Huy động mọi nguồn lực tự có như nguồn vốn khấu hao cơ bản chưa phải trả nợ, vốn có được bằng cách bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, huy động vốn vay của các cổ đông và người lao động trong Tổng Công ty. Tranh thủ mối quan hệ của khách hàng, tìm kiếm nguồn vốn dưới hình thức hợp tác, cho mượn và trả dần bằng tiền gia công; giải pháp này vừa hạn chế chi phí lãi vay để đầu tư, vừa bảo đảm nguồn hàng ổn định cho Tổng công ty .
Xây dựng chính sách quản trị hàng tồn kho hiệu quả để có thể dự đoán nhu cầu chính xác, đồng thời cập nhập thông tin về nhu cầu đặt hàng lại để đảm bảo lượng tồn kho cần được duy trì.
Thường xuyên đánh giá, kiểm kê hàng tồn kho, xác định mức thừa thiếu của tồn kho từ đó lên kế hoạch thu mua sao cho có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tái chính của công ty THHH Vy Hau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh, tôi đã được tiếp thu một khối lượng lớn các kiến thức quý giá từ thầy cô. Tuy nhiên đó vẫn chưa đủ để tôi có thể làm việc tốt đúng với chuyên ngành mình học.Nhà trường đã tạo cho tôi một kỳ thực tập thật ý nghĩa.Nó thực sự là một sự trải niệm vô cùng quý giá đối với tôi.Tôi thật sự trân trọng nó. Đối với bản thân tôi, hơn 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Vỹ Hậu là khoản thời gian quý giá mà tôi không thể quên. Tuy đây không phải là khoảng thời gian dài nhưng nó cũng đủ để tôi được kiểm nghiệm lại những gì đã học. Đồng thời, nó giúp tôi đánh giá đúng năng lực bản thân mình, là cơ hội để tích lũy những kinh để tôi có thể hoàn thiện bản thân hơn trên con đường nghề nghiệp của mình sau này.
Qua quá trình thực tập tại Công ty, tôi đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong công ty; đặc biệt là các chị Phòng Kế toán- tài chính và giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Ngọc Vỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành báo cáo này. Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng vận dụng giữa lý thuyết và thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp của thầy cô và đơn vị thực tập để báo cáo này được hoàn thiện tốt hơn.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Ngọc Vỹ đã hướng dẫn để tôi hoàn thiện báo cáo này.
Sinh viên thực hiện
Trần Viết Tài
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TNHH VỸ HẬU
Sơ lược về công ty
Công ty đi vào hoạt động ngày 01 tháng 10 năm 2006, theo giấy đăng ký kinh doanh số 3202002818 với tên gọi : Công Ty TNHH Vỹ Hậu của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Đà Nẵng cấp ngày 20/12/2005.
- Tên công ty: Công ty TNHH Vỹ hậu
- Tên Tiếng Anh: VY HAU COMPANY
- Trụ sở: Quốc lộ 1A – Miếu Bông – Hoà Phước – Hoà Vang - Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511 3686 567
- Fax: 0511 3686 645
- Mã số thuế: 0400523188
- Vốn đầu tư ban đầu: 8.000.000.000đ (8 tỷ đồng)
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh hàng vật liệu xây dựng các mặt hàng trang trí nội ngoại thất.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, sử dụng con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, được phép mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Đà Nẵng. Công ty có quyền chủ động giao dịch, đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế và các liên kết, liên doanh về lĩnh vực kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thực hiện hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
Công Ty TNHH Vỹ Hậu tồn tại và phát triển không ngừng cho đến nay là một quá trình phấn đấu năng động của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân bên cạnh đó không thể không kể đến hệ thống sản phẩm đã và đang kinh doanh nhóm sứ vệ sinh: Thương hiệu Sứ Hảo Cảnh. Sự lựa chọn và gắn bó mật thiết với một số sản phẩm đã giúp Công Ty có những định hướng và có mục tiêu chiến lược phù hợp hoàn cảnh thực tế thị trường.
Vì vậy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng một thăng tiến và nâng cao hơn nữa uy tín vốn sẵn có của Công ty kinh doanh cả về mặt chất lượng và mẫu mã.
Đến năm 2008 do sự phát triển của công ty về qui mô và chất lượng, hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc mua đi bán lại với số lượng nhỏ nữa, mà công ty đã đẩy mạnh việc mua bán hàng hóa với số lượng lớn, chủng loại hàng hóa đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường kinh doanh trong nước, công ty Vỹ Hậu đã mạnh dạn thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Từ đó đến nay, công ty đã không ngừng phát triển về quy mô, đa dạng sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường. Nhiều năm liền, công ty được người tiêu dùng tin tưởng và chọn làm nhà cung cấp tận nơi các sản phẩm trong lĩnh vực trang trí nội ngoại thất. Ngoài lĩnh vực thương mại, trong những năm qua công ty đã tạo dựng được thương hiệu, uy tín trong lĩnh vực cung cấp hàng trang trí nội ngoại thất. Sản phẩm công ty đã vươn ra thị trường và bước đầu tạo được thương hiệu của công ty.
Trong suốt thời gian qua công ty đã không ngừng vươn lên và hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng, hàng hóa, dịch vụ. Với đội ngũ công nhân viên lành nghề (trên 60% công nhân viên có trình độ đại học) công ty cam kết sẽ mang lại cho quí khách hàng sản phẩm tốt nhất.
Từ một công ty với quy mô vừa và nhỏ, sau nhiều năm hoạt động làm ăn có lãi, công ty đã ngày càng lớn mạnh.
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đặc điểm mô hình này là người chỉ huy trực tuyến ( Giám đốc ) được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc bàn bạc, xem xét và quyết định giải pháp tối ưu cho từng vấn đề quản lý, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Giám đốc Công ty.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý :
GIÁM ĐỐC
PGĐ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC TÀI CHÍNH
CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC
PHÒNG TCKT
PHÒNG KHKD
PHÒNG TỔ CHỨC
PGĐ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH
CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ
PHÒNG KIỂM KÊ
Ghi chú: : Quan hệ điều hành
: Quan hệ nghiệp vụ
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc: Là người đại diện cho công nhân viên có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, giải quyết công việc trong phạm vi Giám đốc giao, tham mưu cho Giám đốc về mọi lĩnh vực có liên quan.
Các phòng ban chức năng của Công Ty: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác quản lý của từng phòng ban do Giám đốc giao trách nhiệm.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu trong việc lập kế hoạch tài chính của Công ty, thực hiện tốt công tác kế toán theo quy định của nhà nước.
– Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các quyết định tài chính để lựa chọn phương án đầu tư, kinh doanh tối ưu.
– Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và kinh doanh của Công ty; kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính theo mục tiêu đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Công ty; thẩm định dự án đầu tư tài chính.
– Quản lý và theo dõi hồ sơ cổ đông, theo dõi việc chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công tác kế toán:
– Phản ảnh kịp thời, đầy đủ, chính xác và khoa học các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ tháng/quý/năm.
– Chịu trách nhiệm lập các báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
– Theo dõi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với nhà nước theo luật định.
– Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của Công ty, kịp thời thanh toán, thu hồi các khoản nợ phải thu, phải trả.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
– Tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê, trên cơ sở tham mưu cho Giám đốc về tình hình phát triển của Công ty.
– Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường tổng hợp, phân tích đánh giá nhu cầu thị trường và báo cáo tình hình thị trường từng giai đoạn, tình hình đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đề xuất với Giám Đốc chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn đối với các sản phẩm của Công ty. Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động tiếp thị sản phẩm của Công ty. Phân tích xu hướng phát triển của thị trường, thực hiện việc nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm dịch vụ mới.
– Thực hiện các công tác quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ kinh doanh các sản phẩm của Công ty; thực hiện các công tác đối ngoại, quan hệ cộng đồng với các đơn vị truyền thông, các đối tác và các cơ quan chức năng … nhằm nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Công ty đối với thị trường và công chúng; phát triển, duy trì và quản lý thương hiệu – hình ảnh sản phẩm, phân tích và đánh giá hiệu quả các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và phát triển thị trường; quảng bá hình ảnh Công ty qua xây dựng mối quan hệ với truyền thông, báo chí; thiết kế, xây dựng website Công ty; trực tiếp lên kế hoạch, xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thiết kế tranh ảnh giới thiệu về Công ty cũng như các sản phẩm của Công ty.
– Hoạch định chiến lược, kế hoạch, mục tiêu kinh doanh sản phẩm của Công ty: xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh sản phẩm của Công ty, xác định mục tiêu dài hạn của Phòng Kinh doanh.
– Bán hàng: thiết lập các chính sách chương trình kinh doanh, xây dựng kế hoạch bán hàng tháng/quý/năm, thực hiện các thủ tục bán hàng, quản lý các khoản nợ của khách hàng, xây dựng cập nhật và quản lý hệ thống thông tin bán hàng.
– Chăm sóc khách hàng: xây dựng chính sách dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng của công ty, tiếp nhận và tổng hợp các khiếu nại phản ảnh của khách hàng về sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Công ty, phối hợp với các đơn vị phòng ban liên quan để giải quyết các khiếu nại của khách hàng, đề xuất các biện pháp giải quyết và phòng ngừa với Giám Đốc.
Phòng tổ chức: Phân công trách nhiệm và công việc cho cán bộ công nhân viên. Ngoàn ra còn tổ chức các hoạt động phục vụ cho công tác lưu trữ tiền lương và tổ chức sơ tuyển lao động phổ thông cho Công ty.
Phòng kiểm kê: Kiểm tra và kê khai tổng hợp tình hình công tác quản lý, giám sát kê khai của bộ phận kế toán. Đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lý Công ty.
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH
Số lượng nhân viên
Chức vụ
Số lượng
Kế toán trưởng
1
Kế toán tổng hợp
1
Kế toán chi tiết
3
Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán
Kế toán trưởng : Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác tài chính, vốn và trực tiếp quản lý, chỉ đạo bộ máy kế toán - thống kê của công ty. Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty cho giám đốc, được quyền ký các giấy tờ, chứng từ cần thiết. Chỉ đạo và hướng dẫn các nhân viên thực hiện đúng nội quy và quy trình hạch toán của công ty.
Kế toán tổng hợp : Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất định kì hàng quý,hàng năm ; phân tích sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của tổng công ty ;lập và phân tích báo cáo quản trị của tổng công ty;lập các báo cáo định kì của tập đoàn dệt may Việt Nam và các đơn vị khác như : cục thống kê,các phòng ban...
Kế toán tiền mặt, tiền lương, phải thu nội bộ: theo dõi tình hình biến động của lượng tiền mặt trong kỳ. Lập phiếu thu, phiếu chi trong các nghiệp vụ thu tiền. Chịu trách nhiệm theo dõi thời gian lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm làm căn cứ để tính toán và phân bổ chính xác tiền lương, các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu phí.
Kế toán thuế,tài sản cố định : Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định,công cụ dụng cụ. Hàng tháng theo theo dõi trích khấu hao tài sản. Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn,tính thuế thu nhập cá nhân. Theo dõi tình hình nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước,làm hồ sơ hoàn thuế GTGT và làm báo cáo thuế.
Kế toán công nợ : Theo dõi các khoản công nợ chi tiết theo từng đối tượng khách hàng,chi tiết các khoản chi phí trích trước và các khoản công nợ phải thu,phải trả khác.
CÔNG VIỆC TẠI VỊ TRÍ THỰC TẬP
Mô tả công việc và nhiệm vụ tại vị trí thực tập
Qua 14 tuần thực tập tại công ty TNHH Vỹ Hậu tôi đã thực hiện các công việc sau :
Tiếp nhận kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ kế toán
Làm phiếu nhập kho,xuất kho hàng hóa trên phần mềm Bravo 07
Kiểm tra, đối chiếu ,cập nhật số liệu trên các phiếu xuất,phiếu nhập để tổng hợp làm báo cáo,làm cơ sở tính giá .
Kiểm tra các hợp đồng xuất ,lệnh xuất hàng để xuất hóa đơn.
Phân loại, sắp xếp các chứng từ liên quan.
In và đóng chứng từ thành bộ để lưu trữ theo quy định.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc xây dựng báo cáo tài chính .
Phân tích số liệu tình hình hoạt động,tài chính của công ty.
Đưa ra một số ý kiến về tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.
Đánh giá về công việc thực tập
Qua 14 tuần thực tập tại công ty TNHH Vỹ Hậu , tôi nhận thấy côngviệc của một nhân viên Kế toán- tài chính khá thú vị. Trong qua trình thực tập, tôi đã được các chị hướng dẫn rất nhiệt tình.Tôi tích cực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Là một sinh viên thực tập, chưa cọ xát nhiều với thực tế, tôi đã học được nhiều kinh nghiệm, chủ động trao đổi khi nào không hiểu về công việc, mạnh dạn trong việc giao tiếp hơn. Điều này đã giúp tôi cải thiện kỹ năng truyền thông của mình rất nhiều. Công việc giúp tôi được trải nghiệm thực tế, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của bản thân, tập cho tôi biết cách hòa nhập vào một tổ chức mớivà thiết lập được những mối quan hệ mới. Bên cạnh đó, nó còn giúp tôi biết cách nhận diện và giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc. Với vị trí này, năng lực làm việc của bản thân được đánh giá rất chính xác thông qua mức độ hoàn thành công việc được giao và kết quả làm việc mà các chị nhận xét. Tôi vui mừng mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong kì thực tập.
PHÂN TÍCH NGÀNH
Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Tăng trưởng GDP
Sau những năm tăng trưởng cao ở mức 7%-8%, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái. Từ năm 2008 đến nay, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng đã giảm xuống còn 5%-6%. Quý 1/2012 vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 4%.
Tăng trưởng GDP qua các năm
Việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, lao động mất việc làm tăng, gây sức ép lớn đến ổn định xã hội và đời sống của nhân dân. Tính tới 30/4/2012, trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp đã có gần 82.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 16.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động. Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 doanh nghiệp phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011 Cùng với tăng trưởng tín dụng âm trong thời gian qua thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định.
Lạm phát
Với việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt kể từ đầu năm 2011 theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, kể từ cuối năm 2011 đến nay, áp lực lạm phát liên tục giảm. Chỉ số tiêu dùng CPI của Việt Nam tháng 4/2012 chỉ tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước đó, CPI tháng 5/2012 tăng 0,18% và CPI tháng 6/2012 giảm 0,26%, mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Nền kinh tế Việt Nam được cảnh báo đang rơi vào tình trạng giảm phát và đình đốn.
Lãi suất
Theo chiều hướng giảm của lạm phát, lãi suất ngân hàng cũng từng bước giảm dần.Từ đầu năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt.Hiện tại, lãi suất huy động bằng VND đã giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 1-4% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên trên thực tế, lãi suất cho vay bình quân hiện nay vẫn ở mức khá cao, khoảng 15-17% đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và khoảng trên 19% đối với các lĩnh vực khác. Hiện tại, lãi suất huy động USD phổ biến 1,9-2% năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, kéo theo lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn.
Tỷ giá hối đoái
Ngày 11/2/2012, Thống đốc NHNN ban hành quyết định 230 quy định biên độ tỷ giá xuống ±1%, so với trước kia là ±3%, đồng thời thực hiện chính sách điều hành tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt và theo sát thị trường.
Môi trường chính trị pháp luật
Phải nói rằng, tình hình khó khăn của các DN sản xuất VLXD cũng nằm trong khó khăn chung của toàn nền kinh tế. Theo các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Chính phủ thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát như cắt giảm đầu tư công, các chi phí đầu vào tăng cao, thị trường bất động sản ảm đạm...,
Chính phủ đang cố gắng đẩy nhanh việc giải ngân vốn cho các dự án đầu tư công. Cùng với đẩy nhanh giải ngân vốn, việc tích cực triển khai Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là bước khởi đầu tích cực tạo đà phá vỡ thế bế tắc đối với việc tiêu thụ các loại VLXD. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Ðình Dũng khẳng định: Trong lĩnh vực VLXD, Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu đề xuất để Thủ tướng Chính phủ có chính sách tháo gỡ khó khăn với những giải pháp cụ thể. Ðồng thời rà soát các quy hoạch sản xuất VLXD, trong đó có việc kiểm tra thực hiện các quy hoạch, dự án...
Cơ hội:Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ có cơ hội tháo gỡ những khó khăn trước mắt để tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.
Thách thức :Những thay đổi trong các quy định của chính phủ cũng sẽ tác động đến công tác quản trị và điều hành của các công ty trong ngành. Và nó sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ trong việc hoạch định chiến lược phát triển.
Môi trường công nghệ
Xã hội ngày càng phát triểu và tiến bộ, các công nghệ sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng cũng ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao không chỉ về mặt thẩm mĩ mà còn về chất lượng và tính thân thiện vơi môi trường của khách hàng. Vì thế, các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về vấn đề vật liệu mới luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong ngành.
Cơ hội :Vì thế,nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì các doanh nghiệp trong ngành có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng.
Thách thức : Công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm.
Phân tích ngành và cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Đối với ngành may Việt Nam, đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng là các doanh nghiệp sản xuất. Họ là nhà cung ứng cho các doanh nghiệp thương mại nên đã khá hiểu biết về nghành.
Sự trung thành nhãn hiệu : Thương hiệu, mạng lưới phân phối, hình ảnh của doanh nghiệp .Đối thủ tiềm ẩn nếu gia nhập ngành sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại đã có thương hiệu trên thị trường.
Từ đó có thể thấy rằng áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là tương đối cao.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các DN đang có mặt trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng là rất đông đảo với một qui mô lớn. Trên thị trường nhiều hàng hoá được tiêu thụ rộng rãi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít đối thủ cạnh tranh như: Cosani, Vigracera, Dolacera.... Người mua trước đây chỉ tín nhiệm đến nhãn hiệu, xuất xứ thì nay đã cân nhắc nhiều hơn đến yếu tố giá cả, hình thức sản phẩm và các chế độ khuyến mãi, hậu mãi.
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là cao.
Năng lực thương lượng của người mua
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm tương tự với sản phẩm của công ty, bên cạnh đó thời gian này người tiêu dùng đang có xu hướng cân nhắc đến giá cả hơn là thương hiệu như trước kia nên khách hàng luôn cân nhắc để có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của mình.
Năng lực thương lượng của người mua ở mức tương đối cao.
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Trên thị trường hiện nay không có quá nhiều nhà cung cấp các sản phẩm kinh doanh của công ty trong khi các đối thủ cạnh tranh khá nhiều. Sự thay đổi nhà cung cấp trong thời buổi kinh tế khó khăn cũng mang khá nhiều rủi ro và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp là cao.
Các sản phẩm thay thế
Các mặt hàng vật liệu xây dựng có đặc thù riêng và là nguyên liệu cho các công trình phục vụ cho đời sống con người nên áp lực thay thế của các sản phẩm khác là khá thấp.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH HIỆN TẠI
Tình hình kinh doanh hiện tại.
Qua nhiều năm hoạt động từ khi chính thức thành lập đến nay thì tỷ trọng bán buôn thường chiếm 70% - 80% doanh thu thực hiện. Hệ thống khách hàng xuyên suốt bao phủ khắp nơi trên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên khá rộng lớn, công ty có trên 360 các đại lý, cửa hàng.
- Những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động của Công Ty
Thuận lợi: Kinh doanh vật liệu xây dựng và đặc biệt là sứ vệ sinh là một mặt hàng có thế mạnh, vì nó trở thành nhu cầu trang trí cần thiết cho mọi gia đình.Với mạng lưới khách hàng rộng lớn khắp khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nên thị trường tiêu thụ được rộng rãi.
Công ty TNHH Vỹ Hậu có đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, có tinh thần trách nhiệm, luôn phát huy cải tiến kỹ thuật, có sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết chặt chẽ giữa các phòng ban tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khó Khăn: Trên thị trường nhiều hàng hoá được tiêu thụ rộng rãi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít đối thủ cạnh tranh như: Cosani, Vigracera, Dolacera.... Người mua trước đây chỉ tín nhiệm đến nhãn hiệu, xuất xứ thì nay đã cân nhắc nhiều hơn đến yếu tố giá cả, hình thức sản phẩm và các chế độ khuyến mãi, hậu mãi
Phân tích tài chính
Mục tiêu phân tích: Bài báo cáo sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009-2011 để giúp các bên liên quan có cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với chủ nợ thương mại : Cung cấp cho họ thông tin về khả năng thanh toán,khả năng phát sinh dòng ngân quỹ để đáp ứng các khoản nợ.
Đối với nhà quản trị : Bài báo cáo cung cấp thông tin tổng quát và cụ thể về thực trạng tài chính của Công ty, phân tích về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, cơ cấu đầu tư- tài trợ, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định về quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để làm rõ vấn đề, tôi sử dụng : Phân tích số,chỉ khối và thông số.
Phân tích khả năng sinh lợi
ROA,ROE
ROA và ROE của công ty Vỹ Hậu đang có xu hướng tăng so với trung bình ngành. Dùng phân tích Dupont với 2 thông số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản để đánh giá khả năng này của Công ty. Qua phân tích lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản, 2 thông số này đều có xu hướng tăng với tốc độ bình quân là 39,6% và 18,56%. Điều này đã giải thích cho việc thông số ROA tăng nhanh.
Lợi nhuận ròng biên
1,34%
2,59%
2,96%
Vòng quay tài sản
1,67
2,21
2,25
Số nhân vốn chủ
5,19
4,36
3,56
ROE ở mức cao hơn ngành song đang có xu hướng giảm trong năm 2010-2011.Nguyên nhân là do số nhân vốn chủ giảm dần.
Có thể thấy công ty đang có khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư tốt hơn so với ngành.Để hiểu rõ hơnvề điều này , chúng ta tiến hành phân tích hiệu suất của công ty.
Phân tích hiệu suất
Lợi nhuận ròng biên tăng đều trong giai đoạn này từ 1,56%(2009) lên 2,81%(2011) và độ biến động không lớn. Khoảng cách giữa đường lợi nhuận ròng biên và lợi hoạt động biên giao động trong khoảng +-1,46%,công ty ít chịu ảnh hưởng từ các hoạt động tài chính.
Trong khi đó lợi nhuận gộp biên có xu hướng ổn định hơn và giảm nhẹ trong năm 2010-2011.Lợi nhuận hoạt động biên cũng biến động không lớn.Ngành vật liêu xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu trong nước và công nghệ tiên tiến ,và sự biến động của giá cả đầu vào trong những năm qua làm cho chi phí giá vốn tăng lên ,ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận gộp biên.
Khoảng cách giữa đường lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên cũng ở mức trung bình,duy trì ở mức khá ổn định +-6% . Nó thể hiện việc công ty khai thác khá tốt hiệu quả quy mô và các chi phí hoạt động.
Chúng ta tiếp tục đi vào phân tích doanh thu và chi phí của công ty.
Phân tích doanh thu – chi phí
Phân tích doanh thu
Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm
Doanh thu của công ty tăng trưởng không đều qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng trưởng 4,09% so với năm 2009 nhưng lại giảm 0.5% vào năm 2011. Tình hình này xảy ra là do tình hình kinh tế khó khăn làm cho công ty không xoay trở kịp để thích ứng.
Phân tích chi phí
Trong cơ cấu chi phí, giá vốn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 88 % tổng chi phí và có xu hướng tăng nhẹ. Giá nguyên vật liệu đầu vào và giá dịch vụ vận chuyển tăng mạnh làm gia tăng chi phí sản xuất hàng hóa. Chi phí bán hàng chiếm khoảng 2%,chi phí quản lý và chi phí tài chính chiếm khoảng 4% và có xu hướng giảm nhẹ.
Việc chi phí tăng lên hàng năm nhưng doanh thu lại có sự biến động tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011 là do năm 2011 do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát và tình hình lãi xuất tăng cao cũng là một vấn đề gây khó khăn đáng kể cho công ty.
Phân tích tài sản – nguồn vốn
Phân tích tài sản
Như phân tích Dupont ở phần trước, vòng quay tài sản của công ty đang tăng dần. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản là 13,31% trong khi doanh thu là 31,27%. Chính điều này đã làm cho vòng quay tài sản có xu hướng tăng. Có thể thấy Vỹ Hậu đang có hiệu quả tốt trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
Tài sản tăng như vậy là từ tài sản ngắn hạn hay dài hạn, chúng ta sẽ phân tích cơ cấu tài sản.
Nhìn chung công ty luôn duy trì cơ cấu tài sản ổn định với khoảng 53% tài sản ngắn hạn và 47% tài sản dài hạn,với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 13%.
Tài sản ngắn hạn
Công ty duy trì một mức hàng tồn kho khá cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, chiếm khoảng trên 60% và có xu hướng tăng.Sự tăng lên của hàng tồn kho là do đặc thù của doanh nghiệp dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, vì thế việc tăng dự trữ hàng tồn kho là để thực hiện các hợp đồng. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là khoản phải thu với khoảng 20-30% và có xu hướng giảm mạnh. Tiền và tương đương tiền chiếm 1 tỷ trọng nhỏ khoảng 2-4% và đang có xu hướng tăng nhẹ.
Tài sản dài hạn
Trong cơ cấu tài sản dài hạn thì tài sản cố định hữu hình vẫn chiếm một tỷ trọng cao với khoảng hơn 90%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi với đặc thù của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng,công ty phải đầu tư nhiều vào hàng hóa và nhà kho để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Phân tích nguồn vốn
Trong phân tích Dupont ROE biến động là chịu ảnh hưởng chính bởi sự suy giảm của số nhân vốn chủ.Tức là công ty đang dùng ít nợ hơn để tài trợ cho 1 đồng tài sản.Cụ thể là, nguồn vốn của của công ty duy trì tương đối ổn định với phần vốn vay nhiều hơn, khoảng 20% và nợ chiếm khoảng 80%. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.Việc công ty duy trì một mức nợ cao tạo ra áp lực cho việc thanh toán.
Trong tổng nợ, công ty sử dụng nợ ngắn hạn là khá lớn, chiếm đến 70% nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng giảm. Công ty đang có xu hướng sử dụng các khoản vay dài hạn,làm cho tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng tăng với tốc độ trung bình là 14,20%. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là khoản vay từ các ngân hàng thương mại và các khoản phải trả cho người bán.Vỹ Hậu sử dụng ít nợ hơn, do đó công ty sẽ hạn chế chịu áp lực trả nợ. Để thấy rõ, chúng ta tính toán thông số số lần đảm bảo lãi vay của nó.
Năm
2009
2010
2011
Số lần đảm bảo lãi vay
0,62
1,11
1,53
Số lần đảm bảo lãi vay của công ty ở mức thấp ( năm 2009 là dưới 1) và đang có xu hướng tăng. Rõ ràng với 1 tỷ lệ nợ lớn trong cấu trúc nguồn vốn,công ty đang chịu những áp lực nhất định từ việc thanh toán các chi phí tài chính bằng thu nhập hoạt động.
Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung thông số này ở mức thấp so với trung bình ngành,trên dưới 1% và đang có xu hướng được cải thiện. Để đánh giá rõ hơn,ta xem xét khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh
Công ty có khả năng thanh toán nhanh thấp (khoảng 0,4) hơn so với mức trung bình ngành và có xu hướng giảm nhẹ. Kết hợp thông số khả năng thanh toán hiện thời và việc phân tích cấu trúc tài sản ngắn hạn ở trên,ta thấy rằng công ty đang duy trì một mức hàng tồn kho khá lớn.
Kết luận về tình hình tài chính của công ty Vỹ Hậu
Doanh thu của công ty có tăng trưởng nhưng không ổn định do sự suy giảm của nền kinh tế, sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước mà ngành xây dựng trong nước vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Công ty duy trì một cơ cấu vốn với tỷ trọng nợ vay cao,khoảng 75%. Rõ ràng đây là một tỷ lệ sẽ đem đến những áp lực thanh khoản và rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Gần đây công ty đang có xu hướng huy động vốn chủ nhiều hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình.
Công ty cũng duy trì một mức tồn kho khá cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Đây là đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh theo đơn hàng nhưng cũng tạo ra những khó khăn trong việc chuyển hóa thành tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Một số vấn đề còn tồn tại
Thời gian tôi thực tập tại Công ty TNHH Vỹ Hậu không phải là thời gian dài nhưng cũng đủ để cho tôi nhận diện được một số vấn đề còn tồn tại của Công ty. Qua quá trình thực tậpvà phân tích tình hình hoạt động của Công ty, tôi nhận thấy vấn đề lớn của Công ty hiện naycòn hạn chế, cụ thể như sau :
Qua phân tích cấu trúc tài sản – nguồn vốn, có thể nhận thấy rằng tỷ trọng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn ở mức cao,trung bình khoảng 75%. Việc duy trì một tỷ trọng nợ vay như vậy sẽ đem lại những hiệu quả trong hoạt động song lại tạo áp lực cho việc thanh toán các khoản nợ,tạo ra mức rủi ro cao.
Khoản mục hàng tồn kho trong chiếm một tỷ trọng cao trong tổng TSNH. Nếu tiếp tục tình trạng này thì có thể dẫn đến việc ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm đi hiệu quả của VLĐ.
Đề xuất giải pháp
Xây dựng và thiết lập một cơ cấu tài chính tối ưu, tăng nguồn tài trợ thường xuyên để duy trì mức độ an toàn tài chính, giảm thiểu mức độ rủi ro. Tận dụng nguồn vốn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối. Đây là nguồn vốn hình thành từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, muốn tăng nguồn vốn này, Công ty cần phải tăng cường các hoạt động tạo ra doanh thu với mức chi phí thấp nhất có thể.
Huy động mọi nguồn lực tự có như nguồn vốn khấu hao cơ bản chưa phải trả nợ, vốn có được bằng cách bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, huy động vốn vay của các cổ đông và người lao động trong Tổng Công ty. Tranh thủ mối quan hệ của khách hàng, tìm kiếm nguồn vốn dưới hình thức hợp tác, cho mượn và trả dần bằng tiền gia công; giải pháp này vừa hạn chế chi phí lãi vay để đầu tư, vừa bảo đảm nguồn hàng ổn định cho Tổng công ty .
Xây dựng chính sách quản trị hàng tồn kho hiệu quả để có thể dự đoán nhu cầu chính xác, đồng thời cập nhập thông tin về nhu cầu đặt hàng lại để đảm bảo lượng tồn kho cần được duy trì.
Thường xuyên đánh giá, kiểm kê hàng tồn kho, xác định mức thừa thiếu của tồn kho từ đó lên kế hoạch thu mua sao cho có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.
PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
2,906,462,829
16,556,364,480
35,792,880,948
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
96,700,369
393,258,021
14,735,784,865
1.Tiền
11.972.831
187.962.053
14,586,238,202
2.Tiền gửi ngân hàng
84,727,538
205,295,968
149,546,663
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
323,282,650
2,332,265,134
3,020,881,538
1. Phải thu khách hàng
132,978,422
862,364,324
381,219,392
2. Trả trước cho người bán
47,100,000
38,038,000
2,410,759,050
4. Các khoản phải thu khác
-
1,431,862,810
-
5. Thuế GTGT được khấu trừ
143,204,228
-
228,903,096
IV. Hàng tồn kho
2,351,878,137
13,791,304,592
17,624,841,448
1.Hàng tồn kho
2,277,105,766
13,656,537,619
13,882,202,030
2. Nguyên, vật liệu tồn kho
49,063,590
-
-
3. Công, dụng cụ trong kho
25,708,781
134,766,973
156,324,059
4. Chi phí SXKD dở dang
-
-
3,586,315,359
V.Tài sản ngắn hạn khác
134,601,673
39,536,733
411,373,097
1. Chi phí trả trước
73,317,673
25,856,733
395,129,461
2. Chi phí chờ kết chuyển
13,680,000
13,680,000
16,243,636
3. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
47,604,000
-
-
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
10,857,644,544
12,488,710,661
11,330,847,100
I.Các khoản phải thu dài hạn
-
-
-
II. Tài sản cố định
10,697,299,333
12,328,365,450
11,330,847,100
1. Tài sản cố định hữu hình
10,697,299,333
12,328,365,450
11,330,847,100
- Nguyên giá
12,055,112,826
14,882,590,643
15,079,484,604
- Giá trị hao mòn lũy kế
(1,357,813,493)
(2,554,225,193)
(3,748,637,504)
2.Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
3.Tài sản cố định vô hình
-
-
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
160,345,211
160,345,211
-
III. Bất động sản đầu tư
-
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
-
V.Tài sản dài hạn khác
-
-
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
13,764,107,373
29,045,075,141
- 47,123,728,048
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ
5,632,213,453
20,747,704,193
40,397,418,610
I. Nợ ngắn hạn
2,783,856,309
10,255,140,941
33,116,618,710
1.Vay và nợ ngắn hạn
1,824,000,000
9,829,000,000
17,369,000,000
2.Phải trả người bán
957,653,388
200,622,597
14,731,891,759
3.Người mua trả tiền trước
778,720
219,874,854
1,062,477,137
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1,424,201
5,643,490
(46,750,186)
II. Nợ dài hạn
2,848,357,144
10,492,563,252
7,280,799,900
1. Vay và nợ dài hạn
2,848,357,144
10,492,563,252
7,280,799,900
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
8,131,893,920
8,297,370,948
6,726,309,438
I. Vốn chủ sở hữu
8,131,893,920
8,297,370,948
6,726,309,438
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
8,000,000,000
8,000,000,000
8,000,000,000
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
67,169,977
252,213,894
(1,318,847,616)
II. Nguồn kinh phí quỹ khác
64,723,943
45,157,054
45,157,054
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
64,723,943
45,157,054
45,157,054
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
13,764,107,373
29,045,075,141
47,123,728,048
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng & cc dịch vụ
65,645,148,534
68,330,860,315
67,982,650,669
2.Giá vốn hàng bán
64,204,306,224
65,107,869,857
63,840,246,055
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cc dịch vụ
1,437,270,310
3,200,849,800
4,142,404,614
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
650,465,558
1,524,070,103
1,613,636,604
5. Chi phí bán hàng
373,610,289
1,184,519,752
1,272,850,721
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
786,804,752
1,676,779,697
2,528,768,010
7.Doanh thu hoạt đông tài chính
2,075,800
2,160,620
3,282,680
8. Chi phí tài chính
216,632,040
714,392,534
2,003,124,817
Trong đó : Chi phí lãi vay
216,632,040
714,392,534
2,003,124,817
9. Lợi nhuận tài chính
(214,556,240)
(712,231,914)
(1,999,842,137)
10. Thu nhập khác
3,572,000
22,078,500
12,300,000
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
3,572,000
22,078,500
12,300,000
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
575,820,512
986,626,283
541,225,873
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
100,768,590
246,656,571
135,306,468
15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
475,051,922
739,969,712
405,919,405
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_tai_chinh_cua_tong_cong_ty_tnhh_vy_hau_3537.docx