Ngày nay, trên thế giới, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có sự quan hệ, giao lưu với phần còn lại của thế giới. Đó là một xu thế tất yếu của thời đại mới-xu thế toàn cầu hóa.
Xu thế mới này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các quốc gia, cũng như các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra vô vàn những khó khăn, thách thức; nếu như chúng ta không hiểu rõ, không nắm bắt kịp thời cơ hội. Chính vì thế, nghiên cứu các hoạt động kinh doanh quốc tế là một bước rất quan trọng, giúp chúng ta có thể hiểu rõ môi trường kinh doanh quốc tế, vạch ra những chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi quốc gia, mỗi công ty. Từ đó, có thể phát huy mạnh mẽ tiềm lực, thế mạnh của mình, cũng như né tranh được những thách thức.
Nam Phi, với địa thế thuận lợi-là cửa ngõ chiến lược của lục địa đen, là quốc gia phát triển hàng đầu châu Phi, bạn hàng lớn của Việt Nam và là một quốc gia được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển kinh doanh quốc tế. Từ trước đến nay, khách hàng quen thuộc của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn là các quốc gia thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa, hay những bạn hàng truyền thống như Mỹ, châu Âu Khi quan hệ hợp tác với những quốc gia trên chúng ta có các lợi thế: hiểu được môi trường kinh doanh, có những đối tác quen thuộc, được khách hàng biết tới và có những ưu đãi nhất định về thuế quan Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm kiếm một thị trường mới có tiềm năng phát triển đang là xu hướng tất yếu, mà châu Phi là một trong những châu lục điển hình. Từ năm 1996, Việt Nam thực hiện quan hệ buôn bán 2 chiều với nhiều quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu từ 2 hướng: Thứ nhất, từ Bắc Phi qua thị trường Ai Cập, Libi; Thứ hai, từ Cộng hòa Nam Phi để thâm nhập các quốc gia Nam Phi và Trung Phi.
Là cửa ngõ của châu Phi, phát triển kinh doanh quốc tế tại Nam Phi,có thể nói chúng ta đã một mặt thâm nhập được vào toàn thị trường này. Mặt khác, với một thị trường hơn 40 triệu dân không quá khắt khe, đồng thời là một thành viên của WTO, một nền kinh tế ổn định và phát triển nhất châu Phi, Nam Phi thể hiện là một thị trường hấp dẫn phù hợp với xuất khẩu Việt Nam.
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3609 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường Nam Phi - Đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế cho sản phẩm dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm soát xuất khẩu và cấp giấy phép, như các mặt hàng thuộc lĩnh vực quân sự, tài nguyên đang cạn kiệt, rác thải kim loại và phế liệu. Kim cương dành cho xuất khẩu phải đăng ký với Ban kim cương SA. Các mặt hàng dầu khí không có sự kiểm soát giá cả được sản xuất ở các nhà máy chất đốt được phép xuất khẩu. Đà điểu sống và trứng đã được thụ tinh của chúng bị cấm xuất khẩu.
Việc trao đổi và giao thương buôn bán giữa các nước trong khu vực và các khối kinh tế gặp nhiều thuận lợi.
Giấy phép nhập khẩu
Luật Kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu của Nam Phi năm 1963 cho phép Bộ Thương mại và Công nghiệp nghiêm cấm, hạn chế cũng như kiểm soát hàng nhập khẩu vì lý do an ninh, môi trường và sức khoẻ và đảm bảo quy định kỹ thuật về chất lượng tối thiểu. Trong một vài năm gần đây, danh mục các mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu cần phải có giấy phép nhập khẩu đã giảm đi đáng kể, điều này chứng tỏ chính sách của Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) không bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước bằng các rào cản phi thuế quan.
Những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu là cá và các sản phẩm từ cá, hàng đã qua sử dụng, phế liệu, chất thải, tro hoả táng, chất cặn bã, dầu mỏ, hoá chất huỷ hoại tầng ôzôn, vũ khí và đạn dược, thiết bị dùng cho đánh bạc và các nguyên tố hoá học phóng xạ. DTI đang dần huỷ bỏ Giấy phép nhập khẩu thay vào đó là đánh thuế. DTI đang phát triển một hệ thống cung cấp giấy phép tự động và kết nối DTI với hải quan và với những người muốn xin giấy phép nhập khẩu để làm đơn giản hoá quá trình thông quan và khai báo hải quan. Giấy phép nhập khẩu phải được cấp từ ban lãnh đạo về xuất khẩu và nhập khẩu trước ngày gửi hàng.
Cho thấy chính sách của chính phủ trong việc làm đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu bằng thuế quan, thuận lợi cho các nhà xuất khâu của nước ngoài.
Yêu cầu về nhập khẩu ôtô và các phương tiện có động cơ
Cục thuế và hải quan Nam Phi quy định thêm một số thông tin vào Dự luật nhập khẩu đối với ôtô và các phương tiện có động cơ vận chuyển qua Durban sang các nước trên thế giới, các nước liên minh hải quan chung và nội địa.
Dưới đây là danh mục về các chi tiết phương tiện cần phải được thông quan:
- Kiểu dáng và số seri
- Năm sản xuất
- Số động cơ
- Khung gầm/ số VIN
- Loại phương tiện (chẳng hạn như xe ôtô mui kín, xe tải)
- Màu sắc
- Format(chẳng hạn như lắp ráp hoàn toàn)
- Tình trạng (chẳng hạn như mới tinh hoặc đã qua sử dụng)
- Giá trị
- Trọng lượng
- Công suất xylanh
- Động cơ xăng hay diesel
ôtô và các phương tiện có động cơ sẽ không được thông quan nếu không có đầy đủ các thông tin yêu cầu trên.
Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nam Phi
- Ma tuý hoặc thuốc gây nghiện ở bất kỳ hình thức nào.
- Vũ khí không số, dùng trong quân đội và hoàn toàn tự động, chất nổ và pháo.
- Các chất, tài liệu, đồ kích thích và kiêu dâm.
- Các chất, tài liệu, đồ gây phản và kích động.
- Thuốc độc và các chất độc hại khác.
- Thuốc lá với khối lượng nhiều hơn 2kg/1000.
- Những mặt hàng được kinh doanh hoặc nhãn hiệu đăng ký bị vi phạm luật (chẳng hạn như hàng giả)
- Các bản sao chép bất hợp pháp của bất kỳ một tác phẩm nào có bản quyền.
- Các mặt hàng do các nhà tù làm ra.
Thuế quan
Nam Phi đã giảm bớt một số loại thuế và hầu như tuân theo các mức thuế quan của WTO. Nam Phi cũng đã thay thế việc đánh thuế theo số lượng hàng hoá và thuế formula bằng đánh thuế theo giá hàng, ngoại trừ một số lĩnh vực trong nông nghiệp. Tiếp đó Nam Phi cũng đã cắt giảm từ 80 mức thuế khác nhau xuống còn 8 mức thuế lên xuống trong khoảng từ 0% đến 30% với một số ngoại lệ.
Hai ngoại lệ đó là quần áo và vải dệt sẽ phải tuân theo các biểu thuế của WTO trong 12 năm thay cho 5 năm, và mức thuế tối đa sẽ chỉ giảm xuống 45% (chỉ đối với quần áo) thay cho 30%. Các nhà sản xuất ôtô có tối đa là 8 năm để lắp ráp thay cho 5 năm, và sẽ phải đóng một mức thuế tối đa cuối cùng không nhiều hơn 50%.
Xu hướng chung là thuế quan sẽ được cắt giảm nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp cạnh tranh hơn nữa và để giảm bớt chi phí.
Thuế quan đối với mặt hàng nông sản
Nam Phi gần đây mới tăng mức thuế đánh vào một số mặt hàng nông sản. Một số mặt hàng nông sản sau đây đã bị ảnh hưởng:
- Ngũ cốc: Thuế đánh vào giá nhập khẩu tối thiểu đối với ngũ cốc nhập khẩu đã tăng từ 15 đôla Mỹ lên 25 đôla Mỹ vào 5/11/1999. Khi giá cả bị kiểm soát giảm xuống khoảng từ 70 đến 80 đôla, thì thuế đánh cao nhất là 35 đôla/ tấn, giảm đi cho phù hợp với việc tăng giá ngũ cốc. Nếu giá cả vượt quá 110 đôla/ tấn, thì thuế sẽ được miễn giảm.
- Lúa mì: Thuế quan đánh vào lúa mì được tính rất khác nhau nhưng cơ bản thì vẫn dựa trên giá nhập khẩu ban đầu.
Mức thuế điều chỉnh cuối cùng được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá tham khảo trên thế giới mà mức thuế điều chỉnh trước đó dựa trên với mức trung bình dao động trong 3 tuần của cùng một mức giá được tính hàng tuần. Khi mức chênh lệch này vượt quá 10 đôla/ tấn trong 3 tuần liên tiếp thì mức thuế mới sẽ được đưa ra và mức giá mới tham khảo trên thế giới sẽ được ấn định. Vào ngày 5/1/2000, giá tham khảo trên thế giới là 112,67 đôla/ tấn và giá tham khảo ban đầu của Nam Phi là 157,00 đôla/ tấn. Sự chênh lệch giữa hai mức giá này là 44,33 đôla/ tấn chính là mức thuế quan đánh vào lúa mì hiện hành.
- Gia cầm: Bất kể Chính phủ Mỹ cố gắng cắt giảm thuế quan, nhưng cục thuế quan và thương mại lại đưa ra các mức thế đánh vào các bộ phận gà đông lạnh nhập khẩu tăng từ mức thuế đồng loại 27% lên 2,2 ran/ kg.
Việc Nam Phi thực hiện tăng mức thuế đánh vào một số mặt hàng nông sản để nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khi giá cả trên thế giới giảm xuống dưới mức cố định. Tuy nhiên với mức cung-cầu chênh lệch như hiện nay thì ngành nông sản vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu mặt hàng này như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Thuế quan đối với thép và bìa các tông
Nam Phi đã tăng các mức thuế quan đối với một số loại bìa các tông và các sản phẩm từ giấy cũng như một số sản phẩm từ thép để đạt được sự thống nhất hơn nữa về thuế quan. Nam Phi đã tiến hành việc cắt giảm thuế quan chung đối với giấy và bìa các tông vào năm 1995, điều này sẽ làm cho hầu hết các mức thuế quan giảm xuống 10% theo giá hàng vào năm 2000 và 5% vào năm 2005. Một số điều khoản về việc cắt giảm thuế đã được đưa ra đối với một số loại giấy và bìa các tông không sản xuất trong nước, cho phép cắt giảm thuế hoàn toàn đối với nhập khẩu một số loại bìa các tông và giấy gói hàng loại dày có bọc và không bọc, bìa các tông và giấy bọc ,và bìa các tông và giấy có dính nhựa đường.
Thuế quan đối với ngành Dệt
Thuế quan đối với ngành dệt sẽ phải tuân theo các mức thuế bắt buộc của WTO trong 7 năm
(chấm dứt vào năm 2002) thay cho 12 năm như đã đàm phán với WTO.
Thuế quan đối với vải dệt
Thuế quan đối với vải dệt sẽ phải tuân theo các mức thuế bắt buộc của WTO trong vòng 7 năm (kết thúc vào năm 2002) thay cho 12 năm như đã đàm phán với WTO.
Theo chương trình đã được Ban thuế quan và thương mại thông qua, thuế quan của Nam Phi đối với vải dệt sẽ giảm xuống năm mức như sau:
Quần áo 40-45 (%)
Vải dệt bằng tay 30-30(%)
Vải 22-25 (%)
Chỉ 15-17.5 (%)
Sợi 7.5-10 (%)
Tuy đây là mức thuế quan khá cao nhưng từ đó cũng nhận thấy những thuận lợi lâu dài về thuế quan đối với ngành Dệt và vải dệt, tạo cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu của các nước khác.
Quy định đối với mỹ phẩm và các sản phẩm dùng cho tóc
Đánh thuế là một vấn đề chính yếu gây cản trở cho sự phát triển của thị trường các sản phẩm chăm sóc tóc và mỹ phẩm. Cả hai sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu thuế theo giá hàng. Thuế theo giá hàng đối với mỹ phẩm, dầu gội đầu và các đồ cạo râu hiện đang là 5%.
Mức thuế thấp đối với mặt hàng này cộng với việc áp dụng chung cho các sản phẩm trong nước và nhập khẩu, do đó ngành hàng này có thể trở thành mặt có khả năng để xuất khẩu.
Tiêu chuẩn đối với mặt hàng nông sản
Tổng cục Tiêu chuẩn và Y tế thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Kiểm tra thực phẩm thuộc Bộ Y tế là hai cơ quan chịu trách nhiệm quy định và đặt ra tiêu chuẩn đối với một số mặt hàng nông sản và các mặt hàng nông sản có liên quan về thầnh phần cấu tạo, chất lượng, đóng gói, tiếp thị và ghi nhãn cũng như các phân tích về vi sinh, hoá học, sinh lý học và vật lý.
Chính phủ Nam Phi quy định phải có giấy phép nhập khẩu đối với một số sản phẩm bị kiểm soát. Nhà nhập khẩu phải xuất trình giấy phép nhập khẩu lên cơ quan chức năng ít nhất là 30 ngày trước khi sản phẩm được nhập khẩu. Nam Phi đã kiến nghị với WTO xem xét lại sai số cho phép đối với một số hạt độc hại có trong thóc lúa (ưu tiên lúa mì, hạt ngũ cốc và hạt có dầu). Mức độ sai số tối đa cho phép hiện nay thấp hơn tiêu chuẩn thế giới và được xem là hạn chế trong kinh doanh. Nhập khẩu thịt chiếu xạ từ bất kỳ nước nào cũng bị cấm vì sức khoẻ cộng đồng. [1]
Môi trường văn hóa:
Ngôn ngữ chính thức: Tại Nam Phi 11 ngôn ngữ quốc gia của các dân tộc và nhóm tộc người khác nhau sống trên lãnh thổ đất nước: Afrikaans, tiếng Anh, Ndebele, Kosa, Zulu, Nedi, Suto, Tsvan, Svazi, Venda, Tsonga. Theo số liệu thống kê năm 1996, ngôn ngữ phổ biến nhất là Zulu. Gần 22,9% dân số sử dụng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ thông dụng thứ hai là Kosa, sau đó là Afrikaans – 14,4%, sau đó là Nedi – 9,2%. Gần 8,6% dân số nói tiếng Anh. Tuy nhiên chính ngôn ngữ này được sự dụng rộng rãi trong giao tiếp chính thức và thương mại.
Tín ngưỡng: Gần 80% dân số Nam Phi theo đạo Thiên chúa. Những nhóm đông tín ngưỡng khác theo đạo phật, đạo hồi và đạo Do thái. Một phần nhỏ dân số không theo một trong các tín ngưỡng chính này, nhưng vẫn nghĩ là phải theo các tín ngưỡng truyền thống hoặc hoàn toàn không có tín ngưỡng.
Tôn giáo: Thiên chúa giáo 68% (phần lớn là người da trắng và da màu chiếm 60%; da đen và người Ấn Độ chiếm 40%), Đạo hồi 2%, Đạo Hindu 1,5% (60% là người Ấn Độ), gốc khác 28,5%.
Ngôn ngữ: Gồm 11 ngôn ngữ chính thống: Afrikaans, English, Ndebele, Pedi, Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa, Zulu,. Tiến Anh được dùng chủ yếu.
Với một thành phần dân cư đa chủng tộc và đa tôn giáo cũng như tiếng nói có thể nói Nam Phi là quốc gia có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng
Môi trường tự nhiên:
Vị trí địa lý: Đất nước nằm ở cực nam của châu Phi. Có biên giới với Namibia, Bostana, Zimbauê, Môzambic, Swaziland và Lesotho (nằm trong lãnh thổ Nam Phi). Phía Đông tiếp giáp Ấn Độ Dương, phía Tây – Đại Tây Dương. Trông ra Đại Tây Dương là mũi Hảo Vọng – mũi đất nổi tiếng nhất thế giới.
Đây là vị trí mang tính chất cửa ngõ chiến lược của châu Phi, rất thuận lợi cho sự giao thương buôn bán và trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác, đặc biệt cho lĩnh vực giao thông vận tải biển.
Điều kiện tự nhiên: Nam Phi được đánh giá là một trong những nước có nền sinh học đa dạng nhất trên thế giới với nhiều loài động thực vật quí hiếm hoang dã và vô cùng phong phú. Nam Phi sở hữu 1/6 sinh vật biển trên thế giới, là điểm đến quan trong cho du lịch ngắm chim (birth watching). Nam Phi còn nổi tiếng về Ngũ đại (Big five) : Sư tử, Voi, Tê giác, Báo và Trâu rừng (trên mặt đất) ; Cá Voi, cá Mập, cá Heo, cá Mác-lin, và cá Ngừ (dưới biển).
Với những thuận lợi trên, Nam Phi có điều kiện cho việc phát triển các ngành chế biến nông-lâm-thủy sản và xuất khẩu sang các thị trường khác. Ngoài ra với nhưng cảnh quan thiên nhiên hung vĩ, hệ động vật hoang dã phong phú nêu trên thì đây thực sự là một đất nước đặc sắc và là một điểm đến du lịch tuyệt vời.
Diện tích Nam Phi – 1,2 triệu km2. Nam Phi chiếm vùng rìa nam của cao nguyên Nam Phi, cao nguyên chạy qua các vùng (núi Dragon ở phía đông, có những đỉnh cao hơn 3000m) và bị chặn bởi những sườn núi dựng đứng của dãy Ustup Lớn. Phía nam là núi Kap. Địa hình của Nam Phi bao gồm một vùng cao nguyên đá cổ được chia cắt với vùng đồng bằng hẹp ven biển bởi dãy núi Great Escarpment. Vùng cao nguyên chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước. Hơn 65% diện tích đất ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn.
Khí hậu và thời tiết: Nam Phi có khí hậu cận nhiệt đới nhưng có sự khác nhau giữa các vùng do ảnh hưởng của độ cao, gió và các dòng hải lưu. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 18-27°C, tháng 7 7–10°C; Lượng mưa trên toàn quốc chỉ bằng một nửa lượng mưa trung bình trên thế giới nên Nam Phi là một quốc gia khô và thiếu nước. Tuy nhiên, vùng Johannesburg lại được hưởng một lượng mưa rào thay vì mưa phùn đều đặn. Lượng mưa trung bình năm từ 60 mm ở bờ biển Đại Tây Dương, 650 mm ở vùng núi và tới 2000 mm ở vùng sườn đông núi Dragon. Những con sông chính – sông Da cam, Limpopo. Phía đông là thảo nguyên, chếch về phía Nam ở 30° vĩ độ Nam là rừng cận nhiệt đới và rừng rậm xanh tốt quanh năm, ở các sườn núi là rừng cận nhiệt đới và gió mùa; những vùng sâu trong đất liền là cao nguyên trống, vùng nửa sa mạc và rừng rậm, sa mạc Karru.
Điều này khiến Nam Phi gặp khó khăn phát triển nông nghiệp trên phạm vi lớn nhất là lương thực, thực phẩm.Tuy nhiên lại thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày(ô liu,hạt hướng dương…).Địa hình cao nguyên,diện tích sa-van cây bụi rộng lớn thuận lợi phát triển chăn nuôi trang trại,đại gia súc…Do đó nông lâm nghiệp và nghề cá chỉ chiếm 4,5% GDP của cả nước.
Tài nguyên: Nam Phi giàu khoáng sản như vàng, crôm, antimon, than đá, quặng sắt, mangan, niken, phốt phát, thiếc, urani, kim cương, bạch kim, đồng, vanadi, muối, và khí tự nhiên.Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino–silicat (37%), titan, quặng sắt, đồng, ngọc, kim cương, đá quý, than, thiếc, urani, ni kel, phốt phát, muối, khí gas tự nhiên…
Đây được coi là mặt thuận lợi lớn nhất cho việc phát triển kinh tế Nam Phi,nhất là trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản,luyện kim,cung cấp nguyên,nhiên liệu cho công nghiệp…Đặc biệt Nam Phi nổi tiếng với trữ lượng và sản lượng khai thác kim cương lớn nhất thế giới. Công nghiệp khai khoáng chiếm 7,8% GDP của Nam Phi nhưng lại chiếm 45% lượng sản xuất khoáng sản của cả châu lục.
Cảnh quan thiên nhiên: Nam Phi là một đất nước sở hữu nhiều di tích lịch sử và nổi tiếng thế giới về phong cảnh ấn tượng và thiên nhiên hoang dã, rất nổi tiếng với ngành du lịch hiện nay.Nam Phi nổi tiếng với các thành phố Giôhanexbua,Prêtôria,Kếptao,…thu hút khách du lịch từ khắp từ nhiều nơi trên thế giới
Hiện nay du lịch được coi là nguồn thu ngoại tệ chính của Nam phi, kinh doanh dịch vụ chiếm 19% GDP cả nước.
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Trong vài năm gần đây, Nam Phi luôn là bạn hàng lớn nhất của VN ở Châu Phi. Buôn bán hai chiều tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ 90. Đặc biệt XK từ VN sang Nam Phi tăng nhanh từ 1,2 triệu USD năm 1992 lên tới 55,5 triệu USD năm 2004.
Mặt hàng buôn bán giữa VN và Nam Phi tương đối phong phú về chủng loại. Về XK, các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may... Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị XK. Đặc biệt, là gạo xuất vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi. Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu XK sang Nam Phi các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ... Về NK, nước ta nhập từ Nam Phi các loại hóa chất, sắt thép, máy móc thiết bị...
Ngoài ra, hiện nay VN đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có số du khách đến VN đông nhất so với các nước Châu Phi khác. Hiện nay, VN và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động hợp tác về du lịch và xúc tiến thương mại ở cấp độ thỏa thuận giữa các DN và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Trong những năm gần đây, DN hai nước cũng đã tích cực thăm dò khảo sát để tìm cơ hội hợp tác kinh doanh.Đặc biệt, hiện đã có một số Cty VN đang tiến hành thủ tục mở chi nhánh tại Nam Phi.
Cơ cấu mặt hàng NK của Nam Phi cũng rất thuận lợi cho XK của VN. Đó là những mặt hàng mà ta có thế mạnh như gạo, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, điện tử... và VN cũng có thể nhập một số sản phẩm từ Nam Phi như sắt thép, máy móc, hóa chất...
Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết khá ít về VN và hàng VN. Mặt khác, trong chiến lược phát triển thương mại của Nam Phi ở Châu Á, VN chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy VN còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn ngay cả với những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có thể có chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và các DN VN cần phải có một chương trình hành động lâu dài.
Khó khăn thứ hai là VN đang chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường này. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các DN VN về thị trường Nam Phi còn ít do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường, đi khảo sát thị trường thường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với các DN VN là hết sức tốn kém.
Đối với các DN VN, Nam Phi vẫn được coi là một thị trường mới. Thực tế, đây là một thị trường mở nên cạnh tranh rất gay gắt. Việc thành công hay không trong thâm nhập thị trường Nam Phi chủ yếu vẫn nhờ vào sự năng động và quyết tâm của DN.
1.NHỮNG NGÀNH HÀNG/ SẢN PHẨM VIỆT NAM CÓ THỂ XUẤT KHẨU SANG NAM PHI
1. 1 Nông sản
Kinh tế nông nghiệp của Nam Phi mang tính 2 mặt bao gồm khu vực thương mại rất phát triển và khu vực sản xuất tự cung tự cấp ở nông thôn. Trong khi nông nghiệp đóng góp cho GDP là 4% thì ngành này tuyển dụng gần 10% số lượng lao động và gần 6 triệu người phụ thuộc vào ngành này. Có khoảng 9 nghìn nông trường sản xuất kinh doanh tại Nam Phi. Bên cạnh đó còn có hàng nghìn nông dân sản xuất với quy mô nhỏ.
Khoảng 13,7% diện tích ở Nam Phi có thể sử dụng được cho sản xuất nhưng chỉ có 22% trong số đó là có tiềm năng khai thác cao. Nhược điểm lớn nhất của sản xuất nông nghiệp Nam Phi là nguồn nước. Lượng mưa không phân phối đều trên toàn quốc. Khoảng 50% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và chỉ khoảng 1,3 triệu hecta đất có hệ thống tưới tiêu. Tùy theo khí hậu, loại đất trồng trọt và tập quán canh tác. Nam Phi phân chia thành nhiều vùng canh tác nông nghiệp khác nhau.
Nam Phi không những đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn là một nước xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên do lượng mưa thấp và không trải đều suốt năm nên nông nghiệp vẫn chịu tác động của hạn hán. Khoảng 65% tổng sản lượng nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất.
Sản lượng
Ngô chiếm nhiều diện tích trồng trọt nhất. Kế đến là mía, lúa mì và hạt hướng dương. Trái cây theo vụ trái cây cận nhiệt đới, trái cây có múi và các loại rau là những sản phẩm nông nghiệp chính của Nam Phi. Ngô cũng là sản phẩm nông nghiệp chinh của Nam Phi và là nguồn cung cấp carbon hidrate quan trọng nhất trong khối SADC cho tiêu thụ của ngườI và gia súc.
Sản lượng sản xuất các mặt hàng rau quả tại Nam Phi năm 2002 (Đvt. nghìn tấn)
Ngô 1.000
Lúa mì 2.33 1
Mía 23 .000
Lúa miền (grain sorgium) 255
Lạc nhân 133
Hạt hoa hướng dương 965
Trái cây theo mùa l.602
Trái chanh 1.896
Trái cây bán nhiệt đới 616
Rau 2.050
Khoai tây 1.540
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Nam phi)
Thu nhập từ xuất khẩu chiếm 1 1% tổng xuất khẩu nông nghiệp.
Năm 2002 xuất khấu táo chiếm 38% , lê: 21%, bưởi 19%.
Chanh được sản xuất tại các vùng có tưới tiêu tốt như Mpumalanga, Limpopo, Eastcm Cape, Westem Cape và tỉnh Kwazulu Natal
Dứa được trồng tại các tỉnh miền Tây và phía Bắc tỉnh Kwazulu Natal.
Các trái cây bán nhiệt đối như:bơ, xoài, chuối, vải, đu đủ, lựu và hạt macadamia... chủ yếu được trồng tại Mpumalanga và Limpopo
Công nghiệp sản xuất rượu và đồ uống chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Nam Phi xếp thứ 8 trên thế giới về sản xuất rượu. Hơn 40% sản lượng khoai tây được trồng ở vùng vùng cao Mpumalanga và Free State. 2/3 diện tích sản xuất khoai tây được cung cấp hệ thống tưới tiêu.
50% sản lượng khoai tây cung cấp cho siêu thị. 16% được gia công chế biến thành các sản phẩm như khoai tây chiên (chip).
Hành được trồng chủ yếu tại Mpumalanga, các tỉnh miền Tây và phía Nam của tỉnh Frec State.
Bắp cải được sản xuất trên toàn quốc nhưng tập trung tại Các tỉnh Mpumalanga và Kwazulu Natal.
Bông được trồng tại Kwazulu Natal và các tỉnh miền Bắc, đóng góp 74% nguyên liệu sản xuất lợi tự nhiên và 42% nguyên liệu sản xuất sợi chế biến. 75% sản xuất vẫn được thu hoạch bằng tay.
Thuốc lá Virginia được sản xuất chủ yếu tại Mpumalaga và Limpopo. Một số lượng nhỏ được sản xuất tại miền Tây và Eastern Cape
Chè mật ong rừng (honeybush) được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Tây và miền Đông. Hiệp hội chè Mật ong rừng Nam Phi được thành lập năm 1999 để giúp người sản xuất sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là chè Rooibos.
Xuất nhập khẩu
Nam Phi là nước sản xuất với qui mô lớn các loại thịt, da các loại, len lấy từ cừu và sữa. Tổng sản lượng thịt hàng năm cung cấp đủ cho 85% nhu cầu nội địa, phần còn lại Nam Phi nhập khẩu từ Namibia, Botswana và Swaziland. Thuốc cho gia súc chủ yếu dược cung cấp bởi Công ty đaquốc gia Onderstepoort Biological Products.
Nam Phi tự cung tự cấp phần lớn lương thực cơ bản. Tuy nhiên, Nam Phi vẫn phải nhập khẩu lúa mì, gạo, chè, cà phê và các giống cây có dầu.
Nam Phi là nước xuất khẩu ròng một số sản phẩm nông nghiệp như trái cây có múi, đường, nho, táo, lê, và quả mộc qua (quinee). Nam Phi cũng xuất khẩu ngô các loại, rượu nho, lạc, hoa tươi, vải nỉ angora (mohair) và len. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng nông nghiệp của Nam Phi
Bộ Nông nghiệp Nam Phi có trách nhiệm thực hiện các chính sách tại Châu Phi bao gồm Lesotho, Swaziland và Zimbabwe. Bộ Nông nghiệp tham gia đàm phán với Hoa Kỳ. Mecosour: Cairns, WTO, SADC, SACU và Hiệp định Thương mại Tự do với EU về những vấn đề liên quan tới nông sản. Hiệp định Thương mại Tự do với EU đã tạo cho các các sản phẩm trái cây tươi, các sản phẩm bơ sữa, hoa quả đóng hộp, thuốc lá rượu và đồ uống của Nam Phi được hưởng lợi từ thuế hải quan.
Các qui định thương mại ảnh hưởng tới xuất khấu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nam Phi
Các rào cản phi thuế quan: Cục quan là chất lượng và Sức khỏe
Cây trồng của Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm quản lý về chất lượng của các mặt hàng nông nghiệp
Pest Con trol Act: Luật quản lý kiểm soát côn trùng và cây lạ.
Thuế nhập khẩu: Xem phần thuế nhập khẩu
Tập quán tiêu thụ: Người da đen chủ yếu ăn bột ngô, người da trắng ăn bánh mì và khoai tây, người Châu Á ăn gạo (chủ yếu gạo đồ)
Các cơ hội đầu tư
Nuôi trồng thủy hải sản (aquaeulture) ;
Chế biến lương thực ;
Thuộc da và đánh bóng da.
Nông sản, chủ yếu là cà phê và hạt tiêu, là một hoặc những nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu khá ổn định vào thị trường Nam Phi. Tuy nhiên xuất khẩu gạo không ổn định do người dân Nam Phi (gốc Ấn Độ) chủ yểu ăn gạo đồ. Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản,Việt Nam cần chuyển hướng sang xuất khẩu các mặt hàng chế biến như cà phê Trung Nguyên . . .
1. 2 Hàng dệt may
Nam Phi không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu và tuân theo các hiệp định tự do thương mại với EU, SADC và Zimbabwe. Trên cơ sở các hiệp định đó, Nam Phi áp thuế cho mặt hàng dệt may cũng như các mặt hàng khác.
Hiện nay Nam Phi đang tiến hành đàm phán ký kết hiệp định tự do Thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Nam Phi cũng có dự định ký kết Hiệp định Tự do thưong mại với khối Mercosur Nam Mỹ.
Do nạn thấp nghiệp rất cao (trên 30%), nên ngành may mặc của Nam Phi được nhà nước bảo hộ mạnh bằng hàng rào thuế quan. Tuy nhiên Nam Phi là một trong những sáng lập viên của WTO nên họ phải tuân thủ lộ trình cắt, giảm thuế theo quy định của tổ chức này.
Mức thuế Nam Phi áp dụng cho các nước khác ngoài hiệp định song phương thông thường là thuế suất MFN. Ngoài ra, đối với những nước đã ký kết hiệp định xong phương với Nam Phi thì tùy theo từng hiệp định mà Nam Phi áp mức thuế khác nhau. Mức thuế chung là từ 20% đến 60%
Các sản phẩm dệt may đang thông dụng tại thị trường Nam Phi được phân biệt theo mẫu da, tầng lớp người tiêu dùng và thị hiếu tiêu thụ. Người đa đen (chiếm tới 77% dân số) thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần bò,áo bò, áo phông, áo thun... và ưa chuộng chất liệu bền. Họ thích mầu mè, đặc biệt là những màu đậm. Người da trắng (chỉ chiếm 12% dân số) chuộng phong cách Châu Âu, thích tông màu thanh nhã. Giới trẻ ăn mặc theo xu hướng thời trang. Người da mầu (chủ yếu là gốc người Ấn Độ) có kiểu ăn mặc riêng. Nhìn chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen thích mặc quần bò, áo phông. Họ không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc, trừ số ít tầng lớp lao động trí thức văn phòng. Những ngày thứ sáu nhân viên đi đến trụ sở trong bộ đồ thông thường (casual).
Ngoài ra, hàng dệt may của Nam Phi còn được phân loại theo mùa và theo vùng. Khí hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm. Điều này.khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết lạnh hơn, ban ngày nhiệt độ có thể xuống tới 130C, tối khoảng –30C. Tuy nhiên đa phần Nam Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới chủng loại hàng may mặc.
1. 3 Thủy hải sản
Nam Phi là nước có truyền thống tự cung từ cấp do chế độ Aparthaid để lại cộng thêm ngành đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản khá phát triển. Nhập khẩu hải sản của Nam Phi rất nhỏ so với tổng cung của thị trường. Hơn nữa người dân Nam phì có tập quán ăn thịt nhiều hơn thủy hải sản.
Sản lượng thủy hải sản của Nam Phi hàng năm được kiểm tra nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn tài nguyên biển nên không có sự thay đổi lớn trong mấy năm gần đây. Tổng sản lượng đánh bắt năm 2000 đạt khoảng 600 nghìn tấn.
Năm 2000, nhập khẩu thủy hải sản các loại của.Nam Phi đạt gần 25,1 nghìn tấn, xuất khẩu đạt 132,8 nghìn tấn. Việc đánh bắt cá meluc, cá bơn Aguthas, cá mòi cơm, cá trồng, sò biển và bào ngư phải xin hạn ngạch. Cá thu bị hạn chế đánh bắt. Hải cẩu và cá voi là hai động vật bị cấm săn bắt.
Hàng năm, sản lượng đánh bắt cá của Nam Phi đạt 600 nghìn tấn, tri giá 2,5 triệu Rand doanh thu bán buôn. Nam Phi có khoảng 28.000 lao động và 3.400 chiếc tầu được sử dụng vào ngành này. Sản lượng loại lươn biển ăn được, cá bơn Agulhas, và cá meluc (một loại cá tuyên) chiếm tỷ lệ cao nhất về trị giá và số lượng là 45%, cá biển gồm cá mòi cơm, cá hồi mắt đỏ và cá trồng chiếm 23%,sò biển 11%.
Năm 2000, 50% tổng số cá đánh bắt của Nam Phi được xuất khẩu, chiếm 9% sản lượng xuất khẩu và khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thủy hải sản và được tính trên trị giá hóa đơn thương mại. Nếu có nghi vấn về sự chính xác của giá cả, hải quan Nam Phi sẽ tiến hành kiểm tra và xác định lại. VAT là 14% trị giá hàng bao gồm cả thuế nhập khẩu. Các mức thuế có khả năng sẽ được giảm theo quy định chung của WTO đối với mặt hàng này. Nam Phi không áp đặt hạn ngạch nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản.
Về chế độ giấy phép, tất cả các loại cá tươi, đông lạnh, sấy khô, muối, hun khói (mã số 03.02, 03.03, 03.04, 03.05 trừ mã 03.05.41) đều phải xin giấy phép nhập khẩu. Các loài giáp xác, động vật thân mềm các loại (mã 03.06, 03.07) đều phải xin giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra các loại tôm, cua, cá, .mực khác không thuộc diện trên đều không phải xin giấy phép nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng thủy hải sản từ Việt Nam, Hải quan Nam Phi đòi hỏi phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate). Chất lượng sản phẩm phải đảm bảo không gây hại cho người tiêu dùng và phải tuân theo tuân theo tiêu chuẩn sản phẩm của Nam Phi.
Cơ hội xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam đang Nam Phi sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: Về cơ bản Việt Nam và Nam Phi đều là những nước xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản. Mozambique là nước xuất khẩu số lượng tương đối lớn thủy sản tươi sống và đông lạnh vào Nam Phi. Tuy nhiên, do vị trí địa lý khác nhau, môi trường sinh thái khác nhau nên chủng loại thấy hai sản có những khác biệt nhất định giữa Việt Nam và Nam Phi. Việt Nam có thể nghiên cứu để đưa một số chủng loại thuỷ hải sản mà Nam Phi không có. Đặc biệt là các loại cá nước ngọt ở dạng chế biến đông lạnh và muối khô. Hiện nay trên thị trường Nam Phi có bán sỏ loại nghêu của Việt Nam.
Khó khăn: Thị trường Nam Phi còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng này. Tỷ lệ tiêu thụ thủy sản của dân Nam Phi thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển là là một yếu tố bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong khi hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh mạnh của Mozambique,Angola... là các nước có lợi thế hơn về địa lý.
1. 4 Nhựa và sản phẩm nhựa
Nam Phi chiếm 0.7% thị trường nhựa thế giới là nước đứng đầu ngành công nghiệp nhựa trong khối các nước miền Nam Châu Phi (SADC). Tổng kim ngạch buôn bán nhựa nguyên liệu và thành phẩm của Nam Phi đạt khoảng 22 tỷ Rand, đóng góp trên 4% tổng sản phẩm quốc nội. Ngành công nghiệp nhựa tạo công ăn việc làm cho 32.000 người. Khoảng 14,4% sản phẩm nhựa sản xuất trong nước được tái sử dụng hàng năm.
7,6% sản phẩm nhựa tiêu dùng sản xuất trong nước được thu hồi
Nam Phi nhập khẩu các sản phẩm nhựa như các loại ống và giầy dép nhựa đáp ứng cho 16% nhu cầu trong nước. Tiêu thụ nhựa và sản phẩm nhựa bình quân đầu người ở mức 22 kg, thấp hơn so với các nước phát triển có mức tiêu thụ trung bình khoảng 120 kg.
Một số nét tóm tắt về ngành công nghiệp nhựa Nam Phi. Ngành công nghiệp nhựa Nam Phi cung cấp sản phẩm cho hầu hết cho các ngành công nghiệp trong nước. Mặc dù chỉ là ngành công nghiệp nhỏ so với thế giới nhưng ngành này sở hữu thiết bị và công nghệ có trình độ tiên tiến và có tiềm năng to lớn để phát triển và xuất khẩu. Ngành công nghiệp này sản xuất từ nhựa nguyên liệu đến các loại bán thành phẩm và thành phẩm. Công nghệ ép bao gồm ép, thổi, nho, nhiệt...
Sản phẩm được sản xuất ra bao gồm các dạng film, nguyên liệu đóng gói, đồ đùng nhà bếp, đồ dùng gia đình, giầy dép, các loại ống và sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp nhựa Ở Nam Phi chủ yếu sử dụng nguyên liệu than được cung cấp chủ yếu bởi tập đoàn Sasol. Nguyên liệu đóng gói chiếm trên 50% trong tổng số 923.000 tấn polyme được sản xuất bằng 800 máy chế biến. Tập đoàn Sa sol là nơi sản xuất chính polyme hàm lượng cao. Plastamid là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu sản phẩm nhựa cơ khí trên toàn Châu Phi. SANS Fibres sản xuất chai pet cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các loại polyme khác được nhập khẩu hoặc sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Kỹ thuật chủ yếu được chuyến giao từ Châu Âu và Châu Á.
Số lao động trong ngành hầu như không thay đổi trong một vài năm qua và cũng không có dấu hiệu tăng lên. lý do là các nhà máy ngày càng trở nên tự động hóa dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với công nhân có tay nghề thay vì số đông lao động đơn giản.
Xu hướng thay thế nhựa cho các dạng nguyên liệu khác trong các ngành công nghiệp cơ khí, mỏ, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, điện và hóa chất ngày càng được chấp nhận. Nhu cầu đối với sản phẩm nhựa gắn chặt chẽ với vòng quay trong kinh doanh do nhu cầu bán thành phẩm chiếm tới 80% tổng sản nhẩm. Sự cân bằng được tạo nên nhờ nhu cầu tiêu thụ cá nhân, đặc biệt đối với sản phẩm đóng gói và đóng thùng.
CSIR là cơ quan điều hành Trung tâm Công nghệ Polyme. Sapec (ủy ban Xuất khẩu nhựa) được thành lập năm 1999 nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu và phát triển tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Hiệp hội Nhựa Nam Phi có chức năng bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp nhựa nước sở tại.
Ngành công nghiệp sản xuất nhựa tái sinh cũng ngày càng thành công nhờ sự hỗ trợ về chính sách ưu đãi của chính phủ. Do tính chất cồng kềnh của mặt hàng nhựa nên xuất khẩu mặt hàng này có khó khăn do cách trở về mặt địa lý giữa Việt Nam và Nam Phi. Phương thức tiếp cận hiệu quả thị trường cho mặt hàng này là đầu tư sản xuất tại nước sở tại. Tại Nam Phi có khá nhiều công ty Đài Loan đầu tư mở xưởng nhựa theo mô hình sản xuất và bán hàng tại chỗ. Có công ty thuê quản đốc là người Việt Nam. Sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất mặt hàng nhựa cũng là cơ hội tiềm năng.
Tỷ lệ tiêu thụ nhựa trên đầu người tương đối thấp của Nam Phi chứng tỏ thị trường hàng nhựa tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt đối với lĩnh vực đóng gói dẫn đến sự tăng trưởng trong sản xuất cũng như nhu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng này trong những năm gần đây.
1.5 Dược phẩm
Ngành công nghiệp dược phẩm Nam Phi là một ngành có sức cạnh tranh lớn với nhiều chi nhánh các công ty quốc tế và đa quốc gia lớn nhất thế giới về dược phẩm tham gia. Các công ty này chiếm phần lớn thị trường thuốc chuyên ngành do có khả năng đi sâu vào nghiên cứu, trong khi các công ty Nam Phi có phần trội hơn về những sản phẩm y tế cơ bản. Ngành y tế công cộng chiếm 80% nhu cầu về y tế nhưng chỉ đạt 20% trị giá tiêu thụ được phẩm. Ngành lấy nguồn chi chủ yếu từ thuế, trong khi y tế tư nhân lại lấy nguồn chi từ bảo hiểm y tế.
Năm 2001, Nam Phi có 171 công ty kinh doanh trong ngành y tế tư nhân và 73 công ty trong ngành y tế công cộng. 1/3 thị trường sản phẩm phụ được tiêu thụ bởi ngành nông nghiệp, chủ yếu.là vắc xin cho gia súc. Năm 2000, tổng sản lượng dược phẩm được sản xuất trị giá 5,79 tỷ Rand.
Một loạt các vụ hợp nhất các công ty kinh doanh dược phẩm tại Nam Phi đã làm cho sản xuất của ngành thu hẹp lại. Tốc độ tăng trưởng sản xuất dược phẩm của Nam Phi đã giảm xuống còn 4,8% năm 2001. Một số nguyên nhân khác là hàng rào thuế quan lỏng và cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài. Các công ty đa quốc gia lớn hiện đang kinh doanh tại Nam Phi như Pfizer, Roche, MSD, Novartis và Schering - Plough.
Dược phẩm từ nhà sản xuất chủ yếu được phân phối thông qua hệ thống bán buôn tới các quầy thuốc. Một phần được đưa trực tiếp tới bệnh viện và trạm y tế. Hơn 50% lượng hàng được tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ của cửa hàng thuốc. Thuốc chuyên dụng chiếm 94% lượng bán lẻ của các quầy thuốc. 1/4 lượng thuốc được bán cho ngành y tế công cộng. Cộng đồng bác sỹ tiêu thụ khoảng 14% và các bệnh viện, trạm y tế tiêu thụ khoảng 15% tổng lượng bán trên toàn quốc. Thuốc chuyên ngành chiếm hơn 50% thị phần, thuốc cơ bản chiếm 15% và thuốc pha chế chiếm 35%
Dược phẩm Ở Nam Phi được giám sát bởi Hội đồng Kiêm soát Dược phẩm (Medical Control Council). Thuốc có Giấy đăng ký sử dụng do Hội đồng này cấp mới được tiêu thụ trên thị trường. Nam Phi hiện đang xuất khẩu dược phẩm sang các nước Châu Phi (Zimbabwe, Kenya, Angola và Mauritus) cũng như các nước Châu Âu,Châu Úc và Châu Mỹ. Nam Phi nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Đức Anh, Pháp và Mỹ. Tốc độ nhập khẩu tăng trung bình 9,3% hàng năm. Năm 2001 nhập khẩu đã lên tới 43% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước trong khi xuất khẩu tăng 23% tổng sản lượng được sản xuất trong nước. Các nước Châu Phi sẽ vẫn là những nước nhập khẩu dược phẩm chính của Nam Phi.
Hiệp hội các Nhà sản xuất Dược phẩm Quốc gia Nam Phi chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc của các nhà sản xuất dược phẩm trong nước trong khi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Dược phẩm có trách nhiệm đối với cả các nhà sản xuất trong và ngoài nước trên bình diện quốc tế. Hiện tại, Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung vẫn còn chịu các nạn dịch hoành hành như: HIV/AID, sốt rét, lao. . . Do đó nhu cầu cần thuốc điều trị các loại bệnh trên rất cao. Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác thị trường thuốc này nếu chào bán với mức giá thật rẻ do đối tượng mắc các bệnh trên chủ yếu là người da đen nghèo. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Từ những phân tích trên có thể thấy đối với mỗi ngành hàng đều có những lợi thế nhất định cũng như những khó khăn. Tuy nhiên có thể thấy thị trường Nam Phi có nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư của Việt Nam, ngoài ra còn phải kể đến tiềm năng du lịch của đất nước này. Trong số những ngành hàng trên, có thể thấy được các doanh nghiệp của ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, mặt hàng dệt may là một ví dụ điển hình. Bên cạnh những thách thức to lớn, ngành hàng này tuy mức độ đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu không bằng một số mặt hàng khác như gạo nhưng có khá nhiều điểm thuận lợi. Những phân tích dưới đây sẽ chỉ ra điều đó.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ở CHÂU PHI
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi còn thấp, nhưng với mức tăng trưởng 400% so cùng kỳ năm 2006 trong 10 tháng đầu năm 2007, người ta tin rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nam Phi sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Thách thức
Thị trường dệt may Nam Phi là thị trường cạnh tranh gay gắt. Với lực lượng kiều bào đông đảo, Trung Quốc và Ấn Độ gần như chi phối thị trường này. Họ có lợi thế của sự phối hợp giữa nguồn cung cấp (quê gốc) với thị trường tiêu thụ (nơi đang sinh sống). Hơn nữa, họ mở nhà máy tại nước sở tại, chủ yếu ở TP. Newcastle, nhờ đó vừa tạo nên giá cả cạnh tranh (so với hàng nhập khẩu chịu thuế cao) vừa tạo được mẫu mã sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng (do tiếp cận ngay thị trường).
Nhưng không hẳn Việt Nam không thể chen chân vào thị trường này. Các chuyên gia khẳng định, hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể “chen chân” vào thị trường này, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là bán các sản phẩm không trùng hợp với đối thủ cạnh tranh trên.
Cơ hội
Theo các chuyên gia thị trường Bộ Công Thương, các sản phẩm dệt may đang thông dụng tại thị trường Nam Phi phân theo màu da, tầng lớp người và thị hiếu. Chiếm tới 77% dân số, người da đen thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần bò, áo bò, áo phông, áo thun. Chất liệu bền được ưa chuộng. Họ thích mầu mè và những mầu đậm. Dân da trắng (chỉ chiếm 12% dân số) thì theo gu châu Âu, thích tông màu thanh nhã. Giới trẻ thì ăn mặc theo xu hướng mốt. Dân da mầu (chủ yếu là gốc người Ấn Độ) thì có kiểu ăn mặc riêng. Nói chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen thích mặc đơn giản, thích diện quần bò, áo phông. Họ không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc, trừ số ít tầng lớp lao động trí thức văn phòng. Những ngày thứ sáu nhân viên đi đến trụ sở trong bộ đồ thông thường (casual).
Ngoài ra, hàng may mặc còn phân theo mùa và theo vùng. Khí hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng ban đêm hơi lạnh. Điều này khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết có rét hơn. Ban ngày thời tiết có thể xuống tới 13 độ C, tối khoảng -3 độ C. Tuy nhiên đa phần Nam Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết rất ảnh hưởng tới chủng loại quần áo. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nam Phi khá lớn, chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của toàn châu lục.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi trong những năm gần đây không cao nhưng vẫn có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2005 đạt 1,503 triệu USD, năm 2006 đã đạt mức 3,503 triệu USD, riêng 10 tháng đầu năm 2007 đạt 10,8 triệu USD, tăng 400% so cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng rất cao, đánh dấu thời kỳ mới trong xuất khẩu dệt may vào thị trường Nam Phi.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của mức tăng đột biến này là từ 1/1/2007, Nam Phi áp dụng cơ chế hạn ngạch tự vệ đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc với thời hạn kéo dài đến 31/12/2008. Do đó, trong quý l/2007, tổng trị giá nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc đã giảm 34% so cùng kỳ năm trước. Thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại thị trường Nam Phi cũng giảm từ 71,7% trong quý đầu năm 2006 xuống còn 53% trong quý l/2007. Đây chính là cơ hội để hàng dệt may Việt Nam tăng kim ngạch tại thị trường Nam Phi.
Mặt khác, Bộ Công Thương Nam Phi đang có kế hoạch sửa đổi thuế nhập khẩu các mặt hàng dệt (nguyên liệu đầu vào của may mặc) theo chiều hướng giảm thuế nhập khẩu. Mức thuế hiện nay là 22%. Nguyên nhân là Nam Phi muốn hỗ trợ ngành công nghiệp may mặc trong nước. Thực tế là sau khi Nam Phi áp dụng biện pháp tự vệ, áp hạn ngạch đối với hàng dệt may từ Trung Quốc, các DN kinh doanh và bán lẻ hàng may mặc của Nam Phi đã chuyển sang nhập khẩu hàng may mặc từ các nước khác. Do vậy, Bộ Công Thương Nam Phi đang xem xét giảm thuế nhập khẩu hàng dệt (ngành dệt trong nước không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho ngành may mặc), để giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc sản xuất tại Nam Phi. Ngành dệt của Việt Nam cũng cần nắm bắt cơ hội này để xâm nhập thị trường Nam Phi.
Phương hướng
Để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này, Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý nhằm thuận lợi hoá việc buôn bán cho giới DN hai nước.
Thông qua Ủy ban Thương mại hỗn hợp nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa hai chính phủ trong việc đề ra các biện pháp, cơ chế hỗ trợ cũng như thúc đẩy buôn bán giữa hai nước. Phát hiện và đấu tranh kịp thời với các hình thức rào cản thương mại nếu có của nước sở tại áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam.
Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam cần tăng cường tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm của các bên. Tổ chức các buổi hội thảo và gặp mặt giữa DN hai bên. Cần thay đổi cách xúc tiến thương mại, hạn chế các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung. Tăng cường các đoàn đi chào hàng thực thụ, nghĩa là sang quảng bá, chào các sản phẩm cụ thể, có mẫu hàng, có đầy đủ thông số kỹ thuật của mặt hàng...
Cần có chính sách thương nhân, hồ sơ thông tin thị trường cũng như hồ sơ thương nhân, thông tin cập nhật về các động thái kinh tế, thị trường của nước sở tại... nhằm kịp thời cung cấp các thông tin cho DN. Xây dựng kênh thông tin, đặc biệt tập trung khai thác thông tin liên quan đến hàng dệt may xuất khẩu.
Các cơ quan đại diện tại nước sở tại cần hỗ trợ giúp các DN đặt chân trên thị trường nước sở tại thông qua các hình thức mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nam Phi, bao gồm hướng dẫn thủ tục, tìm địa điểm đặt văn phòng và phương án kinh doanh. Thương vụ cần phối hợp với các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đưa ra kế hoạch xuất khẩu cụ thể hàng năm như một trong các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Với các DN, cần phải có chiến lược thị trường lâu dài và phải có quyết tâm theo đuổi chiến lược đã đề ra. Đào tạo và đầu tư dài hạn cho đội ngũ làm tiếp thị quốc tế chuyên nghiệp.
Phương hướng đầu tư
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho mình phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của thị trường châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng. Theo đó, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này có thể xoay quanh 3 hình thức sau:
Một là, xuất khẩu qua trung gian. Đây là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi từ trước tới nay. Trên thực tế, hiện nay, sản phẩm của Việt Nam, nhất là mặt hàng gạo chủ yếu được xuất qua các công ty trung gian của châu Âu là những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm tại châu Phi, có tiềm lực tài chính mạnh.
Hai là, xuất khẩu trực tiếp. Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng tại các nước mà Việt Nam có Thương vụ hoặc cơ quan đại diện, như Nam Phi, Angola, Ai Cập cũng như một số nước có hệ thống ngân hàng khá phát triển và tiềm lực tài chính tương đối mạnh như Ma Rốc, Nigeria...
Ba là, xuất khẩu tại chỗ để khắc phục khó khăn trong thanh toán của các nước châu Phi và hệ thống ngân hàng kém phát triển, cũng như giảm bớt chi phí vận chuyển của doanh nghiệp Việt Nam.
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NAM PHI
Để thành công trong thâm nhập thị trường Nam Phi, có hai hướng cơ bản mà các doanh nghiệp có thể xem xét:
Hướng thứ nhất: Xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu.
Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang thị trường Nam Phi chủ yếu gồm các mặt hàng: cà phê, cao su, giầy dép các loại, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, than đá đặc trưng...
Để thực hiện chiến lược này, trước tiên doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược cho một mặt hàng cụ thể. Mặt hàng đó phải là mặt hàng "ruột" của doanh nghiệp. Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Lợi thế này có thể xuất phát từ kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm đối với mặt hàng, có thể do khả năng mạnh về vốn hay nguồn cung cấp tốt hoặc có thể tổng hòa các yếu tố trên. Tất nhiên không nên chọn mặt hàng được coi là mặt hàng "ruột”,của các công ty khác. Một khi đã chọn được mặt hàng phù hợp, bước thứ hai là thâm nhập hay bắt" khách hàng. Thường thì khách hàng nào cũng có sẵn mạng lưới cung cấp. Do đó muốn giành được khách hàng, doanh nghiệp phải có thủ thuật nhất định. Một trong nhũng thủ thuật đó là sử dụng giá để câu khách. Doanh nghiệp có thể chấp nhận bán lô hàng đầu tiên hòa vốn để lấy khách hàng. Một khi đã lấy khách hàng thì họ sẽ bù lại phần lãi của lô hàng trước trong các lô hàng sau. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn xây dựng quan hệ lâu dài để ổn định mặt hàng xuất khẩu hay nói các khác là xây dựng thương nhân. Lúc này không chỉ đơn thuần việc mua đứt bán đoạn mà chuyển sang hướng hợp tác chiều sâu. Ví dụ như hai bên có thể tính đến việc đặt mua, bán số lượng lớn ổn định và trên cơ sở đó sẽ mở kho chứa hàng. Do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng có tính chất theo mùa như nông sản, may mặc, giầy dép... nên việc mua hàng vào thời điểm khi hàng rẻ nhất chứa vào kho để xuất khẩu là một biện pháp rất hiệu quả một khi đã có khách hàng tiêu thụ ổn định. Một số công ty đã áp dụng khá thành công theo hướng này đối với các mặt hàng như tiêu, cà phê... Với cách này doanh nghiệp có thể xuất khẩu ổn định không bị ảnh hưởng lớn bởi sự giao động giá theo mùa.
Tuy nhiên đối với thị trường Nam Phi, doanh nghiệp cũng cần lưu ý xem xét cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Hàng nông sản chỉ chiếm trên 2% trong khi đó hàng hóa (sản xuân chiếm đến trên 80%). Do đó, tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này không phải là nông sản, mặc dù kim ngạch hàng nông sản của Việt Nam xuất vào Nam Phi hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hàng tiêu dùng, thực phẩm, giấy dép... sẽ là các mặt hàng có nhiều tiềm năng hơn. Trên lĩnh vực này Trung Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nam Phi do họ chuyển đổi thành công cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Họ xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm hàng hóa thay vì các mặt hàng nguyên liệu.
Hướng thứ hai: Xuất khẩu các mặt hàng thị trường có nhu cầu.
Với chiến lược này doanh nghiệp hoàn toàn đi theo hướng khác. Trước tiên doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường, tìm ra các mặt hàng mà cung chưa đáp ứng được cầu hoặc cầu có mà chưa có cung. Từ đó họ có thể tìm nguồn cung cấp hoặc xây dựng nhà máy sản xuất mặt hàng mà thị trường đang cần. Theo hướng này, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tìm cách đặt chân tại thị trường như mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty tại nước sở tại hoặc liên doanh với doanh nghiệp sở tại. Bởi chỉ bằng sự có mặt thường trực tại thị trường họ mới hy vọng có thể tìm ra các nhu cầu thị trường cần$. Nếu chỉ thông qua một vài chuyến đi khảo sát thị trường đơn thuần ở hình thức "cưỡi ngựa xem hoa" thì khó có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Đây là một hướng các doanh nghiệp rất nên làm, đặc biệt với thị trường Nam Phi, một thi trường còn mới và xa xôi đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa các thủ tục mở văn phòng đại diện hay thành lập công ty tại đây khá đơn giản và thuận tiện. Bên cạnh đỏ, giá nhà và đất đai tại Nam Phi khá rẻ so với mặt bằng giá tại Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp mạnh nên mạnh dạn đi theo hướng này bởi đây chính là đòn bẩy tạo nên sự đột biến trong kim ngạch xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Những vấn đề trên đây là những quan điểm nhận định của chúng tôi . Muốn xâm nhập thành công vào một thị trường mới thì nghiên cứu môi trường của quốc gia đó là điều cần thiết.
Nam Phi là một thị trường chiến lược , đầy tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam . Hiện nay, có nhiều thị trường còn đang bỏ ngỏ : Nông sản , Thủy hải sản , May mặc , Dược phẩm … mà chúng ta có thể khai thác . Trong đó ngành hàng chúng tôi nhận thấy có nhiều triển vọng nhất để hướng đến là ngành may mặc . Nơi nào có nhu cầu nơi đó có cung. Phát triển ngành này là hoàn toàn phù hợp với lực lượng lao động đông đảo của nước ta ,là ngành hàng truyền thống lâu đời , nhiều kinh nghiệm . Mặt khác , với dân số hơn 40 triệu người , nhu cầu ăn mặc chưa được đáp ứng đầy đủ cộng với chính sách hải quan tương đối thuận lợi ; thì việc phát triển kinh doanh quốc tế tại Nam Phi là một bước đi đúng đắn , hiển nhiên.
Để việc hợp tác được thuận lợi , đòi hỏi phải có nhiều chính sách phù hợp. Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách kinh tế tạo điều kiện cho ngành may mặc phát triển, thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị.Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những nổ lực của chính bản thân mình, cần đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình, năng lực của doanh nghiệp.Có như thế, Việt Nam mới có thể thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của mình.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Giới thiệu chung
Môi trường dân số
Môi trường kinh tế
Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường văn hóa
Môi trường tự nhiên
Thuận lợi và khó khăn
Những ngành hàng/ sản phẩm Việt Nam có thể xuất khẩu sang Nam Phi
Cơ hội và thách thức của ngành dệt mayViệt Nam ở Nam Phi
Chiến lược thâm nhập thị trường Nam Phi
Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: Trung tâm Thông tin-Bộ Thương mại Mỹ, EXIMPRO, ITPC TP Hồ Chí Minh (
NHQ - Theo I-Africa (
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Trần Thị Thùy Dương (tìm tài liệu+ Lọc thông tin+tổng hợp trong bài word)
Nguyễn Quang Huy Hoàng (Phụ trách Power Point+Lọc thông tin)
Trần Thị Hồng Nhạn (tìm tài liệu +Lọc thông tin+tổng hợp trong bài word)
Trần Thái Ngọc Trâm (Lọc thông tin+tổng hợp trong bài word)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường Nam Phi-đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế cho sản phẩm dệt may.doc