Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dung vốn vay của các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn – Tỉnh Quảng Nam

 Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa Ngân hàng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn huyện.  Định kì hàng tháng, Phòng giao dịch NHCSXH báo cáo UBNN huyện, xã và các thành viên HĐQT NHCSXH cấp huyện về nợ quá hạn để có hướng kịp thời xử lý.  Cần kiểm tra chặt chẽ số lượng thành viên trong tổ TK&VV để xem xét cho vay; rút ngắn thời gian làm thủ tục, bình chọn xét cho vay ở tổ TK&VV và xác nhận của UBNN cấp xã trước khi được NHCSXH giải ngân.  Đối với cán bộ Ngân hàng, tăng cường tập huống nghiệp vụ để nâng cao kĩ năng làm việc, tiếp cận gần gũi với khách hàng hơn nữa, hướng dẫn họ từ các thủ tục vay vốn đến cách sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả.  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của các hộ vay, kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót, hỗ trợ các hộ sản xuất khi gặp khó khăn.  Tiếp tục huy động vốn nhàn rỗi, tiết kiệm. Mở rộng chương trình cho vay và đối tượng vay, quan tâm đến các nghành nghề phi nông nghiệ Đại học Kinh tế Hu

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dung vốn vay của các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn – Tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại nhiều, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ và hiệu quả vốn vay. Các hộ đầu tư sai mục đích chủ yếu là tiêu dùng, mua máy móc thiết bị trong nhà ... Để đạt đến 100% con số sử dụng đúng mục đích thì đòi hỏi Ngân hàng, cụ thể là các cán bộ tín dụng phải chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định cho vay, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của hộ. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong quá trình sản xuất thì cán bộ tín dụng phải thật sự lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của bà con nhằm thỏa mãn được nhu cầu của họ và đặc biệt là tạo Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 65 cho họ niềm tin và sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, các đoàn thể ban nghành, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ trong công tác cho vay, quản lý và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo sao cho hiệu quả nhất. 2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Sau khi đã có thể tiếp cận và vay vốn, các hộ nghèo cần phải lựa chọn lĩnh vực đầu tư nguồn vốn sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng hộ, từng lĩnh vực khác nhau mà có mức đầu tư hợp lí. Trên địa bàn huyện, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra là chủ yếu, các hộ nghèo vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn. Các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất như chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, trồng rừng, kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong đó, chăn nuôi có số lượng hộ đầu tư nhiều nhất. Có 59/90 hộ điều tra sử dụng vốn vay từ Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động chăn nuôi, với mức vốn bình quân là 10.2 tr.đ/hộ. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này nhiều là do các sản phẩm của ngành chăn nuôi đang có nhu cầu lớn và ngày càng tăng trên thị trường. Tuy mức đầu tư bình quân của mỗi hộ chưa cao nhưng nếu biết sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý thì việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao. Đa số các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, nguồn vốn được dùng để mua con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh–phòng bệnh cho gia súc, gia cầm ... Thực tế hiệu quả chăn nuôi chưa cao do yêu cầu kỉ thuật và đầu tư còn thấp nhưng nguồn thu nhập do chăn nuôi mang lại đóng một phần lớn trong tổng thu nhập của hộ. Trong thời gian qua, trên địa bàn, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra nhiều, làm cho hiệu quả chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng nên mức đầu tư còn thấp là điều dể hiểu. Có 25/90 hộ vay vốn đầu tư trồng rừng với mức đầu tư trung bình là 13.76 tr.đ/hộ. Hoạt động đầu tư trồng rừng rất phổ biến, nhưng diện tích đất lâm nghiệp của các hộ nghèo rất hạn chế nên chỉ có số ít hộ vay vốn để trồng rừng, mức đầu tư cũng không cao. Các hộ thường dùng vốn đầu tư mua cây giống, phân bón, thuốc phun .... Trồng rừng có thể mang lại nguồn thu nhập đáng kể, tuy chậm thu hồi vốn nhưng chịu ít rủi ro hơn so với các hoạt động khác. Ngoài ra, có 10 hộ vay sử dụng vào mục đích kinh doanh buôn bán nhỏ, với mức đầu tư trung bình là 8.3 tr.đ/hộ. Các hộ vay vốn phát triển lĩnh vực này với mong muốn tạo thêm thu nhập, tạo việc làm cho một số lao động đang thiếu việc trong gia Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 66 đình. Với số tiền này thì quy mô buôn bán nhỏ nhưng góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Các hộ vay vốn để mở quá bán cafe, bán rau, cháo ... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con trong vùng. Vay vốn cho con em đi học đang là chương trình vay chiếm ngày càng nhiều doanh số cho vay của Ngân hàng. Hộ nghèo đã nhận thức được tầm qua trọng của việc cho con em mình đi học, đây cũng là một trong những con đường giúp thế hệ tương lai thoát nghèo. Trong 90 hộ điều tra, có 34 hộ sử dụng vốn vay cho con ăn học, với mức đầu tư trung bình là 12.80 tr.đ/hộ. Có 27 hộ vay và sử dụng vốn để xây công trình vệ sinh, với mức đầu tư trung bình là 5.37 tr.đ/hộ; 6 hộ vay để xây dựng nhà ở, mức đầu tư trung bình là 8 tr.đ/hộ. Ngoài ra, có 1 hộ vay vốn cho con đi xuất khẩu lao động Hàn quốc, với mức đầu tư 36 tr.đ. Điều đáng lưu ý là có đến 32 hộ sử dụng vốn vào các mục đích khác, mức trung bình là 6.46 tr.đ/hộ. Các hộ này không hoàn toàn sử dụng vốn sai mục đích mà chỉ dùng một số ít lượng vốn vay sang mục đích khác. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nghèo. Như vậy, qua phân tích cho thấy các hộ nghèo sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên khoảng đầu tư cho từng lĩnh vực chưa cao, chưa đáp ứng hết nhu cầu về vốn cho từng lĩnh vực. Hộ nghèo cũng chưa thật sự sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng Ngân hàng cần hoạch định nguồn vốn vay cho các hộ nghèo, đồng thời có các biện pháp giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao hơn.Đại ọc Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 67 Bảng 24: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Mục tiêu Bình quân chung Xã Quế Cường Quế Phú Quế Xuân Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ Tr.đ/hộ Số hộ 1. Chăn nuôi 10.29 59 8.13 15 10.2 20 11.71 24 2. Kinh doanh, buôn bán nhỏ 8.3 10 7.25 4 8.80 5 10 1 3. Trồng rừng 13.76 25 14 10 12.33 6 14.44 9 4. Xuất khẩu lao động 36 1 36 1 0 0 0 0 5. Cho con ăn học 12.80 34 13.02 12 11.57 12 14.88 10 6. Xây dựng công trình NSVSMT 5.37 27 7 7 6.4 5 4.8 15 7. Xây dựng nhà ở 8 6 8 4 8 2 0 0 8. Khác 6.46 32 7.22 12 5.58 9 7.27 11 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 68 2.3.3. Đánh giá của các hộ về những kết quả đạt được từ nguồn vốn vay Những kết quả đạt được sau khi sử dụng nguồn vốn vay là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Với sự hỗ trợ nguồn vốn từ NHCSXH cộng với sự nỗ lực hết mình của bản thân các hộ nghèo thì việc sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực đã mang lại những kết quả nhất định. Để hiểu hơn những ý nghĩa nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện mang lại cho những hộ nghèo vay vốn, ta xem xét bảng đánh giá kết quả hộ đạt được từ nguồn vốn vay có những thay đổi tích cực gì. Bảng 25: Đánh giá của các hộ về kết quả đạt được từ nguồn vốn vay Chỉ tiêu Tổng số hộ % Xã Quế Cường Quế phú Quế Xuân Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1.Thu nhập 74 82.22 27 30.00 21 23.33 26 28.89 2.Cơ sở vật chất 46 51.11 15 16.67 8 8.89 23 25.55 3.Niềm tin cuộc sống 89 98.88 30 33.33 30 33.33 29 32.22 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) Theo ý kiến của 90 hộ điều tra, có 74 hộ cho biết sau khi sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư vào các hoạt động sản xuất thì thu nhập của họ đều thay đổi tích cực, chiếm 82.22%. Còn 26 hộ không đánh giá vì những hộ này đầu tư vào các lĩnh vực chưa thể thu hồi vốn nhanh, một số hộ do gặp rủi ro trong sản xuất nên không mang lại thu nhập như mong muốn. Thu nhập ngày càng tăng chứng tỏ các hộ vay đã biết cách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Do đó, Ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn, để họ tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất hơn nữa, nâng cao hiệu quả sản xuất và mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Có 46 hộ có thêm cơ sở vật chất mới, chiếm 51.11%. Vay vốn xây dựng nhà ở, công trình vệ sinh đã giải quyết được nhu cầu thiết yếu còn thiếu của hộ. Ngoài ra, thu nhập tăng lên, hộ nghèo có cơ hội mua sắm thêm máy móc, thiết bị phục vụ, tiêu dùng hàng ngày. Nhờ đó, các hộ nghèo đã dần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Có 89 hộ đánh giá từ sau khi được vay vốn tại NHCSXH thì họ cảm thấy lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống. Mặc dù có những hộ chưa thể tăng thêm thu nhập hoặc chưa có cơ sở vật chất mới nhưng nguồn vốn từ Ngân hàng đã giúp họ yên tâm Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 69 sản xuất, chịu khó làm ăn và có niềm tin thoát nghèo. Duy chỉ có 1 hộ cho biết hiện nay gia đình vẫn rất khó khăn, thuộc diện nghèo đói, nguồn vốn vay được chưa thể trang trải được nhu cầu cuộc sống, hi vọng chính quyền địa phương sẽ xem xét hỗ trợ gia đình hơn nữa. Nhìn chung, đời sống và sản xuất của các hộ nghèo vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần chịu khó làm ăn và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhất là sự hỗ trợ từ Ngân hàng thì chất lượng cuộc sống của hộ nghèo ngày đi lên rõ rệt. 2.3.4. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra Hoàn trả vốn vay và lãi suất đúng hạn của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng đối với cả Ngân hàng và người vay. Một mặt duy trì sự ổn định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mặt khác tạo điều kiện để Ngân hàng quay vòng hệ số vốn để người vay có thể tiếp tục những lượt vay sau. Bảng 26: Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số Xã Quế Cường Quế Phú Quế Xuân Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % Tổng nợ vay 1952.6 100 658.8 100 572 100 729.8 100 Nợ đã trả 114.90 5.88 24.0 3.64 31 5.42 59.9 8.21 Nợ trong hạn 1837.70 94.12 634.8 96.36 541 94.58 669.9 91.79 Nợ quá hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011) So với các huyện khác trên toàn tỉnh, huyện Quế Sơn có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất, tỷ lệ dư nợ tại NHCSXH không cao. Xét tình hình cụ thể của 90 hộ điều tra, không có hộ nào có nợ quá hạn. Tất cả các hộ đang trong thời hạn vay. Với tổng giá trị vốn vay của 90 hộ là 1952.6 tr.đ. Hiện nay, các hộ vay đã trả được 5.88% tổng vốn vay, tức là 114.9 tr.đ. Tình hình chung là các hộ vay chỉ trả nợ khi nợ đến hạn, rất ít các trường hợp hoàn trả nợ gốc khi đang trong hạn vay. Một số hộ do làm ăn được hoặc có nguồn vốn ổn định nên trả nợ dần, nhưng cũng rất ít. Vì vậy tỷ lệ nợ trong hạn là 94.12%, tức là 1837.7 tr.đ. Như vậy, qua điều tra 90 hộ đều không có nợ quá, những món vay trước năm 2008 đều được các hộ vay hoàn trả đúng hạn. Đặc biệt qua điều tra tình hình nợ quá hạn và số Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 70 hộ nợ quá hạn không xảy ra. Do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi vốn, đồng thời phải kể đến ý thức trả nợ của các hộ nghèo. Đây là một điều đáng mừng cho công tác cho vay và thu hồi vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung trên địa bàn huyện vẫn tồn tại một số hộ chai lì, không chịu trả nợ đến hạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng. Đối với các trường hợp này, cần phải có biện pháp giải quyết, cần có sự hợp tác giữa Ngân hàng, chính quyền địa phương và người dân để giúp ngân hàng thu hồi vốn. Có như vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng mới ngày càng phát triển, cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu vốn của các hộ nghèo. 2.3.5. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Nhờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cùng với sự quyết tâm của NHCSXH huyện Quế Sơn mà công tác cho vay của Ngân hàng những năm gần đây đã được thực hiện rất tốt. Các hộ nghèo trên địa bàn huyện đã vượt qua được tâm lý sợ rủi ro, sợ nợ nần để mạnh dạn vay vốn với số lượng lớn, tiếp cận nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay theo mong muốn của bản thân. Thực tế đa số các hộ nghèo đều đã được vay vốn, tuy vẫn chưa được đáp ứng hết nhu cầu vốn nhưng với nguồn vốn được vay các hộ nghèo đã có cơ hội đầu tư phát triển. Đa số các hộ vay đã sử dụng vốn vào những lĩnh vực cần thiết cho cuộc sống như xây dựng cơ sở vật chất, cho con em ăn học, trồng trọt, chăn nuôi ... một số ít chi tiêu gia đình, mua sắm máy móc trong nhà ... Đã có sự thay đổi trong việc đầu tư ở các lĩnh vực của các hộ nghèo, nguồn vốn vay được đầu tư chuyển dần sang các lĩnh vực mang lại thu nhập cao hơn. Bên cạnh những hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích và mang lại những kết quả tích cực thì số hộ sử dụng vốn chưa đúng mục đích còn nhiều nhưng tỷ lệ vốn sử dụng sai mục đích không cao, hộ nghèo vẫn chưa nhận thức hết được trách nhiệm của mình khi sử dụng đồng vốn nên làm ảnh hưởng đến những kết quả đạt được. Nhìn một cách tổng thể thì các hộ điều tra đã có sự nghiêm túc và tính toán trong việc sử dụng vốn vay. Các hộ nghèo đã biết cách sử dụng nguồn vốn vay vào nhiều lĩnh vực. Dựa vào nguồn vốn vay, hộ nghèo đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống chứ không chủ quan ỷ lại. Các hộ nghèo sau khi vay vốn và sử dụng vốn đã đem lại những kết quả rất tích cực, bao gồm cả vật chất và tinh thần. Tuy nhiên do những hạn chế về điều kiện tự nhiên và việc sử dụng vốn sai mục đích đã phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 71 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ GIÚP HỘ NGHÈO SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ HƠN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG Hai yếu tố quan trọng nhất để thực hiện giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ nghèo là, Nhà nước tạo động lực giảm nghèo thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ý chí vượt nghèo của người nghèo. Các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo, xã nghèo phải được nhân dân trong cộng đồng tham gia, thảo luận và quyết định để người dân từng bước nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo. Tín dụng là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ nghèo, xóa đói giảm nghèo. Để chính sách tín dụng trên địa bàn huyện Quế Sơn ngày càng phát huy hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương thì cần đảm bảo những phương hướng sau:  Khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các kênh, các hình thức chuyển tải vốn bao gồm nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức cá nhân, nước ngoài thông qua các chương trình, dự án và đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay của các hộ nghèo ngày càng tăng.  Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chính sách, phương thức hoạt động, minh bạch, đa dạng hóa thị trường vốn ở khu vực nông nghiệp-nông thôn nhằm tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các hộ nghèo.  Bên cạnh chính sách hỗ trợ vốn cần có chính sách hỗ trợ khác như tập huấn nâng cao kiến thức làm ăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm,... đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí, ý thức làm ăn của người dân. Chỉ khi nào có sự hỗ trợ đồng bộ, toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn vay mới tăng và đó là cách giúp cho đời sống của hộ nghèo ngày càng được cải thiện. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 72  Kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và các cộng đồng khác, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực, tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế; có chính sách, cơ chế khuyến khích và các giải pháp mang tính đột phá, áp dụng tiến bộ khoa hoc - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nghèo để xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.  Xóa đói giảm nghèo bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường. Vấn đề môi trường – đói nghèo - bệnh tật thường liên quan rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Điều này mang tính quy luật, nó trói buột người ta trong cái vòng nghèo đói bệnh tật. Như vậy để góp phần cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta đạt kết quả bền vững, dứt khoát và phải gắn bó chặt chẽ quá trình này với vấn đề bảo vệ môi trường, coi đó là điều kiện tiên quyết, bắt buộc trong mọi hoạt động xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu cụ thể Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp và các ngành trong huyện, nhất là với các nhà đầu tư đã huy động nhiều nguồn vốn vay từ các hộ nông dân của huyện Quế Sơn, giúp bà con mở rộng sản xuất kinh doanh đa dạng hơn các nghành nghề, cải thiện đời sống, giúp nhiều hộ thoát nghèo, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII, trong thời gian tới (2015) cần đạt được các mục tiêu sau:  Thứ nhất, tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo hàng năm khoảng 20- 25%, số tiền bình quân được vay trên hộ khoảng 20-30 tr.đ/hộ  Thứ hai, phối hợp với các tổ chức đoàn hội tại các xã, với chính quyền địa phương để thực hiện việc cho vay, thu nợ, thu lãi và giải quyết nợ quá hạn.  Thứ ba, góp phần tăng tốc độ tăng trưởng của huyện đến 2015 là 15% tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm xuống còn 9%, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo tính bền vững, chống tái nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 73 Với sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Quế Sơn nói riêng đã tạo ra nhiều cơ hội cho hộ nghèo có khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay theo nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, cần có những giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo và giúp hộ sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. Sau đây là một số giải pháp cần thực hiện: 3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỘ NGHÈO NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN 3.2.1. Đối với chính quyền địa phương, tổ chức hội đoàn thể  UBNN xã, huyện và các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn kí xác nhận đối với các hộ vay vốn phải chặt chẽ, đúng đối tượng.  Đẩy mạnh cải cách hành chính, sữa đổi văn bản; bổ sung, ban hành văn bản, luật Nghị định mới như quyền sử dụng đất, thế chấp tài sản, nhanh chóng hoàn thiện sổ đỏ cho các hộ gia đình chưa có, hoặc nếu người dân chưa được cấp sổ đỏ thì các chính quyền cũng nên xác nhận cho bà con giấy chứng nhận sử dụng đất ổn định không tranh chấp, như vậy tạo điều kiện pháp lý để các hộ nông dân dễ dàng vay vốn khi nào cần thiết.  Cần quan tâm những hộ già cả neo đơn, bệnh tật đây là những hộ không thể vay vốn để sản xuất nên chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ họ sống tốt hơn.  Đối với tổ chức hội đoàn thể: Như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác. Cần thể hiện rõ vai trò của một trung gian trong quan hệ tín dụng nông thôn trên địa bàn. Tích cực tham gia các lớp tập huấn về tín dụng, chủ động nâng cao năng lực, trình độ để đạt được kết quả cao nhất trong công việc, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. 3.2.2. Đối với Ngân hàng  Cho vay đúng đối tượng và không phân biệt các hộ vay vốn. Ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra cẩn thận khi phê duyệt cho vay, tránh tình trạng có hộ được vay từ nhiều chương trình, có hộ lại không được vay từ chương trình nào, hộ vay được nhiều, hộ vay được ít. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 74  Ngân hàng cần tích cực đổi mới hoạt động tín dụng từ việc hợp lý hóa quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời hạn cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay đến việc tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực, đủ phẩm chất đạo đức để có thể đảm đương công việc, tăng hiệu quả làm việc, cũng như tạo được tinh thần thỏa mái, gần gũi với người vay.  Về lãi suất, các tổ chức tín dụng cần phải xác định mức lãi xuất hợp lý qua từng thời kỳ, từng chương trình cho vay cụ thể, cả lãi suất cho vay lẫn lãi suất huy động. Mức lãi suất phải vừa phải mang tính chất hỗ trợ, vừa phải đảm bảo duy trì hoạt động của các tổ chức này.  Cần xem xét để tăng lượng vốn cho vay trong mỗi chương trình tín dụng. Hiện nay nhiều khoản vốn còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất của các nông hộ. Điều này đã buộc các hộ vay nhiều lần, vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí giao dịch.  Để đáp ứng một cách đầy đủ hơn nhu cầu về vốn của các hộ, tăng lượng vốn vay thì Ngân hàng cần phải tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn tài trợ khác để tăng nhanh nguồn vốn, tạo tính chủ động trong công tác cho vay. Ngoài ra, khuyến khích các hộ vay trả tiền vay đúng hạn.  Cần tăng cường thông tin về chương trình cho vay đến các hộ. Đi đôi với việc mở rộng chương trình, phạm vi, đối tượng cho vay, Ngân hàng cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các thông tin này  Tạo điều kiện cho các hộ muốn vay nhưng không được bình xét cho vay vì những lý do như con đông, chồng rượu chè, cờ bạc ... để họ có cơ hội được vay vốn, có thể ban đầu được vay với số vốn nhỏ và chịu sự giảm sát, kiểm tra, giúp đỡ của tổ trưởng TK&VV. 3.2.3. Đối với hộ nghèo  Một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ nghèo là sự hạn chế về trình độ, hạn chế trong hiểu biết về thị trường tín dụng. Bản thân các hộ nghèo mà cụ thể là từng thành viên trong hộ phải chủ động tiếp cận, tìm hiểu về các chương trình tín dụng. Từ đó lựa chọn chương trình phù hợp với mình, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 75  Chủ động tham gia các tổ chức, đoàn thể, các hiệp hội, nghành nghề, các tổ chức quần chúng nhằm tăng mối liên kết cộng đồng và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.  Tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình vay vốn, không gây khó khăn cho ngân hàng. Tham gia các buổi hướng dẫn sinh hoạt về nghiệp vụ vay vốn dưới sự hướng dẫn của các cán bộ hay tổ trưởng.  Phải luôn ý thức và coi trọng nghĩa vụ trả nợ, để tạo cơ hội cho các hộ vay khác cũng như tạo cơ hội cho chính mình trong những lần vay sau. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỘ NGHÈO SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ HƠN 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương, tổ chức hội đoàn thể  Chính quyền địa phương phải phối hợp với cán bộ ngân hàng phổ biến về cách sử dụng vốn cho các hộ nghèo. Trước khi vay vốn để người dân hiểu rằng đây là nguyên tắc: “ Tự chịu trách nhiệm, bình đẳng hai bên cùng có lợi”. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng trong công tác quản lý cho vay và hoàn trả nợ vay đối với các hộ vay vốn. Đồng thời phối hợp với các ban ngành chức năng, các tổ chức như phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y tập huấn khoa học - kỹ thuật cho người dân.  Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những giống cây trồng vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương vào sản xuất. Mở rộng và phát triển các nghành nghề thủ công, nghành nghề phụ để các hộ đa dạng hóa hoạt động sản xuất, đây chính là cơ hội để các hộ nghèo đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả hơn.  Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến nông nhằm giúp đỡ hộ mở rộng sản xuất, tiếp cận khoa học kĩ thuật, sử dụng tốt các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nghèo, cũng như góp phần phát triển kinh tế gia đình.  Đối với tổ chức hội đoàn thể: Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến hành bình xét phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn. Kịp thời xử lý các trường hợp sử dụng vốn sai ại h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 76 mục đích. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc Họp giao ban với Hội đoàn thể phường, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy định. Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với cán bộ tín dụng, Tổ trưởng Tổ TK&VV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.3.2. Đối với Ngân hàng  Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ công khai để lựa chọn những hộ vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không đúng đối tượng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn sai mục đích.  Cán bộ tín dụng cần thẩm định kĩ lưỡng về các dự án xin vay, tính hiệu quả của dự án. Sau đó cần tiếp tục theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kì về tình hình sử dụng vốn, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn sao cho hiệu quả, tránh lãng phí.  NHCSXH phải phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn để kiểm tra tình hình sử dụng vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất nhằm có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.  Đi đôi với việc tạo điều kiện cho các hộ nghèo trong việc vay vốn, cần phải có các chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp họ quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Có các biện pháp hỗ trợ vốn và lãi suất khi các hộ gặp rủi ro trong sản xuất, tạo cơ hội cho họ tiếp tục sản xuất và lấy lại nguồn vốn. Đồng thời sẵn sàng tăng lượng vốn vay đối với các dự án hoạt động hiệu quả.  Nâng cao chất lượng nâng cao hoạt động các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV. Tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộ nghèo. 3.3.3. Đối với hộ nghèo  Trước khi vay vốn, các hộ nghèo phải lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch, dự trù vốn có khả quan và cần lựa chọn các phương án sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời, mang lại thu nhập khi đầu tư. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 77  Cần tiến hành sản xuất ngay khi đã hội tụ đủ các điều kiện thích hợp, tránh tình trạng vốn nhàn rỗi, ứ đọng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất lượng vốn sử dụng sai mục đích. Điều này sẽ góp phần tăng lượng vốn thực tế đầu tư cho các phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của các phương án đầu tư và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Mỗi hộ cần phải tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt mang lại hiệu quả cao.  Các hộ nghèo vay vốn nên tham gia các tổ chức, hội, đoàn thể sẽ tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên, cùng giúp nhau sử dụng vốn hiệu quả hơn. Góp phần vào việc phát triển kinh tế của hộ nói riêng và trong phạm vi toàn huyện nói chung.  Các hộ nghèo phải tự vận động, tìm kiếm các đối tác, các cơ hội làm ăn thông qua các chương trình tập huấn của địa phương để tiếp thu công nghệ mới các loại giống có năng suất cao, không nên trông chờ, ỷ lại nguồn vốn của nhà nước. Có như vậy mới đối diện được với cơ chế thị trường, tìm ra các phương thức kinh doanh phù hợp với khả năng của mình. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ đề tài “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”, luận văn của tôi đã phân tích được khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, đồng thời đã phân tích được tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Từ đó đã đưa ra những giải pháp giúp hộ nghèo nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích ở trên tôi xin rút ra một số kết luận sau:  NHCSXH huyện Quế Sơn giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho hộ nghèo trên địa bàn, đã hạn chế được tình trạng người nghèo phải đi vay vốn tư nhân với lãi suất cao. Các hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng phục vụ. Với các hình thức cho vay ngày càng đa dạng, các chương trình cho vay ngày càng mở rộng và tăng cường. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo tiếp cận ngày càng tốt hơn nguồn vốn vay, giúp họ sử dụng vốn hiệu quả hơn.  Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo tại địa phương là tương đối tốt, hầu hết các hộ nghèo đều được vay vốn tại Ngân hàng, được vay theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của hộ về mức vay, mức lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay còn thấp so với nhu cầu vốn của người dân. Vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa được tiếp cận nguồn vốn vay, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục huy động vốn để phân bổ cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn.  Đa số các hộ vay vốn sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đã sử dụng đúng mục đích xin vay. Nhờ vào nguồn vốn vay sản xuất cùng với những nỗ lực của bản thân mà nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vốn vay sử dụng sai mục đích vẫn còn tồn tại, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo, cần nhanh chóng khắc phục. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 79  Ý thức trả nợ vay của các hộ nghèo là tương đối lớn, trừ một số trường hợp chai lì, hoặc do quá trình sản xuất gặp rủi ro, sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng.  Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tại Ngân hàng, Cùng Ngân hàng, đã hướng dẫn các hộ nghèo sử dụng vốn vay hợp lí và hiệu quả hơn. Tuy nhiên các chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng đa số các hộ nghèo chưa nắm rõ. Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cần có biện pháp để hộ nghèo tiếp cận kịp thời những thông tin từ Nhà nước và Ngân hàng. 2. KIẾN NGHỊ Để hoạt động tín dụng của NHCSXH đạt được nhiều hiệu quả hơn nữa, các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận những món vay với quy mô lớn hơn, sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn, trong phạm vi của đề tài, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể  UBNN huyện, xã cần quán triệt trong nội bộ và nhân dân nhận thức được NHCSXH chính là công cụ quan trọng của các cấp chính quyền trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, cần có trách nhiệm và tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động thông qua công tác huy động và cho vay vốn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.  UBNN kết hợp với các tổ chức đoàn thể huyện để rà soát và tìm hiểu vì sao còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được vốn tín dụng của NHCSXH để có hướng xử lý, trường hợp cần thiết báo cáo cho Ban đại diện NHCSXH huyện xem xét giải quyết.  Kết hợp với các cán bộ tín dụng của Ngân hàng về việc thẩm định, kiểm tra quá trình vay vốn, giúp cán bộ của Ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc trốn nợ.  Cần có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế qua từng thời kì phù hợp với địa phương. Nhằm khai thác tối đa các tiềm lực phục vụ cho sự phát triển của địa phương.  Cần có sự quan tâm, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động nghành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển nhiều ngành nghề góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 80  Đối với các tổ chức đoàn thể: Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải xem mình là cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để Ngân hàng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn huyện. Các tổ chức đoàn thể nhận vốn ủy thác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay và xử lý nợ quá hạn; kiên quyết thu nợ đối với các trường hợp nợ đến hạn và có khả năng trả nhưng không chịu trả nợ, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo được gia hạn nợ khi đến hạn vì những nguyên nhân khách quan đã quy định. 2.2. Đối với Ngân hàng  Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa Ngân hàng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn huyện.  Định kì hàng tháng, Phòng giao dịch NHCSXH báo cáo UBNN huyện, xã và các thành viên HĐQT NHCSXH cấp huyện về nợ quá hạn để có hướng kịp thời xử lý.  Cần kiểm tra chặt chẽ số lượng thành viên trong tổ TK&VV để xem xét cho vay; rút ngắn thời gian làm thủ tục, bình chọn xét cho vay ở tổ TK&VV và xác nhận của UBNN cấp xã trước khi được NHCSXH giải ngân.  Đối với cán bộ Ngân hàng, tăng cường tập huống nghiệp vụ để nâng cao kĩ năng làm việc, tiếp cận gần gũi với khách hàng hơn nữa, hướng dẫn họ từ các thủ tục vay vốn đến cách sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả.  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của các hộ vay, kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót, hỗ trợ các hộ sản xuất khi gặp khó khăn.  Tiếp tục huy động vốn nhàn rỗi, tiết kiệm. Mở rộng chương trình cho vay và đối tượng vay, quan tâm đến các nghành nghề phi nông nghiệp. 2.3. Đối với các hộ nghèo  Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ, cũng như khả năng sinh lời. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN 81  Cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, trung thực, không nên vay vốn làm những mục đích không chính đáng. Cần đáp ứng đủ vốn theo từng thời kì sản xuất, tránh tình trạng sản xuất dở dang vì thiếu vốn.  Phải hoàn trả vốn đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi tạo điều kiện để Ngân hàng quay nhanh vòng vốn cho lần sau, không nên có thái độ chai lì, ỷ lại.  Trường hợp nếu gặp rủi ro trong sản xuất, không thể hoàn trả nợ đúng thời hạn vay thì phải làm đơn gia hạn nợ kịp thời, trường hợp đặc biệt có thể xin khoanh nợ để có biện pháp khắc phục kịp thời.  Bản thân hộ nghèo phải tự học hỏi, tìm tòi, nâng cao khả năng hiểu biết để biết cách sử dụng nguồn vốn vay sao cho hiệu quả hơn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN iii TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Tiền tệ - Ngân hàng”, TS. Nguyễn Đăng Dờn, TS. Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, TS. Trần Xuân Hương, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, NXB TPHCM, 2001. 2. Trần Nam Bình, Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Nguyễn Tiến Triển, Làm gì cho nông thôn Việt Nam, NXB TPHCM, 2003. 3. PGS, TS Phùng Thị Hồng Hà, Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, ĐH Kinh tế Huế. 4. Nguyễn Quang Phục, Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, ĐH Kinh tế Huế. 5. Báo cáo tổng kết cuối năm 2008 - 2010 của chi nhánh NHCSXH huyện Quế Sơn. 6. Niên giám thống kê huyện Quế Sơn năm 2008 - 2010. 7. UBNN huyện Quế Sơn, Báo cáo tình hình nghèo đói của huyện năm 2008 - 2010. 8. UBNN huyện Quế Sơn, Tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2008 - 2010. 9. Một số luận văn tốt nghiệp của các khóa trước. 10. Website : www.vietnamnet.vn, www.tailieuhay.vn, www.orgviet.gov.vn, www.fao.org.vn 11. Một số tài liệu khác. Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN iii PHỤ LỤC Phụ lục 1 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thu_tuc_giay_to_q uy_trinh_cho_vay 90 3.27 .969 .102 One-Sample Test Test Value = 2 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thu_tuc_giay_to_q uy_trinh_cho_vay 12.399 89 .000 1.267 1.06 1.47 Statistics Thu_tuc_giay_to_quy_trinh_cho_vay N Valid 90 Missing 0 Thu_tuc_giay_to_quy_trinh_cho_vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat phuc tap 6 6.7 6.7 6.7 Phuc tap 8 8.9 8.9 15.6 Binh thuong 39 43.3 43.3 58.9 Don gian 30 33.3 33.3 92.2 Rat don gian 7 7.8 7.8 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN iii Phụ lục 2 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Lai_suat_cho_vay 90 2.84 .394 .042 One-Sample Test Test Value = 2 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lai_suat_cho_vay 20.328 89 .000 .844 .76 .93 Statistics Lai_suat_cho_vay N Valid 90 Missing 0 Lai_suat_cho_vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Thap 15 16.7 16.7 16.7 Binh thuong 74 82.2 82.2 98.9 Cao 1 1.1 1.1 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN iv Phụ lục 3 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thai_do_cua_can _bo_tin_dung 90 3.04 .652 .069 One-Sample Test Test Value = 2 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thai_do_cua_can _bo_tin_dung 15.199 89 .000 1.044 .91 1.18 Statistics Thai_do_cua_can_bo_tin_dung N Valid 90 Missing 0 Thai_do_cua_can_bo_tin_dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Binh thuong 17 18.9 18.9 18.9 Nhiet tinh 52 57.8 57.8 76.7 Rat nhiet tinh 21 23.3 23.3 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN v Phụ lục 4 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Dieu_kien_vay_von 90 3.64 .754 .079 One-Sample Test Test Value = 3 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Dieu_kien_vay_von 8.106 89 .000 .644 .49 .80 Statistics Dieu_kien_vay_von N Valid 90 Missing 0 Dieu_kien_vay_von Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kho khan 7 7.78 7.8 7.8 Binh thuong 26 28.89 28.9 36.7 Thuan loi 49 54.45 54.4 91.1 Rat thuan loi 8 8.8 8.9 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN vi Phụ lục 5 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thoi_han_vay 90 2.74 .572 .060 One-Sample Test Test Value = 2 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thoi_han_vay 12.346 89 .000 .744 .62 .86 Statistics Thoi_han_vay N Valid 90 Missing 0 Thoi_han_vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ngan 29 32.2 32.2 32.2 Binh thuong 55 61.1 61.1 93.3 Dai 6 6.7 6.7 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN vii Phụ lục 6 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Muc_cho_vay 90 2.79 .711 .075 One-Sample Test Test Value = 2 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Muc_cho_vay 10.526 89 .000 .789 .64 .94 Statistics Muc_cho_vay N Valid 90 Missing 0 Muc_cho_vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat thap 4 4.4 4.4 4.4 Thap 22 24.4 24.4 28.9 Binh thuong 53 58.9 58.9 87.8 Cao 11 12.2 12.2 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN viii Phụ lục 7 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Dia_diem_giao_dich 90 3.92 .707 .074 One-Sample Test Test Value = 3 T df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Dia_diem_giao_dich 12.379 89 .000 .922 .77 1.07 Statistics Dia_diem_giao_dich N Valid 90 Missing 0 Dia_diem_giao_dich Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Binh thuong 26 28.9 28.9 28.9 Thuan loi 45 50.0 50.0 78.9 Rat thuan loi 19 21.1 21.1 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN ix Phụ lục 8 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thong_tin_ve_cac_chu ong_trinh_vay_von 90 2.5000 .54567 .05752 One-Sample Test Test Value = 2 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thong_tin_ve_cac_chu ong_trinh_vay_von 8.693 89 .000 .50000 .3857 .6143 Statistics Thong_tin_ve_cac_chuong_trinh_vay_von N Valid 90 Missing 0 Thong_tin_ve_cac_chuong_trinh_vay_von Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kho nam bat 2 2.2 2.2 2.2 Binh thuong 41 45.6 45.6 47.8 De nam bat 47 52.2 52.2 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN x Phụ lục 9 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Thoi_gian_tu_khi_n op_don_den_khi_n han_tien_vay 90 1.5333 .69022 .07276 One-Sample Test Test Value = 2 T Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thoi_gian_tu_khi_n op_don_den_khi_n han_tien_vay -6.414 89 .000 -.46667 -.6112 -.3221 Statistics Thoi_gian_tu_khi_nop_don_den_khi_nhan_tien_vay N Valid 90 Missing 0 Thoi_gian_tu_khi_nop_don_den_khi_nhan_tien_vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Lau 52 57.8 57.8 57.8 Binh thuong 28 31.1 31.1 88.9 Nhanh 10 11.1 11.1 100.0 Total 90 100.0 100.0 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xi TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ Tên người phỏng vấn : Nguyễn Hà Nguyên Ngày điều tra : ........../........../.......... I. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn 1. Tên người được phỏng vấn : ........................................................................ 2. Địa chỉ : Xã.........................Huyện........................Tỉnh................................ 3. Giới tính : ..................................................................................................... 4. Năm sinh : .................................................................................................... 5. Trình độ văn hóa : cấp: ................................................................................. 6. Nghề nghiệp : ............................................................................................... II. Thông tin về hộ gia đình 1. Tổng số thành viên trong hộ gia đình : ............................................(Người) 2. Trong đó : ................................(Nam) và .............................................(Nữ) 3. Số lao động : ...............................................................................(Lao động) 4. Diện tích đất đai của hộ năm 2010 Đơn vị tính : m2 Chỉ tiêu Tổng số Hình thức Giao khoáng Đấu thầu Thuê mướn 1. Nhà ở và vườn tạp 2.Đất trồng cây hàng năm 3.Đất trồng cây lâu năm, ăn quả 4. Đất mặt nước, ao hồ 5. Đất lâm nghiệp 6. Đất khác Tổng diện tích Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xii 5. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ) Ghi chú 1. Gia súc Con 2. Gia cầm Con 3. Máy cày Chiếc 4. Máy gặt Cái 5. Máy bơm nước Cái 6. Bình phun thuốc Cái 7.Tư liệu SX khác 1000đ 6. Tình hình nhà ở  Kiên cố  Bán kiên cố  Tạm bợ III. Tình hình vay vốn 1. Gia đình ông (bà) có phải là thành viên của các tổ chức/nhóm tín dụng không?  Có  Không 2. Nếu có thì ông (bà) tham gia tổ chức/nhóm tín dụng nào?  Qũy tín dụng nhân dân  Hội phụ nữ  Hội cựu chiến binh  Hội nông dân  Đoàn thanh niên  Khác........... 3. Để là thành viên của hội thì dể hay khó, hay bình thường?  Dể  Khó  Bình thường 4. Ông(bà) có tham gia vay vốn tại NHCSXH huyện không?  Có  KhôngĐại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xiii 4.1. Nếu có thì Chương trình vay Năm vay Số tiền vay (1000đ) Số tiền thực tế được vay (1000đ) Lãi suất (%) Thời hạn vay (tháng) Mục đích vay Đã trả (1000đ) Nợ trong hạn (1000đ) Nợ quá hạn (1000đ) Nguyên nhân nợ quá hạn 4.2. Nếu không vay thì lý do vì sao? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................................... IV. Đánh giá của hộ thông qua những chỉ tiêu sau 1. Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay như thế nào ? 1.Rất phức tạp 2.Phức tạp 3. Bình thường 4. Đơn giản 5. Rất đơn giản Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1.Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay 2. Điều kiện được vay vốn và địa điểm giao dịch như thế nào? 1.Rất khó khăn 2.Khó khăn 3.Bình thường 4. Thuận lợi 5. Rất thuận lợi Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1.Điều kiện được vay 2.Địa điểm giao dịch 3.Thái độ của các cán bộ tín dụng như thế nào? 1.Không nhiệt tình 2. Bình thường 3. Nhiệt tình 4. Rất nhiệt tình Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xiv Chỉ tiêu 1 2 3 4 1.Thái độ của cán bộ tín dụng 4. Mức cho vay và lãi suất cho vay như thế nào? 1.Rất thấp 2. Thấp 3. Bình thường 4.Cao 5. Rất cao Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1. Mức cho vay 2. Lãi suất cho vay 5. Thời hạn cho vay như thế nào? 1.Rất ngắn 2.Ngắn 3. Bình thường 4. Dài 5. Rất dài Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1.Thời hạn cho vay 6.Thông tin về các chương trình cho vay như thế nào? 1. Khó nắm bắt 2. Bình thường 3. Dể nắm bắt Chỉ tiêu 1 2 3 1.Thông tin về chương trình cho vay hộ nghèo 7. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay như thế nào? 1. Lâu 2. Bình thường 3. Nhanh Chỉ tiêu 1 2 3 1.Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay V. Tình hình sử dụng vốn vay 1. Mục đích sử dụng vốn vay  Trồng trọt  Chăn nuôi  Trồng rừng  Kinh doanh, buôn bán  Nuôi trồng thủy sản  Phát triển các nghành nghề thủ công  Con ăn học  Xuất khẩu lao động  Xây dựng nhà ở  Xây dựng công trình VS&NSMT  Lĩnh vực khác ................................................................................. 2. Vốn đầu tư cho từng lĩnh vực (1000đ) - Trồng trọt :...................................................................................................... - Chăn nuôi : ..................................................................................................... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xv - Nuôi trồng thủy sản :....................................................................................... - Kinh doanh, buôn bán : .................................................................................. - Trồng rừng :.................................................................................................... - Phát triển các nghành nghề thủ công:............................................................. - Xuất khẩu lao động ........................................................................................ - Cho con ăn học : ............................................................................................ - Xây dựng nhà ở : ............................................................................................ - Xây dựng công trình vệ sinh : ........................................................................ - Lĩnh vực khác : .............................................................................................. 3. Ông (bà) nhận thấy có sự thay đổi tích cực nào sau khi vay vốn  Thu nhập  Cơ sở vật chất  Niềm tin cuộc sống VI. Nguyện vọng của các hộ điều tra 1. Ông( bà) có nhu cầu vay vốn chương trình hộ nghèo trong thời gian tới không?  Có  Không 2. Số vốn ông(bà) có nhu cầu vay trong thời gian tới : .......................(1000đ) 3. Trong lần vay tới, ông(bà) vay nhằm mục đích gì?  Trồng trọt  Chăn nuôi  Trồng rừng  Nuôi trồng thủy sản  Kinh doanh, buôn bán  Phát triển các nghành nghề thủ công  Con ăn học  Xuất khẩu lao động  Xây dựng nhà ở  Xây dựng công trình VS&NSMT  Lĩnh vực khác .............................................................................. VII. Ý kiến của các hộ điều tra Xin ông(bà) cho biết những khó khăn của gia đình hiện nay, và những mong muốn trong thời gian đến khi vay vốn tại NHCSXH huyện Quế Sơn ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................. CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CHÂN THÀNH CỦA ÔNG (BÀ) ! Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hà Nguyên – K41B KTNN xvi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN Kính gửi : Trường Đại Học Kinh Tế Huế Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam xác nhận sinh viên Nguyễn Hà Nguyên, lớp K41B – KTNN, Khoa Kinh Tế & Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế đã đến thực tập tại cơ quan trong thời gian từ ngày 20/1/2011 đến ngày 20/4/2011. Đề tài : “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn”. Trong quá trình thực tập, sinh viên Nguyễn Hà Nguyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có kế hoạch thực tập khoa học và hợp lý, chấp hành tốt nội quy của cơ quan, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Tuy bản thân còn nhiều hạn chế về thực tiễn nhưng nhìn chung từ công việc đến tư cách, tác phong của sinh viên Nguyễn Hà Nguyên là tốt. Quế Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn GIÁM ĐỐC Đại học Kin h tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_kha_nang_tiep_can_nguon_von_va_tinh_hinh_su_dung_von_vay_cua_cac_ho_ngheo_tai_ngan_hang_ch.pdf
Luận văn liên quan