Phân tích quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo pháp luật hiện hành

“Tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” là hai quyền cơ bản của công dân, không chỉ được ghi nhận tại điều 69 Luật hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 mà còn được ghi nhận cả trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, các điều ước quốc tế, vv. Ngoài ra, quyền tự do báo chí còn được quy định tại luật báo chí năm 1989 sửa đổi năm 1999 Đi sâu vào phân tích, chúng ta tạm gộp hai quyền cơ bản này làm một bới xét cho cùng thì “ngôn luận” và “báo chí” chính là tổng thể tất cả cách biểu đạt bao gồm lời nói, chữ viết, hình ảnh,

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo pháp luật hiện hành. “Tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” là hai quyền cơ bản của công dân, không chỉ được ghi nhận tại điều 69 Luật hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 mà còn được ghi nhận cả trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, các điều ước quốc tế, vv. Ngoài ra, quyền tự do báo chí còn được quy định tại luật báo chí năm 1989 sửa đổi năm 1999.. Đi sâu vào phân tích, chúng ta tạm gộp hai quyền cơ bản này làm một bới xét cho cùng thì “ngôn luận” và “báo chí” chính là tổng thể tất cả cách biểu đạt bao gồm lời nói, chữ viết, hình ảnh, … Trước hết chúng ta đi vào tìm hiểu từng khái niệm nhỏ trong khái niệm lớn -Tự do là một phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triểncủa tự nhiên và xã hội. -ngôn luận là  phát biểu, bày tỏ ý kiến một cách công khai, rộng rãi về những vấn đề chung như chính trị, kinh tế, xã hội… -báo chí là các loại hình tuyên truyền; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Hay nói tóm lại “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” là sự phát biểu, tiếp nhận thông tin, tuyên truyền thông tin, bày tỏ chính kiến, giữ quan điểm của bản thân mà không bị hạn chế, cấm đoán. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền tự do dân chủ bởi tự do dân chủ thực chất chỉ là một, khi có tự do sẽ có dân chủ và có dân chủ sẽ có tự do, hay nói cách khác đó là quyền nhân dân làm chủ. Nghĩa là người dân được tự do về lời nói, thông tin, có quyền đưa ra những ý kiến của mình mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào, có thể là những nhận xét, phán xét về các cơ quan nhà nước, có thể là những câu nói, những bài báo viết về các lĩnh vực, ... Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền chính trị bởi việc phát ngôn không chỉ là giữa những cá nhân với cá nhân mà còn là việc đưa ra quan điểm về các hoạt động của BMNN, góp ý kiến vào chính sách của nhà nước...Biểu hiện ở chỗ người dân có thể thông qua những người đại diện để chất vấn những đại biểu trong quốc hội, người dân có quyền nhận xét, đưa ra ý kiến của mình về việc thực thi các văn bản pháp luật,… Tuy nhiên, xét trên khía cạnh áp dụng vào thực tế thì không phải tự do ngôn luận, tự do báo chí là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết mà tự do ngôn luận, tự do báo chí bị hạn chế khi nó trái với các quyền và gí trị khác. Cụ thẻ như các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, hạ thấp danh dự người khác, … Ngoài ra, luật báo chí năm 1989 sửa đổi năm 1999 cũng có viết về quyền tự do báo chí tại điều 2 và 4, tuy nhiên chỉ là sự liệt kê và bảo đảm của nhà nước về các quyền tự do báo chí mà người dân có được. Nói đến thực tế, thì nhiều nước quan điểm rằng Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, tự do báo chí bởi xét đến cũng, các hành vi đòi thành lập đa đảng, các hành vi chống đối chính quyền bị coi là tội phạm chính trị quốc gia dẫn tới việc người dân không dám nói ý kiến về chính trị của mình hay đối với báo chí thì các đài phát thanh, các đài truyền hình đếu thuộc quản lý nhà nước, không có quản lý của tư nhân và việc hiến pháp nước ta quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ là trên giấy tờ. Mặc dù vậy, cũng có những quốc gia trái ý kiến, cho rằng việc bảo đảm quản lý trên lại là cách giữ vững sự ổn định của Việt Nam. Có nhiều ý kiến quan điểm trái ngược đưa ra cần Chính phủ và những nhà làm luật tham khảo. Tuy nhiên đối với mọi nước thì tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền cơ bản của mỗi con người. Con người sống là được đưa ra ý kiến của mình và bảo vệ nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo pháp luật hiện hành.doc
Luận văn liên quan