Công ty TNHH TT L là một trong những ngành công nghiệp của nền kinh tế. T rong những năm
qua, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác hoạt động kinh doanh và biết tăng cường huy
động các nguồn vốn và đã sử dụng tốt vốn cố định và vốn lưu động, đồng thời giải quyết được
công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo cho họ có cuộc sống ổn định cả về kinh tế lẫn tinh
thần. Hơn nữa Công ty còn mang lại lợi ích cho những ngành kinh tế khác khi cung cấp sản
phẩm là thức ăn chăn nuôi cho các n gành kinh tế khác. Với đặc điểm là một Công ty T NHH,
Công ty đã tự đứng vững trên đôi chân của m ình, t hoát khỏi tình trạng quản lý vốn theo cơ chế
cũ, từng bước quản lý vốn theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong quá trình kh ảo sát v à phân
tích tình hình tài chính của công ty em t hấy công ty còn nh iều khó khă n t rong khâu huy động và
sử dụng vốn. Đây có thể cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Vì vậy qua bài tiểu luận này sẽ giúp những doanh nghiệp giống TT L có nhu cầu tiếp cận và sử
dụng vốn vay ngân hàng m ột các h dễ dàng và hiệu quả
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của công ty TNHH TTL , thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n doanh liên kết.
Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để huy động
thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan
6
trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công
nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy
định góp vốn bằng máy móc thiết bị.
* Vốn tín dụng thương mại .
Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách
hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng
hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ
chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là
phương thức tài trợ t iện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các
quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại
thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thể
đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
* Vốn tín dụng thuê mua .
Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh
nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.
Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê.
Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà
hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản.
Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính:
* Thuê vận hành:
Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình
thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau:
- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện
chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
- Người thuê chỉ phải t rả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận
hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … cùng với mọi rủi ro về hao
mòn vô hình của tài sản.
Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại
cho bên thuê thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổ sách kế toán.
* Thuê tài chính:
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo
phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà mà người cần thuê và đã
thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc
trưng sau:
7
- Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần
của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt
đầu hợp đồng.
- Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành,
phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với t ài sản do bên thuê phải chịu
cũng tương tự như tài sản Công ty.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn
nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ
quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề
cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của
tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm
hiệu quả.
1.3. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một
lượng vốn nhất định, nó là điều kiện t iền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp.
Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó
phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (
lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị
pháp lý của doanh nghiệp m ới được xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không
thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp
không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động
như phá sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở
quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp
luật.
Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định
sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm
máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh
tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt, các doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này
muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có
thể t iến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải
8
sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở
rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn
tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
9
C HƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘ NG VỐN CỦA C ÔNG TY CỔ PHẦN TTL
2.1. KHÁI QUÁT C HUNG VỀ CÔ NG TY TNHH TTL
2.1.1. Đặc điểm chung của Công ty
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Công ty được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, Công ty đang mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh các m ặt hàng thương mại: các mặt
hàng nguyên liệu đầu vào như sắn, ngô, các mặt hàng khác như khoai tây tươi, cám mỳ, đậu
nành đông lạnh…Hiện nay, Công ty TTL có đại lý ở một số tỉnh Miền Bắc và miền Trung.
Công ty đang hoạt động với 02 máy trộn, nghiền phối liệu với công suất 60-80 tấn/ngày.
Công ty TNHH THL là công ty TNHH hai thành viên. Quản lý chung của công ty là
Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người là ông Nguyễn Xuân Thăng (sinh năm 1973) và
bà Đỗ Thị Quỳnh Hương (sinh năm1967). Ông Thăng phụ trách chính về mảng tiếp thị khách
hàng, bà Hương phụ trách chính mảng nhập xuất hàng và tài chính.
Ban lãnh đạo của công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm và có tâm huyết
với công ty. Bản thân ông Thăng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn
chăn nuôi do có trên 06 năm làm trưởng Chi nhánh thu mua thuỷ sản của công ty XNK sông
Hương và 05 năm làm Giám đốc. Còn bà Hương có nhiều năm kinh doanh trong công ty
nước ngoài, có nhiều kiến thức cả lý thuyết và thực tế về quản trị kinh doanh, hoạch toán
kinh tế.
Hiện nay, tổng số nhân viên trong công ty là hơn 100 người. Nhân viên văn phòng đều
là những người có trình độ và được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đội ngũ công nhân làm việc tại
xưởng được tuyển vào đều là những người có tay nghề và được đào tạo cẩn thận.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TTL được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng tài chính
– kế toán
Phòng thị
trường
Đội xe
10
Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp:
- Công ty TNHH Hải Thăng được thành lập với 02 thành viên sáng lập là
Họ tên Số vốn đã góp Tỷ lệ/Vốn C SH đã
góp
Tỷ lệ/vốn điều lệ
Bà Đỗ Thị Quỳnh
Hương
3.500.000.000
vnd
100% 50%
Ông Đinh Xuân
Thăng
3.500.000.000
vnd
100% 50%
- Bà Hương và Ông Thăng là chủ doanh nghiệp của Công ty, trong đó, mảng thị trường
và t ài chính – kế toán chủ yếu do Bà Hương quản lý. Các mảng còn lại do ông Thăng quản lý.
Trên thực tế, mọi vấn đề của Công ty đều do Bà Hương quyết định chính.
- Bà Hương là người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và hoạt động trong mảng
thức ăn chăn nuôi.
- Mô hình hoạt động của Công ty TTL còn khá đơn giản, chưa xây dựng hệ thống kiểm
soat nội bộ cụ thể.
2.1.2.C ác lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Trong những năm qua, hoạt đông kinh doanh của công ty TTL tập
trung chủ yếu trên các lĩnh vực:
Mua bán m áy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
Chế biến, sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi
Mua bán thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho thức ăn chăn nuôi,
các loại nguyên vât liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải
Trang trí nội, ngoại thất
Sản xuất đồ gỗ dùng cho xây dựng, đồ gỗ gia dụng và văn phòng
Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
11
Khai thác đất san lấp mặt bằng, khai thác đá, cát sạn sỏi
Mua bán bất động sản
......
- Nhận xét về triển vọng ngành: Ngành thức ăn chăn nuôi vẫn đang trong giai đoạn
phát triển. Tuy nhiên, trên hiện tại, nguyên vật liệu đầu vào của Ngành có sự tăng giá chóng
mặt về giá. So với thời điểm tháng 07/2010 giá nguyên liệu đầu vào t ăng ít nhất 30%. Cùng
với sự tăng lên trong giá nguyên vật liệu đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi cung có sự biến động
lớn trong giai đoạn hiện nay.
2.2. TÌNH HÌNH TÀI C HÍNH CÔ NG TY TNHH TTL
2.2.1. Một số né t về tình hình tài chính
- Khoản phải thu: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2011 là
21.9 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản, thời điểm 31/10/2012 là 43.3 tỷ đồng, chiếm 40.6%
tổng tài sản, tăng 49.4% so với năm 2011. Khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu
khách hàng. Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Năm 2011 là
16,5tỷ đồng, chiếm 18,1% tổng tài sản,thời điểm 31/10/2012 là 42.8 tỷ đồng, chiếm 40% tổng
tài sản, tăng 158% so với năm 2011. Phải thu khách hàng tăng mạnh là do nợ đọng của các
đại lý phân phối sản phẩm của Công ty tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây và một số
tỉnh khác là khá cao đồng thời một số Công ty đầu ra của Công ty còn nợ lại cụ thể:Công ty
Tân phát nợ 1.2 tỷ đồng, Công ty thức ăn chăn nuôi và TS Thăng Long nợ 6.17 tỷ đồng;
Công ty Nhật Minh nợ 4.49 tỷ đồng, Công ty CP Agi vina nợ 3.8 tỷ đồng, Công ty CP Added
value nợ 3.9 tỷ đồng...Ở đây tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản, vì khi các đối tác đầu ra phát sinh
nợ khó đòi sẽ ảnh hưởng đến việc luân chuyển vốn từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
thanh toán của Công ty.
+ Trả trước người bán: có sự biến động rõ rệt qua các năm, năm 2011 là 5,4 tỷ đồng,
chiếm 6% tổng tài sản, thời điểm 30/06/2012 là 670 triệu đồng. Trả t rước người bán thường
là khoản công ty ứng trước tiền để mua nguyên vật liệu đầu vào cho việc sản xuất. Việc giảm
mạnh khoản mục trả t rước người bán không phải do chính sách của công ty thay đổi mà là do
tùy từng thời điểm, công ty mua nguyên vật liệu.
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho tại thời điểm 31/10/2012 là 41.2 tỷ chiếm 38.6% Tổng
tài sản, tương đương 91.75% so với đầu năm 2012, vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 8 .03
vòng, 31/10/2012 là 7.8 vòng. Như vậy, số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn so với năm
2011 thể hiện việc luân chuyển hàng tồn kho châm hơn. Hàng t ồn kho chủ yếu là nông sản và
thức ăn chăn nuôi và qua trao đổi thì đây chủ yếu là hàng mua và gửi kho của người bán phục
vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại. HTK phục vụ cho sản xuất lưu tại kho công ty hiện
nay không còn nhiều do hoạt động sản xuất thường gián đoạn, điều này ảnh hưởng không tốt
đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tài sản dài hạn: Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thưc ăn chăn nuôi và
12
phân phối các sản phẩm nông nghiệp, nên tài sản dài hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
không cao trong tổng tài sản, năm 2011 là 18 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản, thời điểm
31/10/2012 là 18.7 tỷ đồng đồng, chiếm 17% tổng tài sản, giảm nhẹ so với năm 2011.
Vay ngắn hạn đến ngày 31/10/2012 là 75.5 tỷ tăng 16% so với đầu năm . Khoản mục
này chủ yều là vay ngắn hạn t ại SHB (23.7 tỷ) còn lại là các hạn mức khác tại Liên Việt bank
và các tổ chức tài chính khác
Phải trả người bán: tăng qua các năm. Công ty chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp có
sự biến động, năm 2011 là 2.6 tỷ đồng, chiếm 2.8% tổng nguồn, thời điểm 31/10/2012 là 5.1
tỷ đồng, chiếm 4.7% tổng nguồn. Tuy nhiên các khoản phải t rả cho người bán qua các năm
đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn
+ Nợ ngắn hạn: Của công ty tăng nhanh, năm 2011 là 70.1 tỷ đồng, chiếm 77.1% t ổng
nguồn, thời điểm 31/10/2012 là 82.1 tỷ đồng, chiếm 77% tổng nguồn, tăng 12 tỷ đồng so với
năm 2011.
+ Vay dài hạn : là 1 tỷ đồng là tiền vay dài hạn tại SHB để đầu tư xây dựng kho lạnh.
+ Vốn chủ sở hữu: đến thời điểm 31/10/2012 là 23 tỷ tăng 13,6% so với đầu năm bằng
33,5% tổng nguồn vốn.
+ Lợi nhuận chưa phân phối: là 1.4 tỷ đồng.
Tình hình đảm bảo vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Ta có bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản sau( ĐVT: tỷ đồng):
TSLĐ Nợ ngắn hạn TSDH VCSH+Nợ DH
2011 72.8 68.9 18.06 21.9
31/10/2012
87.8
81.1
18.77
25.4
Kết luận chung về t ình hình tài chính theo BCTC thời điểm 31/10/2012 do khách hàng
cung cấp:
Công ty đang gặp khó khăn về thu hồi công nợ, do khách mua hàng đề nghị gia hạn
thời gian thanh toán công nợ và tiêu thụ sản phẩm (đặc biệt là hàng tồn kho đang gửi
tại kho của người bán t ăng mạnh, khó kiểm soát).
Áp lực thanh khoản những tháng cuối năm là rất lớn đối với các khoản nợ ngân hàng
đến hạn trong khi dòng tiền đang ứ đọng ở công nợ và HTK như đã nêu trên.
13
Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 các năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 31/12/2011
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 37,849,704,964 49,877,168,755 71,340,706,633
I, Tiền và các khoản tương đương Tiền 457,386,625 409,110,972 1,601,723,474
1. Tiền 457,386,625 409,110,972 1,601,723,474
1.1. Tiền mặt tại quỹ 256,897,456 254,689,410 1,256,458,956
1.2. Tiền gửi Ngân hàng 200,489,169 154,421,562 345,264,518
III, Các khoản phải thu 11,649,822,431 21,720,928,842 25,119,185,954
1. Phải thu của khách hàng 6,154,869,542 15,474,718,808 16,589,458,965
2. Trả trước cho người bán 2,789,564,489 4,374,850,340 5,468,795,462
4. Thuế GTGT được khấu trừ 2,054,689,752 1,025,462,130 3,215,465,895
5. Các khoản phải thu khác 325,698,648 245,897,564 125,465,632
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 325,000,000 600,000,000 (280,000,000)
IV, Hàng tồn kho 25,445,648,377 27,197,406,244 43,994,877,899
1. Hàng tồn kho 24,845,648,377 26,497,406,244 44,344,877,899
1.2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 23,005,489,756 24,314,792,821 40,943,873,124
1.3. Công cụ, dụng cụ trong kho 325,698,745 423,154,781 587,954,569
1.5. Thành phẩm tồn kho 1,514,459,876 1,759,458,642 2,813,050,206
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 600,000,000 700,000,000 (350,000,000)
V, Tài sản lưu động khác 296,847,531 549,722,697 624,919,306
1. Chi phí trả trước 15,879,564 78,489,575 154,656,231
2. Chi phí chờ kết chuyển 89,556,489 156,489,546 124,563,523
4. Tài sản ngắn hạn khác 191,411,478 314,743,576 345,699,552
4.1. Tài sản thiếu chờ xử lý 112,456,892 68,954,120 105,642,596
4.2. Tạm ứng 78,954,586 245,789,456 240,056,956
14
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 10,237,470,260 9,831,090,536 18,063,968,428
II, Tài sản cố định 10,237,470,260 9,831,090,536 15,476,322,536
1. Tài sản cố định hữu hình 9,252,002,786 8,935,729,935 8,395,068,603
- Nguyên giá 12,147,529,624 13,347,529,624 13,347,529,624
- Giá trị hao mòn luỹ kế (2,895,526,838) (4,411,799,689) (4,952,461,021)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0
- Nguyên giá 400,016,500 400,016,500 400,016,500
- Giá trị hao mòn luỹ kế (400,016,500) (400,016,500) (400,016,500)
3. Tài sản cố định vô hình 842,335,510 783,462,605 652,322,185
- Nguyên giá 1,086,884,500 1,086,884,500 1,086,884,500
- Giá trị hao mòn luỹ kế (244,548,990) (303,421,895) (434,562,315)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 143,131,964 111,897,996 6,428,931,748
IV, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 2,587,645,892
3. Đầu tư dài hạn khác 2,587,645,892
TỔNG TÀI SẢN 48,087,175,224 59,708,259,291 89,404,675,061
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 39,056,972,279 46,911,271,812 67,163,603,498
I, Nợ ngắn hạn 36,868,423,655 45,338,271,812 65,169,492,583
1. Vay ngắn hạn 29,214,006,423 38,387,405,210 59,789,546,213
2. Phải trả cho người bán 6,108,796,512 5,345,687,952 4,645,897,562
3. Người mua trả tiền trước 689,725,481 695,423,150 214,546,321
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 594,864,892 859,645,623 458,956,789
5. Phải trả công nhân viên 215,154,658 36,545,621 60,545,698
8. Các khoản phải trả phải nộp khác 45,875,689 13,564,256 0
II, Nợ dài hạn 2,188,548,624 1,573,000,000 1,994,110,915
3. Phải trả dài hạn khác 1,987,548,624 1,458,000,000 789,546,659
4. Vay và nợ dài hạn 201,000,000 115,000,000 1,204,564,256
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9,099,589,468 12,796,987,479 22,241,071,563
15
I, Vốn chủ sở hữu 9,099,589,468 12,796,987,479 22,241,071,563
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,241,071,563 10,241,071,563 20,241,071,563
10. Lợi nhuận sau Thuế chưa phân phối 1,858,517,905 2,555,915,916 2,000,000,000
C -LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 48,156,561,747 59,708,259,291 89,404,675,061
2.2.2.Về hoạt động kinh doanh
Căn cứ theo BCTC thời điểm 31/10/2012 do khách hàng cung cấp ( BCTC chưa kiểm
toán) thì tình hình tài chính của khách hàng hiện nay có một số điểm nổi bật như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh: (VNĐ)
2011 30/06/2012 31/10/2012
DTT 305,418,759,251 169,994,473,024 291,889,565,575
Giá vốn 280,059,546,895 155,764,167,186 271,458,564,816
LNST 2,941,284,186 908,974,399 1,412,696,702
Doanh thu bán hàng: Doanh thu thuần của công ty, năm 2011 là 305 .4 tỷ đồng,
thời điểm 30/06/2012 là 169.9 t ỷ đồng, tương đương 55.6% doanh thu của năm
2011, thời điểm 31/10/2012 là 291.8 tỷ đồng tương đương 95.5 % doanh thu năm
2011. Như vậy doanh thu là khá tốt so với năm 201 1.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 31/12/2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 122,458,964,320 185,648,145,592 305,418,759,251
2. Các khoản giảm trừ 458,685,698.0 546,589,456.0 698,754,623.0
3. Doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ 122,000,278,622 185,101,556,136 304,720,004,628
4. Giá vốn hàng bán 108,077,344,085 166,256,894,521 280,059,546,895
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cc dịch vụ 13,922,934,537 18,844,661,615 24,660,457,733
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính 2,759,468,976 5,126,459,860 8,425,694,231
Trong đó: Chi phí lãi vay 2,759,468,976 5,126,459,860 8,425,694,231
8. Chi phí bán hàng 4,532,098,335 4,905,004,618 6,123,564,589
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,400,461,219 5,246,895,642 6,012,545,692
16
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,230,906,007 3,566,301,495 4,098,653,221
11. Thu nhập khác 215,467,883 343,176,434 468,956,923
12. Chi phí khác 587,855,985 501,590,041 645,897,896
jn -372,388,102 -158,413,607 -176,940,973
14.Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong cty liên kết,
LD
15. Tổng lợi nhuận trước thuế 1,858,517,905 3,407,887,888 3,921,712,248
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 851,971,972 980,428,062
17. Lợi nhuận sau thuế 1,858,517,905 2,555,915,916 2,941,284,186
2.3. PHƯƠ NG ÁN KINH DO ANH CỦA C ÔNG TY
2.3.1. Phương án kinh doanh
Đầu vào:
- Công ty nhập các nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài.
Nguyên liệu đầu vào của Công ty bao gồm chủ yếu là các mặt hàng nông sản: sắn lát
khô, khô đậu tương, khô dừa.........
- Khi có nguyên liệu, công ty sẽ chế biến và đóng gói sản phẩm của mình. Hiện nay, công
ty có 02 trạm trộn nghiền phối liệu đang hoạt động khá tốt với công suất từ 60-80
tấn/ngày
Đầu ra:
- Sau khi đóng gói, hàng sẽ được chuyển tới khách hàng là các đại lý phân phối trên toàn
quốc của công ty.
- Sản phẩm chính của Công ty: Thức ăn chăn nuôi đậm đặc và hỗn hợp dùng cho gà, lợn,
vịt và bò
Đối với kinh doanh thương mại và các mặt hàng nông sản:
- Đối với các mặt hàng nông sản trong nước: Công ty dự kiến kinh doanh 02 mặt hàng
chủ yếu là ngô và sắn. Công ty dự kiến thu mua toàn bộ hai mặt hàng nông sản này từ
các nhà cung cấp nhỏ lẻ trên toàn quốc và bán lại khi có được chênh giá trên thị trường.
- Đối với các mặt hàng nhập khẩu: Công ty dự kiến nhập khẩu khoai tây tươi, hạt điều,
vừng, lạc nhân từ các thị trường chính như Bangladet, Trung Quốc……về bán lại cho
các nhà máy chế biến trong nước và tiêu dùng nội địa. Hiện nay, một số nhà cung cấp
17
đầu vào chủ yếu (Công ty đã từng hợp tác) đối với các mặt hàng nông sản nói trên có
thể kể đến như: Tập đoàn Global Agro Resources (Bang-la-det), Impress Business
Centre (Bang – la – det), Laiwu Jiahe Fruit and Vegetable (Trung Quốc)…….
Đối với kinh doanh máy xây dựng:
- Hiện nay, Công ty đang tiến hành ký hợp đồng phân phối độc quyền máy móc thiết bị
xây dựng cho một tập đoàn Trung Quốc. Đây là mảng kinh doanh mới của Công ty, tuy
nhiên mảng bán hàng chủ yếu do Công ty Trung Quốc phát triển thị trường, bao gồm
khảo sát, hội thảo, bán hàng đến tay người tiêu dùng và chế độ bảo hành sản phẩm tốt
nên Tập đoàn này đang phát triển doanh số khá nhanh tại Việt Nam/
Khả năng thực hiện phương án:
- Đối với đầu vào: Một số nguyên liệu đầu vào như bột cá, các loại vi khoáng bổ sung…..
được nhập khẩu từ nước ngoài. Phần nguyên liệu còn lại (cám mỳ, sắn lát khô, …. được
thu mua trong nước
- Đối với đầu ra trong nước: Tuy tình hình chăn nuôi trong nước đang chịu ảnh hưởng rất
lớn của dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng hạn chế do lạm phát gia tăng nhưng nhìn chung nhu
cầu đối với thức ăn chăn nuôi ở nước ta vẫn khá cao do nguồn cung chưa đáp ứng được
nhu cầu trong nước. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thức ăn chăn
nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên khách hàng ngày càng có xu hướng sử dụng
sản phẩm của cac nhà sản xuất phân phối lớn, có uy tín do đó trong thời gian tới sẽ có
thêm nhiều khách hàng mới quan tâm đến sản phẩm của công ty do chất lượng hàng hóa
đảm bảo, có uy tín trên thị trường. Hiện nay, Khách hàng của công ty rất đa dạng bao
gồm cả cá nhân và các công ty chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc (chi
tiết theo danh sách khách hàng kèm theo hồ sơ).Mặt khác, đến thời điểm hiện tại, Công
ty TTL có vốn góp tại Công ty Trung Phú với tỷ lệ vốn góp 51% – đây cũng chính là đầu
ra chủ yếu của khu vực miền Trung. Do đó, có thể nói, phương án kinh doanh của công
ty khả thi.
Các yêu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án kinh doanh:
- Nguồn nguyên liệu nhập khẩu khan hiếm, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao và nguồn
nguyên liệu trong nước hạn chế, giá cũng tăng theo xu hướng chung dẫn đến chi phí đầu
vào tăng ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hơn nữa nếu nguồn
đầu vào không đầy đủ có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại công
ty đang duy trì hàng tồn kho tương đối lớn nên có thể hạn chế được rủi ro khan hiếm
nguyên liệu. Hơn nữa, đối tác đầu vào đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu của
18
công ty đều là các công ty lớn, có mạng lưới phân phối tại nhiều nước và hai bên đã có
quan hệ giao dịch tốt thời gian trước nên nguồn đầu vào đối với đầu vào nhập khẩu
tương đối đảm bảo.
- Tỷ giá có nhiều biến động với xu hướng chủ yếu là tăng, chi phí liên quan đến xăng, dầu,
điện nước đều tăng cao do đó sẽ ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp
- Tình hình dịch bệnh lan rộng trên phạm vi cả nước gây ảnh hưởng đến tình hình chăn
nuôi trong nước do đó ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
- Tình hình lạm phát trong nước cao dẫn tới người dân thắt chặt tiêu dùng, hạn chế chi tiêu
do đó tình hình tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm giảm mạnh nên ảnh hưởng tới tình
hình chăn nuôi trong nước vì thế cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất mua bán của công ty.
- Thị trường tài chính đang biến động mạnh với việc duy trì lãi suất khá cao có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí tài chính tăng cao
làm suy giảm tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp)
- Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên tình hình thiếu điện khá trầm trọng đặc biệt
là trong mùa hè. Việc thiếu điện này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tình hình sản xuất của
công ty.
- Ngày 29/09/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 116/2009/QĐ-TTg về
việc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi. Tuy hiện tại quyết định này chưa phát huy hiệu lực
trong thực tế nhưng nếu nhà nước kiên quyết thực hiện sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của công ty vì công ty không thể tăng giá bán trong nước quá cao trong khi
giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
2.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế của Phương án kinh doanh
- Về doanh thu: Doanh thu dự kiến của Công ty theo thẩm định của cán bộ là khá cao so
với thực tế đạt được. Theo tính toán, mức tăng trưởng doanh thu các năm 2009, 2010
tương ứng là 60.6%, 51% và 6 tháng đầu năm 2011 là 19% so với năm 2010. Như vậy,
mức tăng trưởng doanh thu dự kiến của Công ty là 55%:, suy ra m ức doanh thu dự kiến
là 185 tỷ x 155 = 286.75 tỷ đồng. Mức tăng trưởng doanh nói trên một phần là do Công
ty mở rộng lĩnh vực hoạt động (nhập khẩu các mặt hàng nông sản để kinh doanh thông
qua nghiệp vụ mở L.C, kinh doanh nông sản trong nước và hoạt động sản xuất thức ăn
chăn nuôi….) và một phần là do giá bán nguyên vật liệu đầu vào tăng cao t rong những
tháng đầu năm 2011. Theo cho biết từ công ty, giá bán m ột số nguyên vật liệu đầu vào
tăng 35 – 40% so với thời điểm tính toán hạn mức cũ.
- Mức doanh thu dự kiến khá sát với mức doanh thu dự kiến của Công ty là 290 tỷ (năm
19
2011), trong đó, không bao gồm doanh thu từ việc kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết
bị. Doanh thu dự kiến trong là = 286.75 tỷ đồng - Doanh thu từ xuất nhập khẩu nông sản
= 286.75 - 50 = 236.75 tỷ đồng.
- Về Giá vốn hàng bán: Trong 04 năm (từ năm 2007 – 2010), giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp chiếm trung bình 82% - 90% doanh thu, tỷ lệ này cũng tương ứng với các doanh
nghiệp cùng ngành. Như vậy, với tỷ lệ giá vốn/doanh thu trung bình là 86%, giá vốn
hàng bán của Công ty dự kiến là 286.75 tỷ đồng x 0.86 = 246.6 tỷ đồng
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: theo công ty cung cấp tương ứng là
8.5 tỷ đồng (2% doanh thu) và 6 tỷ đồng (1.6% doanh thu) nhỏ hơn tỷ lệ chung theo báo
cáo tài chính 3 năm (chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng chiếm trung bình
2 - 4%). Mặc dù, công ty có chính sách đẩy mạnh tiết kiệm chi tiêu, hạn chế chi phí trong
thời điểm tình hình kinh doanh còn khá khó khăn. Tuy nhiên, do công ty mở rộng lĩnh
vực hoạt động nên chi phí quản lý, chi phí bán hàng dự kiến của Công ty sẽ khá cao, dự
kiến chiếm 3% doanh thu, tương ứng là x 3% x 286.75 tỷ đồng = 5.73 tỷ đồng
- Chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay của Công ty chiếm tỷ trọng trung bình 3 - 8%. Với mức
lãi suất cao hơn rất nhiều so với thời điểm cùng kỳ, dự kiến chi phí lãi vay của Công ty là
= 5.5% x 286.75 tỷ đồng = 15.7 tỷ đồng
Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TTL được tính toán lại như sau (không
bao gồm doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị):
Đơn vị: VND
I Doanh thu 286.75 tỷ đồng
II Chi phí 273.76 tỷ đồng
1 Giá vốn hàng bán (88% doanh thu) 246.6 tỷ đồng
2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.73 tỷ đồng
3 Chi phí lãi vay 15.7 tỷ đồng
4 Chi phí bán hàng 5.73 tỷ đồng
III Lợi nhuận trước thuế 12.99 tỷ đồng
IV Thuế thu nhập doanh nghiệp (25% ) 3.2 tỷ đồng
V Lợi nhuận sau thuế 9.79 tỷ đồng
Nhu cầu vốn lưu động năm 2011:
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
20
Doanh thu
thuần
76,360,673,64
5
122,458,964,3
20
185,648,145,
592
145,693,5
84,581
Giá vốn hàng
bán
62,398,736,12
3
108,077,344,0
85
166,256,894,
521
132,487,9
56,423
Vòng quay vốn
lưu động
7.58 4.22 4.22 2.81
- Theo tính toán thì vòng quay vốn lưu động của Công ty là 4.22 vòng/năm (năm 2009 và
2010) và 2.81 vòng (6 tháng đầu năm 2011), tương ứng với 4.27 tháng. Tuy nhiên, trên
thực tế Công ty luôn có những khoản trả chậm từ khách hàng. Thời gian cần thiết cho một
vòng quay trên thực tế là 120 – 150 ngày, tương đương với 5 tháng/vòng quay.
Nhu cầu vốn = (GVHB- Khấu hao
1
)/Vòng quay VLĐ)
= (246.6– 4.65)/2.5 = 96.78 tỷ
1) Khấu hao dây truyền m áy móc cũ và mới đưa vào sản xuất của doanh nghiệp là 4.65 tỷ đồng
tính trong chu kỳ 1 năm .
2) Vốn chiếm dụng = Phải trả cho người bán + Người m ua trả tiền trước = 3.74 tỷ đồng.
3) Vốn tự có = (VCSH + Vay DH) – TSCĐ và đầu tư dài hạn =3.36 tỷ đồng
Đối với thời hạn m ỗi khoản vay: Theo tính toán, vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2009
và 2010 2.8 vòng, tương đương với 2.8 – 3 tháng. Chu trình sản xuất của Công ty TTL được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Lưu kho 05-07ngày Lưu kho
1.5-2 tháng 01 tháng1.5 - 0tháng
Theo lưu đồ sản xuất trên, thời gian cho một vòng quay vốn từ nhập nguyên liệu cho đến thu hồi
vốn sau bán hàng là 05 tháng, tương đương với 2.5 vòng/năm . Đối với hoạt động thương m ại
hàng nông sản, công ty phải m ua hàng từ đầu vụ và bán ra lúc cuối vụ nhằm thu lợi nhuận, dự
kiến thời gian tối đa là 04 tháng/khoản vay.
2.3.3. Tài sản đảm bảo
Tên tài sản
Mối quan hệ
của chủ tài sản
Tính pháp lý
của tài sản
Giá trị định
giá khi duyệt
vay
Giá trị định giá
gần nhất
08/2012
Nguyên liệu Sản xuất Thành phẩm Bán hàng
Thu tiền
21
Bất động sản (căn hộ
3 F1, TT UBKHNN,
Láng Hạ, Đống Đa,
HN)
Chủ tài sản là
PGĐ cty
GCN số
10109395794
7.525.000.000 6,320,000,000
Bất động sản (số 1B,
N7, TT Binh chủng
TTLL, Yên Lãng,
Láng Thượng, Đống
Đa, HN)
TS của bên thứ
3
GCN số
10109415040
12.960.000.00
0
10,290,000,000
Dây Chuyền đồng
bộ chế biến thức ăn
chăn nuôi
chủ tài sản là
khách hàng vay
782.000.000 560,000,000
Nhà xưởng, QSD đất
thuê (trả tiền thuê
đất hàng năm)
chủ tài sản là
khách hàng vay
GCN QSD đất
AH406635 (đất
thuê 46năm)
1.900.000.000 1,740,000,000
TS bổ sung: Lô hàng
tồn kho luân chuyển
chủ tài sản là
khách hàng vay
tối thiểu 10 tỷ
đ
1,740,000,000
Tổng Cộng 23.167.000.000 20.650.000.000
Như vậy ta nhận thấy TSĐB của công ty TTL không có tính thanh khoản mạnh trong bối
cảnh thị trường BĐS đang khá trầm lắng hiện nay. Giá trị định giá gần đây của TSĐB cũng
không đảm bảo đủ cho nhu cầu vốn của công ty.
22
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC THUẬN LỢ I, KHÓ KHĂN MÀ DOANH NGHIỆP
GẶP PHÀI KHI HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ
3.1 Bối cảnh của các nghiệp vừa và nhỏ:
Năm 2012 là một năm vẫn tồn tại nhiều thách thức với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN).
Tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 50.000 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể. Như vậy, trong
2 năm 2011, 2012, tổng cộng đã có hơn 100.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể. Nhìn vào
con số này không thể nói đây hoạt động đào thải của thị trường thông thường, mà là một vấn đề
bất thường và đáng báo động. Ngoài các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, những doanh nghiệp
đang tồn tại có chỉ số tồn kho tăng cao, sức mua suy giảm, vì vậy, cũng phải tiến hành thu hẹp
quy mô sản xuất để trụ lại, chờ đợi khủng hoảng đi qua. Với diễn biến này, theo khảo sát, 55%
số doanh nghiệp cho rằng, nền kinh tế sẽ không cải thiện nhiều trong năm 2013. Điều này cho
thấy, niềm t in nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2013 còn rất bấp bênh.
Nhìn chung, doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn về vốn, thị trường. Bởi hiện
nay, hàng hóa tồn kho vẫn ở mức cao. Cạnh đó, quá trình xử lý nợ xấu diễn ra quá chậm, đã gây
ra những trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi t iếp cận vốn vay. Trong khó khăn chung, các
DNNVV lại phải đối mặt thêm với những thách thức đặc thù riêng, liên quan đến các vấn đề về
thủ tục như: không vay được vốn do nợ xấu, nợ thuế nhiều do không tiêu thụ được hàng hóa,
dẫn đến không có khả năng trả nợ. Vì thế, ước tính số doanh nghiệp bị đình trệ, tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải chỉ toàn là khó khăn, bởi Nhà nước sẽ tiến hành cơ cấu lại
các doanh nghiệp lớn, tập đoàn nhà nước, theo đó Chính phủ sẽ dành nhiều ưu tiên cho
DNNVV. Đây chính là thời cơ lớn nếu doanh nghiệp nào biết tận dụng sẽ có điều kiện để vươn
lên.
Về giải pháp thuế, Chính phủ đã trình và Quốc hội đã thông qua việc giảm 30% số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mới đây nhất, Thủ
tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị
quyết nói trên của Quốc hội.
Về nguồn vốn, cho đến nay, các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay với doanh
nghiệp nhỏ và vừa về phổ biến ở mức 11-13%/năm theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn cho rằng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn. Bên
cạnh đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông
tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam triển khai
thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) xây dựng kế hoạch phát t riển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Theo đó,
ước tính tổng kinh phí trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa không bao gồm các chương trình đổi
23
mới công nghệ khoảng 1.130 tỷ đồng. Trong đó, một giải pháp đột phá là Quỹ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng để phát
triển sản xuất kinh doanh.
Trước thực trạng chung của nền kinh tế, DNNVV nói chung cũng như Công ty TNHH TTL nói
riêng gặp phải rất nhiều vấn đề khi huy động vốn từ các nguồn tài trợ.
3.2. Huy động vốn từ nguồn tài chính trực tiếp:
Công ty TNHH TTL không thực hiện huy động vốn từ nguồn tài chính trực tiếp (phát hành cổ
phiếu, trái phiếu) bởi những khó khăn lớn còn tồn tại ở thị trường tài chính Việt Nam cũng như
nội tại công ty.
Thứ nhất, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, đồng thời hoạt động của thị trường tài
chính ở Việt Nam thời gian gần đây cũng tồn tại nhiều rủi ro. Về lý thuyết, thị trường chứng
khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty TNHH
TTL nói riêng cũng như những DNNVV khác rất khó khăn để tìm được nguồn vốn từ kênh tài
chính trực t iếp này.
Có thể nhận thấy hiện nay, rất ít doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán khi diễn
biến thị trường không ổn định. Thực tế của các đợt niêm yết gần đây tại Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là bằng chứng cho điều đó.
Đã lâu lắm rồi trên website của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và hai Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội và TP HCM không thấy thông báo về đợt đấu giá cổ phần ra công chúng. Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần thông báo về nhiều cuộc đấu giá
không được thực hiện do không đủ điều kiện do không có hoặc có quá ít nhà đầu tư tham gia.
Đơn cử tình huống tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Tập đoàn công nghiệp than-khoáng
sản Việt Nam tại công ty cổ phần bảo hiểm SHB-Vinacom in vào ngày 3/10. Tuy nhiên, cuộc
đấu giá đã bất thành khi chỉ có một nhà đầu tư tổ chức tham gia.
Xét đến thực trạng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhìn chung,
các đợt phát hành trái phiếu thành công chủ yếu của các công ty lớn, các công ty, tổng công ty,
tập đoàn của nhà nước. Các DNNVV không chỉ ở Việt Nam mà t rên thế giới đều khó có thể tiếp
cận nguồn vốn này.
Vì vậy, có thể thấy, hiện nay, Công ty TNHH TTL không thể huy động vốn trung và dài hạn
bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.
Thứ hai, điều kiện để một công ty có thể niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo quy định
của nhà nước đã vượt quá khả năng của Công ty T NHH TTL hay rất nhiều DNNVV khác. Theo
Nghị định số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ, một công ty muốn niêm yết cổ phiếu/trái phiếu
trên sàn giao dịch chứng khoán phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
24
- Vốn điều lệ đăng ký tại thời điểm niêm yết đạt 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi
trên sổ kế toán. Có thể thấy, theo BCĐKT tính đến ngày 31/12/2011, nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty chỉ đạt trên 22 tỷ đồng, còn cách xa con số yêu cầu theo quy định của nhà nước.
- Cần có sự công bố thông tin khi muốn niêm yết cổ phiếu. Với hoạt động hiện tại, Công ty
TNHH TTL không thể đáp ứng được yêu cầu này.
- Với việc niêm yết trái phiếu, Chính phủ yêu cầu có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng
một đợt phát hành. Với uy tín cũng như quy mô hoạt động của Công ty, rất khó để thu hút các
nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu, vì vậy, đây cũng không trở thành một nguồn huy động vốn
hiệu quả của doanh nghiệp.
Thứ ba, Công ty TNHH TTL không được nhiều người biết đến. Bản thân công ty cũng không
công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hay internet, từ đó dẫn đến
vấn đề thông tin không cân xứng giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Với việc công ty không
công bố thông tin rộng rãi cũng như không thực hiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh đã
dẫn tới khó khăn cho các nhà đầu tư để đánh giá kết quả cũng như chất lượng hoạt động của
công ty, và vì lẽ đó, họ không lựa chọn bỏ vốn vào kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì
vậy, công ty rất khó có thể huy động vốn từ nguồn tài chính trực tiếp.
Tóm lại, việc huy động vốn của Công ty TNHH TTL thông qua nguồn tài chính trực tiếp là
không khả thi và đây không phải là một kênh huy động vốn tốt với công ty trong thời gian này.
3.3. Huy động vốn từ nguồn tài chính gián tiếp – Vay vốn ngân hàng
Trong thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn huy động vốn hiệu quả và khả thi nhất
của các DNNVV nói chung cũng như Công ty TNHH TTL nói riêng là nguồn vốn vay từ ngân
hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi
tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.
3.3.1. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại:
Công ty TNHH TTL hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, Công ty
đang mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thương mại: các mặt hàng nguyên liệu đầu
vào như sắn, ngô, các mặt hàng khác như khoai tây tươi, cám mỳ, đậu nành đông lạnh… Hoạt
động tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, công ty không thể tránh khỏi tính mùa vụ của sản xuất
nông nghiệp, vì vậy, nguồn vốn tín dụng thương mại đối với công ty không giống nhau ở các
thời điểm trong năm. Theo BCĐKT của công ty, khoản vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp có
sự biến động, năm 2011 là 2.6 tỷ đồng, chiếm 2.8% tổng nguồn, thời điểm 31/10/2012 là 5.1 tỷ
đồng, chiếm 4.7% tổng nguồn. Đây không phải là một nguồn vốn lớn tính trên tổng số vốn của
doanh nghiệp, tuy nhiên, đây là nguồn khá ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm.
3.3.2. Huy động vốn từ tín dụng ngân hàng:
25
- Công ty TNHH TTL có những thuận lợi nhất định khi tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng: Công
ty là khách hàng thường xuyên của SHB với khối lượng dự nợ tương đối lớn. Tính đến ngày
31/10/2012, dự nợ của công ty tại SHB là 23,7 tỷ đồng. Với chính sách xây dựng quan hệ khách
hàng lâu dài của ngân hàng, công ty có một lợi thế không nhỏ khi muốn huy động vốn đặc biệt
từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.
- Tuy nhiên, cũng phải kể đến thực trạng hoạt động của các ngân hàng trong thời gian qua không
mấy khả quan, đây là một điểm bất lợi khi muốn huy động vốn từ tổ chức tài chính trung gian
này. Thời gian năm 2012 là thời kỳ các NHTM ở Việt Nam gặp phải vấn đề lớn về nợ xấu. Vấn
đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được đặt ra đã lâu và thực sự trở nên đáng chú ý
khi đất nước chính thức bắt đầu công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng. Nợ xấu chính là điểm nóng của ngành ngân hàng trong khi tỷ lệ này đạt mức
cao kỷ lục, đe dọa sức khỏe của cả hệ thống và đặt ra thách thức lớn. Tình hình nợ xấu của Việt
Nam tính đến tháng 9/2012 do các ngân hàng báo cáo là 4,93%, còn do Ngân hàng Nhà nước
ước tính là 8,82%. Với tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống NHTM nói chung và tại SHB nói riêng,
việc Công ty muốn tăng vay ngân hàng trong thời điểm cuối năm 2012 sẽ gặp những khó khăn
nhất định. Những vấn đề Công ty vấp phải trong bối cảnh các ngân hàng thương mại gặp nhiều
nợ xấu hiện nay là:
+ Các NHTM trong đó có SHB hạn chế cho vay đặc biệt với các doanh nghiệp ít uy tín, các
ngân hàng cũng đang thắt chặt quy định “chuẩn” trong cho vay nhằm hạn chế nợ xấu và nguy cơ
vỡ nợ.
+ Các NHTM tìm kiếm các nguồn đầu tư ổn định và an toàn hơn đầu tư cho các khoản cho vay,
như đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Trong phiên đấu thầu ngày 11/1/2013, t rái phiếu chính phủ
kỳ hạn 2 năm tụt xuống 8,44%/năm, kỳ hạn 3 năm là 8,65%/năm và 5 năm là 9,3%/năm. Khối
lượng đấu thầu 5.000 tỷ đồng trúng tới 4.950 tỷ trong khi khối lượng đăng ký mua lên mức kỷ
lục 21.459 tỷ đồng. Mặc dù mức lãi suất thấp song vẫn được các ngân hàng ưa chuộng hơn các
khoản cho vay mang tính rủi ro cao hiện nay.
- Trước các thuận lợi và khó khăn khách quan xuất phát từ bên ngoài Công ty, có thể nhận thấy
nội tại các hoạt động của Công ty cũng mang lại cho họ những thuận lợi và khó khăn nhất định
khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Thuận lợi:
Doanh thu của Công ty đạt mức khá cao, mức tăng trưởng 55% là tương đối tốt trong
tình hình suy thoái kinh tế đang diễn ra. Doanh thu dự kiến của Công ty đạt mức 286.75 tỷ đồng,
đối với một DNNVV là tương đối khả quan và là điểm sáng để ngân hàng nhận định khả năng
cho vay đối với Công ty.
26
Công ty có một phương án kinh doanh đạt được hiệu quả theo t ính toán của SHB, đây
cũng là một lợi thế khi các phương án kinh doanh trong thời điểm hiện tại của các doanh nghiệp
rất khó được ngân hàng chấp nhận.
+ Khó khăn:
Công ty đang gặp khó khăn về thu hồi công nợ, do khách mua hàng đề nghị gia hạn thời
gian thanh toán công nợ và tiêu thụ sản phẩm (đặc biệt là hàng tồn kho đang gửi tại kho của
người bán tăng mạnh, khó kiểm soát). Điều này cũng dẫn đến áp lực thanh khoản những tháng
cuối năm là rất lớn đối với các khoản nợ ngân hàng đến hạn trong khi dòng tiền đang ứ đọng ở
công nợ và hàng tồn kho.
Tài sản đảm bảo của Công ty không có tính thanh khoản mạnh. Với bối cảnh thị trường
bất động sản trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy tài sản đảm bảo của Công ty chủ yếu là
bất động sản sẽ bị đánh giá thấp và không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng cũng như không
đảm bảo được khả năng thanh toán khoản nợ của Công ty.
Công ty có tỷ lệ Nợ/Vốn CSH khá cao và là tín hiệu không tốt, đặc biệt trong bối cảnh
nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ Nợ/Vốn CSH của Công ty đang là 3, khiến Công ty
gặp phải những rủi ro tiềm ẩn. Khi Công ty duy trì tỷ lệ này cao, chi phí lãi vay của Công ty sẽ
tăng lên, trong trường hợp Công ty không trả được lãi vay, tất cả các khoản nợ sẽ bị chuyển
thành nợ nhóm 2 và đây là điều mà các NHTM đang hạn chế. Việc duy trì một tỷ lệ Nợ/Vốn
CSH cao trong điều kiện nền kinh tế hiện nay là không hợp lý. Có thể lấy vụ việc của Công ty
Epco Minh Phụng làm ví dụ của vấn đề không trả được lãi vay ngân hàng.
Tóm lại, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay nói chung cũng như nội tại bản thân Công ty
TNHH TTL nói riêng, việc huy động vốn thông qua tín dụng ngân hàng là nguồn huy động có
tính khả thi cao nhất, song còn gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định, một phần xuất phát từ
tình hình kinh tế chung, một phần xuất phát từ bản thân Công ty. Đây là phần mà Công ty cần
điều chỉnh để có thể huy động được nguồn vốn này.
3.3.3. Huy động vốn từ tín dụng thuê m ua:
Công ty hiện đã đầu tư để mua 02 trạm trộn nghiền phối liệu đang hoạt động khá tốt với công
suất từ 60-80 tấn/ngày. Nên có thể nhận định việc huy động vốn từ tín dụng thuê mua không phù
hợp với hoạt động hiện nay của Công ty.
4. Giải pháp cho C ông ty TNHH TTL để huy động vốn từ các nguồn tài trợ
4.1. Thực hiện minh bạch tài chính
Có thể thấy, việc thông tin không cân xứng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng cũng
như doanh nghiệp. Việc Công ty thực hiện công khai, minh bạch về tài chính là vấn đề cần thiết
trong thời điểm hiện tại, bởi khi mà các ngân hàng lo ngại về vấn đề nợ xấu, họ sẽ không muốn
27
thực hiện các món cho vay với các công ty nhỏ có tình hình tài chính kém m inh bạch. Việc ngân
hàng, các nhà đầu tư hay các đối tác của Công ty mới chỉ biết đến Công ty thông qua các bản
báo cáo tài chính do chính Công ty cung cấp, các thông tin cụ thể, chi t iết về hoạt động, hình ảnh
của Công ty vẫn còn rất hạn chế trên các phương tiện hiện nay. Vì vậy, Công ty cần phải thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Bên cạnh đó là thực hiện quảng bá hình ảnh công ty trên các
website, trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi để tạo hình ảnh tốt, tăng uy
tín của mình. Có như vậy thì việc huy động vốn với Công ty mới được cải thiện đáng kể.
4.2. Xây dựng một phương án kinh doanh hiệu quả
Một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư hay đặc biệt mà ngân hàng quan tâm là
phương án kinh doanh của Công ty. Công ty cần xây dựng một phương án kinh doanh hiệu quả.
Tính hiệu quả ở đây thể hiện ở 2 vấn đề: (1) số lượng vốn cần huy động cần phải phù hợp với
nhu cầu của Công ty. Công ty không nên huy động một khối lượng vốn lớn, dẫn đến tình trạng ứ
đọng vốn, đặc biệt khi công ty đang tồn tại vấn đề về hàng tồn kho. (2) Có kế hoạch sử dụng vốn
hiệu quả. Công ty không chỉ cần xây dựng phương án sử dụng vốn tốt mà cần thực hiện đúng
với phương án đó. Một mặt giúp việc giám sát của các nhà đầu tư được tốt hơn, mặt khác tạo ra
hình ảnh tốt cho Công ty, duy trì quan hệ lâu dài của Công ty với các đối tác của mình.
4.3. Công ty cần giải quyết vấn đề hàng tốn kho hiện nay
Để giải quyết vấn đề hàng tồn kho, Công ty cần chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Việc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Công ty có tính mùa vụ cao, vì vậy, việc tiêu thụ
hàng hóa cần phù hợp với các thời kỳ, tránh để tồn kho quá lâu và không có nguồn tiêu thụ.
4.4. Tìm nguồn nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa
Hiện nay, giá nguyên vật liệu đầu vào của Công ty tương đối cao, tăng khoảng 30% so với năm
2011, và vì vậy, giá hàng hóa đầu ra cũng tăng theo, đây là một phân nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hàng tồn kho hiện nay của Công ty. Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề hàng tồn kho,
Công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào mới với giá cả tốt hơn, tạo điều
kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ.
4.5. Cải thiện đòn bẩy tài chính
Công ty cần cải thiện tỷ lệ Nợ/Vốn CSH để có thể hoạt động hiệu quả hơn. Công ty có thể tăng
vốn chủ sở hữu lên bằng cách tìm kiếm các nhà đầu tư cá nhân để góp vốn. Muốn thực hiện
được điều này, vấn đề tiên quyết là tình hình tài chính của Công ty phải khả quan, minh bạch. Vì
vậy, có thể thấy được vai trò của thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
28
4.6. Cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời
Trong bối cảnh diễn biến tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đang có những thay đổi
rất nhanh, các chính sách của nhà nước cũng như các NHTM liên tục được thay đổi, và Công ty
cần khai thác kịp thời, t ích cực những chính sách hỗ trợ, những diễn biến mới có lợi cho mình để
tạo ra thời cơ, từ đó cải thiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
29
KẾT LUẬN
Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp,
trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, thì việc quản lý, huy động vốn và các
biện pháp thu hồi vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH TTL là một trong những ngành công nghiệp của nền kinh tế. Trong những năm
qua, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác hoạt động kinh doanh và biết tăng cường huy
động các nguồn vốn và đã sử dụng tốt vốn cố định và vốn lưu động, đồng thời giải quyết được
công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo cho họ có cuộc sống ổn định cả về kinh tế lẫn tinh
thần. Hơn nữa Công ty còn mang lại lợi ích cho những ngành kinh tế khác khi cung cấp sản
phẩm là thức ăn chăn nuôi cho các ngành kinh tế khác... Với đặc điểm là một Công ty TNHH,
Công ty đã tự đứng vững trên đôi chân của mình, thoát khỏi tình trạng quản lý vốn theo cơ chế
cũ, từng bước quản lý vốn theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát và phân
tích tình hình tài chính của công ty em t hấy công ty còn nh iều khó khăn trong khâu huy động và
sử dụng vốn. Đây có thể cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Vì vậy qua bài tiểu luận này sẽ giúp những doanh nghiệp giống TTL có nhu cầu tiếp cận và sử
dụng vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng và hiệu quả.
Vì điều kiện có hạn, kiến thức thực tế còn hạn nên đề tà nghiên cứu không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Thầy để có thêm kiến thức cho bản thân và
bài tiểu luận được hoàn thiện, có ý nghĩa thực tiễn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_11_nhpt_6011.pdf