Phân tích khách thể của quan hệ pháp luật lao động

Quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là tương quan pháp lý giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Tương quan này được điều chỉnh bởi các quy định của luật lao động. Cũng như bất kì quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật nào, quan hệ pháp luật lao động cũng chứa ba thành phần cấu tạo cơ bản là: chủ thể của quan hệ, khách thể của quan hệ và nội dung của quan hệ. Trong phạm vi bài tập này em xin làm rõ khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động (quan hệ pháp luật lao động).

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khách thể của quan hệ pháp luật lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là tương quan pháp lý giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Tương quan này được điều chỉnh bởi các quy định của luật lao động. Cũng như bất kì quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật nào, quan hệ pháp luật lao động cũng chứa ba thành phần cấu tạo cơ bản là: chủ thể của quan hệ, khách thể của quan hệ và nội dung của quan hệ. Trong phạm vi bài tập này em xin làm rõ khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động (quan hệ pháp luật lao động). Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình. Như vậy khách thể thường được hiểu là cái nằm ngoài, độc lập với chủ thể. Tuy nhiên khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là sức lao động không phải là cái tồn tại độc lập, biệt lập với các bên tham gia quan hệ lao động. Đối với mối quan hệ lao động, các chủ thể thiết lập một quan hệ xã hội-pháp lí nhằm thực hiện mục tiêu trao đổi, cụ thể là mua bán hàng hóa hóa sức lao động. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại bên trong cơ thể con người, nó được vận dụng vào quá trình lao động, sản xuất. Sức lao động là đại lượng vật chất, có thật, có giá trị nhưng vô hình. Chính vì vậy về mặt bản chất, các bên của quan hệ lao động không thực hiện việc mua, bán sức lao động mà là đang mua bán một đại lượng vât chất khác, giống như mua bộ bàn ghế do người lao động sản xuất ra. Có thể không có sự đánh giá hay hình dung một cách đầy đủ về sức lao động nhưng chắc chắn đó là đối tượng của một quan hệ trao đổi. Vì vậy theo cách hiểu thông thường thì sức lao động chính là khách thể của quan hệ lao động. Tuy nhiên điều đặc biệt là ở chỗ chỉ có bản thân người lao động mới có thể bán sức lao động của mình, bởi vì, sức lao động gắn kiền với cơ bắp, trí não, những giá trị vật chất và giá trị nhân thân của từng người, nó tồn tại trong chính bản thân người lao động Về biểu hiện của quá trình thực hiện quan hệ lao động: Trong quan hệ pháp luật lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động đều hướng tới một mục tiêu là sức lao động. Người sử dụng lao động hướng tới với mục đích là “mua” được sức lao động còn người lao động hướng tới với mục đích là “bán” được sức lao động của mình. Người lao động bán đi sức lao động của mình không phải bằng cách dùng tay hoặc các phương tiện khác chuyển cho người sử dụng lao động sức lao động của mình mà phải làm việc để chuyển giao sức lao động đó. Người lao động không chỉ làm việc theo nghĩa thông thường mà là lao động với tất cả tâm trí, kĩ năng, tình cảm, trách nhiệm của mình. Ngược lại, người sử dụng lao động không thể dùng các công cụ, phương tiện để nhận sức lao động từ người lao động như các hàng hóa khác. Người sử dụng lao động cũng không thể nhận trực tiếp hàng hóa sức lao động đó mà phải thực hiện hành vi này một cách gián tiếp đó là việc bàn giao công việc, tổ chức quản lý người lao động. Chính hai mục tiêu trái ngược mà người lao động và người sử dụng lao động cùng hướng tới trong quan hệ lao động đã đặt các bên trong một mối quan hệ, buộc các bên phải thống nhất trong cách hành xử. Đó chính là một trong những biểu hiện quan trọng và tiêu biểu về tính triết học của quan hệ lao động. Do mục tiêu khác nhau nên sự hướng tới khách thể của người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau. Người lao động hướng tới khách thể tức là hướng tới sức lao động của chính bản thân mình. Muốn có sức lao động tốt, người lao động phải bồi bổ cơ thể, siêng năng học hành, chịu khó rèn luyện tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Người lao động mong muốn bán được sức lao động với giá cao, có môi trường làm việc tốt để chuyển giao sức lao động một cách thuận lợi. Còn người sử dụng lao động cũng hướng tới sức lao động của người lao động thông qua hành vi quan tâm đến số lượng và chất lượng sức lao động mà người lao động chuyển giao cho họ. Vì vậy, trước khi tuyển người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động có sự đánh giá, phân loại đối tượng để tìm được đối tác thích hợp cho quá trình lao động. Sau khi đã có lực lượng lao động, người sử dụng lao động tiếp tục giám sát quá trình chuyển giao sức lao động của người lao động. Trong quan hệ lao động cả hai bên đều không hướng tới cái khác ngoài sức lao động của người lao động, nhưng sức lao động của người lao động không phải lúc nào cũng là cái mà các bên trong quan hệ lao động hướng tới và thời điểm hướng tới đó luôn được xác định. Chỉ khi sức lao động được chuyển giao, được đưa vào quá trình lao động thì mới trở thành khách thể của quá trình lao động. Có thể thấy rằng sức lao động là khách thể đặc biệt của quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ trước đến nay, đây luôn là một trong những vấn đề khoa học hấp dẫn bởi vì đó là vấn đề khoa học khá đặc biệt. Xung quanh khách thể của quan hệ pháp luật lao động luôn có nhiều vấn đề được đặt ra đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm hiểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khách thể của quan hệ pháp luật lao động.doc