Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002

Trong lĩnh vực ngân sách, các cơ quan lập pháp và hành pháp có những mối quan hệ quyền lực ràng buộc, liên quan chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này quyết định việc hình thành và sử dụng ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia. Việc phân tích và làm rõ mối quan hệ này theo các quy định của pháp luật sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về Ngân sách nhà nước. Với lí do đó, em xin chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002”.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Trong lĩnh vực ngân sách, các cơ quan lập pháp và hành pháp có những mối quan hệ quyền lực ràng buộc, liên quan chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này quyết định việc hình thành và sử dụng ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia. Việc phân tích và làm rõ mối quan hệ này theo các quy định của pháp luật sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về Ngân sách nhà nước. Với lí do đó, em xin chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002”. I. Quyền lực của cơ quan lập pháp theo Luật ngân sách nhà nước 2002. Theo Điều 15 Luật ngân sách nhà nước 2002 (LNSNN 2002), cơ quan lập pháp (Quốc hội) có những nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực ngân sách như sau : - Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; - Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để góp phần pháp triển kinh tế - xã hội bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước; - Quyết định dự toán ngân sách nhà nước với tổng số thu, tổng số chi , mức bội chi và các nguồn bù đắp bội chi; - Quyết định phẩn bổ ngân sách trung ương gồm tổng số và mức chi từng lĩnh vực, dự toán chi của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương theo từng lĩnh vực và mức bổ sung cho ngân sách đia phương bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu; - Quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; - Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; - Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình quan trọng khác; - Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; - Bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của Quốc hội. II, Quyền lực của cơ quan hành pháp theo Luật ngân sách nhà nước 2002. Trong phạm vi của bài luận, ta chỉ xem xét tới quyền lực của chính phủ (cơ quan đứng đấu bộ máy hành chính nhà nước) theo LNSSNN 2002. Điều 20 LNSNN 2002 quy định chính phủ có các quyền và nghĩa vụ sau: - Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án Luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách, ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theo thẩm quyền; - Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; - Giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, mức bổ sung ngân sách, tỷ lệ phần trăm phân chia cho các cơ quan cấp dưới căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội; - Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và đia phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước; - Tổ chức, điều hành và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước , báo cáo cho Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; - Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách, quy định việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn dự trữ tài chính khác của Nhà nước; - Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đinh các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước thực hiện thống nhất trong cả nước (các trường hợp đặc biệt cần báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành); - Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính – ngân sách. Trường hợp trái được quyền đình chỉ và đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; - Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết đinh; - Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách đia phương III. Mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp. Với những quy định trên, ta có thể thấy mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp trong lĩnh vực ngân sách là quan hệ hai chiều tác đông qua lại. Cơ quan lập pháp với quyền sửa đổi và ra các văn bản pháp luật về lĩnh vực tài chính – ngân sách đã tạo ra khung pháp lý cho các cơ quan hành pháp tiến hành các hoạt động của mình và ngược lại, các cơ quan hành pháp có trách nhiệm lập các dự án về lĩnh vực tài chính – ngân sách trình cơ quan lập pháp để tiến hành đánh giá làm cơ sở cho hoạt động trên. Thứ hai với vị trí là cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp ra quyết định hoặc phê chuẩn về dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước hoặc các quyết định chính sách liên quan về ngân sách – tài chính bảo đảm hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước. Hoạt động này của cơ quan lập pháp cũng được dựa trên cơ sở của các bản dự toán, quyết toán do cơ quan hành pháp trình lên. Cơ quan hành pháp có trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và thực hiện theo đúng các quy định do cơ quan lập pháp ban hành. Thứ ba, cơ quan lập pháp có quyền giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp đảm bảo thực hiện đúng các quyết định do cơ quan lập pháp thông qua, bãi bỏ các các văn bản do các cơ quan khác ban hành trái với văn bản do cơ quan lập pháp thông qua. Cùng với đó, các cơ quan hành pháp có trách nhiệm báo cáo việc hoạt động của mình đồng thời kiểm tra các hoạt động của cơ quan hành pháp khác để phát hiện các sai phạm kịp thời ngăn chặn và bào cáo cho cơ quan lập pháp để có biện pháp xử lý. Như vậy, trong lĩnh vực ngân sách, cơ quan lập pháp có mối quan hệ chi phối các hoạt động của cơ quan hành pháp và cơ quan hành pháp với hoạt động của mình cũng đã tác động trở lại giúp hoạt động của cơ quan lập pháp tiến hành hiệu quả và thuận lợi hơn. Ngoải sự phụ thuộc, trong mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, cơ quan hành pháp cũng có tính độc lập tương đối. Như cơ quan hành pháp có quyền ra các văn bản dưới luật phục vụ cho hoạt động của mình hay trong hoạt động chuẩn bị các dự thảo, kiến nghị về lĩnh vực ngân sách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002.doc