- Đòn cân định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%, nếu DOL giảm sẽ khiến công ty chịu rủi ro kinh
doanh thấp . Tuy nhiên đòn cân định phí của SPP tăng giảm không ổn định, mức tăng
giảm không chêch lệnh nhiều.
- Đòn cân tài chính đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng
của cổ đông, tức độ thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. GMC có xu hướng giảm
tăng đều qua các năm từ năm 2009(2.27) đến năm 2012.(2.55)
- DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với s ự thay đổi doanh
thu. DTL có xu hướng giảm dần, cho ta thấy doanh nghiệp đang tăng mức độ rủi ro
chung
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA SÀI GÒN
MÃ CK : SPP
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ DIỆU
LỚP : CH NGÀY 2- K22
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
A.HỒ SƠ DOANH NGHIỆP
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA SÀI GÒN ( SAPLASTIC)
Địa chỉ : Lô II-2B, Cụm V, Nhóm Công Nghiệp II, Đường số 10, KCN Tân Bình, Phường
Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM
- Mã chứng khoán : SPP
- Sàn giao dịch : HNX
- Ngành nghề kinh doanh : Bao bì màng ghép phức hợp. Bao bì màng đơn. Bao bì
gạo, phân bón, xi măng, thức ăn gia súc.
II. VỊ THẾ CÔNG TY
SAPLASTIC luôn nằm trong top dẫn đầu của thị trường bao bì nhựa màng ghép phức
hợp cao cấp cùng với một số doanh nghiệp có nhiều lợi thế như có sẵn cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, năng lực ban đầu dồi dào của Nhà nước (Tân Tiến, Liks in), hoặc tập
đoàn lớn (Huhtamaki), hoặc có truyền thống hoạt động lâu năm trong ngành (Saigon
Trapaco). Sau 5 năm hoạt động, SAPLASTIC đã có vị thế vững chắc trên thương
trường, Công ty đã xây dựng được cho mình một thương hiệu và uy tín về chất lượng,
là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai
III.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ
Chiến lược về sản phẩm: Công ty định hướng chiến lược sản xuất những sản phẩm
cao cấp trong lĩnh vực bao bì nhựa, lấy chất lượng sản phẩm làm trung tâm và lấy công
nghệ hiện đại làm nền tảng cho sự phát triển. Để đạt được mục tiêu ấy, cùng với việc
xây dựng và áp dụng đồng bộ 2 hệ thống là ISO9001: 2000 và ISO 14001:2004, 4
chương trình công nghệ bao gồm: Công nghệ toàn diện, công nghệ cạnh tranh, công
nghệ sạch và tối ưu hoá đầu vào đã được hoạch định và thực hiện xuyên suốt, từng
bước điều chỉnh, cải tiến, thường xuyên nâng cao tính hiệu quả của mọi hoạt động.
Chiến lược về công nghệ: Nỗ lực đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về kỹ thuật,
bảo quản vệ sinh an toàn thực phẩm, tính chất cơ lý, độ cản khí và hơi nước của bao
bì, chuẩn mực ổn định về chất lượng.
Với đặc thù sản xuất kinh doanh của SAPLASTIC là không hướng đến người dùng cuối
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
mà nhắm vào các doanh nghiệp, các nhà cung cấp hàng tiêu dùng, do đó chiến lược
marketing của SAPLASTIC đi theo hướng riêng, tập trung vào việc thuyết phục các nhà
sản xuất.
Với định hướng đó, trong hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường, SAPLASTIC tập trung
vào từng đối tượng cụ thể, có hướng tiếp cận và chính sách riêng cho từng doanh
nghiệp. Để làm tốt điều này đòi hỏi phải có quá trình tìm hiểu khách hàng lâu dài và kỹ
lưỡng, hiểu sâu các đặc điểm của khách hàng như năng lực sản xuất, năng lực tài
chính, loại sản phẩm, thị trường/phân khúc thị trường mà khách hàng hướng đến và
phục vụ.
SAPLASTIC có chủ trương chính sách về giá xuyên suốt: đó là ưu tiên giá tốt cho các
hợp đồng có số lượng lớn, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Tuyệt đối không hạ
giá thành bằng cách giảm chất lượng đầu vào để giảm giá bán. SAPLASTIC không chủ
trương hy sinh chất lượng để có giá thấp. Giá bán sản phẩm sẽ được xác định dựa trên
nhiều yếu tố, như chi phí sản xuất, uy tín của thương hiệu, mức cạnh tranh trên thị
trường, chất lượng sản phẩm, trong đó đặt yếu tố chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
B. PHÂN TÍCH
I.PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1. Tỷ số khả năng thanh toán :
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR) 128.91% 146.59% 133.01% 154.46%
Tỷ số thanh toán nhanh (QR) 68.56% 63.87% 59.94% 117.54%
Nhận xét :
1.1 Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn (CR) :
- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
SPP có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010
giảm 21.45%, năm 2011 giảm 7,87%, năm 2012 giảm 25,55% so với năm 2009.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của
nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của SPP vẫn ở mức khá
tốt.
1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (QR) :
- Là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị hàng tồn kho và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ
này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của SPP có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh
khoản cao có thể huy động ngay để thanh toán.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, khả năng thanh toán nhanh năm 2010 giảm 57,6%,
năm 2011 giảm 53,67%, năm 2012 giảm 48,98% so với năm 2009. Nguyên nhân là do
mức tồn kho các năm tăng rất mạnh so với năm 2009 và nợ ngắn hạn cũng tăng. Mức
tồn kho năm năm 2010 tăng 303,33%, năm 2011 tăng 305,3%, năm 2012 tăng
193,99% so với năm 2009. Điều này làm rủi kho khả năng thanh khoản tăng lên.
2.Tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động :
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Vòng quay tài sản
Vòng quay các khoản phải thu 3.9 5.7 8.0 10.4
Kỳ thu tiền bình quân (DSO) 93 64 46 35
Vòng quay hàng tồn kho 1.8 1.8 2.6 4.9
Vòng quay tài sản cố định 2.2 2.0 2.1 2.5
Nhận xét :
2.1 Kỳ thu tiền bình quân :
- Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất
bao nhiêu ngày để SPP có thể thu hồi được khoản phải thu.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy ,kỳ thu tiền bình quân năm 2010 tăng 11 ngày,năm
2011 tăng 29 ngày, tăng 58 ngày so với năm 2009. Tốc độ vòng quay khoản phải thu
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
tăng mạnh qua các năm đặc biệt năm 2010 gấp đôi năm 2009, năm 2012 gấp 3 năm
2009.Như vậy ,làm tăng tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng và thể hiện việc sử
dụng vốn không hiệu quả.
2.2 Vòng quay hàng tồn kho :
- Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu
vòng để tạo ra doanh thu và ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp
mất hết bao nhiêu ngày.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 4,9 vòng/ năm, và có xu
hướng giảm dần xuống ở 2010, 2011, 2012 lần lượt là 2,6 ; 1,8 ; 1,8 vòng/năm. Điều
này cho thấy tốc độ quay vòng tồn kho của công ty khá nhanh.
2.3 Vòng quay tài sản cố định :
- Đo lường nhu cầu vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra một đồng
doanh thu.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản năm 2010, 2011, 2012
đều tăng so với năm 2009. Năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu cần 2,5 đồng tài
sản cố định, và con số này giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 là 2,1 ; năm 2012 là
2,0 ; năm 2012 là 2,2.
3. Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) 20.16% 26.74% 25.03% 17.37%
Tỷ suất sinh lợi sau thuế (NPM) 2.51% 4.10% 8.47% 3.73%
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 8.44% 10.83% 11.35% 6.69%
ROA 1.71% 2.93% 6.28% 2.79%
ROE 5.01% 7.50% 17.80% 6.44%
Nhận xét :
3.1 Tỷ suất sinh lợi gộp ( GPM) :
- Cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu.
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ suất s inh lợp gộp của công ty năm 2010 tăng
7,66% so với năm 2009 , năm 2011 tăng 1,71% so với năm 2010, năm 2012 giảm
6,58% vo với năm 2010. Nhìn chung GPM có xu hướng tăng lên từ năm 2009 đến
2011, chỉ có năm 2012 là giảm mạnh, do tình biến động chung của thị trường.
3.2 Tỷ suất sinh lợi sau thuế (NPM)
- Cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2009 bằng 3,73% doanh
thu, và tăng lên năm 2010 là 8,84%, gấp 2,36 lần năm 2009, năm 2011 giảm xuống
4,1% và năm 2012 tiếp tục giảm còn 2,51%. Nguyên nhân là do chi phí giá vốn hàng
bán cùng với chi phí lãy vay ngày một tăng cao.
3.3 . Sức sinh lợi cơ bản
- Dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh
hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
- Với kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 trong 100 đồng tài sản của SPP tạo ra
được 6,69 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi và có xu hướng tăng dần qua các năm
2010 là 11,35 đồng là và 2011 là 10,83 đồng, đến năm 2012 giảm còn 8,44 đồng.
3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) :
- Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
- Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA năm 2009 là 2,79% tăng lên 6,28% vào năm
2010. Sau đó năm 2011 giảm mạnh còn 2,93% và năm 2012 giảm còn 1,71%. Điều
này cho thấy tình hình kinh doanh SP không ổn định và có chiều hướng đi xuống
3.5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) :
- Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.
- Với kết quả trong bảng cho thấy, ROE năm 2010 tăng 11,36% so với năm 2009, mức
tăng gần gấp 3, do lợi nhuận đạt được năm 2010 khá cao. Năm 2011 giảm 10,3% so
với năm 2010, và năm 2012 lại tiếp tục giảm 2,49% so với năm 2011. Do giai nhìn
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
chung tình hình thị trường đều khó khăn, làm ảnh hưởng lên hiệu quả kinh doanh của
công ty.
4. Tỷ lệ tài trợ
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Tỷ lệ tài trợ
Tỷ số nợ / Tổng vốn (D/A) 65.80% 60.98% 64.73% 56.66%
Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu (D/E) 192.38% 156.28% 183.49% 130.74%
Tỷ số nợ dài hạn 31.51% 33.79% 37.23% 25.47%
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR 128.18% 141.31% 249.15% 178.61%
Nhận xét :
4.1 Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản (D/A):
- Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
- Với kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ nợ trên tổng sài sản tăng đều qua các năm,
năm 2010 tăng 8,07%, năm 2011 tăng 4,32% , năm 2012 tăng 9,14% so với năm 2009.
Qua đó cho thấy, SPP sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản chưa hiệu quả.
4.2 Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) :
- Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của SPP năm 2009 từ
178,61% tăng lên 249,15% năm 2010,năm 2011 giảm mạnh còn 141,31% và tăng lên
128,18% vào năm 2012. Nguyên nhân: lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng từ 9 tỷ
đồng vào 2009 lên 30 tỷ đồng vào 2010, rồi giảm xuống còn 12 tỷ đồng vào. Tốc độ
tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay xấp xỉ bằng với tốc độ tăng của lãi vay, nên
khả năng thánh toán lãi vay của SPP vẫn ở mức an toàn
5. Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
Nhận xét :
5.1 Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) :
- Dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho
biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập hiện tại.
- Chỉ số này của SPP đạt ở mức khoảng 9.5 của trung bình các năm, điều này có
nghĩa là thị trường kỳ vọng khả năng sinh lợi của SPP , với mức P/E này được xem là
khá cao so với trung bình ngành là 4.9
5.2 Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B) :
- Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, SPP có chỉ số P/B năm 2009 là 0.52 và tăng lên
1.58 vào năm 2010, giảm xuống 1.09 năm 2011 và năm 2012 tiếp tục giảm còn 0.33
Nguyên nhân giảm là do giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị của sổ sách, sự kỳ vọng phản
ánh qua giá cổ phiếu trên thị trường lại nhỏ hơn giá trị bút toán.
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU
(* Số liệu tính toán FILE EXCEL : Sheet ‘TÍNH TOÁN CHỈ SỐ’)
1. Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán :
Nhận xét :
- Tỷ lệ các loại tài sản ngắn hạn không có sự thay đổi đang kể,tỷ lệ năm 2009 đến
năm 2012 xấp xỉ bằng nhau, tỷ lệ hàng tồn kho có tăng mạnh qua các năm, năm 2012
gấp đôi năm 2009, trong khi đó, tỷ lệ tiền mặt có sự sụt giảm từ năm 2009 (1,42%) ,
năm 2010 (0,84%) , năm 2011 (0,49%), năm 2012 (0,2%)
Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Giá cổ phiếu 6300 20300 28000 20600
Số cổ phiếu 11,963,790 12,307,790 9,000,338 3,499,461
Tỷ lệ P/E 6.67 14.49 8.85 8.08
Tỷ lệ P/B 0.33 1.09 1.58 0.52
EPS 944 1,401 3,165 2,548
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
- Tỷ lệ nợ dài hạn có xu hướng tăng từ 14,81% năm 2009 lên 15,73% năm 2012,
nguyên nhân là giá trị các tài sản dài hạn xuống giá do khủng hoảng kinh tế các năm
2010, 2012 xảy ra.
- Tỷ lệ nợ phải trả có xu hướng tăng, cụ thể năm 2009 tỷ lệ này chiếm 56,66% tổng
tài sản, đến năm 2012 là 65,8%
- Nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tăng giảm không ổn định, cụ thể là vốn chủ sở
hữu năm 2009 chiếm tỷ lệ là 43,34% tổng vốn, năm 2010 giảm còn 35,27%, năm 2011
tăng lên 39,02%, năm 2012 giảm xuốn 34,2%.
.2.Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhận xét :
Qua các bảng số liệu trong file excel ta thấy rằng, tỷ trọng thu nhập sau thuế có xu
hướng tăng 4,74% từ năm 2009 đến năm 2010, và giảm lại 4,37% vào năm 2010, tiếp
tục giảm 1,59 % vào văm 2012, nguyên nhân là do sự thay đổi tỷ trọng của giá vốn
hàng bán và chi phí bán hàng.
III. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ Z
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2009
Rủi ro phá sản - The Altman Z-Score
Vốn lưu chuyển / Tổng tài sản (X1)
0.65
0.60
0.58
0.65
Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản (X2) 0.04 0.05
0.06
0.03
EBIT / Tổng tài sản (X3)
0.08
0.11
0.11
0.07
Thị giá vốn / Thư giá nợ (X4)
0.17
0.70
0.86
0.40
Doanh thu thuần / Tổng tài sản (X5)
0.68
0.71
0.74
0.75
Mô hình chỉ số Z ; Z=1.2X1 + 1.4X2
+ 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
1.91
2.30
2.45
2.04
Nhận xét :
Các chỉ số Z qua các năm ở mức khá thấp (<2,99) . Công ty đang nằm trong vùng rủi ro
phá sản trung bình.
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
IV.PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
PHÂN TÍCH ĐÒN
BẨY TÀI CHÍNH
DOL: đòn cân định
phí (EBIT+F)/EBIT
1.63
1.55
1.50
1.89
-F: định phí(CPBH +
CPQLDN)
34,926,905,858
35,062,772,387
25,992,076,585
19,076,181,754
DFL: đòn cân tài
chính EBIT/EBT
4.55
3.42
1.67
2.27
DTL =DOL * DFL
7.41
5.30
2.51
4.30
Nhận xét :
- Đòn cân định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%, nếu DOL giảm sẽ khiến công ty chịu rủi ro kinh
doanh thấp . Tuy nhiên đòn cân định phí của SPP tăng giảm không ổn định, mức tăng
giảm không chêch lệnh nhiều.
- Đòn cân tài chính đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng
của cổ đông, tức độ thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. GMC có xu hướng giảm
tăng đều qua các năm từ năm 2009(2.27) đến năm 2012.(2.55)
- DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự thay đổi doanh
thu. DTL có xu hướng giảm dần, cho ta thấy doanh nghiệp đang tăng mức độ rủi ro
chung
V. PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ĐIỂM HÒA VỐN
LỜI LỖ
Định phí F =
CPBH+CPQL+CPTC
79,751,727,402
95,753,794,507
54,614,008,223
34,294,241,172
Biến phí V = GVHB
359,558,471,869
307,803,896,567
252,271,791,198
197,574,776,174
Doanh thu hòa vốn
lời lỗ
395,496,329,401
358,067,309,114
218,161,303,855
197,433,355,247
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
Nhận xét :
- Qua các năm mức doanh thu thuần đều cao hơn mức doanh thu hòa vốn lời lỗ có thể
thấy công ty hoạt động ổn định có hiệu quả.
VI. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/E
Chỉ số P/E trung bình ngành
4.9
Chỉ số P/E năm 2012 - SPP
6.9
EPS năm 2013 dự kiến
1,157
Tăng trưởng LN trước thuế 2009 67.9%
Tăng trưởng LN trước thuế 2010 227.59%
Tăng trưởng LN trước thuế 2011 -39.51%
Tăng trưởng LN trước thuế 2012 -34.46%
tăng trưởng LN Trung bình 55.37%
LN trước thuế 2013 theo kế hoạch
18,992,271,304
LN sau thuế 2013 theo kế hoạch
14,244,203,478
Số CP 2013
12,307,790
Giá trị cổ phiếu SPP (2013): P0
5,616
- Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng
lợi nhuận của công ty. Theo số liệu tính toán cho thấy P/E đạt 6.9 có nghĩa là nhà đầu
tư sẵn sàng bỏ ra 6.9 đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty.
- Bằng Phương pháp hệ số P/E, ta định giá chứng khoán hiện tại ở mức 5,616
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
VII. DANH MỤC ĐẦU TƯ
SPP HBD
Ki: lãi suất chiết khấu Ki = Krf + (Km - Krf) x β 18.92% 15.78%
Krf: suất sinh lời phi rủi ro Lãi suất trái phiếu KBNN 9.71% 9.71%
Km: suất sinh lợi kỳ vọng của TTCK 17.20% 17.20%
β: hệ số Beta rủi ro 1.23 0.810
(Km-Krf): phần bù rủi ro thị trường
kỳ vọng
7.49% 7.49%
Độ lệch chuẩn 2.76% 2.49%
Hệ số tương quan 1 -0.7586
Hệ số biến thiên 0.15 0.16
Tỷ trọng trong bộ chứng khoán 47.08% 52.92%
Độ lệch chuẩn danh mục đầu tư 0.91%
Ks danh mục đầu tư 17.3%
Hệ số biến thiên danh mục 0.0527
Nhận xét :
Trong các mã chứng khoán , ta chọn mã BHD vì có tương quan nghịc với SPP nhất, khi
đó ta kết hợp đầu tư theo tỷ lệ : 47,08% (SPP) và 52,92% (HBD) thì ta có một tập
danh mục đầu tư hiệu quả nhất với hệ số biến thiên danh mục đầu tư là 0,0527 . Do
đó, tập danh mục SPP và BHD là tập danh mục tối ưu nhất với Ks = 17,3% và độ lệch
chuẩn bằng 0,91%
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, PGS.TS Nguyễn Quang Thu, NXB Lao động
2011.
2. Bài giảng Quản trị tài chính, TS.Ngô Quang Huân.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán thuyết minh công ty SPP năm 2009, 2010,
2011, 2012.
4. Báo cáo thường niên công ty SPP năm 2009, 2010, 2011.
5. Website:
ht tp://www.cophieu68.com
Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn-SPP Trần Thị Diệu K22 QTKD Ngày 2
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_dieu_k22ngay2_6255.pdf