Phân tích môi trường Cộng hòa Liên bang Đức

Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Do vậy, với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp, ngành dệt may lại có truyền thống từ lâu đời, nên trong những năm tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn trên nước Đức và trên toàn thế giới.

doc53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường Cộng hòa Liên bang Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất máy bay quân sự Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức. Trong đó có những công ty như Bayer AG, BASF và Hoechst. Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc nông nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng. Mặc dù có những ngành công nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền thống, chẳng hạn như luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng. Sự cạnh tranh từ Nhật và công nghệ mới đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức. Đức là trụ sở chính của nhiều công ty đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert Bosch GmbH, E.ON, Deutsche Telekom và Siemens AG. Tuy có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng xuơng sống của kinh tế Đức lại là các công ty loại trung (Mittelstand) với quy mô dưới 1000 nhân viên. Trong tổng số 1016 Tỷ USD hàng hóa xuât khẩu năm 2005, một phần lớn xuất phát từ khu vực này. Hiện nay Đức vẫn giữ chức quán quân thế giới về xuât khẩu hàng hóa. Giao thông Từ giữa thế kỷ 20 hệ thống giao thông đường bộ của Đức đã thay thế hệ thống giao thông đường sắt chiếm vị trí quan trọng nhất. Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ nhì sau Mỹ), bao gồm 11.980 km đường cao tốc (Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh. Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ nói chung trên đường cao tốc. Cùng với sự tư nhân hóa năm 1993, hệ thống đường sắt dần dần bị thu nhỏ và hạn chế lại, trong khi hệ thống giao thông hàng không ngày càng phát triển. Sân bay Frankfurt am Main hiện tại là sân bay lớn nhất ở Đức. Mặc dù giao thông đường bộ và hàng không gây ra nhiều ô nhiễm môi trường, Đức vẫn không ngừng đầu tư và mở rộng hai hệ thống này, thay vì tập trung vào sử dụng hệ thống đường sắt vốn có một số ưu thế. Hệ thống giao thông đường thủy cũng có một vị trí rất quan trọng đối với một nuớc có nền ngoại thương phát triển như Đức. à Như vậy, ta vừa tìm hiểu và phân tích những yếu tố môi trường vĩ mô của nước Đức; ta nhận thấy rằng đây là một đất nước tiềm năng, người dân có thu nhập bình quân cao và ổn định. Đồng thời có cơ sở hạ tầng hiện đại vói mạng lưới giao thông, và công nghệ thông tin hoàn hảo; có các chính sách kích kích đầu tư tốt, tình chính trị tương đối ổn định. Vì thế các nhà đầu tư Việt nam có thể xuất khẩu nông sản, đồ gỗ, cà phê, giày dép,nhưng dệt may là thuận lợi nhất vì đây là thế mạnh của nước ta, do đó khi mà xuất khẩu những mặt hàng này mới có thể cạnh tranh được trên thị trường Đức để tồn tại và phát triển. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ HÀNG DỆT MAY TẠI ĐỨC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY. Tình hình sản xuất dệt may tại Đức Đức có rất nhiều các tập đoàn dệt may lớn quy mô quốc tế. Trong EU, Đức được coi là nước sản xuất lớn hàng dệt may, bên cạnh Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Ngoài ra, hàng thời trang của nước này cũng khá hiện đại, thực dụng và có kiểu cách phù hợp với đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, hầu như tất cả các nhà sản xuất Đức đã đẩy mạnh việc tìm kiếm khả năng hợp tác với các nước đang phát triển để đặt cơ sở sản xuất của họ tại đó do những khu vực có chi phí sản xuất thấp. Mức độ chuyên nghiệp hóa trong sản xuất hàng dệt may của Đức là rất cao do nước này đồng thời là một trong những nước xuất khẩu các loại máy móc dệt may hiện đại nhất trên thế giới. Hàng dệt may Đức đang tìm chỗ đứng trên chính thị trường của mình bằng cách tập trung vào các nhóm sản phẩm thời trang cao cấp và độc đáo về thiết kế, kiểu dáng và chất liệu nhưng có giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng Đức: như trang phục áo khoác, sơ mi,áo lót……. Trong EU, Đức là nước xuất khẩu áo khoác lớn thứ hai, sau Italia. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu áo khoác của Đức đạt 9,9 tỷ EUR, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu áo khoác của EU. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp áo khoác ở Đức đạt 6,2 tỷ EUR. Gần như hầu hết các công ty ở Đức đều phát triển chính sách đặt hàng sản xuất áo khoác ở nước ngoài.Số lượng nhà máy sản xuất áo khoác ở Đức có trên 50 nhân công đã giảm từ 128 vào năm 2006 xuống 122 vào năm 2007. Tổng số nhân công được tuyển dụng làm việc trong lĩnh vực sản xuất áo khoác ở Đức năm 2007 là 21.300 gười, giảm so với con số 22.276 người của năm 2006. Năm 2010, nhập khẩu hàng dệt may của Đức đạt 33 tỷ Euro (khoảng 46 tỷ USD) và xuất khẩu hàng dệt may gồm khoảng 41% quần áo và 59% hàng vải dệt Trong EU, Đức chiếm 42% lượng đặt hàng sản xuất áo khoác tại nước ngoài. Ba nước là địa điểm sản xuất áo khoác chính cho Đức trong năm 2007 là Ukraina với 141 triệu EUR, Macedonia 128 triệu EUR và Bungary 100 triệu EUR. Hy vọng chính của các nhà sản xuất Đức là ngành dệt may sẽ tiếp tục được bảo hộ bởi EU và chính phủ các nước thành viên, đồng thời tập trung vào việc mở rộng quy mô sản xuất cho các thị trường bên ngoài nơi hàng dệt may của Đức đang ngày càng được chấp nhận. Để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ ở các thị trường đang phát triển, nhiều công ty Đức đã đẩy mạnh chiến dịch đặt hàng sản xuất tại nước ngoài. Những khu vực được các nhà sản xuất Đức quan tâm bao gồm Bắc Pi, Trung Quốc, các nước Đông Âu và cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tình hình tiêu thụ dệt may tại Đức Đức dệt may và quần áo là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất và bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khu vực vẫn là nhà sản xuất lớn thứ hai của người tiêu dùng trong nước, sau các ngành công nghiệp thực phẩm. Trước khi phát minh ra máy quay và loom cơ khí, sản xuất hàng dệt và quần áo là một quá trình lao động chuyên sâu. Nhà máy dệt là trong số các hoạt động kinh tế đầu tiên sử dụng công nghệ chế biến công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Năm 2006, sản xuất trong nước của hàng dệt may tập trung vào quần áo (30%), dệt may nhà (30%), và kỹ thuật dệt may (40%). Với sản xuất này, Đức vẫn là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất và quần áo trên toàn thế giới với một hạn ngạch xuất khẩu 41,7%.Các ngành dệt may và quần áo ở Đức là một trong những nhóm ngành công nghiệp lớn nhất trong nước. Trong năm 2006, Đức xuất khẩu 20.000.000.000 euro trong dệt may và quần áo. Dựa trên tổng doanh thu cho năm 22.000.000.000 cùng 122.000 công nhân làm việc tại các khu vực, ngành dệt may đại diện cho một trong những quan trọng nhất của người tiêu dùng sản phẩm các ngành công nghiệp tại Đức.Tình hình tiêu thụ đối với từng nhóm hàng dệt may cụ thể tại Đức: Trang phục mặc ngoài của nam giới: chiếm 27% thị phần hàng dệt may. Nhìn chung, nam giới người Đức chi tiêu ít cho các trang phục mặc ngoài và chỉ dành khoảng 450 Euro/năm cho các mặt hàng này trong khi nữ giới chi khoảng 750 Euro/năm.Các loại trang phục lót được người tiêu dùng ở độ tuổi từ 14-19 và 20-29 quan tâm nhiều hơn cả, nhất là những trang phục có thương hiệu và giá cao.Trong năm 2004, các loại quần âu và quần bò chiếm trên 1/3 doanh số của trang phục mặc ngoài của nam giới. Trong khi đó, áo sơ mi, áo cộc tay và áo jacket chiếm 1/2, áo vest chiếm 12%. Nam giới người Đức có xu hướng mỗi năm mua trung bình khoảng hai chiếc áo sơ mi, trong đó số lượng áo sơ mi để mặc đi làm và áo sơ mi để mặc đi chơi là ngang nhau. Khoảng 1/3 số áo sơ mi ở Đức được bán bằng giá bán lẻ công bố, số còn lại thường được bán với mức giá giảm ít nhất là 25%. Trang phục mặc ngoài của nữ giới: chiếm phần lớn doanh số hàng dệt may ở Đức và đạt 43% Theo Hiệp hội Bán lẻ Hàng dệt may ở Đức (BTE), nhìn chung phụ nữ Đức quan tâm đến quần áo nhiều hơn so với nam giới. Trên 3/4 phụ nữ ở độ tuổi từ 14 tuổi trở lên quan tâm đến các xu hướng thời trang và chi tiêu nhiều hơn cho trang phục. Đặc biệt phụ nữ từ 29 tuổi trở xuống thích mua hàng thời trang giá rẻ. Chất lượng và độ bền chỉ là yếu tố xếp hạng quan trọng sau thời trang. Các sản phẩm quan trọng nhất của trang phục mặc ngoài của nữ giới là quần âu, đặc biệt là đồ jean. Vào mùa đông, những sản phẩm này thường chiếm 1/3 doanh số. Phụ nữ Đức khá trung thành với các nhãn hiệu của đồ jean và đồ thể thao. Mức giá trung bình đối với đồ jean là khoảng 50 Euro ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ, trong khi ở các cửa hàng chuyên doanh là 64 Euro. Ngược lại, các mặt hàng như áo len chui đầu, áo sơ mi và các loại áo ngoài khác ít được phụ nữ Đức trung thành với chỉ riêng một số nhãn hiệu. Áo choàng chiếm khoảng 15% doanh thu của các trang phục mặc ngoài của nữ giới, áo vest, jacket và áo khoác chiếm khoảng 10% doanh thu mỗi loại. Đồ lót và đồ ngủ: Theo Hiệp hội Bán lẻ Hàng dệt may của Đức (BTE), hầu hết phụ nữ Đức nói rằng mỗi năm họ có kế hoạch mua khoảng bẩy chiếc quần lót chẽn gối, bốn chiếc áo lót và ba chiếc áo chẽn. Điều này có nghĩa trong vòng ba năm họ sẽ thay mới toàn bộ đồ lót. Trong khi đó, nam giới ở Đức chỉ mua khoảng ba chiếc quần lót mỗi năm.Cơ quan thống kê của Đức ước tính 32 triệu phụ nữ ở độ tuổi từ 14 - 75 tuổi sẽ mua khoảng 130 triệu chiếc quần lót và 52 triệu chiếc áo lót mỗi năm Theo Hiệp hội Dệt may Đức (BBI), trung bình mỗi phụ nữ sử dụng khoảng 22 chiếc quần lót, 11 chiếc áo lót và 9 chiếc áo chẽn trong một năm. Mỗi phụ nữ Đức chi khoảng 90 Euro cho đồ lót khiến doanh thu mặt hàng này tại Đức ước đạt 3 triệu. Áo khoác : Chi tiêu cho áo khoác ở Đức giảm trong giai đoạn 2001-2004 nhưng tăng nhẹ trở lại trong giai đoạn 2005-2007. Năm 2007, chi tiêu cho áo khoác ở Đức đạt 50,9 tỷ EUR, tăng 24% so với năm 2003 và lớn hơn 10% so với tổng mức chi tiêu áo khoác ở Anh. Năm 2007, bình quân mỗi người dân Đức dành 618 EUR chi tiêu cho áo khoác - thấp hơn so với một số nước EU khác như Anh, Bỉ, Italia nhưng cao hơn so với Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và mức trung bình của EU (528 EUR). Trong nhiều năm liền, người Đức đã dành trung bình 70% thu nhập sẵn có cho hàng dệt may để mua sắm áo khoác nhưng tới năm 2007 mức này đã giảm 5% xuống còn 65%. (đoạn này nữa T^T) Doanh thu bán lẻ hàng dệt may ở Đức, giai đoạn 2007-2009 đơn vị tính: triệu Euro Năm 2007 2008 2009 Doanh thu 35.765,4 34.345,3 32.657,0 (Nguồn: Euromonitor) Qua tình hình và diễn biến ngành dệt may tại Đức cũng đã phần nào mở cửa cho ngành dệt may Việt Nam một cơ hội thuận lợi xâm nhập vào thị trường Đức và những thách thức trước ngưỡng cửa vào một nước phát triển. Các phương thức xâm nhập ngành dệt may vào thị trường Đức Liên doanh Công ty con Xuất khẩu à Đức là một thị trường rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với nhà đầu tư Việt Nam thì việc đầu tư theo phương pháp xuất khẩu là tốt nhất. Cung ứng trực tiếp Những nỗ lực nhập cuộc vào thị trường Đức bằng cách chú trọng đến người tiêu dùng về lý thuyết là một phương án lựa chọn song rẩt rủi ro. Mặc dù người tiêu dùng mua sản phẩm trực tuyến, song họ có xu hướng sử dụng một nguồn hàng đáng tin cậy. Nguồn cung cấp này có nhiều khả năng là từ trang thông tin điện tử của một hãng bán lẻ nổi tiếng hoặc của một công ty sản xuất dệt may. Hình thức bán hàng trực tiếp phổ biến hơn là tiếp cận một trong các hãng bán lẻ lớn. Một số các hãng bán lẻ lớn chủ động thuê nhân công ở các nước sản xuất để tìm kiếm các nguồn cung cấp mới và đáng tin cậy. Họ trở thành một lực lượng chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh dệt may. Mỗi một nhà bán lẻ có chính sách mua của riêng mình. Các nhà nhập khẩu/bán buôn Hầu hết các nhà nhập khẩu có phạm vi khách hàng rất lớn với nhiều ứng dụng rất đa dạng. Nếu các sản phẩm dệt may của Việt Nam có thể tham gia nhiều thị trường hoặc các kênh bán hàng, thì tìm một nhà nhập khẩu có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Nhà nhập này cần có kiến thức sâu rộng về thị trường. Sự đòi hỏi về mức vốn hạn chế vì nhà nhập khẩu hoặc bán buôn nắm giữ cổ phần của mình, nên sẽ có ít rủi ro tài chính xảy ra nếu như ta thất bại do không có sự liên lạc trực tiếp với những người mua chính (đó là các nhà bán lẻ). Các đại lý Quyết định có nên sử dụng đại lý hay không có ý nghĩa quan trọng. Đại lý được lựa chọn phải là người trung gian độc lập giữa nhà sản xuất (ở nước ngoài) và nhà bán lẻ. Đại lý này được hưởng hoa hồng do nhà sản xuất trả. Đại lý này thường phụ trách một khu vực địa lý nhất định. Vai trò của các đại lý đang dần suy giảm và hạn chế trong phạm vi ngành nghề chính hoặc ngành nghề độc lập. Đôi khi, các đại lý tự lo việc khởi sự và bán hàng trong kho và trong trường hợp này họ đóng vai trò giống như một nhà bán buôn. Bạn luôn phải cân nhắc kỹ càng về những điểm bất cập khi làm việc với các nhà nhập khẩu và các đại lý. Theo luật pháp EU, các đại lý (ngược lại với các nhà nhập khẩu) được bảo vệ rất chặt chẽ. Khi đã giao kết với họ, sẽ rất khó qua mặt họ để giao dịch trực tiếp với các khách hàng mà họ đã thiết lập được mối quan hệ. Các nhà phân phối Các nhà phân phối có nguồn cung chính là một số nhà sản xuất/cung cấp có trách nhiệm đảm bảo đủ mức dự trữ cho nhà phân phối. Đôi khi nhà nhập khẩu cũng có thể đóng vai trò là nhà phân phối, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một nhà phân phối có khuynh hướng làm đại diện cho một nhà chế tạo hoặc một nhóm các nhà chế tạo/cung cấp và chịu trách nhiệm bán các mặt hàng dệt may cụ thể cho các kênh bán hàng khác nhau. * Cơ hội và thách thức đối với việc sản xuất hàng dệt may cho thị trường Đức: Đức vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn ở EU, tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này có xu hướng giảm nhưng dự báo sẽ tăng kể từ năm 2007. Nhu cầu về hàng dệt may tại Đức sẽ tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2009. Số lượng trang phục được mua tính theo đầu người sẽ tiếp tục tăng nhưng giá không có dấu hiệu tăng. Do tình hình kinh tế chậm tăng trưởng, nhiều người tiêu dùng Đức có thu nhập thấp sẽ có xu hướng tìm kiếm các mặt hàng giá rẻ, tuy nhiên phân đoạn thị trường dành cho người có thu nhập cao cũng sẽ phát triển sôi động, nhất là những mặt hàng có chất lượng cao cấp, thuận tiện cho việc sử dụng, có nhãn mác của các nhà thiết kế nổi tiếng. Để thỏa mãn nhu cầu của nhiều công ty nhập khẩu tại Đức, nhà sản xuất ở các nước đang phát triển cần tăng cường chú ý đến chất lượng sản phẩm và sự thân thiện của sản phẩm đối với xã hội và môi trường. Chiến lược của nhiều nhà sản xuất Đức là đặt hàng sản xuất ở những nước có chi phí thấp và có khả năng làm được những sản phẩm có hàm lượng thiết kế cao. Tương lai có vẻ không đơn giản đối với các công ty Đức. Tuy nhiên chính phủ nước này đang thực thi những biện pháp bảo hộ cần thiết cho ngành, trong khi các công ty tiếp tục tập trung cải tiến mẫu mã thiết kế, chất lượng sản phẩm để ngành dệt may Đức có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may thế giới. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA LĨNH VỰC NGÀNH MAY MẶC TRONG QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC. Phân tích các yếu tố môi trường ngành dệt may đem đến những cơ hội cho Việt Nam Dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành dệt may Việt Nam Nước Đức có 82 triệu dân nhưng có tới 4 triệu doanh nghiệp một thành viên và những doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả. Còn Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 doanh nghiệp như vậy. Với số lượng 4 triệu doanh nghiệp, Đức có đủ khả năng và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đặt quan hệ giao thương. Đây thật sự là mảnh đất tiềm năng đang thu hút các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Dân số Đức theo nhóm độ tuổi và giới tính 2009 -2010 Nhóm độ tuổi / giới tính 2009 2010 Nhóm độ tuổi (%) 100,0 100,0 0-14 13,3 13.7%  15-24 11,3 66.1% 25-49 36,1 50-65 18,7 65+ 20,6 20.3% Số dân theo giới tính (1.000 người) 82.128 81.471 Nam (1.000 người) 40.252 40.014 Nữ (1.000 người) 41.876 41.458 (Nguồn: CBI) Hiện nay, Đức là nước có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất EU. Theo số liệu thống kê, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu  mặt hàng này của Việt Nam sang Đức tăng 13,11% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 445,85 triệu USD. Riêng tháng 1/2011, kim ngạch đạt 58,8 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù hàng Trung Quốc đang xuất vào Đức nhiều, song người Đức không muốn lệ thuộc vào hàng Trung Quốc, bên cạnh đó người Đức lại rất chú trọng đến chất lượng thành phẩm cũng như sự kỳ công của những người sản xuất thể hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là những lợi thế mà DN Việt Nam có thể khai thác. Một điều thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu thụ hết 23 euro cho quần áo nam, 44 euro cho quần áo nữ, 8 euro dành để mua quần áo trẻ em, và khoảng 12 euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. Đây có thể là cơ hội tốt cho các DN Việt. Theo các chuyên gia, để được người tiêu dùng Đức ủng hộ, các DN nên lưu ý một số xu hướng mà người tiêu dùng ưa thích. Về trang phục thể thao, chủ yếu tập trung những loại trang phục của những môn thể thao phổ biến như bóng chuyền bãi biển, trượt pa-tanh, leo núi, trượt tuyết, đạp xe, và chơi gôn,… Đối với trang phục mặc ngoài của nam giới, họ thường thích mua hàng giảm giá, căn cứ vào sự tiện dụng và thoải mái của sản phẩm. Đáng chú ý, nhóm khách hàng chính chủ yếu là những người từ 30 tuổi trở lên, ít sử dụng những trang phục phù hợp lứa tuổi mà chuyển sang những loại thường phục, tiện cho sinh hoạt và giúp họ trẻ trung hơn. Để có thể tăng kim ngạch tại thị trường này, DN cần chủ động lập những kế hoạch cụ thể và mang tính lâu dài, với những phân khúc thị trường rõ ràng phù hợp với khả năng của DN. Điều lưu ý cho các DN khi xuất khẩu sang Đức là việc buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức (so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn), trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội. Đức có hệ thống phân phối bán lẻ hàng dệt may ở quy mô lớn. Năm 2008, có 10 hãng bán lẻ hàng dệt may hàng đầu tại Đức là: Arcandor Group, đứng đầu chuỗi Karstadt và cơ sở bán hàng theo đơn đặt hàng Quelle .OTTO Group, đứng đầu cơ sở bán hàng theo đơn đặt hàng Otto, các công ty bán hàng theo đơn đặt hàng Schwab, Witt và các công ty khác. Metro Group đứng đầu chuỗi bán lẻ Galeria Kaufhof. C&A với chuỗi bán lẻ hàng thời trang .Hennes & Mauritz và H&M với chuỗi bán lẻ hàng thời trang đến từ Thụy Điển. P&C với chuỗi bán lẻ hàng thời trang của Đức. Tengelmann với chuỗi các siêu thị. Aldi- Group và Lidl với chuỗi chuyên bán hàng dưới giá niêm yết. Tchibo với chuỗi chuyên bán lẻ. Hàng dệt may Việt Nam hiện cũng đang được phân phối mạnh tại các kênh này. Theo số liệu thống kê chính thức của TCHQ, nửa đầu năm 2011 Việt Nam đã thu về 1,5 tỷ USD từ thị trường Đức, tăng 44,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tháng 6 đạt 264,3 triệu USD, tăng 3,73% so với tháng liền kề trước đó. 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 277,6 triệu USD hàng dệt may sang Đức, chiếm 18,9% thị phần, tăng 45,5% so với 6 tháng năm 2010. Tính riêng tháng 6, Việt Nam đã xuất 68,5 triệu USD hàng dệt may sang Đức, tăng 27,44% so với tháng liền kề trước đó.  Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã, quan trọng là chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam khi muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn. Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp. GDP của Đức năm 2010 tăng 3,6% sau khi trượt giảm 4,7% năm 2009. GDP trong quý IV có thể tăng 0,5% so với quý 3. Báo cáo chính thức của quý 4 sẽ được công bố ngày 15/2/2011. Nhu cầu nội địa của Đức đóng góp chính vào tăng trưởng GDP,tăng 2,5%. Tiêu dùng cá nhân tăng 0,5%, tiêu dùng chính phủ tăng 2,2% và vốn đầu tư tăng 5,5%. Thương mại đóng góp 1,1% vào tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu tăng 14,2% và nhập khẩu tăng 13%. Người tiêu dùng Đức, đặc biệt là giới trẻ, đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về xu hướng thời trang. Trong tương lai, phân đoạn thị trường hàng thể thao năng động sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng  đối với phân đoạn quần áo thường phục. Các loại quần áo thể thao ngày càng được sử dụng nhiều do sự phổ biến của các môn thể thao như bóng chuyền bãi biển,trượt pa-tanh, leo núi, trượt tuyết, đạp xe…Sự hấp dẫn của các trang phục thể thao ngoài trời đã vượt ra khỏi ranh giới của ngành. Nhiều công ty dệt may tại Đức sẽ hưởng ứng xu thế của mốt trang phục vừa gọn với cơ thể và tạo cho người mặc sự năng động.Mặc dù chỉ có một số ít dân số Đức thực sự tham gia các hoạt động thể thao như lướt sóng, trượt ván, trượt tuyết... nhưng những hoạt động này đã có tác động không nhỏ đến sự phổ biến các loại trang phục thể thao và những phụ kiện thời trang đi kèm. Sự công nhận về nhãn hiệu và sức hấp dẫn của các loại trang phục thể thao đã không còn hạn chế trong số nhóm người chơi thể thao. Trang phục thể thao của các nhân vật này mặc sẽ có sự tác động lớn đến xu hướng của trang phục thể thao ở Đức nói chung. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu như Việt Nam cần nắm bắt nhanh nhạy xu hướng này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Đức. Nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng trên thị trường quần áo ở Đức là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp xuất khẩu cần xem xét kỹ. Sự ưa thích đối với các dòng sản phẩm của người tiêu dùng tại Đức thay đổi nhanh chóng do Đức có khá nhiều mùa thời trang trong một năm. Vì vậy, thời gian giao hàng ngắn hơn và khối lượng nhỏ hơn của từng seri và đơn đặt hàng thường được nhà nhập khẩu Đức ưa chuộng. Một trong số những hàng dệt may mà Việt Nam đã xuất sang Đức như: Xuất khẩu quần áo bơi của Việt Nam tăng mạnh : năm 2008 xuất khẩu mặt hàng này của nước ta đạt 7,8 triệu bộ, trị giá 35,2 triệu USD, tăng tới 178,1% về lượng và 70,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang thị trường EU cũng đạt được mức tăng trưởng cao, tăng 137% về lượng và 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,2 triệu bộ, trị giá 4,5 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang một số nước thuộc khối EU có mức tăng đột biến như: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Pháp… Cụ thể: xuất khẩu sang Đức 407 ngàn bộ, trị giá 1,8 triệu USD, tăng 82% về lượng và 21,4% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Giá quần áo bơi xuất khẩu của nước ta sang Đức tăng 15,3% so với tháng 6 lên 4,05 USD/bộ, FOB, tuy nhiên nếu so với tháng 7/07 lại giảm 26%. Như vậy, giá xuất khẩu 7 tháng năm 2008 đạt 4,42 USD/bộ. 7 tháng năm 2008, có khoảng 70 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng quần áo bơi, tăng 03 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Cty Cổ phần May và DV Hưng Long là đơn vị xuất khẩu đứng đầu đạt 1,49 triệu bộ, trị giá 7,2 triệu USD, tăng 97,1% về lượng và 35% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến, Cty TNHH May mặc Kim Hồng (cùng kỳ năm ngoái đứng thứ 5) đạt 1,08 triệu bộ, trị giá 5,7 triệu USD, tăng 654% về lượng và 312% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Đáng chú ý, Cty TNHH Kings Well vươn lên vị trị thứ 3 (cùng kỳ năm ngoái đứng thứ 21) đạt 1,05 triệu bộ, trị giá 3,79 triệu USD, tăng tới 2.168% về lượng và 2.436% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng áo sơ mi của Việt Nam đã xâm nhập sâu vào thị trường Đức trong những năm qua. Trong 11 tháng năm 2008, áo sơ mi của Việt Nam xuất khẩu sang 81 thị trường và khu vực lãnh thổ.Năm 2008, xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường EU tăng chậm lại, chỉ tăng 5,5% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21,4 triệu cái, trị giá 130,6 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang một số nước thuộc khối EU tăng như: Đức tăng 24,3%; Italia tăng 89,1%; Bỉ tăng 101,5% so với cùng kỳ năm ngoái Giá áo sơ mi xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong 11 tháng năm 2008 đạt 5,45 USD/cái, FOB, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.Nhưng đến 5 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu đạt 34,9 triệu cái, trị giá 203,1 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và tăng 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường EU được giá, trong 5 tháng đạt 9,6 triệu cái, trị giá 60,7, giảm 2,2% về lượng nhưng lại tăng 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Có được mức tăng trên là do giá xuất khẩu sang một số nước thuộc khối EU tăng như: Đức, Tây Ban Nha…… Giá xuất khẩu áo sơ mi trung bình của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,81 USD/cái, FOB.và có 333 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi, ít hơn 21 đơn vị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Cty Cp May 10 đứng ở vị trí số 1 đạt 4,1 triệu cái, trị giá 28,1 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2008. Tồng Cty Đức Giang – Cty CP đứng vị trí thứ 2 đạt 2,7 triệu cái, trị giá 19,6 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Tiếp đến, xuất khẩu của Tổng Cty CP May Việt Tiến đạt 2,3 triệu cái, trị giá 17,6 triệu USD, tăng 34,5% về lượng và 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Thị trường áo khoác: Việt Nam trên nước Đức cũng tăng không kém, theo số liệu thống kê, xuất khẩu áo khoác của nước ta khá thuận lợi. Lượng xuất khẩu mặt hàng này sang hầu hết các thị trường đều trong xu hướng tăng, cùng với đó giá xuất khẩu cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, 5tháng đầu năm 2009 xuất khẩu áo khoác đạt 12,3 triệu cái, trị giá 119,3 triệu USD, tăng 22,2% về lượng và 33,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu áo khoác sang thị trường Đức cùng xu hướng đó, với mức tăng trong 5 tháng đầu năm là 10,3% về lượng và 24,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.2 triệu cái, trị giá 19 triệu USD . Giá xuất khẩu áo khoác sang Đức tháng 5/2009 tăng cao nhất so với từ đầu năm tới nay, đạt 16,68 USD/cái, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 37,9% so với thời điểm tháng 5/2008. Như vậy, giá xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2009 tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,15 USD/cái, FOB. Theo số liệu thống kê, 5 tháng đầu năm 2009 có khoảng 405 doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu áo khoác, ít hơn 70 doanh nghiệp so với năm 2008. Bên cạnh đó, xuất khẩu áo Jackét của Việt Nam tăng mạnh 6 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu hơn 29 triệu chiếc áo Jackét, trị giá 376 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu áo Jackét sang khối EU tăng nhẹ về lượng và tăng khá về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,2 triệu chiếc, trị giá 108,7 triệu USD. Việc xuất khẩu áo Jackét vào EU tăng nhẹ về lượng là do lượng xuất khẩu vào Đức- thị trường lớn nhất trong khối, giảm gần 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 2 triệu chiếc. Giá xuất khẩu trung bình áo jackét của VIệt Nam trong 6 tháng qua đạt 12,96 USD/chiếc Fob, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá xuất khẩu trong hai tháng gần đây ở mức khá cao, đạt 15,8 USD/chiếc trong tháng 5/07 và 14,17 USD/chiếc trong tháng 6/07, cao hơn 3,5- 4 USD/chiếc so với các tháng đầu năm.Cụ thể, giá xuất khẩu sang Đức cũng tăng hơn 13%, đạt 19,35 USD/chiếc. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có khoảng 462 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng áo jackét, nhiều hơn 10 đơn vị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng áo jackét tiếp tục tăng nhanh trong các tháng tới. (ta đuối với đoạn này wa =.=!) Quan hệ thương mại Việt_Đức với thể chế chính trị và pháp luật thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam. Thời gian vừa qua, ngay trong điều kiện kinh tế Đức suy thoái mạnh nhưng trao đổi thương mại song phương và xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tháng 10/2011 đạt 302 triệu USD, tăng 16,9% so với tháng trước và tăng 46,4% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức 10 tháng đầu năm 2011 đạt 2,6 tỉ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 10 tháng đầu năm 2011.  Hàng dệt, may dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức 10 tháng đầu năm 2011 đạt 490,6 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ, chiếm 18,5% trong tổng kim ngạch. Phần lớn mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức 10 tháng đầu năm 2011 đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, chỉ một số ít có độ suy giảm: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 29 triệu USD, giảm 55,1% so với cùng kỳ, chiếm 1,1% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là sản phẩm gốm, sứ đạt 17,2 triệu USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 21,8 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch. Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức 10 tháng đầu năm 2011 có tốc độ tăng trưởng mạnh: Sắt thép các loại đạt 642,7 nghìn USD, tăng 460,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 2 triệu USD, tăng 260,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,08% trong tổng kim ngạch; cao su đạt 105,7 triệu USD, tăng 61,5% so với cùng kỳ, chiếm 4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sản phẩm từ chất dẻo đạt 82,5 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ, chiếm 3,1% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức 10 tháng đầu năm 2011. Mặt hàng Kim ngạch XK 10T/2010 (USD) Kim ngạch XK 10T/2011 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 1.822.730.661 2.645.924.442 + 45,2 Hàng thủy sản 166.876.690 202.622.621 + 21,4 Hàng rau quả 5.908.615 8.058.270 + 36,4 Hạt điều 15.029.727 16.510.403 + 9,9 Cà phê 192.922.801 220.916.816 + 14,5 Chè 4.105.256 4.365.621 + 6,3 Hạt tiêu 47.447.454 59.534.677 + 25,5 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 5.347.876 6.946.667 + 29,9 Sản phẩm hóa chất 3.939.302 Sản phẩm từ chất dẻo 55.428.283 82.548.988 + 48,9 Cao su 65.433.906 105.676.931 + 61,5 Sản phẩm từ cao su 9.348.694 11.533.476 + 23,4 Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù 65.999.423 79.341.759 + 20,2 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 22.094.366 21.820.954 - 1,2 Gỗ và sản phẩm gỗ 88.010.529 92.124.617 + 4,7 Giấy và các sản phẩm từ giấy 579.550 2.088.029 + 260,3 Hàng dệt, may 348.950.259 490.588.022 + 40,6 Giày dép các loại 272.419.938 311.787.850 + 14,5 Sản phẩm gốm, sứ 19.779.443 17.190.646 - 13,1 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 3.758.603 5.260.705 + 40 Sắt thép các loại 114.721 642.678 + 460,2 Sản phẩm từ sắt thép 58.754.629 74.142.483 + 26,2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 28.152.827 40.988.345 + 45,6 Điện thoại các loại và linh kiện 458.069.432 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 14.733.232 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 43.413.781 59.299.092 + 36,6 Phương tiện vận tải và phụ tùng 64.832.574 29.140.016 - 55,1 Tham khảo giá một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức trong 10 ngày đầu tháng 11/2011: Mặt hàng Đvt Đơn giá Cửa khẩu Cao su thiên nhiên SVR3L tấn $4,594.86 ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV) Cao su thiên nhiên SVR10 tấn $3,958.87 ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV) Cà phê chưa rang chưa khử chất cà phê in chủng loại Robusta loại 2 tấn $2,040.50 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Chè đen loại PF1 tấn $1,270.00 Cảng Hải Phòng Tủ chén (159x50x142cm) (bằng gỗ tràm) cái $225.00 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Bàn SOLO 200X100X77 (cm),kèm chân, gỗ tràm, mới 100% cái $142.32 ICD Phước Long Thủ Đức Bàn Coffee (600x1200)mm làm bằng gỗ Sồi nhập khẩu mua trong nước. Mới 100% cái $69.00 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Ghế Bench(6842/50-124)(1240x330x450)mm(Gỗ cao su) cái $34.30 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Cá ngừ ngâm nước đóng hộp loại 307x113(7 oz)(nắp dể mở) thùng $29.25 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Tôm sú PD đông lạnh size 8/12, đóng gói 1kg x 10/ctn kg $15.60 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Tôm sú PD đông lạnh size 16/20, đóng gói 1kg x 10/ctn kg $11.95 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Cá đổng fillet size 40/80 kg $5.85 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Cá tra fillet đông lạnh size 170/225g, đóng gói 1kg x 10/ctn kg $2.28 Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) Cà pháo muối Trung Thành (500g/lọ, 12lọ/thùng) lọ $1.30 Cảng Hải Phòng Aó jacket nam 3 lớp Mã 6M-6207 chiếc $98.00 Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) áo jắckét nữ 2 lớp chiếc $35.13 Cảng Hải Phòng Quần dài nam 1 lớp (hàng mới 100%) Size 46-58 chiếc $15.90 Cảng Hải Phòng Găng tay 12 GA LX LF DOI $13.35 Cảng Hải Phòng Aó sơ mi nam dài tay chiếc $13.30 Cảng Hải Phòng áo thun nữ cái $12.50 Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh) Quần dài nữ cái $10.50 ICD Sóng thần (Bình dương) Mặc dù thương mại với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của Đức nhưng Đức luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Điều đó thể hiện ở chính sách của Đức tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức. Bên cạnh đó, Đức áp dụng chính sách thương mại chung của EU, dành thuế suất ưu đãi GSP cho nhiều chủng loại hàng hoá của Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều này sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam. Vì vậy, chắc chắn các doanh nghiệp của Đức sẽ hiểu biết hơn về các doanh nghiệp Việt Nam và sẽ cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh phát triển hơn. Mặt khác, ở Đức có 9 vạn người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn, trong đó có khoảng 70% tham gia kinh doanh tại 11 trung tâm của châu Á và trung tâm kinh tế – văn hoá và thương mại tại thủ đô Berlin. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức đã được thành lập, đây sẽ là “cầu nối” liên kết giữa doanh nghiệp người Việt Nam ở Đức và giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Đức. Một thuận lợi nữa cho ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Đức là Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô từ khi Việt nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam.Đặc biệt là thị trường Đức, không có áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ đó đảm bảo tính ổn định hơn cho thị trường dệt may Việt Nam. Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó là tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.Theo tính toán, việc phân bổ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định ATC đã làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu và đối với Việt nam, đối với mặt hàng may mặc và chi phí do hạn ngạch sinh ra khi xuất khẩu sang Đức đã là 7.5% đối với mặt hàng dệt và 7.2% đối với mặt hàng may mặc. Như vậy, khi gia nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra. Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới. Về mặt luật pháp: Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế .Theo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình với Đức và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Đức về ngành dệt may sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ Việt Nam tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác . Vì vậy, thoả thuận này sẽ tạo ra sự đột phá, nâng quan hệ thương mại VN và EU nói chung và Đức nói riêng lên tầng cao mới. Buôn bán 2 chiều sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Theo các doanh nghiệp, đây thực sự là tin vui cuối năm đối với ngành dệt may vốn đang gặp nhiều khó khăn. Hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao có thể mở rộng thị phần cũng như tăng giá trị xuất khẩu. Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng tăng thì yêu cầu làm đẹp của con người càng cao, do đó khả năng phát triển của ngành may mặc thế giới nói chung và ngành may của Việt Nam nói riêng là rất lớn. Do vậy, trong EU, Đức là thị trường truyền thống lớn nhất của dệt may Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2009, Đức vẫn mua trên 100 triệu EURO hàng dệt may các loại từ Việt Nam, dù nhu cầu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Việc Đức có xu hướng hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc trong những năm gần đây do sản phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng Đức. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc nên đã bắt đầu chuyển sang đặt hàng từ các nước đang phát triển có thế mạnh cạnh tranh về dệt may  như Việt Nam đang tạo những cơ hội tăng thị phần cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, người Đức cũng khá thích dùng hàng của Việt Nam do kỹ thuật được bảo đảm và giá cả hợp lý. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng thành phẩm, sự kỳ công của nhà sản xuất thể hiện qua từng đường kim mũi chỉ, hơn là kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách. Trong những năm gần đây do nhu cầu của con người ngày càng cao gắn liền với sự phát triển công nghệ, nên dệt may cùa Việt Nam có cơ hội được khẳng định chất lượng của mình và sản phẩm ngày càng được đa dạng. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng polyester pha bông với nhiều tỉ lệ khác nhau 50/50, 65/35, 83/17...tăng nhanh; các loại sợi 100% polyester cũng bắt đầu được sản xuất; các loại sản phẩm cotton/visco, cotton/aceylic, wool/acrilic đã bắt đầu được đưa ra thị trường. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, phòng co cơ học…đã xuất khẩu được sang Đức. Một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng kate đơn màu sợi 76, 76 đơn hay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton và petex, pe/co/pete…Làm thị phần Việt Nam xuất khẩu sang Đức tăng 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch dệt may của Việt Nam đạt 4 tỷ USD, giảm 4,7% so cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại mà cụ thể là vào khoảng 5,14 tỉ đô-la Mỹ trong năm 2008. Bên cạnh những cơ hội thì còn có những thách thức mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt để đẩy mạnh ngành dệt may lên một bước phát triển tiến bộ hơn. Những thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Đức: Những rào cản thương mại: Hiện nay, hàng rào kĩ thuật vẫn là một công cụ phòng vệ thương mại được nhiều nước sử dụng khá phổ biến để hạn chế hàng nhập khẩu với mục đích tuyên bố là bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đang bị mất dần lợi thế so sánh so với hàng nhập khẩu. So với những thị trường khác thì EU vốn là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao, sản phẩm phải có yếu tố chú trọng bảo vệ sức khỏe. Nhiều nhà nhập khẩu của EU thường đòi hỏi các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này phải sưu tập đủ bộ tiêu chuẩn chất lượng gồm các chứng chỉ chất lượng sản phẩm: HACCP; CE; ISO 9.000; SA 8000 và quan trọng nhất là hệ thống chứng chỉ môi trường ISO 14.000. Trong thị trường EU thì Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Buôn bán với Đức trong nhiều năm qua có xu hướng tăng liên tục. Trong năm 2006 dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch 321 triệu USD cao nhất trong các nước thành viên EU , tăng 35,68% so với năm 2005. Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Đức giảm, tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt được trị giá khá cao và tăng so với cùng kỳ năm 2008. Mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Đức là hàng dệt may, đạt trị giá 146.051.275 USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 19,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này. Với mức tăng trưởng như vậy việc xuất khẩu hàng dệt may vào Đức càng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu về chất lượng cao hơn. Đây là thách thức không nhỏ cho dệt may chúng ta trong thời gian tới. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn, đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì  luật của Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng thì sẽ đạt  được hiệu quả cao. Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU đặc biệt là Đức thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng dệt may của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường Đức yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn. Theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Có thể thấy Đức đã đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫn cách làm sạch sản phẩm... Thông tin về nước xuất xứ đối với hàng dệt may vào Đức là bắt buộc được ghi bằng bất kỳ thứ tiếng gì, ưu tiên tiếng Đức hoặc tiếng Anh (theo Sắc lệnh về Hàng dệt may ngày 1/4/1969) và các văn bản sửa đổi bổ sung liên quan. Theo đó, tất cả các mặt hàng dệt may bán tại Đức đều phải có nhãn mác. Trong khi đó sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang Đức, nên trong thời gian tới cũng nên tìm cách để các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức. Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Chẳng hạn khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính tẩy trùng... Cụ thể chỉ thị số 76/769/EEC là Chỉ thị đã được áp dụng hài hòa trong EU, cấm việc sử dụng những sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm khả năng bắt cháy cao. Và chỉ thị này cũng được áp dụng rộng rãi ở Đức. Bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt trên cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường Đức nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ. Đây thực sự là một vấn đề không nhỏ đang đặt ra cho doanh nghiệp chúng ta nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Đức trong thời gian tới. Với những rào cản đối với hàng dệt may như đã nói đòi hỏi những phía Việt Nam chúng ta cần phải chú ý hơn về chất lượng sản phẩm dệt may khi sang thị trường Đức vì một khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp Việt Nam chi trả. Như vậy khả năng thiệt hại làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai là điều khó tránh khỏi. Đối mặt với sức ép từ những quốc gia cạnh tranh Thị trường Đức với số dân lên đến khoảng 82.5 triệu người, là môt thị trường có sức mua dệt may rất lớn và là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ Euro trong năm 2004. Đây chính là thị trường tiềm năng thu hút rất nhiều các quốc gia muốn xuất khẩu dệt may vào thị trường này. Có thể nói dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan thương mại của các quốc gia. Hàng dệt may của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng các biện pháp hạn ngạch. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1-1-2005 khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam bên cạnh những thuân lợi lại gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, bỏ quota, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, các nước nhập khẩu sẽ được tự do lựa chọn nơi nào có ngành dệt may cạnh tranh hơn để nhập khẩu hàng hoá. Khi đó, tình hình chắc chắn sẽ có lợi hơn cho các nước có đầy đủ năng lực cạnh tranh chiếm thêm thị phần mà trước đó đã là của nước khác. Các nước có tiềm năng sản xuất, xuất khẩu với công nghệ tiên tiến, chủ động được nguyên phụ liệu, có các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, được chính phủ quan tâm đầy đủ thì sẽ tận dụng được cơ hội này để phát triển. Trong khi đó ngành dệt may của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hình 4- Cơ cấu nhập khẩu đầu vào ngàng Dệt may 2011 Nguồn: VITAS, HBBS (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổng hợp) Với nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may nhập khẩu đã chững lại trong tháng với kim ngạch 627 triệu USD, giảm nhẹ 6,3% so với tháng trước. Hết quý II/2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 3,41 tỷ USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Đức. Nhiều đơn đặt hàng cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Trước nguy cơ Việt Nam mất thị trường tại Đức thì Trung Quốc với những lợi thế về công nghệ sản xuất cùng với sự chủ động trong nguyên liệu sẽ trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, vượt trội quốc gia khác do kiểu dáng mẫu mã đa dạng đáp ứng được nhu cầu thời trang của người dân Đức. Trong khi đó, phía doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều chưa thực sự đáp ứng xu hướng tiêu dùng của người Đức ngày càng thay đổi. Thêm vào đó, người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá cả. Vì thế mà hàng dệt may Trung Quốc với ưu thế về giá thành cũng thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Điều đáng quan tâm hơn nữa là vào năm 2008, khi EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào Đức. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU nói chung – thị trường Đức nói riêng sẽ thuận lợi hơn. Ngoài Trung Quốc, Đức nhập khẩu khá nhiều hàng dệt may từ nhiều nước đang phát triển khác như Băngladesh, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập, Cămpuchia, Malaysia, Việt Nam... Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại Đức, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu là một trong những phương thức tạo đà cho nền kinh tế phát triển và đuổi kịp thời đại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường tiềm năng Đức nói riêng là một bước đi tiên phong nhằm khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung. Điều này vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nôị tại của nước ta, vừa có thể nhận được sự ủng hộ của các nước phát triển trong khuôn khổ không ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế các nước này.Và nước Đức một trong những thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam hướng tới. Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Do vậy, với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp, ngành dệt may lại có truyền thống từ lâu đời, nên trong những năm tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn trên nước Đức và trên toàn thế giới. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho ngành dệt may trong tương tương lai, ngành dệt may còn có những cơ hội và đồng thời phải đối mặt với rất nhiều thách thức.Đề tài: "Phân tích môi trường CHLB Đức" trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, những cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Đức, xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may…hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về ngành dệt may xuất khẩu của nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài - Phân tích môi trường CHLB Đức.doc
Luận văn liên quan