Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

Bài tập lớn môn lý luận nhà nước và pháp luật A. Mở bài Bộ máy nhà nước tư sản được thành lập dựa trên năm nguyên tắc cơ bản: chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc phân chia quyền lực, nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người và quyền công dân và nguyên tắc pháp chế tư sản. Trong đó nguyên tắc phân chia quyền lực được coi là hòn đá tảng trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Các qui định của những bản Hiến Pháp đã tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau của ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được tổ chức song song với nhau qua đó kiểm tra giám sát hoạt động lẫn nhau.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12007 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở bài Bộ máy nhà nước tư sản được thành lập dựa trên năm nguyên tắc cơ bản: chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc phân chia quyền lực, nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người và quyền công dân và nguyên tắc pháp chế tư sản. Trong đó nguyên tắc phân chia quyền lực được coi là hòn đá tảng trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Các qui định của những bản Hiến Pháp đã tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau của ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được tổ chức song song với nhau qua đó kiểm tra giám sát hoạt động lẫn nhau. B. Thân bài 1. Những vấn đề lý luận về nguyên tắc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước tư sản Thuyết “tam quyền phân lập” xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học vĩ đại của Hi Lạp là Aristot. Theo Aristot nhà nước quản lý xã hội bằng ba phương pháp: lập pháp, hành pháp và phân xử. Bên cạnh aristot bàn về thuyết “tam quyền phân lập” còn có John Locko. Trong tác phẩm “ hai chuyên luận về chính phủ” ông phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Từ thế kỷ thứ 18 nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu đã phát triển thuyết “tam quyền phân lập” trở thành một học thuyết độc lập. Trong tác phẩm nổi tiếng “ tinh thần pháp luật”, ông cho rằng quyền lực nhà nước gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. “Quyền lập pháp phải thuộc về số đông, quyền hành pháp phải thuộc về một vị vua chúa, còn quyền tư pháp phải được hành xử do những người do dân chúng mà ra”. Tư tưởng phân quyền của Montesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết “ Tam quyền phân lập”. Nguyên tắc phân chia quyền lực lần đầu tiên được thể hiện trong những đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó được thể hiện đầy đủ trong Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787. Các nước tư bản hiện nay hầu hết đều tiếp thu học thuyết này và đã ghi nhận việc phân chia quyền lực trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng và đặc trưng trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện ở việc quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó: - Quyền lập pháp: thuộc về Nghị viện (Quốc hội) là cơ quan đại diện của nhân dân, được lập ra thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu. Quyền lập pháp được hiểu là quyền lập, sửa đổi hoặc hủy bỏ luật. - Quyền hành pháp : thuộc về Chính phủ. Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật, nói cách khác là đưa pháp luật vào thực tiễn. - Quyền tư pháp: thuộc về Tòa án. Quyền tư pháp là quyền xét xử những tội phạm, giải quyết những tranh chấp, xung đột trong xã hội. Ba nhánh quyền lực được trao cho các cơ quan khác nhau trong BMNN thực hiện nhưng các cơ quan Nhà nước này ngang bằng độc lập, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau trong quá trình hoạt động theo nguyên tắc: “quyền lực ngăn cản quyền lực”. Nguyên tắc này phải đảm bảo được quyền lực Nhà nước sẽ không nằm trọn trong tay cơ quan nào đồng thời không cơ quan nào nằm ngoài sự giám sát, kiểm tra từ phía các cơ quan Nhà nước khác. - Sự kiềm chế, đối trọng giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp: Nghị viện có thể can thiệp vào việc tổ chức cơ cấu bộ máy hành pháp thông qua việc lựa chọn các thành viên của Chính phủ, phê chuẩn việc lựa chọn thành viên chính phủ, kiểm tra giám sát hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của các ủy ban chuyên môn, qua việc chất vấn các thành viên Chính phủ ( Các nước theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo). Ngược lại Chính phủ cũng có thể kiềm chế, đối trọng với cơ quan lập pháp thông qua hoạt động: trình Nghị viện dự thảo luật và quyết định những vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh, có thể phủ quyết hoàn toàn hoặc hạn chế đối với các đạo luật mà Nghị viện thông qua. - Sự kiềm chế đối trọng giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp: Thể hiện ở việc Tổng thổng ( hoặc Nhà vua) có thể bổ nhiệm Thẩm phán nhưng sau khi đã được bổ nhiệm thì các thẩm phán không phụ thuộc vào Tổng thống (Nhà vua) nữa mà làm việc một cách độc lập, cũng có nhiều nước Thẩm phán là do dân bầu chứ không phụ thuộc vào cơ quan hành pháp. Một số nước còn thành lập Tòa án hành chính có quyền xét xử mọi vi phạm của cơ quan hành pháp. - Sự kiềm chế, đối trọng giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp: Thể hiện ở việc cơ quan tư pháp hoạt động độc lập nhưng khi cơ quan tư pháp vi phạm pháp luật, vi phạm quyền công dân thì cơ quan lập pháp vẫn có quyền dùng cơ chế của mình để xử lý cơ quan tư pháp và bảo vệ quyền lợi của người dân. Ngược lại cơ quan tư pháp cũng có quyền xét xử các thành viên của cơ quan lập pháp có hành vi vi phạm pháp luật. Lập pháp Tư pháp Hành pháp Theo nguyên tắc phân chia quyền lực thì ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân chia cho những cơ quan khác nhau nhưng không phải vì thế mà quyền lực Nhà nước ở các nước tư bản mất đi sự thống nhất. Quyền lực nhà nước ở các nước tư sản được phân chia theo chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều ngang, quyền lực nhà nước chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được lần lượt trao cho Nghị viện, Chính phủ, Tòa án. Theo chiều dọc, quyền lực Nhà nước được phân chia giữa chính quyền TW và chính quyền địa phương. Việc phân chia quyền lực là sự phân định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước khác nhau trong BMNN, tránh được sự chồng chéo, lẫn lộn giữa các cơ quan Nhà nước. Theo đó, sự phân chia quyền lực không làm ảnh hưởng đến việc thống nhất quyền lực mà còn tạo điều kiện cho sự thống nhất quyền lực. Ưu điểm của việc áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực là đảm bảo cho quyền lực nhà nước sẽ không tập trung trong tay một cá nhân hay một cơ quan nào. Việc phân chia quyền lực sẽ tránh được sự độc tài, chuyên quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý Nhà nước. Ngoài ra còn tạo nên sự “chuyên môn hóa” cao độ trong việc thực hiện các chức năng riêng của rừng cơ quan. Nhược điểm của việc áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực là: do có phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực Nhà nước. 2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS. 2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa Tổng thống (điển hình là Hoa Kỳ) Quyền lập pháp của nhà nước Hoa Kỳ được trao cho Nghị viện Hoa Kỳ.Theo quy định tại điểm 8, điều 1, Hiến pháp Hoa Kỳ thì Nghị viện Hoa Kỳ có các nhiệm vụ quyền hạn như: quyền lập và thu thuế, vay tiền theo tín dụng của Hợp chúng quốc, quy định nền thương mại…làm ra mọi đạo luật cần thiết để thi hành các quyền lực trên. Một dự án luật muốn trở thành một đạo luật phải được sự thông qua của cả hai viện. Với Chính phủ, Nghị viện được quyền phê chuẩn các quyết định bổ, bãi, miễn nhiệm các quan chức cấp cao của Chính phủ và phê chuẩn các hiệp định đã được Tổng thống và bộ trưởng ký kết. Với các hoạt động của Tư pháp, Nghị viện quyết định ngân sách hoạt động và phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm Thẩm phán của Tổng thống. Chủ thể của quyền hành pháp trong BMNN Hoa Kỳ là Tổng thống Hoa kỳ. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, lại gần như độc lập với Nghị viện nên có quyền hành rất lớn. Tổng thống Hoa Kỳ thực sự là trung tâm quyền lực của cả BMNN. Thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có quyền thay mặt quốc gia trong lĩnh vực đối nội đối ngoại. Với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật và quyết định của Nghị viện, được quyền bổ nhiệm của Tòa án tối cao. Tổng thống luôn độc lập trong các quyết định của mình, Chính phủ chỉ tồn tại như một bộ máy giúp việc cho Tổng thống. Quyền Tư pháp của Nhà nước Hoa Kỳ thuộc về hệ thống Tòa án. Hoa Kỳ có hai hệ thống Tòa án song song cùng tồn tại đó là: Tòa án liên bang và Tòa án các bang. Tư pháp được quyền phán xét tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành, được quyền xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của hành pháp. So với các nhà nước Tư sản cùng áp dụng học thuyết phân quyền thì nhà nước Hoa kỳ là nhà nước áp dụng học thuyết này một cách đậm nét, cứng rắn nhất. Sự phân chia quyền lực là triệt để nhất. 2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa Đại nghị ( điển hình là Đức) Quyền lập pháp của nhà nước Đức thuộc về Nghị viện liên bang và Nghị viện các bang. Quyền lập pháp của Nghị viện liên bang chủ yếu thuộc về Hạ viện. Hạ viện có quyền lập pháp, giám sát Chính phủ và bầu cử Thủ tướng liên bang. Thượng viện có quyền phủ quyết trì hoãn hay phủ quyết tuyệt đối các dự luật do Hạ viện thông qua. Với Chính phủ, Nghị viện giám sát Chính phủ thông qua chất vấn, đặt câu hỏi và bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Nghị viện có quyền luận tội các quan chức cao cấp nhất của Nhà nước từ hàm Bộ trưởng đến nguyên thủ quốc gia và bầu thủ tướng liên bang. Nghị viện có quyền bầu ra các thẩm phán của Tòa Hiến pháp liên bang. Quyền hành pháp của Nhà nước Đức thuộc về Tổng thống và Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng. Chức năng của Tổng thống chủ yếu là đại diện chính thức cho nhà nước nên mang tính nghi lễ và hình thức. Chình phủ liên bang được thành lập từ Thủ tướng và các Bộ trưởng liên bang, đều do Hạ viện bầu ra và được Tổng thống chính thức bổ nhiệm. Thủ tướng sau khi được bổ nhiệm có quyền chỉ định Bộ trưởng, Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Giống như ở Anh sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp ở Đức không rõ ràng. Lập pháp kiềm chế hành pháp bằng việc bầu Thủ tướng và Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Quyền Tư pháp của nhà nước Đức thuộc về hệ thống tòa án tư pháp, bao gồm Tòa án tối cao Liên bang, các Tòa án phúc thẩm bang và các Tòa án sơ thẩm bang. Tòa án Hiến pháp kiềm chế lập pháp qua việc giải quyết kháng nghị chống lại quyết định của Hạ viện và tuyên bố luật của Nghị viện là vi hiến, làm vô hiệu hóa luật đó. Tòa án kiềm chế hành pháp qua việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức trong cơ quan hành pháp, tuyên bố tước cương vị Tổng thống liên bang nếu Tổng thống vi phạm Hiến pháp hoặc Luật. Có thể thấy tư tưởng phân quyền được áp dụng một cách mềm dẻo trong BMNN Đức. Giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp không có sự độc lập hoàn toàn mà luôn có mối liên hệ qua lại, có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. 2.3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa lưỡng tính ( điển hình là Pháp). Quyền lập pháp của nhà nước Pháp thuộc về Nghị viện, Nghị viện Pháp có hai viện đó là: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện C. Kết luận Quyền lực nhà nước ở các nước tư sản được phân chia thành ba nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, tuy nhiên giữa các nhánh quyền lực này không độc lập hoàn toàn mà luôn có sự kiềm chế, đối trọng, liên hện mật thiết với nhau để giúp cho hoạt động của BMNN được nhịp nhàng. Việc phân chia quyền lực không làm mất đi tính thống nhất của quyền lực nhà nước mà ngược lại còn tạo điều kiện để đảm bảo cho sự thống nhất quyền lực. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể áp dụng. Trong tổ chức BMNN ta, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Nhà nước, đồng thời giữa các cơ quan này cũng luôn phải có sự điều hòa, phối hợp chặt chẽ với nhau. Có như vậy mới đảm bảo cho BMNN ta hoạt động một cách hiệu quả. Mục lục Mở bài……………………………………………………………………… Thân bài……………………………………………………………………. Những vấn đề lý luận về thuyết phân chia quyền lực………………………. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS……………………………………………………………… Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa Tổng thống ( điển hình là Hoa Kỳ)………………………………………………………………………… Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa đại nghị (điển hình là Đức)………………………………………………………………………… Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của BMNNTS trong chính thể cộng hòa lưỡng tính( điển hình là Pháp)……………………………………………………………………….. C.Kết luận DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại / Đinh Ngọc Vượng (chủ biên), H.: Hà Nội, 1992 Đặng Thu Hằng, Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản : Khoá luận tốt nghiệp / Đặng Thu Hằng; Người hướng dẫn: PGS.TS.Thái Vĩnh Thắng, Hà Nội, 2010. Tinh thần pháp luật, Mo BẢNG TỪ VIẾT TẮT Bộ máy nhà nước……………………………………………………………...BMNN Bộ máy nhà nước tư sản……………………………………………………BMNNTS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.doc
Luận văn liên quan