QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY
I/ Giới thiêu chung:
II/ Viễn cảnh và sứ mệnh:
III/ Môi trường bên ngoài :
1 . Môi trường vĩ mô:
Tăng trưởng kinh tế
Môi trường công nghệ
Môi trường văn hoá xã hội:
Môi trường nhân khẩu học
Môi trường chính trị pháp luật:
Môi trường toàn cầu
2/ Mô hình năm lực lượng cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Năng lực thương lượng của người mua
Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Các sản phẩm thay thế
3. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:
a) Sự thay đổi mức tăng trưởng dài hạn của ngành
b) Toàn cầu hóa
c) Cải tiến Marketing
4. Các nhân tố then chốt cho thành công:
5. Kết luận về sức hấp dẫn ngành:
IV. Phân tich môi trường bên trong:
1/ Bản chất của lợi thế cạnh tranh:
1.1 Tạo chất lượng và hiệu quả vượt trội
1.2 Cải tiến vượt trội:
1.3 Đáp ứng khách hàng
2/ Nguồn lực:
a) Nguồn lực hữu hình
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tổ chức
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực kỹ thuật
b) Nguồn lực vô hình
Nguồn nhân sự
Nguồn sáng kiến
Nguồn danh tiếng
2.2 Các khả năng
a. Khả năng cải tiến
b. Khả năng quản trị
c. Nhân viên chuyên nghiệp
2.3. Năng lực cốt lõi
3/ Chuỗi giá trị và sự sang tạo giá trị:
3.1 Hoạt động sản xuất
3.2 Hoạt động R&D
3.3 Hoạt động marketing và bán hàng
3.4 Quản trị nguồn nhân lực
3.5 Khai thác ngoại lực
V/ Phân tích chiến lược tại D&G:
1. CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY
a. Chiến lược đa dạng hóa
b. Chiến lược hội nhập dọc
2. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Các sức ép D&G phải đối mặt khi thực hiện dịch chuyển toàn cầu
Chiến lược quốc tế D&G theo đuổi
Các quyết định thâm nhập thị trường của D&G vào thị trường Mỹ:
3. CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN Vị KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU D&G
1. D&G:
a) Xác định nhu cầu khách hàng và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm:
b) Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường:
c) Khả năng khác biệt hoá:
2. Chọn chiến lược kinh doanh chung:
3. Những lợi thế và bất lợi đối với D&G:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU DOLCE & GABBANA:
a) Xác định nhu cầu khách hàng và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm:
b) Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường:
c) Khả năng khác biệt hoá:
2. Chọn chiến lược kinh doanh chung:
3. Những lợi thế và bất lợi đối với D&G:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU “D&G JUNIOR”:
a) Xác định nhu cầu khách hàng và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm:
b) Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường:
c) Khả năng khác biệt hoá:
2. Chọn chiến lược kinh doanh chung:
3. Những lợi thế và bất lợi đối với D&G:
4. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG
1. Chiến lược R&D
2. Chiến lược sản xuất
3. Chiến lược marketing
4. Chiến lược nguồn nhân lực
VI/ Kết luận:
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5051 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích quản trị chiến lược công ty D&G, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng 10/2006 lược truy cập là 560.000 . Các phiên bản, các trò chơi trên điện thoại di động thách thức bộ nhớ người chơi và cũng cố thương hiệu bởi trong thời gian ngắn sẽ hiển thị những người mẫu mặc các bộ trang phục của Dolce & Gabbana. Một phần quan trọng khi người chơi tải về trò chơi họ phải cung cấp các thông tin liên hệ như giới tính, tuổi tác và các chi tiết khác. Những thông tin này sẽ hổ trợ chương tình tiếp thị hiện tại và tương lai. Đây là một thành công lớn của Dolce & Gabbana cho phép Dolce nắm bắt thông tin quan trọng của người dùng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Dolce & Gabbana được hưởng lợi từ lượng truy cập vào trang Web tăng lên, tăng nhân thức về thương hiệu, tương tác trực tiếp với khách hàng.
3.4 Quản trị nguồn nhân lực:
Dolce & Gabbana có một đội ngũ các nhà thiết kế đầy tài năng đang làm việc tại các trụ sở chính trên nước Ý và nhiều công ty con khác trên thế giới. Đội ngũ thiết kế này dưới sự hướng dẫn của hai nhà thiết kế Domenico Dolce và Stefano Gabbana đã cho ra đời nhiều mẫu thiết kế độc đáo, mang lại sự hài lòng và ưu chuộng cho hàng triệu khách hàng trên thế giới
Một đội ngũ bán hàng được trải rộng trong mọi của hàng của Dolce & Gabbana trên toàn thế giới. Đội ngũ này đãm bảo kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn có kiến thức về thời trang và luôn nhiệt tình trong công việc. Chính họ đã góp phần mang lại sự hài lòng cho khách hàng trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp
Một đắc điểm đặc biệt trong đội ngũ lực lượng sản xuất của Dolce & Gabbana là công ty còn sử dụng một đội ngũ làm việc theo mùa. Nhu cầu về thời trang tăng nhanh trong mùa hè chính vì thế công ty luôn thuê them nhân viên vào mùa bận rộn này. Thuê công nhân theo mùa tránh cho công ty khỏi tình trạng dư thừa nguồn lao động vào những thời điểm nhu cầu thị trường về hàng hóa thấp. Tuy nhiên, những nhân viên tuyển dụng theo màu này vẫn có thể có cơ hội làm việc lâu dài tại công ty nếu họ thể hiện được năng lực làm việc tốt trong thời gian hợp đồng. Họ sẽ được giữ lại theo thỏa thuận làm việc dài hạn tại công ty. Kế hoạch này tạo cho công ty cơ hội được sử dụng nguồn lao động tài năng bởi chính những nguồn lao động này tiềm ẩn những ý tưởng sáng tạo độc đáo, họ sẽ luôn mang đến cho công ty những cải tiến mới trong công việc. Trong lúc đó, sự cải tiến là năng lực cốt lõi của công ty như đã xác định. Ngoài ra, chiến lược này còn đòi hỏi các nhân viên đang làm việc tại công ty phải luôn nổ lực hết mình bởi nếu nguồn lao động mới một khi được tuyển dụng và làm việc lâu dài, công ty buộc phải sa thải lực lượng lao động đang làm việc không hiệu quả trong công ty. Không kể tuổi tác hay thâm niên làm việc trước đâyh của họ với công ty.
Tất cả những yếu tố trên đem lại cho công ty một hiệu suất làm việc cao, luôn cải tiến, sáng tạo thúc đẩy quá trình bán hàng để mang đến giá trị nhiều hơn cho khách hàng trong mỗi sản phẩm của mình.
3.5 Khai thác ngoại lực
Dolce & Gabbana hiểu, để tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, thì công ty không chỉ bó hẹp lĩnh vực sản xuất của mình trong nội bộ nước Ý.
Áo quần là mặt hàng được sản xuất tập trung trong hai công ty tại Ý. Bởi dòng sản phẩm áo quần là các dòng sản phẩm chính, gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất và hoạt động thiết kế gắn liền với nhau và được kiểm soát chặc chẽ nhằm đảm bảo các kiểu thời trang được may sẽ thể hiện đúng ý tưởng của các nhà thiết kế trong các bộ trang phục theo từng bộ sưu tập, theo từng xu hướng thời trang mà công ty muốn tạo dựng cho khách hàng của mình
Tuy nhiên, để tận dụng các lợi thế nhân công và nguồn nguyên liệu ở nước ngoài. Dolce & Gabbana tập trung mở rộng quá trình sản xuất của mình ra khu vực Địa Trung Hải và Châu Á cho quá trình sản xuất các phụ kiện thời trang đị kèm trong mỗi thiết kế thời trang của mình. Nhật Bản, Trung Quốc, Ma- rốc, Thổ Nhĩ Kỳ tiêu biểu cho những quốc gia ở Châu Á đang là quốc gia cung cấp chính các phụ kiện thời trang cho Dolce & Gabbana. Ngoài ra, sản phẩm nước hoa, đông hồ… cũng được sản xuất chủ yếu từ nước ngoài qua hình thức đầu tư trực tiếp của Dolce & Gabbana hay hình thức nhượng quyền.
Hầu hết các quá trình sản xuất được diễn ra ở Châu á và Địa Trung Hải cụ thể như Ma- rốc Thổ Nhĩ Kỳ
V/ Phân tích chiến lược tại D&G:
CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY
Chiến lược đa dạng hóa
Trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới. Đời sống con người ngày càng được nâng lên. Nhu cầu hoàn thiện cho bản thân ngày càng tăng. Con người luôn muốn thể hiện bản thân mình trước mọi người. Chính vì thế, vẻ bề ngoài cũng được mọi người trau chuốc hơn. Chúng ta nhận thấy rằng, người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn, thông minh hơn và thẩm mỹ thời trang của họ cũng ngày càng cao hơn. Giờ đây, thời trang được phát triển theo đúng nghĩa của nó. Không đơn thuần là sản xuất quần áo để mặc, và chúng phải thể hiện phong cách sáng tạo trong từng bộ trang phục đó sao cho có thể làm nổi bật lên vẻ đẹp trong con người của mỗi chủ nhân mặc đó. Thời trang giờ đây là cung cụ giúp con người khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong bản thân họ. Tuy nhiên, nếu thời trang chỉ dừng lại ở việc sáng tạo những bộ trang phục thì không có khả năng để làm được điều đó.
Được đánh giá là một công ty nhạy bén và năng động Dolce & Gabbana hiểu rằng, giờ đây để thể hiện phong cách và cá tính bản thân thì người mặc luôn muốn đồng bộ hóa phong cách đó từ trang phục đến giày dép túi xách, đồng hồ… ngay cả đến các phụ kiện đi kèm. Dolce & Gabbana đã nắm bắt được xu thế phát triển đó của lĩnh vực thời trang và đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa của mình. Chiến lược này ngoài việc giúp công ty phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng còn giúp công ty gia tăng được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt của ngành thời trang hiện nay.
Trong chiến lược đa dạng hóa của mình, doanh nghiệp đã thể hiện các hành động chiến lược như sau:
Sở hữu đội ngũ nghiên cứu thông minh, sáng tạo đã giúp tạo ra một bước đột phá mới. Năm 1992: Dolce & Gabbana chính thức triển lãm bộ sưu tập nước hoa "Dolce & Gabbana parfum" dành cho nữ giới đầu tiên do Euroitalia phân phối. Một năm sau, nước hoa này đạt giải thưởng quốc tế của Perfume Academy cho hương thơm nữ giới tuyệt vời nhất trong năm. Đến năm 1994 đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm nước hoa của mình dành chon nam giới.
Da giày cũng trở thành một phần trong danh mục đầu tư giai đoạn này của Dolce & Gabbana. Với những đôi giày cao gót và làm từ chất liệu da, được các nhà thiết kế gọt giũa để bỏ đi vẽ thô cứng mà nổi bật nên phong cách sang trọng cho người mang và càng làm các phụ nữ đẹp hơn trong những chiếc váy đầm của Dolce & Gabbana.
Các sản phẩm kính mang tiên thương hiệu Dolce&Gabbana được ra đời đầu tiên phục vụ nhu cầu của khách hàng vào năm 1995 dựa trên hàng động Cấp giấy phép thỏa thuận với Marcolin để sản xuất và phân phối kính và bộ sưu tập kính mát của nam giới và phụ nữ. Với thiết kế sáng tạo và ấn tượng, Dolce & Gabbana luôn nêu bật được phong cách thời trang đầy đam mê và cá tính. Mỗi sản phẩm của Dolce&Gabbana đều mang đến một phong cách riêng biệt, mang hơi thở của Dolce&Gabbana. Mắt kính Dolce & Gabbana thích hợp cho những người đam mê thời trang, không ngại thể hiện phong cách và đẳng cấp của mình trước đám đông.
Liên tục những năm sau đó, Dolce & Gabbana. Không ngừng mở rộng chuỗi sản phẩm của mình, Dolce & Gabbana còn mang đến cho khách hàng các sản phẩm đồng hồ, khăn choàng cổ….
Chiến lược hội nhập dọc
Chúng ta có thể thấy hiên nay Dolce& Gabbana tham gia chủ yếu vào hai giai đoạn giai đoạn sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình.
Trong chiến lược hội nhập dọc công ty luôn dành ưu tiên cho vào quá trình đầu tư, mở rộng hệ thống phân phối của mình. Chiến lược này giúp công ty phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách hàng, đưa các sản phẩm của mình đến tận tay mỗi khách hàng không qua các trung gian phân phối, đãm bảo chất lượng hàng hóa, giá cả và tích hợp với các chiến lược về sản phẩm đã được các nhà thiết kế đưa ra nhằm tạo ra các xu hướng thời trang lâu dài hơn là chạy theo các xu hướng thời trang hiện tại. Các cửa hàng quy mô lớn liên tục ra đời khắp nơi. Cửa hàng chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ khác nhau. 1990: Mở cửa hàng trưng bày tại New York. 3/1993: Khai trương Showroom mới về thời trang văn phòng dành cho nam giới và phụ nữ tại Piazza Umanitaria. 2/ 2000: Khai trương cửa hàng thời trang dành cho đàn ông ở Milan , Via della Spiga, 26. Năm 2003, công ty tiếp tục tích hợp theo chiều dọc của mình, mở một số cửa hàng hàng đầu trên quy mô lớn. Dolce & Gabbana cũng chuyển sang kiểm soát vững chắc hơn các mạng lưới bán lẻ của mình. Những hoạt động này đã mang lại cho doanh nghiệp nhìu thắng lợi. Vào cuối năm đó, doanh thu của công ty đã lên đến 475.000.000 EUR ($ 525,000,000)
Nắm bắt sự phát triển vượt bậc của công nghệ Internet tác động hoạt động kinh tế hiện nay và những ràng buộc thời gian của con người vào việc mua sắm. Con người ngày càng đòi hỏi cao hơn các điều kiện phục vụ tiện lợi và nhanh chóng. Nắm bắt được những thay đổi đó trong xu hướng tiêu dùng. Dolce & Gabbana đã cho ra đời cửa hàng trực tuyến đầu tiên của mình vào năm 1999 với địa chỉ Web là dolcegabbana.com. Khách hàng có thể mua và đặt hàng trực tuyến, so sánh và lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm của Dolce&Gabbana bởi cửa hàng cho phép hiển thị một số lượng phong phú các sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Cửa hàng trực tuyến cũng là nơi giúp công ty nắm bắt nhanh hơn những thông tin khách hàng, những nhu cầu, sở thích mong muốn và xu hướng tiêu dùng của họ để từ đó có thể cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ tốt hơn cho mọi đối tượng này. Cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp hiện nay đang phục vụ hơn 31 quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, trong chiến lược tích hợp theo chiều dọc để kiểm soát các hoạt động sản xuất. Công ty đã mua 51% cổ phần của Dolce Saveria vào năm 1999. Trong đó, ngoài việc cho phép Dolce & Gabbana tham gia kiểm soát quá trình sản xuất thì hoạt động này đã mang lại cho Dolce & Gabbana khoản thu doanh thu là 58 triệu USD Saveria vào năm đó. Việc mua lại này cũng bao gồm 100% vốn cổ phần công ty con DGS của Saveria. Nhằm giúp công ty xử lý quá trình phân phối cho mạng lưới bán hàng của nhóm. Công ty cũng đã mua 6% cổ phần của công ty sản xuất kính Marcolin để tham gia kiểm soát quá trình sản xuất kính của công ty này thay vì chỉ nhượng quyền cho Marcolin như trước đây.
Đồng thời, để gia tăng năng lực sản xuất riêng của mình, Dolce & Gabbana tiếp tục di chuyển quá trình hội nhập theo chiều dọc. Năm 2000, công ty tiếp tục gia tăng sản xuất các sản phẩm của mình mà trước đây thông qua quá trình cấp phép như khăn choàng, đồ bơi, đồ lót. Cuối năm này, công ty tiếp tục đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm da của riêng mình tại Floren và bắt đầu sản xuất thử nghiệm.
Ngoài ra công ty cũng tự mình sản xuất một số sản phẩm yếu tố đầu vào là các phụ kiện thời trang như kuyu áo, nút áo... mà trước đây nó hoàn toàn phải mua từ các đối tác. Tuy nhiên, không sử dụng dàng trải năng lực của mình. Công ty không quá chú trọng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực mà nó không có lợi thế. Mà thây vào đó, công ty phát triển mạnh mẽ cho cho quá trình phân phối của mình. Dolce &Gabbana có một mạng lưới phân phối rộng lớn trên toàn cầu. Bao gồm 27 cửa hàng tại Mỹ, 26 cửa hàng tại Ý và 7 cửa hàng tại Nhật .Ngoài ra D&G có hệ thống cửa hàng phân bố rộng khắp trên khắp các nước Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Anh, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ, Ukraine, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ, Kuwait, Lebanon, Singapore, Thái Lan….
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
D&G là một thương hiệu lớn trên thế giới với mạng lưới công ty và các cửa hàng không còn giới hạng trong lãnh thổ nước Ý mà nó đã được phân bố rộng khắp thế giới. Từ New York, Tokyo và Hồng Kông, London, Paris cho đến Thượng Hải, Hàng Châu và Đài Bắc….
Việc mở rộng toàn cầu cho phép D&G có thể tăng khả năng sinh lợi của nó theo những cách thức mới không có ở các công ty thuần túy nội địa. D&G hoạt động trên trường quốc tế có thể hưởng các lợi ích:
Nhận thu nhập lớn hơn từ các khả năng gây khác biệt của mình;
Đạt được tính kinh tế của vị trí nhờ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu cũng như nguồn nhân lực giá rẻ tại các quốc gia mà công ty hoạt động.
Dịch chuyển nhanh xuống phía dưới đường cong kinh nghiệm trước các đối thủ cạnh tranh, do đó hạ thấp chi phí của việc tạo giá trị.
→ Năm 1988, công ty đã ký một thỏa thuận phân phối với Onward Kashiyama, mà mở cửa hàng Dolce & Gabbana đầu tiên nhượng quyền thương mại ở Tokyo trong sau đó.
- Trong năm 1990, công ty đã mở rộng sang thị trường Mỹ với việc mở các showroom và các cửa hàng đầu tiên tại thành phố New York. Đến lúc đó, doanh số bán hàng đã đứng đầu tương đương 20 triệu USD.
- Lần đầu ra mắt ở châu Âu, các bộ sưu tập D & G đã được giới thiệu vào thị trường Mỹ vào năm 1996.
- Năm 1997, công ty hoạt động 13 cửa hàng, ngoài một số lượng lớn các địa điểm nhượng quyền thương mại. Thêm vào doanh số bán hàng của công ty đã được khởi động năm 1995 của D & G của dòng Jeans. Trong năm đó, ngoài ra, nhóm đã ký một thỏa thuận cấp phép với Marcolin Italia để sản xuất Dolce & Gabbana kính mắt mang nhãn hiệu.
Từ những năm 2000 Dolce & Gabbana đã được di chuyển về hướng hội nhập và kiểm soát việc mua nhiều sản xuất riêng của mình, và mang trong nhà nhất trước đây là sản phẩm được cấp phép của nó. Công ty cũng đã được mua lại nhiều các trang web trước đó đã nhượng quyền thương mại bán lẻ của nó, và vào cuối năm 2003 trực tiếp kiểm soát khoảng 60 cửa hàng. Trong khi cam kết còn lại tình trạng tư nhân của mình, trong năm 2003 Dolce & Gabbana đã đi bước không bình thường của báo cáo đầu tiên xuất bản hàng năm của mình - một phần để làm nổi bật sự tăng trưởng ấn tượng của nó. Bởi năm đó, doanh số bán hàng của công ty đã tăng lên 475.000.000 EUR ($ 525,000,000).
Đến nay Tập đoàn có một lực lượng lao động tổng thể của 3.828 đơn vị và một mạng lưới phân phối bao gồm 116 ( so với 108 tính đế ngày 31 tháng ba năm 2008) các cửa hàng trực tiếp điều hành và 17 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới.
→ Thị trường của D&G phân bố rộng khắp thế giới nhưng ở đây chúng ta chỉ tập trung vào những thị trường đem lại lại nhuận cao cho D&G. Ta tiến hành phân tích ở thị trường Mỹ là một trong những thị trường mà D&G hướng tới đầu tiên trong chiến lược toàn cầu của mình.
Chiến lược trong môi trường toàn cầu của D&G:
Thông thường các công ty sử dụng bốn chiến lược cơ bản để thâm nhập và cạnh tranh trong các môi trường quốc tế: chiến lược quốc tế, chiến lược đa nội địa, chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia. Mỗi chiến lược trong số các chiến lược này có những lợi thế và bất lợi riêng. Đó là sự thích ứng của mỗi biến số theo hai hướng sức ép giảm chi phí và đáp ứng địa phương.Ta xem xét chiến lược của D&G thông qua phân tích sức ép giảm chi phí và đáp ứng của địa phương.
Các sức ép D&G phải đối mặt khi thực hiện dịch chuyển toàn cầu:
Sức ép giảm chi phí
D&G là sản phẩm cao cấp dành cho những người có thu nhập cao muốn khẳng định bản thân mình. Sản phẩm của D&G là sản phẩm gây sự khác biệt cao so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, giá trị này được khách hàng cảm nhận trong từng thiết kế của D&G. Thương hiệu D&G là một trong những thương hiệu cao cấp trên thế giới.Nên:
Sản phẩm có sự khác biệt cao, giá trị lớn
=> Áp lực chi phí cao, áp lực giảm chi phí thấp
Như vậy, sức ép giảm chi phí tương đối thấp với một công ty như D&G. Tuy nhiên lĩnh vực công ty kinh doanh là một trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Nên D&G cũng đang phải đối đầu với vấn đề chi phí.
Nhưng nói tóm lại, D&G đang chịu sức ép giảm chi phí ở mức tương đối thấp.
Sức ép đáp ứng địa phương
Thời trang là nhu cầu cần thiết của con người, dù ở đâu trên thế giới thì nhu cầu này cũng không hề có sự suy giảm. Tuy vậy, tùy vào mức sống của mỗi khu vực mà nhu cầu này cũng đòi hỏi những sự khác biệt.
Những khác biệt nhu cầu của khách hàng: đây là sức ép mạnh mẽ về đáp ứng địa phương. Thu nhập khác nhau, mức sống khác nhau nên đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, và phong cach thời trang cũng khác nhau. Ở Mỹ có những khuynh hướng tiêu dùng tương đối khác với ở Ý đặc biệt đối với những sản phẩm thời trang . Ở Mỹ người ta thường ưa chuộng những sản phẩm sexy nóng bỏng và khoe vẻ đẹp thân thể hơn.
Những khác biệt về kênh phân phối: đây là một đòi hỏi mạnh mẽ ở các công ty cung cấp các sản phẩm thời trang. Đối với D&G, sự khác biệt này thể hiện rõ tại các thị trường mà nó hoạt động. Hiện tại D&G đang hoạt động tại các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… tại các nước này hệ thống phân phối đòi hỏi những chiến lược marketing khác nhau hay đòi hỏi những phong cách mua bán khác nhau. Như tại Mỹ, việc đàm phán các hợp đồng có thể diễn ra một cách nhanh chóng hơn các nước khác bởi lẽ người Mỹ rất nóng nảy trong đàm phán và muốn kết thúc mọi việc một cách nhanh nhất tuy nhiên họ luôn đặt ra sức ép cao đối với đối tác do đó khi làm việc người Mỹ cần sử dụng phong cách bán hàng không thỏa hiệp.
Tại các thị trường này D&G cũng cung cấp sản phẩm phục vụ theo những mục đích khác nhau của khách hàng sở tại.
Nhu cầu của các chính phủ sở tại: D&G là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thời trang nên phải cũng tuân theo những quy định luật pháp của chính phủ. Hơn nữa các quy định này lại khác nhau đối với mỗi quốc gia nên sức ép địa phương từ sự khác biệt này cao. Khi tiến hành việc sản xuất, phân phối thuốc và các sản phẩm thời trang D&G phải chấp nhận các thủ tục đăng ký bản quyền thiết kế , kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn, cũng như những hạn chế về định giá, tất cả các điều đó tạo ra sự cần thiết phải sản xuất và marketing đáp ứng với các yêu cầu địa phương..
Do đó, khi hoạt động tại nhiều thị trường trên thế giới D&G phải chịu sức ép địa phương từ sự khác biệt về nhu cầu của chính phủ sở tại cao.
Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận về sức ép địa phương đối với D&G là đang ở mức cao.
Chiến lược quốc tế D&G theo đuổi
Kết quả phân tích cho thấy D&G đang chịu sức ép giảm chi phí tương đối thấp nhưng sức ép địa phương ở mức cao. Do đó chiến lược quốc tế mà công ty chọn áp dụng là chiến lược đa nội địa . Với chiến lược này, D&G đang cố gắng định hướng để đạt được tối đa hóa việc đáp ứng địa phương.
Các quyết định thâm nhập thị trường của D&G vào thị trường Mỹ:
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, D&G nhận biết rõ những lợi ích và hạn chế dối với công ty khi áp dụng các phương pháp thâm nhập khác nhau. Đối với thị trường Mỹ:
Vào tháng 1 năm 1990, D&G mở rộng thị trường sang Mỹ, tung ra những bộ sưu tập đầu tiên. Trong 11/ 1990: Mở cửa hàng trưng bày tại New York , 532 Broadway và công ty được tăng doanh số bán hàng ở Mỹ với việc mở showroom đầu tiên tại quốc gia đó, tại thời phố New York. Đến lúc đó, doanh số bán hàng của nhóm đã đứng đầu tương đương 20 triệu USD. Mức độ tăng trưởng của Dolce & Gabbana được duy trì tốc độ nhanh chóng của mình trong suốt những năm 1990.
Sự thành công của dòng sản phẩm mới D&G nhanh chóng thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Từ khoảng $ 50 triệu vào đầu năm 1994, doanh thu của Dolce & Gabbana đã tăng lên gần $ 125,000,000 vào cuối năm đó. Lần đầu ra mắt ở châu Âu, các bộ sưu tập mang tên D & G đã được giới thiệu vào thị trường Mỹ vào năm 1996.
6/ 1997 D & G đã khai trương 2 cửa hàng tại New York, 825 Madison Avenue và 434 West Broadway Soho. Và cũng cho ra mắt, các loại nước hoa mới cho phụ nữ và đàn ông "theo phong cách Dolce & Gabbana". Đặc biệt là bộ sưu tập "Dolce & Gabbana Wildness", mang tính chất cao cấp. Cũng trong năm này, công ty hoạt động 13 cửa hàng, ngoài một số lượng lớn các địa điểm nhượng quyền thương mại. Thêm vào doanh số bán hàng của công ty đã được khởi động năm 1995 của D & G của dòng Jeans. Trong năm đó, ngoài ra, nhóm đã ký một thỏa thuận cấp phép với Marcolin Italia để sản xuất kính mắt mang nhãn hiệu Dolce & Gabbana.
3/ 1998: Khai trương phòng trưng bày mới của New York, 660 Madison Ave. Đến tháng 5, cho ra mắt bộ sưu tập kính và kính mát của D & G được sản xuất và phân phối bởi Marcolin.
Với doanh thu bán lẻ tăng vọt qua 200 triệu USD, Dolce & Gabbana bắt đầu một nỗ lực tái cơ cấu vào cuối năm 1990. Một tính năng chính của tổ chức mới của nhóm là một ổ đĩa để trở thành một nhóm theo chiều dọc tích hợp với kiểm soát các hoạt động của công nghiệp. Năm 1999, công ty đã mua cổ phần lên 51% ở Dolce Saveria, trong đó, ngoài việc cho các công ty thành phần sản xuất riêng của mình, mang lại của Saveria 58 triệu USD doanh thu vào doanh nghiệp. Việc mua lại cổ phần bao gồm 100% trong công ty con DGS , trong đó đã xử lý phân phối cho mạng lưới bán hàng của công ty. Dolce & Gabbana cũng đã mua cổ phần 6% trong giấy phép kính của nó, Marcolin, sau đó chuẩn bị cho việc ra mắt công chúng của nó.
- Các công ty hoạt động bán lẻ đang phát triển trên toàn thế giới, với nhượng quyền thương mại cửa hàng thuộc sở hữu tại chỗ cho giá thấp hơn D& G và Dolce & Gabbana đường trên toàn châu Á, Bắc Mỹ, và châu Âu, cũng như nhà cửa ở trong cửa hàng bán lẻ cao cấp trên toàn thế giới. Khoảng một nửa số công ty của 50 cửa hàng đang được mang tên Dolce & Gabbana, và D & G. Công ty đã nhập cảnh bán lẻ của New York vào năm 1997, mở cả một cửa hàng Dolce & Gabbana ở phía Đông Thượng và một cửa hàng D & G tại SoHo, cũng như ra mắt một cửa hàng West Coast hàng đầu ở Beverly Hills vào năm 2000.
Dolce & Gabbana bây giờ bắt đầu chuẩn bị cho việc mở rộng thậm chí còn lớn hơn trong những năm 2000. Năm 2003, công ty tiếp tục trong ổ đĩa tích hợp theo chiều dọc của mình, mở một số mới, các cửa hàng hàng đầu trên quy mô lớn, bao gồm cả thành phố New York và Las Vegas, cũng như làm cho nhập cảnh đầu tiên của mình vào thị trường Trung Quốc, với sự mở cửa của một cửa hàng ở Hồng Kông. Dolce & Gabbana cũng chuyển sang kiểm soát vững chắc hơn các mạng lưới bán lẻ của mình, bắt đầu một chương trình mua ra mua nó, bao gồm việc mua 20 cửa hàng từ đối tác Nhật Bản của năm đó. Vào cuối năm đó, doanh thu của công ty đã lên đến 475.000.000 EUR ($ 525,000,000).Như vậy từ D&G thâm nhập thị trường Mỹ bằng thành lập các công ty con sở hữu hoàn toàn tại đây.
CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH
Dolce & Gabbana (D&G) là một tập đoàn thời trang được thành lập vào năm 1985 tại Milan , Italy . Là một trong những hãng thời trang lớn và nổi tiếng không chỉ ở Italy mà còn trên khắp thế giới. Hiện nay, D&G gần như có mặt ở hầu hết các quốc gia lớn từ Châu Âu đến Châu Á.
Hiện nay, D&G đã tạo ra nhiều hơn 3 đơn vị kinh doanh chiến lược của riêng mình. Mỗi đơn vị chịu trách nhiệm về 1 dòng sản phẩm mà công ty kinh doanh, bao gồm:
Dolce & Gabbana: Chịu trách nhiệm về dòng thời trang cao cấp từ trang phục, kính mát, nước hoa, và các phụ kiện mang thương hiệu Dolce&Gabbana.
D&G: cũng chịu trách nhiệm về dòng thời trang cao cấp và các phụ kiện nhưng mang thương hiệu D&G, dòng sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho giới trẻ năng động, và thành công.
D&G Junior: đây là đơn vị kinh doanh chiến lược của D&G trong lĩnh vực thời trang dành cho trẻ em.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN Vị KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU D&G
1. D&G:
Đối với D&G, họ luôn xác định nhu cầu của chính khách hàng mình trước khi đi thẳng vào việc thiết kế những sản phẩm thời trang dành cho khách hàng.
a) Xác định nhu cầu khách hàng và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm:
Là những người sáng lập ra tập đoàn thời trang này, Domenico Dolce và Stefano Gabbana, luôn lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là điều đầu tiên cần phải thực hiện trước khi đi đến bất các sự thành công nào. Được thế giới xem như là “những nhà tâm lý” trong lĩnh vực thời trang cao cấp, Dolce và Gabbana hiểu khá rõ tâm lý của những người trẻ sớm thành công trong sự nghiệp của mình; với những khách hàng này, họ luôn thích thể hiện bản thân, cá tính của riêng mình qua từng trang phục, không những vậy còn phải thể hiện được địa vị của họ trong xã hội và trong công việc.
Thấu hiểu được điều này, D&G luôn cho ra mắt những bộ sưu tập (BST) thời trang đầy tính trẻ trung, năng động, nhưng hoàn toàn không làm mất đi sự sang trọng, đẳng cấp của từng trang phục.
BST Thu-Đông năm 2008:Với vẻ quyến rũ, cá tính, hoạ tiết da báo mang màu sắc vui nhộn, nhưng không làm mất đi vẻ sang trọng, trẻ trung; những chiếc áo với chi tiết ren truyền thống, chất liệu silk mềm mại tôn lên vẻ đẹp nhẹ nhàng của phái đẹp; những chiếc quần jean form ôm cổ điển, với chất liệu sang trọng bằng da cá lần đầu tiên được sử dụng.
BST Thu-Đông năm 2010: những trang phục áo vest ngắn ôm sát kết hợp quần chẽn may bằng loại vải satin sang trọng, kin đáo che lấy phần trên cơ thể và để lộ cặp chân dài quyến rũ.
BST Xuân-Hè năm 2011: tràn ngập sắc nắng rực rỡ của mùa hè, tất cả các bộ váy đều có những hoạ tiết hoa nở rộ rực rỡ, rất nữ tính và đáng yêu; chỉ bằng quần jeans, áo thun và những đôi giày màu cổ điển cũng đủ vẽ nên những khung hínhặc sỡ và tràn đầy sức trẻ.
b) Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường:
D&G chỉ phục vụ cho phân đoạn thị trường thời trang cao cấp cho giới trẻ sớm thành công trong sự nghiệp. Lúc đầu, vào những năm 1985-1989, D&G chỉ nhắm vào phân đoạn này là phục vụ thời trang cho phái đẹp. Nhưng bước vào năm 1990, Dolce và Gabbana chú trọng hơn tới việc sản xuất sản phẩm thời trang cho nam giới, và cũng trong năm này, họ đã cho ra mắt BST thời trang dành cho nam giới, nhằm thoả mãn hơn nhu cầu làm đẹp của khách hàng của mình. Chính điều này khiến phân khúc thị trường mà D&G phục vụ mở rộng hơn so với ban đầu. Vì vậy, mà D&G đã chọn chiến lược phục vụ tập trung trong phân đoạn thời trang cao cấp này.
c) Khả năng khác biệt hoá:
Có 4 cách để giành lợi thế cạnh tranh, đó là: vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng. Trong việc hình thành các phương án chiến lược kinh doanh, công ty phải quyết định cách thức tổ chức và kết hợp các khả năng tạo sự khác biệt của nó để giành được lợi thế cạnh tranh. Và đối với D&G, theo đuổi sự khác biệt trong từng BST, từng trang phục, phụ kiện để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mình chính là mục tiêu để D&G thành công, và trở thành thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực thời trang cao cấp giành cho giới trẻ.
2. Chọn chiến lược kinh doanh chung:
Với chiến lược phục vụ tập trung trong phân đoạn thị trường thời trang cao cấp giành cho giới trẻ, D&G đã trung thành với chiến lược kinh doanh tập trung. Là 1 SBU chọn chiến lược tập trung, D&G luôn đề cao khả năng tạo sự khác biệt trong từng trang phục,từng BST nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mình, bởi trong lĩng vực thời trang khả năng tạo sự khác biệt và liên tục cải tiến trong thiết kế là điều sống còn của nó. Chính vì vậy mà D&G luôn đưa ra các BST mới cho từng giai đoạn, từng mùa, để không bao giờ bị mất lòng tin của khách hàng. Điều này thể hiện rất rõ trong các BST của D&G trong suốt những năm qua.
BST nam giới Xuân 2007: mang tính chất thổ dân trong từng mẫu thiết kế, khiến BST trở nên lạc mắt, mặc dù lấy cảm hứng từ trang phục thổ dân nhưng những trang phục của D&G vẫn không hề xa rời tính hiện đại và thực tiễn sử dụng. Những chiếc áo khoác nâu bằng chất liệu da lộn, những chiếc sơ mi phóng khoáng với những hoa văn thổ dân, những chiếc áo nỉ, những chiếc quần jean, những đôi giày ống thấp da thuộc với một chút những hoạ tiết phía trên bề mặt giầy... hoàn toàn có thể sử dụng được ngoài đời một cách thoải mái.
BST Thu-Đông năm 2008-2009: với trang phục thể hiện sự phóng khoáng, sang trọng, kết hợp với chất liệu satin, phi bóng và lông thú làm cho BST thêm phần cuốn hút.
BST Thu-Đông năm 2010: là những bộ vest ngắn thời trang trẻ trung, sang trọng, với chất liệu satin thoải mái.
BST Xuân-Hè năm 2011: những bộ váy ngắn trẻ trung, năng động, chất liệu vải nhẹ nhàng, kết hợp với những chiếc quần jeans, áo thun và giày (của nam),làm cho BST khá mới lạ với phong mới của D&G.
Bên cạnh đó, khả năng đáp ứng khách hàng vượt trội cũng là một thành công của D&G, Domenico đã từng tự hào nói rằng: “Một trong những bí mật thành công của chúng tôi là biết đáp ứng những gì mà khách hàng mong muốn và đón trước khát khao của họ”. Mỗi trang phục được D&G thiết kế luôn khiến người mặc có cảm giác dễ chịu, không chỉ vậy còn khiến họ tự tin vào chính mình; làm đựơc điều này chính là nhờ vào sự chăm chút trong từng đường cắt, mũi khâu kéo léo của D&G.
3. Những lợi thế và bất lợi đối với D&G:
a) Lợi thế:
Với khả năng tạo sự khác biệt, D&G có lợi thế với người mua, bởi vì khách hàng luôn nhận thấy được sự khác biệt của mình khi khoác lên trang phục của D&G, và họ sẵn sang trả thêm để có được điều đó.
Lợi thế thứ 2 mà D&G có được từ chiến lược tập trung đó là lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Đây sẽ là rào cản cao đối với các đối thủ tiềm tàng khi muốn gia nhập ngành.
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì việc đạt đựợc chi phí thấp cũng không phải là quá khó đối với D&G.
b) Bất lợi:
Mặc dù có lợi thế về sự khác biệt, song D&G cũng đang bị đe doạ trước các đối thủ danh tiếng như Gucci,CK (Calvin Klein),… nếu D&G không liên tục cải tiến và đổi mới trong các BST của mình.
Và là 1 SBU theo đuổi chiến lươc tập trung, năng lượng thương của nhà cung cấp có thể là 1 trở ngại lớn đối với D&G, đặc biệt là đầu vào của D&G đều là những vật liệu cao cấp chất lượng cao, và mới lạ (như da rắn, da cá, lông thú, satin, silk,….). Chính vi vậy, D&G cần phải chấp nhận một số chi phí tăng thêm, và 1 phần chi phí này sẽ được chuyển qua khách hàng.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU DOLCE & GABBANA:
1. Dolce & Gabbana:
Giống với SBU D&G, Dolce & Gabbana cũng luôn đề cao việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu sống còn của mình.
a) Xác định nhu cầu khách hàng
Xuất hiện cùng thời điểm với thương hiệu D&G, nhưng ngay từ đầu Dolce & Gabbana đã xác định cho mình một hướng đi riêng. Khác với D&G, Dolce & Gabbana lại quan tâm đến phong cách thời trang của những người nổi tiếng, thành đạt, và luôn muốn người khác phải kính trọng mình.
Chính vì vậy mà Dolce & Gabbana luôn kết hợp yếu tố này trong các BST của mình, và luôn mời những ca sĩ, người mẫu, những danh thủ nổi tiếng để quảng cáo cho những BST của mình như Messi, Madona,….( không như D&G, hầu hết người mẫu là nghiệp dư). Điêù này đã làm nên sự thành công của Dolce & Gabbana, đặc biệt là khi khách hàng của họ luôn nghĩ rằng họ trở nên nổi tiếng hơn khi khoác lên người trang phục mang thương hiệu Dolce & Gabbana.
b) Nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường:
Là thương hiệu được biết đến như là chỉ dành cho những người nổi tiếng và thành đạt trong sự nghiệp, chính là thành công của Dolce & Gabbana khi chọn phân đoạn thị trường này. Và để phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất Dolce & Gabbana đã chọn chiến lược phục vụ tập trung, và có lẽ vì vậy mà Dolce & Gabbana đã in sâu vào tâm trí của khách hàng là một thương hiệu thời trang cao cấp dành cho sự nổi tiếng và thành công.
c) Khác biệt hóa sản phẩm:
Mỗi trang phục của Dolce & Gabbana luôn thể hiện được sự độc đáo và khác biệt, họ chỉ ra mắt BST đó trong một thời điểm và gần như sẽ là một BST hoàn toàn khác cho thời điểm khác. Điều này khiến khách hàng của họ luôn có cảm giác đổi mới không chỉ trong trang phục của mình mà còn trong cả sự nghiệp của mình nữa, đồng thời tạo cho khách hàng của họ một sự tự tin và cảm giác luôn được kính trọng khi đứng trước công chúng.
2. Chọn chiến lược kinh doanh chung:
Với chiến lược phuc vụ tập trung Dolce & Gabbana cũng giống như D&G đã chọn chiến lược kinh doanh tập trung, nhắm vào thị trường thời trang cao cấp dành cho ngườ nổi tiếng và thành đạt. Không chỉ vậy, Dolce & Gabbana luôn lấy sự khác biệt trong sản phẩm của mình để thoả mãn khách hàng là mục tiêu chính mà SBU này phải thực hiện. Mỗi BST của Dolce & Gabbana đều làm cho khách hàng của họ phải ngạc nhiên và muốn sở hữu ngay nó, đây là nét nổi bật của SBU này.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐỐI VỚI SBU “D&G JUNIOR”:
1. D&G Junior:
D&G Junior là một trong các SBU thành công của D&G Junior nhà thiết kế nổi tiếng Dolce và Gabbana. Đây là một thương hiệu hoàn toàn mới với khách hàng, bởi khách hàng luôn biết đến D&G như là 1 tập đoàn thời trang dành cho những người nổi tiếng (Dolce&Gabbana), và dành riêng cho giới trẻ năng động (D&G), nhưng D&G Junior lại là thương hiệu dành riêng cho trẻ em. Có thể nói sự xuất hiện của D&G Junior như là bước ngoặc của D&G không chỉ về sự quan tâm đến khách hàng mà còn thể hiện rằng D&G đang lớn mạnh và là 1 tập đoàn thời trang lớn dành cho mọi lứa tuổi, mọi khách hàng yêu mến D&G.
a) Xác định nhu cầu và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm:
Sự thỏa mái, không thô rát, dễ chịu của chất liệu trang phục là điều cốt yếu khi thiết kế thời trang cho trẻ em, không những vậy, trang phục cũng phải đáp ững được về modern, không được lỗi thời. Nắm rõ điều này, Dolce và Gabbana luôn thể hiện các yếu tố này trong mỗi mẫu thiết kế của mình, và ngay cả đến trang web trực tiếp của D&G Junior cũng mang lại cho khách hàng một sự thoải mái và đáng yêu.
b) Phân đoạn thị trường:
Và tất nhiên là phân đoạn thị trường mà D&G Junior chọn chính là thơi trang dành cho trẻ em bao gồm quần áo, giày dép, nước hoa, và các phụ kiện khác. BST đầu tiên mang thương hiệu này được ra mắt vào tháng 1-2001.
Mới đây là các BST Thu - Đông 2010, BST Xuân - Hè 2011 dành cho trẻ em.
c) Khả năng khác biệt hóa:
Điểm nổi bật của trang phục D&G Junior là nó làm cho trẻ em cảm thấy rất thoải mái khi mặc; vì là “hai nhà tâm lý” nên Dolce và Gabbana hiểu rằng, trẻ em khá năng động, thích vui đùa nên những mẫu thiết kế của họ luôn lấy điều này làm trọng tâm để tạo sự khác biệt, bên cạnh đó, chất liệu của trang phục cũng đặc biệt được quan tâm, nhằm tránh tình trạng gây khó chịu và khô ráp đối với làn da nhạy cảm của bé. Chính điều này đã giúp D&G Junior là sự lựa chọn hàng đầu của những bà mẹ trẻ.
2. Chiến lược kinh doanh chung:
Không tách biệt hoàn toàn với hai SBU trên, D&G Junior cũng theo đuổi chiến lược kinh doanh tập trung vào phân đoạn thị trường mà mình đã chọn, nhằm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất khách hàng của mình. Sự chú tâm vào chiến lươc này đã giúp D&G Junior tuy chỉ mới xuất hiện vào năm 2001 nhưng hiện tại lại là 1 thương hiệu không thể không nhắc đến đối với những bà mẹ.
Mỗi BST của D&G Junior đều mang một sự nâng niu, nhẹ nhàng khiến khách cảm thấy an tâm khi mua những trang phục này cho những đứa con của mình
BST thu – đông 2009
BST thu – đông 2010
BST xuân – hè 2011
3. Những lợi thế và bất lợi đối với D&G Junior:
a) Lợi thế:
Sự biết đến thương hiệu nổi tiếng D&G và Docle&Gabbana, đã giúp cho D&G Junior nhanh chóng được khách hàng chú ý, và sớm đi vào tâm trí của khách hàng với những BST độc đáo, đáng yêu và chất liệu cao cấp.
Khách hàng sẵn sàng trả thêm để có một bộ trang phục thời trang mới nhất của D&G Junior cho con của họ.
Việc cửa hàng của D&G Junior có mặt trên hầu hết có thành phố lớn của các quốc gia khiến D&G Junior sản xuất với số lượng lớn nguyên vật liệu, nên D&G Junior cũng không gặp nhiều sức ép về phía nhà cung cấp, đây là một lợi thế của D&G Junior
b) Bất lợi:
Tuy là 1 SBU của một tập đoàn nổi tiếng về thời trang cao cấp, song ra đời không sớm như các thương hiệu thời trang dành cho trẻ em khác như Sa Majesté Bébé, Gucci,…, khiến D&G Junior cũng gặp nhiều khó khăn.
Đồng thời, là hãng thời trang cao cấp, nên mức giá của D&G Junior cao hơn so với các hãng khác, khiến những gia đình có thu nhập trung bình – thấp khó để mua cho con một bộ trang phục chính hiệu của D&G Junior.
CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG
Chiến lược R&D
Tạo ra chất lượng vượt trội
Để đáp ứng về nhu cầu của khách hàng về chất lượng vượt trội của sản phẩm, D&G đã không ngừng nghiên cứu và phát triển để tạo ra nét độc đáo trong từng dòng sản phẩm và từng mẫu thiết kế.
BST Thu-Đông năm 2008: Với vẻ quyến rũ, cá tính, hoạ tiết da báo mang màu sắc vui nhộn, nhưng không làm mất đi vẻ sang trọng, trẻ trung; những chiếc áo với chi tiết ren truyền thống, chất liệu silk mềm mại tôn lên vẻ đẹp nhẹ nhàng của phái đẹp; những chiếc quần jean form ôm cổ điển, với chất liệu sang trọng bằng da cá lần đầu tiên được sử dụng.
Trong bộ sưu tập S/S 2009, yếu tố cá tính, phá cách vẫn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên bộ sưu năm 2009 D&G vẫn toát lên nét gợi cảm và sang trọng cho người mặc, các mẫu thiết kế của D&G thể hiện xu hướng màu và kiểu dáng rất rõ ràng. D&G sử dụng gam màu trầm là tông màu chủ đạo cho các mẫu trang phục. Cùng với đó là sự kết hợp khéo léo với các phụ kiện như túi, giày và thắt lưng… tạo nên sự đồng bộ trong tổng thể trang phục, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho người sử dụng. Điểm mới mẻ trong bộ sưu tập này là hoạ tiết kẻ ca-rô được sử dụng làm điểm nhấn trong các mẫu trang phục váy, áo choàng, toát lên vẻ đẹp sang trọng và quyến rũ của phái đẹp.
BST Thu-Đông năm 2010: những trang phục áo vest ngắn ôm sát kết hợp quần chẽn may bằng loại vải satin sang trọng, kin đáo che lấy phần trên cơ thể và để lộ cặp chân dài quyến rũ.
BST Xuân-Hè năm 2011: tràn ngập sắc nắng rực rỡ của mùa hè, tất cả các bộ váy đều có những hoạ tiết hoa nở rộ rực rỡ, rất nữ tính và đáng yêu; chỉ bằng quần jeans, áo thun và những đôi giày màu cổ điển cũng đủ vẽ nên những khung hínhặc sỡ và tràn đầy sức trẻ.
Cải tiến vượt trội
Đi đầu trong việc cải tiến sáng tạo, hãng thời trang này luôn được thể hiện với hai phong cách hoàn toàn trái ngược nhau theo xu hướng hiện đại, náo nhiệt và cổ điển. Trong những thiết kế mới, D&G đã mang đến những bất ngờ và thú vị cho những bạn gái yêu sự tinh khiết, duyên dáng và những nam giới sùng bái nét nam tính, khoẻ khoắn đầy cá tính.
Với SBU D&G, công ty cố gắng tạo ra các trào lưu hơn hời trang hơn là chạy theo trào lưu thời trang. Ngoài nghiên cứu và sản xuất quần áo thời trang dành cho giới trẻ, công ty còn nghiên cứu quần áo bơi, đồ lót, kính kiểu, kính râm và nước hoa. Dòng sản phẩm D&G còn gồm cả đồ trang sức và đồng hồ.
Đáp ứng khách hàng vượt trội
Với mục tiêu mang lại nhũng gì mới mẻ nhất trong từng bộ sưu tập và từng mẫu thiết kế, công ty luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt để khách hàng có thể nhận biết và tự tin khoác lên mình các sản phẩm mang thương hiệu D&G. Nhắm tới phân đoạn thị trường là bộ phận giới trẻ sớm thành công trong công việc, D&G đã hướng các mẫu thiết kế của mình đến nét cá tính, phá cách, trẻ trung và năng động.
Dolce & Gabbana đặt tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ khách hàng gắn với mục đích tạo ra mối quan hệ gắn bó từ lòng trung thành của khách hàng dựa trên những giá trị độc đáo, sáng tạo mà công ty mang đến cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu thị hiếu và sự mong đợi từ phía khách hàng.
Đồng thời Dolce & Gabbana áp dụng một chính sách nghiêm ngặt nhằm đảm bảo bí mật tối đa về thông tin của khách hàng cũng như các thiết kế độc quyền của mỗi khách hàng.
Thực tế cho thấy, hầu hết các dòng sản phẩm ra đời đều được khách hàng chào đón nồng nhiệt, bởi lẽ nó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu chủa khách hàng. Có được điều này là do trước khi thiết kế sản phẩm, công ty đã thực hiện nghiên cứu thị trường và khuynh hướng thời trang trong thời gian tới.
Chiến lược sản xuất
Tạo ra chất lượng vượt trội
Cùng với lực lượng lao động dồi dào và có kỹ năng tốt, công ty đã rút ngắn được thời gian sản xuất để sản phẩm kịp thời bắt nhịp với xu hướng thời trang của năm. Tuy vậy, những sản phẩm đó phải đạt được chất lượng cao, tỷ lệ sản phẩm lỗi và sai hỏng được hạn chế tới mức thấp nhất và đảm bảo rằng sản phẩm ra đời phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng.
Cải tiến vượt trội
Bộ phận sản xuất trong công ty thường xuyên phối hợp với bộ phận R&D nhằm tìm ra cách thức sản xuất hiệu quả nhất trên tiêu chí tìm kiếm sự khác biệt kết hợp với việc giảm thiểu chi phí sản xuất.
Những thiết kế của D&G luôn hướng đến sự sang trọng, thanh lịch và sành điệu, mang đến cho người mặc những ấn tượng riêng đầy cá tính. Có thể thấy nổi bật trong các dòng sản phẩm D&G là những mẫu Jeans sáng tạo, những mẫu kính mắt, nước hoa độc đáo hay những mẫu underwear nóng bỏng… Bên cạnh đó trang phục thể thao cũng là một thế mạnh của D&G. Bằng chất vải cotton thoáng mát, thấm mồ hôi và những thiết kế đơn giản nhưng không hề đơn điệu, bộ sưu tập đồ thể thao giúp các bạn nam cực kì manly khi tham gia các bất cứ môn thể thao gì… Với những đường viền khỏe khoắn chạy dọc tay áo và ống quần, những bộ trang phục này mang lại cho ngưới mặc sự tự tin và nổi bật nhất.
Đáp ứng khách hàng vượt trội
“D&G được nhắc đến như một tên tuổi lớn trong làng thời trang trên Thế giới bởi vẻ đẹp sang trọng và ấn tượng trong từng chi tiết. Bên cạnh các dòng sản phẩm như đồng hồ, kính mắt, túi xách,… không ít ngôi sao danh tiếng mê mẩn trong phong cách trang phục mang đậm màu sắc D&G”.
Việc phát hiện nhu cầu kịp thời cùng với hệ thống sản xuất linh hoạt, công ty đã thành công trong việc cho ra đời các sản phẩm mới và thỏa mãn khách hàng.
Chiến lược marketing
Tạo ra chất lượng vượt trội
Trước khi thiết kế sản phẩm, D&G luôn thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó làm cơ sở cho hoạt đong của bộ phận R&D, bộ phận sản xuất… thực hiện phương châm “tập trung vào khách hàng” để có được sự thỏa mãn cao nhất.
Sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường, đội ngũ bán hàng của công ty sẽ quan sát thái độ và hành vi của khách hàng đối với sản phẩm đó để kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót.
D&G mua lại các trang web trước đây đã nhượng quyền thương mại bán lẻ cho nó. Đến cuối năm 2003, công ty đã chính thức kiểm soát hơm 60 cửa hàng trực tuyến. Với việc marketing và bán hàng qua internet, công ty đã rất nhanh chóng và dễ dàng nhận ra nhu cầu của khách hàng tại nhiều điểm tiếp xúc, đồng thời gia tăng nhanh chóng doanh số bán hàng.
Cải tiến vượt trội
Năm 2005 và 2006, D&G và Motorola phối hợp hợp tác cho ra mắt 1000 chiếc điện thoại Motorola RAZR V3i, chỉ được phân phối bởi bởi các cựu hiệu của D&G và đại lý phân phối của Motorola. Qua đó, hình ảnh Motorola cụ thể là V3i Gold được liên tưởng với hình ảnh thời trang sành điệu của Dolce & Gabbana. Ngược lại, Dolce & Gabbana cũng gắn liền thương hiệu với đặc tính trẻ trung và sành điệu của Motorola. Sự liên kết này đã góp phần tăng doanh thu của công ty lên 30%.
Đồng thời, Dolce & Gabbana sử dụng điện thoại như một kênh giao tiếp của mình với khách hàng. Ví dụ, một mẫu thiết kế về túi xách của một cửa hàng của Dolce & Gabbana được gửi tới điện thoại của khách hàng và chỉ dành cho những khách hàng đã thực hiện quá trình mua lặp lại và chỉ có tại cửa hàng. Đó là một thông điệp hết sức ấn tượng. Ngoài ra, chi phí cho sử dụng trên điện thoại di động là rất hợp lý cho công ty khi so sánh với khoản chi hàng chục triệu cho các chương trình thời trang và các hoạt động quảng cáo nổi tiếng. Nhưng tuy chiếm một phần rất nhỏ trong ngân sách nhưng nó có thể tạo ra một bước tiếng rất lớn trong tương lai của doanh nghiệp.
Cũng một chương trình khác mà Dolce & Gabbana đã xây dựng và thực hiện rất thành công đó là đầu năm 2006 công ty đã xây dựng một chương trình trò chơi cho khách hàng bằng công nghệ Flash. Đây là một sự lựa chọn cho việc phát triển các tương tác, các trò chơi phong phú cho khách hàng của Dolce & Gabbana trên toàn thế giới. có thể chơi trên điện thoại di động, PDA hay máy tính.
Mục đích là tạo ra một trò chơi quyến rũ mang lại sự vui vẻ cho khách hàng khi tìm hiểu và khám phá trế giới thời trang của Dolce & Gabbana.
Điều này đã tăng lượng truy cập vào trang Web của công ty lên 30%, tháng 10/2006 lược truy cập là 560.000 . Các phiên bản, các trò chơi trên điện thoại di động thách thức bộ nhớ người chơi và cũng cố thương hiệu bởi trong thời gian ngắn sẽ hiển thị những người mẫu mặc các bộ trang phục của Dolce & Gabbana. Một phần quan trọng khi người chơi tải về trò chơi họ phải cung cấp các thông tin liên hệ như giới tính, tuổi tác và các chi tiết khác. Những thông tin này sẽ hổ trợ chương tình tiếp thị hiện tại và tương lai. Đây là một thành công lớn của Dolce & Gabbana cho phép Dolce nắm bắt thông tin quan trọng của người dùng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Dolce & Gabbana được hưởng lợi từ lượng truy cập vào trang Web tăng lên, tăng nhân thức về thương hiệu, tương tác trực tiếp với khách hàng.
Đáp ứng khách hàng vượt trội
D&G đã xây dựng hệ thống marketing chuyên nghiệp, nắm bắt nhu cầu khách hàng môt cách nhanh chóng và chính xác, tạo được sự trung thành nhãn hiệu.
Nắm bắt được sở thích của giới trẻ, thời trang của họ thường chịu ảnh hưởng bởi phong cách thời trang của người nổi tiếng. Cụ thể như hiện nay, công ty nhận ra rằng: Justin Bieber, một ngôi sao nhạc Pop- là thần tượng của giới trẻ hiện nay, là đại diện cho những tài năng âm nhạc trong thế hệ mới. Vì vậy, công ty đã chọn Justin Bieber làm đại diện cho thời trang D&G nhằm kích thích tiêu dùng.
Chiến lược nguồn nhân lực
Tạo ra chất lượng vượt trội
Dolce & Gabbana thường xuyên hổ trợ các chương trình đào tạo liên tục để có thể thúc đẩy và khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Tạo ra một môi trường làm việc hợp tác và trao đổi kiến thức cho mọi người trong doanh nghiệp.
Đồng thời Dolce & Gabbana luôn bảo đảm vệ sinh và an toàn nơi làm việc cho các nhân viên. Luôn dành sự quan tâm tối đa và hạn chế mức thấp nhất các tai nạn, cũng như cải thiện các điều kiện an toàn cho nơi làm việc.
Và điều quan trọng Dolce & Gabbana bảo đảm các cơ hội như nhau cho từng nhân viên, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, địa vị cá nhân và xã hội.
Với những chính sách đó, D&G đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo độc đáo nhằm mang tới cho khách hàng những giá trị mà họ mong đợi.
Cải tiến vượt trội
D&G luôn khuyến khích tinh thần sáng tạo của nhân viên, không bao giờ bắt nhân viên làm việc theo một khuôn khổ nhất định nhằm phát huy tối đa sáng kiến của từng cá nhân.
Đội ngũ nhân viên bán hàng được tuyển chọn từ những người có kỹ năng và nghiệp vụ tốt, đội ngũ này đảm bảo kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn có kiến thức về thời trang, am hiểu tường tận về sản phẩm và luôn nhiệt tình trong công việc nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty và mang lại niềm tin cho họ.. Chính họ đã góp phần mang lại sự hài lòng cho khách hàng trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong đội ngũ lực lượng sản xuất của Dolce & Gabbana là công ty còn sử dụng một đội ngũ làm việc theo mùa. Nhu cầu về thời trang tăng nhanh trong mùa hè chính vì thế công ty luôn thuê them nhân viên vào mùa bận rộn này. Thuê công nhân theo mùa tránh cho công ty khỏi tình trạng dư thừa nguồn lao động vào những thời điểm nhu cầu thị trường về hàng hóa thấp. Tuy nhiên, những nhân viên tuyển dụng theo mùa này vẫn có thể có cơ hội làm việc lâu dài tại công ty nếu họ thể hiện được năng lực làm việc tốt trong thời gian hợp đồng. Họ sẽ được giữ lại theo thỏa thuận làm việc dài hạn tại công ty. Kế hoạch này tạo cho công ty cơ hội được sử dụng nguồn lao động tài năng bởi chính những nguồn lao động này tiềm ẩn những ý tưởng sáng tạo độc đáo, họ sẽ luôn mang đến cho công ty những cải tiến mới trong công việc
Đáp ứng khách hàng vượt trội
D&G thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên một cách bài bản để họ có thể hiểu rõ khách hàng của mình, đặt mình vào vị trí của khách hàng nhằm cung cấp cho họ chất lượng phục vụ tốt nhất. Nhờ vậy, công ty không những có thể giữ chân được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm một lượng khách hàng mới, kể cả họ là những khách hàng khó tính nhất. Ngày nay, khách hàng tiêu dùng sản phẩm và lượng người biết đến thương hiệu này gia tăng rất nhanh chóng.
VI/ Kết luận:
Từ một công ty được thành lập chỉ với 1.000 USD, giờ đây Domenico Dolce và Stefano Gabbana đã xây dựng nên một thương hiệu uy tín nhất của các hãng thời trang trên thế giới
Sau hơn 25 năm phát triển, D&G giờ đã trở nên vô cùng lớn mạnh, thành một đại gia trong làng thời trang thế giới sánh cả với những nhãn hiệu có từ lâu đời như Hermès, Burberry… và là một niềm tự hào lớn của nước Ý.
Từ một cửa hàng nhỏ tại Legnano Milan. Giờ đây, Dolce &Gabbana có một mạng lưới phân phối rộng lớn trên toàn cầu. Bao gồm 27 cửa hiệu tại Mỹ,16 cửa hàng tại Ý, 7 cửa hàng ở Nhật. Ngoài ra D&G có hệ thống cửa hàng phân bố rộng khắp trên khắp các nước Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Anh, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ, Ukraine, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ, Kuwait, Lebanon, Singapore, Thái Lan, Đàì Loan, Canada, Mexico, Brazil, Argentina, Chile và Cuba..
Tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2009 Tập đoàn có một lực lượng lao động tổng thể của 3.828 đơn vị và một mạng lưới phân phối bao gồm 116 các cửa hàng trực tiếp điều hành và 17 nhà máy sản xuất.
Dolce & Gabbana có được những thành công như trên bởi một số nguyên nhân sau
Tuy là khởi đầu chỉ là một cửa hàng nhỏ nhưng Dolce & Gabbana đã xây dựng cho mình một viễn cảnh thể hiện một khát vọng cao cả mà tổ chức hướng tới là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Và hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi của mình Dolce & Gabbana hoạt động hướng theo viễn cảnh mà mình đã tuyên bố.
Dolce & Gabbana thành công bởi sự nhạy bén và khả năng thay đổi trước những biến động của môi trường và trong ngành thời trang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, Dolce & Gabbana thay đổi để thích nghi nhưng vẫn không mất đi giá trị cốt lõi của mình là một nhãn hiệu thời trang cao cấp mang đến sự tự tin cho khách hàng của mình mỗi lúc khoát trên mình các trang phục của Dolce & Gabbana.
Và một yếu tố góp phần quan trọng vào những thành công của Dolce & Gabbana đó là luôn đặt sự thỏa mãn của khách hàng lên hàng đầu. Tích hợp từ hoạt động sản xuất, marketing, bán hàng… luôn làm hài lòng những khách hàng của mình.
Qua những thành công mà Dolce & Gabbana đã đạt được, mang lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá.
Mỗi người điều có quyền ước mơ và hãy cứ ước mơ về những gì mình muốn đạt tới và nổ lực hết mình để theo đuổi với những ước mơ đó.
Con người sống trong thế giới luôn thay đổi, chúng ta sống ngày hôm nay nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai nên hãy chuẫn bị tư thế cho những thay đổi để có thể tồn tại nhưng đừng làm mất đi bản chất vốn có của bản thân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích quản trị chiến lược công ty D&G.doc