Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của công ty hợp danh và công ty cổ phần, ngay từ khi mới xuất hiện, công ty TNHH đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các nhà kinh doanh. Trong những năm gần đây, số lượng công ty TNHH được thành lập ngày một nhiều. Trong năm 2008 là 77.647 công ty trên tổng số 155.771 doanh nghiệp tại Việt Nam thì đến năm 2009 số lượng công ty TNHH đã tăng lên 103.092 công ty trên 205.732 doanh nghiệp (1) . Thành lập nhiều nhưng chấm dứt hoạt động (giải thể và phá sản) cũng không ít. Do đó, việc nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH phần nào sẽ làm sáng tỏ hơn những quy định của pháp luật và giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi có ý muốn giải thể. NỘI DUNG I. Khái quát về công ty TNHH. 1. Khái niệm cơ bản công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam. Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loạt hình công ty đối vốn – loại hình công ty khi thành lập không quan tâm đến nhân than người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ Còn tại Việt Nam, năm 1990, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật công ty nhằm điều chỉnh các hình thức kinh doanh trong nước và hình thức đầu tiên ghi nhận là công ty TNHH và công ty cổ phần. Luật công ty 1990 định nghĩa như sau: “Công ty TNHH và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé t­ ph¸p tr­êng ®¹i häc luËt hµ néi ------------------------------------------------- Bµi TËP lín cuèi kú M¤N: luËt th­¬ng m¹i I §Ò Sè 2 : Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH. Sinh viªn : NguyÔn Ngäc Ph­¬ng MSSV : 341024 Nhãm : 02 Líp : NO1. TL2 Hµ Néi – 2011 LỜI NÓI ĐẦU Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của công ty hợp danh và công ty cổ phần, ngay từ khi mới xuất hiện, công ty TNHH đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các nhà kinh doanh. Trong những năm gần đây, số lượng công ty TNHH được thành lập ngày một nhiều. Trong năm 2008 là 77.647 công ty trên tổng số 155.771 doanh nghiệp tại Việt Nam thì đến năm 2009 số lượng công ty TNHH đã tăng lên 103.092 công ty trên 205.732 doanh nghiệp (1) . Thành lập nhiều nhưng chấm dứt hoạt động (giải thể và phá sản) cũng không ít. Do đó, việc nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH phần nào sẽ làm sáng tỏ hơn những quy định của pháp luật và giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi có ý muốn giải thể. NỘI DUNG I. Khái quát về công ty TNHH. 1. Khái niệm cơ bản công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam. Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loạt hình công ty đối vốn – loại hình công ty khi thành lập không quan tâm đến nhân than người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ… Còn tại Việt Nam, năm 1990, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật công ty nhằm điều chỉnh các hình thức kinh doanh trong nước và hình thức đầu tiên ghi nhận là công ty TNHH và công ty cổ phần. Luật công ty 1990 định nghĩa như sau: “Công ty TNHH và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”. Luật doanh nghiệp năm 1999 không đưa ra định nghĩa chung về công ty, công ty theo quy định tại Luật này đã được mở rộng và được hiểu bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh. Trong công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên trở lên (Khoản 1 Điều 1 Luật doanh nghiệp 1999). Và hiện tại, Luật doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và bổ sung Luật doanh nghiệp 1999 cũng không đưa ra một định nghĩa chung nào về công ty TNHH mà đưa ra các khái niệm cụ thể về từng loại hình công ty TNHH. “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. (Khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005). “Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này”. 2. Những đặc trưng cơ bản của công ty TNHH. Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của công ty. Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau. Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi thành lập công ty mà các thành viên chưa đóng đủ phần vốn góp thì công ty bị coi là vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận nhằm để bảo đảm an toàn cho chủ nợ và cho chững người góp vốn. Thứ tư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài (quy định tại điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005 đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2005 đối với công ty TNHH một thành viên). Như vậy, các thành viên công ty TNHH dù đã góp đủ phần vón góp của mình vẫn không được cấp một thứ chứng khoán nào cả. Muốn chứng tỏ quyền lợi của mình, thành viên chỉ có cách xuất trình hợp đồng thành lập công ty. Pháp luật các nước thường quy định như vậy vì trong công ty TNHH cũng như trong công ty hợp danh, sự tín nhiệm giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng. Thành viên là những người quen biết nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng khoán về phần vốn góp của mình, họ sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp này cho một người xa lạ không quen biết. Phần vốn góp của các thành viên chỉ có thể được chuyển nhượng ra bên ngoài trong khuôn khổ những điều kiện do luật định. Ví dụ: phải được ¾ số thành viên đồng ý… Các thành viên của công ty có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu góp vốn bằng hiện vật thì phải xác định giá trị của chúng. Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng, khi cần có thể huy động vốn thông qua việc xin phép phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh. II. Trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Giải thể công ty TNHH được hiểu là trong quá trình hoạt động, vì những lý do, nguyên nhân khác nhau khiến hoạt động của công ty TNHH không hiệu quả, rơi vào tình trạng khó khăn mà không có cách nào khắc phục và đưa hoạt động của công ty đi vào quỹ đạo ổn định nên công ty buộc phải chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của mình trên thị trường kinh tế. Pháp luật quy định rất chi tiết về các trường hợp giải thể công ty TNHH. Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 luật doanh nghiệp năm 2005, công ty TNHH có thể bị giải thể vào một trong các trường hợp: (a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; (b) Theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; (c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; (d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của công ty. Khi công ty kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty không thể tiếp tục tồn tại và hoạt động. Công ty phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty TNHH chỉ được tự giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác. Trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH được quy định tại Điều 158 Luật doanh nghiệp và tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định 102/2010 NĐ – CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, việc giải thể công ty TNHH được tiến hành như sau: 1. Thông qua quyết định giải thể công ty. Quyết định giải thể công ty phải có các nội dung chủ yếu như: (a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; (b) Lý do giải thể; (c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; (d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; (e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 2. Thẩm quyền quyết định việc giải thể. Theo quy định tại điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005, thẩm quyền quyết định giải thể công ty TNHH thuộc về Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty. Điểm m) khoản 2 Điều 47 nêu rõ quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên là “Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty” (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), điểm m khoản 1 và điểm đ) khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp quy định chủ sở hữu công ty có quyền “Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty”(đối với công ty TNHH một thành viên). Xét về bản chất, thẩm quyền quyết định việc giải thể công ty hay không thuộc về chủ sở hữu công ty. Đối với công ty TNHH một thành viên chỉ có một chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức. Còn công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu tập thể hay nói cách khác có nhiều người cùng là chủ sở hữu công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên có chủ sở hữu từ hai cá nhân hoặc hai tổ chức trở lên. Chủ sở hữu công ty có quyền định đoạt số phận của công ty đó, trong đó có việc giải thể, chấm dứt hoạt động của công ty. Do đó, quyết định giải thể công ty TNHH phải là quyết định của các đồng sở hữu công ty. 3. Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. 4. Về thời hạn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ (kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ; thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ); người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong công ty. Đồng thời, quyết định giải thể này phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty TNHH và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp. 5. Các khoản nợ của công ty được thanh toán theo thứ tự: a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động ký kêt; b) Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về các thành viên chủ sở hữu công ty. 6. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết giải thể cho công ty TNHH. Theo quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính và cơ quan phối hợp: cơ quan thuế và cơ quan công an (nếu có). 7. Thời hạn công ty phải gửi quyết định giải thể tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty TNHH, trong thời hạn bảy ngày người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. 8. Hồ sơ mà công ty TNHH phải nộp. Hồ sơ giải thể Doanh nghiệp bao gồm: “(1) Biên bản họp về việc giải thể của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 02 Thành viên trở lên. (2) Quyết định về việc giải thể (Quyết định giải thể phải có đủ các nội dung được quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005). Quyết định do Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch ký thay mặt Hội đồng của: - Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 02 Thành viên trở lên. - Chủ sở hữu Công ty đối với Công ty TNHH 01 thành viên. (3) Biên bản thanh lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ của: - Hội đồng thành viên Công ty TNHH 02 thành viên trở lên. - Chủ sở hữu Công ty TNHH 01 thành viên. Trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ Công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng). Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. (4). Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản (trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần có Công văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào). (5). Doanh nghiệp đăng bố cáo quyết định giải thể ít nhất trên một tờ báo viết (tại địa phương nơi đặt trụ sở chính) hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp (nộp kèm theo hồ sơ giấy tờ chứng minh đã đăng bố cáo quyết định giải thể). (6). Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp). (7). Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế Thành phố (hoặc Công văn của Cục thuế thành phố xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số thuế). (8). Thông báo do người đại diện theo pháp luật ký về việc đã hoàn tất các thủ tục giải thể (Thông báo ghi rõ quá trình đã tiến hành các bước thủ tục trên từ mục 1 đến mục 7 theo quy định và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trong thông báo) (9). Giấy chứng nhận của Công an thành phố về việc doanh nghiệp đã nộp con dấu (hoặc công văn của Công an thành phố xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký làm thủ tục cấp con dấu) (hoặc công ty nộp bản sao công chứng hợp lệ).”(2) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục đóng mã số thuế (Điểm 8 Mục IV Thông tư số 10/2006/TT-BBC (14/2/2006) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg (4/4/1998) của Thủ tướng Chính phủ). 9. Thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc giải thể của công ty TNHH. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc giải thể công ty cho cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thanh toàn hết nợ của công ty, tổ thanh lý phải gửi hồ sơ về giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể công ty, phải xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác. Công ty chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một doanh nghiệp từ khi bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. 10. Trường hợp công ty TNHH bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp công ty TNHH bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại điều 158 Luật doanh nghiệp 2005. Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể công ty thì công ty đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên công ty TNHH đó trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty TNHH liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. Bên cạnh đó, để quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp bị giải thể, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về cái hoạt động bị cấm kể từ khi ra quyết định giải thể đối với doanh nghiệp. Theo quy định của Điều 159 Luật doanh nghiệp 2005, kể từ khi có quyết định giải thể công ty TNHH, nghiêm cấm công ty, người quản lý công ty thực hiện các hoạt động như: a) cắt giấu, tẩu tán tài sản; b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; c) chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; d) ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp; đ) cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; e) chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; g) Huy động vốn dưới mọi hình thức. III. Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH. 1. So sánh trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH ở Việt Nam với Cộng hòa Pháp để rút ra những kinh nghiệm. Trong pháp luật Cộng hòa Pháp, những trường hợp giải thể công ty TNHH nói chung được quy định ở điều 1844-7-Bộ luật dân sự Pháp. Theo đó, công ty TNHH chấm dứt hoạt động khi: Hết hạn; Mục đích của công ty đã được thực hiện hoặc hủy bỏ; Hợp đồng công ty bị hủy; Thành viên quyết định giải thể công ty trước thời hạn; Tòa án quyết định giải thể công ty trước thời hạn do thành viên công ty yêu cầu với những lý do chính đáng; Có bản ra lệnh thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng toàn bộ “tài sản có” của công ty; Do mọi lý do khác quy định trong điều lệ. Từ cở sơ nêu trên, chúng ta khẳng định rằng: giống với pháp luật Việt Nam, pháp luật Cộng hòa Pháp quy định rất nhiều trường hợp giải thể áp dụng cho công ty TNHH. Đó cũng là những quy định pháp luật về giải thể áp dụng chung cho các công ty, các loại hình doanh nghiệp khác. Tóm lại, pháp luật Việt Nam và pháp luật Cồng hòa Pháp đều ghi nhận sự ra đời và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công ty TNHH, tạo điều kiện cho nó hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Thông qua những quy phạm pháp luật thực định, chúng ta có thể tìm thấy những sự tương đồng và sự khác biệt trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động của loại hình công ty này. Sự khác biệt bắt nguồn từ rất nhiều lý do khác nhau mà có lẽ chủ yêu là do các yếu tố về chính trị, kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu đó, chúng ta có thể học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của nước bạn để hoàn thiện pháp luật công ty TNHH một thành viên nói riêng, pháp luật công ty nói chung của nước nhà. 2. So sánh với Hoa Kỳ. Như đã phân tích ở phần II. Các trường hợp được liệt kê giải thể doanh nghiệp còn chưa đa dạng, chưa bao quát hết so với thực tế. Doanh nghiệp bị giải thể là cũng đồng nghĩa với việc “khai tử” cho một doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật cần phải bổ sung thêm các trường hợp của giải thể doanh nghiệp để tạo thuận lợi hơn cho các nhà kinh doanh khi chấm dứt hoạt động doanh nghiệp. Theo pháp luật Hoa Kỳ (3), các trường hợp giải thể công ty TNHH rất đa dạng. Việt Nam nên học tập theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ để bổ sung thêm trường hợp giải thể theo những điều kiện quy định tại hợp đồng thành lập hoặc điều lệ của công ty từ khi thành lập công ty. Ví dụ: Theo nội dung Điều lệ của công ty TNHH ABC, công ty TNHH ABC sẽ bị giải thể nếu hoạt động kinh doanh của công ty này không có lãi trong sáu tháng liên tục. Như vậy, nếu công ty rơi vào trường hợp này thì công ty có thể tiến hành thủ tục giải thể mà không cần mất thời gian, chi phí để triệu tập họp và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên nữa. Ngoài ra pháp luật Hoa Kỳ cũng quy định trường hợp giải thể công ty khi công ty TNHH không có khả năng nộp lệ phí hoạt động hàng năm của công ty. Pháp luật Việt Nam tuy không có quy định về lệ phí hoạt động hàng năm của công ty nhưng cũng cần bổ sung thêm trường hợp giải thể công ty khi công ty hoàn toàn không có hoạt động trên thực tế để xóa bỏ những công ty “ma” đang tồn tại trên thị trường. KẾT LUẬN Luật doanh nghiệp năm 2005 hiện nay đã và đang bộc lộ nhiều bất cập trong quy định về công ty TNHH. Yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công ty TNHH, đặc biệt hoàn thiện những quy định về giải thể công ty TNHH. Trên đây là bài tiểu luận về “những quy định của Việt Nam về trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH”. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn non yếu nên bài biết không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô thông cảm. Chú thích: (1) Số liệu thống kê: “Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, TS. Vũ Đặng Hải Yến, T/c Luật học, số 9/2010 – Chuyên đề pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – những vấn đề cần hoàn thiện. (2) (3) Tham khảo chi tiết trong khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty TNHH hai thành viên trở lên theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ” – Khóa luận tốt nghiệp, Thái Thị Thu Trang, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Thương Mại (tập 1) - trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, năm 2006. Luật doanh nghiệp năm 1999. Luật doanh nghiệp năm 2005. Nghị định 102/2011/NĐ – CP ngày 01/10/2011 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. “Pháp luật về công ty TNHH ở Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện” – khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Lan Phương, trường Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011. Số liệu thống kê: “Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, TS. Vũ Đặng Hải Yến, T/c Luật học, số 9/2010 – Chuyên đề pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – những vấn đề cần hoàn thiện. “Tìm hiểu pháp luật Việt Nam về công ty TNHH một thành viên” – khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thùy Linh, trường Đại học Luật Hà Nội, 2008. “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty TNHH hai thành viên trở lên theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ” – Khóa luận tốt nghiệp, Thái Thị Thu Trang, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011. “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật công hòa Pháp” - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đinh Thị An, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH.doc
Luận văn liên quan