Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lấp Vò

Tuy ba năm qua NHNo & PTNT Lấp Vò đã hoạt động tương đối tốt, góp phần phát triển kinh tế của huyện, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau: - Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn của Ngân hàng qua mấy năm qua. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều chuyển xuống. Do đó sẽ giảm được chi phí trả lãi vay của Ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Ngân hàng. - Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lấp Vò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu đồng chiếm 92,28% doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 7.886 triệu đồng với tốc độ tăng là 4,33% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ mô hình này đạt 211.515 triệu đồng tăng 11,34% so với năm 2006 ứng với số tiền là 21.545 triệu đồng . Doanh số thu nợ mô hình này tăng tương ứng với doanh số cho vay, đây là điều đáng mừng cho công tác thu nợ của Ngân hàng. Doanh số thu nợ thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng nên doanh số này ngày càng cao cho thấy khả năng trả nợ của bà con càng tốt. Điều này chứng tỏ sự đầu tư của Ngân hàng là hợp lý thật sự mang lại hiệu quả cho khách hàng. b) Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, đời sống Đi đôi với doanh số cho vay tăng lên thì doanh số thu nợ cũng tăng lên. Thể hiện: Năm 2005 doanh số thu nợ đối tượng này là 40.533 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,24% trong tổng thu nợ ngắn hạn. Năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này tăng khá nhanh đạt 68.278 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,91% thu nợ ngắn hạn, tăng 27.745 triệu đồng với tốc độ tăng là 68,45% so với năm 2005. Doanh số thu nợ tiếp tục tăng vào năm 2007 đạt 74.312 triệu đồng, có tỷ trọng 23,92% thu nợ ngắn hạn, tăng 8,83% so với năm 2006 ứng với số tiền là 6.034 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số thu nợ của đối tượng này cho thấy việc mở rộng đầu tư của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế địa phương góp phần vào việc công nghiệp hoá nông thôn dần đưa Bình Minh lên thành thị xã. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 55 SVTH : Trương Phương Thanh Qua phân tích ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm tương ứng với doanh số cho vay, điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng được thực hiện rất tốt và việc đầu tư cho vay của Ngân hàng ít gặp rủi ro. 4.2.3.2 Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2005 đến năm 2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò Doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng khá tốt. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau: Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 46 SVTH : Trương Phương Thanh Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 -2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Cá thể, hộ sản xuất 217.430 92,46 248.720 90,73 279.513 89,94 31.290 14,39 30.793 12,38 2. CSSX và DNNQD 17.724 7,54 25.410 9,27 31.279 10,06 7.686 43,36 5.869 23,09 Doanh số thu nợ NH 235.154 100 274.130 100 310.792 100 38.976 16,57 36.662 13,37 ( nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 57 SVTH : Trương Phương Thanh Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn năm 2005 đối với cá thể, hộ sản xuất là 217.430 triệu đồng. Năm 2006 đạt được 248.720 triệu đồng, tăng 31.290 triệu đồng hay tăng 14,39% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 279.513 triệu đồng, tăng 30.793 triệu đồng và tăng 12,38% so với năm 2006. Ta thấy doanh số thu nợ đối với cá thể, hộ sản xuất qua 3 năm đều tăng lên đáng kể. Đạt được kết quả như vậy là do doanh số cho vay qua các năm đều tăng dẫn đến nợ đến hạn trong các năm cũng tăng theo, người dân hoạt động sản xuất có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của người dân tốt nên công tác thu nợ đối với thành phần này được thực hiện tốt. Đồ thị 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005- 2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng đạt kết quả rất cao. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ đạt được 17.724 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số thu nợ là 25.410 triệu đồng tăng 7.686 triệu đồng hay tăng 43,36% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên, đạt 31.279 triệu đồng, tăng 5.869 triệu đồng và tăng 23,09% so với năm 2006. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã lựa chọn được những khách hàng có uy tín. Hầu hết các khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định trước khi cho vay. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả nợ cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ 2005-2007 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 Năm Tr .đ 1. Cá thể, hộ sản xuất 2. CSSX và DNNQD Doanh số thu nợ NH Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 58 SVTH : Trương Phương Thanh 4.2.4 Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng 4.2.4.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Bảng 10:TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NĂM 2005 - 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 124.720 144.066 191.965 19.346 15,51 47.899 33,25 *Trồng trọt 258 977 567 719 278,68 -410 -41,97 *Chăn nuôi 3.875 5.247 7.824 1.372 35,41 2.577 49,11 *KTTH 120.587 137.842 183.574 17.255 14,31 45.732 33,18 2. TTCN, TM-DV, ĐS 15.527 17.982 22.905 2.455 15,81 4.923 27,38 *TTCN,TM-DV 15.527 17.825 22.905 2.298 14,80 5.080 28,50 *Khác 0 157 0 157 - -157 - 100,00 Dư nợ NH 140.247 162.048 214.870 21.801 15,54 52.822 32,60 ( nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Lấp Vò) Giải thích NH: ngắn hạn KTTH: kinh tế tổng hợp TTCN, TM-DV, ĐS: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và đời sống Qua số liệu, ta thấy dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, đây là xu hướng tốt. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 140.247 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ ngắn hạn tăng lên đạt 162.048 triệu đồng tăng 21.801 triệu đồng với tốc độ tăng là 15,54% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 214.870 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 52.822 triệu đồng với tốc độ Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 59 SVTH : Trương Phương Thanh tăng 32,60 % . Trong dư nợ ngắn hạn thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, còn ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ thì chiếm tỷ trọng thấp hơn. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành từ 2005- 2007 0 50000 100000 150000 200000 250000 2005 2006 2007 Năm Tr .đ 1.Nông nghiệp 2. TTCN, TM-DV, ĐS Doanh số dư nợ NH Đồ thị 7: Dư nợ ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò a) Ngành nông nghiệp Tỷ trọng của ngành này trong dư nợ ngắn hạn: năm 2005 là 88,93%, năm 2006 là 88,90%, năm 2007 là 89,34%. Số tiền dư nợ là: năm 2005 là 124.720 triệu đồng, năm 2006 là 144.066 triệu đồng, tăng 19.346 triệu đồng với tốc độ tăng 15,51% so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên đạt đến 191.965 triệu đồng, tăng 33,25% so với năm 2006 với số tiền là 47.899 triệu đồng, dư nợ tăng qua 2 năm 2006, 2007 và đặc biệt là tăng nhanh trong năm 2007 tăng đến 33,25% so với năm 2006 là do trong năm 2007 cá tra bán được giá nên người dân nuôi cá tra có nhu cầu mở rộng diện tích nuôi lên và đặc biệt là mô hình kinh tế tổng hợp làm ăn có hiệu quả nên có nhu cầu tăng nguồn vốn hoạt động. Chính vì những yếu tố trên nên góp phần làm cho dư nợ ngắn hạn của ngành này tăng lên. Sự gia tăng dư nợ của ngành nông nghiệp được thể hiện qua sự tăng lên của các đối tượng sau: - Trồng trọt Dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Dư nợ ngành trồng trọt năm 2005 là 258 triệu đồng, năm 2006 là 977 triệu đồng, tăng 278,68 triệu đồng hay tăng 278,68% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ ngành này giảm xuống còn 567 triệu đồng, giảm 410 triệu đồng hay giảm 41,97% so với năm 2006. - Chăn nuôi Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 60 SVTH : Trương Phương Thanh Dư nợ của ngành này liên tục tăng. Năm 2005 có dư nợ là 3.875 triệu đồng, năm 2006 dư nợ ngành này tăng lên đạt 5.247 triệu đồng, tăng 1.372 triệu đồng hay tăng 35,41% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng đạt 7.824 triệu đồng, tăng 49,11% so với năm 2006 hay tăng 2.577 triệu đồng. Sự tăng trưởng này do những năm qua doanh số cho vay tăng tương ứng. - Kinh tế tổng hợp Cũng do ảnh hưởng của tình hình cho vay nên dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cụ thể năm 2005 là 96,69%, năm 2006 là 95,68% và năm 2007 là 95,63%. Năm 2005 dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp là 120.587 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ mô hình này là 137.842 triệu đồng tăng 17.255 triệu đồng với tốc độ tăng 14,31% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ mô hình kinh tế tổng hợp là 183.574 triệu đồng, tăng 33,18% so với năm 2006 với số tiền là 45.732 triệu đồng. b) Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, đời sống Dư nợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2005 là 11,07%, năm 2006 là 11,10%, và năm 2007 là 10,66%. Dư nợ năm 2005 là 15.527 triệu đồng, năm 2006 dư nợ tăng đạt 17.982 triệu đồng, tăng 2.455 triệu đồng hay tăng 15,81% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngành này tiếp tục tăng đạt 22.905 triệu đồng, tăng 27,38% hay tăng 4.923 triệu đồng. Dư nợ ngành này tăng liên tục qua ba năm cho thấy tình hình tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện có bước phát triển, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng các ngành nghề truyền thống cũng như các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng tốt hơn, mặt khác nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc thâm nhập thị trường mở rộng qui mô tín dụng. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua các năm, là do sự tăng trưởng mạnh mẻ của ngành nông nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ. 4.2.4.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau: Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 46 SVTH : Trương Phương Thanh Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 - 2007 TẠI NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Cá thể, hộ sản xuất 127.540 90,94 144.561 89,21 182.460 84,92 17.021 13,35 37.899 26,22 2.CSSX và DNNQD 12.707 9,06 17.487 10,79 32.410 15,08 4.780 37,62 14.923 85,34 Dư nợ NH 140.247 100,00 162.048 100,00 214.870 100,00 21.801 15,54 52.822 32,60 ( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 62 SVTH : Trương Phương Thanh a) Cá thể, hộ sản xuất Dư nợ ngắn hạn của thành phần này tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2005 dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này là 127.540 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ này tăng lên đạt 144.561 triệu đồng, tăng 17.021 triệu đồng với tốc độ tăng là 13,35% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ của cá thể hộ sản xuất tiếp tục tăng lên đạt 182.460 triệu đồng, tăng 37.899 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 26,22%. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng từ 2005-2007 0 50000 100000 150000 200000 250000 2005 2006 2007 Năm T r. đ 1.Cá thể, hộ sản xuất 2.CSSX và DNNQD Doanh số dư nợ NH Đồ thị 8: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò b) Cơ sơ sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế nhưng dư nợ ngắn hạn của đối tượng này đều tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2005 dư nợ ngắn hạn của đối tượng này là 12.707 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ này tăng đạt 17.487 triệu đồng tăng 17.021 triệu đồng hay tăng 13,35% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ của đối tượng này tiếp tục tăng đạt 32.410 triệu đồng tăng 14.923 triệu đồng với tốc độ tăng 85,34% so với năm 2006. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 63 SVTH : Trương Phương Thanh Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng phân theo thành phần kinh tế đã thể hiện rõ sự chênh lệch giữa dư nợ ngắn hạn của cá thể hộ sản xuất so với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã thấy được sự chênh lệch trên nên có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư qua các năm, nâng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với cá thể hộ sản xuất trong tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. 4.2.5 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN NĂM 2005 - 2007 TẠI NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Số tiền % Số tiền % *Nợ quá hạn NH 1.104 3.424 2.745 2.320 210,14 -679 -19,83 - Trồng trọt 4 9 5 5 125,00 -4 -44,44 - Chăn nuôi 7 16 10 9 128,57 -6 -37,50 - KTTH 1.075 3.375 2.711 2.300 213,95 -664 -19,67 - TTCN,TM- DV,ĐS 18 24 19 6 33,33 -5 -20,83 ( Nguồn: phòng kế toán tại NHNo & PTNT Lấp Vò) Giải thích NH: ngắn hạn KTTH: kinh tế tổng hợp TTCN, TM-DV, ĐS: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, và đời sống Nợ quá hạn là số tiền mà khách hàng vay Ngân hàng, khi đáo hạn khách hàng chưa trả hết cho Ngân hàng nhưng không làm thủ tục xin gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ. Tình hình nợ quá hạn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nhìn chung trong ba năm nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng biến động theo chiều tăng rồi sau đó lại giảm. Năm 2005 tổng nợ quá hạn ngắn hạn là 1.104 triệu đồng, sang năm 2006 thì chỉ số này tăng một cách nhảy vọt đạt đến 3.424 triệu đồng, tăng 2.320 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 210,14%. Nhưng đến năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn này đã giảm xuống chỉ còn 2.745 triệu đồng, giảm 679 triệu đồng hay giảm 19,83% so với năm 2006. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại Ngân hàng chủ yếu phát sinh từ mô hình kinh tế tổng hợp. Còn lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi và các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ thì nợ quá hạn không đáng kể . Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 64 SVTH : Trương Phương Thanh 4.2.5.1 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn a) Kinh tế tổng hợp Đối với mô hình này thì nợ quá hạn biến động qua ba năm. Cụ thể: Năm 2005 nợ quá hạn từ mô hình này là 1.075 triệu đồng. Năm 2006 nợ quá hạn mô hình này tăng rất nhanh so với năm 2005 là 2.300 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 210,14%. Nhưng đến năm 2007 nợ quá hạn mô hình này giảm xuống còn 2.711 triệu đồng, giảm 664 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,67% so với năm 2006. Do tính linh hoạt của đối tượng cho vay này nên cho vay đối tượng này tăng dẫn đến rủi ro cho vay cũng tăng lên. Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến tận các xã vùng sâu vùng xa, việc kiểm soát khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không bị hạn chế nên một số khách hàng đã sử dụng vốn không đúng mục đích đã thỏa thuận, dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó một số hộ chưa có phương pháp tốt trong sản xuất nên việc sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến Ngân hàng không thu được nợ. Nợ quá hạn từ mô hình này tăng cao vào năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của mô hình này là 1,79% (vượt mức cho phép là 1,0%) điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2006 là chưa đạt yêu cầu.Chính điều này đã làm lợi nhuận của ngân hàng giảm trong năm 2006 chỉ đạt 6.037 triệu đồng giảm 2.838 triệu đồng, giảm tương ứng 31,98% so với năm 2005. b) Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ Nợ quá hạn của đối tượng này là 18 triệu đồng năm 2005 và năm 2006 là 24 triệu đồng tăng 33,33% so với năm 2005 tương ứng số tiền là 6 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 19 triệu đồng giảm 5 triệu đồng với tốc độ giảm 20,83% so với năm 2006. Qua số liệu ta thấy ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ có nợ quá hạn ngắn hạn biến động qua ba năm và có số tiền nợ quá hạn ngắn hạn rất nhỏ, trong khi doanh số cho vay và dư nợ của đối tượng này tăng dần qua ba năm. Điều này nói lên hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào ngành này, do đó Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư vào ngành nghề này góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng. 4.2.5.2 Nguyên nhân nợ quá hạn Nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do từ phía khách hàng, từ phía Ngân hàng hoặc do một nguyên nhân nào khác. Nợ quá hạn Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 65 SVTH : Trương Phương Thanh là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác dụng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ động, vòng vay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức mà nó không gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Muốn tìm được những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Theo thống kê của NHNo & PTNT Lấp Vò thì nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do: - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích - Khách hàng làm ăn thua lỗ - Khách hàng không có thiện chí trả nợ - Do chăn nuôi bị dịch bệnh. Vì những lý do trên dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng 4.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: * Tổng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Dư nợ / Tổng nguồn vốn 94.21 93.96 97.26 -0.27 3.51 Dư nợ / Tổng vốn huy động 197.3 208.04 206.64 5.44 -0.67 Lợi nhuận / Doanh thu 20.09 24.52 16.46 22.05 -32.87 Tổng chi phí/Tổng doanh thu 72.52 80.67 81.72 11.24 1.30 Thu nhập / Tài sản có 12.82 11.55 13.58 -9.91 17.58 Lợi nhuận / Tổng tài sản 2.58 2.83 2.23 9.69 -21.20 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) * Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn Qua bảng trên ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện ở tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đều đạt trên 90% ( Chi tiết ở phụ lục 2: Dư nợ- Tổng nguồn vốn năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Điều này chứng tỏ mức độ tập trung vốn của Ngân hàng cho các thành phần kinh Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 66 SVTH : Trương Phương Thanh tế trong huyện rất cao, lượng khách hàng đến quan hệ giao dịch với Ngân hàng bình ổn. Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để. * Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động Nhận xét thấy qua ba năm qua, đối với một huyện còn nhiều khó khăn và đang trong quá trình phát triển thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng đạt được như vậy là khá tốt, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ là: năm 2005 bình quân 1,973 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng bị sục giảm so với năm 2005, thể hiện bình quân 2,08 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Năm 2007 công tác huy động vốn của Ngân hàng có tăng so với năm 2006 nhưng không đáng kể , cụ thể là bình quân 2,06 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia vào (Chi tiết ở phụ lục 3: Dư nợ- Vốn huy động năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). * Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua ba năm luôn biến động. Cụ thể năm 2005 là 2,58%, năm 2006 là 2,83% và năm 2007 là 2,23%. Như vậy cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 2,58 đồng lợi nhuận vào năm 2005 và 2,83 đồng lợi nhuận vào năm 2006, tăng 0,26 đồng so với năm 2005. Và 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 2,23 đồng lợi nhuận vào năm 2007, giảm 0,6 đồng so với năm 2006 (Chi tiết ở phụ lục 4: Lợi nhuận- Tổng tài sản năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Qua số liệu ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đồng tài sản của Ngân hàng là khá tốt. * Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của Ngân hàng qua ba năm tăng không ổn định. Năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 20,09 đồng lợi nhuận, và 24,52 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu vào năm 2006, tăng 4,43 đồng so với năm 2005. Năm 2007, 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 16,46 đồng lợi nhuận, giảm 8,06 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Kết quả cho thấy chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Ngân hàng tương đối cao trong 2 năm đầu, nhưng đến năm 2007 chỉ số này đã bị sụt giảm là do trong năm chi phí tăng nhanh (Chi tiết ở phụ lục 5: Lợi nhuận- Tổng tài sản năm 2005 - Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 67 SVTH : Trương Phương Thanh 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Chính vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này. Vì chỉ số này càng cao hiệu quả Ngân hàng được đánh giá càng tốt. * Chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng doanh thu Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này tăng liên tục qua các năm nhưng nhìn chung thì chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng có khả năng bù đắp được chi phí. Cụ thể năm 2005 là 72,52%, năm 2006 là 80,67%, tăng 11,24% so với năm 2005. Năm 2007 chỉ tiêu này là 81,72%, tăng lên so với năm 2006 là 1,3% (Chi tiết ở phụ lục 6: Tổng chi phí- Tổng Doanh thu năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì phải có biện pháp tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí, chỉ tiêu này càng thấp thì hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có các biện pháp và đường lối lãnh đạo đúng đắn để có thể tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. * Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản Chỉ số thu nhập trên tổng tài sản có của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động. Năm 2005 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng là 12,82%, sang năm 2006 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng giảm xuống còn 11,55%, giảm 9,88% so với năm 2005. Đến năm 2007 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng đã tăng nhanh trở lại đạt 13,58%, tăng 17,53% so với năm 2006 (Chi tiết ở phụ lục 7: Tổng thu nhập- Tổng tài sản năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Qua số liệu cho thấy việc sử dụng tài sản của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư ngày càng hợp lý. Qua phân tích các chỉ tiêu, ta thấy hoạt động của Ngân hàng tương đối hiệu quả. *Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: + Hệ số thu nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Công tác thu nợ tiến triển tốt đẹp thì chỉ tiêu này cao. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 68 SVTH : Trương Phương Thanh Bảng 14: DOANH SỐ THU NỢ-DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số thu nợ ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn(%) Năm 2005 235.154 297.251 79,11 Năm 2006 274.130 317.517 86,34 Năm 2007 310.792 442.600 70,22 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay là 79,11%, năm 2006 hệ số này tăng lên đạt 86,34%, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 70,22%., cho thấy hiệu quả thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 2 năm đầu có sự tiến triển theo chiều hướng tốt. Nhưng đến năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn đã giảm xuống còn 70,22%. Chứng tỏ trong 2 năm đầu Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả từ khâu chọn lựa khách hàng đến xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn.nhưng đến năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn đã sụt giảm là do trong năm nhu cầu vay vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng nhanh làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng cao nhưng do trong năm tài chính nền kinh tế nước ta nói chung và của huyện nói riêng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như người nuôi cá tra bị thô lỗ khá nặng do giá cá tra giảm mà xuất phát điểm từ vụ án phá giá cá tra của Mỹ, bên cạnh đó thì người nông dân bị mất mùa do dịch bệnh tàn phá trên cây trồng và cả đàn vật nuôi. Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến tình hình thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn không thu được nợ. Vì vậy muốn nâng cao hệ số thu nợ ngắn hạn lên thì ngân hàng phải tăng cường đào tạo cho cán bộ thẩm định nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt các dự án, khi đó công tác thu nợ của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn góp phần đáng kể vào việc gia tăng hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng lên. + Vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn Bảng 15: DOANH SỐ THU NỢ-DƯ NỢ BÌNH QUÂN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 69 SVTH : Trương Phương Thanh Chỉ tiêu Doanh số thu nợ ngắn hạn Dư nợ bình quân ngắn hạn Vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) Năm 2005 235.154 135.467,0 1,74 Năm 2006 274.130 151.147,5 1,81 Năm 2007 310.792 188.459,0 1,65 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Qua số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng trong 2 năm đầu nhưng đến năm thứ 3 thì vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng giảm xuống. Cụ thể vòng quay vốn tín dụng năm 2005 là 1,74 vòng, năm 2006 là 1,81 vòng nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 1,65 vòng. Điều này chứng tỏ vốn tín dụng của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là tốt trong 2 năm đầu, nhưng số vòng quay này bị giảm xuống trong năm 2007 còn 1,65 vòng cho thấy nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã bị các hộ sản xuất kinh doanh chiếm dụng. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng lên thì ngân hàng phải có biện pháp thích hợp để có thể tăng vòng quay vốn tín dụng lên, chẳng hạn như cán bôk tín dụng phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng kỳ hạn như trong hợp đồng tín dụng đã ký, còn đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng phải có các chính sách phù hợp như cho khách hàng gia hạn nợ, giảm lãi suất…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. + Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN-DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Nợ quá hạn ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn Nợ quá hạn / dư nợ ngắn hạn (%) Năm 2005 1.104 140.247 0,79 Năm 2006 3.424 162.048 2,11 Năm 2007 2.745 214.870 1,28 ( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,79%, sang năm 2006 tăng lên đến 2,11%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn tăng là do tình hình thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến việc sản xuất và một số điều kiện khách quan làm cho ngân hàng không thu được nợ. Nhưng nhờ có những biện pháp xử lý khắc phục kịp thời và đúng đắn, tỷ lệ này Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 70 SVTH : Trương Phương Thanh đã giảm vào năm 2007 còn 1,28%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước là 5% (NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cho phép NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò có tỷ lệ nợ quá hạn là 3%). Nợ quá hạn ngắn hạn ở đây chỉ phát sinh ở thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất, còn các thành phần khác thì chưa có phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn. Nợ quá hạn chỉ chủ yếu ở mô hình kinh tế tổng hợp, do người dân đã không sử dụng vốn theo mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát được dẫn đến khi đến hạn khách hàng không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng, do đó rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Bên cạnh do một số hộ chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến kết quả việc sử dụng vốn vay không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 71 SVTH : Trương Phương Thanh CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT LẤP VÒ 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Điểm mạnh - Chi nhánh NHNo & PTNT Lấp Vò nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư này. - Ngân hàng còn có sự quan tâm giúp đở của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đầu tư tín dụng, nhờ đó mà Ngân hàng có thể cho vay thuận lợi. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại Ngân hàng, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Ngân hàng bố trí mỗi một cán bộ tín dụng quản lý một địa bàn nhất định, chính điều này giúp cho Ngân hàng đến gần hơn với người dân, đồng thời qua đó nâng cao uy tín của Ngân hàng. - Do Ngân hàng đóng ở địa bàn mà phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp là dưới 12 tháng nên việc tập trung cho vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng là rất phù hợp với nhu cầu vốn lớn của địa bàn. - Ngân hàng hoạt động rất lâu và có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách hàng. 5.1.2 Điểm yếu - Do cán bộ tín dụng còn ít, cán bộ tín dụng của Ngân hàng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. - Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, nên đôi khi công tác thẩm định có lúc, có nơi cán bộ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng. Đây là điểm cần xem xét để khắc phục trong thời gian tới. - Máy móc thiết bị của Ngân hàng còn thiếu làm cho tiến độ công việc của Ngân hàng đôi lúc còn chậm làm khách hàng phải đợi lâu. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 72 SVTH : Trương Phương Thanh - Việc cho vay vào mô hình kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Nhưng việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không thì rất khó. - Đầu tư cho vay hầu hết được giải ngân bằng tiền mặt. 5.1.3 Cơ hội - Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, khuyến khích các vùng kinh tế đa dạng cây trồng vật nuôi, nên Ngân hàng có nhiều cơ hội tốt trong hoạt động cho vay của mình. - Hiện nay Ngân hàng đã dần mở rộng cho vay các ngành nghề truyền thống và các ngành khác, đã đạt kết quả tốt. Vốn vay của Ngân hàng được sử dụng rất hiệu quả. Vì vậy nhu cầu vốn của các đối tượng này và của các thành phần kinh tế ngày càng cao. 5.1.4 Thách thức - Nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng giảm do vốn huy động thì có hạn, còn vốn điều chuyển thì đang tăng nhanh. Do đó vốn là vấn đề mà Ngân hàng đang quan tâm hàng đầu. - Có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác, trên địa bàn Lấp Vò đã có 3 Ngân hàng cùng hoạt động, bên cạnh đó Lấp Vò còn nằm cạnh Vĩnh long, An Giang, và Cần thơ trung tâm kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vì thế, Ngân hàng phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt. 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn - Chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: + Đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm sẵn có như: đối với hình thức tiết kiệm truyền thống cần tiến hành rà soát lại thủ tục để rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng trong quá trình nộp và rút tiền, vận động các doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Khi khách hàng đến nhận tiền từ dịch vụ Western Union, cán bộ ngân hàng có thể tư vấn mời gọi khách hàng gửi tiền khi họ chưa có nhu cầu sử dụng. + Mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các hình thức huy động mới như: phát hành kỳ phiếu có khuyến mãi, tăng cường phát hành các loại giấy tờ có giá nhằm hạn chế vốn điều chuyển đến với lãi suất cao - để giảm chi phí cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 73 SVTH : Trương Phương Thanh + Khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối vối khách hàng có số dư tiền gửi cao và thường xuyên nhằm giữ chân khách hàng - Nâng cao chất lượng dịch vụ: + Duy trì và củng cố mối quan hệ với kho bạc, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp lớn… trên địa bàn để giữ ổn định số dư tiền gửi, và giảm thu phí dịch vụ đối với các đối tượng này vì đây là những khách hàng có lượng giao dịch lớn và thường xuyên. + Giữ mức lãi suất huy động ngang bằng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tăng sức cạnh tranh. + Do trình độ dân trí của phần lớn khách hàng còn thấp, cần thành lập tổ chăm sóc khách hàng để giải thích những thắc mắc và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng, nhằm giảm tải công việc cho nhân viên khi vừa phải thực hiện nghiệp vụ, vừa chăm sóc khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. - Không ngừng quảng bá thương hiệu và tăng uy tín cho ngân hàng bằng cách tài trợ cho các hoạt động thể thao trong Huyện, các chương trình của Hội nông dân, Hội Phụ nữ. - Đội ngũ nhân viên giao dịch phải luôn giữ phương châm “khách hàng là thượng đế”, lịch sự, vui vẻ và nhanh nhẹn trong thao tác nghiệp vụ, hạn chế sai sót trong công tác để tạo sự an tâm cho khách hàng. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. - Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 74 SVTH : Trương Phương Thanh - Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất. 2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Thu hồi nợ là vấn đề cần kíp của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ. - Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. - Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 75 SVTH : Trương Phương Thanh CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắng của mình, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển ở huyện nhà. Trong công tác huy động vốn đã đạt được mức tăng trưởng đều hàng năm, mặc dù chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của xã hội nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông nghiệp giúp cho nông dân có vốn sản xuất, giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; vừa tạo thu hập cho ngân hàng, vừa góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Nhìn lại 3 năm phân tích, ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, tổng vốn huy động, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng. Còn đối với dư nợ cho vay thì có hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Và vấn đề quan trọng không kém đó là tình hình nợ quá hạn, nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng tăng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát và giảm xuống đáng kể. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm phân tích đã dần phát triển thể hiện qua lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng và còn tăng hơn nữa trong tương lai. Đây là kết quả đạt được từ sự nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 76 SVTH : Trương Phương Thanh 2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lấp Vò Tuy ba năm qua NHNo & PTNT Lấp Vò đã hoạt động tương đối tốt, góp phần phát triển kinh tế của huyện, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau: - Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn của Ngân hàng qua mấy năm qua. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều chuyển xuống. Do đó sẽ giảm được chi phí trả lãi vay của Ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Ngân hàng. - Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả. - Năng xuất sản xuất nông nghiệp được nâng cao và giá cả hàng nông sản ngày càng tăng và ổn định. Do đó người dân sẽ mở rộng qui mô sản xuất của mình, một số hộ sẽ mở rộng trang trại vì vậy Ngân hàng cần xem xét nếu có thể thì tăng thêm số tiền cho vay để người dân mở rộng kinh tế sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của họ. - Kế hoạch phát triển huyện Lấp Vò thành thị xã trong tương lai, do đó có rất nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra đời. Vì vậy nhu cầu về vốn của các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ ngày càng tăng nhanh. Ba năm qua NHNo & PTNT Lấp Vò đã gia tăng doanh số cho vay của các ngành này tương đối cao, Ngân hàng nên tiếp tục tăng và mở rộng doanh số cho vay vì đây là những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, và mấy năm qua các thành phần kinh tế này đã giao dịch tốt với Ngân hàng. 2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp - Khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 77 SVTH : Trương Phương Thanh đợi lâu do có rất nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng. - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. - Ngân hàng nên trang bị thêm máy móc thiết bị để giúp cho công tác tín dụng ngày một tốt hơn. - Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo & PTNT tỉnh cần đầu tư cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại. Bởi vì, mô hình này không những thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh mà mô hình này còn đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.3 Đối với Chính Quyền địa phương - Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. - Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. - Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần đòi hỏi có đủ hai người gồm: người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp. Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 78 SVTH : Trương Phương Thanh DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Trang Đồ thị 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò.................................................................................................... 25 Đồ thị 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò .... 32 Đồ thị 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò ................................................................................................... 44 Đồ thị 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò .................................................................................... 49 Đồ thị 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò ................................................................................................... 53 Đồ thị 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò .................................................................................... 57 Đồ thị 7: Dư nợ ngắn hạn theo ngành năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò ..................................................................................................................... 59 Đồ thị 8: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Lấp Vò ................................................................................................... 62 Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 79 SVTH : Trương Phương Thanh PHỤ LỤC   Phụ lục 1: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 228.458 76,86 237.389 74,76 321.130 72,56 * Trồng trọt 19.642 8,60 20.302 8,55 23.867 7,43 * Chăn nuôi 43.053 18,85 47.302 19,93 49.751 15,49 * KTTH 165.781 72,57 169.785 71,52 247.512 77,08 2.TTCN,TM-DV,ĐS 68.793 23,14 80.128 25,24 121.470 27,44 * TTCN, TM-DV 68.793 100,00 79.985 99,82 121.306 99,86 * Khác 143 0,18 164 0,14 Doanh số cho vay NH 297.251 100,00 317.517 100,00 442.600 100,00 (Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm tại ngân hàng từ 2005 đến 2007) Giải thích NH: ngắn hạn KTTH: Kinh tế tổng hợp TTCN, TM-DV, ĐS: tiểu thủ công nghiệp, thương mại -dịch vụ, đời sống Phụ lục 2: DƯ NỢ- TỔNG NGUỒN VỐN NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Tổng nguồn vốn Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) Năm 2005 237.372 251.948 94,21 Năm 2006 254.014 270.357 93,96 Năm 2007 311.264 320.048 97,26 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 80 SVTH : Trương Phương Thanh Phụ lục 3: DƯ NỢ - VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Vốn huy động Dư nợ/Tổng vốn huy động (%) Năm 2005 237.372 120.312 197,30 Năm 2006 254.014 122.098 208,04 Năm 2007 311.264 150.628 206,64 ( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Phụ lục 4: LỢI NHUẬN-TỔNG TÀI SẢN NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận Tổng tài sản Lợi nhuận/Tổng tài sản (%) Năm 2005 6.489 251.948 2,58 Năm 2006 7.657 270.357 2,83 Năm 2007 7.153 320.048 2,23 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Phụ lục 5: LỢI NHUẬN-DOANH THU NĂM 2002- 2004 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận/Doanh thu (%) Năm 2005 6.489 32.294 20,09 Năm 2006 7.657 31.229 24,52 Năm 2007 7.153 43.448 16,46 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 81 SVTH : Trương Phương Thanh Phụ lục 6: TỔNG CHI PHÍ-TỔNG DOANH THU NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí Tổng doanh thu Tổng chi phí/Tổng doanh thu (%) Năm 2005 23419 32294 72,52 Năm 2006 25192 31229 80,67 Năm 2007 35505 43448 81,72 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Phụ lục 7: TỔNG THU NHẬP-TỔNG TÀI SẢN NĂM 2005- 2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập Tài sản có Thu nhập/Tài sản có (%) Năm 2005 32.294 251.948 12,82 Năm 2006 31.229 270.357 11,55 Năm 2007 43.448 320.048 13,58 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò) Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn GVHD: Phan Đình Khôi 82 SVTH : Trương Phương Thanh TÀI LIỆU THAM KHẢO   1. Thái Văn Đại. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ, năm 2003. 2. Lê Văn Tề. Nghiệp vụ tín dụng và ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Trần Ái Kết. Tài liệu lý thuyết tài chính tín dụng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Đinh Văn Trung - Thái Văn Đại. Bài Giảng nghiệp vụ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Ninh Kiều. Tiền tệ - Ngân hàng. NXB thống kê, năm 1998. 6. Báo cáo hoạt động kinh doanh và Cân đối tài chính trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Lấp Vò. 7. Tài liệu quy trình tín dụng ngắn, trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Lấp Vò.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_pdfyuyihij_5764.pdf
Luận văn liên quan