Phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

I. LỜI MỞ ĐẦU: Ngày nay, hoạt động mua bán hang hóa tương lai đã và đang rất sôi động, trở thành một phần của hoạt động Thương mại. Có thể thấy, sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và cũng là một phương thức để kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. Các trung tâm tài chính lớn vẫn hang ngày hàng giờ diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa tương lai như: NewYork, Chicago, London, Hongkong, Tokyo Tại Việt Nam, khái niệm mua bán hàng hóa tương lai lần đầu được đề cập tại Luật Thương mại 2005, với tên gọi là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Các quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch được thực hiện thong qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán. Trong bài tập này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn thong qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Về bản chất, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng nó được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt buộc về điều kiện giao sau và biện pháp bảo đảm, phù hợp với đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch theo Luật Thương mại chỉ là một bộ phận của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai theo ý nghĩa đầy đủ của khái niệm pháp lý này

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Ngày nay, hoạt động mua bán hang hóa tương lai đã và đang rất sôi động, trở thành một phần của hoạt động Thương mại. Có thể thấy, sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và cũng là một phương thức để kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. Các trung tâm tài chính lớn vẫn hang ngày hàng giờ diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa tương lai như: NewYork, Chicago, London, Hongkong, Tokyo… Tại Việt Nam, khái niệm mua bán hàng hóa tương lai lần đầu được đề cập tại Luật Thương mại 2005, với tên gọi là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Các quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch được thực hiện thong qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán. Trong bài tập này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn thong qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Về bản chất, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng nó được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt buộc về điều kiện giao sau và biện pháp bảo đảm, phù hợp với đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch theo Luật Thương mại chỉ là một bộ phận của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai theo ý nghĩa đầy đủ của khái niệm pháp lý này. Cần phải xác định rõ hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai nào là trong hoạt động Thương mại, do luật Thương mại điều chỉnh, ví dụ: hợp đồng giao sau nông sản, nguyên nhiên liệu thô như nhãn lồng Hưng Yên là hợp đồng mua bán trong hoạt động thương mại; còn những hợp đồng mua bán lãi suất, chứng khoán… thì không áp dụng các quy định về mua bán hàng hóa trong luật thương mại, mà áp dụng theo luật chứng khoán… Với tính chất đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hàng hóa tương lai, Luật Thương mại 2005 đã quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là: hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên ngoài những đặc điểm của hợp đồng mua bán nói chung như mục đích nhằm kinh doanh, chủ thể là bên mua và bên hàng hóa, đối tượng là hàng hóa…thì hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn có những đặc điểm riêng sau: - Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hợp đồng song vụ, theo đó các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Trong hợp đồng kì hạn, bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thỏa thuận trước; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai. Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền được mua hoặc quyền được bán hàng hóa có nghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định và có quyền chọn mua hoặc chọn bán hàng hóa tại thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận, bên bán quyền có quyền nhận tiền và phải thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết với bên mua. - Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là những hàng hóa tương lại, chưa hiện hữu tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán. Hàng hóa tương lai mua bán qua sở giao dịch, trên thực tế thường là những loại hàng có lượng cung cầu lớn và thường xuyên biến động. Theo Điều 68 Luật Thương mại, danh mục hàng hóa tương lai được mua bán qua sở giao dịch do Bộ trưởng bộ Thương mại quy định. Theo quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/8/2010 ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa có 8 loại hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa, bao gồm: Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in; Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa… - Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai được giao kết và thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Việc mua bán qua sở giao dịch hàng hóa giúp các nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng thuận lợi để lựa chọn đối tác của mình. Cơ chế giám sát trong sở giao dịch hàng hóa là điều kiện quan trọng đảm bảo hợp đồng được thực hiện hiệu quả. Trong sở giao dịch còn có thể xuất hiện nhiều chủ thể làm trung gian cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai, như phòng thanh toán bù trừ, người môi giới mua hàng hóa…Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì phòng thanh toán bù trừ sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư, còn trong trường hợp các bên thi hành hợp đồng thì phòng thanh toán sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do Sở giao dịch quy định. III. KẾT LUẬN: Thông qua tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có thể thấy những đặc thù riêng của loại hình hợp đồng này. Hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch đang ngày càng phát triển và đã trở thành một phương thức hữu hiệu cho các nhà đầu tư trong kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bài tập TM2.T1-10 - nguồn trích dẫn từ: “ Bộ bài tập Luật Thương mại của Bộ môn Luật Thương mại- Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Thương mại ( tập 2), Nguyễn Văn Tý ( chủ biên)- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội,2006; Luật Thương mại 2005;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.doc