A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch vụ đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và khách sạn đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công. Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu. Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích Nhóm chọn đề tài: “ Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không ” để tìm hiểu khách sạn đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của khách sạn.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch vụ…đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và khách sạn đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công. Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu. Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích Nhóm chọn đề tài: “ Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không ” để tìm hiểu khách sạn đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của khách sạn.
B. NỘI DUNG
1. Giới thiệu tổng quát về khách sạn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hàng Không
Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hàng Không
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người, ngày càng có nhiều người đi du lịch với mục đích mở rộng hiểu biết, tầm nhìn và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhờ chính sách mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.
Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, du lịch Việt Nam có những bước chuyển biến rõ rệt và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, lần đầu tiên Việt Nam ban hành pháp lện du lịch và có ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch của khách Quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng, cùng với khách nội địa và người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Ban lãnh đạo Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung thời bấy giờ đac quyeets định cho xây dựng khách sạn Hàng Không nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khách cho du khách.
Khách sạn Hàng Không được thành lập và xây dựng vào tháng 6 năm 1995, trong giai đoạn Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ về du lịch. Nắm bắt được nhu cầu thực tế này, ban lãnh đạo Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung thời bấy giờ đã quyết định cho xây dựng Khách sạn Hàng Không trực thuộc Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung nay đổi tên thành Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung. Thời kì đầu là chủ yếu đón khách nội bộ của Cụm Cảng, nhưng với vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất tốt và được sự chấp thuận của cấp trên nên khách sạn đã mạnh dạn đầu tư khai thác nguồn khách từ bên ngoài. Ngày nay, khách sạn cũng đã có được nguồn khách dồi dào, phong phú và cũng đã tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tạo lại khách sạn với đầy đủ tiện nghi sang trọng, đủ tiêu chuẩn nhằm đón thêm đối tượng khách Quốc tế.
Khách sạn chính thức đi vào hoạt động với tên gọi:
Tên đăng ký: KHÁCH SẠN HÀNG KHÔNG
Tên giao dịch Quốc Tế: AVIATION HOTEL
Cấp quản lý: Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung
Địa chỉ: 62 Thái Phiên – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84 – 0511) 3897 000 – 3897 014
Fax: (84 – 0511) 3823 118
Website: www.kshkdn.com
Email: kshkdn@dng.vnn.vn
Cho đến nay, qua nhiều năm hoạt động, khách sạn Hàng Không đã tạo được uy tín, tiếng vang trên khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, và đã được biết đến là một trong những khách sạn kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn
GIÁM ĐỐC
Phòng tài chính
- kế toán
Lễ tân
Lưu trú
Nhà hàng
Bảo vệ
Sửa chữa
Dịch vụ
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
N
V
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
NV: Nhân viên
Qua sơ đồ tổ chức của khách sạn ta thấy được một cách bao quát về hệ thống quản lý từ Giám đốc đến tất cả các bộ phận trong khách sạn. Đây là mô hình quản lý Trực tuyến – Chức năng. Trong thực tế, mô hình tổ chức này đã sắp dặt các chuyên môn gần nhau hoặc giống nhau thành nhóm thích ứng với cơ sở vật chất kỹ thuật, với sự điều hành và quản lý của người đứng đầu trực tiếp để thực hiện các công việc giống nhau. Mô hình này có đặc trưng là chuyên môn hoá cao, chế độ một thủ trưởng, thực hiện thống nhất giữa quản lý và điều hành, phối hợp chức năng để đạt được mục đích của cấp cao nhất trong khách sạn đã đặt ra. Mỗi bộ phận có một tổ trưởng phụ trách và báo cáo diễn biến trong kinh doanh cho Giám đốc điều hành.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn
1.2.1. Chức năng
Phục vụ lưu trú: Đảm bảo cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách có nhu cầu.
Phục vụ khách ăn uống: Phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn.
Dịch vụ bổ sung: Cung cấp những dịch vụ đi kèm với dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí.
Dịch vụ khác: Cho thuê văn phòng phục vụ cho các cuộc hội nghị, hội thảo
1.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức sản xuất và cung cấp cho khách về ăn uống, vui chơi giải trí trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Quản trị khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn hiện có.
Đảm bảo thu nhập và các chế độ cho nhân viên. Nghiêm chỉnh thực thiện các quy định về ngân sách, luật lệ quy định của Nhà nước về kinh doanh khách sạn.
Làm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách, làm cho khách hài lòng trong thời gian lưu trú và từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
1.3. Các dịch vụ trong khách sạn
1.3.1 Dịch vụ lưu trú
Khách sạn có 70 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống nước nóng lạnh, truyền hình vệ tinh, điều hòa nhiệt độ, sàn thảm, bồn tắm, điện thoại trực tiếp quốc tế, hệ thống Internet ADSL...
1.3.2. Dịch vụ ăn uống
Bao gồm hệ thống hai nhà hàng cùng nhiều thực đơn phong phú từ món Âu đến món Á. Bộ phận này là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến việc ăn uống của khách lưu trú và cả khách ở ngoài khách sạn như: các bữa ăn sáng, các bữa ăn chính, tiệc cưới, hội nghị....
1.3.3. Dịch vụ bổ sung
Bao gồm những dịch vụ
Dịch vụ tắm hơi, massage
Dịch vụ văn phòng
Đặt vé máy bay, tàu lửa
Đổi tiền( thu đổi ngoại tệ)
Các quầy bán hàng lưu niệm.
Tổ chức các tour du lịch ngắn ngày ở khu vực miền Trung với dịch vụ trọn gói.
Dịch vụ cho thuê xe máy và xe du lịch.
1.4. Thị trường khách hàng
1.4.1. Nguồn khách của khách sạn
Nguồn khách nước ngoài: Với tiềm năng sẵn có và sẽ có của mình, thành phố Đà Nẵng đã, đang và sẽ là điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với một vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố, khách sạn sẽ thu hút được rất nhiều đối tượng khách, trong đó bao gồm cả khách quốc tế.
Nguồn khách trong nước: Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thu nhập của người dân sẽ cao, khách du lịch sẽ tới khách sạn nhiều vì nó nằm gần trung tâm thành phố.
1.4.2. Thị trường khách mục tiêu
Thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách đoàn đi du lịch, khách lẻ đi công tác và khách đi theo tour.
Khách hàng tiềm năng: với mục tiêu kinh doanh của khách sạn thì khách hàng tiềm năng là những khách có khả năng chi trả cao, những khách VIP.
2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hàng Không qua 3 năm (2008-2009-2010)
Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn chỉ tiêu đánh giá cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí. Vì thế, khi thực hiện kinh doanh thì khách sạn phải xem xét đến hiệu quả mang lại của khách sạn đó. Từ đó, khách sạn định hướng phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo, rút ra kinh nghiệm, phát huy tính tích cực trong kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hàng Không được phân tích qua các bảng số liệu sau
Bảng số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn Hàng Không qua ba năm 2008-2010:
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển
2009/2008
2010/2009
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
trọng
trọng
trọng
trọng
trọng
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
Tổng DT
4,101,000
100
4,307,000
100
4,350,000
100
206,000
105.02
43,000
101.00
Tổng CP
3,455,000
84.25
3,654,000
84.84
3,580,000
82.3
199,000
105.76
-74,000
97.97
Tổng LN
646,000
15.75
653,000
15.16
770,000
17.7
7,000
101.08
117,000
117.92
Nhận xét:
Ta thấy rằng doanh thu ở khách sạn liên tục tăng. Cụ thể, năm 2009 tăng nhanh hơn so với năm 2008 là 5% tương ứng với lượng tiền là 206.000.000 đồng ; năm 2010 tăng nhanh hơn so với năm 2009 là 1%, tương ứng với lượng tiền là 43.000.000 đồng.
Trong đó doanh thu năm 2008 là thấp nhất, nguyên nhân là do trong năm này nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm lượt khách du lịch. Những tháng cuối năm lại xuất hiện những khó khăn về thiên tai, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đi du lịch của khách, xu hướng đi du lịch của khách ngày càng giảm dần và như vậy, số lượng khách đến khách sạn giảm dần làm cho doanh thu của khách sạn của giảm theo.
Tuy nhiên, năm 2009 doanh thu của khách sạn có dấu hiện khả quan hơn. Đặc biệt năm 2010 doanh thu đạt cao nhất. Khách sạn đạt được doanh thu trên trước hết là do Đảng và Nhà nước đã tìm được giải pháp khắc phục diễn biến xấu của tình kinh tế, đẩy lùi dịch bệnh, khắc phục thiên tai, tạo điều kiện cho các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng phát triển hơn.
Hơn nữa, trong các năm này, cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng thu hút rất nhiều du khách trong nước và Quốc tế. Đồng thời, khách sạn đã lựa chọn được phương thức kinh doanh thích hợp, triển khai, thực hiện các hoạt động đúng hường và đúng mục tiêu đề ra.
Nhưng xét về mặt chi phí, thì chi phí năm 2009 là cao nhất. Cụ thể, năm 2008 chi phí chiếm 84,25% tổng doanh thu, năm 2009 chi phí chiếm 84,84% tổng doanh thu và năm 2010 chi phí chiếm 82,3% tổng doanh thu.
Trong đó, năm 2009 lượng chi phí bỏ ra nhiều nhất 3.654.000.000 đồng, chi phí năm 2009 tăng là do trong năm này khách sạn phải bỏ ra lượng chi phí cho quá trình tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất kỉ thuật và khách sạn tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá và thu hút khách. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh qua 3 năm, khách sạn Hàng Không là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả.
Tổng lợi nhuận của khách sạn qua 3 năm tăng, lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,08% tương đương tăng 7.000.000 đồng, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 17,92% tương đương tăng 117.000.000 đồng.
Sở dĩ, lợi nhuận tăng là do khách sạn đã sử dụng chính sách giá phù hợp đồng thời lượng khách đến khách sạn tăng và tiêu dung nhiều sản phẩm của khách sạn nên doanh thu tăng bù đắp được khoản chi phí.
Nhưng để đạt kết quả cao hơn trong quá trinh kinh doanh, khách sạn cũng đã tiết kiệm tối đa các loại chi phí như: điện, nước, sữa chữa trang thiết bị, giảm bớt dư thừa nguồn nhân lực. Có như thế, khách sạn mới tôi đa hóa được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh và tiến đến đạt lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo.
Diễn biến doanh thu giai đoạn 2008 – 2010
ĐVT: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tốc độ
Tốc độ
phát triển
phát triển
2009/2008
2010/2009
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(%)
1
Doanh thu lưu trú
1,703,200
1,778,000
2,050,000
104.39
74,800
115.3
272,000
2
Doanh thu nhà hàng
1,345,600
1,366,400
1,373,400
101.55
20,800
100.51
7,000
3
Doanh thu dịch vụ bổ sung
586,800
567,000
480,000
96.626
-19,800
84.66
-87,000
Tổng doanh thu
4,101,000
4,307,000
4,350,000
105.02
206,000
101
43,000
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhận xét:
Doanh thu khách sạn tăng đều qua các năm, trong đó doanh thu lưu trú chiếm tỉ trọng cao nhất. Điều này chứng tỏ lưu trú là lĩnh vực kinh doanh chính và đem lại phần lớn doanh thu cho khách sạn, tiếp đến là doanh thu nhà hàng và các doanh thu khác…
Năm 2009 so với năm 2008: Tổng doanh thu tăng 2,5%, tương ứng tăng 106.000.000 đồng.
Năm 2010 so với năm 2009: Tổng doanh thu tăng 1%, tương ứng tăng 43.000.000
Diễn biến chi phí giai đoạn 2008-2010:
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng chi phí/năm
3.455.000
3.654.000
3.580.000
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhận xét:
Chi phí trong năm 2009 là cao nhất, nguyên nhân là do khách sạn thường xuyên nâng cấp, cải tạo mới các cơ sở chất kỹ thuật, đầu tư mua sắm lại công cụ dụng cụ.
3. Phân tích thống kê lao động tại khách sạn giai đoạn 2008-2010
3.1. Tình hình biến động lao động của khách sạn Hàng Không qua 3 năm
Bảng Tình hình lao động tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010
(ĐVT: người)
STT
Tên bộ phận
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tốc độ phát triển
2009/2008
Tốc độ phát triển
2010/2009
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
1
Toàn khách sạn
39
46
50
117.95
7
108.70
4
2
Bộ phận lưu trú
21
23
24
109.52
2
104.35
1
3
Bộ phận ăn uống
12
15
17
125.00
3
113.33
2
4
Các dịch vụ bổ sung
6
8
9
133.33
2
112.50
1
(Nguồn: phòng TC-KT)
Nhận xét:
Qua việc thống kê số liệu, ta có thể thấy tình hình lao động của khách sạn biến động không đáng kể:
Khoảng thời gian 2008 – 2009: Số lượng lao động tăng nhanh.
Khoảng thời gian 2009 – 2010: Số lượng lao động có sự biến chuyển thấp hơn so với giai đoạn 2008-2009.
Trong đó, số lượng lao động ở Bộ phận Lưu Trú chiếm nhiều nhất so với các Bộ phận trong Khách Sạn.
Tình hình lao động của toàn khách sạn năm 2009 so với năm 2008 có xu hướng tăng 17,95%, tương ứng 7 lao động. Trong đó:
Tình hình lao động của bộ phận lưu trú năm 2009 so với 2008 tăng 9,52%, tương ứng tăng 2 lao động.
Tình hình lao động của bộ phận ăn uống năm 2009 so với năm 2008 tăng 25%, tương ứng tăng 3 lao động.
Tình hình lao động của các dịch vụ bổ sung năm 2009 so với năm 2008 tăng 33,33%, tương ứng tăng 2 lao động.
Tình hình lao động của toàn khách sạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 8,7%, tương ứng 4 lao động. Trong đó:
Tình hình lao động của bộ phận lưu trú năm 2010 so với 2009 tăng 4,35%, tương ứng tăng 1 lao động.
Tình hình lao động của bộ phận ăn uống năm 2010 so với 2009 tăng 3.33%, tương ứng tăng 2 lao động.
Tình hình lao động của các dịch vụ bổ sung năm 2010 so với 2009 tăng 2,5%, tương ứng tăng 1 lao động.
3.2. Phân tích cơ cấu lao động của khách sạn Hàng Không qua 3 năm
3.2.1. Phân tích cơ cấu lao động theo bộ phận
Bảng Cơ cấu theo bộ phận của khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010
(ĐVT: người)
STT
Tên bộ phận
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng (%)
Số
lượng
Tỷ trọng (%)
Số
lượng
Tỷ trọng (%)
1
Toàn khách sạn
39
100.00
46
100.00
50
100.00
2
Bộ phận lưu trú
21
53.85
23
50.00
24
48.00
3
Bộ phận ăn uống
12
30.77
15
32.61
17
34.00
4
Các dịch vụ bổ sung
6
15.38
8
17.39
9
18.00
(Nguồn: phòng TC-KT)
Nhận xét:
Bộ phận lưu trú là bộ phận chiếm số lao động đông nhất ở cả 3 năm 2008-2010 phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, kinh doanh lưu trú là hoạt động chủ yếu. Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy cơ cấu theo bộ phận có sự khác nhau rõ rệt. Số lượng nhân viên tại bộ phận lưu trú chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với 2 bộ phận còn lại:năm 2008 chiếm 53,85%, năm 2009 chiếm 50% và năm 2010 chiếm 48% .
Năm 2008, bộ phận lưu trú chiếm 53,85% tương ứng với số lượng lao động là 21 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 30,77% tương ứng với số lượng lao động là 12 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 15,38% tương ứng với số lao động là 6 lao động.
Năm 2009, bộ phận lưu trú chiếm 50.00% tương ứng với số lao động là 23 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 32.61% tương ứng với số lao động là 15 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 17.39% tương ứng với số lao động là 8 lao động.
Năm 2010, bộ phận lưu trú chiếm 48% tương ứng với số lượng lao động là 24 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 34% tương ứng với số lao động là 17 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 18% tương ứng với số lao động là 9 lao động.
3.2.2. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng Cơ cấu lao động theo giới tính tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010
(ĐVT: người)
STT
Tên bộ phận
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số lượng
Tỷ
trọng(%)
Số lượng
Tỷ
trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
1
Toàn khách sạn
39
100.00
46
100.00
50
100.00
Nam
11
28.21
14
30.43
14
28.00
Nữ
28
71.79
32
69.57
36
72.00
2
Bộ phận lưu trú
21
100.00
23
100.00
24
100.00
Nam
6
28.57
7
30.43
7
29.17
Nữ
15
71.43
16
69.57
17
70.83
3
Bộ phận ăn uống
12
100.00
15
100.00
17
100.00
Nam
4
33.33
5
33.33
5
29.41
Nữ
8
66.67
10
66.67
12
70.59
4
Các dịch vụ bổ sung
6
100.00
8
100.00
9
100.00
Nam
1
16.67
2
25.00
2
22.22
Nữ
5
83.33
6
75.00
7
77.78
(Nguồn: phòng TC-KT)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy cơ cấu lao động theo giới tính.
Năm 2008 , toàn khách sạn nhân viên nam chiếm 28.21% tương ứng với 11 lao động, nhân viên nữ chiếm 71,79% tương ứng với 28 lao động. Bộ phận lưu trú nhân viên nam chiếm 28,57% tương ứng với 6 lao động , nhân viên nữ chiếm 71,43% tương ứng với 15 lao động . Bộ phận ăn uống nhân viên nam chiếm 33,33%tương ứng với 4 lao động , nhân viên nữ chiếm 66,67% tương ứng với 8 lao động . Các dịch vụ bổ sung nhân viên nam chiếm 16,66% tương ứng với 1 lao động , nhân viên nữ chiếm 83,34% tương ứng với 5 lao động.
Năm 2009 , toàn khách sạn nhân viên nam chiếm 30.43% tương ứng với 14 lao động, nhân viên nữ chiếm 69,57% tương ứng với 32 lao động. Bộ phận lưu trú nhân viên nam chiếm 30,43% tương ứng với 7 lao động , nhân viên nữ chiếm 69,57% tương ứng với 16 lao động . Bộ phận ăn uống nhân viên nam chiếm 33,33% tương ứng với 5 lao động , nhân viên nữ chiếm 66,67% tương ứng với 10 lao động . Các dịch vụ bổ sung nhân viên nam chiếm 25% tương ứng với 2 lao động , nhân viên nữ chiếm 75% tương ứng với 6 lao động.
Năm 2010 , toàn khách sạn nhân viên nam chiếm 28% tương ứng với 14 lao động, nhân viên nữ chiếm 72% tương ứng với 36 lao động. Bộ phận lưu trú nhân viên nam chiếm 29,17% tương ứng với 7 lao động , nhân viên nữ chiếm 70,83% tương ứng với 17 lao động . Bộ phận ăn uống nhân viên nam chiếm 29,41% tương ứng với 5 lao động , nhân viên nữ chiếm 70,59% tương ứng với 12 lao động . Các dịch vụ bổ sung nhân viên nam chiếm 22,22% tương ứng với 2 lao động , nhân viên nữ chiếm 77,78% tương ứng với 7 lao động.
Do dịch vụ chính của khách sạn là lưu trú và ăn uống nên số lượng lao động nữ chiếm nhiều hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ nam và nữ có sự chênh lệnh quá lớn trong các năm.
3.2.3. Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại khách sạn giai đoạn 2008-2010
(ĐVT: người)
STT
Tên bộ phận
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số lượng
Tỷ
trọng(%)
Số lượng
Tỷ
trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
1
Toàn khách sạn
39
100
46
100
50
100
18-30 tuổi
24
61.54
28
60.87
32
64
31-40 tuổi
13
33.33
16
34.78
16
32
> 40 tuổi
2
5.13
2
4.35
2
4
2
Bộ phận lưu trú
21
100
23
100
24
100
18-30 tuổi
9
42.86
10
43.48
11
45.83
31-40 tuổi
10
47.62
11
47.83
11
45.83
> 40 tuổi
2
9.52
2
8.70
2
8.33
3
Bộ phận ăn uống
12
100
15
100
17
100
18-30 tuổi
10
83.33
12
80
14
82.35
31-40 tuổi
2
16.67
3
20
3
17.65
> 40 tuổi
0
0
0
0
0
0
4
Các dịch vụ bổ sung
6
100
8
100
9
100
18-30 tuổi
5
83.33
6
75
7
77.78
31-40 tuổi
1
16.67
2
25
2
22.22
> 40 tuổi
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: phòng TC-KT)
Nhận xét:
Ta có thể thấy: Toàn khách sạn thì lao động độ tuổi từ 18 - 30 chiếm số lượng nhiều nhất : chiếm 61,54% trong 2008 ; chiếm 60,87% trong 2009 và 64% trong năm 2010.Lượng lao động này chủ yếu tập trung tại Bộ phận Lưu Trú và Bộ phận Ăn uống .
Ưu điểm: Độ tuổi 18 - 30 là độ tuổi có sức khỏe tốt, sự nhanh nhẹn trong trong việc và khả năng cầu tiến cao.
Nhược điểm: còn thiếu kinh nghiệm trong công việc và cách xử lý các tình huống phát sinh.
Nhưng đi vào cụ thể khách sạn thì tuỳ vào loại hình dịch vụ mà lao động có độ tuổi khác nhau: Độ tuổi 31- 40 tập trung nhiều ở Bộ phận Lưu Trú; 18- 30 ở Bộ phận Lưu trú và Ăn uống; và 18- 30 ở Bộ phận DV bổ sung. Cụ thể cơ cấu lao động theo độ tuổi như sau:
Năm 2008, toàn khách sạn từ 18-30 tuổi chiếm 61,54% tương ứng với 24 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 33,33% tương ứng với 13 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 5,13% tương ứng với 2 lao động. Bộ phận lưu trú từ18-30 tuổi chiếm 42,86% tương ứng với 9 lao động , từ 31-40 tuổi chiếm 42,62% tương ứng với 10 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 9,52% tương ứng với 2 nhân viên. Bộ phận ăn uống từ 18-30 tuổi chiếm 83,33% tương ứng với 10 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 16,67% tương ứng với 2 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại bộ phận ăn uống. Các dịch vụ bổ sung từ 18-30 tuổi chiếm 83,33% tương ứng với 5 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 16,67% tương ứng với 1 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại dịch vụ bổ sung.
Năm 2009, toàn khách sạn từ 18-30 tuổi chiếm 60,87% tương ứng với 28 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 34,78% tương ứng với 16 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 4,35% tương ứng với 2 lao động. Bộ phận lưu trú từ18-30 tuổi chiếm 43,48% tương ứng với 10 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 47,83% tương ứng với 11 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 8,70% tương ứng với 2 nhân viên. Bộ phận ăn uống từ 18-30 tuổi chiếm 80% tương ứng với 12 lao động , từ 31-40 tuổi chiếm 20% tương ứng với 9 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại bộ phận ăn uống ăn uống. Các dịch vụ bổ sung từ 18-30 tuổi chiếm 75% tương ứng với 6 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 25% tương ứng với 2 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại dịch vụ bổ sung.
Năm 2010 , toàn khách sạn từ 18-30 tuổi chiếm 64% tương ứng với 32 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 32% tương ứng với 16 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 4% tương ứng với 2 lao động. Bộ phận lưu trú từ 18-30 tuổi chiếm 45,83% tương ứng với 11 lao động , từ 31-40 tuổi chiếm 45,83% tương ứng với 11 lao động, nhân viên lớn hơn 40 tuổi chiếm 8,33% tương ứng với 2 nhân viên. Bộ phận ăn uống từ 18-30 tuổi chiếm 82,35% tương ứng với 14 lao động , từ 31-40 tuổi chiếm 17,65% tương ứng với 3 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại bộ phận ăn uống..Các dịch vụ bổ sung từ 18-30 tuổi chiếm 77,78 % tương ứng với 7 lao động, từ 31-40 tuổi chiếm 22,22% tương ứng với 2 lao động, không có nhân viên nào trên 40 tuổi làm việc tại dịch vụ bổ sung.
Nhìn chung, đa số nhân viên của khách sạn chiếm tuổi đời còn trẻ và năng động, đây là một đặc tính phù hợp với hoạt động kinh doanh du lịch. Lực lượng lao động từ 18 - 30 tuổi của toàn khách sạn tăng dần theo các năm, điều này đem lại sự mới mẻ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn với không gian năng động và đầy sáng tạo củ tuổi trẻ, tuy nhiên với lực lượng nhân viên trẻ cũng đem lại khó khăn cho khách sạn vì ít có kinh nghiệm trong việc phục vụ khách và việc đem lại sự hài lòng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc đào tạo cho nhân viên trẻ là một vấn đề quan trọng mà khách sạn cần quan tâm hàng đầu.
3.2.4 .Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng Cơ cấu lao động theo trình độ tại khách sạn giai đoạn 2008-2010
(ĐVT: người)
STT
Tên bộ phận
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
1
Toàn khách sạn
39
100.00
46
100.00
50
100.00
Đại học
2
5.13
3
6.52
6
12.00
Cao đẳng
13
33.33
16
34.78
17
34.00
Trung cấp
13
33.33
14
30.43
17
34.00
Nghiệp vụ
11
28.21
13
28.26
10
20.00
2
Bộ phận lưu trú
21
100.00
23
100.00
24
100.00
Đại học
2
9.52
2
8.70
3
12.50
Cao đẳng
11
52.38
13
56.52
13
54.17
Trung cấp
5
23.81
5
21.74
6
25.00
Nghiệp vụ
3
14.29
3
13.04
2
8.33
3
Bộ phận ăn uống
12
100.00
15
100.00
17
100.00
Đại học
0
0.00
1
6.67
3
17.65
Cao đẳng
2
16.67
3
20.00
4
23.53
Trung cấp
8
66.67
8
53.33
10
58.82
Nghiệp vụ
2
16.67
1
6.67
0
0.00
4
Các dịch vụ bổ sung
6
100.00
8
100.00
9
100.00
Đại học
0
0.00
0
0.00
0
0.00
Cao đẳng
0
0.00
0
0.00
0
0.00
Trung cấp
0
0.00
1
12.50
1
11.11
Nghiệp vụ
6
100.00
7
87.50
8
88.89
(Nguồn: phòng TC-KT)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: Số lượng lao động theo trình độ của khách sạn tập trung chủ yếu là Cao đẳng và Trung cấp: chiếm 66,66% trong 2008; chiếm 64% trong 2009; và tăng lên mức 68% trong 2010. Trình độ này hầu hết ở các Bộ phận đều có nhiều, chiếm số lượng lớn trong các Bộ phận. Cơ cấu lao động theo trình độ cụ thể như sau:
Năm 2008, toàn khách sạn bậc đại học chiếm 5,13% tương ứng với 2 lao động, bậc cao đẳng chiếm 33,33% tương ứng với 13 lao động, bậc trung cấp chiếm 33,33% tương ứng với 13 lao động, nghiệp vụ chiếm 28,21% tương ứng với 11 lao động. Bộ phận lưu trú bậc đại học chiếm 9,52% tương ứng với 2 lao động, bậc cao đẳng chiếm 52,38% tương ứng với 11 lao động, bậc trung cấp chiếm 23,81% tương ứng với 5 lao động, nghiệp vụ chiếm 14,29% tương ứng với 3 lao động. Bộ phận ăn uống bậc đại học chiếm 0% tương ứng với 0 lao động, bậc cao đẳng chiếm 16,76% tương ứng với 2 lao động, bậc trung cấp chiếm 66,67% tương ứng với 8 lao động , nghiệp vụ chiếm 16,67% tương ứng với 2 lao động. Các dịch vụ bổ sung không có nhân viên nào có cấp bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, nghiệp vụ chiếm 100% tương ứng với 8 lao động.
Năm 2009, toàn khách sạn bậc đại học chiếm 6,52% tương ứng với 3 lao động, bậc cao đẳng chiếm 34,78% tương ứng với 16 lao động, bậc trung cấp chiếm 30,43% tương ứng với 14 lao động, nghiệp vụ chiếm 28,26% tương ứng với 13 lao động. Bộ phận lưu trú bậc đại học chiếm 8,7% tương ứng với 2 lao động, bậc cao đẳng chiếm 56,52% tương ứng với 13 lao động, bậc trung cấp chiếm 21,74% tương ứng với 5 lao động, nghiệp vụ chiếm 13,04% tương ứng với 3 lao động. Bộ phận ăn uống bậc đại học chiếm 6,67% tương ứng với 1 lao động, bậc cao đẳng chiếm 20% tương ứng với 3 lao động, bậc trung cấp chiếm 53,33% tương ứng với 8 lao động, nghiệp vụ chiếm 6,67% tương ứng với 1 lao động. Các dịch vụ bổ sung không có nhân viên nào có cấp bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm 12.5% tương ứng với 1 lao động, nghiệp vụ chiếm 87.5% tương ứng với 7 lao động.
Năm 2010, toàn khách sạn bậc đại học chiếm 12% tương ứng với 6 lao động, bậc cao đẳng chiếm 34% tương ứng với 17 lao động, bậc trung cấp chiếm 34% tương ứng với 17 lao động, nghiệp vụ chiếm 20% tương ứng với 10 lao động. Bộ phận lưu trú bậc đại học chiếm 12,5% tương ứng với 3 lao động, bậc cao đẳng chiếm 54,17% tương ứng với 13 lao động, bậc trung cấp chiếm 25% tương ứng với 16 lao động, nghiệp vụ chiếm 8,33% tương ứng với 2 lao động. Bộ phận ăn uống bậc đại học chiếm 17,65% tương ứng với 3 lao động, bậc cao đẳng chiếm 23,53% tương ứng với 4 lao động, bậc trung cấp chiếm 58,82% tương ứng với 10 lao động, nghiệp vụ chiếm 0% tương ứng với 0 lao động. Các dịch vụ bổ sung không có nhân viên nào có cấp bậc đại học, trung cấp, bậc cao đẳng chiếm 11,11% tương ứng với 1 lao động, nghiệp vụ chiếm 88,89% tương ứng với 8 lao động.
Nhìn chung nhân viên có trình độ Đại học và cao đẳng chiếm số lượng ít đa số rơi vào những nhân viên quản lý và điều hành như quản lý điều hành, trưởng bộ phận…đây là những nhân viên chủ chốt, đứng đầu của mỗi bộ phận, chịu trách nhiệm quản lý điều hành mỗi nhân viên trong bộ phận nên bắt buộc mỗi nhân viên phải có kiến thức sâu và rộng về chuyên môn để có thể quản lý nhân viên một cách có hiệu quả.
Trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm số lượng lớn trong khách sạn đa số là nhân viên phục vụ nhà hàng, buồng phòng, dịch vụ bổ sung. Qua ba năm số lượng nhân viên có trình độ đại học có xu hướng tăng nhưng không nhiều. Nhân viên có trình độ cao đẳng cũng có xu hướng gia tăng. Nhân viên có trình độ sơ cấp đã giảm nhiều. Điều này chứng tỏ khách sạn đã ngày càng chú trọng đến việc đào tạo nhân sự để nâng cao trình độ, năng lực để phục vụ khách hàng càng tốt hơn, đây cũng là một trong những yếu tố giúp tăng doanh thu của khách sạn và đem lại sự hài lòng cho khách.
3.3. Phân tích năng suất lao động tại khách sạn Hàng Không
3.3.1. Tình hình năng suất lao động trong giai đoạn 2008-2010 tại khách sạn Hàng Không
Bảng số liệu dùng để phân tích năng suất lao động tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010
ĐVT: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu ( ĐVT : 1000 đồng )
Toàn khách sạn
4,101,000
4,307,000
4,350,000
Bộ phận lưu trú
1,703,200
1,778,000
2,050,000
Bộ phận nhà hàng
1,345,600
1,366,400
1,373,400
Dịch vụ bổ sung
586,800
567,000
480,000
2
Số lượng lao động (người)
Toàn khách sạn
39
46
50
Bộ phận lưu trú
21
23
24
Bộ phận nhà hàng
12
15
17
Dịch vụ bổ sung
6
8
9
3
Năng suất lao động (ĐVT : 1000 đồng/1 người)
Toàn khách sạn
105153.85
93630.43
87000.00
Bộ phận lưu trú
81104.76
77304.35
85416.67
Bộ phận nhà hàng
112133.33
91093.33
80788.24
Dịch vụ bổ sung
97800.00
70875.00
53333.33
Năng suất lao động được tính theo công thức:
Với:
W: Năng suất lao động
D: Doanh thu
L: Số lượng lao động
Bảng Năng suất lao động tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010
Năng suất lao động
2008
2009
2010
Tốc độ phát triển 2009/2008
Tốc độ phát triển 2010/2009
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Lưu trú
81104.76
77304.35
85416.67
95.31
-3800.41
110.49
8112.32
Ăn uống
112133.3
91093.33
80788.24
81.24
-21040
88.69
-10305
Dịch vụ bổ sung
97800
70875
53333.33
72.47
-26925
75.25
-17542
Toàn khách sạn
105153.9
93630.43
87000
89.04
-11523.4
92.92
-6630.4
Nhận xét:
Qua 3 năm, năng suất lao động năm 2008 cao nhất so với 2009, 2010. Năng suất lao động giảm dần qua các năm nguyên nhân là do doanh thu qua các năm tăng chậm mà số lượng lao động lại tăng cao qua các năm.
Năng suất lao động bình quân toàn khách sạn 2009 giảm 10,95 % so với năm 2008 tương ứng giảm 11523,4 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Năng suất lao động bộ phận lưu trú cuả khách sạn năm 2009 so với 2008 giảm 4,69%, tương ứng giảm 3800,41 ngàn đồng.
Năng suất lao động bộ phận ăn uống cuả khách sạn năm 2009 so với 2008 giảm 18,77%, tương ứng giảm 21040 ngàn đồng.
Năng suất lao động bộ phận dịch vụ bổ sung của khách sạn năm 2009 so với 2008 giảm 27,54%, tương ứng giảm 26925 ngàn đồng.
Năng suất lao động bình quân của khách sạn 2010 giảm 7,09 % so với năm 2009 tương ứng giảm 6630,4 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Năng suất lao động bộ phận lưu trú cuả khách sạn năm 2010 so với 2009 tăng 10,49 %, tương ứng tăng 8112,32 ngàn đồng.
Năng suất lao động bộ phận ăn uống cuả khách sạn năm 2010 so với 2009 giảm 11,32%, tương ứng giảm 10305 ngàn đồng.
Năng suất lao động bộ phận dịch vụ bổ sung của khách sạn năm 2010 so với 2009 giảm 24,76%, tương ứng giảm 17542 ngàn đồng.
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bình quân toàn khách sạn Hàng Không
Ta có phương trình kinh tế của năng suất lao động bình quân:
Với : Năng suất lao động bình quân
: Năng suất lao động bộ phận i
: Số lao động của bộ phận i
: Kết cấu lao động bộ phận i trong tổng số lao động của khách sạn
Năm 2009/2008:
Thiết lập hệ thống chỉ số:
= (1)
Ta có:
(1) 0.8655= 0.8572 x 1.0097
86.55% = 85.72% x 100.97%
Số tuyệt đối: -12537.9= (-13443.68) + 905.78
Nhận xét:
Năng suất lao động bình quân của toàn khách sạn năm 2009 giảm 13,45% so với năm 2008, tương ứng giảm 12537,9 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Sự biến động về năng suất lao động của từng bộ phận trong khách sạn làm cho năng suất lao động bình quân của khách sạn năm 2009 giảm 11,28% so với năm 2008, tương ứng giảm 13443,68 ngàn đồng.
Sự biến động về kết cấu lao động của từng bộ phận trong khách sạn làm cho năng suất lao động bình quân năm 2009 tăng 0,97% so với năm 2008, tương ứng tăng 905,78 ngàn đồng.
Năm 2010/2009:
Thiết lập hệ thống chỉ số:
= (2)
Ta có:
(2) 0.9676 = 0.9657 x 1.0012
96.76% = 96.57% x 100.12%
Số tuyệt đối: -2614.6061= -2767.3176 + 152.7115
Nhận xét:
Năng suất lao động bình quân của toàn khách sạn năm 2010 giảm 3,24% so với năm 2009, tương ứng giảm 2614,6061 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Sự biến động về năng suất lao động của từng bộ phận trong khách sạn làm cho năng suất bình quân năm 2010 giảm 3,43% so với năm 2009, tương ứng giảm 2767,3176 ngàn đồng.
Sự biến động kết cấu lao động trong khách sạn làm cho năng suất bình quân năm 2010 tăng 0,12% so với năm 2009, tương ứng tăng 152,7115 ngàn đồng.
4. Phân tích thống kê tiền lương của khách sạn Hàng Không qua 3 năm 2008-2010
Tình hình tổng quỹ lương của khách sạn Hàng Không qua 3 năm
Bảng tiền lương bình quân của toàn khách sạn và các bộ phận trong khách sạn
(ĐVT: 1000 đồng)
Tổng quỹ lương
2008
2009
2010
Tốc độ phát triển(2009/2008)
Tốc độ phát triển(2010/2009)
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Toàn khách sạn
860,373
954,617
1,043,164
110.95
94,244
109.28
88,547
Bộ phận Lưu trú
555,629
592,913
637,269
106.71
37,284
107.48
44,356
Bộ phận Ăn uống
235,398
270,634
304,187
114.97
35,236
112.40
33,553
Dịch vụ bổ sung
69,346
91,070
101,708
131.33
21,724
111.68
10,638
Nhận xét:
Theo bảng tổng quỹ lương thì Bộ phận có quỹ lương lớn nhất là Bộ phận lưu trú, do Bộ phận này là nơi có số lượng lớn nhất về lao động. Tiếp đến là Bộ phận ăn uống, và sau cùng là Bộ phận dịch vụ bổ sung.
Tổng quỹ lương của toàn khách sạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 10.95%, tương ứng tăng 94244 nghìn đồng. Trong đó:
Tổng quỹ lương của bộ phận lưu trú năm 2009 so với 2008 tăng 6.71% tương ứng tăng 37284 nghìn đồng. Tổng quỹ lương của bộ phận ăn uống năm 2009 so với 2008 tăng 14.97%, tương ứng tăng 35236 nghìn đồng.Tổng quỹ lương của dịch vị bổ sung năm 2009 so với 2008 tăng 31.33%, tương ứng tăng 21724 nghìn đồng.
Tổng quỹ lương của toàn khách sạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 9.28%, tương ứng tăng 88547 nghìn đồng .Trong đó:
Tổng quỹ lương của bộ phận lưu trú năm 2010 so với 2009 tăng 7.48%, tương ứng tăng 44356 nghìn đồng.Tổng quỹ lương của bộ phận ăn uống năm 2010 so với 2009 tăng 12.4%, tương ứng tăng 33553 nghìn đồng. Tổng quỹ lương của dịch vị bổ sung năm 2010 so với 2009 tăng 11.68%, tương ứng tăng 10638 nghìn đồng.
Nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương
Bảng số liệu dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương
ĐVT: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Tổng quỹ lương
Toàn khách sạn
860,373
954,617
1,043,164
Bộ phận lưu trú
555,629
592,913
637,269
Bộ phận nhà hàng
235,398
270,634
304,187
Dịch vụ bổ sung
69,346
91,070
101,708
2
Số lượng lao động
Toàn khách sạn
39
46
50
Bộ phận lưu trú
21
23
24
Bộ phận nhà hàng
12
15
17
Dịch vụ bổ sung
6
8
9
3
Tiền lương bình quân
Toàn khách sạn
22,061
20,753
20,863
Bộ phận lưu trú
26,459
25,779
26,553
Bộ phận nhà hàng
19,617
18,042
17,893
Dịch vụ bổ sung
11,558
11,384
11,301
Ta có phương trình kinh tế:
F =
Với: F: Tổng quỹ lương của toàn khách sạn
: Tiền lương bình quân của toàn khách sạn
: Tổng lao động của các bộ phận trong khách sạn.
Năm 2009/2008:
Thiết lập hệ thống chỉ số:
(3)
Ta có:
(3) 1.1096 = 0.9407 x 1.1795
110.96% = 94.07% x 117.95%
Số tuyệt đối: 94259 = -60168 + 154527
Nhận xét:
Tổng quỹ lương của khách sạn năm 2009 so với 2008 tăng 10.96%, tương ứng tăng 94.259 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Sự biến động của tiền lương bình quân tính trên đơn vị lao động hao phí làm cho tổng quỹ lương năm 2009 so với 2008 giảm 5,93%, tương ứng giảm 60.168 ngàn đồng.
Sự biến động của tổng lao động hao phí làm cho tổng quỹ lương năm 2009 so với 2008 tăng 17,95%, tương ứng tăng 154.527 ngàn đồng.
Năm 2010/2009:
Thiết lập hệ thống chỉ số:
(4)
Ta có:
(4)1.0927 = 1.0053 x 1.0870
109.27% = 100.53% x 108.7%
Số tuyệt đối: 88512 = 5500 + 83012
Nhận xét:
Tổng quỹ lương của khách sạn năm 2010 so với 2009 tăng 9,27%, tương ứng tăng 88.512 ngàn đồng. Nguyên nhân là do:
Sự biến động của tiền lương bình quân tính trên đơn vị lao động hao phí làm cho tổng quỹ lương năm 2010 so với 2009 tăng 0,53%, tương ứng tăng 5.500 ngàn đồng.
Sự biến động của tổng lao động hao phí làm cho tổng quỹ lương năm 2010 so với 2009 tăng 8,7%, tương ứng tăng 83.012 ngàn đồng.
5. Phân tích chỉ số thời vụ về hoạt động kinh doanh của khách sạn
Bảng số liệu khách du lịch đến khách sạn Hàng Không qua 2 năm 2008-2010
(ĐVT: lượt khách)
Tháng
2008
2009
2010
1
245
288
301
2
219
231
283
3
380
411
432
4
350
401
425
5
370
430
470
6
420
490
519
7
485
536
578
8
465
521
559
9
395
459
473
10
368
402
429
11
339
391
407
12
296
299
352
Tổng
4.35
4.859
5.228
Biểu đồ số lượt khách đến khách sạn Hàng Không qua 3 năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Yj
278
244.33
407.66
392
423.33
476.33
533
515
442.33
399.66
379
315.66
Hệ sô thời vụ (Ij)
0.6940
0.6100
1.0170
0.9780
1.0560
1.8920
1.3300
1.2850
1.1040
0.9970
0.9460
0.7880
Bảng số liệu hệ số thời vụ khách sạn Hàng Không qua 3 năm 2008-2010
Biểu đồ chỉ số thời vụ khách sạn Hàng Không qua 3 năm
Nhận xét:
Qua biểu đồ chỉ số thời vụ khách sạn Hàng Không qua 3 năm ta thấy rằng mùa chính vụ của khách sạn rơi vào tháng 5, 6, 7 trong năm. Nguyên nhân là do Thành phố Đà Nẵng là thành phố du lịch biển, lượng khách đến với thành phố trong những tháng này tăng vượt trội. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đã có những chính sách, và tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy sự phát triển của du lịch thành phố. Điều này đã làm cho lượng khách đến với thành phố Đà Nẵng nói chung và kách sạn nói riêng tăng mạnh. Mùa trái vụ của khách sạn rơi vào tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau. Nguyên nhân là do khoảng thời gian này là mùa mưa, thời tiết bất lợi làm cho lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng cũng như khách sạn giảm.
6. Đánh giá chung và đề xuất ý kiến đối với khách sạn Hàng Không
6.1. Đánh giá chung
Ưu điểm
Khách sạn Hàng Không ra đời sớm nên luôn có một lượng khách ổn định đến với khách sạn nên mỗi năm khách sạn có một lượng doanh thu lớn.
Khách sạn Hàng Không nằm gần trung tâm thành phố nhưng lại khá yên tĩnh rất phù hợp với khách đến nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra khách sạn cong thu hút một số lượng lớn khách địa phương.
Khách sạn thuộc Tổng công ty Cảng Hàng Không nên khách sạn có một lượng khách ổn định.
Nhược điểm
Số lượng nhân viên của khách sạn tương đối ít ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ
Diện tích nhà hàng của khách sạn còn hạn chế ảnh hưởng đến quy mô và điều kiện dịch vụ của khách hàng.
Khách sạn nằm trong thành phố nên mở rộng gặp nhiều khó khăn
6.2. Đề xuất ý kiến
Cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn:
Phải có những chương trình bồi dưỡng huấn luyện cho các nhân viên mới, chương trình bồi dưỡng định kì cho nhân viên cũ và cả ban quản lý.
Tạo điều kiện cho nhân viên trao dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, tăng cường vốn ngoại ngữ, đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài với khách.
Ban lãnh đạo cần quan tâm đến chế độ tiền lương, chế độ thưởng phạt để khuyến khích sự say mê hứng thú lao động cho nhân viên. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên và gia đình của họ như: chúc mừng sinh nhật, thăm hỏi lúc ốm đau sẽ tạo ấn tượng sâu sắc, khơi dậy sự gắn bó nhiệt tình của nhân viên đối với công việc.
C. KẾT LUẬN
Qua qua trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm nhận thấy vấn đề lao động và tiền lương trong doanh nghiệp du lịch là một đề tài mang tính thực tiễn cao, góp phần cải thiện năng suất lao động nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giúp chúng em có thể hiểu thêm được phần nào tính chất công việc trong tương lai.
Do thời gian nghiên cứu đề tài: “Phân tích thống kê lao động và tiền lương của khách sạn Hàng Không” còn hạn chế, nên còn một số sai sót, khó khăn trong quá trình làm bài. Rất mong sự chỉnh sửa và đóng góp ý kiến của các thầy cô, để chúng em có thể làm tốt hơn trong những bài tập sau, cũng như chuyên đề và khóa luận sắp đến.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các cô Cao Thị Cẩm Hương và Nguyễn Trần Thụy Ân đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp chúng em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không.doc