Phân tích khái niệm và đắc điểm của trách nhiệm hành chính

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ xã hội pháp sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính là một nội dung quan trọng của quan hệ pháp luật hành chính, nhưng không phải ai cũng hết được ý nghĩa của nôi dung này. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một khía cạnh quan trọng của trách nhiệm hành chính: khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật đó.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khái niệm và đắc điểm của trách nhiệm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ xã hội pháp sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính là một nội dung quan trọng của quan hệ pháp luật hành chính, nhưng không phải ai cũng hết được ý nghĩa của nôi dung này. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một khía cạnh quan trọng của trách nhiệm hành chính: khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật đó. Trách nhiệm pháp lý bao gồm những loại khác nhau. Hầu như, mỗi ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau đều có quy định về trách nhiệm pháp lý đối với những trường hợp vi phạm thuộc các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự,… Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hành chính được đặt ra đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiên một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật quản lý nhà nước mà không phải tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Việc xử phạt hành chính là hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm hành chính phải chịu đối với hành vi vi phạm hành chính của mình, Do vậy, trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gánh chịu. 2. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm mang tính chất chung của trách nhiệm pháp lý: có cơ sở là vi phạm pháp luật; là sự thể hiện thái độ của nhà nước đối với chủ thể vi phạm; nó luôn mang tính bất lợi (về nhân than, tài sản và các thiệt hại khác do pháp luật quy định) đối với chủ thể phải gánh chịu; là nghĩa vụ đặc biệt, chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật. Với trách nhiệm hành chính, những vi phạm pháp luật là các vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, trách nhiệm hành chunhs còn có những đặc điểm nổi bật sau: * Thứ nhất : Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.   Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho việc truy cứu. Về cơ sở thực tiễn thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Về cơ sở pháp lý, đó là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ việc đó. Vì thế, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì cần phải xác định cụ thể họ có thực hiện việc vi phạm hành chính trên thực tế hay không. Trách nhiệm hành chính không được đặt ra đối với tổ chức, cá nhân không vi phạm hành chính. Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó.   Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra quyết định buộc các chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính, đó là những biện pháp buộc những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự do.   Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu: Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để chứng minh được họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính và biện pháp chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có mục đích phạt vi phạm.   Có thể thấy được rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan. Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá nhân đã thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối với họ trong trường hợp này.  Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức, cá nhân) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm hình sự (chỉ cá nhân phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự).  * Thứ hai: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.   Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nướcmà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước các chủ thể khác. Từ đặc điểm này mà ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự (Vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ thể có vai trò đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của bên vi phạm đối bên bị vi phạm). * Thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.  Cụ thể: Pháp luật hành chính của nước ta đã quy định cụ thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những người được trao thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những người có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho Thẩm phán Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng pháp luật các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo thủ tục hành chính do pháp luật hành chính quy định . Khi tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian của sự việc…Như vậy thì mới đảm bảo việc có đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. 3. Mục đích, ý nghĩa của việc xác định và truy cứu trách nhiệm hành chính. Việc quy định và truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trước hết nhằm mục đích buộc họ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính do hành vi vi phạm hành chính của họ gây ra. Thông qua những biện pháp trường phạt, nhà nước còn nhằm mục đích cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm hành chính, ngăn ngừa sự tái diễn vi phạm, đảm bảo quan hệ pháp luật hành chính được tôn trọng và thực hiện. Bên cạnh đó, còn nhằm mục đích răn đe những chủ thể khác, khiến họ kiềm chế tránh khỏi vi phạm hành chính, giáo dục ý thức tôn trọng, tự giác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hành chính; là mọi người tin tưởng pháp luật, tích cực đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, hạn chế, loại trừ những vi phạm khỏi đời sống xã hội; nhờ vậy mà kỉ cương, pháp chế nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà nước, của công dân được tôn trọng và đảm bảo thực hiện, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội được điều chỉnh đúng hướng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. C. KẾT LUẬN Tóm lại, từ sự phân tích một cách cụ thể về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính ở trên góp phần giúp chúng ta có thể hiểu thêm về một trách nhiệm pháp lý mới trong tổng thể trách nhiệm pháp lý của pháp luật Việt Nam , đó là trách nhiệm hành chính. Đồng thời, nó cũng tạo ra căn cứ lý luận và khoa học để chúng ta có thể phân biệt được với các trách nhiệm pháp lý khác đang cùng tồn tại song song với trách nhiệm hành chính. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 2009. 2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. 3. Trang tìm kiếm thông tin: www. Google.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khái niệm và đắc điểm của trách nhiệm hành chính (8 điểm).doc
Luận văn liên quan