộ kinh doanh trong
thời gian qua đã làm việc nghiêm túc, tuân thủ tục luật định của nội bộ NH cũng như
theo sự chỉ đạo của Nhà nước trong việc thực hiện nghiệp vụ cũng như xử lý các tình
huống phát sinh trong thời gian theo dõi địa bàn hoạt động.
Trong thời gian tới, với mục tiêu “Cho niềm vui tỏa khắp”, NH xác định vẫn tập
trung cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và mở rộng cho vay tiêu dùng,
qua đó hướng đến việc đáp ứng một cách tốt nhất, làm thỏa mãn mọi nhu cầu của
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 55 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
khách hàng. Trong đó mở rộng cho vay đối với thành phần DN nhỏ và vừa, DN kinh
doanh lúa – gạo, tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các hộ nuôi thủy sản, tạo điều
kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất và không để những người thiếu vốn,
có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả mà không được vay vốn. Bên
cạnh đó, xem huy động vốn là hoạt động chủ lực tạo ra nguồn vốn cho NH và tạo tiền
đề phát triển hoạt động cho vay. Sự thành công của MHB Ô Môn trong những năm
qua chính là nhờ vào sự tin tưởng của khách hàng đối với NH, MHB Ô Môn luôn
nâng cao năng lực quản lý và tác nghiệp, lấy khách hàng là trọng tâm, không chạy
theo lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
5.2. Kiến nghị
Đối với chính quyền địa phương
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc xác nhận các giấy tờ liên
quan đến thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn
một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng nâng cấp hệ thống đường
giao thông nông thôn để các tuyến đường trải dài khắp địa bàn dân cư thông suốt và
khang trang hơn, tiện lợi cho người dân có thể tiếp cận với NH và ngược lại.
Quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với kinh tế địa phương để tạo điều kiện thuận lợi
cho các DN và NH đầu tư có trọng điểm và kịp thời. Khuyến khích các DN, hộ kinh
doanh mạnh dạn đầu tư và phát triển kinh tế với những chính sách hỗ trợ lãi suất,
thuế, chuyển giao khoa học công nghệ.
Đối với MHB Cần Thơ
Do địa bàn rộng nhưng số lượng cán bộ kinh doanh còn hạn chế nên gây ra tình
trạng khó khăn, vất vã trong thẩm định tín dụng và giám sát tín dụng khách hàng. Xin
kiến nghị với NH cấp trên bổ sung thêm cán bộ kinh doanh hoặc tuyển dụng thêm
cộng tác viên kinh doanh để đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu của khách hàng.
So với mặt bằng lãi suất của các NH khác thì lãi suất cho vay tại MHB Ô Môn
vẫn còn cao hơn chút ít nên có khi làm khách hàng phân vân khi chọn lựa sản phẩm
tín dụng tại NH. Thế nên trong thời gian tới, kiến nghị MHB Cần Thơ nên áp dụng
mức lãi suất cho vay phù hợp so với các NH trên địa bàn để nâng cao khả năng cạnh
tranh và thu hút khách hàng.
Trụ sở và thương hiệu là 2 yếu tố tạo nên giá trị cảm nhận cho khách hàng, mà
điều này lại có ảnh hưởng đến lòng tin và quyết định sử dụng sản phẩm của khách
hàng. Tuy được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhưng MHB Ô Môn có
diện tích và mặt bằng còn chưa lớn lắm so với các NH lớn trên địa bàn. Điều này
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 56 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
cũng có thể gây lo ngại khi còn nhiều khách hàng mới chưa nhận biết được sự hiện
diện của NH trong thời gian qua, vì thế cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương
tiện làm việc, mở rộng diện tích mặt bằng để khuyết trương thương hiệu cho NH đến
từng khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Đối với MHB Ô Môn
Cán bộ kinh doanh phải vừa là nhân viên tín dụng, vừa là nhân viên tiếp thị cho
các sản phẩm của NH.
Mở rộng tín dụng với mọi thành phần kinh tế.
Tăng cường chiến lược marketing như dán pano, áp phích chứa đựng những nội
dung như điều kiện cấp tín dụng, quy trình làm việc của NH để khuyến khích những
khách hàng còn lạ lẫm đến với các dịch vụ của NH.
Phải tiến hành điều tra, khảo sát thực tế từng khu vực cụ thể để xem xét, ước
lượng nhu cầu vốn và dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
Cán bộ kinh doanh nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các NH khác trên
cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát
hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín.
Tóm lại, hoạt động tín dụng của NH không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NH mà
còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Bởi vì NH giống như một DN
đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đó là một lĩnh vực rất nhạy cảm và rủi ro rất
cao. Trong các nghiệp vụ của NH thì có lẽ tín dụng ngắn hạn là một nghiệp mang lại
phần lớn doanh lợi cho NH nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro. Thế nên hiểu
được tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn để từ đó có thể đưa ra những
quyết sách, chiến lược phù hợp cho sự phát triển trong tương lai là điều cần thiết. Và
NH cần phải quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa để biến khó khăn thử thách thành cơ
hội phát triển, từ đó vươn lên dẫn đầu về cung cấp dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực tài
chính – tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của
khách hàng.
Theo nhận định của tác giả, đây là một đề tài nghiên cứu hay và thực tiễn, sẽ
còn có rất nhiều điều phải nhắc đến, nhưng trong giới hạn thời gian và không gian
nghiên cứu tương đối ngắn, khóa luận này không thể bao hàm hết tất cả những vấn đề
liên quan. Hy vọng sau này sẽ có những khóa luận khác hay hơn, chuyên sâu hơn,
thực tiễn hơn được viết với ý nghĩa làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà khóa luận hôm
nay còn chưa hoàn thành.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Ô Môn giai đoạn 2010 - 2012
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN 57 SVTH: NGUYỄN HOÀNG VIỆT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban kinh tế - Báo Dân trí, 29/12/2011, Kinh tế Việt Nam 2011: 365 ngày đầy
biến động [online]. Dân trí. Đọc từ :
nam-2011-365-ngay-day-bien-dong-551980.htm (đọc ngày 02/4/2013)
Billgate, 25/01/2013, Khối DNTN – Nhỏ nhưng không yếu [online]. Xã hội
luận bàn. Đọc từ :
(đọc ngày 03/4/2013).
Dương Hữu Hạnh. 2012. Các nghiệp vụ NH thương mại trong nền kinh tế toàn
cầu – Các nguyên tắc và thực hành. Hà Nội: NXB Lao động.
Đại học Kinh tế Quốc dân, 22/8/2010, Khái niệm và vai trò của tín dụng ngắn
hạn của ngân hàng [online]. Tài nguyên Giáo dục mở Việt Nam. Đọc từ:
ngan-hang.html (đọc ngày 05/4/2013).
Lê Văn Tề. 2009. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB Giao thông vận tải.
Nguyễn Đăng Dờn. 2012. Quản trị ngân hàng hiện đại. TP.HCM: NXB Phương
Đông.
Nguyễn Thị Bích Liễu. 2010. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại MHB
Đồng Tháp – PGD. Lấp Vò. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán, hệ Đại học,
Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Thị Tuyết Hảo. 2012. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ACB
Đồng Tháp. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, hệ Đại học,
Trường Đại học Tây Đô.
Thống đốc NHNN. 2012. Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 09/11/2012. Hà Nội
Trần Phương Hiền. 2011. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Cần
Thơ – PGD. Ô Môn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, hệ Đại học, Trường Đại
học Cần Thơ.
Văn phòng Chính phủ. 2011. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011. Hà
Nội.
Văn phòng Chính phủ. 2012. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012. Hà
Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_mhb_can_tho_pgd_o_mon_giai_doan_2010_2012_6176.pdf