Phân tích mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước

Trong giai đoạn hiện nay, quản lí hành chính nhà nước một cách khoa học, hiệu quả càng trở nên bức thiết để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó đặt ra yêu cầu về tính linh hoạt, sáng tạo đối với các chủ thể quản lí; trong đó việc áp dụng kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (dựa trên sự xem xét mối liên hệ giữa chúng) vào quản lí hành chính nhà nước đóng vai trò to lớn đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời với đó là quá trình nâng cao mức sống, văn hóa và ý thức pháp luật của nhân dân; sẽ dẫn đến thu hẹp môi trường áp dụng các biện phương pháp cưỡng chế. Thay thế vào đó là những hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát động phong trào thi đua, nêu gương điển hình Song điều này chỉ được thực hiện trên những điều kiện chín muồi.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm Trên thực tế có hai khả năng tác động đến nhận thức và hành vi của con người trong quản lí; đó là khả năng sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác và khả năng sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết. Từ đó có thể thấy trong quản lý hành chính phải kể đến vai trò không thể thiếu của hai phương pháp quản lý là thuyết phục và cưỡng chế. Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Đó là các hoạt động của Nhà nước như thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật, nêu gương nhằm tạo ra một ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật… Cưỡng chế là những biện pháp có tính chất bắt buộc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật qui định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân. Như việc ban hành các quyết định, những qui định làm cơ sở cho việc ban hành những quyết định cưỡng chế và áp dụng những biện pháp có tính chất bắt buộc đó. II. Phân tích mối liêm hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta, xuất phát từ tính nhân dân của nhà nước ta, từ vấn đề cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, từ yếu tố truyền thống lịch sử dân tộc mà biện pháp thuyết phục được lấy làm biện pháp chủ yếu được áp dụng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng trong quản lí hành chính nhà nước chúng ta chỉ cần áp dụng các biện pháp thuyết phục mà thôi. Bởi lẽ trong xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật trong một bộ phận công dân, những nhân viên nhà nước…Hơn nữa cần phải tính đến những hoạt động phá hoại, thù địch của thế lực phản động đang tìm mọi cách phá hoại trật tự quản lí nhà nước, xâm hại an ninh quốc gia. Vì vậy, phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có nghĩa là trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta cần thiết phải có sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Trong sự kết hợp này cần phải tuân theo tư tưởng chỉ đạo trước hết phải thuyết phục và luôn luôn lấy thuyết phục làm chính, còn biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi thuyết phục không có hiệu quả. Để chứng minh cho sự cần thiết của việc kết hợp giữa hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước, chúng ta xem xét mối liên hệ giữa hai phương pháp này trên các nội dung sau: Thứ nhất: Để đạt được mục đích cuối cùng là bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ quản lí thì phải sử dụng các phương pháp quản lí tương ứng. Những nhiệm vụ quản lí được thực hiện bằng cách ban hành những quyết định ở các cấp khác nhau. Những quyết định này được thực hiện hoặc trên cơ sở khuyến khích hoặc trên cơ sở những chỉ thị có tính chất bắt buộc. Thứ hai: Để thi hành quyết định quản lí nào đó có thể sử dụng những phương tiện cưỡng chế nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng những phương tiện cưỡng chế để thi hành một quyết định hành chính tương ứng nào đó. Việc sử dụng phương tiện cưỡng chế không có ý nghĩa khi có khả năng đảm bảo thực hiện quyết định thông qua thuyết phục. Do đó, không thể chỉ áp dụng riêng mỗi biện pháp cưỡng chế trong việc thi hành một quyết định quản lí hành chính được. Thứ ba: Trong thực tế, chúng ta cũng thấy rằng, phương pháp thuyết phục và cưỡng chế không thể hiện một cách độc lập mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra những quyết định bắt buộc thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn, vận động; nếu công tác vận đông, giải thích, hướng dẫn không đạt được kết quả thì lúc đó mới cần đến các biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế; do đó cũng không thể chỉ áp dụng mỗi phương pháp thuyết phục khi đối tượng quản lí không có ý thức tự giác thực hiện hay không thể thuyết phục được nữa. Thứ tư: Trong trường hợp những đối tượng có liên quan tự giác thực hiện quyết định đơn phương của chủ thể quản lí hành chính nhà nước thì lúc đó việc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng không có ý nghĩa khi không có đối tượng để cưỡng chế. Nghĩa là quyết định hành chính nhà nước trong trường hợp này không còn phải đảm bảo bằng cưỡng chế. Cho nên, cả hai biện pháp thuyết phục và cưỡng chế có thể xem như thay thế nhau một cách linh động, tùy vào từng trường hợp, tình huống cụ thể. Thứ năm: Biện pháp thuyết phục và biện pháp cưỡng chế không chỉ khác nhau về bản chất mà còn khác nhau ở cách thức qui định chúng. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến sự cần thiết phải hành động bất chấp nguyện vọng của người thực hiện nên pháp luật cố gắng xác định giới hạn của nó. Còn các biện pháp thuyết phục được qui định một cách chung nhất trong thẩm quyền của cơ quan này hay cơ quan khác mà không giới hạn phạm vi sử dụng. Có những trường hợp biện pháp cưỡng chế được pháp luật qui định một cách cụ thể biện pháp nào có thể áp dụng trong trường hợp nào, nhưng đối với biện pháp thuyết phục, do việc sử dụng biện pháp này không hạn chế quyền của các đối tượng quản lí, hơn nữa những biện pháp thuyết phục rất đa dạng nên khó có thể qui định được một cách cụ thể. Điều này cho thấy, biện pháp thuyết phục có thể được áp dụng một cách không hạn chế, không thể nhất nhất chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế qui định trong luật một cách cứng nhắc mà loại bỏ đi khả năng thuyết phục trong khi biện pháp thuyết phục có thể áp dụng một cách dễ dàng, đỡ tốn kém… Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lí hành chính nhà nước và xã hội, phát huy tính tích cực chính trị có thể sẽ buông nhẹ kỷ cương dẫn tới tình trạng vô chính phủ, vô kỷ luật trong xã hội và bộ máy nhà nước. Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh đến cưỡng chế sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền trái với bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế biểu hiện rõ qua năm nội dung đề cập trên, cho thấy việc kết hợp chúng một cách hợp lí sẽ có tác dụng to lớn đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể trong quản lí hành chính nhà nước, đây cũng là yêu cầu đối với khoa học pháp lí. Kinh nghiệm quản lí hành chính nhà nước trong những năm qua đã chỉ rõ những sai lầm duy ý chí trong lĩnh vực quản lí king tế, tư tưởng nóng vội trong việc xóa bỏ các thành phần kinh tế bằng các biện pháp hành chính, cũng như quá chú ý đến phương thức quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính; không đánh giá đầy đủ, khách quan, coi nhẹ các biện pháp khuyến khích kinh tế và sử dụng các đòn bẩy kinh tế đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xáo trộn nền kinh tế Quốc dân, làm suy yếu sức sản xuất, gây ra những tiêu cực trong xã hội, dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, việc áp dụng cưỡng chế cũng chưa đủ đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. Một số cán bộ công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thoái hóa, biến chất, tham nhũng vẫn chưa được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến kỷ cương xã hội nói chung, pháp chế kỷ luật trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước theo phương châm lấy thuyết phục là chính thì cũng không loại trừ khả năng tăng mức xử phạt hành chính, mức hình phạt đối với một số vi phạm pháp luật cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà nhà nước xét thấy cần tăng nặng mức độ cưỡng chế nhằm thiết lập lại kỷ cương chung. Việc kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế phải được dựa trên những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Tách rời khỏi những điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán,…sẽ không bỏa đảm tính hợp lí của sự kết hợp đó, sẽ không mang lại kết quả theo mong muốn. III. Kết luận. Trong giai đoạn hiện nay, quản lí hành chính nhà nước một cách khoa học, hiệu quả càng trở nên bức thiết để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó đặt ra yêu cầu về tính linh hoạt, sáng tạo đối với các chủ thể quản lí; trong đó việc áp dụng kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (dựa trên sự xem xét mối liên hệ giữa chúng) vào quản lí hành chính nhà nước đóng vai trò to lớn đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời với đó là quá trình nâng cao mức sống, văn hóa và ý thức pháp luật của nhân dân; sẽ dẫn đến thu hẹp môi trường áp dụng các biện phương pháp cưỡng chế. Thay thế vào đó là những hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát động phong trào thi đua, nêu gương điển hình…Song điều này chỉ được thực hiện trên những điều kiện chín muồi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước.doc
Luận văn liên quan