Phân tích những biểu hiện và nguyên nhân thiết lập hình thức cấu trúc nhà nước phân quyền cát cứ ở Tây Âu
Nội dung
1. Khái quát thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu
Hình thành và củng cố : từ thế kỉ II đến trước năm 843
Phát triển : sau năm 843 đến thế kỉ XV
Khủng hoảng, suy vong : thế kỉ XV đến thế kỉ XVII
Quan hệ PK được thể hiện :Quan hệ bóc lột bằng địa tô - đặc trưng của chế độ phong kiến, được thể hiện rõ nhất.
Mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa và lệ nông – nông nô. Đây là mối quan hệ bất bình đẳng về mọi mặt. Lãnh chúa phong kiến phương Tây là chủ sở hữu ruộng đất lớn, nguồn lợi thu hầu hết bằng địa tô. Vì vậy, hình ảnh của vị địa chủ phong kiến phương Tây rất nổi, hay nói cách khác, định tính và định hình của giai cấp địa chủ phong kiến phương Tây rất rõ ràng và đậm nét. Nông nô phương Tây hoàn toàn không có ruộng đất, phải hoàn toàn lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa và nộp địa tô cho chủ. Người nông nô đúng 100% là người tá điền, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ
Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất : tập trung vào tay giai cấp phong kiến là nhiều nhất và gần như tuyệt đối.
Năm 843 : chế độ phân quyền cát cứ xuất hiện và ngày càng phát triển.
2. Trạng thái phân quyền cát cứ ở Tây Âu
a. Nguyên nhân
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7422 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích những biểu hiện và nguyên nhân thiết lập hình thức cấu trúc nhà nước phân quyền cát cứ ở Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
I. Lời mở đầu.......................................................................................................2
II. Nội dung
1. Khái quát thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu...........................2
2. Trạng thái phân quyền cát cứ ở Tây Âu...........................................................3
a. nguyên nhân......................................................................................................3
b. Biểu hiện của trạng thái phân quyền cát cứ......................................................3
III. Kết luận...........................................................................................................4
I. Lời mở đầu
Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, nổi bật nhất trong thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Nó bao trùm và chi phối mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị phong kiến.
Vậy trạng thái phân quyền cát cứ được biểu hiện như thế nào? Nó bắt nguồn từ những nguyên nhân gì? Và hệ quả của nó ra sao?
Để có thể hiểu thêm về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phân tích những biểu hiện và nguyên nhân thiết lập hình thức cấu trúc nhà nước phân quyền cát cứ ở Tây Âu”.
II. Nội dung1. Khái quát thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu Hình thành và củng cố : từ thế kỉ II đến trước năm 843Phát triển : sau năm 843 đến thế kỉ XVKhủng hoảng, suy vong : thế kỉ XV đến thế kỉ XVIIQuan hệ PK được thể hiện :Quan hệ bóc lột bằng địa tô - đặc trưng của chế độ phong kiến, được thể hiện rõ nhất.
Mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa và lệ nông – nông nô. Đây là mối quan hệ bất bình đẳng về mọi mặt. Lãnh chúa phong kiến phương Tây là chủ sở hữu ruộng đất lớn, nguồn lợi thu hầu hết bằng địa tô. Vì vậy, hình ảnh của vị địa chủ phong kiến phương Tây rất nổi, hay nói cách khác, định tính và định hình của giai cấp địa chủ phong kiến phương Tây rất rõ ràng và đậm nét. Nông nô phương Tây hoàn toàn không có ruộng đất, phải hoàn toàn lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa và nộp địa tô cho chủ. Người nông nô đúng 100% là người tá điền, hoàn toàn lệ thuộc vào chủChế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất : tập trung vào tay giai cấp phong kiến là nhiều nhất và gần như tuyệt đối.Năm 843 : chế độ phân quyền cát cứ xuất hiện và ngày càng phát triển.2. Trạng thái phân quyền cát cứ ở Tây Âu
a. Nguyên nhân • Nguyên nhân sâu xa : đế quốc Frăng được dựng lên do kết quả của những cuộc chiến tranh xâm lược và được duy trì bằng bạo lực, không có cơ sở kinh tế, chỉ là một liên hiệp tạm thời, không vững chắc. Trong phạm vi cả Tây Âu và phạm vi từng nước đều có khuynh hướng phát triển riêng, muốn tách ra khỏi sự ràng buộc của chính quyền trung ương.• Nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định là về kinh tế. Trong đó, trước hết phải nói đến chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Đó là sở hữu tư nhân rất lớn của phong kiến. Được hình thành từ hai nguồn :
Thứ nhất, là chế độ phân phong ruộng đất và chế độ thừa kế ruộng đất.các vua đều ban cấp ruộng đất cho những người trong họ hàng, cho bầy tôi và cho giáo hội để trả công cho họ, hoặc để mua chuộc sự ủng hộ của họ khi xảy ra chiến tranh. Các quý tộc, các lãnh chúa lớn cũng làm như vậy, tức là cũng phải đem ruộng đất vua phân phong để chia cho tuy tùng của mình. Chế độ phân phong theo hình chóp như vậy đã tạo nên các quan hệ thần thuộc và tôn chủ, đó là quan hệ giữa người nhận đất và người phong đất. Khởi đầu các ruộng đất phong chưa trở thành vật sở hữu có thể thừa kế. Nhưng sau đó trên thực tế, tất cả con cái đều được thừa kế ruộng đất mà cha ông minh được phân phong. Và một tập quán đã được hình thành từ thế kỉ XI: chỉ người con trưởng mới được thừa kế. Một bộ phận đất tự do là tài sản tư hữu của con cháu những địa chủ La Mã xưa kia và của chúa phong kiến địa phương do thừa kế và cưỡng đoạt mà có. Những chúa đất này sẽ không thể nào giữ được tính mạng và tài sản, nếu không có trong tay một lực lượng vũ trang và một đám thân thuộc xung quanh để lam chỗ dựa. Vì vậy, những chúa đất này cũng phải thực hiện việc phân phong như trên.
Thứ hai, là số ruộng đất ít ỏi của những nông dân tự do, nằm rải rác trong những khu đất đai của lãnh địa. Nông dân tự do ngoài nghĩa vụ đi lính cho nhà vua, còn là nạn nhân của các cuộc nội chiến, là đối tượng cướp bóc của giặc ngoại xâm, nên họ phải nhờ chúa phong kiến ở lãnh địa để bảo hộ chho mình. Và đương nhiên họ phải hiến đất cho lãnh chúa và trở thành hệ nông hoặc nông nô.
Chế độ phân phong và thừa kế dẫn tới hậu quả quyền sở hữu tối cao về ruộng đất không thuộc về nhà vua và dẫn tới trạng thái phân quyền cát cứ. Trạng thái phân quyền cát cứ đẻ ra trạng thái kinh tế tự cấp tự túc. Đến lượt nó nền kinh tế tự nhiên nó lại là một yếu tố kinh tế củng cố trạng thái chính trị phân quyền cát cứ.• Về giao thông: do chiến tranh liên miên lại không được sửa chữa nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn và không an toàn do nạn cướp bóc thường xuyên xảy ra. Vì vậy, liên hệ giữa các vùng không thường xuyên chặt chẽ. Đây là một trong số các nguyên nhân dẫn tới khuynh hướng cát cứ địa phương của các chúa phong kiến.• Ngoài ra, từng nước còn có những nguyên nhân khác: VD : Ở Pháp, có những thời kỳ mà ruộng đất của nhà vua ít hơn rất nhiều so với ruộng đất của các lãnh chúa phong kiến, thế lực của nhà vua rất hạn chế. Những lãnh chúa lớn thường áp đảo nhà vua và tranh giành quyền lợi với nhau.
Ở Italia, do sự hình thành của các quốc gia thành thị, do sự xâm lược và xâu xé của các thế lực bên ngoài, do sự hình thành quốc gia của giáo hoàng ở miền trung Italia, nên toàn Italia không có chính quyền trung ương.
Ở Đức, bọn chúa phong kiến rất chú trọng việc xâm lược để thỏa mãn nhu cầu ruộng đất và của cải. Thế lực của chúng rất mạnh, nên cục diện cát cứ ở Đức rất trầm trọng, thế kỉ XV ở Đức có khoảng 300 lãnh địa lớn nhỏ. Nói đến trạng thái phân quyền cát cứ là nói đến lãnh địa và lãnh chúa phong kiến. Đất đai được phân phong lần lượt trở thành tư hữu và tạo nên lãnh địa. Nhà vua ở trung ương thực tế cũng chỉ là một lãnh chúa mà thôi. Có hai loại lãnh địa là lãnh địa phong kiến và lãnh địa của giáo hội thiên chúa.
b. Biểu hiện của trạng thái phân quyền cát cứ• Kinh tế : Nền kinh tế của lãnh địa là nền kinh tế tự cung tự cấp. Lãnh địa có nhiều trang viên, các trang viên lại được chia thành hai phần, một phần do lãnh chúa trực tiếp quản lý gồm lâu đài và một số ruộng đất, vườn tược, một phần gồm đất đai canh tác được chia thành nhiều khoảnh nhỏ để cấp cho các gia đình nông dân lĩnh canh.• Xã hội : Quan hệ cơ bản trong xã hội là quan hệ giữa lãnh chúa với nông dân. Nông dân có ba loại : nông dân tự do, lệ dân và nông nô. Lệ dân và nông dân tự do trước sau gì cũng bị biến thành nông nô, cả đời phụ thuộc chặt chẽ vào lãnh chúa, làm lao dịch không công, nộp địa tô cho địa chủ... Đối với lệ nông không phải nông nô, thì số ngày lao dịch và khoản tô hiện vật được giảm nhẹ hơn. Vì nông nô phụ thuộc vào chúa phong kiến về mặt thân thể, nên họ phải nộp thuế thân cho chúa phong kiến. Nông nô lấy vợ, lấy chồng phải nộp thuế kết hôn. Con cái nông nô muốn kế thừa tài sản của cha cũng phải nộp thuế thừa kế. Nhưng so với nô lệ trong xã hội cổ đại thì thân phận của nông nô có khá hơn, họ có nhà cửa, công cụ sản xuất, kinh tế gia đình riêng.• Chính trị : Những tước vị và chức vụ mà nhà vua trao cho lãnh chúa nay trở thành cha truyền con nối, biến luôn khu vực hành chính do chúng đứng đầu thành lãnh địa riêng, biến thần thuộc, thần dân của nhà vua thành thần thuộc, thần dân của lãnh chúa, có toà án xét xử riêng những thần dân trong lãnh địa dám chống lại chúng. Những vụ xét xử còn đem lại cho lãnh chúa một khoản thu nhập lớn nhờ những món tiền phạt và tịch thu tài sản. Ngoài ra, lãnh chúa còn có quyền đúc tiền, thu thuế...bộ phận quân đội của lãnh chúa hoàn toàn tách khỏi sự điều động của nhà vua. Giữa các lãnh chúa thường xảy ra chiến tranh nhằm mở rộng lãnh địa, quyền lực, tài sản. Bộ phận quân đội của lãnh chúa hoàn toàn tách khỏi sự điều động của nhà vua.III. Kết luận
Như vậy, trên thực tế, các lãnh địa đã biến thành những quốc gia nhỏ. Các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quân đội, toà án, luật lệ riêng. Chính trong trạng thái phân quyền cát cứ đó, quan hệ phong kiến được thể hiện rõ nét nhất và đây cũng là thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội.
Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.
Lịch sử thế giới cổ đại, Lương Ninh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích những biểu hiện và nguyên nhân thiết lập hình thức cấu trúc nhà nước phân quyền cát cứ ở Tây Âu.doc