MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THÁNG 4 5
1. THẾ GIỚI 5
1.1 Nhật Bản hậu Fukushiuma 5
1.2 Chiến tranh Libya 6
1.3 Nội chiến Trung Đông – Bắc Phi 7
2. VIỆT NAM 8
2.1 Tin đồn thất thiệt ăn cá rô đầu vuông bị ung thư 8
2.2 Vụ kiện giữa Việt Nam Airline va ông Dương Minh Khương 8
2.3 Quyết định 24/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường 9
2.4 Phiên họp thứ 39 của UBTVQH 10
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THÁNG 4 12
1. THẾ GIỚI 12
1.1 Mỹ 12
1.2 Châu Âu 13
1.3 Châu Á 14
1.3.1 Trung Quốc 14
1.3.2 Nhật Bản 15
2. VIỆT NAM 16
2.1 Tình hình lạm phát 17
2.2 Các chỉ số kinh tế 17
2.2.1 Chỉ số FDI 17
2.2.2 Chỉ số CPI 18
2.2.3 Chỉ số tăng trưởng tín dụng 22
2.3 Nợ công 22
2.4 Xuất nhập khẩu 24
2.4.1. Xuất khẩu 24
2.4.2. Nhập khẩu 26
2.4.3. Cán cân thương mại 28
2.5 Lãi suất 30
2.6 Tỉ giá 33
2.7 Giá vàng, giá dầu 33
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 4 37
1. CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI 37
2. CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 41
CHƯƠNG IV: NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC 44
1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 44
2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 44
2.1 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (CRR) lên 2 điểm phần trăm 44
2.2. Khống chế mức trần lãi suất huy động USD 45
2.3 Giảm giới hạn cho cá nhân trong việc mang USD ra nước ngoài mà không có tờ khai hải quan 45
2.4 Ban hành các biện pháp hành chính để kiểm soát việc vay USD của các đơn vị xuất/nhập khẩu 45
CHƯƠNG V: “BỨC TRANH” KINH TẾ THÁNG 4 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH THÁNG 5 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thông tin tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội tháng 4 của thế giới và Việt Nam tác động đến kinh tến thị trường tài chính Việt Nam và Thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng 2. Nguyên nhân chính là do giá năng lượng và lượng thực, thực phẩm liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Mới đây, ngân hàng trung ương Châu Âu đã buộc phải tăng lãi suất cơ bản từ 1% lên mức 1,25%.
1.3 Châu Á
1.3.1 Trung Quốc
Theo số liệu của tổng cục thống kê Trung Quốc, CPI quý 1 tại quốc gia này đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt xa mức mục tiêu 4% của chính phủ đặt ra. Điều này cũng khiến giới đầu tư hoàn toàn bất ngờ vì chính phủ Trung Quốc đã 4 lần nâng dự trữ bắt buộc và 4 lần tăng lãi suất cơ bản từ đầu năm 2011. Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã lên đến 20,5% mức rất cao tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy lạm phát bắt đầu hạ nhiệt.
Các quan chức NHTW Trung Quốc cho hay : mục tiêu hàng đầu của chính phủ nước này vẫn là ưu tiên kiềm chế lạm phát và tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn còn có thể cao hơn mức hiện nay. Điều này cho thấy, nếu lạm phát trong tháng 4 của Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chính phủ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này sẽ tiếp tục thắt chặt hơn chính sách tiền tệ. Chỉ số Shanghai compsite trên TTCK Trung Quốc liên tục điều chỉnh giảm trong mấy ngày gần đây do nhà đầu tư lo sợ lãi suất cơ bản hay dự trữ bắt buộc có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Việc kiểm soát chặt chính sách tiền tệ đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực sản xuất tại đầu tàu tăng trưởng kinh tế của thế giới. Liên đoàn kho vận và Cơ quan thống kê Trung Quốc công bố chỉ số PMI của lĩnh vự sản xuất tại Trung Quốc tháng 4/2011 ở mức 52,9 từ mức 53,4 của tháng 3/2011. Mức này thấp hơn so với dự báo 53,9 của các chuyên gia. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,3% trong năm 2011, bất chấp nền kinh tế nước này đang tăng trưởng 9,7% trong quý I cao hơn dự báo 9,4% của các chuyên gia.
Không chỉ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy nền kinh tế các nước đang phát triển cũng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lại lạm phát. Sau Trung Quốc, Hàn Quốc… mới đây Malaysia đã đồng loạt nâng lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc để kiểm soát sự leo thang của giá cả hàng hóa.
1.3.2 Nhật Bản
Sau thảm họa kép động đất, sóng thần hôm 11/3, rồi tới khủng hoảng hạt nhân. Vài ngày nay, Nhật Bản lại phải đối mặt với nhiều khó khăn mới trên lĩnh vực kinh tế.
Theo số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hôm qua (27/4), cán cân thương mại đầu tháng 4/2011 của xứ sở hoa anh đào bị thâm hụt, do xuất khẩu giảm sau khi thiên tai kép ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất, đặc biệt là các ngành ôtô, linh kiện điện tử.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 10 ngày đầu tháng 4 lên tới gần 169 tỷ Yên (tương đương 2,07 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.494 tỷ Yên, nhập khẩu tăng 0,2% lên mức 1.663 tỷ Yên.
Cùng ngày, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor\'s (S&P) đã hạ triển vọng nợ đồng nội tệ của Nhật Bản từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Động thái này cho thấy S&P có thể hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản nếu tình hình tài chính của nước này trầm trọng hơn so với dự báo.
S&P ước tính chi phí liên quan đến thảm họa hôm 11/03 sẽ khiến thâm hụt ngân sách đến năm 2013 của Nhật Bản tăng thêm 3,7% GDP. Dù vậy, tổ chức này cho biết, xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản được hỗ trợ tại mức AA - nhờ số tài sản bên ngoài dồi dào, hệ thống tài chính tương đối mạnh và nền kinh tế đa dạng.
Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, các cơ sở sản xuất linh kiện và nguyên liệu thô của nước này ở khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất sóng thần hồi tháng 3 sẽ được khôi phục vào mùa thu năm nay.
Kết quả khảo sát từ ngày 8 - 15/4 do METI tiến hành đối với 55 hãng chế tạo lớn tại 7 tỉnh bị ảnh hưởng nặng của thảm họa động đất, sóng thần cho thấy, 85% các công ty sản xuất vật liệu và 71% công ty sản xuất linh kiện có thể đảm bảo nguồn cung vào tháng 10/2011.
2. VIỆT NAM
2.1 Tình hình lạm phát
Nhà đầu tư hoàn toàn bất ngờ về con số CPI tháng 4. Với mức tăng 3,32%, CPI tháng 4 vượt xa con số dự báo của bộ công thương 2% và con số của các nhiều cơ quan chính phủ trước đó.
Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 35 tháng qua. Nguyên nhân chính là do tác động của 2 đợt điều chỉnh tăng mạnh giá xăng dầu và nguồn cung thực phẩm trở nên khan hiếm do thời tiết xấu và dịch bệnh.
Mức tăng 3,32% đã kéo chỉ số CPI tháng 4 tăng hơn 17,5% so với cùng kỳ và chính thức phá vỡ chỉ tiêu lạm phát 7% của chính phủ khi chỉ 4 tháng đầu năm chỉ số CPI đã tăng 9,64%.
Mức tăng bất ngờ này cũng khiến các chuyên gia đồng loạt điều chỉnh dự báo CPI cho cả năm 2011.
Theo đó, hầu hết các tổ chức trong nước và ngoài nước đều cho rằng CPI sẽ đạt đỉnh vào tháng 8 và sẽ ở mức 20%-22% theo năm. Trước khi có sự điều chỉnh giảm vào cuối năm. Đồng thời các chuyên gia cũng thay đổi mức CPI dự báo trong năm nay từ 13% lên 15%.
Nhận xét: Lạm phát leo thang làm cho đồng tiền trong nước ngày càng mất giá, giá cả hàng hóa, vàng, bất động sản,… tăng. Vì vậy mà người dân cần tiền nhiều hơn để mua được các loại hàng hóa làm cho cầu tiền tăng dẫn đến tăng lãi suất.
Giá vàng, bất động sản tăng thì người đầu tư có xu hướng đầu tư mua vàng, bất động sản gây biến động thị trường vàng và bất động sản.
2.2 Các chỉ số kinh tế
2.2.1 Chỉ số FDI
Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài:
FDI 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 4,02 tỷ USD, giảm 47,8% so với năm 2010.
Tính đến ngày 22/04/2011 cả nước có 262 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng kí 3,205 tỷ USD, bằng 45,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong tháng 4, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 1,08 tỷ USD, nâng tỷ số vốn FDI giải ngân 4 tháng qua lên mức 3,62 tỷ USD tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái
.Tuy nhiên, kể từ mức tăng khoảng 5% tại tháng 1/2011, 3 tháng nay tốc độ giải ngân so với cùng kỳ đang dần giảm tốc, qua các mức 4,5% của 2 tháng và 1,6% của 3 tháng…
Trong tháng 4/2011 đã có 51 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 485 triệu USD, cao hơn tổng số vốn của 3 tháng trước đó cộng lại.
Nhận xét: Những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng kí từ trước dường như đánh giá về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn thể hiện qua các con số về vốn FDI giải ngân và tăng vốn trong 4 tháng đầu năm 2011. Có thể, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn thuận lợi đã tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là ở những dự án có thể triển khai nhanh.
Tuy nhiên, chỉ tiêu về thu hút vốn đăng ký mới khá hạn chế tính đến thời điểm hiện này cho thấy mục tiêu thu hút vốn FDI năm nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng đang giảm dần cũng cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải giải quyết nếu không muốn đến một lúc nào đó, chỉ tiêu này chuyển thành âm. Nhìn chung tình hình FDI ở Việt Nam tính đến thời điểm này không mấy khả quan.
2.2.2 Chỉ số CPI
CPI tháng 4 tăng mạnh 3,32%, đưa mức tăng chung của 4 tháng đầu năm lên 9,64%.
Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hai đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp (ngày 24/2 và 29/3) và giá điện tăng hơn 15% từ ngày 1/3… đã kéo giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng mạnh. Lo ngại lạm phát chi phí đẩy ngày càng gia tăng khi giá dầu trên thị trường thế giới đạt ngưỡng trên 110 USD/thùng, giá vàng lên trên mức 1.500 USD/oz, đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh. Nỗi lo lạm phát cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ chi phối hoàn toàn hoạt động trên thị trường chứng khoán với đà giảm điểm đóng vai trò chủ đạo, VN - index có lúc giảm về gần mức 450 điểm, HNX- index về dưới mức 85 điểm.
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ CẢ NƯỚC
KHU VỰC THÀNH THỊ
Tháng 4 năm 2011
Đơn vị tính: %
CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 4 NĂM 2011 SO VỚI
Bốn tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010
Kỳ gốc năm 2009
Tháng 4 năm 2010
Tháng 12 năm 2010
Tháng 3 năm 2011
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
127.24
117.20
109.40
103.32
113.77
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
137.18
124.37
112.94
104.48
119.28
1- Lương thực
136.76
122.30
108.55
102.53
117.03
2- Thực phẩm
138.17
127.07
114.96
105.65
121.40
3- Ăn uống ngoài gia đình
135.01
119.93
112.00
103.43
116.20
II. Đồ uống và thuốc lá
121.28
111.37
105.84
100.96
110.56
III. May mặc, mũ nón, giầy dép
117.94
111.61
105.87
101.67
110.19
IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*)
140.61
120.12
110.31
104.55
117.79
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
111.49
108.29
103.88
101.37
107.15
VI. Thuốc và dịch vụ y tế
106.54
104.98
102.20
100.96
104.36
VII. Giao thông
132.07
116.55
115.82
106.09
108.56
VIII. Bưu chính viễn thông
89.49
95.62
100.06
100.06
95.13
IX. Giáo dục
125.07
121.56
104.07
100.36
120.70
X. Văn hoá, giải trí và du lịch
114.21
108.37
104.18
101.21
107.61
XI. Hàng hoá và dịch vụ khác
124.60
111.85
105.10
100.90
111.21
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG
191.54
140.70
103.33
98.80
137.97
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ
121.46
110.55
102.03
98.39
110.54
(*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
2.2.3 Chỉ số tăng trưởng tín dụng
Tính đến 21/4/2011, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,11% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND tăng 0,14%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,02%. So với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 5,01%.
Kết quả trên cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn trong huy động vốn. Tăng trưởng huy động tính từ đầu năm ở mức thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm vẫn nằm trong mục tiêu kiềm chế chung dưới 20% cho cả năm. Riêng tín dụng ngoại tệ đã giảm tốc rõ rệt do định hướng kiểm soát chặt của Ngân hàng Nhà nước, cũng như cơ chế cho vay mới vừa áp dụng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đến ngày 27-4-2011 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 5,63% so với cuối năm ngoái. Con số tăng trưởng tín dụng ba tháng đầu năm được cơ quan quản lý ngành ngân hàng đưa ra trước đó là 4,81%. Tính ra tháng 4 tăng trưởng tín dụng chỉ có 0,82% và là tháng đầu tiên kể từ cuối quí 3-2010 tín dụng hãm đà tăng. Điều này có thể hiểu được do lãi suất cho vay từ tháng 4 đến nay tăng vọt, có ngân hàng cho vay tới 26%/năm.
Không doanh nghiệp làm ăn chân chính nào có thể chịu được lãi suất như thế! Phát biểu trong một cuộc họp với giới chức ngân hàng tại TPHCM mới đây, đại diện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) khẳng định: “Chỉ có những đơn vị đánh quả chớp nhoáng mới dám chạm đến lãi suất vay hiện nay. Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận biên 20% cũng không thể “thở” được với lãi suất”.
2.3 Nợ công
Bồ Đào Nha ngày 6/4 vừa phải xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU), gã khổng lồ kinh tế thứ tư trong khu vực là Tây Ban Nha cũng “hắt hơi, sổ mũi” Hy Lạp có nguy cơ phải cơ cấu lại nợ công dù đã được EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ tài chính.
Khác với trường hợp của Hy Lạp và Ireland, gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro (116 tỷ USD) dành cho Bồ Đào Nha đã được EU và IMF thông qua nhanh chóng.
Nhiều nhà phân tích gợi ý Hy Lạp cơ cấu lại một nửa số nợ hiện nay, tập trung vào các chủ nợ tư nhân để khôi phục kinh tế trong vòng 15-20 năm tới. Tuy nhiên, giải pháp này khó khả thi vì EU đã cam kết không thanh toán cho bất kỳ chủ nợ tư nhân nào trước năm 2013.
Trong bối cảnh kinh tế Khu vực đồng euro còn mong manh, quyết định như vậy sẽ tạo “hiệu ứng domino” cơ cấu lại nợ công với các con bài tiếp theo là Hy Lạp và Ireland, đồng thời đe dọa cán cân thanh toán của các ngân hàng trong khu vực.
Dù có thể giúp Hy Lạp nới lỏng “thòng lọng” nợ công và chấm dứt nhanh các biện pháp khắc khổ không được lòng dân, giải pháp cơ cấu lại nợ sẽ khiến Athens phải trả giá đắt là khó có khả năng vay vốn trên thị trường trong tương lai, và giáng “đòn chí tử” vào những ngân hàng đang nắm một lượng lớn trái phiếu chính phủ của Hy Lạp.
Hồi đầu tháng Tư năm nay (ngày 4/4), Bộ Tài chính Mỹ dự đoán, trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 31/5, nợ công của nước này sẽ chạm tới mức trần 14.300 tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép. Ngày 19/4, với tư cách là chủ nợ chính của Mỹ, Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ cần đưa ra những “biện pháp có trách nhiệm” để bảo vệ các nhà đầu tư.
Nếu Quốc hội chậm hành động, thì nguy cơ lớn hơn đối với nước Mỹ, các nhà đầu tư ở đây cũng như trên khắp thế giới sẽ đánh mất niềm tin vào khả năng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của Mỹ.
Việt Nam Mức nợ dư Chính phủ và nợ công tiến sát mức trần cho phép.
Ảnh hưởng nợ công đến nên kinh tế đến Châu Âu và thế giới:
Khủng hoảng nợ công làm tổn thương đồng EURO: Ttrái phiếu, cổ phiếu có “quốc tịch” Châu Âu và đồng tiền sử dụng trong Eurozone cũng bị giới đầu tư “hắt hủi”. Điều này sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến các nước có tình trạng nợ công tương tự như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha.
Khủng hoảng nợ phủ bóng đen lên phục hồi kinh tế thế giới:
- Trước tiên, có thể thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu sẽ chậm hơn và khá khiêm tốn khi mà Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng do vậy nguồn lực cho những chính sách tài khóa trong nước họ.
- Một số nước cho vay trong khu vực lại lo ngại rằng các vấn đề của châu Âu sẽ gâytác động tiêu cực tới toàn bộ hệ thống tài chính, khiến các ngân hàng thắt chặt cho vay trong thời gian ngắn hạn và làm cho các khoản tiền cứu trợ của chính phủ khó tiếp cận doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ảnh hưởng đến nền kinh tê Việt Nam: Gánh nặng vay nợ gia tăng cộng với thiếu sự bù đắp từ ngoại hối có thể dẫn đến các biện pháp như tăng thuế, tăng vay nợ và giảm đầu tư cho các chương trình phát triển xã hội.
2.4 Xuất nhập khẩu
2.4.1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt 7,3 tỷ USD, giảm 2,0% so với tháng 3, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 14,5%; xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 4,4 tỷ USD, tăng 8,5%. So với tháng 4/2010, kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng 33,7%, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tăng 16,2%; xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô tăng 48,5% (không kể dầu thô - tăng 36,2%).
Tính chung 4 tháng so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,94 tỷ USD, tăng 35,7%, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ước đạt 11,75 tỷ USD, tăng 34,0%; xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 15,19 tỷ USD, tăng 37,0% (không kể dầu thô - tăng 36,2%) (Phụ lục 3).
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, nhóm nông lâm thủy sản ước đạt 6,47 tỷ USD, tăng 50%, chiếm tỷ trọng 24,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 30,8%, chiếm 13,1%; nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 24,4%, chiếm 46,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; hàng hóa khác ước đạt 4,36 tỷ USD, tăng 59,5%.
Xét theo mặt hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng 27,8%; gạo tăng 17,4% về lượng và tăng 9,5% về kim ngạch; cà phê tăng 37,3% về lượng và tăng 1,12 lần về kim ngạch; sắn và sản phẩm sắn tăng 72,6% về lượng và tăng 1,2 lần về kim ngạch; cao su tăng 32,9% về lượng và tăng 1,15 lần về kim ngạch; dầu thô tăng 2,5% về lượng và tăng 41,4% về kim ngạch; than đá giảm 40,2% về lượng và giảm 20% về kim ngạch; hàng dệt và may mặc kim ngạch tăng 33,1%; giầy, dép các loại kim ngạch tăng 26,4%; gỗ và sản phẩm gỗ kim ngạch tăng 12,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện kim ngạch tăng 11,4%; ...
Xét theo giá, giá hầu hết các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục tăng đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: giá hạt điều tăng 40,0%, cà phê tăng 54,1%, chè các loại 4,6%, hạt tiêu tăng 66,1%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 27,5%, than đá tăng 32,9%, dầu thô tăng 38,0%, cao su tăng 62,7%, xăng dầu các loại tăng 36,4%, sắt thép tăng 26,1%.... Riêng giá gạo giảm 6,6% so với cùng kỳ.
Xét theo thị trường, xuất khẩu vào thị trường Châu Á tăng 39,1%, chiếm tỷ trọng 50,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: xuất khẩu vào ASEAN tăng 19,9%, xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 57,3%; xuất khẩu vào thị trường Châu Âu tăng 51,8%, chiếm tỷ trọng 19,5%, trong đó xuất khẩu vào EU tăng 51,7%; thị trường Châu Mỹ tăng 25,8%, chiếm tỷ trọng 21,1%, trong đó, thị trường Mỹ tăng 23,7%; thị trường Châu Phi tăng 12,0%, chiếm tỷ trọng 1,2%; thị trường Châu Đại Dương giảm 17,5%, chiếm tỷ trọng 2,5%.
2.4.2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 8,7 tỷ USD, giảm 1,8% so với tháng 3 nhưng tăng 30,2% so với tháng 4/2010, trong đó, nhập khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng 3 nhưng tăng 25,6% so với tháng 4/2010; nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 2,0% so với tháng 3 nhưng tăng 36,4% so với tháng 4/2010.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 31,83 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 17,95 tỷ USD, tăng 24,5%; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 13,88 tỷ USD, tăng 35,5% .
Xét theo nhóm hàng, nhóm hàng hoá cần nhập khẩu ước đạt 26,09 tỷ USD, tăng 28,8%, chiếm tỷ trọng 81,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước; nhóm hàng hoá cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 1,66 tỷ USD, tăng 23,2%, chiếm tỷ trọng 5,2%; nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 17,4%, chiếm tỷ trọng 6,4%; các hàng hoá khác ước đạt 2,06 tỷ USD, tăng 53,7%, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xét theo mặt hàng, xăng dầu tăng 17,9% về lượng và tăng 64,2% về kim ngạch; thép các loại giảm 8,6% về lượng nhưng tăng 17,2% về kim ngạch; phân bón tăng 7,8% về lượng và tăng 1,3% về kim ngạch; giấy các loại tăng 22,7% về lượng và tăng 36,4% về kim ngạch; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,1% về lượng và tăng 39,6% về kim ngạch; kim ngạch máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 17%; kim ngạch máy tính, điện tử và linh kiện tăng 29,4%; kim ngạch vải các loại tăng 42,1%; nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy tăng 20,8%,v.v...
Xét theo giá, cũng như xuất khẩu, giá nhập khẩu bình quân của nhiều mặt hàng tiếp tục tăng ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước: giá xăng dầu các loại tăng 39,4%, khí đốt hóa lỏng tăng 31,7%, chất dẻo nguyên liệu tăng 18,3%, sợi các loại tăng 38,8%, thép các loại tăng 28,3%, lúa mỳ tăng 39,7%, v.v...
Xét theo thị trường, nhập khẩu từ thị trường Châu Á tăng 34,0%, trong đó: nhập khẩu từ ASEAN tăng 41,2%, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 24,8%; nhập khẩu từ thị trường Châu Âu tăng 2,1%, trong đó: nhập khẩu từ EU tăng 7,0%; nhập khẩu từ thị trường Châu Mỹ tăng 21,8%; nhập khẩu từ thị trường Châu Phi tăng 34,8%; nhập khẩu từ thị trường Châu Đại Dương tăng 77,2%.
2.4.3. Cán cân thương mại
Nhập siêu tháng 4 ước khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm khoảng 19,2% kim ngạch xuất khẩu; tính chung 4 tháng khoảng 4,9 tỷ USD, chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu.
Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 1,3 tỷ USD (không kể dầu thô - nhập siêu 1,15 tỷ USD). Tuy nhiên, do kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN vẫn tiếp tục tăng mạnh nên nhập siêu từ Trung Quốc gần 4 tỷ USD và từ ASEAN khoảng 2,6 tỷ USD.
Tình trạng nhập siêu quá lớn từ một số thị trường nước ngoài do nước ta trong giai đoạn đang đầu tư phát triển, đầu tư cho sản xuất với phần lớn máy móc phải nhập khẩu, sản xuất chưa đủ hay chưa tự sản xuất được... đã đẩy thâm hụt thương mại của nước ta ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Khi chúng ta nhập siêu lớn thì tác động đến dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoại tệ, chi tiêu quốc gia và tác động đến giá thực của đồng tiền Việt Nam. Nhập siêu là một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế vĩ mô không ổn định.
Hạn chế nhập siêu cần phải xây dựng hàng rào kỹ thuật, phân tích rõ cơ cấu nhập khẩu số lượng lớn hàng tiêu dùng không thiết yếu để biết được những mặt hàng nào trực tiếp phục vụ sản xuất và những mặt hàng gì chỉ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ định hướng chính sách rà soát để có cơ sở cấp vốn vay nhập hàng, cũng như sử dụng các biện pháp khác, trong đó có việc cấp giấy phép tự động, nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Nếu siết mạnh quản lý nhập khẩu sẽ gây trở ngại cho phát triển của nền kinh tế trên mọi phương diện, do đó việc xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu phải được tiến hành một cách thận trọng nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng và của một số sản phẩm hàng hóa đã không cạnh tranh được với hàng nước ngoài, nếu chúng ta siết quá mạnh, quá đột ngột, sẽ làm tắc nghẽn hoạt động kinh tế trên mọi phương diện, tác động sẽ nguy hại hơn. Cho nên việc điều hành xuất nhập khẩu và kiềm chế nhập siêu phải được tiến hành rất thận trọng, có tính toán để giảm thiểu tác động đến kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Để hạn chế nhập siêu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tăng rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng cần phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã được cam kết. Cần rà soát lại các khoản thuế, dòng thuế với các hàng hóa nhập khẩu, nhất là nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và áp dụng đến mức cao nhất mà lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới.
2.5 Lãi suất
Tuần đầu tiên trong tháng 4 từ 2/4 - 8/4/2011, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có nhiều biến động,trong đó tập trung chủ yếu vào lãi suất không kỳ hạn, các nhà băng nhỏ ra sức “cạnh tranh” giữ chân khách hàng bằng những “cách riêng”.
Mức lãi suất huy động trung bình đối với VNĐ là +- 13,41% /năm (lĩnh lãi cuối kỳ), không có nhiều biến động
. Tuy nhiên, lãi suất trung bình không kỳ hạn tăng cao, tăng gần 1% so với tuần trước, mức trung bình hiện tại là 4,29%/năm, cao nhất đang thuộc về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ( Habubank) 12%/năm, kế tiếp là các nhà băng như: MDB, KienlongBank, Southern bank, TRUSTBank, GiadinhBank, VietA Bank, Nam Á Bank với mức huy động từ 5,5% đến 10%/năm, đặc biệt có sự tham gia của ngân hàng liên doanh Việt Thái (Vinasiambank) với mức huy động Không kỳ hạn (KKH) khá cao 10%/năm.
Thực tế này đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân thay vì lựa chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn, thì nay đã chuyển sang thành không kỳ hạn để linh hoạt trong việc rút vốn và lãi khi có nhu cầu.
Bên cạnh những biến động của lãi suất KKH thì lãi suất có kỳ hạn “êm ắng” hơn, đối với VNĐ lãi suất cao nhất đang thuộc về các ngân hàng như: ACB, SeAbank, Habubank, SCB, ABBank, Techcombank, Vietcombank, VietinBank, Agribank,…; Đối với USD, mức lãi suất cao nhất đang thuộc về SeABank, GiaDinhBank,Navibank, TienPhongBank,…mức lãi suất dao động từ +- 5.5% đến +- 6.2%/năm ( lĩnh lãi cuối kỳ) chủ yếu ở các kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng và trong tuần qua, lãi suất USD có dấu hiệu giảm nhẹ ở các kỳ hạn.
Với các kỳ hạn tuần VNĐ: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần mức lãi suất cao nhất đang thuộc về SeABank, Habubank, VietinBank, Vietcombank, ACB với mức huy động 14%/năm.
Lãi suất huy động vàng, mức cao nhất đang thuộc về các ngân hàng như: ACB, OCB, SouthernBank, DongA Bank,…
Sang đến tuần lễ thứ 2, 9/4 - 15/4/2011, lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ có kỳ hạn không có nhiều thay đổi, ngoại trừ lãi suất không kỳ hạn và sự thay đổi mạnh của lãi suất USD .
Mức lãi suất huy động trung bình đối với VNĐ là +- 13.42% /năm ( lĩnh lãi cuối kỳ). Mức lãi suất huy động trung bình không kỳ hạn là 4,29%/năm ( theo thông số 39 ngân hàng đang niêm yết trên website www.laisuat.vn ), cao nhất đang thuộc về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ( Habubank) 12%/năm, kế tiếp là các nhà băng như: MDB, KienlongBank, Southern bank, TRUSTBank, GiadinhBank, VietA Bank, NamÁ Bank với mức huy động từ 5,5% đến 10%/năm, đặc biệt có sự tham gia của ngân hàng liên doanh Việt Thái ( Vinasiambank) với mức huy động Không kỳ hạn (KKH) khá cao 10%/năm.
Với sự tăng mạnh của lãi suất không kỳ hạn đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân thay vì lựa chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn, thì nay đã chuyển sang thành không kỳ hạn để linh hoạt trong việc rút vốn và lãi khi có nhu cầu và đây cũng là nguyên nhân tạo nên làn sóng cạnh tranh giữa các nhà băng nhằm giữ chân khách hàng.
Tuần lễ thứ 3 từ 16/4 - 22/4/1011 mức lãi suất huy động trung bình đối với VNĐ là +- 13.43% /năm ( lĩnh lãi cuối kỳ). Cao nhất vẫn đang thuộc về các kỳ hạn ngắn hạn từ 1 tháng đến 3 tháng với mức huy động trung bình là 13.96%/năm.
Mức lãi suất huy động trung bình không kỳ hạn là 4,29%/năm, cao nhất đang thuộc về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ( Habubank) 12%/năm, kế tiếp là các nhà băng như: MDB, Kienlong Bank, Southern Bank, TRUSTBank, GiadinhBank, VietA Bank, NamÁ Bank với mức huy động từ 5,5% đến 10%/năm, đặc biệt có sự tham gia của ngân hàng liên doanh Việt Thái ( Vinasiambank) với mức huy động không kỳ hạn (KKH) khá cao 10%/năm.
Khách hàng vẫn đang chú trọng lựa chọn các kỳ hạn ngắn hạn: tuần, 1 -3 tháng để gửi tiết kiệm và thương lượng mức lãi suất mong muốn.
Tuần lễ cuối cùng từ 23/4 - 29/4/2011 lãi suất huy động trung bình đối với VNĐ là +13.43% /năm (lĩnh lãi cuối kỳ), không khác so với tuần trước, nhưng thị trường tiền gửi lại đang nóng lên từng ngày, các ngân hàng đang dần phá vỡ “trần huy động”.
Căn cứ theo bảng niêm yết, các nhà băng vẫn đang giữ mốc huy động theo quy định chung là 14%/năm (lãi suất có kỳ hạn)
. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất công bố, lãi suất thực lại là một con số “thỏa thuận” khác. Riêng mức lãi suất không kỳ hạn theo bảng niêm yết, cao nhất đang thuộc về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ( Habubank) 12%/năm, MDB, Kienlong Bank, Southern Bank, TRUSTBank, GiadinhBank, VietA Bank, NamÁ Bank, Vinasiambank …. Tuy nhiên, tuần qua vẫn có ngân hàng vì muốn giữ chân “khách hàng ruột” đã nâng mức KKH lên 14% ngang bằng với “trần huy động” có kỳ hạn.
Nhìn vào bảng niêm yết của một ngân hàng TMCP, khách hàng có thể dễ dàng thấy 1 đường thẳng đồng nhất: KKH, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng đều là 14%/năm. Vậy đâu là sự lựa chọn? Đúng như lời khuyên của một chuyên gia kinh tế: thời điểm này gửi tiết kiệm là đầu tư thông minh và người có tiền là thượng đế.
Tháng 4/2011 là tháng mà thị trường chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi không kì hạn của hàng loạt ngân hàng. Một hiện tượng mới trên thị trường lãi suất, và theo nhận định của một số tổ chức, lãi suất huy động không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2 - 3% trước đây chỉ ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các NH tự quyết như trước.
2.6 Tỉ giá
Ngày 1/4/2011, Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ tháng 4 năm 2011, áp dụng trong các nghiệp vụ Quy đổi và hạch toán thu, chi NSNN bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ; Quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 4 năm 2011 là 1 USD = 20.673 đồng, cao hơn tháng trước 355 đồng/USD.
Tỷ giá VND/SNG (Nga) là 725 đồng/SNG; tỷ giá VND/tệ (Trung Quốc) là 3.153 đồng/CNY; Franc Thụy Sỹ là 22.525 đồng/CHF; Yên Nhật là 250 đồng/JPY; bảng Anh là 33.296 đồng/GBP; đô la Singapore là 16.399 đồng/SGD, đô la Úc là 21.357 đồng/AUD.
2.7 Giá vàng, giá dầu
Giá vàng:
Từ 1 - 8/4 : Vào ngày 1, 2, 3/4 giá vàng TG tăng nhưng đến khoảng ngày 4/4, giá vàng giảm mạnh khi thị trường suy đoán rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong tình hình kinh tế khả quan hơn.
Từ 11 - 17/4 : Giá vàng thế giới lập kỷ lục 1.489,10 USD/ounce do lạm phát ở Trung Quốc, châu Âu và đồng USD mất giá nhất trong 16 tháng
. Trong 5 phiên giao dịch thì vàng có 3 phiên lập kỷ lục. Tính chung cả tuần, vàng tăng giá 0,8%. Giá vàng trong nước chỉ biến động nhẹ cho dù giá thế giới tăng mạnh và lập kỷ lục. Giá trong nước đang thấp hơn khoảng 500 nghìn đồng so với giá thế giới bởi sức mua chậm và tâm lý lo sợ sẽ cấm giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do.
Từ 18 - 24/4 : - Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới ở 1.509,60 USD/ounce tại thị trường New York và 1.512,70 USD/ounce trên thị trường châu Á bởi đồng USD yếu, nợ công tại châu Âu và mối lo lạm phát toàn cầu. Trong tháng này, vàng đã 10 lần lập kỷ lục
.
Giá vàng trong nước tăng mạnh theo xu hướng thế giới, có lúc lên tới 37,75 triệu đồng/lượng, nhưng giao dịch vẫn trầm lắng, chủ yếu người bán ra, do những lo ngại về hạn chế kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cùng khả năng các ngân hàng thương mại sẽ ngưng huy động và cho vay vàng từ tháng 5.
Giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 300.000 đồng/lượng trong suốt 2 tuần qua.
Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới bán ra gần 1 tấn vàng trong tuần này khi giá lập kỷ lục.
Từ 25 - 29/4: Giá vàng thế giới lập kỷ lục 1.569,80 USD/ounce trong ngày 29/4 vì các dữ liệu kinh tế xấu đến từ Mỹ, USD thấp nhất 3 năm và nỗi lo lạm phát ngày càng tăng.
Giá vàng trong nước vọt lên 38,5 triệu đồng/lượng trong ngày 30/4 sau khi giá thế giới lập kỷ lục.
Đây là mức giá cao chưa từng thấy trong hơn 2 tháng qua.
Tuy giá vàng trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn giá vàng thế giới, làm các nhà đầu tư có xu hướng bán vàng ra thế giới theo con đường tiểu ngạch. Làm ảnh hưởng đến một số yếu tố khác trong nền kinh tế như tỉ giá đô la và thị trường bất động sản…
Giá dầu:
Tuần đầu tháng 4.2011 giá dầu liên tiếp tăng do tình hình tại Lybia, Nigeria và Trung Đông. Ngày 08.4.2011 giá dầu WTI tăng lên 112,79$/thùng, dầu Brent tăng lên 126,65$/thùng là mức giá cao nhất trong 32 tháng qua.
Sản lượng dầu thô của Lybia hiện nay giảm chỉ còn 250.000-300.000 thùng/ngày và sử dụng cho nhu cầu nội địa; do đó, lượng cung dầu thô ra thị trường thế giới của OPEC liên tiếp giảm trong 9 tuần liên tục.
Ngày 12 và 13.4.2011, báo cáo của IEA cho thấy nhu cầu dầu có dấu hiệu giảm sút làm cho giá dầu giảm trong nửa đầu tuần thứ 2. Tuy nhiên, thời gian giảm không dài thì lại theo xu hướng tăng lên bởi cơ quan thông tin năng lượng Mỹ công bố tồn kho xăng của họ giảm đi 7 triệu thùng trong tuần tính đến hết ngày 13.4.2011, xuống còn 209,7 triệu thùng và nhu cầu tiêu thụ của Mỹ tăng cao nhất trong 5 tháng qua.
Giá bình quân của dầu thô WTI nửa đầu tháng 4.2011 là 108,88$/thùng cao hơn 6,59$/thùng (6,44%) so với cùng kỳ tháng trước; tương tự, giá dầu thô Brent là 122,39$/thùng tăng 8,05$/thùng (7,04%).
Tại Việt Nam đang bán 21.300 đồng/lít; thấp hơn Lào 5.829 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 4.385 đồng/lít, thấp hơn Singapore 13.044 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.054 đồng/lít.
Gía dầu thô tháng 4.2011 tiếp tục tăng so với tháng 3.2011 do chiến sự căng thẳng tại Lybia, bất ổn lan sang Nigeria và các nước Trung đông. Kinh tế Mỹ phục hồi cùng với việc đồng đôla giảm giá đã đẩy giá dầu tăng thêm.
Giá dầu thô trong tháng 4.2011 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 31 tháng qua. Giá dầu thô WTI bình quân tháng 4.2011 là 109,85$/thùng tăng 6,82$ (6,62%) so với tháng 3.2011, tương tự dầu thô Brent là 122,81$/thùng tăng 8,19$ (7,14%).
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, giá dầu mỏ tăng mạnh hiện nay đã thực sự tác động đến nhu cầu của các nước tiêu thụ năng lượng lớn chẳng hạn như Trung Quốc và Mỹ, và OPEC cần nâng sản lượng vào khoảng tháng 6.2011 để kìm hãm đà tăng của giá dầu. Trong bài phát biểu hôm 20.4.2011 tại Thượng Hải Trung Quốc, Giám đốc điều hành IEA ông Nubuo Tanaka cho rằng, nếu giá dầu thô duy trì mức 100 USD/thùng hoặc hơn thế trong phần còn lại của năm 2011 thì sẽ phá hủy nhu cầu giống như năm 2008 dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế.
Giá dầu tăng làm chi phí sản xuất tăng, từ đó làm cho suất sinh lời giảm và từ đó kiềm hãm hoạt động đầu tư.
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 4
1. CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI
CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI THÁNG 4
Chứng khoán Mỹ
Đầu tháng thị trường đón nhận tin tốt về thị trường việc làm, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ xuống mức 8.8% thấp nhất trong 2 năm. Thị trường việc làm Mỹ như vậy có bước chuyển quan trọng giúp củng cố đà phục hồi của kinh tế Mỹ và việc công ty quản lý sàn chứng khoán Nasdaq OMX bắt đầu cố gắng giành NYSE Euronexta cũng ảnh hưởng khá tích cực. Thị trường lạc quan khi ang tin lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ quý 1/2011 tốt hơn dự báo của giới chuyên gia . điển hình như Ford, 3M và UPS đều công bố lợi nhuận gây ấn tượng. 3M và UPS còn nâng dự báo lợi nhuận cả năm 2011. Kết quả của iPhone cũng dẹp tan đi lo lắng ang trưởng của ang sẽ chững lại sau thảm họa động đất tại Nhật. Lợi nhuận ròng quý 2 năm tài khóa ang lên 5,99 tỷ USD tương đương 6,40USD/cổ phiếu.
Doanh thu ang 83% lên 24,7 tỷ USD…và cuối cùng là chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) của Quỹ Dự trữ ang bang Mỹ (Fed) tiếp tục phát huy tính hiệu quả, tiếp lửa cho chứng khoán mỹ có ang một tháng “thăng hoa” bất chấp Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu ang tại Mỹ ang 0,5% trong tháng 3/2011,động đất tại Nhật và căng thẳng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi.
Chỉ số công nghiệp Dow jones ang tục lập các kỷ lục, chốt phiên 29-4 Dow jones đóng cửa ở mức 12810.54 đánh dấu mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, tính từ đầu tháng Dow jones đã ang 433.82 điểm tương đương 3.5%
S&P 500 Cũng có mức ang khá ấn tượng, chốt phiên ngày 29-4 S&P 500 đóng của ở mức 1363.61 điểm ang 31.2 điểm tương đương 2.34% so với đầu tháng. Theo số liệu của Thomson Reuters, trong số khoảng 220 công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh, 73% công ty công bố lợi nhuận vượt dự báo của giới chuyên gia. EPS của các công ty thuộc S&P 500 đã ang 19% (trong nhóm 115 công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh từ ngày 11/04/2011). Doanh thu ang 5% và 72% công ty công bố lợi nhuận vượt dự báo.
29-4 chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức 2874.54 điểm cao nhất tính từ ngày 12/12/2000
. Cổ phiếu các công ty bán lẻ và công nghệ sinh học đóng góp một phần không nhỏ giúp chỉ số ang điểm.
Chứng khoán Nhật bản
Tháng 4 Nhật bản đón nhận ang loạt các tin xấu là hệ lụy của thảm họa động đất ang thần ngày 11-3.
Sau thảm họa động đất và ang thần kéo theo sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 làm Nhật Bản và cả thế giới lo ngại về thảm họa hạt nhân toàn cầu, chính phủ các nước trên thế giới đã có dịp suy ngẫm và nhìn nhận lại về năng lượng hạt nhân. Tình trạng thiếu điện tiếp diễn khi nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động, chuỗi cung ứng sản phẩm chịu gián đoạn và giá dầu ang cao đe dọa tác động xấu đến ang trưởng kinh tế.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã hạ triển vọng tín dụng của Nhật xuống mức tiêu cực bởi việc nước này cần nhiều tiền để chi tiêu cho quá trình tái thiết đất nước sẽ khiến nợ ngày một ang lên. S&P đã hạ triển vọng nợ chính phủ đồng nội tệ của Nhật xuống mức “tiêu cực” từ mức “ổn định”. S&P đã hạ xếp hạng nợ chính phủ của Nhật xuống mức AA- vào tháng 1/2011, quyết định hạ xếp hạng tín dụng của Nhật đầu tiên từ năm 2002
Sản xuất Nhật đi xuống kỷ lục do động đất, ang thần Sản xuất công nghiệp Nhật sụt giảm mạnh sau trận động đất và ang thần lịch sử khiến hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, sản xuất gián đoạn, chuỗi cung ứng sản phẩm ngưng lại.Bộ Thương mại Nhât công bố sản lượng các nhà máy tại Nhật tháng 3/2011 giảm 15,3% so với tháng 2/2011. Mức giảm trên cao hơn nhiều so với dự báo 10,6% của giới chuyên gia.Báo cáo công bố gần đây cho thấy kinh tế Nhật có thể suy giảm trầm trọng hơn
Tuy nhiên tháng 4 thị trường đã phần nào ổn định, không phản ứng quá tiêu cực với các tin xấu bởi nhà đầu tư tin tưởng vào các chính sách, những hành động thiết thực của chính phủ như Việc bơm 15 nghìn tỷ yên (khoảng 183 tỷ USD) vào hệ thống tiền tệ,sự quyết tâm khắc phục sự cố hạt nhân. Thêm vào đó là các công ty đang dần phục hồi hoạt động sản suất kinh doanh.
2. CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tháng 4: Hai sàn diễn biến trái chiều nhưng thị trường chưa có sự đột phá.
Thị trường chứng khoán tháng 4 ghi nhận sự phản ứng ngược chiều của nhà đầu tư vào thị trường mặc dù CPI công bố tăng ở mức kỷ lục trong hơn 3 năm qua. Kết hợp với đó là dòng tiền của khối ngoại đã có xu hướng giải ngân tăng trở lại tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã giúp VNIndex tăng điểm nhẹ trong tháng 4. Trong khi đó với việc chỉ nhận được sự quan tâm chưa đủ mạnh của dòng tiền bắt đáy thì chỉ số chứng khoán sàn HNX lại có mức giảm điểm và tạo đáy mới cho mình năm 2011.
Thị trường thực chất vẫn đang trong xu thế giảm điểm và được thể hiện khá rõ qua chỉ số HNXIndex trong tháng 4 đã mất đến 8,63% (7,9 điểm) chạm mốc thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Tỷ trọng cổ phiếu giảm điểm ở sàn HNX xấp xỉ sàn HOSE với tỷ lệ 83,7% nhưng rõ ràng HNXIndex đã phản ánh khá tốt tình trạng của nền kinh tế vĩ mô hiện tại. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư cho rằng chỉ số HNXIndex thực tế và phù hợp với thị trường.
Thanh khoản thị trường tháng 4 giảm sút khá rõ rệt khi cả 2 sàn đều giao dịch ở mức thấp, một phần do tác động của 2 đợt nghỉ lễ dài ngày nhưng tâm lý thận trọng khiến nhà đầu tư chưa muốn giải ngân mạnh lại là yếu tố tác động lớn nhất. Hơn nữa, lãi suất đang ở mức cao cũng khiến dòng tiền vào chứng khoán bị hạn chế khá nhiều, thậm chí lãi suất cho vay vào kênh chứng khoán có lúc đạt 27%/năm càng làm cho dòng chảy gặp nhiều khó khăn hơn. Mức rủi ro đã đến với nhiều nhà đầu tư bắt đáy tại sàn HNX trong tháng 3 do vậy thanh khoản bình quân tháng 4 tại đây đã có mức giảm 30% đạt 23,9 triệu cổ phiếu/ngày. Với tình trạng thị trường tăng mà danh mục vẫn lỗ thì nhà đầu tư khá dè chừng khi giải ngân vào sàn HOSE cũng đẩy thanh khoản ở sàn này giảm 26% so với tháng 3 và giao dịch ở mức 24,7 triệu cổ phiếu/phiên.
Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng với xu hướng tăng dần trong tháng 4 khi nhà đầu tư trong nước còn nhiều do dự trong các quyết định của mình. Giá trị 780 tỷ đồng mua ròng ở HOSE trong tháng 4 đánh dấu sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài sau đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh tay của NHNN. Điều này là tín hiệu khá tích cực cho thị trường trong thời gian sắp tới và cho thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn khá lớn. Bên cạnh đó vai trò tạo lập thị trường của khối ngoại khá tốt trong tháng trong những phiên tăng/giảm điểm mạnh và tập trung vào các blue chip. Ở 2 sàn các mã tài chính vẫn đang là các cổ phiếu yêu thích của nhà đầu tư nước ngoài để bổ sung vào danh mục như CTG, OGC, KLS, VND… Giá trị mua ròng ở HNX của khối ngoại giảm sút 33% đạt 115 tỷ đồng
Nhìn chung diễn biến thị trường chứng khoán tháng 4 mặc dù chỉ số sàn HOSE tăng điểm nhưng xu hướng của thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang trung hạn trong vùng 420 - 525 điểm. Xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi diễn biến của nền kinh tế vĩ mô có tín hiệu tích cực hơn trong vài tháng tới. Trong khi đó, chỉ số sàn HNX đã tiếp tục xu hướng giảm điểm trung hạn khi kéo dài chuỗi giảm giá liên tục lên tháng thứ 4.
Nếu so sánh các kênh đầu tư khác trong cùng thời kỳ thì rõ ràng kênh chứng khoán đang còn nhiều bất lợi. Nếu xem xét về khía cạnh cơ bản thì rõ ràng hiện nay thị trường khá hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn khi mà giá cổ phiếu, P/E, P/B đang ở mức khá thấp. Tuy vậy, với sự rủi ro vốn có của thị trường đã không thu hút được dòng vốn của nhà đầu tư vào kênh này khi mà giá vàng vật chất và lãi suất ngân hàng đang ở mức khá cao. Mặc dù với dự thảo hạn chế kinh doanh vàng miếng đã khiến nhà đầu tư chùn bước nhưng vẫn chưa xóa bỏ được kênh đầu tư vẫn còn hấp dẫn này. Do đó, thị trường chứng khoán vẫn đang trong quá trình tích lũy và chưa có chuyển biến tích cực trong ngắn hạn.
CHƯƠNG IV: NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP nhằm kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đang được các bộ, ngành, địa phương gấp rút triển khai.
Trong tháng 4, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 48/2011/TT-BTC, hướng dẫn trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo theo Quyết định của Chính phủ, có hiệu lực ngay trong tháng 5. Nhưng nguồn trợ cấp là từ ngân sách nên cần phải cắt giảm chi tiêu công ở những lĩnh vực không cần thiết.
Chính phủ đã quyết định giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) năm 2011cho các DN nhỏ và vừa. Chính sách này giúp khoảng 200.000/360.000 DN nhỏ và vừa hđ tại Việt Nam có thể đối phó với lạm phát, khủng hoảng.
Bộ Tài chính đã thành lập các đoàn kiểm tra về giá đối với 1 số mặt hàng thiết yếu để đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào tới việc tăng giá bán lẻ, hạn chế tình trạng DN tăng giá bất hợp lý.
Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn giá được triển khai từ tháng 4-2011 nhằm cung cấp hàng thiết yếu với mức giá hợp lý tới tay người tiêu dùng góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của việc tăng giá hàng hóa tới đời sống của người dân.
Về chính sách tài khóa, việc cắt giảm đầu tư công chưa được thực hiện quyết liệt.
2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (CRR) lên 2 điểm phần trăm
Vào 8/4, NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi USD lên 2 điểm phần trăm, Theo quyết định số 75/QĐ-NHNN, tỷ lệ dự trữ mới áp dụng cho các ngân hàng sẽ là 6% đối với những khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và 4% đối với số tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, chính sách này giảm lượng USD lưu thông trên thị trường, tăng dự trữ ngoại hối, giảm áp lực tăng lãi suất USD, từ đó tác động đến thị trường lãi suất tiền đồng theo xu hướng giảm.
2.2. Khống chế mức trần lãi suất huy động USD
Nghị định 09/2011/TT-NHNN, đặt ra lãi suất trần cho đồng USD tại các ngân hàng thương mại. đặt ra trần lãi suất 3% cho tiền gửi USD từ các cá nhân và 1% cho tiền gửi USD từ các doanh nghiệp làm cho người dân sẽ chuyển sang gửi tiền đồng từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Đồng thời các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi suất cho vay tăng lên.
2.3 Giảm giới hạn cho cá nhân trong việc mang USD ra nước ngoài mà không có tờ khai hải quan
Vào ngày 14/4, Thủ tướng đã chỉ thị NHNN phát hành một hướng dẫn về việc giảm giới hạn cho việc cho phép những cá nhân của Việt Nam mang ra nước ngoài mà không có tờ khai hải quan từ USD 7,000 xuống USD 5,000 từ đó siết chặt quản lý ngoại hối, để việc điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá được chủ động,
2.4 Ban hành các biện pháp hành chính để kiểm soát việc vay USD của các đơn vị xuất/nhập khẩu
NHNN vừa yêu cầu các ngân hàng áp dụng các quy tắc hạn chế cho vay USD đối với các đơn vị nhập khẩu, cũng như những đơn vị tài trợ xuất khẩu.
29/04/2011, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 929/QĐ-NHNN, theo đó theo đó, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 12% lên 13% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên 14%, từ ngày 01/05/2011.
Nhận xét: Tất cả những cách thức trên nhằm lấy lại sự kiểm soát thị trường ngoại hối, kiềm chế lạm phát và giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay không ít nhận định quan ngại hiệu quả thực sự của việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát với một số lý do sau:
Thứ nhất: Lãi suất hiện nay đang ở mức quá cao. Nhiều ngân hàng đã phải nâng lãi suất huy động tới lên tới 20% và lãi suất cho vay lên tới 25 - 30%. Do vậy, nếu lãi suất tăng thêm nữa sẽ gây ra hiệu ứng ngược. Doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn, căng thẳng thanh khoản và nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng mạnh, tương tự năm 2008.
Thứ hai: Tín dụng ở Việt Nam chủ yếu là dành cho sản xuất. Do vậy, lãi suất tăng quá mạnh không kèm theo cắt giảm tín dụng ưu đãi dành cho đầu tư của khu vực nhà nước thì hiệu quả phòng chống lạm phát sẽ không cao. Ngược lại, sản xuất khu vực ngoài nhà nước bị đình trệ dẫn đến kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Thứ ba: Lạm phát cao ở Việt Nam nguyên nhân chính là nguyên nhân tiền tệ tuy nhiên sâu xa đằng sau đó là hiệu quả đầu tư và thâm hụt ngân sách. Do Việt Nam duy trì một tỷ lệ đầu tư quá cao trong đó khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ lớn khiến cho tăng trưởng tín dụng luôn phải cao để đáp ứng nhu cầu này.
Vì lý do trên, thắt chặt chính sách tiền tệ chưa hẳn là bài toán căn cơ để chống lạm phát, thay vào đó Chính phủ cần phải chú trọng hơn đến chính sách tài khóa. Trong đó, cắt giảm đầu tư công ở những dự án kém hiệu quả và giảm thâm hụt ngân sách.
CHƯƠNG V: “BỨC TRANH” KINH TẾ THÁNG 4 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH THÁNG 5
Bước vào tháng 4 năm 2011, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro khủng hoảng tài khóa tăng cao tại một số nền kinh tế phát triển. Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục tăng gây sức ép lên các loại hàng hóa khác. Những yếu tố bất lợi đó tác động làm cho thị trường giá cả trong nước biến động hết sức phức tạp, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và Nghị quyết 11/ NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011. Kết quả hoạt động các ngành và lĩnh vực 4 tháng đầu năm như sau :
- Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước trong 4 tháng đầu năm đạt 270.000 nghìn tỉ đồng, tăng 14, 2% so với cùng kì năm trước. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 26,9 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kì. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là dầu thô tăng 41%, dệt may tăng 33%, cao su tăng 115%, thủy sản tăng 27%...
- Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện đã góp phần vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2011, cụ thể, giá hạt điều tăng 40%, cà phê tăng 54%, hạt tiêu tăng 66%, than đá tăng 22%, dầu thô tăng 38%. Tính riêng yếu tố tăng giá cả các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu đầu năm nay tăng 2,1 tỉ USD
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng ước đạt 605 nghìn tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kì năm trước.
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện đạt 56,6 nghìn tỉ đồng, bằng 26% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế còn một số vấn đề tồn tại như :
Một là, nhập siêu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 31 tỉ USD, tăng 29% so với cùng kì năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kì năm trước.
Hai là, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm gần 50% so với cùng kì. Lượng vốn nêu trên được đăng kí cho 350 dự án (gồm cả cấp mới và tăng thêm) . Riêng số dự án được cấp phép mới là 262 dự án, không giảm so với cùng kì, nhưng vốn đăng kí chỉ đạt khoảng 3,2 tỉ USD, bằng 57% so với 4 tháng đầu năm ngoái.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đứng đầu về số dự án cấp mới và tăng vốn trong 4 tháng đầu năm với 205 dự án, tổng vốn đạt 2,44 tỉ USD. Tiếp đó là các dự án dịch vụ lưu trú, ăn uống, cấp nước xử lý chất thải và kinh doanh bất động sản
Tuy hút vốn mới giảm mạnh nhưng giải nhân FDI vẫn tương đương 4 tháng đầu năm 2010 với lượng vốn ước đạt khoản 3,6 tỉ USD.
Ba là, CPI tháng 4 năm 2011 lập kỉ lục trong khoảng 3 năm trở lại đây, mức cao nhất kể từ sau tháng 5 năm 2008. So với tháng 4 các năm, kể từ năm 1995, CPI tháng này là quán quân, cao hơn tới 1,12 điểm phần trăm so với tháng về nhì, tháng 4 năm 2008
Bốn là, tỉ lệ nhập siêu vẫn lớn, chiếm 19,2 % tổng giá trị kiêm ngạch xuất khẩu.
Chúng tôi cho rằng, thị trường trong tháng 5 vẫn chưa có nhiều sự cải thiện, tuy nhiên đà suy giảm sẽ giảm dần so với tháng 4 và tiến dần đến ngưỡng cân bằng với các yếu tố sau:
Lạm phát tiếp tục ở mức cao: lạm phát tháng 4 tăng mạnh ở mức 3,32%, là mức cao nhất trong vòng 35 tháng qua và dự báo CPI tháng 5 sẽ nằm trong vùng 2%, tuy có mức tăng thấp hơn so với tháng 4 nhưng vẫn ở mức khá cao khi nhiều mặt hàng nguyên liệu đầu vào tiếp tục chiều hướng gia tăng các yếu tố như giá xăng dầu, giá điện… vẫn đang trong quá trình xem xét tăng trong các tháng sau.
Yếu tố dòng tiền khó có khả năng được cải thiện trong giai đoạn hiện nay: với quyết tâm kiềm chế lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô, các Chính phủ tiếp tục gia tăng thắt chặt các chính sách tài chính, tài khóa khiến tình hình lãi suất vẫn đang duy trì ở mức cao cùng với việc hạn chế tín dụng ở lĩnh vực phi sản xuất và điều này gần như không có cơ hội cho dòng tiền trở lại với chứng khoán trong tháng 5 này.
Kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp không mấy khả quan: chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh cùng với việc lãi suất ở mức cao từ đầu năm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, lợi nhuận chủ yếu từ nguồn hàng tồn kho năm ngoái và lợi thế này không thể duy trì trong các tháng tiếp theo khiến lợi nhuận trong năm nay được dự báo sẽ sụt giảm khá mạnh và điều này cũng được dự báo trong kế hoạch khá khiêm tốn của doanh nghiệp trong năm 2011.
Thị trường tài chính tiền tệ đang dần ổn định: khi tỷ giá USD/VND được giao dịch ở mức dưới giá trần khi các NHTM đưa lãi suất huy động về 3% từ ngày 13/4 và NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ.
Trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay, thị trường chứng khoán đã có đợt suy giảm kéo dài gần 6 tháng và điều này đã khiến cho giá cổ phiếu đang ở mức khá hấp dẫn trong đầu tư trung và dài hạn.
Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, nên tiếp tục thận trọng giữ tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu ở mức hợp lý (50% theo DVSC) và tập trung vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt với mức cổ tức/ thị giá cao để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh đi xuống của thị trường.TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO:
Tiền tệ ngân hàng & Thị trường tài chính (Frederic S.Mishkin)
Kinh tế vi mô trung cấp (Hal Varian)
Kinh tế học, tổ chức và quản lí (Paul Milgrom & Jonn Roberts)
Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng & thị trường tài chính (Trần Viết Hoàng & Cung Hoàng Việt)
Đối mặt với làm phát (đồng tác giả Vũ Quang Việt, Trần Ngọc Thơ, Lê Đăng Doanh, TRần Đình Thiên…)
Quy chế bảo lãnh vay và cho vay, thẩm định tín dụng tài chính ngân hàng chiến lược phát triển kinh doanh ngành ngân hàng năm 2011(Nhà xuất bảo Lao Động)
Nghiệp vụ ngân hang hiện đại (TS. Nguyễn Minh Kiều)
Tín dụng và thẩm định tín dung ngân hàng (TS. Nguyễn Minh Kiều)
Phân tích tài chính doanh nghiệp (NXB Đại học Quốc Gia)
Phố Wall- một Las vegas khác(Nicolas Darvas)
II. WEBSITE:
se/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thông tin tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội tháng 4 của thế giới và Việt Nam tác động đến kinh tến thị trường tài chính Việt Nam và TG.doc