Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối
liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau
cùng có lợi. Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ người nuôi cá;
xây dựng giá sàn nguyên liệu cá da trơn, tránh tình trạng doanh nghiệp “ép” giá
người nuôi, đồng thời có biện pháp quản lý và chế tài đối với các doanh nghiệp
chào bán cá theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Panga Mekong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cho
công ty. Công ty cũng có thể đẩy mạnh khai thác sâu thị trường EU bởi đây là thị
trường lớn và các quốc gia trong khối có những quy định chung về chất lượng và
vệ sinh thực phẩm. Khi giao thương với các nước có những nền văn hóa và thói
quen tiêu dùng khác nhau công ty cần chú ý một vài đặc điểm sau:
Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nhất là các thị trường mục
tiêu bằng việc tập hợp và phân tích các thông tin thu thập được từ Internet hoặc
các nguồn khác trước khi đi ký hợp đồng.
Thực hiện việc tiếp xúc ban đầu với các đối tác bằng thư, fax hoặc
điện thoại. Nếu có thể nên thực hiện việc giới thiệu công ty và chất lượng sản
phẩm muốn đưa vào thị trường một cách chi tiết bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn
ngữ của nước nhập khẩu.
Khi lựa chọn được một số đối tác có triển vọng nhất sau đó thực hiện
việc tiếp cận thực tế. Qua đó có thể tiếp xúc trực tiếp và thiết lập mối quan hệ
làm ăn lâu dài, chính thức với nhà nhập khẩu sau khi đã thực hiện điều tra sơ bộ
về họ.
Khi xuất khẩu vào các nước Hồi Giáo cần chú trọng đến nguồn gốc
sản phẩm, cụ thể là người Hồi Giáo sẽ an tâm tiêu dùng những sản phẩm đã được
cấp giấy phép thông hành HALAL
Khi xuất khẩu qua các nước có khí hậu nóng thì hàng thủy sản thường
có hạn sử dụng ít hơn của Việt Nam, ví dụ như ở Ai Cập hạn sử dụng thủy sản
- 50 -
chỉ có 6 tháng trong khi hàng của Việt Nam thường ghi hạn 1 năm, ngoài ra các
quốc gia Ả Rập thường yêu cầu các mặt hàng phải có ghi chữ Ả Rập.
Khi thực hiện xuất khẩu công ty cũng nên chú trọng tới những hình
thức thanh toán cho phù hợp với từng quốc gia tránh vì không nắm rõ các hình
thức thanh toán mà bị làm khó, không chịu thanh toán hoặc ép giá.
4.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh
Thường thì trong bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng có sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại mặt hàng hoặc những doanh
nghiệp có kinh doanh mặt hàng thay thế. Là một loại sản phẩm thủy sản mới
được khai thác xuất khẩu mạnh gần đây nhưng các sản phẩm cá tra và cá basa
của Việt Nam đã gặp rất nhiều những biến động mạnh trên thị trường thế giới.
Người tiêu dùng ở nhiều nơi chỉ thực sự biết đến cá tra, cá basa của Việt Nam từ
sau những vụ kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ. Vụ kiện đó đã làm cho ngành
thủy sản Việt Nam nói chung và các công ty chế biến cá tra, cá basa nói riêng bị
tổn thất nặng nề nhưng cũng chính nhờ nó mà các doanh nghiệp Việt Nam rút ra
được nhiều bài học kinh nghiệm và con cá tra cũng vì đó mà được nổi tiếng hơn.
a) Cạnh tranh trực tiếp
Hiện nay, có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản nói chung và chế biến
cá tra, cá basa nói riêng trên cả nước nhưng tập trung nhiều nhất là tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây tập trung nhiều công ty thủy sản chuyên chế
biến về cá tra, cá basa lớn nhất nước như: Nam Việt, Vĩnh Nguyên, Cafatex, thủy
sản An Giang (Agfish), thủy sản Cửu Long An Giang (Clfish),…Nhìn chung, cá
da trơn Việt Nam hiện nay chưa gặp nhiều khó khăn về thị phần trên thị trường,
nên việc cạnh tranh giữa các công ty trong nước về thị trường xuất khẩu cũng có
nhưng chưa khắc nghiệt bằng việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào trong
nước. Về cơ bản, các công ty này cũng đã xây dựng được những vùng nguyên
liệu riêng cho mình tại các trang trại nuôi trong ao hoặc trên các bè cá dọc theo 2
bờ Sông Hậu. Tuy nhiên, do đặc điểm tiêu thụ của loại thủy sản này là tiêu thụ
theo mùa, các nước thường tăng cường nhập khẩu vào những tháng cuối năm nên
khi hút hàng, khan hiếm nguồn nguyên liệu thì sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.
Do đó, vào thời điểm này thường xảy ra những vụ tranh chấp, manh mún trong
làm ăn giữa các công ty với nhau cũng như giữa các công ty với người nuôi cá.
- 51 -
Thực tế khi khan hiếm cá nguyên liệu các công ty có nguồn tài chính mạnh tiến
hành đẩy giá thu mua lên rất cao để đáp ứng đủ cho những hợp đồng đã ký đã
gây không ít những khó khăn cho các công ty nhỏ nói chung và Panga Mekong
nói riêng.
Ngoài việc cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước thì cá da
trơn của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng cũng đang phải cạnh tranh với
các công ty nước ngoài cùng sản xuất cá da trơn như Mỹ, Thái Lan, Trung
Quốc,…Sự cạnh tranh này chủ yếu là về thị phần, tuy nhiên đây không phải là sự
cạnh tranh chính của cá da tron Việt Nam trong thời gian hiện nay.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Nhóm đối thủ này ngày càng nhiều và là một mối lo ngại thật sự cho
doanh nghiệp, thị trường kinh doanh xuất khẩu đang gặp rất nhiều thuận lợi
ngoại trừ việc phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng thì tiềm năng khai thác ở từng
thị trường còn rất lớn. Do đó, ngày càng có nhiều những doanh nghiệp tham gia
vào việc kinh doanh loại mặt hàng thủy sản này, nhất là tại khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong khi nhà nước chưa có những chính sách pháp luật rõ ràng
về việc cạnh tranh thì việc phát triển ồ ạt các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, các
basa như hiện nay sẽ gây nhiều khó khăn cho công ty.
Việc xuất khẩu cá tra, cá basa thời gian qua đem lại những hiệu quả kinh
tế vượt trội cũng chính là mối nguy ngại đối với các doanh nghiệp của Việt Nam
nói chung và công ty nói riêng khi có nhiều nước có điều kiện địa hình, khí hậu
như Việt Nam quan tâm đến loài cá này xuất khẩu. Những nước như: Thái Lan,
Lào, Campuchia, Trung Quốc có cùng hệ thống sông Mê Kông với Việt Nam
cũng sẽ có điều kiện thuận lợi như Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển mô
hình nuôi cá này. Hiện nay một số nước có điều kiện và khả năng nuôi cá tra, cá
basa cũng đã bắt đầu có kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.
Mặc dù bây giờ các nước này chưa phải là đối thủ cạnh tranh thực sự nhưng sẽ là
đối thủ tiềm ẩn trong việc xuất khẩu cá tra, cá basa trong tương lai.
Trung Quốc và Thái Lan là 2 đối thủ khá mạnh đối với thủy sản Việt
Nam, họ có được 1 bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản và sản phẩm của họ
đã khẳng định được trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, công
nghệ chế biến hiện đại, riêng Thái Lan đã đưa nghề cá tra và các loại cá
- 52 -
pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Vì vậy, một mặt bản
thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Panga Mekong nói riêng
cần phải tự tìm cách hoàn thiện mình, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất
lượng, uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; một mặt các doanh nghiệp
trong nước cần phải hợp tác với nhau để có thể đứng vững và xây dựng được
thương hiệu cá da trơn Việt Nam trước những đối thủ nước ngoài.
c) Sản phẩm thay thế
Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các mặt hàng cá tra, cá basa giữa các doanh
nghiệp trong nước thì cá da trơn của Việt Nam nói chung và của công ty nói
riêng cũng phải cạnh tranh với các loại catfish khác của thế giới và các sản phẩm
thay thế như cá rô phi, cá hồi, các loại cá tuyết của Na Uy,…cũng như các loại
thủy hải sản khác. Người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng chuyển qua mua các loại
sản phẩm thay thế này đặc biệt là cá rô phi, tuy được đánh giá thấp hơn về mặt
chất lượng khi sử dụng nhưng cá rô phi cũng có một lợi thế cạnh tranh đó là giá
bán rẻ, dễ dàng tiếp cận thị trường bán lẻ với những nơi bán đồ ăn công cộng như
căn tin bệnh viện, trường học…
Hiện tại việc xuất khẩu cá rô phi cũng đang được chính phủ Việt Nam
quan tâm và tạo nhiều điều kiện để phát triển. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của
các nước có tiềm năng và triển vọng phát triển cá rô phi như Ấn Độ, Trung Quốc
(năm 2007: 215,246 tấn cá rô phi xuất khẩu các loại) sẽ gây nhiều khó khăn cho
con cá tra, cá basa của Việt Nam. Cá rô phi thật sự là một đối thủ mạnh của cá da
trơn bởi những đặc tính tương đối giống cá da trơn: dễ nuôi, thịt ngon, dễ sử
dụng và cũng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
4.1.3.4. Các chính sách về kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an
toàn thực phẩm và môi trường
Trên thế giới hiện có rất nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khác
nhau: ISO 14000, ISO 9002, SQF 2000, GMP (Good Manufacturing Practice),
HACCP… Bên cạnh những quy định chung thì mỗi nước lại có những quy định
riêng, ví dụ như xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải có chứng nhận FAD, sang Đức và
Châu Âu thì cần có chứng chỉ IFS, sang các nước Hồi Giáo thì phải có chứng chỉ
thông hành HALAL. Do đó khi xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho các sản phẩm
thực phẩm nói chung và hàng thủy sản nói riêng người ta thường tuân theo
- 53 -
những quy định chung tại những thị trường tiêu dùng khó tính như EU, Mỹ,
Nhật… Hàng hóa khi đã được chấp nhận tại những thị trường này thì dễ dàng
xâm nhập những thị trường mới và dễ tính như Trung Đông, Châu Mỹ, Châu Phi.
Trong những tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và gần
như là bắt buộc hiện nay là tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại
điểm kiểm soát giới hạn). Hàng hóa muốn xuất khẩu được vào những thị trường
khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì nhất thiết phải có tiêu chuẩn này. Bộ tiêu
chuẩn này giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong qua
trình sản xuất, xác định các mối nguy hại đặc biệt cũng như các giải pháp để
kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. HACCP được xây dựng
trên cơ sở những bộ chất lượng khác, trong đó quan trọng nhất là GMP (Good
Manufacturing Practice) “thực hành sản xuất tốt” và SSOP (Sanitation Standard
Operating Procsdures) “quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh”. Do
đó để có thể áp thành công bộ tiêu chuẩn này các doanh nghiệp nói chung và
công ty nói riêng cần phải tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm -
GMP. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như các yêu cầu cấp thiết về khâu vệ
sinh chưa được đảm bảo thì việc đầu tiên là phải giải quyết các khâu đó trước.
Muốn áp dụng HACCP thì các cơ sở bắt buộc phải áp dụng GMP trước, không
có GMP thì không thể có HACCP.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải
áp dụng tiêu chuẩn này mới có thể xuất khẩu được. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải
áp dụng các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa từ khâu nuôi trồng, chế biến, xử
lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Những nguy cơ
này có thể do những sinh vật như chuột, sâu bọ; do vi sinh vật như vi khuẩn, vi
rút; nấm mốc, do chất độc như nhiễm hoá chất diệt các loài có hại hoặc do vật
chất tự nhiên như gỗ, kim loại, vải sợ gây ra. Để kiểm soát các rủi ro trên, công
ty áp dung HACCP phải:
Thiết lập văn bản Quy phạm sản xuất (GMP – Good manufacturing
Practice) cho từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, trong đó quy định rõ ràng
các thao tác kỹ thuật cho công nhân trong quản lý sản xuất cũng như tổ chức thực
hiện và có hồ sơ theo dõi đầy đủ các việc thực hiện đó.
- 54 -
Thiết lập văn bản Quy phạm vệ sinh (SSOP – Sanitation Standard
Operation Procedure) nêu rõ các thủ tục, quy trình, phương pháp làm vệ sinh và
khử trùng, biện pháp kiểm soát, giám sát cho từng lĩnh vực, đảm bảo vệ sinh
công nghiệp, tổ chức thực hiện và có hồ sơ theo dõi đầy đủ các việc thực hiện đó.
Các đối tượng có nhiều nguy cơ là: nguyên liệu chế biến sản phẩm, vật
liệu bao gói sản phẩm, phụ liệu, nhãn hiệu của sản phẩm, chất tiệt trùng hoặc bôi
trơn sản phẩm, trang thiết bị nhà xưởng sản xuất, vận hành vệ sinh lao động,
kiểm soat sản xuất, bảo quản sản phẩm, kiểm soát sản phẩm cuối, và trình độ
công nhân.
Bên cạnh phải đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá thì nỗi ám ảnh lớn
nhất đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay là nguy cơ dư lượng
kháng sinh và các chất bị cấm sử dụng trong những lô hàng xuất khẩu. Các dư
lượng kháng sinh, hoá chất như: Green Malachite, Leucomalachite Green,
Furazolidone, Chloramphenicol, được sử dụng trong quá trình nuôi đã gây ảnh
hưởng xấu đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Là một công ty tư nhân mới được thành lập, trang thiết bị được nhập từ
những nước có nền kỹ thuật tiên tiến như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, đội ngũ nhân
viên có trình độ và đã qua đào tạo nên công ty đã sớm được cấp chứng chỉ này và
trở thành một trong những công ty thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu qua
EU cũng như một số quốc gia khác.
4.1.3.5. Những ảnh hưởng chung của nền kinh tế vĩ mô
Lạm phát, khủng hoảng kinh tế và các chính sách kinh tế khác của chính
phủ trong nước cũng như ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp xuất khẩu nên bất kỳ một sự thay
đổi nào về tỷ giá giữa đồng tiền của các nước (chủ yếu là USD) với tiền Việt
Nam đều có thể tạo nên những thay đổi không nhỏ trong doanh thu của công ty.
Năm 2007 và năm 2008 là những năm khó khăn của kinh tế Việt Nam nói riêng
và kinh tế thế giới nói chung.
Năm 2007 kinh tế Việt Nam lạm phát với mức khá cao 12.6%, tiền Việt
Nam mất giá là điều thuận lợi cho việc xuất khẩu nhưng giá cả hàng hóa tiêu
dùng tăng cao làm cho nguyên liệu đầu vào và tiền lương công nhân viên cũng
tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2008 lạm phát vẫn ở mức khá cao, tuy nhiên 6
- 55 -
tháng cuối năm thì lạm phát có giảm nhẹ nhưng nền kinh tế lại gần như bị chững
lại. Là một công ty xuất khẩu hoàn toàn nên công ty Panga mekong ít bị ảnh
hưởng bởi nền kinh tế trong nước, tuy nhiên tình hình thế giới cũng gặp nhiều
khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và lan rộng đã làm cho chính phủ
nhiều nước nói chung và người tiêu dùng nói riêng phải cắt giảm chi tiêu cho các
mặt hàng tiêu dùng trong đó có thủy sản của công ty, cụ thể như tại Ukraina, Ai
Cập, EU,…
Trước những khó khăn của nền kinh tế tùy từng tình hình cụ thể mà chính
phủ đưa ra biện pháp để điều hành: chính sách về tiền tệ, ưu đãi cho vay vốn, các
chính sách về xúc tiến thương mại…Chẳng hạn như trong tình hình lạm phát như
năm 2007 chính phủ đã thắt chặt việc cho vay của các ngân hàng thương mại,
nguồn vốn cho vay chỉ đủ để các doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất nhỏ lẻ,
không có đủ vốn để tăng cường mở rộng sản xuất do đó không ít doanh nghiệp
gặp khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký.
Trong tình hình nền kinh tế trì trệ như những tháng cuối năm 2008 và đầu năm
nay chính phủ đã tăng cường những khoản tiền cho các doanh nghiệp vay để mở
rộng và tăng cường sản xuất. Những nguồn vốn nhìn chung cũng khá nhiều
nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các công ty, đặc biệt là những công ty
tư nhân vừa và nhỏ thì lượng vốn tới tay họ không được bao nhiêu.
Khủng hoảng tài chính lan rộng tại nhiều quốc gia dẫn tới việc ngân hàng
không giám đứng ra bảo lãnh cho các công ty xuất nhập khẩu nên các công ty
này không có tiền để tiếp tục ký hợp đồng, hoặc kéo dài thời gian thanh toán gây
khó khăn cho công ty xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, cuôc khủng hoảng
kinh tế kéo dài làm cho nhiều người mất việc làm, mất nhà cửa nên nhu cầu cho
tiêu dùng nói chung và thủy sản nói riêng cũng bị giảm sút.
4.1.3.6. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh
nghiệp nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Nuôi và chế biến cá da trơn được
coi là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL. Thời gian qua, nhờ áp dụng những quy
trình kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nuôi cá da trơn thâm canh trong ao, hầm,
nên sản lượng cá da trơn ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu
của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các tỉnh ĐBSCL hiện có
- 56 -
gần 9.000ha nuôi cá da trơn với sản lượng hơn một triệu tấn cá nguyên liệu/năm.
Tuy nhiên việc nuôi thả cá hiện nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, việc nuôi cá
vẫn còn tự phát và nguồn cung chưa ổn định, tính liên kết trong ngành chưa cao,
do đó, thường xảy ra tình trạng doanh nghiệp thu mua “ép” giá người nuôi khi
nguồn cung dư thừa và người nuôi lại phá hợp đồng khi nguồn cá khan hiếm. Giá
cá nguyên liệu tăng giảm không ổn định, khi hút hàng thì giá cá có thể được đẩy
lên 17,500 đồng/kg hoặc cao hơn nữa (tháng 3/2008) nhưng khi số lượng cung
lớn hơn cầu về nguồn nguyên liệu thì giá lại bị đẩy xuống 13,000 đồng/kg hoặc
thấp hơn nữa đã gây không ít khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nuôi.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu hiện nay đều đưa ra những tiêu chuẩn
chất lượng nhất định đối với sản phẩm cá tra và cá basa, tiêu chuẩn chung nhất là
GMP và HACCP, để đạt được những tiêu chuẩn này các trang trại nuôi cá phải
có những quy trình kiểm tra chất lượng trong quá trinh nuôi: thức ăn, kháng sinh,
nguồn nước, con giống,… Hiện nay, chất ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu là chất Green Machite, đang là nỗi lo đối với nghề
nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra cá tra, basa còn nhiễm các chất
mà EU cấm nhập khẩu như: Chloramphenicol, Fulzolidone và Leucomlachite
Green.
Những năm gần đây Bộ Thuỷ Sản cùng với các doanh nghiệp chế biến đã
có những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp kỹ thuật nuôi và sử
dụng chất thay thế cho người nuôi để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sau
khi chế biến cũng đã làm giảm phần nào số cá không đạt tiêu chuẩn. Nhưng có
một vài doanh nghiệp Việt Nam đã không kiểm tra kỹ trong vấn đề thu mua
nguyên liệu, nên vẫn còn tình trạng hàng hóa bị trả về hoặc bị ép giá. Tình trạng
trên không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín và chất lượng cá tra, basa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nhận biết được tình trạng khó khăn của việc ổn định chất lượng cũng như
số lượng của nguồn nguyên liệu, nên từ khi bắt tay vào xuất khẩu công ty thủy
sản Panga Mekong đã xây dựng được cho mình một vùng nguyên liệu rộng gần
60 ha có khả năng cung cấp được khoảng 50 % nguồn nguyên liệu cho hoạt động
xuất khẩu của công ty, từ đó giảm bớt khó khăn và rủi ro trong việc đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.
- 57 -
Thường xuyên kiểm tra, giám sát khắt khe việc nuôi cá tại các trang trại
của công ty theo các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cũng thường xuyên cử các cán
bộ chuyên ngành xuống tận trang trại để theo dõi và xử lý kịp thời khi cá bị
nhiễm bệnh cũng như kiểm tra nguồn nước và các tiêu chuẩn vệ sinh khác. Do
đó, trong những năm qua số lượng cá nguyên liệu của công ty luôn đạt tỷ lệ an
toàn cao, đáp ứng đủ chất lượng cũng như kích cỡ cho các nhà máy hoạt động,
đảm bảo đầu ra tương đối ổn định cho công ty.
4.2.2. Nhân tố chủ quan
4.2.2.1. Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến tình hình tiêu thụ.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến uy tín cũng
như hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Mức sống ngày càng được
nâng cao nên người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Thủy sản là một trong những ngành kinh doanh về thực phẩm,
những sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do
đó một lô hàng thủy sản muốn xuất khẩu được cần phải được kiểm tra và đảm
bảo độ an toàn nhất định tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu, thông thường là
bộ tiêu chuẩn HACCP. Khách hàng sẽ từ chối nhận hàng hoặc sẽ ép giá nếu
trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, lưu kho mà hàng hóa bị hư hỏng
hoặc không đạt được chất lượng như hợp đồng, khi đó uy tín và doanh thu của
công ty sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Trong thời gian qua không ít những doanh nghiệp Việt Nam đã bị trả lại
hàng do không đáp ứng được những quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm của các nước nhập khẩu, đặc biệt là những thị trường khó tính như:
EU, Nhật Bản, Nga…Nắm bắt được những đòi hỏi khắt khe của thị trường và với
lợi thế “đi sau” của mình, công ty Panga Mekong luôn đặt mục tiêu chất lượng
và uy tín lên hàng đầu và dùng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến để kiểm tra
những lô hàng trước khi xuất khẩu ra nước ngoài, ngoài ra khả năng cung cấp
một phần lớn nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu của công ty cũng giúp công ty
dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chất lượng
trong quá trình nuôi thả cá.
Hiện tại công ty Panga Mekong đang sản xuất sản phẩm theo bộ tiêu
chuẩn chính là HACCP, đây là bộ tiêu chuẩn chất lượng của Châu Âu được sử
- 58 -
dụng phổ biến nhất hiện nay và được hầu hết các quốc gia chấp nhận. Bên cạnh
tiêu chuẩn HACCP thì công ty cũng còn được cấp các chứng chỉ khác như: ISO
9001:2000, BRC, HALAL,... với việc đảm bảo các quy trình chất lượng nên sản
phẩm của công ty đã được chấp nhận ở hầu hết các thị trường trên thế giới.
Ngày này trình độ tiêu dùng của người dân nhất là các nước phát triển họ
rất quan tâm tới vấn đề môi trường. Vì vậy hàng hóa muốn tăng được khả năng
cạnh tranh và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thì cần phải được cấp
một chứng chỉ hay dán nhãn “thân thiện với môi trường” (tiêu chuẩn ISO 1400 :
2004). Hiện tại để có được “con dấu xanh” này thì công ty cần phải tổ chức quản
lý việc việc sản xuất tập trung vào việc bảo vệ môi trường nhằm tạo ra một môi
trường làm việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường để có thể đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và các quy định của chính phủ.
4.2.2.2. Ảnh hưởng của giá bán sản phẩm đến tình hình tiêu thụ
Từ công thức trên thấy được rằng giá bán là một chỉ tiêu quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên việc xác định
mức giá bán như thế nào là phù hợp vừa có thể cạnh tranh được trên thị trường
vừa phải tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và vừa không được vi phạm các quy
định về luật chống bán phá giá là vấn đề quan trọng và khó khăn đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào kinh doanh trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Bảng 15: TÌNH HÌNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TẠI CÁC
THỊ TRƯỜNG NĂM 2007-2008
Đvt: USD/kg
STT Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch %
1 Trung Đông 2.626 2.646 0.02 0.761
2 EU 2.534 2.350 (0.184) (7.261)
3 Châu Mỹ 2.942 2.656 (0.286 ) (9.721)
4 Châu Á 2.474 2.125 (0.349) (14.106)
5 Khác 1.667 1.711 0.044 2.639
Tổng 2.405 2.182 (0.223) (9.272)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)
Doanh thu = Số lượng x Giá bán
- 59 -
Từ bảng 15 ta thấy nhìn chung giá bán sản phẩm của công ty tại các thị
trường tương đối thấp và năm 2008 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2007. Chỉ
2 trong số các khu vực thị trường trên có giá bán tăng đó là Trung Đông và khu
vực khác (Georgia, Romania, Dominico, Ukraina và Ai Cập), nhưng tỷ lệ tăng
lên không đáng kể so với sự giảm giá tại các thị trường khác. Trong các khu vực
thị trường trên thì giá bán tại khu vực Châu Mỹ (Colombia và Mexico) là giá cao
nhất 2.942 USD/kg năm 2007 và năm 2008 giảm xuống còn 2.656 USD/kg. Giá
bán tại nhóm thị trường khác tuy năm sau có tăng so với năm trước nhưng lại là
khu vực có giá bán thấp nhất 1.711 USD/kg (2008). Có nhiều nguyên nhân chủ
quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm của công ty:
Là một công ty mới thành lập, các mối quan hệ giao thương với các
đối tác chưa nhiều cũng như uy tín và kinh nghiệm quản lý và xuất khẩu chưa
cao nên có thể công ty chưa có nắm được thế chủ dộng khi đàm phán về giá.
Mới bắt tay vào xuất khẩu, việc tiếp cận thị trường là rất khó khăn,
công ty khó có thể cạnh tranh được với những công ty khác trong và ngoài nước
đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu: Nam Việt, Agifish, Cafatex, …
nên chính sách thâm nhập thị trường về giá cũng có thể là một lựa chọn đúng.
Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác làm cho giá sản phẩm của
công ty tương đối thấp so với các công ty khác: chất lượng sản phẩm, phương
thức thanh toán, vận chuyển…
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra ở nhiều quốc gia vào cuối
năm 2008 cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá xuất khẩu của năm
2008 thấp hơn năm 2007.
4.2.2.3. Ảnh hưởng của kênh phân phối
Kênh phân phối cũng là một trong những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến
tình hình tiêu thụ của công ty. Các kênh phân phối sẽ là những nhân tố đưa sản
phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện tại hihf
thức kinh doanh của Panga Mekong là xuất khẩu trực tiếp thông qua kênh phân
phối như sơ đồ sau:
- 60 -
(Nguồn: Công ty thủy sản Panga Mekong)
Sơ đồ 2: Sơ đồ kênh phân phối của công ty Panga Mekong
Từ sơ đồ kênh phân phối trên ta thấy hiện tại công ty chỉ có một hình thức
xuất khẩu duy nhất là xuất khẩu thông qua các tập đoàn chế biến thực phẩm nước
ngoài, sau đó các tập đoàn này sẽ đóng gói và dán nhãn mác của họ rồi bán cho
các tập đoàn thương mại hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy cá tra và cá
basa của Việt Nam rất nổi tiếng và cũng có một vài nhãn hiệu của Việt Nam
cũng xây dựng thương hiệu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhưng hiệu quả
chưa cao. Thủy sản nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng không
nằm ngoài thực trạng đáng buồn đó là vấn đề thương hiệu. Do có nhiều manh
mún trong làm ăn nên thương hiệu của Việt Nam nói chung chưa cao, chưa được
người tiêu dùng quan tâm nhiều, nhất là tại các thị trường tiêu dùng cao cấp.
Hiện tại hàng hóa của công ty Panga Mekong cũng đang xuất khẩu theo phương
pháp gián tiếp, tức là thông qua các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài để xâm
nhập vào thị trường các nước đó.
Để có thể đẩy nhanh tiến trình xuất khẩu thì kênh phân phối đóng vai trò
rất quan trọng, cách làm của công ty hiện nay giống với cách làm của Đài Loan
trong việc xuất khẩu hàng hóa của mình. Hiện tại do uy tín và thương hiệu chưa
cao nên có thể nói công ty Panga Mekong đang đi đúng hướng, nhưng về lâu dài
thì công ty nên xem xét việc chú trọng xây dựng và mở rộng kênh phân phối, xây
dựng các chi nhánh hoặc đại lý tại các nước vừa để tìm hiểu thị trường, vừa để
đẩy nhanh việc xuất khẩu. Hạn chế việc xuất khẩu qua trung gian sẽ làm tăng giá
trị xuất khẩu cho công ty, vừa để tìm hiểu nắm bắt thông tin về thị trường tốt
hơn.
Dự án chế biến cá da
trơn xuất khẩu
Thành phẩm
Thị trường
nước ngoài
Tập đoàn
thương mại
Tập đoàn chế
biến thực phẩm
Người tiêu dùng
- 61 -
4.2.2.4. Ảnh hưởng của các chính sách Marketing
Marketing là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tiêu thụ của bất kỳ một
loại sản phẩm nào. Dù mới được hình thành hay đã được sản xuất lâu năm, dù
mới thâm nhập thị trường hay đã chiếm lĩnh thị trường thì các chính sách về
marketing đều rất quan trọng. Trong từng giai đoạn của sản phẩm, công ty hay
nói khác đi là phòng kinh doanh sẽ phải đưa ra được những chính sách marketing
phù hợp. Để tăng hiệu quả tiêu thụ cho sản phẩm của công ty tiến tới làm tăng
doanh thu và lợi nhuận cho công ty thì nhiệm vụ của marketing là:
Giữ vững và phát huy những thị trường đã có nhằm làm tăng sản
lượng và giá trị tại những thị trường này. Đồng thời tăng cường xúc tiến thương
mại, tìm đối tác để mở rộng thị trường. Để giữ chân khách hàng, hiện tại công ty
đã và đang tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin với các tập đoàn chế biến của nước
ngoài để có những chính sách phù hợp và kịp thời để có thể đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.
Tạo điều kiện ưu đãi cần thiết đối với khách hàng có uy tín, đây cũng
là cách nhân rộng quảng cáo sản phẩm mà khỏi tốn chi phí.
Tận dụng mạng Internet toàn cầu để tăng cường giới thiệu về công ty
Panga Mekong, đồng thời tìm hiểu thông tin về thị trường trên mạng nhằm tránh
những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra do thiếu thông tin về thị trường.
Tích cực tham gia các hội chợ nhằm tìm kiếm khách hàng, năm 2008
công ty Panga Mekong đã tham gia hội chợ thủy sản quốc tế được tổ chức
thường niên tại Boston, đây là một trong những hội chợ chuyên ngành lớn nhất
được tổ chức thường niên giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam ký kết được
nhiều hợp đồng từ những hội chợ này.
Thị trường trong nước cũng là một thị trường cần được chú trọng khai
thác do đây là một thị trường gần gũi với công ty, nhu cầu thủy sản ngày càng
tăng và người tiêu dùng tương đối dễ tính, hơn nữa khai thác thị trường này
không những mất ít chi phí, hiệu quả tương đối cao mà còn giúp cho công ty có
thể giải quyết được những lô hàng tồn kho. Muốn khai thác thị trường này thì
việc mà công ty Panga Mekong nên làm lúc này là đa dạng hóa các sản phẩm
nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng
- 62 -
thông qua các hệ thống kênh phân phối bán lẻ, đặc biệt là hệ thống siêu thị, nhà
hàng, khách sạn.
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PANGA MEKONG
4.3.1. Những mặt thuận lợi và thành tựu đạt được
Panga Mekong là một công ty tư nhân mới thành lập nên một điều kiện
thuận lợi dễ thấy đó là hệ thống nhà máy, phân xưởng được trang bị hiện đại
nhờ những công nghệ nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến nhất
trên thế giới: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Do đó các sản phẩm của công ty đã đạt
được tiêu chuẩn xuất khẩu của EU là HACCP và các chứng chỉ khác xuất khẩu
cần thiết khác như: HALAL (giấy thông hành hay tiêu chuẩn để hàng hóa nhập
khẩu vào các quốc gia Hồi Giáo), tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium –
tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh), Iso 9001:2000 (do tổ chức ANAB của Hoa
Kỳ cấp).
Trong những năm qua tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam nói chung có nhiều biến động mạnh. Không ít những doanh nghiệp gặp
phải khó khăn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bị kiện vì
bán phá giá. Là một công ty ra đời sau nên Panga Mekong có điều kiện để học
hỏi kinh nghiệm của những công ty đi trước. Áp dựng các quy trình quản lý chất
lượng ngay từ đầu để hạn chế tối đa những lô hàng không đạt chất lượng nhằm
củng cố và xây dựng thương hiệu cho công ty.
Với khả năng tự cung ứng khoảng 50% nguyên liệu cho các nhà máy,
cùng với việc xuất khẩu duy nhất 1 loại cá đã giúp cho công ty có điều kiện để
tập trung kinh doanh tốt hơn, chuyên môn hóa tốt hơn.
Công ty đã được tập đoàn SGS (tập đoàn chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế
hàng đầu của Thụy Sĩ) cấp giấy chứng nhận HACCP. Với việc áp dụng bộ tiêu
chuẩn này đã giúp cho công ty có điều kiện để ngăn ngừa và xử lý kịp thời những
rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) tương đối thấp tạo lợi thế về
giá để sản phẩm cá tra, cá basa của công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất
khẩu cá da trơn trên thế giới.
- 63 -
Tuy là doanh nghiệp mới xuất khẩu nhưng sản phẩm của công ty đã có
mặt ở hầu hết những thị trường mới và tiềm năng của thủy sản Việt Nam: EU,
Trung Đông, Nam Mỹ, Ukaraina, Ai Cập…Đây là những điều kiện ban đầu rất
thuận lợi để công ty có thể xâm nhập sâu và khai thác triệt để hơn ở những thị
trường này.
Được sự quan tâm của nhà nước và các chức năng địa phương đặt biệt là
các nhà nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu (VASEP). VASEP thường
cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội
chợ quảng bá sản phẩm.
Sự phát triển của ngành xuất khẩu cá tra, cá basa đã được sự quan tâm đặc
biệt của Chính phủ. Nhằm đưa ngành sản xuất cá da trơn phát triển thành ngành
chủ lực của đất nước nói chung và thủy sản nói riêng, trong tháng 3/2009 Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các bộ ngành có liên quan đã thông qua đề án
Chính phủ về sản xuất, tiêu thụ cá da trơn theo hướng hiệu quả và bền vững. Bên
cạnh đó việc chính phủ đưa ra những gói kích cầu trong thời gian qua cũng phần
nào giải quyết được những khó khăn về vốn cho công ty, đặc biệt là sự thiếu vốn
của các công ty tư nhân.
Hiện nay cá tra và cá basa của Việt Nam hầu như vẫn đang chiếm lĩnh thị
trường, chưa có quốc gia nào đủ mạnh để có thể gây nhiều khó khăn cho Việt
Nam trong việc cạnh tranh về loại mặt hàng này. Thị trường tiêu dùng thế giới
vẫn đang rất ưa chuộng với mặt hàng cá da trơn thịt trắng của Việt Nam.
Việt Nam đã chính thức được gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi
cho cá da trơn của công ty có thể dễ dàng hơn trong việc xâm nhập và mở rộng
thị trường.
Sử dụng Internet nối mạng toàn cầu cũng là một thuận lợi để công ty dễ
dàng tìm hiểu thông tin về khách hàng và dễ dàng mua bán hàng hóa với các đối
tác, đặc biệt là những quốc gia ở xa như: khu vực Châu Mỹ, Ai Cập,…
4.3.2. Những khó khăn và những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và
thử thách mà công ty cần phải vượt qua để có thể đứng vững được trên thị trường
xuất khẩu đầy rủi ro và cạnh tranh quyết liệt. Nếu xét về khía cạnh cạnh tranh với
- 64 -
các công ty trong nước thì công ty Panga Mekong sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn
từ các công ty lớn và có kinh nghiệm xuất khẩu như: Cafatex, Agfish, Nam
Việt,…
Là một công ty tư nhân nên nguồn vốn của công ty không nhiều, chủ yếu
là vốn tự có và vốn đi vay của ngân các ngân hàng nên công ty cũng gặp nhiều
khó khăn về nguồn vốn để tăng cường sản xuất. Tuy thời gian qua Chính phủ đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay bằng các gói kích cầu nhưng số vốn đó
khi tới tay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ
không nhiều.
Là một công ty mới thành lập nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn về
kinh nghiệm quản lý và xuất khẩu, uy tín của công ty cũng chưa cao nên công ty
chưa có được những đối tác lớn và giá bán sản phẩm của công ty cũng chưa cao.
Cá nguyên liệu nhiễm kháng sinh, hoá chất chiếm tỷ lệ cao khoảng 50%
trong tổng lượng cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Công ty phải thường
xuyên kiểm tra giám sát trong quá trình thu mua cá nguyên liệu.
Trên thế giới hiện nay hầu như chưa có loại cá nào có thể thực sự cạnh
tranh được với cá da trơn Việt Nam, tuy nhiên trong thời gian tới thì có thể cá da
trơn của Việt Nam sẽ gặp trở ngại với các loại cá da trơn của các nước trong khu
vực sông Mekong như: Trung Quốc, Thái Lan. Thêm vào đó, cá da trơn của Việt
Nam cũng sẽ gặp khó khăn ít nhiều với các loại cá khác có thể thay thế cho nhu
cầu tiêu dùng như cá rô phi, cá hồi và các loại cá tuyết.
Khủng hoảng kinh tế làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng do đó cũng sẽ
làm giảm sản lượng nhập khẩu cá da trơn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh
giảm sản lượng nhập khẩu một số công ty còn trì hoãn việc thanh toán tiền gây
nhiều khó khăn cho công ty.
Tuy đã trở thành thành viên chính thức của WTO nhưng tổ chức này cũng
chưa hoàn toàn công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng
hóa của Việt Nam nói chung và thủy sản của Panga Mekong nói riêng vẫn gặp
phải một số khó khăn hơn so với các nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
Hiện tại tính liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam chưa cao. Các doanh nghiệp còn kinh doanh theo kiểu “mạnh ai nấy làm”
nên hiệu quả cạnh tranh chưa cao. Do thiếu tính liên kết nên các doanh nghiệp
- 65 -
Việt Nam đôi khi lại tạo ra mức cung nhiều hơn cầu, rồi sau đó tiến hành cạnh
tranh, hạ giá bán gây khó cho nhau, đặc biệt là gây khó khăn cho các công ty và
doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu hơn như Panga Mekong.
- 66 -
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ Ở
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PANGA MEKONG
5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
O: Những cơ hội T: Những đe dọa
SWOT
Nhu cầu tiêu dùng cá tra,
cá basa thịt trắng trên thế
giới đang tăng cao.
Được sự quan tâm đặc
biệt của chính phủ.
Hưởng mức thuế suất ưu
đãi.
Nhu cầu tiêu dùng trong
nước cũng khá lớn và ít đối
thủ cạnh tranh
Một số nước đang bắt
đầu đầu tư mạnh vào sản
xuất chế biến xuất khẩu
cá tra, cá basa.
Hàng rào tiêu chuẩn
của các nước ngày càng
cao, đặc biệt là EU.
Cá nguyên liệu mua
ngoài chưa đạt tiêu
chuẩn còn chiếm tỷ lệ
tương đối cao và nguồn
cung chưa ổn định
Tính liên kết giữa các
công ty trong ngành
chưa cao, đặc biệt là sự
quan tâm đối với các
doanh nghiệp nhỏ.
Nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước nuôi cá là
rất lớn và nguy hiểm
S: Những điểm mạnh Chiến lược SO Chiến lược ST
Cơ sở vật chất kỹ
thuật tiên tiến, công
nghệ hiện đại.
Tăng cường sản xuất
nhằm khai thác tối đa nhu
cầu của khách hàng, đặc
Không ngừng nâng
cao chất lượng sản
phẩm, nhằm đáp ứng
- 67 -
Đạt tiêu chuẩn chất
lượng HACCP và
được phép xuất khẩu
vào EU cũng như một
số thị trường khác.
Học hỏi được kinh
nghiệm quản lý và
xuất khẩu của những
doanh nghiệp đi trước.
Khả năng tự cung
cấp nguyên liệu khá
cao.
biệt là tại những khu vực
thị trường tiềm năng.
Tận dụng những nguồn
vốn và sự quan tâm của nhà
nước nhằm mở rộng sản
xuất và tăng khả năng cạnh
tranh của công ty.
Khai thác thị trường
trong nước nhằm giải quyết
những lô hàng tồn cho công
ty.
những nhu cầu khắt khe
của thị trường, đồng thời
nâng cao uy tín nhằm thị
phần của công ty.
Tăng cường kiểm tra,
kiểm soát nguồn nguyên
liệu mua ngoài, đồng
thời ổn định và mở rộng
vùng nguyên liệu.
Gia nhập thành viên
của các hiệp hội trong
ngành nhằm được bảo
vệ và học hỏi được
nhiều kinh nghiệm hơn.
Áp dụng các biện
pháp sinh học để kiểm
tra và làm sạch nguồn
nước nuôi thả cá.
W: Những điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT
Kinh nghiệm quản
lý và xuất khẩu chưa
cao
Uy tín của công ty
chưa cao.
Sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu dưới dạng thô
hoặc bán thành phẩm
nên giá trị chưa cao.
Khả năng tiếp cận
trực tiếp và tìm hiểu
thị trường chưa cao.
Nâng cao chất lượng
nhằm nâng cao uy tín của
công ty tại các thị trường
trọng điểm và thị trường
mới.
Đa dạng hóa các mặt
hàng xuất khẩu, nhất là các
mặt hàng giá trị gia tăng.
Tăng cường xây dựng
thương hiệu, đưa sản phẩm
của công ty tới những hệ
thống bán lẻ hoặc người
tiêu dùng cuối cùng.
Hạn chế tối đa không
để vướng mắc tới những
vấn đề về chất lượng và
an toàn vệ sinh thực
phẩm.
Tăng cường tiếp cận
thông tin thị trường và
xúc tiến thương mại với
các đối tác nhằm bán
được nhiều sản phẩm và
giá trị cao hơn.
- 68 -
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ TĂNG HIỆU
QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THỦY SẢN PANGA MEKONG
Qua việc phân tích ma trận SWOT cho công ty Panga Mekong, bên cạnh
những điểm mạnh và cơ hội mà công ty đang có thì cũng còn rất nhiều những
khó khăn và thách thức đối với một doanh nghiệp xuất khẩu mới thành lập. Để
đạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự cố gắng của các
thành viên trong công ty, từ ban lãnh đạo, các nhân viên, đến các công nhân làm
việc tại các xưởng, nhà máy,…Một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng để
tăng hiệu quả xuất khẩu mà công ty có thể áp dụng:
Đối với Trung Đông, đây là một thị trường mới và có nhiều tiềm năng
để phát triển thủy sản của Việt Nam, do đó, đây cũng là thị trường tồn tại nhiều
rủi ro cho công ty. Để khai thác tốt thị trường này, một mặt công ty nên tìm hiểu
thật kỹ về những thị hiếu tiêu dùng, các rào cản thương mại để hạn chế những rủi
ro, mặt khác công ty cũng nên tham khảo ý kiến của các tổ chức thương mại,
cũng như tham tán của Việt Nam ở khu vực Trung Đông để hiểu rõ hơn những
quy định khi xuất khẩu vào thị trường này.
EU là thị trường có mức tiêu dùng thủy sản thứ 2 thế giới sau Nhật
Bản, với 27 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới thật sự là một thị
trường rộng lớn mà công ty có thể khai thác. Tuy nhiên, các rào cản thương mại
đang là vấn đề khó khăn cơ bản để hàng hóa của công ty phát triển tại thị trường
này. Do đó, để khai thác sâu vào khu vực này công ty nên chú trọng đến vấn đề
về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và mức độ thân thiện với môi
trường. Bên cạnh đó, công ty cũng cần gia tăng các mặt hàng giá trị gia tăng đáp
ứng được những nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.
Năm 2008 thị trường xuất khẩu của công ty tai EU đã mất đi thị trường
Tây Ban Nha, đây là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất trong khu vực này.
Do đó công ty cũng cần phải xem xét để tìm ra những nguyên nhân cụ thể để
khắc phục nhằm tiếp tục khai thác thị trường này.
Trung và Nam Mỹ là thị trường thủy sản mới và tiềm năng của Việt
Nam và Panga Mekong cũng là một trong những công ty đầu tiên xuất khẩu vào
thị trường này. Phát huy điểm mạnh đó, công ty cần đẩy mạnh khai thác thị
trường nhằm khẳng định thương hiệu và nâng cao thị phần tại khu vực Châu Mỹ.
- 69 -
ASEAN là nơi tập trung các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế
giới: Thái Lan, trung Quốc,… nên để khai thác tốt thị trường này công ty cần
phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ
sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm và phương thức
thanh toán. Tích cực học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu của các công ty đi trước
nhằm hạn chế rủi ro từ khu vực thị trường này.
Ai Cập là một quốc gia nằm ở Châu Phi, khá xa về địa lý đối với Việt
Nam, tuy nhiên đây lại là một trong những thị trường mới và đầy triển vọng của
thủy sản Việt Nam. Nhu cầu của thị trường này còn tương đối lớn, vì vậy công ty
cần đẩy mạnh khai thác thị trường này, tăng khối lượng ký kết của từng đơn đặt
hàng để hạn chế chi phí vận chuyển. Xuất khẩu qua thị trường này ngoài việc
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng chung thì công ty cũng cần chú ý tới quy định
về nhãn mác và hạn sử dụng của sản phẩm.
Ngoài những giải pháp cho từng thị trường trên thì còn một số giải pháp
công ty có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của mình như:
Tận dụng trang thiết bị hiện đại mà công ty đang sở hữu để tăng cường
kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Thường xuyên nắm bắt những quy định, diễn biến mới của thị trường
để kịp thời có biện pháp đối phó. Chú ý tới những quốc gia có những tiêu chuẩn
chất lượng khác nhau đặc biệt là các quốc gia Hồi Giáo. Lựa chọn các phương
thức thanh toán cũng như cam kết của 2 bên về việc thực hiện những phương
thức đó cũng rất quan trọng.
Tham gia làm hội viên của các tổ chức về thủy sản để được bảo vệ các
quyền lợi đồng thời có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi
trước.
Tích cực tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản của thế giới
được tổ chức thường niên nhằm quảng bá sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác từ
các hội chợ này. Việc tham gia các hội chợ này là một việc làm thiết yếu phải
thực hiện đối với một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và Panga
Mekong nói riêng.
- 70 -
Tìm kiếm những cộng tác viên tại các thị trường nhằm tìm hiểu thông
tin, xúc tiến thương mại đồng thời có những chính sách hoa hồng hợp lý.
Tăng cường khả năng cung ứng của các vùng nguyên liệu đồng thời
xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với những chủ trang trại lớn và thường
xuyên cung cấp nguyên liệu cho công ty. Tổ chức hướng dẫn họ sử dụng các chất
kháng sinh, cải tạo môi trường nuôi nhằm tạo ra những con cá đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu.
- 71 -
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Cá tra và cá basa là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới Chính phủ đã xây dựng
đề án quốc gia về sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa bền vững. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua luôn tăng trưởng mạnh ở cả
những thị trường truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và cả ở những thị trường mới
như Ai Cập, Ukraina, Trung Đông,…Mặc dù gặp một vài khó khăn về tiêu chuẩn
vệ sinh và các vụ kiện phá giá đã làm cho một vài lô hàng của các công ty Việt
Nam phải trả về, nhưng nhìn chung các công ty đã nhanh chóng khắc phục và rút
ra được những bài học kinh nghiệm để đưa con cá tra, cá basa của Việt Nam tiến
xa, tiến mạnh, tiến vững chắc hơn.
Qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù là một công ty mới xuất khẩu nhưng
thị trường của công ty Panga Mekong khá rộng lớn, thị trường của công ty có
mặt ở các thị trường của thủy sản Việt Nam, từ truyền thống như Châu Á hay EU
đến những thị trường mới và tiềm năng như: Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, Ai
Cập... Tuy sản lượng và kim ngạch còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó
uy tín và kinh nghiệm quản lý cũng như xuất khẩu chưa cao nhưng với việc đáp
ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của EU, Hồi Giáo và một số tiêu chuẩn khác
thì trong tương lai không xa Panga Mekong sẽ xây dựng được thương hiệu và uy
tín trên thị trường.
Về thị trường xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng hơn nhiều so với năm
2007 đã làm tăng doanh thu đáng kể cho công ty. Bên cạnh đó cũng có những thị
trường của công ty bị mất (Tây Ban Nha, Hong Kong,...) hoặc giảm giá trị nhập
khẩu như Ukraina, Colombia hay Mexico. Đây là những thị trường lớn, mức tiêu
dùng thủy sản cao và đầy tiềm năng khai thác trong tương lai. Mức nhập khẩu
của các quốc gia này đối với sản phẩm của công ty giảm sút thật sự là một mất
mát lớn cho công ty. Công ty nên xem xét các nguyên nhân cụ thể làm giảm thị
trường và sản lượng thời gian qua để có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.
- 72 -
Điều kiện để các công ty thủy sản Việt Nam nói chung và công ty nói
riêng hiện nay rất thuận lợi: Nhu cầu thủy sản, đặc biệt là cá tra và cá basa của
thế giới còn rất lớn, thị trường ngày càng mở rộng, được hưởng mức thuế ưu đãi
(GSP), được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ…Ngày nay, người dân tại các
quốc gia ngày càng tiêu dùng nhiều thủy sản hơn cho bữa ăn hàng ngày, nguyên
nhân chính là do việc sử dụng các loại hải sản vừa giảm được béo, đáp ứng được
nhu cầu ăn kiêng mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thêm một nguyên
nhân khác cũng không kém phần quan trọng, đó là, trong thời buổi kinh tế khó
khăn như hiện nay, sử dụng các mặt hàng giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng là
một sự lựa chọn đang chiếm ưu thế trong tiêu dùng, mà cá tra, cá basa là một
trong những loại sản phẩm đang rất được ưa chuộng đó.
Tuy nhiên để có thể có được chỗ đứng vững trên thương trường trước
những đòi hỏi khắt khe của thị trường, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cá cùng
loại, cũng như các loại sản phẩm thay thế của các công ty trong và ngoài nước thì
công ty cần phải có sự nỗ lực hết mình, tận dụng tối đa những mặt mạnh đồng
thời hạn chế tối thiểu những mặt yếu mới có thể đạt được những mục tiêu tăng
trưởng đặt ra. Là công ty mới thành lập, kinh nghiệm quản lý cũng như nguồn
vốn chưa có nhiều nên công ty cần có những chiến lược hợp lý để có thể thâm
nhập và đứng vững trên thị trường, đặc biệt là khai thác tốt các thị trường mục
tiêu của công ty.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Trong bất kỳ một ngành kinh doanh nào, đặc biệt là các ngành hàng xuất
khẩu thì nhà nước cũng là một chủ thể quan trọng góp phần không nhỏ làm nên
sự thành bại của một doanh nghiệp. Xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra, cá
basa nói riêng ngày càng được sự quan tâm của nhà nước, tuy nhiên để ngành
phát triển ổn định và bền vững thì nhà nước cần thực hiện một số nội dung sau:
Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp
trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp có thể
nắm bắt những thay đổi để có hướng xử lý kịp thời.
- 73 -
Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối
liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau
cùng có lợi. Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ người nuôi cá;
xây dựng giá sàn nguyên liệu cá da trơn, tránh tình trạng doanh nghiệp “ép” giá
người nuôi, đồng thời có biện pháp quản lý và chế tài đối với các doanh nghiệp
chào bán cá theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, vừa bảo vệ được
quyền lợi của các doanh nghiệp chế biến, vừa bảo đảm quyền lợi cho người nuôi
cá, tạo điều kiện cho nghề nuôi và chế biến cá da trơn phát triển bền vững.
Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng thủy sản nói
chung và ngành nuôi trồng cá tra, cá basa nói riêng để đáp ứng tối đa nhu cầu về
nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và kích cỡ cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chú trọng vào khâu sản xuất con giống, tăng cường nghiên cứu nhằm
tạo ra được những con giống mới, có chất lượng cung cấp cho thị trường.
Để có thể đưa ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa
phát triển thành ngành chủ lực của đất nước, Chính phủ cũng cần xem xét những
chính sách có thể giúp các doanh nghiệp thủy sản và người nuôi cá tiếp cận được
các nguồn vốn vay dễ dàng hơn và lượng vay cũng nhiều hơn.
6.2.2. Kiến nghị đối với công ty
Bên cạnh sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức thủy sản thì sự phấn đấu
của công ty đóng vai trò rất quan trọng:
Sử dụng hợp lý các chính sách marketing, tăng cường các biện pháp
xúc tiến thương mại nhằm mở rộng và khai thác hiệu quả các thị trường xuất
khẩu.
Tăng cường khả năng tự cung cấp nguyên liệu để hạn chế những rủi ro
về nguồn nguyên liệu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
trình chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến
thành phẩm đầu ra.
Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những
biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và
phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tìm
hiểu và học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như kinh nghiệm xuất khẩu của các
- 74 -
công ty đi trước, tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra: chất lượng, giá bán,
phương thức thanh toán…
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, tình hình xuất khẩu
gặp nhiều khó khăn một biện pháp được xem là an toàn và rất hữu hiệu đối với
công ty đó là khai thác thị trường trong nước. Khai thác thị trường này giúp công
ty có thể giải quyết được những vấn đề về hàng tồn kho khi xuất khẩu, và xét về
lâu dài công ty cũng nên xem thị trường trong nước là thị trường tiềm năng.
Hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm làm cho khách hàng có
thể biết được thông tin nhiều hơn về công ty.
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe và
môi trường hơn, nên ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty cũng nên
xem xét để phát triển theo hướng thân thiện với môi trường. Có như thế sản
phẩm của công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn và ngày càng được nhiều
người ưa chuộng.
Từng bước đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các
đối thủ khác. Xu hướng của thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều thủy sản tươi
sống nên trong tương lai công ty cũng nên xem xét xuất khẩu các mặt hàng này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hoat_dong_xuat_khau_ca_tra_ca_basa_tai_cong_ty_tnhh_thuy_sa.pdf