Hiệu quả hoạt động là điều kiện quan trọng quyết định sự sống còn của bất kì một tổ chức kinh tế nào. Trong bối cảnh châu Âu lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài, kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn ảm đạm, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng thấp. Đây cũng là thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 dừng lại ở mức 5,03% (mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây), hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại trong quá trình tái cơ cấu và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị VietinBank đã vừa bám sát định hướng điều hành Chính phủ, NHNN, vừa quyết liệt và sát sao chỉ đạo hệ thống VietinBank tăng cường quản trị hệ thống chuẩn mực và hệ thống quốc tế, chủ động, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường trong các mặt hoạt động kinh doanh.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định nguyên nhân tạo ra biến động đó đề phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong giai đoạn 2010 – 2012.
Mục tiêu 3: dùng mô hình quản lí độ lệch nhạy cảm lãi suất để phân tích thực trạng rủi ro lãi suất và ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập thuần của ngân hàng.
Mục tiêu 4: tổng hợp các vấn đề đã phân tích, sử dụng phương pháp suy luận, tự luận để đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về không gian
Chuyên đề được thực hiện tại Việt Nam.
4.2 Phạm vi về thời gian
Chuyên đề được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 6/2013.
4.3 Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lãi suất để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất; qua đó nhận biết, đo lường rủi ro lãi suất và mức thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng; từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động quản trị ngân hàng.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế các hoạt động của ngân hàng, vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, mức lợi nhuận cao là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Mặt khác, mức lợi nhuận cao thể hiện khả năng tài chính của ngân hàng, từ đó tạo được uy tín và lòng tin của khách hàng. Chính vì vậy, việc phân tích tình hình lợi nhuận của ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng. Để thấy rõ hơn ta sẽ xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank qua ba năm 2010 -2012.
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2010
2011
2012
SO SÁNH 2011/2010
SO SÁNH 2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng thu nhập
35.057.689
58.924.560
54.347.242
23.866.871
68,08
(4.577.318)
(7,77)
Thu nhập từ lãi
31.919.277
55.775.244
50.660.762
23.855.967
74,74
(5.114.482)
(9,17)
Thu nhập ngoài lãi
3.138.412
3.149.316
3.686.480
10.904
0,35
537.164
17,06
Tổng chi phí
30.419.407
50.532.539
46.179.342
20.113.132
66,12
(4.353.197)
(8,16)
Chi phí trả lãi
19.830.153
35.727.190
32.240.738
15.897.037
80,17
(3.486.452)
(9,76)
Chi phí ngoài lãi
10.589.254
14.805.349
13.939.604
4.216.095
39,81
(865.745)
(5,85)
Lợi nhuận trước thuế
4.638.282
8.392.021
8.167.900
3.753.739
80,93
(224.121)
(2,67)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012)
1.1. THU NHẬP
Năm 2011 58.924.560 triệu đồng, tăng 68,08 % so với năm 2010. Đạt được thành tích cao như vậy là nhờ ngân hàng đã chính thức tăng vốn điều lệ đợt II/2011 lên 20.229.721.610 ngàn đồng, tăng 33% so với năm 2010 (ngày 28/12/2011); đã đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là khách hàng vay vốn; VietinBank quyết tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục đẩy mạnh tất cả các mặt hoạt động, coi đây là năm bản lề của kế hoạch 5 năm, tích cực thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện an sinh xã hội; với nguyên tắc hoạt động “tăng trưởng đi đôi với an toàn”, VietinBank luôn luôn chú trọng tới sự phát triển bền vững, không vì tăng trưởng mà hạ thấp các quy định của ngân hàng, hạ thấp tính chất tín dụng cũng như đảm bảo hiệu quả thực sự của nguồn vốn.
Bước sang năm 2012, thu nhập của ngân hàng giảm 7,77 % so với năm 2011 còn ở mức 54.347.242 triệu đồng. Vì năm 2012 là năm bộc lộ rõ nhất những khó khăn của ngành ngân hàng với việc tín dụng ì ạch, nợ xấu nhảy vọt còn lợi nhuận sụt giảm; đến tháng 8 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống đã lên tới khoảng 10% ; riêng Vietinbank dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 tăng 13,3 % so với đầu năm, lên gần 331 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,35 %/tổng dư nợ, con số nợ xấu đến hết năm 2012 của Vietinbank khoảng 4.464 tỷ đồng. Tuy nhiên VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng. VietinBank đã vinh dự được Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á - Financial Asia bình chọn là Ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của VietinBank. Đặc biệt, với việc ký kết hợp đồng đầu tư chiến lược với Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU), Tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản và thứ 3 thế giới vào ngày 27/12/2012 đã trở thành một sự kiện nổi bật trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc, nâng uy tín, vị thế của Vietinbank lên tầm cao mới, phát triển nhanh mạnh, chủ động hội nhập quốc tế.
1.2. CHI PHÍ
Năm 2011 là 50.532.539 triệu đồng tăng 66,12 % so với năm 2010; năm 2012 là 46.179.342 triệu đồng giảm 8,16 % , tương ứng giảm 4.353.197 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay. Vì vậy, xét về cơ cấu thì chi phí trả lãi vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của ngân hàng và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm; cụ thể năm 2010 chiếm 65,19 % trong tổng chi phí, sang năm 2012 chiếm 69,82% trong tổng chi phí. Với sự biến động của lãi suất (6 lần thay đổi lãi suất năm 2012), lạm phát tăng tương đối cao (5,03 %/2012),…để đảm bảo khả năng cạnh tranh đã làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, xu hướng cắt giảm lương nhân viên ở hầu hết các ngân hàng nên đã góp phần giảm bớt chi phí.
1.3. LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của VietinBank cũng biến động tăng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng đạt 8.392.021 triệu đồng, tăng 3.753.739 triệu đồng, tương ứng tăng 80,93 % so với năm 2010 do tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Bước qua năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng giảm còn 8.167.900 triệu đồng, tức giảm 2,67% tương ứng giảm 224.121 triệu đồng. Vì trong năm này, tình hình tín dụng ì ạch làm tốc độ giảm của tổng thu nhập lớn hơn tốc độ giảm của tổng chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vượt 9% so với chỉ tiêu đã được điều chỉnh. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012, chứng tỏ ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIETINBANK TRONG BA NĂM 2010 - 2012
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK QUA BA NĂM 2010 - 2012
2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng
Để kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dụng khác,… Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ sẽ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tê khi có nhu cầu về vốn. Một ngân hàng muốn đứng vững thì điều kiện tiên quyết là nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ,… để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong cư dân hay các doanh nghiệp, phân phối lại nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Để biết về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như thế nào, ta xem xét bảng số liệu sau.
Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2010/2011
2011/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn huy động
349.328.196
431.904.533
469.689.886
82.576.337
23,64
37.785.353
8,75
Vốn chủ sở hữu
18.200.546
28.490.896
33.624.531
10.290.350
56,54
5.133.635
18,02
Vốn khác
183.449
24.649
215.842
(158.800)
(86,56)
191.193
775,66
Tổng nguồn vốn
367.712.191
460.420.078
503.530.259
92.707.887
25,21
43.110.181
9,36
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục trong ba năm. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 367.712.191 triệu đồng, năm 2011 tăng 25.21% tương ứng tăng 92.707887 triệu đồng, đạt 460.420.078 triệu đồng. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 503.530.259 triệu đồng, tăng 43.110.181 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô hoạt động liên tục tăng qua ba năm. Có sự gia tăng này là do nhu cầu vốn để phục vụ, cải thiện sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Mặt khác, công tác quản trị của ngân hàng tương đối tốt, duy trì khách hàng quen thuộc, chủ động tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, ngân hàng huy động được 349.328.196 triệu đồng. Năm 2011 huy động được 431.904.533 triệu đồng, chiếm 93,81 % trong tổng nguồn vốn, tăng 23,64% so với vốn huy động năm 2010. Sang năm 2012, huy động được 469.689.886 triệu đồng, chiếm 93,28 % trong tổng nguồn vốn, giảm 0,53 % so với năm 2011 là do trong năm này nền kinh tế đầy khó khăn, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lượng tiền trong lưu thông, nhiều lần hạ lãi suất khiến ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động vốn với mức lãi suất 8%/năm vào 24/12/ 2012.
2.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của Ngân hàng
Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động các bô phận hình thành tổng số vốn của ngân hàng, để xem xét tính hợp lí của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản nhằm thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như: dự trữ tiền mặt, đầu tư chứng khoán, cho vay và các tài sản khác.
Bảng 03: Tổng kết cơ cấu tài sản của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền mặt
2.813.948
3.713.859
2.511.105
899.911
31,98
(1.202.754)
(32,39)
Tiền gửi tại NHNN
5.036.794
12.101.060
12.234.145
7.064.266
140,25
133.085
1,10
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
50.960.782
65.451.926
57.708.302
14.491.144
28,44
(7.743.624)
(11,83)
Chứng khoán kinh doanh
224.203
542.704
274.553
318.501
142,06
(268.151)
(49,41)
CCTC phái sinh và các TSTC khác
19.242
20.236
74.451
994
5,17
54.215
267,91
Cho vay khách hàng
231.434.907
290.397.810
329.682.838
58.962.903
25,28
39.285.028
13,53
Chứng khoán đầu tư
61.585.378
67.448.881
73.417.250
5.863.503
9,52
5.968.369
8,85
Vốn góp đầu tư dài hạn
2.092.756
2.924.485
2.816.190
831.729
39,74
(108.295)
(3,70)
TSCĐ và tài sản có khác
13.544.181
18.002.964
24.811.425
4.458.783
32,92
6.808.461
37,82
Tổng tài sản
367.712.191
460.603.925
503.530.259
92.891.734
25,26
42.926.334
9,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012)
Xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lí hay không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy tài sản của VietinBank đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 367.712.191 triệu đồng; năm 2011 tăng 92.891.734 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 25,26%. Sang năm 2012, tổng tài sản của ngân hàng là 503.530.259 triệu đồng, tăng 9,32% so với năm 2011. Sự gia tăng tổng quy mô tài sản là do sự đóng góp của tất cả những thành phần cấu thành nên tài sản. Trong tài sản sinh lợi, các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 63 %, sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động của tài sản sinh lợi. Do đó, ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay cũng như các hoạt động đầu tư sinh lợi hơn nữa để gia tăng tài sản sinh lợi một cách cân xứng với mức tăng của tổng tài sản.
Tài sản của ngân hàng được đánh giá trên khả năng sinh lời, vì vậy ta có thể chia tài sản thành tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đầu tư đem lại tiền lãi cho ngân hàng như: tiền gửi tại TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, các khoản phải thu,… Tài sản không sinh lời là tài sản không đem lại lãi cho ngân hàng như: tiền tại quỹ, tài sản cố đinh, thiết bị máy móc.
Bảng 04: Cơ cấu tài sản sinh lợi và tài sản không sinh lợi qua ba năm
2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Tài sản sinh lời
346.317.268
94,18
426.786.042
92,66
463.973.584
92,14
Tài sản không sinh lời
21.394.923
5,82
33.817.883
7,34
39.556.675
7,86
Tổng tài sản
367.712.191
100
460.603.925
100
503.530.259
100
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VietinBank qua ba năm 2010 – 2012)
Tài sản sinh lợi
Nhìn chung, tài sản sinh lời của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011 tăng 80.468.774 triệu đồng tương ứng với mức tăng 23,24% so với năm 2010. Năm 2012, tài sản sinh lợi đạt 463.973.584 triệu đồng, tăng 8.71% so với năm 2011. Tuy nhiên khi xét về tỷ trọng thì tài sản sinh lợi giảm nhẹ qua ba năm, trong năm 2010 tài sản sinh lời chiếm 94,18% trong tổng tài sản của ngân hàng; bước sang năm 2011, 2012 thì tài sản sinh lợi giảm xuống tương ứng còn là 92,66%, 92,14%. Về số tuyệt đối thì tài sản sinh lợi tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm là do tốc độ tăng tài sản sinh lời nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Tài sản không sinh lợi
Tài sản không sinh lợi của VietinBank giai đoạn 2010 – 2012 tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010, tài sản không sinh lợi là 21.394.923 triệu đồng, chiếm 5,82% trong tổng tài sản. Sang năm 2011, tài sản không sinh lợi tăng 12.422.960 triệu đồng so với năm 2010 (chiếm 7,34% trong tổng tài sản); năm 2012 tăng 5.738.792 triệu đồng so với năm 2011 (chiếm 7.86% trong tổng tài sản). Sự gia tăng của tài sản không sinh lợi là kết quả của việc gia tăng tài sản cố định tại ngân hàng, đầu tư vào nhiều máy móc thiết bị để phục vụ ngày càng tốt hơn cho ngân hàng cũng như khách hàng của mình.
Qua phân tích, cơ cấu tài sản sinh lời tăng qua ba năm, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm. Nên ngoài việc đẩy mạnh cho vay, ngân hàng cần phát triển thêm các sản phẩm kinh doanh khác để phân phối rủi ro vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biêt trước tình hình biến động lãi suất như hiện nay thì rủi ro lãi suất là không tránh khỏi, vì thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT
2.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất
Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lí tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, hay là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác.
Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thì hai khoản mục cho vay ngắn hạn và đầu tư chứng khoán là hai khoản mục có độ nhạy cảm với lãi suất cao nhất. Cho nên đây là hai nhân tố quan trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng khi lãi suất thay đổi.
Bảng 05: Tài sản nhạy cảm lãi suất của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác
50.960.782
65.451.926
57.708.302
14.491.144
28,44
(7743.624)
(11,83)
Cho vay khách hàng
231.434.054
290.397.810
329.682.838
58.963.756
25,48
39.285.028
13,53
Chứng khoán ngắn hạn
55.645.824
65.320.966
71.081.582
9.675.142
17,39
5.760.616
8,82
Tổng TSNC lãi suất
338.040.660
421.170.702
458.472.722
83.130.042
24,59
37.302.020
8,86
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua ba năm 2010 - 2012 của VietinBank)
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn tạm thời của các thành phần kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân. Thông thường, khoản tín dụng này được tái đầu tư trong năm tiếp theo nên chúng thuộc tài sản nhạy cảm lãi suất.
Qua bảng 05 ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cho vay ngắn hạn là 290.397.810 triệu đồng, tăng 25,48% so với năm 2010. Năm 2012, cho vay ngắn hạn tăng 13,53% , tương ứng với mức tăng là 39.285.028 triệu đồng so với năm 2011, đạt 329.682.838 triệu đồng. Do trong năm 2011 NHNN bắt đầu nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm, nên dư nợ cho vay vào năm 2011 tăng nhanh hơn so với năm 2012. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2012, lượng vốn các ngân hàng huy động được lại tăng trưởng gấp hơn 10 lần đà tăng trưởng của tín dụng. Và việc ngân hàng không thể đẩy được vốn ra nền kinh tế do doanh nghiệp chưa giải quyết được hàng tồn kho cũng như nợ xấu, vì thế tốc độ tăng dư nợ cho vay vào năm 2012 tương đối giảm.
Chứng khoán ngắn hạn: cũng là một trong những tài sản mang lại thu nhập cho ngân hàng. Chứng khoán của Chính phủ là loại có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể mua bán, trao đổi sang tiền mặt dễ dang với chi phí giao dịch thấp. Khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn này nhằm đáp ứng tính thanh khoản cho ngân hàng. Do đặc điểm là thời hạn ngắn nên các chứng khoán này được định giá lại khi lãi suất thay đổi và được xem là tài sản nhạy cảm lãi suất.
Năm 2010, chứng khoán ngắn hạn đạt 55.645.824 triệu đồng; năm 2011 đạt 65.320.966 tăng 17,39 % so với năm 2010. Đến năm 2012, chứng khoán ngắn hạn tăng 8,82%, đạt 71.081.582 triệu đồng. Theo ông Đỗ Linh Phương (Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán VietinBank) cho biết lợi nhuận trước thuế của công ty ước đạt 96 tỷ đồng, tăng khoảng 17% so với năm 2011 (82 tỷ đồng) và cổ phiếu CTG của VietinBank mang lại cho cổ đông tỷ lệ sinh lời 66%, vượt xa các cổ phiếu khác trong ngành ngân hàng.
Khoản mục tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của năm 2011 là 65.451.926 triệu đồng, tăng 28,44% so với năm 2010; năm 2012 giảm 11,83% so với năm 2011, do ngân hàng mở rộng đầu tư vào nhiều hoạt động khác để giảm chi phí trả lãi và tăng lợi nhuận cho mình.
2.2.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Trong công tác quản lí nguồn vốn của ngân hàng đòi hỏi cần phải cân nhắc các rủi ro, cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất cho vay của các ngân hàng khác) và mức sinh lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng và chứng khoán. Mục tiêu chính của phương thức quản lí này là đảm bảo thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và duy trì mức doanh lợi ròng.
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì các khoản vốn nhạy cảm với lãi suất chủ yếu là các loại vốn huy động ngắn hạn: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn…. Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua trong 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, tổ chức kinh tế.
Tại VietinBank, tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng liên tục qua ba năm. Năm 2011 tăng 25,46 % so với năm 2010, đến năm 2012 thì tăng 12,78% so với năm 2011. Do thời điểm năm 2012, lãi suất thị trường biến đổi không ngừng, làm cho người gửi tiền ít gởi tiền hơn trước, làm cho tốc độ tăng vốn huy động năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng vốn huy động năm 2011.
Trong thời gian này, ngân hàng thực hiện những chiến lược huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn tạm thời cho ngân hàng vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn; mặt khác ngân hàng tập trung vốn huy động ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường giảm xuống. Từ đó đã làm cho vốn huy động tăng lên, nên nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng cũng tăng theo. Và trong danh mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất này cũng ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và ít nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của ngân hàng.
Bảng 06: Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của VietinBank qua ba năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2010/2011
2011/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi của và vay NHNN và các TCTD khác
78.317.404
101.701.646
99.600.175
23.384.242
29,86
(2.101.471)
(2,07)
Tiền gửi của khách hàng
205.918.705
257.273.708
289.105.307
51.355.003
24,94
31.831.599
12,37
GTCG
10.728.283
11.089.117
28.669.229
360.834
3,36
17.580.112
158,53
Tổng nguồn vốn NCLS
294.964.392
370.204.640
416.867.517
75.100.079
25,46
47.310.240
12,78
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua ba năm 2010 - 2012 của VietinBank)
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐỘ LỆCH LÃI SUẤT
2.3.1. Trạng thái nhạy cảm lãi suất tại Ngân hàng qua ba năm 2010 – 2012
Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ gặp phải của các ngân hàng hiện nay. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kì hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thi trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn, trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm trung và dài hạn. Cho nên, ngân hàng thường xuyên đối mặt với rủi ro lãi suất và thanh khoản.
Bảng 07: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
2011
2012
Tổng TSNC lãi suất
338.040.660
421.170.702
458.472.722
Tổng NVNC lãi suất
294.964.392
370.204.640
416.867.517
GAP
43.076.268
50.966.062
41.605.205
Tỷ lệ TSNC/NVNC
1,15
1,14
1,10
Tỷ số giữa GAP với TSNC lãi suất
0,13
0,12
0,09
Trạng thái của ngân hàng
Nhạy cảm
tài sản
Nhạy cảm
tài sản
Nhạy cảm
tài sản
Thu nhập ròng (NIM) sẽ giảm nếu
Lãi suất giảm
Lãi suất giảm
Lãi suất giảm
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012)
Qua bảng trên ta thấy năm 2010, ngân hàng có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 338.040.660 triệu đồng. Năm 2011, tổng tài sản nhạy cảm lãi suất đạt 421.170.702 triệu đồng, tăng 24,59% so với năm 2010. Vì đây là những khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Ngân hàng sẽ chỉ gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng sắp xỉ như mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tự vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại. Sang năm 2012, thì tổng tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng tăng 8,86% so với năm 2011, đạt ở mức 458.472.722 triệu đồng. Do trong năm này thể hiện rõ nhất của sự bất ổn trong nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đi đến phá sản hoặc thua lỗ không có khả năng trả nợ, tình trạng nợ xấu tồn động, khiến ngân hàng càng thận trọng hơn mỗi khi phát vay. Trong năm 2012, tốc độ tăng của tổng tài sản (9,4%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (9,3%) so với năm 2011.
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng tăng qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 294.964.392 triệu đồng, 370.204.640 triệu đồng và 416.867.517 triệu đồng. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm tiền gửi ngắn hạn của khách hàng, các giấy tờ có giá sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Khi đó ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận mức lãi suất tiền gởi mới phù hợp với những điều kiện của thị trường, những khoản tiền gởi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi theo lãi suất thị trường và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh thường xuyên để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.
Do có sự không cân xứng giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng nên giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua các năm phân tích không bằng nhau, điều đó cho thấy ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất hàng năm. Với giá trị GAP trong Mô hình định giá lại, ta sẽ xác định được trạng thái rủi ro của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của nó đến thu nhập mà ngân hàng nhận được.
Chênh lệch nhạy cảm Giá trị tài sản Giá trị nguồn vốn
lãi suất GAP nhạy cảm lãi suất nhạy cảm lãi suất
Với giá trị của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm ở bảng 07, chênh lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng biến động không đều, cụ thể là năm 2010 chênh lệch nhạy cảm lãi suất là 43.076.268 triệu đồng, năm 2011 là 50.966.062 triệu đồng, năm 2012 là 41.605.205 triệu đồng. Ta thấy, GAP của ngân hàng qua các năm có nhiều thay đổi, chênh lệch GAP năm 2011 tăng so với năm 2010, đây cũng là năm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất cao nhất trong ba năm.
Với GAP dương, ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về tài sản. Nếu lãi suất giảm, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất tăng khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm tài sản hay chênh lệch GAP dương thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Như vậy thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.
Bên cạnh GAP thì hệ số nhạy cảm lãi suất cũng giúp so sánh quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất với quy mô nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Hệ số nhạy cảm lãi suất là tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Năm 2010, có hệ số nhạy cảm lãi suất là 1,15 ( >1), chứng tỏ ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm về tài sản. Sang năm 2011, ngân hàng ở trạng thái nhạy cảm về tài sản với hệ số nhạy cảm lãi suất là 1,14 (>1), do tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản có của VietinBank đã tăng 30% so với năm 2011 Đến 31/12, tổng tài sản của VietinBank (riêng lẻ) đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước. Năm 2012, hệ số này là 1,10 vì nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng nhanh hơn tài sản nhạy cảm lãi suất nên đã làm cho hệ số này giảm đi so với năm 2012, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất và sự biến động của lãi suất thị trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng.
Bảng 08: Thu nhập lãi thuần của ngân hàng VietinBank qua ba năm
2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
SO SÁNH 2011/2010
SO SÁNH 2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập từ lãi
23.855.967
74,74
(5.114.482)
(9,17)
Chi phí trả lãi
15.897.037
80,17
(3.486.452)
(9,76)
Thu nhập lãi thuần
7.959.019
65,84
(1.628.030)
(8,12)
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính qua ba năm của VietinBank)
Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là không có rủi ro về lãi suất. Trong trường hợp này, thu lãi từ danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Theo lí thuyết, độ lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và hệ số nhạy cảm lãi suất bằng 1, khi đó dù lãi suất thay đổi theo chiều hướng nào thì thu nhập thuần cũng sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế độ lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 và hệ số nhạy cảm lãi suất bằng 1 không loại trừ được hoàn toàn rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất của các tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trường tiền tệ; chi phí trả lãi cho vốn huy động có xu hướng thay đổi nhanh hơn thu nhập lãi từ tài sản của ngân hàng. Cụ thể, khoảng giữa tháng 12/2012, Vietinbank lãi suất huy động vốn Việt Nam đồng kỳ hạn 12 đến 13 tháng là 11%/năm, từ 13 đến 36 tháng là 10%/năm và trên 36 tháng chỉ còn 9%/năm, đều giảm nhẹ so với các tháng trước; bên canh lãi suất cho vay vào khoảng 15%/ năm (15/7/2012).
2.3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng, ta sẽ phân tích từng khoản mục thu nhập lãi, chi phí lãi, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu và thời gian nên đề tài không phân tích rủi ro lãi suất với từng kì hạn, từng tháng hay từng quí theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn nhạy cảm lãi suất theo kì hạn là năm, từ đó thấy được lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng.
2.3.2.1. Phân tích sự biến động của thu nhập từ lãi
Thu nhập của ngân hàng là toàn bộ các khoản thu về hoạt động của ngân hàng như thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ,… Tuy nhiên, nguồn thu nhập lớn nhất của ngân hàng là thu từ lãi cho vay. Thu lãi cho vay bao gồm thu lãi cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn. Thu lãi càng nhiều thì khả năng thu được lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Tình hình biến động thu nhập từ lãi của VietinBank giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 09: Thu nhập lãi của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
CHỈ TIÊU
Đơn vị
2010
2011
2012
Thu nhập từ lãi
Triệu đồng
31.919.277
55.775.244
50.660.762
Tổng thu nhập
Triệu đồng
35.057.689
58.924.560
54.347.242
Thu nhập từ lãi/Tổng thu nhập
%
91,05
94,66
93,22
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính qua ba năm của VietinBank)
Qua bảng trên ta thấy nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng là thu từ lãi thể hiện qua tỷ trọng thu nhập lãi trê tổng thu nhập là rất cao, luôn chiếm trên 91% và nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua ba năm, năm 2012 tăng 2,17 % so với năm 2010. Cụ thể, tỷ trọng này qua ban năm của ngân hàng lần lượt là 91,05% (2010); 94,66% (2011) và 93,22% (2012).
Mặt khác, thu nhập từ lãi chủ yếu bao gồm thu nhập từ lãi cho vay, vì vậy thu nhập lãi sẽ chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính là số tiền mà ngân hàng sủ dụng để cho vay và lãi suất cho vay. Qua ba năm, thu nhập từ lãi của ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2011, là năm mà thu nhập lãi đạt mức cao nhất so với hai năm còn lại, đạt 55.775.244 triệu đồng, chiếm 94,66% tổng thu nhập của ngân hàng. Sở dĩ đạt được mức cao như vậy là do tháng 3/2011, VietinBank đã hoàn thành bán 10% vốn cổ phần cho Tổ chức tài chính quốc tế IFC thuộc World Bank, tăng vốn tự có thêm 6.000 tỷ đồng, kết thúc năm 2011 tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt 430.359 tỷ đồng, tắng 25% so với đầu năm. Năm 2012, thu nhập lãi giảm so với năm 2011, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao (93,22%) trong tổng nguồn vốn, đạt 50.660.762 triệu đồng. Vì trong năm có nhiều lần thay đổi lãi suất làm khách hàng phân vân trong việc gửi tiền vào ngân hàng, điều này làm ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn. Bên cạnh đó, chính sách hạ lãi suất cho vay làm cho ngân hàng giảm nguồn thu nhập từ lãi khi cho vay. Như vậy, ta có thể thấy lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập lãi của ngân hàng.
2.3.2.2. Phân tích sự biến động của chi phí trả lãi
Như đã phân tích, lãi suất không chỉ tác động đến tình hình huy động vốn, khả năng cho vay, thu nhập lãi của ngân hàng mà còn tác động trực tiếp đến tình hình chi trả lãi của ngân hàng.
Bảng 10: Chi phí trả lãi của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Đơn vị
2010
2011
2012
Chi phí trả lãi
Triệu đồng
19.830.153
35.727.190
32.240.738
Tổng chi phí
Triệu đồng
30.419.407
50.532.539
46.179.342
Chi phí trả lãi/Tổng chi phí
%
65,19
70,70
69,82
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính qua ba năm của VietinBank)
Chi phí trả lãi là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng, qua 3 năm khoản mục này luôn chiếm trên 87% trong tổng chi phí. Do đặc tính của hoat động ngân hàng là đi vay để cho vay nên chi trả lãi là khoản chi phí thường xuyên và xuyên suốt, không thể tách rời với hoạt động ngân hàng. Chi phí trả lãi của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính là tổng nguồn vốn chịu lãi và lãi suất mà ngân hàng phải trả để sử dụng nguồn vốn đó. Nếu nguồn vốn nhạy cảm lãi suất chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn phải trả lãi của ngân hàng thì chi phí trả lãi càng tăng nhanh khi lãi suất tăng và ngược lại.
Tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua ba năm cho thấy rằng phần lớn vốn huy động của ngân hàng là ngắn hạn nên khoản mục nhạy cảm lãi suất luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này sẽ làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng thay đổi rất nhiều khi lãi suất biến động. Năm 2010, vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng là 199.640 tỷ đồng, với lãi suất không vượt quá 12%/năm (do Hiệp hội và NHNN đã họp với các thành viên thỏa thuận vào tháng 5/2011). Sang năm 2011, là năm có lãi suất huy động 14%/năm cao nhất trong ba năm 2010 -2012, nên đã làm chi phí trả lãi của ngân hàng tăng 15.897.037 triệu đồng, tương đương tăng 80,17 % so với năm 2010, và đây cũng là năm có chi phí trả lãi cao nhất. Năm 2012, chi phí trả lãi giảm nhẹ (giảm 0,88%) so với năm 2011, vì chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, NHNN liên tiếp hạ lãi suất huy động xuống còn 9%/năm (có hiệu lực từ 11/6), cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Như vậy, chi phí trả lãi vốn huy động đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến tổng chi phí trả lãi của ngân hàng mà nguyên nhân chính là do sự biến động của yếu tố lãi suất và lượng vốn huy động. Vốn huy động càng tăng thì chi phí trả lãi càng cao, lãi suất càng cao thì chi phí trả lãi cũng càng cao. Ta có tốc độ tăng vốn huy động và tốc độ tăng chi phí trả lãi của VietinBank qua ba năm như sau.
Bảng 11: So sánh tốc độ tăng vốn huy động và tốc độ tăng chi phí trả lãi của VietinBank qua ba năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng
2011/2010
2012/2011
Tốc độ tăng vốn huy động (%)
123,64
108,75
Tốc độ tăng chi phí trả lãi (%)
180,17
90,24
Xét tốc độ tăng qua từng năm ta thấy năm 2011 so với năm 2010 thì tốc độ tăng vốn huy động thấp hơn so với tốc độ tăng chi phí trả lãi. Cụ thể, tốc độ tăng của chi phí trả lãi là 180,17% trong khi tốc độ tăng của vốn huy động chỉ đạt 123,64%, chênh lệch 56,53%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong năm 2011 và đặc biệt là do lãi suất huy động cao nên đã là cho tốc độ tăng chi phí trả lãi cao hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động của ngân hàng.
Năm 2012, hai chỉ tiêu này có sự hoán đổi vị trí cho nhau, tốc độ tăng vốn huy động cao hơn so với tốc độ tăng chi phí trả lãi, trong khi tốc độ tăng của chi phí trả lãi chỉ 90,24% thì tốc độ tăng của vốn huy động là 108,75%. Do năm 2012, lãi suất huy động có xu hướng giảm mạnh nên mức tăng chi phí lãi cho vốn huy động tăng thêm không bù đắp cho sự giảm đi của chi phí lãi do ảnh hưởng của lãi suất, vì vậy mà tốc độ tăng chi phí trả lãi chỉ đạt 90,24%, giảm 9,76% so với năm 2010.
Như vậy, chi phí trả lãi của ngân hàng trong thời gian qua chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố lãi suất, nếu nguồn vốn nhạy cảm lãi suất càng cao thì sự thay đổi của chi phí trả lãi sẽ càng biến động theo tình hình biến động của lãi suất. Vậy nên, ngân hàng cần quản lí tốt nguồn vốn nhạy cảm lãi suất để từ đó có thể quản lí tốt chi phí trả lãi cho ngân hàng.
2.3.2.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng
Do sự biến động về tổng tài sản sinh lời, nguồn vốn chịu lãi cộng với tình hình biến động của lãi suất trong thời gian qua đã làm cho thu nhập lãi và chi phí lãi của VietinBank có nhiều biến động, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng.
Bảng 12: Thu nhập, chi phí lãi và thu nhập lãi thuần của VietinBank qua
ba năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
2011
2012
Thu nhập từ lãi
Triệu đồng
31.919.188
55.775.244
50.660.762
Chi phí trả lãi
Triệu đồng
19.830.153
35.727.190
32.240.738
Thu nhập lãi thuần
Triệu đồng
12.089.035
20.048.054
18.420.024
Tài sản sinh lời
Triệu đồng
346.317.268
426.786.042
463.973.584
Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM)
%
3.49
4.70
3.97
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính qua ba năm của VietinBank)
Một mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lí rủi ro lãi suất của các ngân hàng là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng sẽ duy trì mức thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) ở mức ổn định qua các năm. Nếu các nhà quản lí bằng lòng với hệ số NIM này, họ sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa rủi ro lãi suất nhằm bảo vệ hệ số chênh lệch lãi thuần, qua đó ổn định thu nhập ròng của ngân hàng.
Trong thời gian qua, lãi suất thị trường có nhiều biến động, lãi suất nửa đầu năm 2010 tương đối ổn định ở mức 11%/năm, đến cuối năm 2010 (5/11) lãi suất huy động là 12%/năm để kiềm chế lạm phát. Năm 2011, lãi suất tăng lên ở mức cao 14%/năm, nhưng sang năm 2012 lãi suất nhiều lần giảm xuống còn 9%/năm vào 11/6. Sự biến động lãi suất qua ba năm đã làm ảnh hưởng đến thu nhập lãi, chi phí lãi, dẫn đến thu nhập lãi thuần và hệ số chênh lệch lãi thuần của Ngân hàng TMCP Công Thương cũng biến động qua ba năm.
Năm 2010, lãi suất ổn định thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát. Năm 2010, là một năm có không ít những biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới năm 2008 – 2009. Trước những biến động đó, NHNN thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản đồng Việt Nam ổn định ở mức 8%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm, và điều chỉnh lên mức 9%/năm trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, Thông tư 07/2010/TT-NHNN, Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Trong khi đó, chênh lệch GAP 43.076.268 triệu đồng đã làm cho ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất. cuối năm 2010, thu nhập lãi thuần 12.089.035 triệu đồng và NIM là 3,49%.
Năm 2011, lãi suất tăng cao, với qui định trần lãi suất 14%/năm. Năm 2011, tín dụng sẽ được thắt chặt hơn so với 2010 khi NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng đối với nền kinh tế tăng khoảng là 23%; tổng phương tiện thanh toán tăng 21-24%. Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng theo nguyên tắc thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định, năm 2011 NHNN sẽ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung- cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Trong năm 2011, cả thu nhập từ lãi và chi phí lãi điều tăng, nhưng tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần cao hơn tốc độ tăng của chi phí lãi nên thu nhập lãi thuần tăng, đạt 20.048.054 triệu động và NIM tăng 1,21% so với năm 2010.
Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, đặc biệt với 6 lần thay đổi lãi suất, lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12%/năm. Ngày 28/05/2012, NHNN vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động Việt Nam đồng đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8 %/năm. Trong khi đó, năm 2012 chênh lệch GAP của VietinBank đạt ở mức 41.605.205 triệu đồng, làm ngân hàng thật sự đối mặt với rủi ro lãi suất. Lãi suất giảm làm cho thu nhập lãi giảm 5.114.482 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 9,17% so với năm 2011; chi phí trả lãi cũng giảm 3.486.452 triệu đồng so với năm 2011, đạt 32.240.738 triệu đồng. Kết quả là thu nhập thuần của ngân hàng giảm xuống so với năm 2011, còn 18.420.024 triệu đồng. Như vậy, ngân hàng trong trạng thái nhạy cảm tài sản với chênh lệch GAP cao 41.605.205 triệu đồng, chi phí trả lãi giảm nhanh hơn so với thu nhập từ lãi, dẫn đến thu nhập thuần giảm 8,12% so với 2011 và NIM bị thu hẹp xuống còn 3,97%.
Trước sự biến động lãi suất trong thời gian qua cho thấy rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Việc lãi suất huy động biến động bất ổn trong thời gian qua là một vấn đề đáng lo ngại, vì sự tác động của nó đến thu nhập lãi, cũng như thể hiện sự bất ổn của nền kinh tế. Lãi suất không ổn định, thường xuyên thay đổi, khiến khách hàng hoang mang, không muốn gởi tiền nhiều vào ngân hàng (vì lãi suất thấp), cùng với sự khó e ngại mở rộng đầu tư, nợ xấu tồn động, bất động sản đóng băng,…khiến khách hàng không tin ngân hàng và ngân hàng không tin khách hàng. Tất cả những điều này điều gây bất lợi cho lợi nhuận của ngân hàng.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIETINBANK
3.1. NHẬN XÉT NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
3.1.1 Những mặt làm được của ngân hàng
Trước tình hình biến động lãi suất trong thời gian qua, VietinBank đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế rủi ro lãi suẩt. Mặt dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác, và hoạt động trong nền kinh tế khó khăn, nhưng thương hiệu VietinBank luôn được khách hàng tin cậy. Cụ thể là:
Ngân hàng luôn thực hiên tốt những qui định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, chú trọng lãi suất đầu vào, đầu ra một cách hợp lí theo biến động của thị trường. Khi lãi suất có xu hướng giảm thì ngân hàng ưu tiên huy động nguồn vốn ngắn hạn, nhờ đó đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong dân cư, huy động vốn đạt hiệu quả qua các năm.
Cho vay với lãi suất thỏa thuận, ngân hàng đã chuyển nguy cơ rủi ro lãi suất thay đổi về phía người vay, nên hạn chế được rủi ro lãi suất cho mình.
Ngân hàng không ngừng đầu tư các trang thiết bị máy móc, các phần mềm tin học để phục vụ cho việc hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ: các sản phẩm huy động vốn, cho vay, gia tăng tỷ trọng các nguồn thu từ dịch vụ để giảm thiểu tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.1.2. Những hạn chế trong quản lí rủi ro lãi suất của ngân hàng
Bên cạnh những mặt đạt được, ngân hàng còn tồn tại một số vấn đề từ các chính sách sử dụng và những hạn chế trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Ngân hàng chưa thực hiện được một cách toàn diện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất. chỉ mới áp dụng biện pháp cho vay với lãi suất thỏa thuận mà chưa thể xác định được cụ thể các khoản mục tài sản và nguồn vốn sắp đáo hạn cũng như chưa xác định cụ thể kì hạn trung bình của các khoản cho vay, kì hạn trung bình của nguồn vốn nợ, từ đó khó mà duy trì được sự cân xứng về kì hạn tài sản có và tài sản nợ.
Cán bộ nhân viên cũng chưa nắm rõ về các nghiệp vụ phát sinh như giao dịch kì hạn, hoán đổi, quyền chọn, nhất là kĩ thuật đánh giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh này nên đã gây trở ngại cho việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Việc nhận biết, đánh giá rủi ro của cán bộ công nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Do đó, ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất; thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất. Vì để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn của những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình.
Ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp, để tính toán đo lường rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách chính xác. Hiện vay, ngân hàng chưa thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn như: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn,…Các ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn,…. ngân hàng cần có định kỳ đánh giá lại giá trị của vật thế chấp. Nó sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.
Ngân hàng cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế. Hiện tại, VietinBank đang có trạng thái nhạy cảm về tài sản, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tiếp tục giảm. Vì lẽ đó, ngân hàng có thể sử dụng một chiến lược quản trị năng động là thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục nguồn vốn. Hay tăng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lên và giảm tài sản nhạy cảm lãi suất xuống. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay, lãi suất thị trường đang giảm dần theo tốc độ giảm của lạm phát. Khi lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất huy động cho các loại hình mới và vẫn phải trả mức lãi suất cao trước đây đối với các kỳ hạn đã huy động vào thời điểm lãi suất tăng cao ở năm 2011. Cho nên giải pháp tốt nhất hiện nay là Ngân hàng nên tạo lập trạng thái cân đối giữa nguồn vốn và tài sản nhạy cảm lãi suất.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động là điều kiện quan trọng quyết định sự sống còn của bất kì một tổ chức kinh tế nào. Trong bối cảnh châu Âu lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài, kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn ảm đạm, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng thấp. Đây cũng là thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 dừng lại ở mức 5,03% (mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây), hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại trong quá trình tái cơ cấu và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị VietinBank đã vừa bám sát định hướng điều hành Chính phủ, NHNN, vừa quyết liệt và sát sao chỉ đạo hệ thống VietinBank tăng cường quản trị hệ thống chuẩn mực và hệ thống quốc tế, chủ động, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường trong các mặt hoạt động kinh doanh. Bằng sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã vượt qua khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, trở thành một trong những “ông” lớn quan trọng hiện nay. Vì sứ mệnh “Tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam”, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tể, gián tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động, từ đó cũng góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ngoài mục tiêu đạt lợi nhuận, VietinBank còn đi đầu trong việc đẩy mạnh cho vay khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp phụ trợ với lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và có cơ hội xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, nâng cao đời sống xã hội. Để đạt được những thành tựu đó, VietinBank đã phải luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bởi vì hoạt động của ngành ngân hàng luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng thường xuyên phải đối mặt là rủi ro lãi suất. Việc quản trị rủi ro lãi suất là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD.
Tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,… Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay.
Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Cần Thơ.
2. Peter S.Rose. (2001). Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính.
3. Nguyễn Hữu Tâm (2008). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_chinh_thuc_314.doc