Phân tích tài chính công ty Sabeco

Từ bảng trên cho chúng ta thấy rằng, công ty vay nợ ở mức trung bình, chỉ xấp xỉ bằng với vốn chủ sở hữu. Khi xem xét cấu trúc của nợ thì thấy nợ ngắn hạn trên tổng nợ chiểm 1 tỷ lệ rất cao. Đây là điều đáng lo ngại bởi vì công ty sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay nợ ngắn hạn là chủ yếu. Mà điều này làm cho công ty luôn trong tình trạng phải chuẩn bị để trả nợ khi đến hạn. Tuy trong năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao, tới 77%. Xem xét về khoản vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này tăng đáng kể trong năm 2009 so với năm trước đó. Nếu ở năm 2008, tỷ lệ vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu là 5% thì năm 2009 tỷ lệ lên tới 16,3%. Từ những tỷ số trên cho thấy một xu hướng khá rõ nét, công ty đã giảm tý trọng nợ vay ngắn hạn và tăng nợ vay dài han lên xét trong hai

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11243 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính công ty Sabeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ DANH SÁCH NHÓM: Trịnh Hữu Hưởng_ĐT3 Nguyễn Văn Kỳ_ĐT3 Trần Ngọc Phước Bảo_ĐT1. Công việc thực hiện: Các thành viên tham gia làm chung, tuy có sự khác biệt về vai trò của từng nguời trong từng phần nhưng không đáng kể. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn. Tổng công ty được cấp phép theo giấy pháp kinh doanh số 4106000286 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 1 tháng 9 năm 2006. Tên gọi: Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn. Tên giao dịch quốc tế: Saigon Beer - Alcohol - Beverage Joint Stock Corporation. Tên viết tắt: SABECO. Địa chỉ: 06 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 84.8.38294083. Fax: 84.8.38296856. Email: Sales@sabeco.com.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Website: www.sabeco.com.vn Mã số thuế: 0300583659. Vốn điều lệ: 6.412.811.860.000 đồng (Sáu nghìn bốn trăm mười hai tỷ, tám trăm mười một triệu, tám trăm sáu mươi nghìn đồng). 1.2 Sơ lược về công ty. 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Lịch sử phát triển của Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam. Tiền thân của SABECO trước đây có tên gọi là Nhà máy bia Chợ Lớn thuộc hãng B.G.I, do tư bản Pháp xây dựng từ những năm 1870s. Đến tháng 6/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn. Năm 1981 Công ty Rượu Bia Miền Nam chuyển đổi thành Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia Nước giải khát II. Đến năm 1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia Nước giải khát II. Tháng 09/1993, thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn, theo Quyết định số 882/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp với chủ trương tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Công ty Bia Sài Gòn trở thành một trong những công ty có trang thiết bị hiện đại nhất trong ngành bia. Cũng trong thời gian này công ty có các thành viên mới: Nhà máy Nước đá Sài Gòn; Nhà máy Cơ khí Rượu Bia; Nhà máy Nước khoáng ĐaKai; Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon;  Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh. Năm 1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới là Xí Nghiệp Vận Tải. Trong giai đoạn 1996 - 1998 thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên:  Nhà máy Bia Phú Yên; Nhà máy Bia Cần Thơ.  Năm 2000, công ty được BVQI chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002:1994. Và được chuyển đổi phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào năm 2001. Trong giai đoạn 2000-2001, công ty thành lập các công ty liên kết và nhà máy sản xuất bia: Công ty Bia Sóc Trăng; Nhà máy Bia Henninger; Nhà máy Bia Hương Sen; Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ; Nhà máy Bia Hà Tĩnh; Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng. Tháng 05/2003, thành lập Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, theo Quyết định 74/2003/QĐ- BCN trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận các thành viên mới: Công ty Rượu Bình Tây;  Công ty Nước giải khát Chương Dương;  Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ; Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn. Sau khi tổ chức lại nó trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bia Việt Nam. Tháng 05/2004, chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, theo Quyết định 37/2004/QĐ-BCN, trong đó công ty mẹ được hình thành từ văn phòng, các phòng ban nghiệp vụ, nhà máy xí nghiệp,phân xưởng sản xuất hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty. Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và trực tiếp sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên kết. Năm 2006 tổng công ty đã hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty cổ phần SABECO khu vực. Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, theo Quyết định 1862/QĐ-TTg và chuyển thành Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn. Tháng 1 năm 2008 thực hiện nghị quyết của Chính phủ, SABECO đã trở thành Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn. Đây là một bước chuyển quan trọng của SABECO. Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn có tổng cộng 28 thành viên. 1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, mua bán các loại bia, cồn-rượu, nước giải khát, các loại bao bì nhãn hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thưc thực phẩm; kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát, lương thực thực phẩm; Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát; vật tư, nguyên liệu, thiết bị phụ tùng; hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát; Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, xây lắp, sửa chữa bảo trì về ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực thực phẩm; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triểm lãm, thông tin, quảng cáo; Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ; Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm; Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Vị thế của doanh nghiệp: SABECO có lịch sử hơn 30 năm hoạt động trong ngành với sản phẩm chủ lực là bia. Các nhãn hiệu bia của SABECO chiếm trọn phân khúc bia phổ thông, được trên 90% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết và ưa chuộng. SABECO khẳng định thế mạnh của mình bởi chất lượng sản phẩm, hương vị bia đậm đà phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và giá cả phù hợp. Tổng công ty chiếm 35% thị phần toàn quốc (theo Công ty Navigos, 2007) và là doanh nghiệp số 1 trong ngành bia Việt Nam. Với khẩu hiệu “Niềm tự hào của Việt Nam”, các sản phẩm bia của SABECO đã có mặt tại 24 nước trên thế giới. 1.2.4. Các thành tựu đạt được: Là đơn vị dẫn đầu toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước; Thương hiệu Bia Sài Gòn giữ vững được uy tín với khách hàng và ngày càng phát triển, xứng đáng là thương hiệu LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM; Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn trong 22 năm; Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng bình chọn liên tục trong 12 năm từ 1997 đến 2008; Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế tổ chức tại AUSTRALIA năm 1999, 2000 và 2001. Nhận Huân chương Độc lập, Lao động, Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ trong nhiều năm. 1.2.5. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát: Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm; Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.2.6. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty: Các phòng ban, đơn vị trực thuộc tổng công ty: Văn phòng Tổng công ty Ban Tài chính – Kế toán Ban Tiêu thụ -Thị trường - Thương hiệu Ban quản lý Đầu tư & phát triển Ban kỹ thuật – Sản xuất Ban Cung ứng Nhà máy bia Trung tâm 187 Nguyễn Chí Thanh Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH 1 thành viên TMDV Bia - Rượu - NGK Sài Gòn  Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương Công ty cổ phần Rượu Bình Tây Công ty cổ phần Cơ khí & Xây lắp Công Nghiệp – IMECO Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Yên Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam Công ty cổ phần Bia - Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Daklak Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Bình Tây Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ khí SA BE CO(Mesab) Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Vĩnh Long Các công ty liên doanh, liên kết: Công ty TNHH Crown Sài Gòn Công ty TNHH Thủy tinh Malaya - Việt Nam Công ty TNHH Mê linh Point Công ty TNHH Bao Bì SanMiguel - Phú Thọ Công ty TNHH Sản xuất rượu và cồn Việt Nam Công ty cổ phần Bao bì - Kho bãi Bình Tây Công ty cổ phần Vận tải và giao nhận bia Sài Gòn Công ty cổ phần Nước khoáng ĐaKai Công ty cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam. 1.2.7. Bộ máy lãnh đạo của tổng công ty: 1. Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Bá Thi 2. Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Quang Minh 3. Giám đốc điều hành HC – PC: Ông Trần Đức Hòa 4. Giám đốc điều hành Tài chính: Bà Trịnh Tuyết Minh 5. Giám đốc điều hành Marketing: Ông Lê Hồng Xanh 6. Giám đốc điều hành kỹ thuật: Ông Trần Công Tước 7. Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh: Bà Phạm Thị Hồng Hạnh 8. Giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi: Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng 9. Giám đốc nhân sự: Ông Trần Nghĩa 10. Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Tiến Dũng 11. Trưởng Ban kiểm soát: Ông Đồng Việt Trung. 1.3. Phân tích SWOT. 1.3.1. Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh: đã tồn tại từ năm 1977, đặc biệt được ưa chuông tại thị trường phía nam. Chiếm thị phần lớn trên thị trường bia nội địa với sản lượng tiêu thụ nắm giữ trên 33% thị phần và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tại trên 17 nước như: Nhật, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Pháp Đức, Thụy Sĩ, Anh... Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển: các sản phẩm có chất lượng và giá bán phù hợp có thị trường ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao từ 17-20%. Công ty mẹ phát huy được sự chi phối thực sự đối với các công ty con và công ty liên kết trong việc đầu tư vốn, công nghệ thị trường, thương hiệu và định hướng phát triển. Được quản lý và sử dụng một diện tích đất lớn (573.717,92 m2) thuận lợi cho việc sản xuất. Mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước đặc biệt là từ miền Trung trở vào tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 giúp cho công tác quản lý sản xuất của SABECO ngày càng hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và hoạt động có hiệu quả. 1.3.2. Điểm yếu: Hoạt động sản xuất kinh doanh có tốc độ phát triển chưa đồng đều: bia phát triển nhanh, còn rượu, nước giải khát phát chậm, ngành cơ khí vận hành chưa hiệu quả. Nhiều nhà máy sản xuất bia có quy mô nhỏ, quy hoạch phát triển hạn chế, đầu tư mang tính chắp vá, chi phí sản xuất cao, khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Nhà cung cấp nguyên liệu trong nước chưa đáng kể, sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế nên giá trị nhập so với giá trị xuất còn rất lớn, chịu rủi ro tý giá và rủi ro biến động giá nguyên liệu cao. Các sản phẩm mang tính phổ thông, chất lương đạt chưa như mong muốn. Cơ cấu danh mục đầu tư tài chính còn đơn giản, chú yếu là tiền gửi kỳ hạn nên khả năng sinh lợi thấp. Mạng lưới phân phối vẫn chủ yếu thông qua hệ thông bán sỉ, qua nhiều cấp phân phối mới tới khách hàng tiêu dùng làm tăng giá sản phẩm. Đào tạo cán bộp chưa theo kịp yêu cầu của hoạt động kinh doanh.\ Khó khăn ban đầu khi mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần. 1.3.3. Cơ hội: Có khá năng phát triển nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, đặc biệt là bất động sản do được giao quản lý đất lớn với vị trí trung tâm. Thị trường bia và nước giải khát có tiềm năng phát triển do dân số Việt Nam trên 80 triệu người, và điều kiện về khí hậu nhiệt đới ấm quanh năm.\ Cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu do sản phẩm của SABECO đã có mặt trên thì trường nước ngoài và Việt Nam đã là thành viên của WTO. Khai thác thị trường phía Bắc tận dụng được thương hiệu đã được xây dựng và xu hướng sáp nhập mua bán các cơ sở sản xuất bia có công suất nhỏ trên thị trường này. Phát triển mảng các sản phẩn khác như cồn, rượu, nước giải khát, tận dụng được hệ thông phân phối sẵn có... Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được điều chỉnh tạo điều kiện cho bialon và bia chai của SABECO cạnh tranh tốt hơn.\ Khả năng thu hút vốn đầu tử trên quy mô rộng và khối lượng lớn thông qua thị trường chứng khoán. 1.3.4. Thách thức: Giá cả nguyên vật liệu xu hướng mỗi năm đều tăng, chính sách ổn định giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên phần nào khó khăn trong quản lý sản xuất. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi nhà nước xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bia và thực hiên cam kết WTO. Cụ thể là việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này, tăng khả năng xuất hiện các thương hiệu mạnh trên thế giới trong thị trường nội địa. Cạnh tranh không lành mạnh do trốn thuế, gian lận trong kinh doanh trong ngành bia Việt Nam chưa được ngăn chặn triệt để. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty. Với tầm nhìn đến năm 2025: “ Phát triển SABECO trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của quốc gia, có vị thế trong khu vực và quốc tế”. SABECO luôn phấn đấu để có mức tăng trưởng cao hơn như biểu tượng rồng vàng vươn cao của SABECO, tạo tiền đề phát triển SABECO trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống có trình độ sản xuất và sức cạnh tranh cao, đứng đàu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và quốc tế. Với tàm nhìn đầy tham vọng đó, SABECO đã hoạch định mục tiêu chiến lược, tập trung vào 3 nội dung chính : + Triển khai các dự án đầu tư nhằm thực hiện các bước phát triển theo lộ trình. Các dự án trọng tâm  triển khai trong các năm 2009 và năm 2010 đã được thực hiện đó là: Dự án xây mới Bia Sài Gòn – Bạc Liêu công suất 30 triệu lít/năm; Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Nội 90 triệu lít/năm. Các Dự án nâng công suất, gồm: Nhà máy Bia Sài Gòn – Phú Yên lên 23 triệu lít/năm, Nhà máy Bia Sài Gòn – Quy Nhơn lên 50 triệu lít/năm, Nhà máy Bia Sài Gòn – Daklak lên 70 triệu lít/năm, Nhà máy Bia Sài Gòn – Tây Đô 40 triệu lít/năm. Các dự án đầu tư nâng công suất đối với ngành bia hoàn thành năm 2009 đã đưa năng lực sản xuất của Tổng công ty tăng thêm 300 triệu lít bia các loại. Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh. Dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh. Các Nhà máy Bia Sài Gòn – Phú Thọ công suất 50 triệu lít/năm, dự kiến hoàn thành tháng  cuối năm 2010. Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm đã chính thức khởi công đầu năm 2011. Trong năm 2011, Sabeco cũng đã làm lễ khánh thành 3 nhà máy  gôm: Nhà máy Bia Sài Gòn – Sông Lam (Nghệ An) công suất 100 triệu lít/năm ,  Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi công suất 100 triệu lít/năm và Nhà máy Bia Sài Gòn – Phủ Lý công suất 50 triệu lít/năm .  Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn – Ninh Thuận công suất 50 triệu lít/năm đang trong quá trình khảo sát xây dựng. Dự án nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi lên 264 triệu lít dự kiến hoàn thành vào năm 2011.           + Hoàn thiện và phát huy tối đa thế mạnh của hệ thống thương mại Sabeco trên toàn quốc , với trên 1200 nhà phân phối , góp phần phủ hàng tới mọi miền của đất nước . Việc đầu tư vào các chương trình Marketing hiện đại cùng sự phối hợp của hệ thống vận tải, giao nhận hàng đúng tiến độ, kịp thời …sẽ là chiếc kiềng vững chắc để bảo đảm sự tiếp tục tăng trưởng của Bia sài Gòn trong tương lai. + Ổn định chất lượng sản phẩm , quan tâm đặc biệt đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm .             Bên cạnh việc đẩy mạnh SXKD, Tổng công ty rất quan tâm đến ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường .  Các nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải phù hợp với quy trình sản xuất công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường. Đối với Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh do lịch sử để lại không có hệ thống xử lý nước thải, Tổng công ty đã tiến hành  đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200m3/ngày, đưa vào vận hành vào tháng 4 năm 2010. Nhà máy Bia Sài-Gòn Củ Chi đã được Bộ Tài Nguyên Môi trường trao Giải thưởng Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường VN, đây là phần thưởng ghi nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường của Tổng công ty. 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: SABECO chính thức là công ty cổ phần từ tháng 5 năm 2008 do đó số liệu để phân tích và so sánh là rất hạn chế. Mặt khác, SABECO chưa hoạt động trên sàn chứng khoán chính thức nên những thông tin liên quan đến doanh nghiệp được công khai một cách không đầy đủ. Bên cạnh đó khả năng tìm kiếm thông tin của nhóm phân tích còn có hạn. Đó là những lý do vì sao trong bài phân tích này số liệu chỉ có trong 2 năm: từ tháng 5 năm 2008 đến hết năm 2009. Với số liệu ít ỏi này chắc chắn rằng việc phân tích xu hướng biến động cũng như đưa ra những nhận định một cách tương đối là rất khó. Nhìn lại hoạt động của SABECO trong những năm gần đây chúng ta thấy rằng: năm 2009 là năm thứ 2 SABECO hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phần, là năm diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tến Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh đó SABECO vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu thị trường bia. Kết thúc năm 2009 tổng doanh thu đạt 15,954 tỷ đồng bằng 111% kế hoạch, tăng 60% so với cùng kỳ; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1,542 tỷ đồng bằng 118% kế hoạch; tổng sản lượng tiêu thụ các loại đạt 895 triệu lít bằng 105% so với kế hoạch. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt nhưng với những cố gắng lơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ đã tăng thêm 15% so với năm 2008, lợi nhuận tăng 32% so với năm 2008. Năm 2009, SABECO từ vị trí thứ 33 đã vươn lên vị trí thứ 21 tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới. TT Khoản mục ĐVT Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 TH 09/08 TH09/KH09 1 Giá trị sx công nghiệp Tỷ đồng 3.146 3.234 3.417 108% 106% 2 Sản lượng sx (công ty mẹ) Triệu lít 348 360 366 105% 102% 3 Sản lượng tiêu thụ Triệu lít 775 850 895 115% 105% 4 Tổng doanh thu Tỷ đồng 9.065 13.479 15.954 160% 111% 5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1.171 1.302 1.542 132% 118% 6 Nộp ngân sách Tỷ đồng 2.713 2.986 3.023 111% 101% Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Sản lượng sx và tiêu thụ (triệu lít) 401 456 534 640 775 895 Doanh thu 4.527 5.319 5.762 7.606 9.065 15.954 Lợi nhuân sau thuế 707,8 658,2 770,3 610,3 878,3 1156,5 Nguồn: Phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán FPT. Từ bảng trên ta thấy rằng lợi nhuận sụt giảm ngược chiều so với xu hướng tăng trưởng liên tục của doanh thu: Sản lương, đặc biệt la doanh thu năm 2007 tăng với tốc độ cao hơn hẳn các năm 2005 và 2006 là kết quả của hoạt động marketing, phát triển thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong năm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm lợi nhuận chủ yếu là do tác động của sự đột biến tăng giá nguyên vật liệu sản xuất bia (malt, bột mì, hương liệu...) trong năm 2007. Hiện nay doanh nghiệp vần phải nhập khẩu phàn lớn các nguyên vật liệu này nên phụ thuộc nhiều vào biến động giá của thị trường nguyên liệu thế giới. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Doanh thu từ hoạt động tài chính đứng thứ hai trong tổng doanh thu của công ty. Nguồn thu từ hoạt động tài chính tăng dần qua các năm và chiếm khoảng 2-3% trong tổng doanh thu. Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tài chính trên tổng doanh thu của công ty trong cùng ngành_HABECO cũng nằm trong khoảng đó. Nhìn chung tỷ lệ này là thấp. Điều đó cho ta thấy rằng hoạt động đầu tư tài chính của hai công ty này là khá thấp, sẽ làm cho mức độ chia sẻ rủi ro với hoạt động sản xuất kinh doanh là không cao. Nhóm phân tich đưa ra khuyến nghị là công ty nên tăng cường đầu tư hoạt động tài chính, một mặt làm đa dạng lĩnh vực hoạt động của công ty , điều này làm cho rủi ro của công ty được dàn trải, mặt khác sẽ làm tăng nguồn thu và tăng lợi nhuận cho công ty. 2.3. về chi phí hoạt động: Do công ty hoạt động trong lĩnh vực đồ uống nên nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng. Chi phí đầu vào phụ thuộc vào giá cả nguyên vật liệu và sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khi giá cả tăng hay sản lượng sản xuất tăng thì chi phi tăng. Cơ cấu chi phí của công ty Khoản mục 2008 2009 Giá vốn hàng bán 87,7% 88,1% Chi phí tài chính 1,7% 4,1% Chi phí quản lý và bán hàng 10,4% 7,4% Chi phí khác 0,2% 0,4% Nguồn: báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh. Từ bảng tổng hợp chi phí của công ty ta thấy rằng: trong hai năm chi phí về giá vốn hàng bán là chủ yếu, chiểm khoảng 88% trong tổng chi phi của công ty. Chi phí quản lý và bán hàng đứng thứ hai nhưng trong năm 2008 thì tỷ lệ chi phí này trên tổng chi phí là cao hơn so với năm 2009. Còn tỷ lệ chi phí tài chính trên tổng chi phí trong năm 2008 là thấp hơn so với năm 2009. Điều đó có thể lý giải là do sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008, làm cho doanh thu-dẫn đến chi phí về giá vốn hàng bán tăng cao. Mà chi phí về quản lý và bán hàng tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Từ bảng trên ta cũng thấy rằng tỷ lệ chi phí tài chính trên tổng chi phí của công ty trong năm 2009 cao hơn trong năm 2008. Điều này là do chi phí về lãi vay trong năm 2009 cao hơn hẳn năm 2008. Cơ cấu chi phí của HABECO: Khoản mục 2008 2009 Giá vốn hàng bán 72,6% 77,5% Chi phí tài chính 3,4% 1% Chi phí quản lý và bán hàng 21,2% 21,2% Chi phí khác 2,8% 0,3% Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của HABECO. So sánh với HABECO, chi phí về giá vốn hàng bán của SABECO chiển tỷ lệ cao hơn còn chi phí quản lý và bán hàng chiểm tỷ lệ thấp hơn hẳn. Điều này cho ta thấy rằng chi phí quản lý bán hàng của SABECO thấp hơn tương đối so với HABECO. Lý do là hoạt động sản xuất kinh doạnh của SABECO tốt hơn HABECO vì thế tỷ lệ sản lượng và doanh thu( hay giá vốn hàng bán) so với chi phí quản lý và bán hàng của SABECO là lớn hơn so với HABECO. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Khoản mục 2008 2009 Tỷ số thanh toán hiện hành 0,92 1,19 Tỷ số thanh toán nhanh 0,73 1,03 Tỷ sô thanh toán tức thời 0,35 0,64 3.1. Phân tích tính thanh khoản: 3.1.1. Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành: Tỷ số thanh toán hiện hành qua hai năm đều gần bằng 1. Nhưng năm 2008 thấp hơn 1. Điều này cho thấy rằng trong năm 2008 các khoản nợ của công ty không được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2009 tỷ số này đã lớn hơn 1 và tăng đăng kể so với năm 2008. Các khoản nợ trong năm 2009 đã được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn. Nguồn: bảng cân đối kế toán. Nhìn vào cơ cấu tài sản ngắn hạn ta thấy rõ sự gia tăng chất lượng của tài sản ngắn hạn trong hai năm. Biểu đồ thể hiện rõ sự gia tăng đáng kể của tài sản ngắn hạn trong đó tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng khá mạnh. Bên cạnh đó hàng tồn kho và khoản phải thu có xu hướng giảm. Điều này cho chúng ta thấy được tính thanh khoản của công ty đã tăng đáng kể trong hai năm. Từ những thay đổi đó đã làm cho tỷ số thanh toán hiện hành gia tăng đáng kể và đảm bảo các khoản nợ của công ty bằng tài sản ngắn hạn. So sánh với công ty trong cùng ngành_HABECO, thì tỷ số thanh toán hiện hành trong 2 năm lần lượt là và 0,73 và 1,58. Ta thấy rằng trong năm 2008 tỷ số này của SABECO cao hơn nhưng năm 2009 lại thấp hơn do tỷ số này của HABECO tăng khá mạnh. Đây cũng là vấn đề mà công ty cần quan tâm. Công ty phải tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của mình do đâu mà có sự chuyển biến rõ nét như vậy, liệu có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty không. 3.1.2. Phân tích tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2008 đã giảm đáng kể so với tỷ số thanh toán hiện hành. Nhưng trong năm 2009 thì mức giảm của tỷ số này nhỏ hơn. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2008 là 0,73 cho thấy rằng 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ đảm bảo bằng 0,73 đồng có tính thanh khoản của công ty. Nhưng trong năm 2009 tỷ số này đã lớn hơn 1. Nợ ngắn hạn của công ty hoàn toàn được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao. Như phân tích ở trên ta đã thấy, năm 2009 chất lượng của tài sản ngắn hạn được tăng lên. Hàng tồn kho và khoản phải thu giảm trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên rõ rệt. Tỷ số này của HABECO trong hai năm lần lượt là 0,44 và 0,9. Cả hai năm đều nhỏ hơn 1 và đều thấp hơn SABECO. Điều này cho thấy rằng SABECO có khả năng thanh toán nợ bằng tái sản có tính thanh khoản tốt hơn HABECO. Công ty nên phát huy lợi thế này. 3.1.3. Phân tích tỷ số thanh toán tức thời: Chúng ta giả sử rằng tất cả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thì công ty có đảm bảo được khả năng thanh toán hay không? Để biết được điều này chúng ta xét tài sản có tính thanh khoản cao nhất: tiền và các khoản tương đương tiền. Và tỷ số thanh toán tức thời sẽ nói lên cho chúng ta biết điều mà chúng ta quan tâm. Tỷ số thanh toán tức thời của công ty trong hai năm lần lượt là 0,35 và 0,64. Vậy khi các khoản nợ đến hạn cùng lúc thì công ty không có khả năng thanh toán hết. Tuy nhiên trong năm 2009 nếu tính cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì chắc chắn là công ty đủ khả năng thanh toán, sẽ không rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản nếu các khoản nợ cùng đến hạn. Trong năm 2008 tỷ số này khá thấp nhưng năm 2009 tỷ số này đã tăng gần gấp đôi. Nguyên nhân là do khoản tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2008 chiếm tỷ lệ nhỏ trong tài sản ngắn hạn và trong năm 2009 khoản này tăng khá mạnh. Công ty cần xem xét có nên để tình trạng này tiếp diễn qua những năm tới không hay phải cải thiện tỷ số này để tránh rủi ro. 3.2. Phân tích cấu trúc vốn: 3.2.1. Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Công ty 2008 2009 SABECO 2,01 1,91 HABECO 1,77 2,22 Nguồn: bảng cân đối kế toán. Đòn bẩy tài chính của SABECO trung bình khoảng bằng 2 và có xu hướng giảm nhẹ trong hai năm. Trong năm 2009 tỷ số này bằng 1,91 cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty có 1,91 đồng tài sản. Với công ty HABECO thì tỷ số này trung bình cũng khoảng bằng 2 và có xu hướng tăng nhưng với mức chênh lệch trong hai năm là khá cao. Từ tỷ số đòn bẩy của công ty ta có thể thấy đòn bẩy tài chính của công ty ở mức trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Trong hai năm công ty đã sử dụng số nợ xấp xỉ bằng vốn chủ sở hữu của mình. So với trung bình ngành thì đây là mức độ chấp nhận được. Với đặc thù ngành là sản xuất, kinh doanh đồ uống, rủi ro của công ty là ở tỷ giá và biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro về kinh tế ( thị hiếu của người tiêu dùng, tốc độ tăng thu nhập...), rủi ro về thị trường (sức cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành...) thì với mức độ đòn bẩy tài chính như vậy là phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải xét đến khả năng thanh toán của công ty. Với mức tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của công ty tuy có tăng trong hai năm nhưng tỷ số này chỉ xấp xỉ bằng 1. Công ty nên cân nhắc kỹ hơn trong tỷ số đòn bẩy tài chính này. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 3.2.2. Thành phần của cấu trúc vốn và khả năng trả nợ: 2008 2009 Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu 2,01 1,91 Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu 86% 78% Tổng nợ/ tổng tài sản 43% 41% Nợ ngắn hạn/ tổng nợ 92% 77% Vay ngắn hạn/ vốn chủ sở hữu 1,66% 1,72% Vay dài hạn/ vốn chủ sở hữu 5% 16,3% Vay ngắn hạn/ tổng tài sản 0,82% 0,9% Vay dài hạn/ tổng tài sản 2,5% 8,55% Nguồn: bảng cân đối kế toán. Từ bảng trên cho chúng ta thấy rằng, công ty vay nợ ở mức trung bình, chỉ xấp xỉ bằng với vốn chủ sở hữu. Khi xem xét cấu trúc của nợ thì thấy nợ ngắn hạn trên tổng nợ chiểm 1 tỷ lệ rất cao. Đây là điều đáng lo ngại bởi vì công ty sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay nợ ngắn hạn là chủ yếu. Mà điều này làm cho công ty luôn trong tình trạng phải chuẩn bị để trả nợ khi đến hạn. Tuy trong năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao, tới 77%. Xem xét về khoản vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này tăng đáng kể trong năm 2009 so với năm trước đó. Nếu ở năm 2008, tỷ lệ vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu là 5% thì năm 2009 tỷ lệ lên tới 16,3%. Từ những tỷ số trên cho thấy một xu hướng khá rõ nét, công ty đã giảm tý trọng nợ vay ngắn hạn và tăng nợ vay dài han lên xét trong hai năm. Điều này là hợp lý, công ty nên tránh những rủi ro về nợ ngắn hạn. 3.2.3. Kết luận: SABECO sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức trung bình và có xu hướng giảm nhẹ. Với mức này chứng tỏ rằng công ty có tiềm lực về tài chính khá mạnh. Với đặc thù ngành là phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên mức độ đóng thuế là cao hơn so với những ngành sản xuất bình thường khác. Vì vậy, nhóm phân tích đưa ra kiến nghị là công ty nên gia tăng tỷ số đòn bẩy tài chính, tăng sử dụng nợ để có thể được hưởng lợi từ “lá chắn thuế”, từ đó làm khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét mức độ gia tăng như thế nào là phù hợp bởi vì việc sử dụng nợ được ví như “con dao hai lưỡi”. Nó sẽ làm gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu nhưng nó cũng làm cho công ty gặp rủi ro về thanh toán nợ khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản nhỏ hơn chi phí sử dụng nợ (lãi vay). Tài liệu tham khảo: www.sabeco.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom23_KHDT PTich TCDN.doc
  • docxCAN CAN TM CUA VN TRONG THOI GIAN GAN DAY.docx
Luận văn liên quan