Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk định hướng chiến lược của công ty qua mô hình SWOT

Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược.

docx34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk định hướng chiến lược của công ty qua mô hình SWOT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới đang có nhiều bất ổn đồng thời sự cạnh tranh ngày càng gay go, để có thể tồn tại và phát triển thì Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần phải quan tâm đánh giá các ảnh hưởng của môi trường làm căn cứ quan trọng giúp nhà quản trị Marketing có thể đánh giá được các thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như những cơ hội và thách thức mà thị trường đem lại, từ đó xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho Công ty Môi trường Marketing của một công ty là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty và chúng thường xuyên tác động tốt hoặc không tốt tới các quyết định Marketing của công ty. Môi trường Marketing được chia ra làm hai loại: Môi trường Marketing vi mô và môi trường Marketing vĩ mô. Những tác động của hai môi trường này tới công ty Vinamilk như thế ? I.Giới thiệu về Công ty Vinamilk Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk) Tên giao dịch Quốc tế : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa. Trụ sở chính: số 10 phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Wesite: www.vinamilk.com.vn Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa ở chế độ cũ: nhà máy sữa Thống Nhất,  nhà máy sữa Trường Thọ, và nhà máy sữa Bột Dielac.Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng Nhì ( 2010), Huân chương Độc lập hạng Ba ( 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba ( 1985 ), Huân chương Lao động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008, phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm 2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp chí Fober vinh danh; xếp thứ Tư trong danh sách Top 10 – bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapre và tạp chí Compain thực hiện . …. Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.  Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ; Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới; Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty; Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp; Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả. Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy II.Môi trường kinh doanh của doanh công ty 1.Các yếu tố vĩ mô – Cơ hội và thách thức a.Tác động của yếu tố dân số Đây là nhân tố quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị Marketing nói chung, và các nhà quản trị Công ty Vinamilk nói riêng vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp. Các yếu tố như quy mô, tốc độ tăng dân số…..đều chi phối đến quy mô, cơ cấu thị trường người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định Marketing của Công ty Quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô của nhu cầu: Việt Nam với quy mô dân số lớn,theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số của Việt Nam 2011 là 87,84 triệu người, dự báo năm 2012 có thể vượt ngưỡng 88 triệu người; tốc độ tăng dân số cao 1,04 % . Do đó nhu cầu về sữa khá lớn, và ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội để Vinamilk mở rộng quy mô thị trường đáp ứng quy mô nhu cầu tăng đó Cơ cầu dân số Theo giới tính: dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5 %; dân số nữ 44,37 triệu người chiếm 50,5 % Theo địa lý: Dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người chiếm 30,6 %; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người chiếm 69,4 %. Qua đó dân số ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, vì vậy Vinamilk cần quan tâm đến việc mở rộng kênh phân phối bán lẻ ở những khu vực này; tạo ra những sản phẩm có giá thành hợp lý. Theo cơ cấu độ tuổi: từ 0-14 chiếm 24 %, từ 16-64 chiếm 70 %, trên 64 là 6 % và Việt nam được đánh giá trong thời kì dân số vàng, tuy nhiên theo dự báo của các nghiên cứu, dân số Việt Nam đang già đi, dân số> 64 là 8 % năm 2020 và tăng lên tới 23% 2050. Như vậy đòi hỏi các nhà hoạt động marketing phải chú ý đến thị trường này, sản xuất ra các sản phẩm nhiều chất lượng dinh dưỡng, hay hàm lượng đường thấp đi vì người già nguy cơ mắc bênh tiểu đường cao. Sự thay đổi cơ cấu, quy mô hộ gia đình Xu hướng gia đình trẻ ngày càng phổ biến thay thế gia đình truyền thống nhiều thế hệ. Cùng với cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch , mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con( ở Việt Nam tuy thực hiện còn chưa nghiêm nhưng ít nhiều đạt thành công); do đó các thành viên có nhiều cơ hội tham gia công tác xã hội, quan tâm đến con cái…..Do đó các nhà nghiên cứu phải thay đổi hình thức thanh toán hiện đại hơn, dịch vụ mua sản phẩm tại gia phát triển, thay đổi mẫu mã sản phẩm….Hiện nay Vianamilk trong lĩnh vực bán lẻ cũng đang tích cực phát triển các chuỗi cửa hàng, siêu thị , trung tâm mua sắm với các dịch vụ hiện đai.. Vấn đề đô thị hóa và sự phân bố lại dân cư Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam hiện nay là 30 %, cùng với đó cơ sở hạ tầng, các ngành nghề kinh doanh phát triển, cạnh tranh gay gắt, đây vừa là cơ hội để Vinamilk chuyển hướng vào khu dân cư mới đồng thời là thách thức trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác b.Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Có sức mua mới có thị trường. Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác nhau, tình hình lạm phát tiết kiệm, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự thay đổi kết cấu sức mua ở các vùng khác nhau. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng hay sự suy thoái kinh tế chung, tỷ lệ lạm phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư, lãi suất vay mượn, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác. Khi phân tích các yếu tố kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp nhận dạng được khách hàng của mình. Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm đươc năng chi tiêu nơi họ. Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính-tín dụng. Do đó các nhà Markeitng phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt. Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiên dụng, tính thẩm mỹ hay giá trị tinh thần mà sản phẩm hay dịch vụ có khả năng mang lại.Ngoài ra, một xu hướng khác là sự phân bổ về thu nhập có nhiều phân hóa trong dân chúng cũng là một vấn đề mà các nhà Marketing cần quan tâm. Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2012 ước tính tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước.Thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, đạt khoảng 1.160 USD. Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm sữa. Nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hỏang, thu nhập người dân tụt giảm, không đảm bảo những nhu cầu sinh họat tối thiểu hàng ngày thì ngành sản xuất sữa chắc chắn sẽ bị tác động. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ giữa năm 2011 và giảm mạnh trong những tháng gần đây; 4 tháng đầu năm 2012 CPI chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2012 tăng 2,2% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các tháng kể từ đầu năm sau sáu tháng CPI có xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2012 tăng 5,13% so với tháng 12/2011 và tăng 6,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm 2012 tăng 9,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2011. Các giải pháp tài khoá thắt chặt, tiền tệ chặt chẽ; tăng cường quản lý chi tiêu công; công tác quản lý giá cả, thị trường được tập trung chỉ đạo đã góp phần kiềm chế lạm phát; nhưng tỉ lệ vẫn ở mức cao ảnh hưởng tới giá giá trị của thu nhập và sức mua trên thị trường. Đồng thời lạm phát sẽ ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ là yếu tố làm giá sảm phẩm sẽ tăng; có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với năm 2010, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,65%; thực phẩm, đồ uống và thuốc lá tăng 22,75%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất 9 tháng 2012 tăng 10,72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý III giảm 0,17% so với quý trước và tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước. Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán được cải thiện. Trần lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh giảm từ 14% xuống còn 12%; lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm, xu thế này đang được chỉ đạo đẩy nhanh và linh hoạt theo biến động của thị trường và diễn biến của lạm phát. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng; duy trì và mở rộng sản suất. Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, chương trình đầu tư nhà ở xã hội, qua đó góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện niềm tin của thị trường. Đây là yếu tố giúp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phát triển sản xuất; có nguồn vốn giá rẻ trong tình hình khó khăn kinh tế. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Nếu cơ sơ hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản suất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng giá cả sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn ra chậm chạp do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm khó tiếp cận hoặc tiếp cận chậm với sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể: Tình trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có sự đầu tư lớn nhưng tràn lan; phương tiện giao thông phát triển nhanh nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Chính là thách thức trong việc phân phối sản phẩm đối với các doanh nghiệp trong đó có Vinamilk c.Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật Doanh nghiệp cần nắm vững các xu hướng chính trị và đối ngoại, các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính trị : Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục.Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tăng doanh thu, được tiếp cận với nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm … trong đó có Công ty Vinamilk. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Vinamilk những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp luật: Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hòan thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam. Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau và trên mọi lĩnh vực; thuế xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt thuế giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nước ngoài. Chính sách: Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân về thuế. Bộ Tài chính đã tính toán cụ thể để triển khai các ưu đãi về thuế ngay từ đầu năm 2009. Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp ngay trong quí 4/2008; giảm 30% thuế cho doanh nghiệp khó khăn trong năm 2009; thời gian chậm nộp thuế thay vì 6 tháng như trước đây nay kéo dài lên 9 tháng; hoàn thuế VAT nhanh hơn. Ngày 20/9/2012, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Theo đó, Chính phủ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế thu nhập đặc biệt Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Đây được coi là những ưu đãi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm lượng thuế phải nộp, công ty có thêm vốn để tiếp tục tái đầu tư mở rộng sản xuất Ngoài ra,Tháng 05/2010, Chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 730.000đ/tháng. Tháng 5/2011, Chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 830.000đ/tháng. Tháng 5/2012, Chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 1050.000đ/tháng. Lương của người lao động tăng lên sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào được tăng lên đáng kể, tuy nhiên nó cũng làm cho công ty Vinamilk phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên. Có thể nói sữa là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất sữa nhìn chung sử dụng nhiều lao động và các nông sản trong nước như đường, trứng, nguyên liệu sữa…Vì vậy, ngành sản xuất này được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi nhất định.Cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị d.Yếu tố văn hóa – xã hội Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Sự tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng rôn… khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc và thoả mãn các nhu cầu về thể chất. Một trong những đặc điêm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của Công ty Cũng phải nói thêm rằng, môt trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và tạo được sự chú ý của người khác . Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khoẻ mạnh, phát triển hoàn toàn về thể chất vầ trí tuệ, con người năng động, sáng tạo, một hình mẫu lí tưởng. dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn. Một điều thú vị nữa cũng không kém phần trong quan điểm của người Á Đông, việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thưong hiệu mạnh trước các dòng sản phẩm của nước ngoài ( dù có các chính sáchấcỏ hộ của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đấy đối với người tiêu dùng. e.Yếu tố khoa học công nghiệ Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để đưa ra các chiến lược marketing. Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất của doanh nghiệp có hiêu quả hay không.Chính vì vậy mà cũng ảnh hưởng tới các hoạt động marketing của Vinamilk:Vinamilk sẽ sử dụng yếu tố công nghệ nào để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ :Công nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo ra sản phẩm mới để khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vianamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc trang bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi. Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và mức độ truyền tin về sản phẩm: Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu cầu của người tiêu dùng càng gia tăng về chất lượng và số lượng. Đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra một lực lượng sản xuất mới rất hiệu quả cho doanh nghiêp.giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm. Mặt khác Vinamilk cũng như các doanh nghiệp khác cũng cần phải cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá nhiều chi phí cho quảng cáo dẫn tới tăng giá thành của sản phẩm gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp. Một thách thức khác đó là các sản phẩm có chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu kỳ sống bởi những đòi hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng,dẫn đến việc lạc hậu về kỹ thuật của những dòng sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối với các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ: đó là những cơ sở hữu ích sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các cách thức chế biến sữa để phù hợp với khẩu vị tiêu dùng khác nhau. Đây cũng là một trong số những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh hơn thông qua các kênh tư vấn về chính sách khoa học công nghệ. f.Yếu tố địa lý Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi cókhí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậulục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An, Sơn La… Như vậy công ty sẽ có thể dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất như nguyên liệu sữa chưa tươi, đường…với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc sản xuất các sản phẩm mà phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Hơn nữa, các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tình trạng tươi mới chứ không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo quản khi đặt mua từ nơi khác. Tuy nhiên do nguyên liệu lấy từ các sản phẩm của nông nghiệp nên vấn đề mùa vụ lại có ảnh hưởng nhất định đối với việc sản xuất của 2.Môi trường vi mô – điểm mạnh, điểm yếu a. Yếu tố khách hàng Khách hàng là đối tượng mà các doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vậy, người làm công tác Marketing phải tập trung nghiên cứu yếu tố này. Khách hàng của Vinamilk được chia thành 2 loại : Khách hàng lẻ: các khác hàng cá nhân. Nhà phân phối: siêu thị, đại lý,… Khi cung cấp sữa cho thị trường thì công ty phải chịu rất nhiều sức ép từ khách hàng đặc biệt : Sức ép về giá cả Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt. Do đó, Công ty Vinamilk phải liên tục đổi mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm với giá thành ngày càng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, Vinamilk cũng phải đa dạng hóa các loại sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ của mình trên thị trường cũng như thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Sức ép về chất lượng Khi cuộc sống của con người phát triển hơn thì con người luôn mong muốn những sản phẩm đảm bảo chất lượng đặc biệt những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa.Ngoài ra mỗi đối tượng khách hàng lại có những mong muốn khác nhau trong tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, Vinamilk phải có có sự nghiên cứu kĩ lưỡng từng đối tượng khách hàng để có thể đáp ứng tốt nhất cho những mong muốn của khách hàng đặc biệt sau khi có tin đồn có đỉa trong sữa Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong quá trình điều khiển cạnh tranh từ quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế được áp lực này xuất phát từ khách hàng bằng cách định giá hợp lý các dòng sản phẩm của mình và đưa ra nhưng thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự khác biệt hóa đối với những sản phẩm của đôi thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế khác b. Đối thủ cạnh tranh Mỗi công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau, đây là những lực lượng, những công ty, những tổ chức đang hoặc có khả năng tham gia vào thị trường làm ảnh hưởng đến thị trường và khách hàng của công ty. Vì vậy xác định đúng các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng đối với Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng, vì thế thị trường sữa là một thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ: Hiện nay thực trạng phân phối trên thị trường sữa của Việt Nam đang thuộc về một số “đại gia” như Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%; 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…; 19% còn lại là các hãng nội địa: Anco Milk, Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood, Nutifood…trong đó, nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%; Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước: Dutch Lady chiếm 37%; Vinamilk: 35%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%. Sữa bột: Dutch Lady chiếm 20%, Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead Johnson 15%; Nestle: 10%. Như vậy Vinamilk là hãng sữa dẫn đầu tại thị trường Vệt Nam. + Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh trạnh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Ducth Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20% + Nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%; Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước: Dutch Lady chiếm 37%; Vinamilk: 35%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%. Sữa bột: Dutch Lady chiếm 20%, Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead Johnson 15%; Nestle: 10%. + . Ở lĩnh vực sữa tươi, TH True Milk, với quy mô đầu tư lớn, bài bản và slogan ghi điểm với thị trường “thật sự thiên nhiên”, đang ngày một chứng tỏ mình là đối thủ đáng gườm của Vinamilk. +Sữa chua, vốn gần như độc quyền của Vinamilk, giờ cũng bị các thương hiệu khác tấn công ồ ạt, trong đó, nổi lên có sữa chua Ba Vì. Mảng sữa bột cũng chịu sự cạnh tranh ngày một lớn của các thương hiệu sữa lớn đến từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp… Ngoài cạnh tranh với các đối thủ trong ngành thì Vinamilk còn phải cạnh tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như: bột ngũ cốc, nước tăng lực cho cơ thể (nước uống dinh dưỡng maqui chống lão hóa hiệu quả cao , Nước diệp lục tố synergy worldwide kích thích ăn uống và hỗ trợ tiêu hoá, Nước cam ép Twiste……..),một số loại kem tươi, nước ngọt ( cocacola, pepsico. Đây là những sản phẩm thay thế tốt cho sữa trong số những sản phẩm trên có một số đối thủ lớn và có uy tín lớn trên thị trường. đó là những đối thủ tiềm ẩn của ngành Như vậy, Vinamilk hiện đang là công ty đứng đầu trong sản xuất sữa của Việt Nam và đối thủ lớn nhất của công ty là Dutch Lady Các lợi thế của vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh là : Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt;  Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh; Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp; Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy;  Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường;  Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững; Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh; Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp; Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy;  Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường;  Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững; Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Do đó doanh nghiệp cần phải phát huy nhưng điểm mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh và hạn chế nhưng điểm yếu để có thế tăng được thì phần trong nước và xâm nhập thị trường trên thế giới, c. Các lực lượng bên trong công ty Cơ hội và chiến lược kinh doanh của bất kì một công ty luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của công ty đó. Tiềm lực hay nguồn lực của Công ty phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan bên trong công ty, và có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó, mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực của công ty bao gồm: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và tổ chức quản lý, yếu tố kĩ thuật công nghệ… Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó Bảng 1: Tình hình tài chính của Vinamilk (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh thu 6675 8381 10820 16081 22071 LNTT 995 1371 2731 4251 4979 LNST 963 1249 2376 3616 4218 Tổng tài sản 5425 5967 8482 10773 15583 Vốn điều lệ 1753 1753 5313 5331 5561 “Kết thúc năm 2011, doanh thu Vinamilk đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ, chính thức gia nhập vào đội ngũ các doanh nghiệp lớn của châu Á-Thái Bình Dương” Bảng 2: Các công ty con liên kết với Vinamilk STT Tên Công ty Ngành nghề kinh doanh chính Vốn điều lệ (tỉ đồng) Tỉ lệ sở hữu của Vinamilk (%) 1 Công ty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam Chăn nuôi bò sữa 840 100 2 Công ty TNHH một thành viên sữa lam Sơn Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa và nước giải khát 80 100 3 Công ty TNHH một thành viên đầu tư bất động sản quốc tế Kinh doanh bất động sản( chưa hoạt động) 160 100 4 Công ty TNHH một thành viên sữa Dielac Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ sữa 146 100 5 Công ty cổ phần nguyên liệu thực phẩm Á Châu - Sài Gòn (“AFI”) Sản xuất bột crème dùng cho thực phẩm 114 15,79 6 Công ty TNHH Miraka Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ sữa 55 triệu Đô New Zealand 19,3 => Với một sức mạnh tài chính như vậy, Vinamilk có khả năng thực hiện thành công những chiến lược Marketing đề ra, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài; nghiên cứu mở rộng cơ cấu sản phẩm, hệ thống phân phối sản phẩm; đầu tư dây truyền công nghệ cao, mở rộng vùng nguyên liệu,…từ đó tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty. kỹ thuật công nghệ sản xuất. Kỹ thuật công nghệ sản suất là yếu tố quan trọng, góp phần tăng năng suất suản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, cũng như nâng cao thương hiệu và uy tín cho công ty. Từ khi ra đời đến nay, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất.Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ, các dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại.tiên tiến , với chi phí đầu tư cao. Những công nghệ này phần lớn được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị ngành sữa nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra, với phương châm hướng đến sự phát triển bền vững và lợi ích của cộng đồng, Vinamilk luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để phòng ngừa ô nhiễm, giảm lượng chất thải, tiết kiệm và tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, nhiên liệu theo hướng thân thiện với môi trường. Hiện nay, toàn bộ 10 nhà máy đang hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có Hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004. Thành công này cho thấy ý thức trách nhiệm cao của Vinamilk đối với xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường. Tiếp nối những kết quả tích cực trong việc tiết kiệm tài nguyên và năng lượng của năm 2010, số liệu thống kê toàn công ty cho thấy, lượng nước nguồn và năng lượng tiêu hao bình quân trên 1 tấn sản phẩm trong năm 2011 tiếp tục giảm đáng kể so với năm 2010, cụ thể : điện – giảm 5,50 %, dầu FO – giảm 6,91%, nước nguồn – giảm 9,69 %. Bên cạnh đó, lượng nước đã qua xử lý và thải ra môi trường bình quân trên 1 tấn sản phẩm – giảm 3,41 %. Các số liệu trên chứng tỏ chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường mà Vinamilk đang áp dụng tiếp tục phát huy hiệu quả mạnh mẽ và tích cực. Với định hướng không ngừng tìm tòi, khảo sát các phương án tiết kiệm năng lượng để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, năm 2011 Công ty đã triển khai đề án sử dụng đèn LED để thay thế toàn bộ hệ thống đèn cao áp chiếu sáng tại Nhà máy Sữa Sài Gòn. Trong số 3 nhà máy mới đưa vào hoạt động trong năm 2012, đáng chú nhất là “siêu nhà máy” đặt tại Bình Dương, với quy mô sản xuất 400 triệu lít sữa tươi/năm, công suất tương đương gần 9 nhà máy hiện nay của công ty cộng lại. Đặc biệt, nhà máy này hoàn toàn tự động hoá, với vận hành của robot. Cũng tại Bình Dương, Vinamilk sẽ có thêm nhà máy chuyên sản xuất sữa bột trẻ em Dielac 2, với công suất 54.000 tấn/năm. Tháng 6 tới đây, nhà máy chuyên sản xuất sữa tươi, sữa chua tại Đà Nẵng cũng chính thức được đưa vào hoạt động. => Hệ thống dây truyền sản xuất áp dụng công nghệ kĩ thuật cao, đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng sản phẩm và bảo vệ môi trường đe lại những thuận lợi vô cùng to lớn cho công ty trong việc phát triển chất lượng, uy tín của sản phẩm và vị trí của thương hiệu Vinamilk trong lòng khách hàng. . Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý Với một tổ chức quản lý chặt chẽ và phối hợp hiệu quả đã đem lại cho Vinamilk một sức mạnh tổng hợp để thực hiện hiệu quả những mục tiêu, kế hoạch đề ra. Với Vinamilk, đào tạo nguồn nhân lực với trình độ và chất lượng cao luôn luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để có thể phát triển cũng như tăng chất lượng phục vụ khách hàng: - Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm vừa hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng đồng thời quảng bá sản phẩm của công ty kiêm luôn nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phân phối và phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm phân tích xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với người tiêu dùng ở các điểm bán hàng. - Kinh nghiêm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững. Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ quan lý nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm trong ngành. Vững nghề vụ có thể theo kịp sự thay đổi của thị trường. - Vinamilk có đội ngũ quản lý hùng mạnh và đầy tham vọng đã gắn bó với công ty từ khi Vinamilk còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Nhờ sự dẫn dắt của đội ngũ quản lý này, Vinamilk đã đạt được nhiều thành công như lọt vào danh sách một trong 10 công ty đạt giải hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục từ năm 1995 đến 2007, đạt giải thưởng Công nghệ Sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới năm 2000 và 2004 cũng như nhiều giải thưởng khác của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động Marketing của công ty lại thực hiện chủ yếu trong miền Nam 4. Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất. Để tiến hành sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho thị trường bất kỳ công ty nào cũng cần dược cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng …Ngoài ra cũng cần phải thuê lao động, thuê đất, vay tiền,… Những tác động trên thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới các quyết định marketing của công ty. Những biến đổi về tất cả các phương diện: số lượng, chất lượng, giá cả,…các yếu tố đầu vào đều quyết định marketing của công ty. Đối với Vinamilk một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng sữa do chính là nguồn nguyên liệu sữa, và muốn đảm bảo lượng sữa đầu vào phải chăm sóc đàn bò thật tôt nguồn cung ứng Để tăng nguồn nguyên liệu sữa trong nước, nhiều năm qua công ty Vinamilk đã chủ động tìm kiếm những quỹ đất từ các địa phương để đề xuất đầu tư, xây dựng các trang trại bò sữa quy mô công nghiệp. Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng và đi vào hoạt động các trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 – 3.000 con, với tổng vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng (hơn 140 tỷ đồng cho mỗi trang trại).  Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 – 2016, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, đến năm 2015 sẽ đạt 25.500 con và năm 2016 sẽ tăng lên 28.000 con. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, công ty Vinamilk tiếp tục làm việc với các địa phương để đầu tư xây dựng tiếp bốn trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh, Đắc Nông, Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.  Dự kiến đến năm 2016, các trang trại của Vinamilk có thể cung cấp trên 80.000 tấn sữa tươi, đáp ứng 25% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty.  "Ngoài ra, Vinamilk sẽ chủ động tìm kiếm đối tác và quỹ đất tại Campuchia để hợp tác xây dựng trang trại", bà Trang cho biết thêm. Nhu cầu sữa nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng nhanh trong nhiều năm qua. Do đó, bên cạnh chủ động đầu tư các trang trại quy mô công nghiệp, Vinamilk cũng không ngừng tăng cường công tác thu mua và phát triển vùng nguyên sữa tươi từ các hộ dân.  Hiện nay, Vinamilk đăng ký gần 5.000 hợp đồng với các hộ dân, và có trên 6.200 hộ chăn nuôi trên cả nước đang bán sữa cho Vinamilk. Sản lượng sữa mà Vinamilk thu mua từ các hộ dân hiện nay là trên 450 tấn/ngày.  Vinamilk sẽ tiếp tục đồng hành với nông dân chăn nuôi bò sữa Việt Nam, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng con giống, tăng năng suất và tăng quy mô đàn để phát triển bền vững.  Với hướng phát triển này, đến năm 2016, dự kiến Vinamilk thu mua từ các hộ dân gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Lượng sữa thu mua này đáp ứng cho khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu sữa của Vinamilk. /. sữa bò tươi việt nam: Khó khăn: Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam, một số người chăn nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, năng xuất thấp và chất lượng sữa chưa cao. Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế, thức ăn chăn nuôi tận dụng nên đa số nông dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi bò sữa. Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin… dùng trong chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí đầu vào chăn nuôi bò sữa cao, giá thành cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế nên người chăn nuôi không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa). Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra. Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp với việc chăn nuôi bò sữa cao sản ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm chăn nuôi. Về quản lý chất lượng sữa, mặc dù đã có sự tiến bộ trong thời gian qua nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra giám sát chất lượng sữa. “Để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào, mỗi công ty phải tự đưa ra tiêu chuẩn chất lượng riêng b. nguồn lao động VN có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động (LĐ) dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của VN còn thấp. Vì vậy xảy ra thực trạng nơi thiếu thì vẫn thiếu(ld trình đọ cao), nơi thừa thì vẫn thừa. Vinamilk có Môi trường chuyên nghiệp, công việc đầy thách thức và cơ hội làm việc với những người giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các tập đoàn đa quốc gia là nơi tốt nhất để người lao động chọn lựa cho con đường phát triển sự nghiệp của mình. Vinamilk luôn cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Vinamilk là nơi bạn có thể thỏa sức sáng tạo, đưa những kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế nhằm góp phần xây dựng và phát triển Công ty Và đây là 4 lí do mà Vinamilk tự tin rằng người lao động sữ chọn họ: Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp Chế độ lương bổng và đãi ngộ xứng đáng Nhiều cơ hội công việc mới cùng với sự phát triển không ngừng của Công ty Nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc và sáng tạo. 5.Những tổ chức dịch vụ môi giới Marketing Trong quá trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong tiêu thụ hàng hóa, công ty còn nhận được sự trợ giúp phối hợp cung ứng nhiều dịch vụ như:các tổ chức môi giới thương mại, các tổ chức chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing, các tổ chức tài chính tín dụng. Vinamilk có những ưu đãi đối với đại lý để họ trở thành người bạn thân thiết, chung thủy với sản phẩm của mình. Trường hợp vi phạm hợp đồng, công ty kiên quyết cắt bỏ để làm gương cho các đại lý khác. Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý. Hiện nay công ty có 2 kênh phân phối: ² Phân phối qua kênh truyền thống: (220 nhà phà phân phối độc lập tại 64 tỉnh thành và hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc) thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn. ² Phân phối qua kênh hiện đại: ( hệ thống siêu thị, Metro…) Vinamilk có lợi thế thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước. Với một mạng lười phân phối đều khắp toàn quốc cũng như các kênh trực tiếp khác như: bệnh viện, siêu thị, trường học…Vinamilk có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Tuy nhiên Vinamilk chủ yếu phân phối trong nước mà chưa có sự giới thiệu ra thị trường thế giới. Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường, Vinamilk đang sử dụng các ứng dụng CNTT hiện đại tiêu biểu nhất Ngoài ra, hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong chiến lược xúc tiến của mình, Vinamilk luôn chú trọng, đề cao, sáng tạo không ngừng và đã đạt được những thành công không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu bán hàng của mình với mục đích đưa sản phẩm của mình tới đại bộ phận người tiêu dùng, Vinamilk sử dụng mọi hình thức quảng cáo như: truyền hình, phát thanh, báo chí, quảng cáo ngoài trời… Ví dụ: Quảng cáo với thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%” ( trăm phần trăm, trăm phần trăm, sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm) để thu hút và lấy lại lòng tin của khách hàng sau hàng loạt bài báo nói về các sản phẩm sữa tươi mà tỷ lệ sữa bột thì rất cao. Vinamilk là người đầu tiên khai thác điểm này trong quảng cáo của mình. Đây là một chiến lược ăn theo dư luận, biết chớp thời cơ trong lức người tiêu dùng đang bị thất vọng vị bị các nhà sản xuất lừa bấy lâu. Thông điệp “trăm phần trăm” được lặp đi lặp lại sẽ khắc sâu vào tâm trí khách hàng dù cho khách hàng có vô tình hay cố tình nghe. Từ quảng cáo này, có lẽ Vinamilk hy vọng rằng khách hàng của các nhãn hiệu khác sẽ quay sang ủng hộ Vinamilk với sữa tươi nguyên chất 100%. * Công chúng: Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp để ra. Doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường gồm giới công chúng sau: -Giới tài chính:các trung gian tài chính ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay do ngân hàng nhà nước quy định. Tuy nhiên, trong tình trạng nền kinh tế suy thoái như hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện nhiều biện pháp để lôi kéo khách hàng người đi vay về phía mình -Công chúng thuộc các phương tiện thông tin -Công chúng thuộc cơ quan nhà nước: Hiện tại ở Việt Nam các cơ quan nhà nước đang có nhiều chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp việt nam. nhóm công dân hành động, công chúng địa phương, quần chúng đông đảo, công chúng nội bộ. Để có sự ủng hộ của công chúng, Vinamilk đã và đang tich cực hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, nhân văn vì cộng đồng. Năm 2008: công ty giành hơn 17 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện. Trong đó có chương trình 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo. + Dành 3,1 tỷ đồng cho quỹ “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” năm học 2007-2008 Ngoài ra, Vinamilk nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Bến Tre và Quảng Nam từ năm 1997 ( đến nay còn lại 13 bà mẹ VNAH) + Xây 72 nhà tĩnh nghĩa, 120 nhà tình thương, đóng góp cho các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ tài năng trẻ, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân sóng thần… + Xây dựng các cầu vượt sông cho các em học sinh đi học tại Quảng Nam. + Hỗ trợ tiền phẫu thuật hở môi, hàm ếch cho trẻ em dị tật… Không chỉ góp phần làm xoa dịu nỗi đau, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, Vinamilk còn tích cực mang tới cho cộng đồng niềm vui và những kiến thức xã hội có ích trong cuộc sống. Thông qua các chương trình truyền hình và một số hoạt dộng khác, Vinamilk đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn không chỉ với các em thiếu nhi mà với mọi người dân Việt Nam. Với chiến lược tiếp cận khách hàng thương xuyên và thân thiện hơn, Vinamilk đang và sẽ có thêm nhiều chương trình hướng tới cộng đồng trong tương lai. III.Đánh giá mô hình SWOT Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược. - Cơ hội chủ yếu: Là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó là rất lớn. - Nguy cơ chủ yếu: Là những nguy cơ mà tích số giữa các mức tác động khi nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra nguy cơ đó đạt giá trị lớn nhất. - Xác định những điểm mạnh, điểm yếu cốt lõi: Quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng là phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây cần xem xét các yếu tố với tư cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh chính. - Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bước sau đây để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược: • Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa). • Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T. S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? S/T: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài? W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay? W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay? • Bước 3: Đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T. Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ. • Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau. Ưu điểm: • Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xác định các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. • Đưa ra các chiến lược kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa để doanh nghiệp thực hiện. phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên trong Các cơ hội: Các chính sách ưu đâĩ của Chính Phủ về nghàng sữa: phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển đến năm 2020 Các chính sách ữu đãi về thuế Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định ( vinamilk cung cấp đầu tư, xây dựng các nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu chủa doanh nghiệp) Gia nhập WTO : mở rộng thị trường: mở rộng thị trường kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm Các mối đe dọa: Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế….) Gia nhập WTO : thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh, thị phần lớn Mạng lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh) Dây chuyền sản xuất tiên tiến Ban lãnh đạo có năng lực sản xuất Danh mục sản phẩm đa dạng, mạnh và giá cả cạnh tranh Quan hệ bần vững với đối tác Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm Điểm yếu: Chủ yếu tập trung vào sản phẩm thị trường trong nước Hoạt động Marketing của công ty tập trung chủ yếu ở trong Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINAMILKĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY QUA MÔ HÌNH SWOT.docx
Luận văn liên quan