Phân tích năng lực chủ thế ký kết hợp đồng theo quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam

Bàn về vấn đề ký kết hợp đồng, một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp, chủ thể giao kết hợp đồng hợp pháp phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong TPQT chỉ nghiên cứu về 3 loại chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và quốc gia nước ngoài, các loại chủ thể còn lại đã được nghiên cứu ở trong chương trình Luật dân sự. Tuy nhiên, xét tổng thể chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng trong tư pháp nói riêng bao gồm: cá nhân, pháp nhân và quốc gia.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4973 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích năng lực chủ thế ký kết hợp đồng theo quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm. Bàn về vấn đề ký kết hợp đồng, một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp, chủ thể giao kết hợp đồng hợp pháp phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong TPQT chỉ nghiên cứu về 3 loại chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và quốc gia nước ngoài, các loại chủ thể còn lại đã được nghiên cứu ở trong chương trình Luật dân sự. Tuy nhiên, xét tổng thể chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng trong tư pháp nói riêng bao gồm: cá nhân, pháp nhân và quốc gia. Chủ thể là cá nhân. a, Công dân Việt Nam. Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng cá nhân đó được hưởng quyền và gánh chịu những nghĩa vụ pháp lý. Khái niệm và đặc điểm về năng lực pháp luật của cá nhân là công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ dân sự nói chung và quan hệ ký kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định tại Điều 14 – BLDS 2005. Năng lực hành vi của cá nhân bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự và thực hiện nghĩa vụ cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp được quy định cụ thể tại Điều 17 – BLDS 2005. b, Người nước ngoài + Trước hết, chúng ta phải xem xét đến năng lực pháp luật và năng lực hành vi ký kết hợp đồng của người nước ngoài được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Trong hầu hết các hiệp định tương trợ tự pháp và pháp lý giữa Việt Nam với các nước (Ví dụ : Điều 28 với Hungari, Điều 16 với Bungari, Điều 17 với Lào, Điều 19 với Ba Lan…) đều có quy định việc xác định năng lực hành vi giao kết hợp đồng của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân. Như vậy, trên tinh thần chung, năng lực chủ thể ký kết hợp đồng được xác định theo hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân. Ngoại trừ một số Hiệp định có sử dụng thêm Luật nơi thực hiện hợp đồng (Ví dụ: Điều 18 với Cuba) + Những quy định trong pháp luật Việt Nam về việc xác định năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của cá nhân người nước ngoài. Năng lực pháp luật được quy định tại Điều 761 BLDS 2005. Theo đó, năng lực pháp luật của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Năng lực pháp luật dân sự của công dân người nước ngoài, luật pháp các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang bằng hoặc tương đương với công dân nước sở tại (trừ những ngoại lệ được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế). Nếu người đó tạm trú hay thường trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của họ được xác định như công dân Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài giao kết hợp đồng là khả năng của người nước ngoài do pháp luật quy định, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự. Năng lực hành vi thuộc về quy chế nhân thân nên để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này các nước thường sử dụng hệ thuộc luật nhân thân. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú hay pháp luật nước nơi người đó mang quốc tịch tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật. Ví dụ : hệ thống pháp luật Anh Mỹ áp dụng luật nơi cư trú, Cộng đồng chung Châu Âu EU áp dụng luật quốc tịch. Theo pháp luật Việt Nam, quy định tại Điều 762-BLDS 2005, thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài cũng được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Trừ trường hợp việc xác lập và thực hiện hợp đồng hoàn toàn tại Việt Nam thì được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc quy định ngoại lệ này là cần thiết bởi lẽ, việc người nước ngoài xác lập, thực hiện hợp đồng hoàn toàn tại Việt Nam, như vậy hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra sẽ xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, và việc quy định như vậy là nhằm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài bao gồm cả những người có nhiều quốc tịch nước ngoài và những người không quốc tịch. Như vậy đối với người không quốc tịch thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú (điều 763); nếu không có nơi thường trú thì xác định theo pháp luật Việt Nam. Đối với người nước ngoài có từ hai quốc tịch trở lên, năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó mang quốc tịch thì xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mỗi liên hệ gắn bó nhất. Chủ thể là pháp nhân. a, Pháp nhân Việt Nam. Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh đồng thời, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập. Việc xác định năng lực chủ thế của pháp nhân Việt Nam được xác định theo pháp luật Việt Nam,theo đó năng lực pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 86 – BLDS và năng lực hành vi ký kết hợp đồng của pháp nhân Việt Nam được xác định theo người đại diện theo pháp luật của pháp nhân Việt Nam. b, Pháp nhân nước ngoài. Theo quy định tại Điều 3 - Nghị định 138/2003/NĐ-CP: pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài, chúng ta có thể thấy tiêu chí xác định pháp nhân nước ngoài là nơi thành lập pháp nhân hay là nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân. Luật không đề cập trực tiếp tới quốc tịch pháp nhân mag thừa nhận gián tiếp theo tiêu chí nơi thành lập. Xem xét việc xác định năng lực chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân nước ngoài trong các điều ước quốc quốc tế mà Việt Nam tham gia, tinh thần chung đều căn cứ theo pháp luật của nước nơi thành lập pháp nhân ( Điều 22 – Hiệp định với Mông Cổ ) hoặc pháp luật của nước nơi pháp nhân có trụ sở. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Điều 765 – BLDS thì năng lực pháp luật của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc xác định NLHV của pháp nhân nước ngoài không được đặt ra do năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh đồng thời, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập, nó không phải là một cá thể tự nhiên mà được tạo nên bởi một tổ chức con người. Chính vì vậy, trong dân sự cuả mỗi quốc gia người ta xem xét năng lực pháp luật và điều kiện hợp pháp để thành lập pháp nhân mà không xem xét đến năng lực hành vi, nó được xác định thông qua NLHV của người đại diện. Quốc gia. Trước nhu cầu của nền kinh tế các quốc gia ngày càng tham gia nhiều vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài với danh nghĩa là pháp nhân tư pháp hoặc pháp nhân của quốc gia. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT các quốc gia được coi là một chủ thể đặc biệt, so với hai chủ thể còn lại của TPQT. Mặc dù là một chủ thể của TPQT nhưng pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới cũng không đề cập đến vấn đề năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của quốc gia. Khi đã được công nhận là một quốc gia có chủ quyền, điều đó cũng đồng nghĩa với việc công nhận tư cách tham gia các quan hệ quốc tế, trong đó có cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của quốc gia đó. Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Trong các hợp đồng được kí kết giữa cơ quan giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và công ty nước ngoài, đặc biệt trong hợp đồng BOT, BTO hay BT, điều khoản về quyền miễn trừ tư pháp trở thành một trong những điều khoản quan trọng. Nét đặc thù về mặt chủ thể của hợp đồng BOT chính là sự tham gia của nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mình với tư cách là cơ quan công quyền, ví dụ như các dự án về cảng biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường là Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng hải), chủ thể đại diện cho quốc gia ở đây có thể hiểu là Bộ giao thông vận tải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích năng lực chủ thế ký kết hợp đồng theo quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam.doc
Luận văn liên quan