Phân tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ
Mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ(sau đây gọi chung là Bộ) xuất phát từ địa vị pháp lý của hai loại cơ quan này, một bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước chung trên các lĩnh vực- Chính phủ với một bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trên từng lĩnh vực tùy theo sự phân công công việc và đặc thù của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Xuất phát từ yêu cầu công việc, sự quản lý trên các lĩnh vực: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, mọi hoạt động hành pháp đều do Chính phủ thực thi do vậy, khối lượng công việc là rất lớn, để đảm bảo được hiệu quả của sự quản lý hành chính nhà nước, nên chính phủ phân chia công việc cho các Bộ, Cơ quan ngang bộ tùy theo đặc thù của các cơ quan này nhằm làm sao để thu được hiệu quả cao nhất.
Để có thể được Chính phủ phân công công việc, trước hết các Bộ, Cơ quan ngang bộ sẽ được thành lập theo thủ tục do pháp luật quy định thông qua sự “đề nghị Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của Thủ tướng chính phủ”. Đây là cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ với Bộ, Cơ quan ngang bộ. Cụ thể, mối quan
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết vấn đề.
a. cơ sở của mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ.
Mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ(sau đây gọi chung là Bộ) xuất phát từ địa vị pháp lý của hai loại cơ quan này, một bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước chung trên các lĩnh vực- Chính phủ với một bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trên từng lĩnh vực tùy theo sự phân công công việc và đặc thù của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Xuất phát từ yêu cầu công việc, sự quản lý trên các lĩnh vực: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, mọi hoạt động hành pháp đều do Chính phủ thực thi do vậy, khối lượng công việc là rất lớn, để đảm bảo được hiệu quả của sự quản lý hành chính nhà nước, nên chính phủ phân chia công việc cho các Bộ, Cơ quan ngang bộ tùy theo đặc thù của các cơ quan này nhằm làm sao để thu được hiệu quả cao nhất.
Để có thể được Chính phủ phân công công việc, trước hết các Bộ, Cơ quan ngang bộ sẽ được thành lập theo thủ tục do pháp luật quy định thông qua sự “đề nghị Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của Thủ tướng chính phủ”. Đây là cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ với Bộ, Cơ quan ngang bộ. Cụ thể, mối quan hệ đó như thế nào sau đây là phần phân tích chi tiết.
b. mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ.
b.1. mối quan hệ về tổ chức.
Theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước...”, như vậy, với quy định này ta thấy rằng: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ quản lý và kiểm tra về hoạt động, để thực hiện được chức năng quản lý, kiểm tra thì các cơ quan này phải do Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng trực tiếp đề nghị Quốc hội thành lập(theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức chính phủ).
Cùng với việc thành lập ra Bộ, thì người đứng đầu của Bộ là Bộ trưởng cũng được bổ nhiệm để lãnh đạo công tác của bộ theo đề nghị của Thủ tướng trước Quốc hội, điều này cũng thể hiện rõ mối quan hệ về tổ chức giữa Bộ với Chính phủ, cụ thể vấn đề này được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 178 của Chính phủ “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng) là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực và tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong phạm vi cả nước và các công tác khác được giao”. Chính phủ đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng là nhằm thay mình lãnh đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành ở trung ương, điều hành các cơ quan đó, thực hiện “chế độ tập thể- cá nhân lãnh đạo”, giảm bớt công sự cho Chính phủ để Chính phủ có thể làm tốt công tác lãnh đạo ở tầm vĩ mô.
Để đảm bảo nhân lực cũng như giảm bớt công việc cho Bộ trưởng, thì theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm các thứ trưởng theo quy định tại Điều 23 Luật tổ chức chính phủ “Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:... Đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương”. Điều này thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa Chính phủ với các Bộ về phương diện tổ chức. Ngoài ra, số lượng các Thứ trưởng của các bộ không quá bốn người, trong trường hợp đặc biệt thì do Thủ tướng quyết định, việc quy định có giới hạn số lượng các thứ trưởng nhằm làm giảm đi sự cồng kềnh của bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với xu thế tinh giản biên chế trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay, điều này thể hiện được quyền lực của Chính phủ trong việc quyết định về nhân sự của cơ quan có vai trò tham mưu cho Chính phủ và giúp Chính phủ kiểm soát tốt các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, đây cũng chính là một điểm thể hiện mối quan hệ về tổ chức giữa Chính phủ với các Bộ. Một điểm nữa trong mối quan hệ về tổ chức đó là Chính phủ có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức của các Bộ theo đó các Bộ cũng có nhiệm vụ phải tuân thủ các văn bản đó mà Chính phủ đã ban hành cho mình. Đây là một số điểm về mối quan hệ về tổ chức giữa Chính phủ với các Bộ.
b.2. mối quan hệ về hoạt động.
Do Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, mà các Bộ trưởng là thành viên của Chính phủ cho nên “Bộ trưởng tham gia vào hoạt động của Chính phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách...”. Bên cạnh đó, Thủ tướng có thẩm quyền trong việc lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên chính phủ, đây chính là mối quan hệ giữa các thành viên của Chính phủ và thành viên của Bộ. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, các Bộ trưởng phải ban hành các thông tư, các quyết định, tuy nhiên nếu các văn bản này trái với các văn bản của Chính phủ, của Thủ tướng chính phủ thì sẽ bị đình chỉ hoặc bãi bỏ, chính điều này thể hiện được mối quan hệ ràng buộc về hiệu lực của các văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ được ban hành để thực thi những nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho.
Về việc tham gia vào ban hành các dự án pháp luật thì, các Bộ có thẩm quyền trình Chính phủ các dự án luật, theo đó Chính phủ sẽ xem xét và quyết định trình ra trước Quốc hội để thông qua nếu trong quá trình xem xét các dự án đó có khả quan và thấy được vai trò của nó đối với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Tập thể Bộ và Bộ trưởng có thẩm quyền đưa lên Chính phủ quyết định thông qua các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà Chính phủ đã giao cho bộ xây dựng dự thảo theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ.
Về cải cách hành chính, mối quan hệ trong hoạt động thể hiện ở chỗ: Bộ có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng.
Về hoạt động giữa các Bộ với nhau, thì Bộ trưởng có quyền kiến nghị với các Bộ trưởng khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và của những văn bản do Bộ mình ban hành đối với những ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền, nếu các Bộ trưởng khác nhận được đề nghị mà không nhất trí thì có quyền trình thủ tướng quyết định. Điều này, không chỉ thể hiện mối quan hệ của các Bộ với nhau mà còn là quan hệ giữa các Bộ với Chính phủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, đối với vấn đề này Chính phủ vừa là cơ quan đứng ra xem xét và chỉ đạo hoạt động của các Bộ vừa có vai trò điều hòa hoạt động giữa các Bộ với nhau, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Về việc Bộ xem xét hoạt động của các cơ quan của địa phương, Bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với văn bản của các bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. Theo đó, nếu ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không đồng ý với quyết định đó thì vẫn phải thi hành nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng quyết định, như vậy đây là điểm thể hiện mối quan hệ giữa không những cơ quan có thẩm quyền chung ở trung ương với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương mà còn là mối quan hệ với cả cơ quan có thẩm quyền chung ở địa phương và người đứng đầu cơ quan này, chính mối quan hệ này tạo ra sự ràng buộc về hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan này(văn bản của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn phải phù hợp với văn bản của cơ quan có thẩm quyền chung ở trung ương; của cơ quan có thẩm quyền chung ở địa phương phải phù hợp với cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương) và sự lệ thuộc về tổ chức cũng như sự liên hệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Về những lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, thì bộ và Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành những văn bản pháp luật để thực thi công việc và nhiệm vụ của mình hoặc ban hành những văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp dưới thi hành nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của cơ quan này; bộ, Bộ trưởng có thẩm quyền trình Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định những việc được Chính phủ giao hoặc vượt thẩm quyền; bộ, Bộ trưởng có nhiệm vụ phối hợp cùng Chính phủ để giải quyết những vấn đề về quản lý hành chính thuộc phạm vi chức năng và có quyền trình Chính phủ các đề án chung khi được giao..v.v..
c. ý nghĩa của mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, CQNB.
Mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ có ý nghĩa to lớn trong việc phối hợp công tác giữa hai loại cơ quan này để giải quyết những vấn đề đặt ra cho nền hành chính Việt nam, mối quan hệ này còn có vai trò trong việc thống nhất nền hành chính quốc gia trước khi đi giải quyết những vấn đề cụ thể tạo cơ sở vừa phối hợp giữa hai cơ quan, vừa kiểm soát, vừa điều chỉnh giữa Chính phủ với các bộ.
Nền hành chính của nước ta và hầu hết các nước được coi là trung tâm, do vậy khối lượng công việc và các văn bản pháp lý thuộc về cơ quan Chính phủ và các bộ là rất lớn, việc phối hợp trong giải quyết từng công việc có ý nghĩa tạo ra hiệu quả cao nhất, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho đất nước, điều này dẫn đến mối quan hệ giữa các cơ quan này là tất yếu. Để hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và làm linh hoạt trong quá trình thực thi nhiệm vụ cho hai loại cơ quan này, thì mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra những khuyết điểm của Chính phủ và của các bộ, cơ quan ngang bộ. Từ đó, có những phương hướng kịp thời để khắc phục những khuyết điểm, làm hoàn thiện nền hành chính Việt Nam./.
Danh mục tài liệu tham khảo !
1. Nghị định số 178/ 2007 của Chính phủ/ ngày 03/12/2007, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang bộ.
2. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Nxb. CAND, Hà Nội 2008.
4. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 (được sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001).
5. Trang web. Google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang bộ.doc