Lời mở đầu
Đề tài gồm 4 phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ CVP tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
- Phần II: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
- Phần III: Tổ chức các công việc để phân tích mối quan hệ CVP tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
- Phần IV: Ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong quá trình ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Kết luận
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ CPV tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êt PP, HD tráng PP
25.236
22.367,18
2.868,82
146.601,60
3.699.637.977,60
3.279.064.375,49
420.573.602,11
7,0280905
11,3679664
0,80
Túi LDPE
25.182
18.851,04
6.330,96
5.709,50
143.776.629,00
107.630.012,88
36.146.616,12
0,2731281
25,14081487
0,07
Túi HDPE
21.758
19.518,85
2.239,15
100.559,80
2.187.980.128,40
1.962.811.652,23
225.168.476,17
4,1564398
10,29115728
0,43
Ống nước HDPE
26.301
20.786,98
5.514,02
653.540,23
17.188.761.589,23
13.585.127.690,21
3.603.633.899,02
32,652971
20,96505836
6,85
Ống nước PVC
17.441
15.085,91
2.355,09
368.955,42
6.434.951.480,22
5.566.028.260,13
868.923.220,09
12,224283
13,50318216
1,65
Dép, ủng
22.391
13.572,83
8.818,17
91.909,17
2.057.938.225,47
1.247.467.539,85
810.470.685,62
3,9094031
39,38265374
1,54
Tấm ốp trần
12.741
11.661,08
1.079,92
180.833,02
2.303.993.507,82
2.108.708.312,86
195.285.194,96
4,3768269
8,475943803
0,37
Sản phẩm khác
34.287
25.181,30
9.105,70
14.499,24
497.135.441,88
365.109.712,21
132.025.729,67
0,9443932
26,55729577
0,25
Tổng
2.457.279,35
52.640.727.305,02
45.194.514.005,34
7.446.213.299,68
14,15
Tỷ lệ SDĐPbq =(Tỷ lệ SDĐP mặt hàng i (x) Kết cấu mặt hàng i) = 14.15%.
Ta có đồ thị tỷ lệ SDĐP như sau :
Ta thấy rằng dép, ủng là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP cao nhất (39,38% ), tương ứng với SDĐP đơn vị là 8.818,17đ/SP, điều này có nghĩa là khi vượt qua ĐHV thì cứ 1 kg bán thêm sẽ được LN là 8.818,17đ. Mặc dù BP chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 60,62% đơn giá bán) làm cho SDĐP đơn vị cao tuy nhiên mặt hàng này có mức DT thấp (do khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp). Trong khi đó ống nước HDPE tuy có tỷ lệ SDĐP thấp hơn (20,97%) nhưng DT của mặt hàng này rất cao, do đó công ty nên có kế hoạch trong sản xuất và tiêu thụ ống nước HDPE để có hiệu quả cao nhất.
Trong số các mặt hàng thì bao bì xi măng là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp nhất (5.3%), nguyên nhân là do BP chiếm tỷ trọng cao (94,7 % so với đơn giá bán), trong khi đó DT của mặt hàng này còn thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra là công ty nên hạ thấp BP sản xuất và đẩy nhanh khối lượng tiêu thụ để gia tăng mức doanh số, từ đó tăng LN cho công ty.
3.2.Xác định doanh thu hòa vốn chung và thời gian hòa vốn của công ty
Bất kỳ quá trình hoạt động SXKD nào cũng đòi hỏi phải xác định mức DT tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp CP của quá trình hoạt động đó. Việc xác định hòa vốn cho phép xác định mức DT với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để vừa bù đắp hết CP đã bỏ ra, tức là đạt mức hòa vốn.
DT hòa vốn = = 41.630.594.401,46
DT an toàn = Tổng DT – DT hòa vốn
= 52.640.727.305,02 – 41.630.594.401,46
= 11.010.132.903,86
Tỷ lệ DT an toàn =
Ta thấy rằng mức DT an toàn của công ty là khá cao (20,92% ). Điều này thể hiện tính an toàn cao trong hoạt động SXKD hay tính rủi ro trong kinh doanh của công ty thấp. Nếu hoạt động kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến DT giảm thì mức lỗ sẽ cao. Tuy nhiên ta thấy mức DT của công ty ngày càng tăng, do đó với tỷ lệ DT an toàn như hiện nay thì trong thời gian tới đây kết quả kinh doanh của công ty sẽ tăng rất nhanh. Mặc dù vậy, hiện nay giá nguyên liệu nhựa trên thị trường đang gia tăng mạnh nên công ty phải có kế hoạch thu mua để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Doanh thu trong kỳ
360 ngày
=
=> Thời gian hòa vốn = ngày.
Kết quả cho thấy thời gian hòa vốn của công ty là 285 ngày, do đặc điểm kinh doanh của công ty là các mặt hàng lâu thu hồi vốn nên thời gian hòa vốn dài.
3.3. Phân tích hòa vốn cho các mặt hàng.
Để có được những quyết định đúng đắn và kịp thời thì ngoài việc xác định DT hòa vốn chúng ta phải xác định được DT hoà vốn cho từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu. Bởi vì sự thay đổi của kết cấu mặt hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến DT hòa vốn và LN của toàn công ty. Việc phân tích hòa vốn cho từng mặt hàng sẽ định hướng cho NQT trong chiến lược kinh doanh chẳng hạn như công ty có nên tiếp tục sản xuất mặt hàng này hay không, sản xuất với SL bao nhiêu và đơn giá bán như thế nào?
Thật vậy, DThv mặt hàng i = DT hòa vốn x kết cấu mặt hàng i.
Từ đó ta có bảng tính hoà vốn các mặt hàng năm 2005.
Nhìn vào bảng tổng hợp điểm hòa vốn của các mặt hàng ta thấy được rằng DT an toàn của các sản phẩm hay tỷ lệ DT an toàn của các mặt hàng là khá cao 20,92 %, điều này có nghĩa là mức độ an toàn của công ty tương đối cao và cho dù DT giảm nhanh thì LN cũng chỉ biến động ở mức thấp. Mặc dù tỷ lệ ĐP trong tổng CP thấp nhưng %SDĐP của các mặt hàng còn thấp. Do đó công ty cần coi trọng việc gia tăng tỷ trọng DT của các mặt hàng có số dư đảm phí cao, theo đó chuyển dịch kết cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và theo hướng có lợi cho công ty. Nhưng nhìn chung công ty đã đạt được kết quả cao trong kế hoạch SXKD của mình.
ĐIỂM HÒA VỐN CÁC MẶT HÀNG NĂM 2005.
Tên Thành phẩm
Đơn giá bán
Khối lượng (kg)
% SDĐP
DT
K/c DT
DT hòa vốn
DTan toàn
% DT an toàn
Khối lượng hòa vốn
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7) = DTHV x (6)
(8) = (5) – (7)
(9)
(10) = (7) : (2)
Bao bì xi măng
17.130
175.201,67
0,30
3.001.204.607,10
5,70
2.373.484.146,41
627.720.460,69
20,92
6.480.315,00
Cuộn KP
18.546
7.499,00
0,02
139.076.454,00
0,26
109.987.755,56
29.088.698,44
20,92
5.376.811,82
Manh bao dệt PP
21.049
711.970,70
1,87
14.986.271.264,30
28,47
11.851.800.165,66
3.134.471.098,64
20,92
4.249.748,75
Manh bao dêt PP, HD tráng PP
25.236
146.601,60
0,80
3.699.637.977,60
7,03
2.925.835.868,21
773.802.109,39
20,92
2.052.687,81
Túi LDPE
25.182
5.709,50
0,07
143.776.629,00
0,27
113.704.859,96
30.071.769,04
20,92
930.157,80
Túi HDPE
21.758
100.559,80
0,43
2.187.980.128,40
4,16
1.730.350.584,94
457.629.543,46
20,92
2.629.922,89
Ống nước HDPE
26.301
653.540,23
6,85
17.188.761.589,23
32,65
13.593.626.050,00
3.595.135.539,23
20,92
1.067.967,08
Ống nước PVC
17.441
368.955,42
1,65
6.434.951.480,22
12,22
5.089.041.675,16
1.345.909.805,06
20,92
2.500.453,00
Dép, ủng
22.391
91.909,17
1,54
2.057.938.225,47
3,91
1.627.507.748,35
430.430.477,12
20,92
667.802,03
Tấm ốp trần
12.741
180.833,02
0,37
2.303.993.507,82
4,38
1.822.099.050,26
481.894.457,56
20,92
5.452.988,97
Sản phẩm khác
34.287
14.499,24
0,25
497.135.441,88
0,94
393.156.496,94
103.978.944,94
20,92
646.714,90
Tổng
2.457.279,35
14,15
52.640.727.305,02
100
41.630.594.401,46
11.010.132.903,56
20,92
4. Đòn bẩy kinh doanh và ứng dụng của nó trong việc phân tích rủi ro kinh doanh tại công ty Nhựa.
Việc phân loại CP thành CP khả biến và bất biến có ý nghĩa rất quan trọng trong các DN có quy mô lớn nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định. Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đó đến HQKD cũng như rủi ro trong kinh doanh của DN ta nên xem xét hệ số đòn bẩy kinh doanh, công thức tính như sau :
DOL =
∑SDĐP
=
∑SDĐP
∑SDĐP - ∑ĐP
LN
Trong đó : ∑SDĐP : Tổng số dư đảm phí
∑ĐP : Tổng ĐP
LN : LN
Từ đó, DOL = = 4,78
Với DOL = 4,78 ta thấy rằng khi DT của công ty tăng (giảm) 1% thì LN sẽ tăng (giảm) 4,78%. Như vậy công ty ít gặp rủi ro trong kinh doanh nhưng hiệu quả hoạt động của công ty không cao, vì khi DT tăng LN tăng một lượng rất nhỏ.
Ở đây, hệ số đòn bẩy kinh doanh thấp là do ĐP chiếm tỷ trọng rất nhỏ (11.53%) trong tổng CP của toàn bộ công ty. Đối với các công ty có quy mô lớn như công ty Nhựa thì kết cấu CP này không phù hợp, bởi vì công ty phải thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại,… Điều này sẽ làm cho ĐP tăng dẫn đến hệ số đòn bẩy kinh doanh sẽ cao, hệ số này cao có thể sẽ gặp rủi ro nhưng trong giới hạn năng lực của mình thì công ty vẫn nên mạnh dạn chấp nhận. Với quy mô và năng lực kinh doanh như hiện nay công ty Nhựa nên đầu tư vào TSCĐ để tăng ĐP lên một cách đáng kể trong tổng CP. Khi đó đòn bẩy kinh doanh cũng sẽ tăng lên, bởi vì công ty đang có xu hướng gia tăng DT lớn, cho nên DOL cao sẽ làm gia tăng LN cho công ty lên đáng kể.
PHẦN IV:
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CP - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG.
1. Nhận xét về tình hình SXKD và hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích mối quan hệ CVP tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
1.1. Nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình phân tích mối quan hệ CP - SL - LN tại công ty cổ phần Nhựa ta phát hiện một số vấn đề như sau:
Cơ cấu CP tại công ty chưa hợp lý : BP sản xuất (CP NVL) chiếm tỷ trọng cao, ĐP chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng CP.
Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật công nghệ sản xuất của công ty còn rất lạc hậu. Quá trình sản xuất của các thiết bị này sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra tốn nhiều nhiên liệu và có tỷ lệ sai hỏng cao. Mặt khác hiện nay giá nguyên liệu nhựa đang tăng rất nhanh làm cho BP sản xuất đơn vị sản phẩm cao.
ĐP thấp do trang thiết bị cho sản xuất chưa được đầu tư đúng mức, năng lực máy móc thiết bị hạn chế và thiếu nhiều khuôn mẫu. Máy móc thiết bị đã bắt đầu già cỗi, độ chính xác không còn cao nên sản phẩm làm ra có nhiều nhược điểm, tỷ lệ phế phẩm và thứ phẩm có xu hướng gia tăng, độ đồng đều không cao. Mặc dù trong quá trình phân tích, việc phân chia CP thành BP và ĐP chỉ mang tính chất tương đối nhưng thông qua chỉ tiêu kết cấu CP tại công ty ta có thể thấy sự mất cân đối giữa BP và ĐP. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của công ty.
Thật vậy, dựa vào bảng tổng hợp ĐP năm 2005 ta thấy rằng ĐPBB chiếm 62,34%, ĐPTY chiếm 37,66% trong tổng ĐP; với quy mô sản xuất như hiện nay thì cơ cấu ĐP này khá hợp lý. Đối với các khoản ĐPBB như tiền lương theo thời gian, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài,…công ty không thể tuỳ tiện cắt giảm nhưng đối với các khoản ĐPTY công ty có thể điều chỉnh để tiết kiệm CP. Tuy nhiên việc điều chỉnh ĐPTY phải hợp lý vì đôi khi việc cắt giảm ĐPTY sẽ gây ảnh hưởng lâu dài; chẳng hạn như việc cắt giảm CP bảo trì bằng cách trì hoãn sự bảo trì thường xuyên sẽ dẫn đến CP sữa chữa cao hay sự gián đoạn sản xuất vì máy hỏng.
Hiện nay mức độ rủi ro kinh doanh của công ty là khá thấp (4,78%). Do đó, mức tăng LN không cao khi công ty tăng mức doanh số bán ra, đặc biệt trong thời gian gần đây hoạt động SXKD của công ty đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Mặt khác, với mức DT và SL hoà vốn hiện tại, mức độ an toàn của công ty là khá cao. Năm 2005, DT của các mặt hàng đã có sự gia tăng đáng kể làm tổng DT tăng so với năm 2004 (1,1%). Tỷ lệ DT an toàn mà công ty đạt được là 20,92%, công ty đang nằm trong vùng hoạt động rất an toàn; vì vậy công ty nên mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng,… để làm tăng ĐP trong tổng CP, nâng cao hệ số DOL , tạo ra bước đột phá trong việc tăng LN cho công ty.
Khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là sự biến động tăng của giá đầu vào (giá hạt nhựa tăng rất cao). Do đó để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, công ty đã phải tìm mọi biện pháp cắt giảm CP đầu vào và điều chỉnh hợp lý giá bán các thành phẩm nhựa. Công ty cũng đã có kế hoạch trong việc thu mua hạt nhựa, hay việc kết hợp hạt nhựa ngoại nhập với hạt nhựa nội để làm giảm bớt CP và đưa ra giá bán không quá cao nhằm giữ khách hàng truyền thống và thu hút sự chú ý của khách hàng mới.
Mặc dù khó khăn do giá hạt nhựa tăng nhưng năm 2005 DT các mặt hàng khá cao (so với năm 2004), đặc biệt là manh bao dệt PP (28,47%), ống nước HDPE (32,65%), ống nước PVC (12,22%),…Đây là các mặt hàng đã làm tăng đáng kể mức doanh số bán ra của công ty. So với năm ngoái công ty đã có sự thay đổi lớn kết cấu của một số sản phẩm như manh bao dệt PP (8,36%), bao bì xi măng (23,48%), tấm ốp trần (11,36%),… Sự thay đổi về kết cấu hàng bán ra đang theo hướng có lợi cho công ty, sự thay đổi đó đã đã làm cho DT hoà vốn của các mặt hàng có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do công ty đã tăng tỷ trọng của manh bao dệt PP, là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao (12,66%), và giảm tỷ trọng của bao bì xi măng, là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí thấp(7,2%), trong kết cấu hàng bán. Yếu tố gây nên sự thay đổi kết cấu sản phẩm thường do biến động của thị trường, sự thay đổi của cầu sản phẩm,…Vì vậy các NQT phải quan tâm đến các yếu tố này, và khi xem xét cũng phải tính toán mối quan hệ CVP vì nếu không quyết định đề ra có thể làm ảnh hưởng đến LN chung của công ty.
1.2.Nhận xét về hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích mối quan hệ CVP tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Khi nền kinh tế đã phát triển, vấn đề tiết kiệm CP, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, góp phần tăng nhanh tổng mức LN luôn là mục tiêu số một của mọi DN. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thông tin KTQT với đặc điểm của từng DN nhằm tạo ra những thông tin cần thiết, giúp quản trị DN tìm mọi biện pháp giảm CP, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao LN cho DN. Tuy nhiên tại công ty cổ phần Nhựa chỉ mới tổ chức công tác kế toán tài chính chứ chưa quan tâm nhiều đến KTQT đặc biệt là hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình hoạch định cũng như quá trình ra quyết định. Các thông tin về hoạt động SXKD của công ty được trình bày trên báo cáo tài chính, do đó chúng ta không thể biết được mặt hàng nào đem lại DT cao, mặt hàng nào không tiêu thụ được, cũng không biết được nguyên nhân tại sao mặt hàng có doanh số cao nhưng LN đạt được thì chưa tối đa. Cũng chính vì thế mà NQT không có cơ sở nào để ra quyết định kịp thời khi nhu cầu thị trường thay đổi, việc định giá bán sản phẩm hay đưa ra kế hoạch cho năm tới. Bởi vậy, thiết kế và áp dụng hệ thống thông tin vào công tác kế toán nói chung của công ty là rất quan trọng, đặc biệt phân tích mối quan hệ giữa CP - SL - LN không chỉ giúp DN đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện LN mà còn là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị trong việc điều hành hoạt động hiện tại và hoạch định kế hoạch cho tương lai. Từ đó công ty sẽ có kế hoạch đưa ra các biện pháp nâng cao DT, LN và các biện pháp cắt giảm nguồn CP, phân tích được ảnh hưởng của những thay đổi về CP - SL đối với LN của công ty, hay việc hạn chế những rủi ro mà trong quá trình hoạt động của mình công ty sẽ gặp phải.
2.Tổ chức áp dụng KTQT về phân tích CVP tại công ty Nhựa .
2.1. Xây dựng bộ máy KTQT tại công ty cổ phần Nhựa.
KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm tra hoạt động hàng ngày, tổ chức điều hành và ra quyết định kinh doanh. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc xây dựng bộ máy KTQT có tầm quan trọng lớn đối với các công ty sản xuất, nhất là các công ty sản xuất quy mô lớn như công ty Nhựa Đà Nẵng.
Tổ chức bộ máy KTQT tại công ty phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của công ty. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của công ty. Theo hướng dẫn của bộ tài chính về tổ chức bộ máy KTQT, có ba hình thức là hình thức kết hợp, tách biệt và phối hợp. Với quy mô, trình độ cán bộ; đặc điểm SXKD, quản lý của công ty hiện nay, công ty nên tổ chức bộ máy KTQT theo hình thức kết hợp. Nghĩa là tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với KTQT theo từng phần hành kế toán: Kế toán CP sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…(kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và KTQT). Ngoài ra công ty phải bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị.
Việc tổ chức nhân sự trong bộ máy KTQT cũng rất quan trọng, công ty phải bố trí người làm KTQT theo tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại luật kế toán. Người làm KTQT phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán; khi làm việc phải thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo. Khi chuyển công tác phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người mới và phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán phân tích, đánh giá
KT dự đoán sx,tiêu thụ hh
KT TSCĐ,chứng khoán, ngoại tệ
KT tiền lương, NVL, nợ phải trả
KT tiêu thụ, nợ phải thu
KT tiền mặt
Thủ quỹ
BỘ MÁY KẾ TOÁN CÓ SỰ KẾT HỢP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Quan hệ điều hành
Quan hệ nghiệp vụ
Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán viên :
- Kế toán phân tích, đánh giá : Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đặt ra, tìm nguyên nhân của những biến động có tác đến kết quả thực hiện, và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.
- Kế toán dự toán sản xuất, tiêu thụ hàng hoá : Tổng hợp, phân tích thông tin từ các kế toán khác và kế toán phân tích, đánh giá để xây dựng các dự toán ngắn hạn : dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất,…
- Các kế toán vật tư, TSCĐ, kế toán tiền lương,…bên cạnh chức năng và nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, lập báo cáo định kì về phần hành của mình còn phải hỗ trợ thông tin cho công tác CVP để ra quyết định.
+ Đối với kế toán vật tư : Cung cấp số liệu thực tế về nhập, xuất, tồn kho vật tư,…
+ Đối với kế toán TSCĐ : Cung cấp các thông tin về tình hònh tăng giảm TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ,…
+ Đối với kế toán tiền lương : Cung cấp thông tin về năng suất lao động của công nhân, thái độ, khả năng làm việc cũng như nhu cầu lao động trong cả năm.
+ Đối với kế toán tiền : Cung cấp các thông tin về tình hình thu, chi thực tế phát sinh tại công ty, đây là thông tin quan trọng trong việc lập kế hoạch tiết kiệm chi của bộ phận KTQT.
2.2. Xử lý thông tin nhằm phục vụ quá trình phân tích CVP.
Bộ máy KTQT phải cung cấp được thông tin về tất cả các mặt phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty, đặc biệt là phải cung cấp được thông tin phục vụ cho quá trình phân tích mối quan hệ giữa CP - SL - LN tại công ty. Phải cung cấp được các thông tin về nhóm sản phẩm, nghành hàng hoạt động, bộ phận, dự án,…các thông tin về việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành, ra quyết định,…
Phân loại và nhận diện CP: CP là một trong những thông tin quan trọng đối với NQT vì CP ảnh hưởng trực tiếp đến LN của DN. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt các khoản CP. Nhận diện, phân tích các khoản CP phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát CP, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động SXKD của mình. KTQT thường phân CP của DN thành ĐP và BP nhằm làm căn cứ phân tích mối quan hệ CVP - là một nội dung quan trọng khi xem xét để ra quyết định.
Tại công ty cổ phần Nhựa, toàn bộ CP chỉ được phân loại theo nội dung của CP chứ chưa được nhận diện theo cách ứng xử của nó. Do đó phân CP thành BP và ĐP là công việc cần thiết tại công ty để tiến hành phân tích CVP.
Đối với CP hỗn hợp công ty có thể áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách CP hỗn hợp thành BP và ĐP. Tại công ty, các khoản CP được trình bày ở dạng tổng quát nên không thể biết được biến động của từng loại CP đối với từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ hay giữa các kỳ với nhau. Do đó chưa đáp ứng kịp thời việc cung cấp thông tin cho công tác phân tích CVP. Mặt khác, thông tin mà kế toán thu thập được có thể có rất nhiều và đa dạng. Vì vậy để thu thập một cách đầy đủ thông tin và phân tích các phương án SXKD như phân tích ĐHV hay ứng dụng mối quan hệ CVP để ra quyết định sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.Các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí tại công ty cổ phần Nhựa.
Hiện nay, giá các nguyên liệu đầu vào đang ngày càng gia tăng khiến các công ty sản xuất gặp rất nhiều khó khăn từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Họ đang suy nghĩ phải làm sao để chất lượng sản phẩm tốt, giá sản phẩm bán ra không cao khi mà giá nguyên liệu đầu vào ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Các công ty muốn giữ được khách hàng, thị phần và để tồn tại, phải tìm mọi biện pháp tiết kiệm, giảm CP tiêu hao như tỷ lệ thất thoát trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm bình ổn và giảm giá thành nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công ty Nhựa cũng vậy, ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể công nhân đang nổ lực đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế, cắt giảm các khoản CP trong quá trình sản xuất. Qua thời gian thực tập tại công ty, em xin đưa ra một số biện pháp như sau :
3.1. Tiết kiệm Chi phí NVL trực tiếp
Qua việc phân tích ta thấy rằng tình hình sử dụng NVL cho một số sản phẩm chính tại công ty bên cạnh một số kết quả đã đạt được, công ty cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý NVL, đặc biệt trong tình trạng hiện nay khi giá dầu, giá hạt nhựa đang tăng cao như vậy. Để có thể vững vàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công ty cần có những biện pháp về tiết kiệm CP NVL.
CP NVL là khoản CP chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng CP sản xuất của toàn công ty, là nguyên nhân chính làm cho giá thành sản phẩm cao và quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Hiện nay CP NVL của công ty cao vì hầu hết các NVL chính như hạt nhựa PP, nhựa callpet, nhựa PELD,… đều phải nhập từ nước ngoài nên giá cao và CP vận chuyển lớn. Kế hoạch lâu dài là phải đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm tiết kiệm CP và giảm hao hụt nhưng trước mắt trong quá trình sản xuất cần phải tránh gây mất mát, hư hỏng đồng thời tận dụng tối đa các phế liệu thu hồi qua các khâu gọt via, định hình …để tái sản xuất sản phẩm.
Nguyên liệu được nhập từ nước ngoài mặc dù giá cao và CP vận chuyển lớn nhưng chất lượng tốt, do đó, bộ phận kỹ thuật cần nghiên cứu pha trộn với một tỷ lệ thích hợp giữa NVL ngoại nhập với nguyên liệu trong nước để sản phẩm sản xuất ra vẫn đảm bảo chất lượng. Qua đây công ty sẽ giảm được giá thành từ việc tiết kiệm CP NVL.
Một biện pháp cần thiết khác trong việc tiết kiệm CP NVL là cần giảm thiểu lượng phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất. Để làm tốt điều này công ty chú ý đến việc nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên cũng như môi trường làm việc trong công ty nhằm nâng cao năng suất lao động; chú trọng đến chất lượng NVL vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra; đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, nâng cấp và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Như ta đã biết, dự trữ NVL cho sản xuất là một yếu tố khách quan. Nhưng việc dự trữ NVL phải được thực hiện ở mức cần thiết. Nếu dự trữ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn vì thực chất dự trữ là vốn chết trong suốt thời gian nằm chờ để đưa vào sản xuất, ngược lại nếu dự trữ quá thấp sẽ không đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục. Do vậy mục tiêu của dự trữ NVL là phải luôn luôn hài hoà, vừa đảm bảo SXKD được thường xuyên, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn. Khi NVL tăng giá, lúc này công ty nên xác định mức tồn kho hợp lý. Công ty cần dự toán tình hình thị trường của NVL nhất là các loại có mức biến động cao. Khi dự đoán tình hình thị trường giá NVL có xu hướng tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến CP, LN. Trường hợp không dự đoán được công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải ghánh chịu một khoản CP rất lớn. Mặt khác, công ty phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng cũng như bảo quản NVL nhằm bảo đảm lượng tồn kho tối thiểu để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Đồng thời công ty phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp chẳng hạn như ký kết hợp đồng mua NVL dài hạn. Việc làm này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho công ty khi giá NVL trên thị trường tăng và tránh được tình trạng thiếu hụt và tồn kho NVL.
3.2. Các biện pháp giảm chi phí khác
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm CP ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SXKD, còn những CP gián tiếp mức độ tiết kiệm chưa đáng kể. Vì vậy công ty cần phải quan tâm và tiết kiệm hơn nữa khoản CP này để hoạt động SXKD có hiệu quả hơn.
- Đối với nhà cung cấp NVL:Cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, dựa trên mối quan hệ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong vấn đề thanh toán tiền hàng cũng như trong việc cung cấp nguồn hàng. Thay vì trả tiền ngay, công ty có thể thương lượng theo hình thức trả chậm hoặc trả góp.
- Đối với các khách hàng truyền thống: Thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán trước thời hạn cho những khách hàng truyền thống, đây không những tạo thêm mối quan hệ với khách hàng mà còn đáp ứng ngay nhu cầu vốn lưu động.
- Ngoài ra, công ty phải làm tốt công tác thu hồi nợ, hạn chế tình trạng nợ khó đòi đồng thời tránh tình trạng chiếm dụng vốn nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình SXKD của công ty.
- Công ty có thể cắt giảm một số khoản ĐP như CP bảo trì, sữa chữa máy móc bằng cách thường xuyên kiểm tra và lau chùi; CP điện nước, điện thoại, CP quảng cáo tiếp thị, hội họp,…Việc ứng dụng các máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất cho năng suất cao và ít hao tốn điện năng đồng thời tránh tình trạng để máy chạy không nhằm tiết kiệm CP điện của toàn công ty. Ngoài ra công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn về các cuộc gọi nhằm giảm thiểu tình trạng lãng phí về khoản CP này.
4. Các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận tại công ty.
- Một trong những yếu tố quyết định đến LN của công ty hiện nay là chất lượng sản phẩm. Cho đến nay uy tín của công ty về chất lượng sản phẩm chủ yếu là nhờ sử dụng nguyên liệu tốt. Nhưng hiện nay giá hạt nhựa đang tăng rất nhanh (loại PEHD, PELD ) tăng đến trên 20% so với đầu năm 2006. Đây là nguyên nhân khiến xuất khẩu sản phẩm nhựa có xu hướng tăng chậm lại. Giá nhựa tăng cao đang khiến các công ty sản xuất nhựa lâm vào tình trạng khó khăn khi thu mua nguyên liệu đầu vào. Vì vậy công ty cần có kế hoạch, chiến lược cho việc thu mua, dự trữ hạt nhựa để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá vẫn không tăng cao; từ đó sẽ gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ nâng cao mức doanh số nhằm tối đa hoá LN cho công ty.
- Ta thấy rằng danh mục sản phẩm của công ty khá dài nhưng HQKD không đều nhau, chỉ một số sản phẩm đã chiếm tỷ trọng DT và LN cao, công ty chưa có kế hoạch thích đáng cho các sản phẩm chủ lực (đặc biệt là trong khâu tổ chức marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm ). Vì vậy, để nâng cao mức doanh số bán ra nhằm tối đa hoá LN, công ty cần phải hoạch định lại danh mục sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng của các nhóm hàng có tỷ suất LN cao và thị trường hấp dẫn.
Công ty cần khuyến khích việc hình thành ý tưởng để phát triển sản phẩm mới. Các ý tưởng thường bắt nguồn từ thực tế sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm hoặc thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, quan sát tại các hội chợ, triển lãm,…Công ty phải lôi cuốn được các thành viên của công ty tham gia đóng góp ý tưởng và cần dành một phần ngân sách để tài trợ cho việc nghiên cứu và khen thưởng. Bởi việc đưa ra các sản phẩm mới sẽ góp phần thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đối với công ty.
- Mặt khác cần quan tâm cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, ưu tiên phát triển theo chiều sâu hơn chiều rộng. Chẳng hạn như đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất ống nhựa, ống HDPE, nâng cấp máy móc sản xuất manh dệt cỡ lớn, đầu tư khuôn mẫu mới để phát triển sản phẩm ép cho các nghành công nghiệp thuỷ sản, ô tô, cơ điện, thiết kế những mẫu dép mới hơn, đa dạng hơn. Có như vậy công ty mới hạn chế được sức ép cạnh tranh và khai thác được các ngách thị trường còn trống. Hơn nữa như ta đã biết cơ cấu CP hiện nay của công ty là chưa hợp lý. CP khả biến chiếm tỷ trọng cao trong tổng CP (88,47%) và kết cấu này không tốt đối với công ty sản xuất quy mô lớn như công ty Nhựa. Vì vậy công ty cần tăng ĐP trong tổng CP và biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là việc tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, làm cho sản phẩm đẹp hơn, chất lượng tốt hơn nhằm thu hút sức mua và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Một khía cạnh khác nữa đó là thị trường tiêu thụ. Đối với bất kỳ công ty SXKD nào, muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm nhằm đạt doanh số cao thì phải có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên,chưa khai thác được tiềm năng của thị trường Miền Bắc.. Để hoạt động có hiệu quả, một mặt công ty nên duy trì các mối quan hệ truyền thống với các công ty như Chinfon, Hải Vân, nhà máy bia Poster,…bằng cách thực hiện các chính sách ưu đãi về giá cả, thời hạn thanh toán, giao hàng đúng thời hạn hoặc có thể rút ngắn thời gian giao hàng so với hợp đồng khi khách hàng cần hàng gấp; mặt khác, công ty cần phải mở rộng thâm nhập vào các thị trường mới ở Miền Bắc và Miền Nam bằng cách đặt các cửa hàng, đại lý ở các tỉnh thuộc các khu vực này.
5. Ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong công tác hoạch định ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
5.1. Áp dụng phân tích ĐHV trong mối quan hệ với giá bán
a) Trường hợp giá nguyên liệu tăng.
Ở đây chúng ta nghiên cứu giá nguyên liệu đầu vào nhằm mục đích dự kiến giá sản phẩm bán ra, trên cơ sở đó xác định SL hoà vốn nhằm có kế hoạch cho hoạt động sản xuất của công ty. Thật vậy, hiện nay giá nguyên liệu nhựa trên thị trường đang gia tăng rất nhanh làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc SXKD của mình. Giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến BP sản xuất sản phẩm cũng gia tăng, do đó công ty phải dự đoán mức giá bán ra của từng sản phẩm để đạt được mức hoà vốn, từ đó có kế hoạch cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao.
Trong trường hợp này ta sẽ nghiên cứu về manh bao dệt PP với nguyên liệu chính là hạt nhựa PP. Công ty mua nhựa PP với giá là 16.354,6đ/kg, giá bán sản phẩm là 21.049đ/kg. Trên cơ sở giá thị trường và xu hướng tăng giá trong thời gian tới của hạt nhựa, ta dự đoán rằng giá nhựa PP biến động từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg, thì công ty phải bán bao nhiêu kg mới đạt hoà vốn?
Khi giá nhựa PP tăng từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg thì BP đơn vị sản phẩm tăng từ 19.663,32 đ/kg đến 20.317,32đ/kg, dựa vào giá sản phẩm cùng loại trên thị trường và mức lãi mong muốn công ty dự kiến mức giá sản phẩm bán ra tăng từ 21.049đ/kg đến 23.000đ/kg. Ta có bảng sau:
Tổng ĐP
BP đơn vị
Giá bán
SLhv
5,888,791,845.66
19,663.32
21,049
4,249,748.75
5,888,791,845.66
20,000.32
22,000
2,944,867.10
5,888,794,845.66
20,200.32
22,500
2,560,701.86
5,888,791,845.66
20,317.32
23,000
2,195,115.27
Ta thấy rằng, nếu ĐP không đổi trong phạm vi cho phép, khi giá hạt nhựa PP tăng từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg, với mức giá bán dự kiến, khối lượng bán biến động giảm từ 2.195.115,27kg đến 4.249.748,75kg, công ty vẫn đảm bảo hoà vốn. Mặc dù BP đơn vị tăng lên nhưng tổng BP giảm, do đó khi tăng giá bán công ty vẫn đảm bảo được hoà vốn.
b) Trường hợp giá bán sản phẩm tăng
Chúng ta sẽ lấy điển hình mặt hàng ống nước HDPE để phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán như sau : Hiện tại ống nước HDPE được bán với đơn giá là 26.301 đồng /1 kg, SL hòa vốn là 1.607.967,08 kg, khối lượng tiêu thụ là 653.540,23 kg, tổng ĐP là 5.888.791.845,66 đồng.Giả sử rằng xuất phát từ mức lãi mong muốn và giá bán sản phẩm trên thị trường, nếu đơn giá biến động từ 26.301 đồng / kg đến 30.000 đồng /kg thì phải bán bao nhiêu kg mới đạt hòa vốn ? vấn đề này được trình bày qua bảng sau :
ĐVT : đồng
Khối lượng bán
Tổng ĐP
Tổng BP
Tổng CP
Giá bán hòa vốn 1SP
Cộng
ĐP
BP
1,067,970.95
5,888,791,845
22,199,912,238.31
28,088,704,083.31
26,301
5,514
20,787
1,030,770.50
5,888,791,845
21,426,626,305.27
27,315,418,150.27
26,500
5,713
20,787
816,413.68
5,888,791,845
16,970,791,083.05
22,859,582,928.05
28,000
7,213
20,787
639,182.88
5,888,791,845
13,286,694,462.39
19,175,486,307.39
30,000
9,213
20,787
Qua bảng phân tích trên ta thấy :
- Nếu ĐP không đổi trong phạm vi cho phép, khi công ty bán với giá tăng từ 26.301 đ/ kg đến 30.000 đ/ kg, khối lượng bán biến động giảm từ 1.067.970 kg đến 639.182 kg, công ty vẫn đảm bảo hòa vốn. Vì khi khối lượng bán giảm, BP đơn vị không thay đổi nhưng tổng BP giảm, do đó công ty có thể tăng giá bán mà vẫn có thể đảm bảo hòa vốn.
- Nếu công ty muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lượng bán phải lớn hơn khối lượng bán ở điểm hòa vốn, nếu không sẽ bị lỗ.
- Khi công ty sản xuất và tiêu thụ ở mức năng lực sản xuất tối đa thì CP tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do ĐP phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất, nên ở mức này công ty sẽ thu được lợi nhuân cao nhất, nếu giá bán không đổi ở tất cả các mức tiêu thụ.
5.2. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi về chi phí - sản lượng đối với lợi nhuận của công ty.
Phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ kế hoạch hoá và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này các NQT sẽ biết ảnh hưởng được của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các NQT trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định trong tương lai.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu ứng dụng mối quan hệ CVP vào quá trình đề ra quyết định, ta giả định rằng DN lập kế hoạch kinh doanh như năm 2005, số liệu dự đoán trong các phương án dựa trên kinh nghiệm và dựa trên sự thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm tại đơn vị.
Chúng ta cùng xem trong năm 2005 SL và DT cần phải đạt được để có LN sẽ thay đổi như thế nào khi xét các phương án sau đây :
Phương án 1 : Thay đổi giá bán và doanh thu .
Hiện nay, giá hạt nhựa tăng cao dẫn đến CP đầu vào tăng, BP đơn vị cũng tăng. Lúc này để bù đắp CP và mang lại LN mong muốn, công ty dự kiến sẽ tăng giá bán sản phẩm. Căn cứ vào giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường, phòng kinh doanh dự tính tăng giá 10%, với mức giá mới thì SL sẽ giảm 30%. Trong trường hợp này công ty có nên tăng giá bán hay không ?
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu
38.690.934.569,19
2. Biến phí
31.636.159.803,74
3. Số dư đảm phí
7.054.774.765,45
4. Định phí
5.888.791.845,66
5. Lợi nhuận
1.165.982.919,79
- Phương án 2 : Thay đổi biến phí và doanh thu.
Như chúng ta đã biết, hiện nay giá hạt nhựa tăng cao cho nên công ty gặp khó khăn trong công tác thu mua NVL. Trước tình hình đó, phòng kỹ thuật đưa ra ý kiến sử dụng vật liệu ngoại kết hợp với vật liệu nội. Mặc dù chất lượng sản phẩm có giảm đi một ít nhưng BP đơn vị giảm 10%. Do chất lượng giảm nên phòng kinh doanh dự báo SL tiêu thụ cũng sẽ giảm, khoảng 20%. Công ty có nên thực hiện dự định này không ?
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu
36.848.509.113,51
2. Biến phí
28.472.543.823,37
3. Số dư đảm phí
8.375.965.290,15
4. Định phí
5.888.791.845,66
5. Lợi nhuận
2.487.173.444,49
- Phương án 3 : Thay đổi biến phí, định phí và doanh thu.
Ban giám đốc công ty dự kiến rằng, kết hợp vật liệu nội và ngoại để giảm 10% BP đơn vị đồng thời sẽ đầu tư thêm máy móc, dây chuyền mới với CP khoảng 4 tỷ đồng, thì DT sẽ tăng 5%.
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu
54.279.973.216,31
2. Biến phí
41.946.470.399,17
3. Số dư đảm phí
12.333.502.817,14
4. Định phí
9.888.791.845,66
5. Lợi nhuận
2.444.710.971,48
- Phương án 4 : Thay đổi định phí và doanh thu.
Ban giám đốc công ty dự kiến trong thời gian tới đây sẽ đầu tư mới một số máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, đầu tư khuôn mẫu mới để phát triển sản phẩm ép phục vụ cho nghành công nghiệp ôtô, cơ điện,…Với việc đầu tư này sản phẩm làm ra sẽ đẹp hơn, chất lượng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty cũng dự kiến rằng SL tiêu thụ sẽ tăng 20%, CP cho đợt đầu tư này ước tính 4 tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu
57.904.800.035,52
2. Biến phí
45.194.514.005,34
3. Số dư đảm phí
12.710.286.030,18
4. Định phí
9.888.791.845,66
5. Lợi nhuận
2.821.494.184,52
- Phương án 5 : Thay đổi giá bán, định phí và doanh thu.
Phòng kinh doanh đưa ra ý kiến lên ban giám đốc công ty rằng cùng với việc tăng CP đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền mới, nếu công ty tăng giá bán 5% thì SL tiêu thụ tăng 5%. Công ty có nên thực hiện không ?
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu
59.694.584.763,89
2. Biến phí
47.454.239.705,61
3. Số dư đảm phí
12.240.345.058,28
4. Định phí
9.888.791.845,66
5. Lợi nhuận
2.351.553.212,62
Để xem xét và quyết định lựa chọn một trong số các phương án đã được công ty dự kiến thực hiện, công ty còn cần lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với điều kiện của mình và có hiệu quả kinh tế nhất.
Ta sẽ nghiên cứu bảng tổng hợp các phương án đã được công ty dự kiến ở trên được trình bày dưới đây :
P. án
DT
BP
SD ĐP
ĐP
LN
2005
52.640.727.305
45.194.514.005
7.446.213.299
5.888.791.845
1.557.421.454
1
38.690.934.569
31.636.159.803
7.054.774.765
5.888.791.845
1.165.982.919
2
36.848.509.113
28.472.543.823
8.375.965.290
5.888.791.845
2.487.173.444
3
54.279.973.216
41.946.470.399
12.333.502.817
9.888.791.845
2.444.710.971
4
57.904.800.035
45.194.514.005
12.710.286.030
9.888.791.845
2.821.494.184
5
59.694.584.763
47.454.239.705
12.240.345.058
9.888.791.845
2.351.553.212
Bảng trên tổng hợp 5 phương án có xem xét mối quan hệ CVP. Nếu các điều kiện dự kiến đều có thể thực hiện được thì DN nên chọn phương án nào.
+ Nếu xét về LN thì phương án 4 có LN cao nhất là 2.821.494.184,52 đồng.
+ Nếu xét về CP đầu tư ta chọn phương án 2 vì có CP đầu tư cho 1 đồng LN thấp nhất : 14,82 = ;
Trong khi đó CP đầu tư cho 1 đồng LN của phương án 4 là :
20,52 =
Nói chung trong điều kiện công ty chỉ có số vốn hạn hẹp thì nên chọn phương án 2 - là phương án có tỷ suất LN thấp hơn tức là để thu dược cùng một đồng LN nhưng CP bỏ ra để có được LN đó là thấp hơn. Nhưng nếu công ty có nhiều khả năng về vốn mà chưa sử dụng vào việc khác có thể đem lại LN cao hơn thì nên chọn phương án 4. Tuy nhiên việc lựa chọn phương án nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện công ty và tình hình thị trường. Khi ra quyết định công ty còn phải quan tâm đến mặt chiến lược để lựa chọn, trong ngắn hạn, trong dài hạn, vấn đề tiền lương,…
5.3. Lập báo cáo lãi lỗ theo số dư đảm phí
Hiện nay ở công ty chỉ mới lập BCKQKD thông thường, cách lập này thường được dùng để báo cáo cho người ngoài biết theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Để phục vụ cho mục đích của các NQT doanh nghiệp, công ty nên lập BCKQKD theo SDĐP. Với hình thức báo cáo này, chi phí được ghi nhận trên báo cáo theo mô hình ứng xử của chúng. Điều này có nghĩa là chi phí được thể hiện qua dòng biến phí và định phí. Chính sự thể hiện này giúp cho NQT dễ dàng nhận biết mối quan hệ CVP. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định các mức đọ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn. hình thức thể hiện chp phí trên cũng giúp cho NQT hoạch định chi phí, biến phí, định phí thích hợp trong các môi trường kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Đây chính là hình thức BCKQKD phổ biến trong KTQT.
Báo cáo Kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí.
1.Doanh số bán
52.640.727.305
2.Biến phí sản xuất
45.194.514.005
3.Số dư đảm phí
7.466.213.299
4. Định phí
5.888.791.845
5.Lợi nhuận
1.557.421.454
Qua đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng để tạo ra mức lợi nhuận 1.557 triệu đồng, DN phát sinh dòng biến phí 45 tỷ đồng, dòng định phí gần 6 tỷ đồng. Theo mối quan hệ này, khi doanh thu thay đổi, dòng biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo DT và dòng định phí sẽ không thay đổi. Như vậy muốn gia tăng LN thì DN cần gia tăng DT và những phí tổn vật tư, nhân công sẽ thay đổi theo. Điều này giúp NQT thấy được những tổn thất, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút DT. Xa hơn nữa, qua phân tích dòng CP thể hiện trên báo cáo, NQT sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình điều khiển dự báo CP linh hoạt hơn. Đây cính là những hữu ích của báo cáo này đối với NQT khi ra quyết định điều hành kinh doanh mà trên BCKQKD thông thường không thể giải quyết được thông tin cho NQT.
Tuy nhiên, với BCKQKD chỉ mới cho NQT biết được thông tin khái quát về DT, CP, LN của toàn công ty. Nhìn vào đó, chúng ta không biết được sản phẩm nào có DT lớn, sản phẩm nào có mức sinh lời cao, cũng như không biết được BP bao nhiêu, ĐP bao nhiêu,…Do đó, NQT sẽ không dự đoán được năng lực của các sản phẩm, không dự đoán được trong tương lai nên khuyến khích sản phẩm nào, nên từ bỏ sản phẩm nào, cũng như không dự đoán được mức CP sẽ phát sinh của từng sản phẩm. Vì vậy để biết rõ hơn về tình hình SXKD của từng mặt hàng, từng bộ phận thì NQT cần phải lập BCKQKD bộ phận.
BCKQKD bộ phận là báo cáo so sánh DT và CP từng bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức SXKD của DN nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong tổ chức. Báo cáo này có thể được lập từng tháng, quý, năm. Qua đó nhà quản lý sẽ có cách nhìn chi tiết hơn về DT, CP khả biến, CP bất biến và LN của từng bộ phận trong công ty. Bộ phận ở đây có thể hiểu là một phần, một khu vực, một phòng ban hay một số loại sản phẩm chủ yếu.
Để lập được báo cáo này, trước hết cần phải có sự phân chia thành các bộ phận kinh doanh, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về các mặt hàng có cùng chủng loại, chẳng hạn như : bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng, bộ phận kinh doanh hàng bao dệt,…và từ mỗi bộ phận lập báo cáo kết quả kinh doanh từng mặt hàng. Tuy nhiên ta có thể trực tiếp lập báo cáo kinh doanh các mặt hàng.Việc lập các báo cáo này không đơn giản vì phải chi tiết BP, ĐP cho từng mặt hàng.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH MẶT HÀNG
Chỉ tiêu
Công ty
Mặt hàng
BBXM
Cuộn KP
Manh bao dệt PP
Túi LDPE
DT thuần
52,640,727,305
3,001,204,607
139,076,454
14,986,271,264
143,776,629
Tổng BP
45,194,514,005
2,841,995,345
130,863,399
13,999,707,70
107,630,012
SDĐP
7,446,213,299
159,209,261
8,213,054
986,563,559
36,146,616
ĐP trực tiếp
2,435,546,629
100,323,251
4,189,200
600,759,221
19,635,400
LN bộ phận
5,010,666,670
58,886,010
4,023,854
385,804,338
16,511,216
ĐP chung
3,453,245,216
Lợi nhuận
1,557,421,454
5.4. Định giá bán sản phẩm tại công ty Nhựa.
Mục tiêu cơ bản của công ty là LN, do đó việc định giá sản phẩm bán ra phải hướng đến mục tiêu tối đa hoá LN cho công ty. Nhưng trước hết giá bán phải bù đắp được CP sản xuất, CP lưu thông, CP quản lý và phải cung cấp được một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lý cho phần vốn của các cổ đông; có như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với công ty việc xác định giá rất quan trọng bởi giá cũng là một tiêu chí để cạnh tranh. Hiện nay tại công ty giá bán được xác định trên cơ sở giá NVL, các CP toàn bộ và mức LN mong muốn của công ty. Thông thường giá bán được xác định từ trước và ít biến động. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt đòi hỏi công ty phải xác định giá bán thích hợp, chẳng hạn như khi công ty nhận được một đơn đặt hàng với số lượng lớn nhưng giá thấp hơn giá của công ty, hay khi công ty nhận được đơn đặt hàng không phải là sản phẩm thông thường mà công ty đang sản xuất thì trong điều kiện công ty có năng lực sản xuất nhàn rỗi công ty có nên chấp nhận đơn hàng này không và định giá bán sản phẩm trong trường hợp này như thế nào?,…
Khi định giá, trước hết cần xác định phần CP cơ sở rồi sau đó xác định mức CP cộng thêm vào phần đó để hình thành giá bán.
Có 2 phương pháp xác định giá bán sản phẩm:
- Định giá theo phương pháp xác định CP toàn bộ: Theo phương pháp này CP cơ sở bao gồm tất cả các khoản CP nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung. Vậy phần CP cộng thêm vào phần CP cơ sở để hình thành giá bán sẽ bao gồm các khoản CP quản lý, lưu thông và phần tiền để thoả mãn mức hoàn vốn tối thiểu mà công ty mong muốn.
- Định giá theo phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này CP cơ sở chỉ bao gồm những khoản BP ( BP sản xuât, BP lưu thông và BP quản lý), không có một khoản ĐPa nào được tính vào CP cơ sở. Phần cộng thêm vào CP cơ sở bao gồm các khoản ĐP (ĐP sản xuất, ĐP lưu thông và ĐP quản lý).
Ta có thể đưa ra công thức định giá từ công thức hoà vốn như sau:
Xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp thường cho một khung giá linh hoạt giúp nhà quản lý quyết định nhanh chóng về định giá sản phẩm. Hơn nữa việc xác định giá theo phương pháp này rất phù hợp trong việc ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong quá trình ra quyết định.
Từ
Việc định giá bán tại công ty nhựa dựa trên giá NVL cho nên nếu công ty giảm được CP NVL thì giá bán có thể sẽ giảm xuống và đây là lợi thế trong cạnh tranh của công ty. Từ bảng tổng hợp BP ta thấy rằng, nếu giảm được CP VLC khi các CP khác không đổi thì BP đơn vị sẽ giảm, dẫn đến số dư đảm phí đơn vị tăng, tức là khi vượt qua ĐHV cứ 1kg bán thêm thì LN cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là công ty phải tìm cách hạ thấp BP, tăng khối lượng bán để tăng doanh số bán, từ đó gia tăng LN.
5.5. Xác định hợp lý cơ cấu định phí tại công ty.
Nhìn vào bảng tổng hợp ĐP năm 2005 ta thấy rằng CP liên quan đến tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên với quy mô SXKD lớn như công ty Nhựa thì tỷ lệ đó vẫn còn quá thấp. Mặc dù công ty đã chú trọng đến công tác đầu tư tài sản nhưng chưa đáng kể, CP cho đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại còn quá thấp. Vì vậy, để có được HQKD cao, sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt và để đạt được mức LN mong muốn thì trong thời gian tới đây công ty nên tập trung nỗ lực đầu tư vào tài sản cố định, thay thế, đầu tư mới máy móc thiết bị, nâng cấp, cải tạo dây chuyền công nghệ đã lạc hậu. Mặt khác, công ty cần xác định lại cơ cấu ĐP tại công ty hợp lý hơn để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
Ở đây, các khoản ĐP như tiền lương theo thời gian, khấu hao tài sản cố định,thuế môn bài là ĐP bắt buộc. Các khoản ĐP này có bản chất sử dụng lâu dài và không thể giảm bớt đến số không được. Do đó chúng ta không thể cắt giảm chúng một cách tuỳ tiện, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình sinh lời của công ty. Những khoản ĐP còn lại được xếp vào ĐP tuỳ ý và có thể cắt giảm chúng tuỳ theo điều kiện cụ thể của công ty. Ví dụ như đối với CP sữa chữa máy, công ty có thể giảm bớt chúng bằng cách thường xuyên kiểm tra, bôi trơn dầu mỡ cho máy móc thiết bị, hoặc đối với CP điện nước, điện thoại hay CP quảng cáo tiếp thị công ty cũng có thể kiểm soát chặt chẽ hơn để tiết kiệm các khoản CP này. Với việc xác định hợp lý cơ cấu ĐP công ty sẽ tiết kiệm được khá lớn CP phát sinh trong quá trình SXKD của mình, công ty có thể giảm khoản CP này hay tăng CP kia một cách hợp lý vừa tiết kiệm được CP vừa mang lại hiệu quả cao.
Lời kết.
Phân tích mối quan hệ CVP là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu, nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Phân tích mối quan hệ CVP là một phương tiện dùng để nắm bắt phản ứng của chi phí và lợi nhuận trước các biến động định mức hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công ty sẽ dựa trên mô hình CP - SL - LN để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Do đó, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Với em đề tài này rất có ý nghĩa vì tính thực tế của nó. Tuy nhiên do thời gian thực tập quá ngắn cộng với hạn chế về kiến thức thực tế và sự mới mẻ của đề tài nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô và các cô chú anh chị trong công ty góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH :
Nguyễn Thị Hồng Phương.
Tài liệu tham khảo :
KTQT và phân tích kinh doanh - Phạm Văn Dược.
KTQT - Th.s Huỳnh Lợi, Th.s Nguyễn Khắc Tâm.
Giáo trình KTQT - PGS.TS Nguyễn Minh Phương.
Hướng dẫn tổ chức KTQT trong các DN - Phạm Văn Dược
KTQT và các tình huống cho nhà quản lý - PGS.PTS Ngô Thế Chi.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh phần 2 - T.S Trương Bá Thanh (chủ biên), Th.S Trần Đình Khôi Nguyên.
PHỤ LỤC :
BẢNG TỔNG HỢP CP ĐIỆN, NƯỚC NĂM 2005.
Tháng
KLTP (kg) (X)
CP điện, nước (Y)
X2
XY
1
192.108,68
206.902.579
36.905.744.931
39.747.781.340.286
2
110.191,45
117.288.213
12.142.155.653
12.924.158.258.379
3
251.575,59
323.143.616
63.290.277.484
81.295.045.849.933
4
247.606,15
293.660.473
61.308.805.518
72.712.139.126.709
5
207.458,66
287.905.110
43.039.095.609
59.728.408.327.753
6
261.063,84
243.371.012
68.154.328.556
63.535.370.937.406
7
176.665,46
241.252.733
31.210.684.757
42.621.025.051.702
8
223.028,23
270.591.773
49.741.591.377
60.349.604.184.752
9
213.711,00
277.726.225
45.672.391.521
59.353.149.270.975
10
231.181,04
236.007.592
53.444.673.255
54.560.480.566.456
11
179.421,38
204.750.318
32.192.031.601
36.736.584.610.999
12
163.267,87
186.926.707
26.656.397.374
30.519.125.298.004
Tổng
2.457.279,35
2.889.526.351
523.758.177.637
614.082.872.823.353
Từ phương trình tuyến tính trên và số liệu tập hợp CP điện, nước trong 12 tháng ta có hệ phương trình sau :
Thay số liệu đã tính toán được ta có hệ phương trình sau :
BẢNG CHI TIẾT BIẾN PHÍ VẬT LIỆU CHÍNH NĂM 2005
Bao bì xi măng
Cuộn KP
Manh bao dệt PP
Manh bao dệt PP, HD tráng PP
Túi LDPE
Túi HDPE
Ống nước HDPE
Ống nước PVC
Dép, ủng
Tấm ốp trần
Sản phẩm khác
Nhựa PP
2.146,32
7.657,2
12.485,2
9.233,68
Callpet
253
409.44
804,96
920
Bã vàng
357,44
Sanylen UX
220
PP tráng
2.241,47
4.144
4.212
LID
3.912
Bã đen
128,76
80,44
HD kéo chỉ
126,94
1.544,16
7.68
giấy Kraft
6.234,9
1.703
Nhựa PELD
5.833,38
172
Nhựa LLDPE
7.589,36
Nhựa HD thổi
9.808,96
Nhựa HD film
2.800
1.394,12
LD
99,48
Bã trắng
101,76
226,56
720
Nhựa PA
680
Nhựa PP ép
2.240
Nhựa PS
16.000
Nhựa PVC bột
11.824
4.000
5.860
Dép xay TP
4.560
Nhựa HD đen
15.965,8
HD film
Phế lưới HD
318,52
Bột ổn định
600
Nhựa bã màu nho
405,4
Dầu DOP
408
Bột đá
92
1.286,24
NVLC khác
1.793,64
1.187,28
3.249,48
95,06
3.584,18
437,51
840,67
64,74
170,64
581,07
496,74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mối quan hệ CPV tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.doc