Phân tích tài chính - Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú

Mục Lục PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CTCP MINH PHÚ . 3 Thông tin chung . . .3 Ngành nghề kinh doanh chính . .3 Cơ cấu sở hữu vốn . . 4 PHẦN II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP MINH PHÚ . 6 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh . 13 Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền . 16 Phân tích hoạt động tài chính . . .18 Phân tích hoạt động đầu tư . . . 21 Phân tích khả năng sinh lợi . . . .26 Dự báo và lập kế hoạch tài chính . 29 PHẦN III: LỜI KẾT . . 32 Phần I Tổng quan về công ty cổ phần MINH PHÚ 1. Thông tin chung: Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày 14 Tháng 12 Năm 1992. Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến - xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường. Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm: ã Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú - Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm. ã Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm. ã Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm. ã Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm. ã Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính - Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH MPC – CTCP THUỶ HẢI SẢNMINH PHÚ Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Các thành viên: Nguyễn Đình Khôi Trần Đăng Hoan Nguyễn Quang Huy Doãn Thị Tuyết Mai Nguyễn Mạnh Cường Hà Nội, tháng 5/2010 Mục Lục PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CTCP MINH PHÚ…………..…….……..…3 Thông tin chung …………….……………….………………………..…...3 Ngành nghề kinh doanh chính…………………………….…………..…...3 Cơ cấu sở hữu vốn…………... …………………….….….………………..4 PHẦN II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP MINH PHÚ …..………….…6 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh……….………………………....13 Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền…………………………...…..16 Phân tích hoạt động tài chính………………….………...………..........….18 Phân tích hoạt động đầu tư……………………………….………...…...…21 Phân tích khả năng sinh lợi…………………………….……...…...……...26 Dự báo và lập kế hoạch tài chính…………………….……………………29 PHẦN III: LỜI KẾT……………………...………………….…………....32 Phần I Tổng quan về công ty cổ phần MINH PHÚ 1. Thông tin chung: Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày 14 Tháng 12 Năm 1992. Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến - xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường. Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm: Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú - Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm. Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm. Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm. Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm. Minh Phú là một trong những nhà tiên phong trong chiến dịch huy động, gìn giữ và phát huy hiệu quả chất xám, nhờ đó đã tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho công ty. Ngoài ra, Minh Phú cũng đã chú trọng đến vấn đề đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất khép kín của mình. Chính điều này đã giúp cho sản phẩm Minh Phú luôn an toàn, đạt chất lượng cao và được khách hàng trên toàn thế giới tín nhiệm. TỔNG CÔNG TY MINH PHÚ Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ Tên giao dịch MINH PHU SEAFOOD JOINT - STOCK COMPANY Tên viết tắt MINH PHU SEAFOOD CORP Địa chỉ trụ sở chính KCN phường 8 - TP. Cà Mau - tỉnh Cà Mau Điện thoại (84-780) 838262 Fax(84-780) 833119 Email minhphu@minhphu.com Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng 2. Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh Tôm thẻ chân trắng mặt hàng xuất khẩu chính của MPC. Chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư; nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh giống hải sản, thức ăn thủy hải sản, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành nuôi trồng thủy hải sản; kinh doanh cao ốc và văn phòng cho thuê. Sản phẩm – Dịch vụ Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất khẩu dưới dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm. Doanh thu từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại làcác mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp. Thị trường tiêu thụ Hệ thống khách hàng của Công ty đều là các nhà phân phối thực phẩm lớn. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm hơn ½ kim ngạch xuất khẩu của Công ty, Minh Phú đã thành lập ra công ty con Mseafood đế cung cấp cho khách hàng theo giá DDP (Minh Phú sẽ phải ký quỹ cho Hải quan Mỹ nhằm đảm bảo rằng liên minh tôm Miền Nam (SSA) sẽ thu được tiền thuế từ Việt Nam, sau đó SSA yêu cầu DOC xem xét lại mức thuế bán phá giá của Minh Phú. Đến một thời hạn đã định SSA sẽ hoàn lại khoản tiền cọc này cho Minh Phú). Như vậy các nhà nhập khẩu sẽ an tâm nhập hàng của MPC do đã tránh được rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường có những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm giá trị gia tăng của Minh Phú. Năng lực sản xuất Công ty hiện có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500 tấn/năm.Qui trình sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính. Quy trìnhsản xuất của Công ty đang dần được khép kín từ con giống, nuôi, chế biến đến thành phẩm. Đến nay, vùngnuôi của Công ty đã chủ động được10% nhu cầu nguyên liệu và Minh Phú cũng liên kết khá chặt với người nuôi thông qua việc hỗ trợ giống, thức ăn… Với hình thức này Công ty luôn có được nguồn nguyên liệu ổn định tránh được những biến động giá lớn và có thể kiểm soát tốt chất lượng đầu vào. Đối thủ cạnh tranh: MPC gặp phải sự cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài khác. Các công ty trên địa bàn Cà Mau cạnh tranh trực tiếp với công ty Minh Phú như Cavimex; Minh Hải Jostoco; Phú Cường; Cadovimex...Mặc dù vậy hầu hết các công ty thủy sản trên địa bàn Cà Mau đã hình thành và hoạt động lâu năm nên đều có một mạng lưới cung cấp nguyên liệu khá ổn định; do đó tính cạnh tranh mới chỉ mang tính thời vụ. Sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ không phải là trở ngại lớn đối với MPC khi công ty luôn nằm trong Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản có giá trị lớn nhất Việt Nam. Riêng về mặt hàng chế biến tôm xuất khẩu công ty luôn giữ thị phần thứ nhất ở thị trường Mỹ và EU của nước ta. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MPC ở nước ngoài hiện nay là các nhà xuất khẩu trong cùng khu vực ASEAN như Thái Lan; ndonexia… và Trung Quốc. Đặc biệt là Thái Lan do nhận thấy những ưu thế vượt trội hơn của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú nên họ đã chuyển dịch cơ cấu trong vòng 3 năm nay nên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Tôm thẻ của Thái Lan đã nuôi đến đời thứ 7 cho nên sức chịu bệnh tốt và kích thước lớn hơn của MPC. Triển vọng phát triển: Từ năm 2010 khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông, thủy sản đồng thời đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe hơn. Chiến lược của MPC là tập trung vào ngành nghề sản xuất chính như: sản xuất tôm giống sạch bệnh; mở rộng diện tích nuôi tôm thương phẩm; sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và chế biến tôm xuất khẩu. Kế hoạch trong tương lai của công ty là đầu tư thêm nhà máy sản xuất chế biến tôm xuất khẩu ở Hậu Giang. Liên kết với các đơn vị sản xuất thức ăn cho tôm cá hàng đầu ở Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu tạo thành quy trình sản xuất khép kín từ thức ăn; con giống sạch bệnh; nuôi tôm; thương phẩm sạch đến sản xuất chế biến xuất khẩu. Công ty cũng có kế hoạch liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì thù Caston; bọc PA; bọc PE hàng đầu của Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì cung cấp cho Minh Phú. Hiện nay MPC cũng đang có kế hoạch liên doanh với đối tác Singapore để xây dựng cảng Container tại tỉnh Hậu Giang. Thuận lợi Thủy hải sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy nhà nước có rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành phát triển như: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản… Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và ưu thế về nguồn nhân công lớn là những cơ sở cho thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam. Tỷ trọng đóng góp trung bình trong GDP của ngành trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 là 3,83% . Việt Nam có nguồn cung thủy sản dồi dào và ổn định. Trong khi đó, nhu cầu mặt hàng thủy sản cả ở Việt Nam và trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ cao trong những năm sắp tới. Giá thủy sản vì vậy dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tôm đông lạnh và cá đông lạnh là hai sản phẩm có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Khó khăn Ngành thuỷ sản VN trong thời gian qua đã chịu sự tác động rất lớn của khủng hoảng kinh tế với việc giảm sút nghiêm trọng các đơn đặt hàng cũng như giá nhập tại các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật. Một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kỹ thuật để chặn hàng thủy sản Việt Nam. Mức độ cạnh tranh nghành tăng đang thu hẹp lợi nhuận biên của ngành thủy sản. Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn càng làm cho mức độ cạnh tranh càng tăng. Ngành có mức tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chưa tương xứng, số đơn vị thuyền nghề thua lỗ, hoà vốn chiếm tới ¾. Tình trạng phát triển tự phát cũng như quy luật “được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra. Tính cạnh tranh chưa cao; việc xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới gần như mới bắt đầu. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến không ổn định. Nguồn lợi thuỷ sản, diện tích mặt nước bị khai thác cạn kiệt; hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển; hệ thống cầu cảng, khu neo đậu tránh trú bão, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển, hoạt động quản lý Nhà nước về ngành còn nhiều bất cập... 3.Cơ cấu sở hữu vốn: Phần II Phân tích tài chính công ty cổ phần MINH PHÚ 1. Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: TRIỆU VND Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: TRIỆU VNĐ 2.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: 2.1.1 phân tích doanh thu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu Biến động 08/07 Biến động 09/08 ST TL ST TL Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 542776 23% 226155 8% Các khoản giảm trừ doanh thu -4137 -130% 9033 33% Doanh thu thuần 518914 22% 217121 8% Lợi nhuận ròng -122% -673% Lợi nhuận gộp 43% -6% Năm 2007, doanh thu của công ty đạt 2360,645 tỷ đồng, năm 2008 đạt hơn 2903,421 tỷ đồng, tăng 23%, tương ứng với khoảng 542,776 tỷ đồng. Năm 2009, doanh thu 3129,576 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008, tương ứng với 226,155 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu tương đối ổn định. Doanh thu thuần của Minh Phú trong năm 2008 đã tăng 22% so với kế năm 2009 và đạt 518,914 tỷ đồng. Tăng thêm 8% vào năm 2009 tương ứng 217,121 tỷ đồng. Mặc dù năm 2008 suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nước nhưng tổng sản lượng và doanh thu của công ty vẫn tăng lên so với năm 2007 điều này chứng tỏ sản phẩm của MPC được ưa chuộng và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như MPC phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ tăng trường kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của các nước nhập khẩu. Ngoài tính chu kỳ doanh thu của MPC còn biến động theo thời vụ. Quý 4 trùng với các dịp nghỉ lễ, tết của các nước phương Tây cho nên nhu cầu thường tăng lên đột biến khiến cho sản lượng xuất khẩu của công ty cũng tăng lên mạnh. Tuy vậy thì tổng lợi nhuận 2008 đã giảm mạnh,ở mức âm. Sở dĩ như vậy là do hoạt động tài chính chứ không phải từ hoạt động kinh doanh chính của công ty. Công ty cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, và đối thủ cạnh tranh, chủng loại tôm tiêu dùng của người dân các nước nhập khẩu đã chuyển đổi. Và vào năm 2007 sản phẩm chủ lực của MPC là tôm sú tươi đông lạnh xuất khẩu. Tuy nhiên đây là giống tôm nội địa và đã nuôi lâu năm nên các loại dịch bệnh là khá nhiều. Thời gian gần đây tại các địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng; so với tôm sú nuôi tôm thẻ được nhiều lợi ích hơn khi mật độ nuôi dầy; tôm lớn nhanh và sống khỏe.Các thị trường lớn như Mỹ; Nhật Bản thường không phân biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ phân biệt ở kích cỡ tôm lớn hay nhỏ… chính vì vậy xu hướng thu mua sản phẩm của MPC cũng có sự thay đổi khi nguồn cung thay đổi. Tôm thẻ chân trắng có lợi ích hơn đối với nông dân nhưng đối với hoạt động kinh doanh của công ty không tốt hơn khi giá trị của chúng không tốt bằng tôm sú. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu của MPC vượt kế hoạch nhưng lại không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra bởi công ty chủ yếu xuất khẩu tôm thẻ. Mặt khác nuôi tôm thẻ là một hình thức nuôi trồng du nhập vào Việt Nam và ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trong bốn năm trở lại đây nên sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh từ các nước khác đã nuôi trước như Trung Quốc; Thái Lan; Indonexia...Những nước này đã nuôi được tôm thẻ đời thứ 7 sạch bệnh và kích thước còn to hơn cả tôm sú. Đây chính là những sản phẩm thay thế cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm xuất khẩu của MPC. 2.1.2 Phân tích chi phí doanh nghiệp: Chỉ tiêu Biến động 08/07 Biến động 09/08 ST TL ST TL Tổng chi phí KD 99423 107% 44192 23% Chi phí bán hàng 81596 108% 46929 30% Chi phí QLDN 17827 103% -2737 -8% Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, tổng chi phí kinh doanh của công ty có chiều hướng gia tăng qua các năm, năm 2008 gia tăng 99,423 tỷ, tương ứng 18,32% gia tăng so với tổng doanh thu 2008 với năm 2007. Sang năm 2009 là 44,192 tỷ , chiếm 23% gia tăng tổng doanh thu. Chi phí KD 08/07 tăng 81,596 tỷ tương ứng 108% và 09/08 tăng 46,929 tỷ tương ứng 30%.Chí phí quản lí doanh nghiệp tăng 178,27 tỷ tương ứng 103% nhưng đến năm 2009 lại giảm nhẹ 2,737 tỷ tương ứng 8% điều đó nói lên rằng trong vòng 3 năm MPC đã có sự phát triển mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh đặt mức tăng trưởng khá. - Chi phí bán hàng: Trong giai đoạn 2007 – 2009: Biến động chi phí bán hàng 2007 – 2008 là 108 %, tương ứng với 81,596 tỷ đồng. Biến động chi phí bán hàng năm 2008 – 2009 là 30 %, tương ứng với xấp xỉ 46,929 tỷ đồng. - Chi phí quản lí: Biến động 2007 – 2008 là 103%, tương ứng với 17,827 tỷ. Biến động 2008 – 2009 là -8 %, tương ứng với xấp xỉ 2,737 tỷ . Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu chi phí và không có sự biến động qua thời gian. Tuy nhiên chi phí bán hàng ngày càng tăng lên. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nhập khẩu của công ty càng ngày càng khó khăn. MPC tăng cường việc quảng bá tiếp thị sản phẩm, khuyến mại trong những thời điểm khó khăn như quý 3, quý 4/2008. Thêm vào đó mục đích giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ khiến cho chi phí mở rộng mạng lưới tiêu thụ cũng vì thế mà tăng lên theo. Quy mô của MPC không phải là lớn; các công ty con cũng mới đi vào hoạt động nên chi phí bán quản lý doanh nghiệp không phải là vấn đề lớn. Doanh thu của công ty vừa có tính chu kỳ vừa mang tính mùa vụ song lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính không có tính đột biến theo thời gian. Năm 2009 doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. ảnh hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào do tâm l‎í lo ngại của người nuôi tôm làm giá nguyên liệu đầu vào tăng 30% từ 45.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg cộng với chính sách tiền tệ thắt chặt trong 2 qu‎ý đầu năm 2009 nhưng tình hình đã khả quan hơn trong 2 quý‎ còn lại nhu cầu thị trường tăng đáng kể cộng với chính sách hỗ trợ lãi suất sự điều chỉnh tỷ giá giúp các công ty giảm bớt khó khăn. 2.1.3 các hệ số hoạt động: Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7.8 3.4 3.5 5.2 Số ngày hàng tồn kho Ngày 46.3 108.2 103.6 Vòng quay phải thu Vòng 2.7 6.0 8.7 19.6 Vòng quay khoản phải thu DSO Ngày 135 70 41.9 Vòng quay phải trả Vòng 7.0 9.5 9.5 Số ngày phải trả Ngày 51.8 38.3 38.6 12 Vòng quay TSCĐ Vòng 10.2 7.2 8.6 Vòng quay tổng tài sản Lần 1.11 1.3 1.4 1.2 Chính sách của công ty là bán hàng trả chậm nên hàng tồn kho và các khoản phải thu biến động ngược chiều với nhau. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp các năm 2008 và 2009 giảm môt cách rõ rệt từ năm 2007 là 7,8 sang năm 2008, 2009 là 3,4 và 3,5 cho thấy tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp đang sụt giảm nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng VNĐ và ngoại tệ giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước nhập khẩu cùng với thiếu hụt về nguồn nguyên vật liệu trong nước. Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự phuc hồi vào cuối năm 2009 mà có sự tăng nhẹ về vòng quay hàng tồn kho nhờ những chính sách của nhà nước và nhu cầu nhập khẩu hàng đã có dấu hiệu phục hồi. Chính sách ưu đãi về lãi suất là 4% cho năm 2009 và 2% cho các khoản vay trung và dài hạn năm tiếp theo. Tỷ giá USD/VNĐ đã điều chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp định thương mại Việt Nhật có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đối với mặt hàng tôm đông lạnh Việt Nam khi suất khẩu sang nước này chịu thuế 0 %. Đây là đòn bẩy tích cực làm thị trường xuất khẩu tăng trở lại và cũng chính là nguyên nhân chính làm các khoản phải trả. Nguyên nhân sụt giảm trong tài sản là do Ngày 31/12/2008 công ty đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để rút phần đầu tư của mình tại CTCP Dầu khí Vũng Tàu với giá trị chuyển nhượng hơn 66 tỷ đồng. Giá gốc của khoản đầu tư này là 32 tỷ đồng. Tiếp tục ngày 20/12/2008, MPC cũng tiến hành thanh lý tòa nhà đang xây dựng tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho công ty cổ phần đầu tư Minh Phú— bên liên quan của công ty trong đó ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình đóng góp 90% vốn chủ sở hữu. 2.2 Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền: 2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngành Khả năng thanh toán chung Lần 1.74 1.54 1.65 1.54 Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.42 0.87 0.77 0.61 Khả năng thanh toán tức thời Lần 0.02 0.09 0.18 Khả năng thanh toán chung là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Năm 2007 chỉ số này là 1,74 sang năm 2008 chỉ số này là 1,54 và đến năm 2009 chỉ số này là 1,65 duy trì mức bình quân là 1,64 cao hơn trung bình ngành 0.1. Chỉ số này càng thấp chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này đa số huy động vốn lưu động từ các ngân hàng, chính vì thế nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn. Do đặc điểm hàng tồn kho của công ty tương đối lớn vào một số thời điểm trong năm như quý 3 cho nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.Khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Năm 2008 và 2009 là 0,87 và 0.77 nhỏ hơn 1,điều này cho thấy 2 năm đó công ty đang gặp khó khăn về thanh toán, công ty không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 thay đổi nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với thay đổi tỉ giá hối đoái cùng với khó khăn trng nguồn nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm trên. Hai chỉ số trên cho thấy công ty đang cố gắng giảm dự trữ hàng tồn kho bằng cách đấp ứng nhu cầu phục hồi trở lại của các nước nhập khẩu. Lượng tiền mặt công ty nắm giữ tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn cho nên giữa khả năng thanh toán tức thời với các chỉ tiêu bên trên có sự chênh lệch khá lớn. Trong tương lai MPC cần cải thiện các chỉ tiêu này tốt hơn 2.2.2 Phân tích dòng tiền: a. phân tích dòng tiền bằng dòng tiên tự do FCF: FCF = NOPAT - thay đổi ở TSLĐ ròng(NOA) Thu nhập ròng + khấu hao – thay đổi trong vốn lưu động – chi tiêu vốn = dòng tiền tự do Đơn vị: tỷ đồng 2007 2008 2009 FCF -400,550 -614,08 -312,125 FCF/ lãi vay -8,44 -3,47 -3,61 Dòng tiền 3 năm đều âm. Do Minh Phú là doanh nghiệp sản xuất, ít đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp sử dụng chính sách bán hàng trả chậm. Xem xét tài sản của MPC qua các thời kỳ nhận thấy rằng hàng tồn kho và các khoản phải thu là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Khi nào hàng tồn kho tăng lên thì khoản phải thu lại giảm xuống và ngược lại. Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như MPC tài sản dài hạn không chiếm tỷ lệ lớn như tài sản ngắn hạn. Tốc độ tăng trường của các tài sản này không phải là lớn điều này cho thấy trong vòng 3 năm 2007;2008 và 2009 công ty không có sự đầu tư lớn đáng kể nào. b. Tỷ số về mức độ thanh khoản của dòng tiền Tổng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm Đơn vị 2007 2008 2009 Tổng chi phí mua sắm dùng cho SX, bổ sung HTK và chi trả cổ tức trong 3 năm Tỷ đông 800,769 956,278 949,335 Tổng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm VNĐ -155,422 351,061 360,446 Tỉ số về dòng tiền tái đầu tư: Đơn vị 2007 2008 2009 Dòng tiền từ hoat động kinh doanh-cổ tức Tỷ đồng -154,393 459,346 461,769 Tổng máy móc trang thiết bị+ Đầu tư+Các tài sản khác+Vốn lưu động Tỷ đồng 3210,734 3207,139 3310,324 2.3 Phân tích hoạt động tài chính: 2.3.1 phân tích cơ cấu vốn: Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Nhu cầu tài trơ dài hạn Triệu đồng 1.820.484 1.934.726 1.830.071 Nhu cầu vốn lưu động Triệu đồng 357.823 257.806 261.517 Nợ/tổng vốn % 48 56 49 Nợ phải trả/VCSH % 93 136 100 Nhận xét: Nhu cầu tài trợ dài hạn và nhu cầu vốn lưu động của công ty qua các năm đều dương, và tương đối đều. Cơ cấu vốn của công ty được giữ ở mức khá cân bằng qua ba năm 2007;2008 và 2009. Chỉ tiêu nợ/tổng nguồn vốn chủ yếu xoay quanh mức50%/năm. Tuy nhiên các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn.Nợ dài hạn tương đối nhỏ. Chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có sự biến động tương đối lớn từ 93% đến 136%. Quý 2/2008 do công ty bị thua lỗ nặng làm lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ bị âm khiến làm cho vốn chủ sở hữu sụt giảm mạnh. 2.3.2 phân tích khả năng cân đối vốn: Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Hệ số nợ Lần 0,48 0,56 0,49 Hệ số tự chủ tài chính Lần 0,51 0,41 0,49 Nhận xét: Hệ số nợ của các năm tương đối ổn định, năm 2008 tăng lên 1,17 lần so với 2007 nguyên nhân do năm 2008 nợ ngắn hạn của công ty là 1.064.563 triệu đồng tăng 1,33 lần so với 2007. Trong khi đó nợ dài hạn thay đổi không đáng kể.trong cơ câu nợ của công ty thi nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn chiếm tới 83,25% năm 2008 và không thay đổi cơ cấu nhiều qua các năm. Nợ ngắn hạn chủ yếu là vay và nợ ngắn. Trong các quý của một năm của công ty thì nợ ngắn hạn của công ty liên tục biến động cùng với chu kỳ kinh doanh trong năm trong khi vay nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Các khoản vay ngắn hạn dường như thường tăng lên vào quý một và giảm xuống vào quý ba. Điều này có thể giải thích được do lượng hàng hóa bán được vào quý bốn thường lớn mà với chính sách bán hàng trả chậm như công ty hiện đang áp dụng thì chưa thể thu hồi được tiền bán ngay. Do đó MPC phải sử dụng các khoản vay ngắn hạn ngân hàng để bổ sung vốn lưu động. Sang đến quý 3 năm sau khi các khoản phải thu đã đủ thời gian thu hồi về được công ty bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng và cứ thế tiếp diễn chu kỳ hoạt động. Tuy vậy thì năm 2008 công ty làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân năm 2008 công ty bị lỗ là do chi phí lãi vay cao (176.75 tỷ) cùng với khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính 142 tỷ và lỗ đầu tư chứng khoán 74 tỷ đồng làm cho chi phí tài chính của công ty lên đến 406.5 tỷ đồng. Nên công ty cần đến những sự hỗ trợ đắc lực của những khoản vay tài chính, làm cho hệ số nợ tăng lên. Sang năm 2009 khi việc tiêu thụ gặp khó khăn thì các khoản vay cũng giảm xuống đáng kể, hơn nữa trong suốt năm 2009, MPC thuộc nhóm ngành được hưởng sự hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động của chính phủ cho nên lãi suất MPC phải chịu thường thấp hơn nhiều so với lãi suất trung bình của thị trường chi phí lãi vay giảm còn bằng một nửa so với 2008, hệ số nợ giảm xuống còn gần bằng 2007 Hệ số tự chủ tài chính của MPC qua các năm xoay quanh mức khoảng 50%. Do đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này đa số huy động vốn lưu động từ các ngân hàng, chính vì thế nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn. Và ít đầu tư vào tài sản dài hạn. 2.3.3 phân tích khả năng trả nợ: Khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Số lần trả lãi vay Lần 29,2 45,59 49,35 2.3.4 phân tích đòn bẩy của doanh nghiêp: Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Hệ số đòn bẩy tài chính X N/A 2,7 -5,38 Hệ số đòn bẩy hoạt động X 1,83 -2 17,92 Hệ số đòn bẩy tổng hợp X N/A -5,4 -96,43 Đòn bẩy hoạt động: Sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm gia tăng EBIT. Hệ số đòn bẩy năm 2009 là 17,92 nếu công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động thì sẽ có tác động tích cực. Đòn bẩy tài chính (financial leverage), Sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm gia tăng EPS. Với tỷ lệ nợ được giữ ở mức cân bằng qua các thời kỳ như hiện tại thì có thể thấy công ty không có mục đích dùng đòn bẩy tài chính tài trợ cho hoạt động của mình. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong năm 2009 mặc dù lãi suất trên thị trường tăng cao nhưng MPC chỉ phải đi vay với lãi suất ở mức hơn 10%. Mặc khác với các công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến hàng thủy sản xuất khẩu như MPC luôn được hưởng sự hỗ trợ về lãi suất của chính phủ. Ví như năm 2009 hệ số đòn bẩy tài chính là (-5,38), trong trường hợp này thì sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực. 2.4 Phân tích hoạt động đầu tư. 2.4.1 Phân tích hoạt động đầu tư tài sản lưu động. *Phân tích tiền và tương đương tiền. 2007 2008 2009 MPC 16253 99679 151115 ANV 266443 96891 37204 Có thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng dần qua các năm.Đây cũng là xu hướng biến động chung của nghành.Khi qui mô doanh nghiệp được mở rộng doanh nghiệp cần tăng thêm dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo có được tỷ lệ thanh toán tức thời an toàn.Mặt khác việc dự trữ tiền tăng qua các năm có thể giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội mua nguyên vật liệu giá rẻ,đặc biệt là trong năm 2009 khi nguyên vật liệu đầu vào rất khan hiếm.Điều này có thể giúp hoạt động sản suất của doanh nghiệp được ổn định hơn. Trong cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền thì tiền gửi nhân hàng và các khoản tương đương tiền chiếm phần lớn.Hàng năm công ty có thể thu về được 1 khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng và khoản lãi này cũng đã đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp(năm 2009 lãi từ tiền gửi ngân hàng là 6,492 tỷ).Việc dự trữ các khoản tương đương tiền lớn lớn giúp công ty có được 1 khoản lãi từ tiền nhàn rỗi của mình. So với công ty Nam Việt thì Minh Phú dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền hợp lý hơn.Nhu cầu dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền sẽ có xu hướng tăng qua các năm khi quy mô doanh nghiệp tăng lên. *Phân tích các khoản phải thu. 2007 2008 2009 MPC 899500 583189 231671 ANV 1118458 963842 793444 Các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm dần qua các năm.Điều này cho thấy doanh nghiệp quản lý khoản phải thu khá tốt.Nghành thủy sản có đặc trưng là các khoản phải thu rất lớn do chính sách bán hàng trả chậm.Tuy khoản phải thu giảm nhưng doanh thu vẫn tăng khá ổn định cho thấy công ty sử dụng tín dụng thương mại khá hợp lý. -Kỳ thu tiền bình quân. 2007 2008 2009 MPC 135 60 41 ANV 39 54 78 -Phải thu/doanh thu: 2007 2008 2009 MPC 3 4.2 9.5 ANV 3.6 5.6 11.2 Kỳ thu tiền bình quân có xu hương giảm mạnh qua các năm,năm 2009 giảm 3,16 lần so với năm 2007.Đây chính là kết quả của việc thu hẹp chính sách tín dụng thương mại.Doanh thu tăng nhưng các khoản phải thu của khách hàng giảm đã làm gia tăng tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu khách hàng.Sự gia tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu khách hàng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiên năng lực thanh toán cho doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân là tương đối tốt so với công ty Nam Việt,tỷ lệ phải thu trên doanh thu cũng nhỏ hơn.Việc quản lý các khoản phải thu tốt có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thêm dòng tiền vào hoạt động sản suất kinh doanh và các hoạt động khác,giúp công ty tránh bị chiếm dụng vốn nhiều. *Phân tích hàng tồn kho. 2007 2008 2009 MPC 260183 717559 744436 ANV 231499 638823 284014 Gía trị hàng tồn kho tăng khá mạnh qua các năm.Điều này trong năm 2008 nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các thị trường của công ty giảm mạnh và trong năm 2009 các mặt hàng thủy sản bị áp thuế chống bán phá giá đồng thời các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khắt khe hơn.Tuy nhiên năm 2009 măt hàng tôm đông lạnh-sản phẩm chủ yếu của công ty là mặt hàng duy nhất tăng kim nghạch xuất khẩu.Có thể nói sản phẩm tôm đông lạnh của công ty có tiềm năng tăng trưởng rất cao.Tháng 10-2009 hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực,sẽ có trên 86% hàng nông sản,thủy sản Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế.Trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1-2%.Nhật Bản là 1 trong những thị trường lớn của MPC do vậy trong các năm tới hứa hẹn công ty sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn.Việc dự trữ hàng tồn kho lớn năm 2009 của công ty cũng có thể nhằm mục đích gia tăng thị phần ở thị trường tiềm năng này. So với Nam Việt tuy giá trị hàng tồn kho của công ty lớn hơn ,tuy nhiên công tác bán hàng của công ty vẫn rất tốt và với thế mạnh của mình công ty có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới. -Vòng quay hàng tồn kho: 2007 2008 2009 MPC 8.6 3.4 3.5 ANV 10.7 4.4 6.7 -Số ngày hàng tồn kho: 2007 2008 2009 MPC 42 108 103 ANV 34 82 54 2.4.2 Phân tích hoạt động đầu tư tài sản dài hạn. 2007 2008 2009 Phải thu dài hạn 9965 21621 119900 Tài sản cố định 424857 294179 427070 Bất động sản đầu tư 0 9698 10481 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 275408 251314 205000 Tài sản dài hạn khác 14917 204660 30921 Tổng tài sản dài hạn 725164 626359 819370 Tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua các năm,từ 2007 đến 2009 đã tăng 13,28%.Trong cơ cấu tài sản dài hạn chiếm phần lớn là tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.Tuy nhiên đóng góp vào sự gia tăng của tài sản dài hạn chủ yếu do các khoản phải thu dài hạn(năm 2009 gấp 12 lần năm 2007).Tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn không có biến động nhiều qua các năm. Xu thế biến động tài sản dài hạn cũng là xu thế chung của nghành.Tài sản ngắn hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản.Trong cơ cấu tài sản cố định hữu hình chiếm phần lớn,khoảng 65%,tiếp đó là nhà cửa vật kiến trúc chiếm khoảng 27%.Hàng năm công ty đầu tư thêm không nhiều tài sản cố định hữu hình và sử dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm mục đích tiết kiệm thuế và thu hồi được vốn nhanh. Trong cơ cấu tài sản cố định vô hình thì chiếm chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm khoảng 77%.Tuy nhiên toàn bộ tài sản cố định vô hình chủ yếu để thế chấp cho các khoản vay của công ty với ngân hàng công thương-chi nhánh Cà Mau. *Vòng quay tài sản cố định. 2007 2008 2009 MPC 10.2 7.2 8.6 ANV 6.6 5.9 3.1 Vòng quay tài sản cố định của công ty cao hơn ANV do hàng năm công ty đầu tư thêm vào tài sản cố định khá khiêm tốn,giá trị tài sản cố định dao động trong khoảng 19% so với tổng tài sản.Đối với công ty chỉ chủ yếu tập trung vào sản phẩm tôm đông lạnh điều này có thể chấp nhận được.Tuy nhiên đối với 1 doanh nghiệp chế biến thủy sản với các mặt hàng sản phẩm đa dạng thì việc đầu tư máy móc thiết bị là rất quan trọng,nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.Các doanh nghiệp này phải chịu sự kiểm tra gắt gao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng minh nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm. Đối với MPC việc chỉ chủ yếu sản xuất chế biến tôm đã tạo ra 1 vị thế cạnh tranh rất lớn cho công ty trên thị trường quốc tế,chính vì vậy mà công ty không cần đầu tư thêm nhiều vào tài sản cố định.Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu tạo ra một chu trình sản xuất và chế biến tôm khép kín chắc chắn trong các năm tới công ty sẽ phải đầu tư thêm nhiều vào tài sản dài hạn.Việc công ty đầu tư thêm vào bất động sản thực chất không phải để kiếm lời.MPC năm 2008 đã mở 1 công ty con bên Mỹ để thuận lợi cho việc xuất khẩu tôm sang thị trường này.Hiện khoản đầu tư bất động sản của công ty chính là căn hộ thuôc sở hữu của Mseafood Corporation đang được cho thuê. 2.4.3 Phân tích hoạt động đầu tư tài sản tài chính. 2007 2008 2009 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 192823 583189 229706 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 21982 251313 205000 Tổng 214805 834502 434706 Các khoản đầu tư tài sản tài chính có xu hướng tăng qua các năm,đặc biệt là năm 2008 giá trị gấp gần 4 lần năm 2007.Biến động của tài sản tài chính chủ yếu do sự thay đổi của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong năm 2008 công ty đầu tư khá mạnh dạn vào tài sản tài chính ngắn hạn và chủ yếu là các chứng khoán ngắn hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng.Tuy nhiên chính vì đầu tư quá nhiều vào tài sản tài chính ngắn hạn mà đặc biệt là các chứng khoán đã làm cho công ty phải chịu 1 khoản lỗ khá lớn từ hoạt động đầu tư này.Năm 2008 công ty bị lỗ 74 tỷ từ đầu tư chứng khoán,và chính khoản lỗ này đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty bị âm trong năm này.Việc đầu tư quá nhiều vào các chứng khoán ngắn hạn sẽ khiến công ty phải đối mặt với rủi ro rất lớn,tuy việc tham gia thị trường chứng khoán có thể mang lại cho công ty những khoản lợi nhuân đột biến.Sang năm 2009 đầu tư tài sản tài chính ngắn hạn giảm hơn nửa so với năm 2008 và tăng không nhiều so với năm 2007. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có sự thay đổi đột biến từ 2007 đến 2008 và năm 2009 vẫn giữ ở mức cao.Năm 2008 khoản mục này tăng gần 11 lần so với năm 2007.Trong cơ cấu tài sản tài chính dài hạn thì các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn chiêm chủ yếu,khoảng 80%,còn lại là các khoản đầu tư vào trái phiếu dài hạn và các công ty liên kết.Các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn là khoản đầu tư vào quỹ tầm nhìn SSI.Đây là quỹ rất có uy tín và có hoạt động đầu tư khá hiệu quả.Đầu tư chứng khoán dài hạn tuy không thể tạo ngay được lợi nhuận,tuy nhiên công ty sẽ nhận được thu nhập rất lớn trong tương lai.Có thể nói việc đầu tư hơi nhiều vào tài sản tài chính dài hạn sẽ khiến cho công ty phải đối mặt với việc trả nợ vay khá lớn trong năm 2010 khi mà lãi suất vay ngân hàng khá cao trong khi đó công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. -Tỷ lệ tài sản tài chính trên tổng tài sản. 2007 2008 2009 MPC 10.13% 36.80% 19.56% ANV 7.60% 10.80% 18.50% So với ANV công ty có tỷ lệ đầu tư tài sản tài chính khá rủi ro.Tuy nhiên nếu đầu tư tài sản tài chính hợp lý công ty có thể gia tăng được lợi nhuận của mình. 2.5 Phân tích khả năng sinh lợi. 2.5.1 Phân tích doanh lợi doanh thu. Doanh lợi doanh thu=Thu nhập ròng/Doanh thu 2007 2008 2009 MPC 8.20% -1.45% 7.90% ANV 11.60% 2.94% -9.50% Tỷ suất doanh lợi doanh thu của MPC có xu hướng giảm,khoảng 3,7%.Đặc biệt năm 2008 tỷ suất này còn âm.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2009 công ty đạt doanh thu lớn gấp 1.3 lần doanh thu năm 2007.Tuy nhiên trong năm này chi phí nợ vay của công ty khá lớn do công ty chủ yếu sử dụng nợ để đầu tư tài sản lưu động,còn trong năm 2007 công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ do trong năm này công ty có đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Năm 2008 đạt doanh thu cao hơn năm 2007(tăng khoảng 22%),tuy nhiên với chi phí nợ vay cao và khoản lỗ 74 tỷ từ đầu tư chứng khoán đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty bị âm.Có thể thấy việc tham gia đầu tư các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của công ty.Điển hình là công ty Nam Việt năm 2008 không có khoản mục đầu tư tài sản tài chính ngắn hạn do vậy công ty này vẫn giữ được lợi nhuận dương mặc dù cuối năm này xảy ra khủng hoảng kinh tế. Đến năm 2009 công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt,so với Nam Việt và các công ty cùng nghành thì MPC vượt trội hơn hẳn.Điều này là do trong năm 2009 mặt hàng tôm đông lạnh là sản phẩm duy nhất tăng kim nghạch xuất khẩu so với năm 2008. 2.5.2 Phân tích BEP. BEP=EBIT/Tổng tài sản 2007 2008 2009 MPC 18.00% 16.53% 19.80% ANV 19.50% 10.96% -6.00% Tỷ suất BEP của công ty có xu hướng tăng,tăng khoảng 10% từ 2007 đến 2009.So với Nam Việt thì công ty vượt trội hơn hẳn vào các năm 2008,2009.Điều này cho thấy hoạt động đầu tư của công ty rất có hiệu quả. 2.5.3 Phân tích ROA. ROA=Thu nhập ròng/Tổng tài sản. 2007 2008 2009 MPC 8.95% -1.84% 10.9% ANV 15.80% 3.70% -8.20% Tỷ suất ROA có xu hướng tăng,từ 2007 đến 2009 đã tăng 21,8%.So với công ty Nam Việt thì tỷ suất ROA của công ty là khá tốt.Nguyên nhân ROA tăng là do tốc độ tăng của thu nhập ròng(khoảng 28%) cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản(4,8%).Năm 2008 tỷ suất này âm là do lợi nhuận sau thuế của công ty bị âm. 2.5.4 Phân tích ROE. ROE=Thu nhập ròng/Vốn chủ sở hữu. 2007 2008 2009 MPC 17.4% -4.40% 22.3% ANV 21.88% 6.10% -12.40% Từ 2007 đến 2009 ROE của công ty có xu hướng tăng,khoảng 28,2%.So với Nam Việt thì tỷ suất ROE của công ty là khá tốt. *Phân tích Dupont. PM TATO EM ROE 2007 8.20% 1.09 1.95 17.4% 2008 -1.45% 1.26 2.41 -4.40% 2009 7.90% 1.38 2.04 22.3% Có thể thấy từ 2007 đến 2009 ROE tăng là do EM và TATO tăng lên tương ứng là 4,6% và 13,3%.EM tăng là do vốn chủ sở hữu của công ty giảm 2,008 tỷ trong khi đó quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng,giá trị tổng tài sản tăng thêm 4,8%.Tỷ lệ TATO tăng là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu(31,2%) cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản(4,8%).Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản khá hiệu quả.Năm 2008 ROE có giá trị âm là do tỷ lệ PM âm.Trong năm này thu nhập ròng của công ty có giá trị âm nên đã kéo theo PM và ROE sụt giảm nghiêm trọng.Tỷ lệ EM của công ty trong năm 2008 có giá trị lớn nhất trong 3 năm chứng tỏ công ty sử dụng khá nhiều nợ vay trong năm này.Nhưng tỷ lệ PM trong năm này lại thấp hơn các năm khác cho thấy việc quản lý chi phí của công ty là không tốt và việc sử dụng nợ vay còn chưa đạt hiệu quả cao. 2.5.5 Phân tích EPS. 2007 2008 2009 MPC 2.562 -1.1 3.369 ANV 1.732 1.691 -2.675 Gía trị EPS của công ty tăng dần trong giai đoạn 2007-2009,khoảng 31,5%. EPS=(Lợi nhuận ròng-Cổ phiếu ưu đãi)/Số cổ phiếu lưu hành bình quân. Có thể thấy EPS phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ.Như vậy nguyên nhân tăng EPS là do năm 2009 công ty có kết quả kinh doanh tốt,đồng thời số lượng cổ phiếu lưu hành là không đổi.Năm 2008 EPS âm là do công ty bị thua lỗ. 2.5.6.Phân tích tỷ số P/E. P/E=Gía thị trường mỗi cổ phiếu/EPS. 2007 2008 2009 MPC 23 -10.9 10 ANV 52 11 -7 Tỷ số P/E có xu hướng giảm trong giai đoạn này,năm 2009 giảm 2,3 lần so với 2007.Nguyên nhân là do năm 2007 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán,các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đều thu được thặng dư vốn lớn.Cổ phiếu của công ty tại thời điểm này được giao dịch với giá cao làm cho P/E có giá trị khá lớn.Tuy nhiên đến 2009 giao dịch của các nhà đầu tư thận trọng hơn nên giá cổ phiếu của công ty sụt giảm rất mạnh so với năm 2007 đã làm cho P/E sụt giảm theo.Với tỷ lệ P/E hiện tại cổ phiếu của công ty rất thích hợp cho đầu tư trung và dài hạn. 2.5.7 Phân tích P/B. P/B=Gía thị trường một cổ phiếu/Gía trị sổ sách một cổ phiếu. 2007 2008 2009 MPC 3.85 0.89 2.12 ANV 3.5 0.78 0.79 P/B của công ty có xu hướng giảm qua các năm,từ 2007 đến 2009 đã giảm 44,9%. Gía trị sổ sách một cổ phiếu=Vốn CSH bq/Số lượng CP lưu hành bq. 2007 2008 2009 Gía trị sổ sách 1 CP 15.57 13.43 15.54 Gía thị trường 1 CP 60 12 33 Qua phân tích trên có thể thấy P/B của công ty giảm là do giá thị trường một cổ phiếu bị giảm.Năm 2008 công ty có P/B nhỏ hơn 1 là do thị giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị sổ sách của nó.Tỷ lệ P/B của công ty là tương đối thấp so với thị trường,điều này có thể giúp công ty thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi tiến hành huy động vốn. 2.6 Dự báo và lập kế hoạch tài chính. 2.6.1 Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh. *Dự báo tốc độ tăng doanh thu. Như đã phân tích ở trên năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty là khá tốt.Đồng thời công ty có khá nhiều thuận lơị để tăng trưởng doanh thu trong năm 2010 đó là: -1/10/2009 hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực làm cho thuế suất nhập khẩu của mặt hàng tôm giảm xuống còn 1-2%.Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu tôm đông lạnh lớn của công ty,do đó công ty có thể gia tăng thêm thị phần tại thị trường tiềm năng này. -Trong năm 2009 tôm đông lạnh là mặt hàng duy nhất có kim nghạch xuất khẩu dương cho thấy tôm đông lạnh rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.Hơn nữa MPC với ưu thế là công ty có quy mô lớn,sản phẩm chủ yếu là tôm đông lạnh,do vậytrong năm 2010 công ty có tiềm năng tăng để tăng trưởng doanh thu của mình. -Công ty đang dần dần hình thành chu trình sản xuất khép kín từ khâu con giống,nuôi trồng đến chế biến.Do vậy trong tương lai công ty có thể tránh được tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và đồng thời có thể giải quyết vấn đề chứng minh nguồn gốc xuất sứ khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính. Với những căn cứ trên dự báo doanh thu của công ty năm 2010 sẽ tăng khoảng 9,5%. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 theo phương pháp tỷ phần doanh thu: 2009 2010 Doanh thu thuần 3093505 3387388 Gía vốn hàng bán 2641598 2892490 Lãi gộp 451906 494989 Doanh thu hoạt động tài chính 223984 245247 Chi phí tài chính 185022 202599 Chi phí bán hàng 204080 223468 Chi phí quản lý doanh nghiệp 32390 35467 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 254396 278702 Thu nhập khác 9276 10157 Chi phí khác 9168 10039 Lợi nhuận khác 108 118 Tổng lợi nhuân kế toán trước thuế 254504 278820 Thuế TNDN 11641 12746 Lơi nhuận sau thuế 242846 266074 2.6.2 Dự báo bảng cân đối kế toán. *Dự tính tổng tài sản lưu động so với tổng tiền mặt. Vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho năm 2009 lần lượt là 9,5 và 3,6.Vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy hàng hóa của công ty bị ứ đọng khá nhiều.Thêm vào đó vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng dần nên dự kiến trong năm 2010 tài sản lưu động của công ty sẽ tăng khá mạnh.Cùng với sự gia tăng quy mô của công ty thì lượng tiền mặt và tài sản lưu động cũng sẽ có sự gia tăng theo doanh thu.Năm 2010 giá trị tài sản lưu động là 1171,371 tỷ đồng gấp 7,75 lần giá trị tiền mặt,và dự kiến tỷ lệ này sẽ không đổi trong năm 2010. *Dự báo mức độ gia tăng của tài sản cố định. Mức độ gia tăng tài sản cố định của công ty là rất nhỏ,trong giai đoạn 2007 đến 2009 chỉ tăng 0,7%.Đặc thù của nghành là có tỷ lệ các khoản phải thu rất lớn do chính sách bán hàng trả chậm,do vậy tốc độ thu hồi vốn là không nhanh.Chính vì vậy công ty không muốn gia tăng thêm nhiều tài sản cố định và sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để làm tăng tốc độ thu hồi vốn.Dự tính tốc độ gia tăng tài sản cố định năm 2010 vẫn là 0,7%. *Dự tính nợ ngắn hạn. Trong cơ cấu nợ của công ty nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu,khoảng 78%.Tỷ lệ nợ của công ty khá ổn định qua các năm,thường chiếm khoảng 52% tổng vốn.Do năm 2010 được dự báo là lãi suất vay ngân hàng sẽ rất cao nên dự kiến công ty sẽ giữ nguyên giá trị vay ngắn hạn. *Dự tính nợ dài hạn. Trong cơ cấu nợ của công ty nợ dài hạn chiếm khoảng 22%. Các năm trước trong cơ cấu nợ dài hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay dài hạn ngân hàng phát triển Việt Nam.Tuy nhiên đến 2009 công ty đã phát hành thành công 200 tỷ trái phiếu không chuyển đổi kỳ hạn 5 năm.Và như vậy công ty đã tiết kiện được một khoản chi phí trả lãi đáng kể bằng việc sử dụng vốn trái phiếu với chi phí thấp.Trong năm này công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thành nhà máy chế biến thủy sản Hậu Giang dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2010.Do vậy trong năm 2010 công ty sẽ phải tăng vay dài hạn để tài trợ cho dự án này,và dự kiến tốc độ tăng các khoản vay dài hạn khoảng 12,38%. *Dự tính số lượng cổ phiếu. 10/4/2010 công ty đã tăng vốn điều lệ từ 700 lên 900 tỷ.Việc tăng vốn chủ lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty.Một mặt lượng vốn chủ tăng thêm có thể giúp công ty giảm bớt các khoản vay ngắn hạn khi mà lãi xuất vay ngân hàng năm 2010 là rất cao.Mặt khác nó có thể giúp công ty có thêm vốn để đầu tư vào các kế hoạch dài hạn như hoàn thành nhà máy chế biến thủy sản Hậu Giang và các dự án dài hạn khác. Dự báo bảng cân đối kế toán 2009 2010 Tài sản A.Tài sản ngắn hạn 1403001 1536280 Tiền và các khoản tương đương tiền 151115 165470 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 229706 251528 Các khoản phải thu ngắn hạn 231630 253634 Hàng tồn kho 749997 821246 Tài sản ngắn hạn khác 40550 44402 B.Tài sản dài hạn 819369 807748 Các khoản phải thu dài hạn 119900 131290 Tài sản cố định 427069 430058 Bất động sản đầu tư 10480 10480 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 205000 205000 Tài sản dài hạn khác 30920 30920 Tổng cộng tài sản 2222370 2344028 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 1087948 1117652 Nợ ngắn hạn 848011 848011 Nợ dài hạn 239937 269641 B.Vốn chủ sở hữu 1087952 1226376 1.Vốn chủ sở hữu 1075521 1167476 Vốn cổ phần 700000 900000 Thặng dư vốn cổ phần 177876 56049 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 52534 52534 Qũy đầu tư phát triển 39893 43682 Lợi nhuận chưa phân phối 105216 115211 2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 58900 58900 Tổng cộng nguồn vốn 2222370 2344028 Phần III LỜI KẾT Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển về quy mô lẫn doanh số, đó không chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh mà còn cần phải có những phân tích tài chính đúng đắn để có thể đưa ra nhữngquyết định chuẩn xác , hợp lý, nhằm thúc đẩy các hoạt động của công ty. Bằng việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình tài chính của công ty cổ phần Minh Phú, chúng ta đã thấy được toàn bọ những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó ta mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối , sử dụng và quản lý nguồn vốn, đồng thời tìm ra những khả năng tiềm tàng về vốn của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tài chính - công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú.doc
Luận văn liên quan