Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam cần phải gia tăng thêm hạn mức cho vay và thời
hạn cho vay cho PGD Quang Trung để PGD Quang Trung có thể phát huy những
thếmạnh của mình trong hoạt động cho vay cá nhân nói riêng và hoạt động tín dụng
của PGD nói chung.
Đểphát huy hơn nữa về thế mạnh đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết và
trình độ chuyên môn cao, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam cần có chính sách đào tạo,
nâng cao trình độ cán bộ, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm cách
ứng dụng những nghiệp vụ mới mà các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Luôn
tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ, công nhân viên của ngân hàng được đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
87 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam- Phòng giao dịch Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá được tình hình
hoạt động tín dụng của PGD. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần lớn hiệu quả
hoạt động kinh doanh của PGD trong những năm qua và thời gian sắp tới. Vấn đề
đặt ra là công tác thu nợ của PGD diễn ra như thế nào, khả năng thu nợ càng cao thì
khả năng hoạt động tín dụng của PGD càng đạt hiệu quả. Cho vay mà không thu hồi
được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của PGD. Do đó, ban lãnh
đạo tại PGD Quang Trung cùng với cán bộ nhân viên tín dụng luôn coi trọng vấn đề
thu nợ cho vay khách hàng, trong đó cán bộ tín dụng luôn hoạt động tích cực, đôn
đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa
trường hợp nợ quá hạn. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của PGD mới
được xoay chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho PGD trong hoạt động tín
dụng.
Mặt khác, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi quyết định nên cho vay
hay không, cán bộ tín dụng căn cứ chủ yếu vào 3 yếu tố: giá trị và tính hợp pháp
của tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất và phương án sản xuất, cuối cùng là thu
nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Và việc tìm hiểu rõ khả năng trả nợ của
khách hàng cũng chính là điều kiện để giúp PGD thực hiện việc thu nợ dễ dàng và
tốt hơn. Qua đó, sẽ giúp PGD duy trì và bảo tồn được nguồn vốn và nâng cao hiệu
HU
TE
CH
C
Ngắ
Tru
Tổn
Thực trạn
SVTH: N
quả tín d
trong 3 n
2.
hỉ tiêu
n hạn
ng dài hạn
g cộng
Các số liệ
g TDCN t
guyễn Th
ụng. Ta th
ăm 2009 –
4.2.1 Theo
Bản
Năm 2
ST
14.003
30.172
44.175
(Nguồn
u ở bảng
Biể
5,
10,
15,
20,
25,
30,
35,
Triệu
ại PGD Q
ị Trúc Chi
eo dõi diễ
2011 qua
kỳ hạn
g 2.6: Tìn
009 N
% S
31,7 18
68,3 30
100 48
: Phòng ki
2.6 được th
u đồ 2.5: B
0
000
000
000
000
000
000
000
N
2
14,
đồng
uang Trun
n biến tìn
các bảng s
h hình do
ăm 2010
T %
.406 37,
.546 62,4
.952 100
nh doanh N
ể hiện qua
iểu đồ do
ăm
009
N
2
003
18
30,172
g
h hình thu
ố liệu sau
anh số th
Năm
ST
6 23.282
32.152
55.434
gân hàng
biểu đồ s
anh số th
ăm
010
,406
2
30,546
GVHD:
nợ cho v
:
u nợ theo
2011
%
42 4
58 3
100 4
Quốc Tế -
au:
u nợ theo
Năm
2011
3,282
32,152
T.S Phan Đ
ay khách h
kỳ hạn
ĐV
So sánh
2010/200
ST
.403 3
74 1
.777 1
PGD Qua
kỳ hạn
ình Nguy
Trang
àng cá nh
T: triệu đồ
9
So
201
% ST
1,4 4.87
,2 1.60
0,8 6.48
ng Trung)
Ngắn hạn
Trung dài
ên
47
ân
ng
sánh
1/2010
%
6 26,5
6 5,3
2 13,2
hạn
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 48
Nhìn tổng quát
Qua các số liệu thể hiện trên bảng và biểu đồ về tình hình thu nợ cá nhân theo kỳ
hạn ta thấy tình hình thu nợ tại PGD tăng qua các năm cả về thu nợ ngắn hạn và
trung dài hạn. Năm 2010, tình hình thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn tăng xấp xỉ
1,11 lần so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,13 lần so với năm 2010 và tăng gần
1,255 lần so với năm 2009.
Phân tích doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn
Doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn bình quân 3 năm vừa qua chiếm khoản
37,1% trong tổng doanh số thu nợ cá nhân tại PGD Quang Trung. Tình hình thu nợ
ngắn hạn tại PGD có doanh số tăng qua các năm, cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ
cá nhân ngắn hạn là 14.003 triệu đồng chiếm 37,1% tổng doanh số thu nợ cá nhân,
sang năm 2010 doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn là 18.406 triệu đồng, chiếm
37,6%, tăng 4.403 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 31,4%. Qua
đó ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD khá tốt, đạt hiệu quả
cao khi doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ đều tăng. Bên cạnh việc nâng cao
doanh số cho vay nhằm gia tăng thu nhập thì PGD luôn chú trọng công tác thu nợ,
khách hàng luôn được nhân viên tín dụng nhắc nhở, đôn đốc việc trả nợ đúng kỳ
hạn định.
Sang năm 2011, doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn đạt 23.282 triệu đồng, chiếm
42%, tăng 4.876 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 26,5% so với năm 2010.
Năm 2011 nền kinh tế nước ta lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng
cao gây nhiều khó khăn lên tình hình kinh tế người dân. Ngành ngân hàng nói
chung và PGD Quang Trung nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy
động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do tỷ lệ lạm phát tăng cao (cuối năm 2011
là 18,58%), tiền đồng mất giá nên người dân có xu hướng chuyển kênh đầu tư, thay
vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ chuyển sang mua vàng hay ngoại tệ. Các ngân hàng
cạnh tranh huy động vốn bằng cách tăng lãi suất huy động, chi phí đầu vào tăng kéo
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 49
theo chi phí đầu ra cũng tăng, vì thế mà lãi suất cho vay tăng cao hơn so với năm
2010. Do vậy mà doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 và doanh
số thu nợ cũng có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của năm 2010 so với năm
2009, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn năm 2011 chỉ bằng 26,5%
so với năm 2010.
Phân tích doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn
Tình hình thu nợ trung dài hạn trong 3 năm qua tại PGD cũng đạt được những
kết quả tích cực và khả quan. Doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn bình quân
chiếm 62,9% trong tổng doanh số thu nợ cá nhân qua 3 năm vừa rồi. Doanh số thu
nợ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2009 con số này là 30.172 triệu đồng,
chiếm 68,3% tổng doanh số thu nợ cá nhân, sang năm 2010 doanh số thu nợ trung
dài hạn nhích lên đến 30.546 triệu đồng, chiếm 62,4%, tăng 374 triệu đồng tương
đương mức tăng 1,2% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, doanh số thu nợ có
tăng so với năm 2010, tuy tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng của thu nợ ngắn
hạn nhưng cao hơn mức tăng của năm 2010 đối với năm 2009. Cụ thể, doanh số thu
nợ năm 2011 đạt được 32.152 triệu đồng, chiếm 58%, tăng 1.606 triệu đồng so với
năm 2010, tương đương tăng 5,3%.
Như vậy, doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn tăng qua các năm nhưng tốc độ
tăng không cao một phần cũng do tình hình kinh tế khó khăn ở năm 2011. Mặt
khác, do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn
thu hồi vốn, thu hồi vốn dần qua nhiều năm nên khó để đánh giá tình hình thực tế
trong năm.
Như vậy có thể thấy trong 3 năm qua, doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn
có tỷ trọng bình quân chênh nhau khoản 25,8%. Tuy cơ cấu cho vay của PGD
nghiêng về trung dài hạn hơn nhưng các khoản cho vay ngắn hạn dễ thu hồi hơn.
Nhìn chung doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng là điều đáng mừng. Nguyên nhân
của sự gia tăng này là do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, có nhiều kinh nghiệm
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 50
trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử
dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo nên công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để.
2.4.2.2 Theo sản phẩm
Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ theo sản phẩm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
ST % ST % ST % ST % ST %
SXKD 15.557 35,2 17.560 35,9 21.183 38,2 2.003 12,9 3.623 20,6
TD và CBCNV 26.102 59,1 28.292 57,8 30.313 54,7 2.190 8,4 2.021 7,1
Khác 2.516 5,7 3.100 6,3 3.938 7,1 584 23,2 838 27
Tổng cộng 44.175 100 48.952 100 55.434 100 4.777 10,8 6.482 13,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung)
Các số liệu ở bảng 2.7 được thể hiện qua biểu đồ sau:
HU
TE
CH
Thực trạn
SVTH: N
Về
tăng 2.00
tăng 3.62
các năm
vốn quay
lợi nhuận
như nhữn
họ đem tr
vốn.
Đố
qua các
2.190 tri
2010 với
khác cũn
g TDCN t
guyễn Th
Biểu
loại hình
3 triệu đồ
3 triệu đồn
như vậy là
vòng với
. Mặt khá
g khoản l
ả vốn nga
i với cho
năm, cao
ệu đồng, t
số tiền tăn
g tăng qua
5,
10,
15,
20,
25,
30,
35,
Triệu
ại PGD Q
ị Trúc Chi
đồ 2.6: B
cho vay S
ng so với n
g so với n
do đối tư
chu kỳ sản
c, họ thườ
ãi trung và
y cho ngân
vay tiêu d
nhất là nă
ăng 8,4%
g thêm là
từng năm
0
000
000
000
000
000
000
000
Năm
15,5
đồng
uang Trun
iểu đồ doa
XKD, do
ăm 2009,
ăm 2010
ợng này c
xuất kinh
ng ngại p
dài hạn h
hàng và k
ùng và CB
m 2011 đ
so với năm
2.021 triệ
.
2009 N
57
26,102
2,516
g
nh số thu
anh số thu
tương ứng
và tốc độ t
ó thu nhập
doanh ng
hải tốn th
oặc lãi phạ
hi nào có
CNV, tình
ạt mức 30
2009, n
u đồng. D
ăm 2010
17,560
28,292
3,100
GVHD:
nợ theo s
nợ tăng q
tốc độ tă
ăng là 20,
thường x
ắn hạn và
êm chi ph
t quá hạn
nhu cầu th
hình thu
.313 triệu
ăm 2011 t
oanh số th
Năm 201
21,183
30,313
3,9
T.S Phan Đ
ản phẩm
ua các nă
ng là 12,9
6%. Có sự
uyên, họ s
thường xu
í mà lại kh
… nên khi
ì họ mới t
nợ cũng c
đồng. Nă
ăng 7,1 %
u nợ của c
1
38
ình Nguy
Trang
m, năm 20
%, năm 20
gia tăng q
ử dụng đồ
yên mang
ông sinh
có lợi nhu
iếp tục đi v
ó sự gia tă
m 2010 tă
so với n
ác sản ph
SXKD
TD và C
Khác
ên
51
10
11
ua
ng
lại
lợi
ận
ay
ng
ng
ăm
ẩm
BCNV
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 52
Nhìn chung thì công tác thu nợ tại PGD qua 3 năm đã được thực hiện khá
tốt, đạt hiệu quả cao. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nhiệt tình, năng nổ của
các cán bộ tín dụng tại PGD trong công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi
đến hạn thanh toán. Mặt khác nhờ vào quy trình cho vay tại PGD rõ ràng, hợp lý, có
những biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng
khách hàng.
2.4.3 Phân tích dư nợ tín dụng cá nhân của PGD Quang Trung
Chỉ tiêu dư nợ cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Dư nợ của PGD sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ
thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao
nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ thể hiện số tiền đã cho vay mà PGD
còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm
trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được
thực tế khả năng hoạt động tín dụng của PGD như thế nào. Ta có thể tham khảo hai
bảng số liệu theo kỳ hạn và sản phẩm sau:
2.4.3.1 Theo kỳ hạn
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
ST % ST % ST % ST % ST %
Ngắn hạn 10.809 25,5 13.539 27,2 12.453 26,4 2.730 25,3 -1.086 -8,0
Trung dài hạn 31.580 74,5 36.236 72,8 34.717 73,6 4.656 14,7 -1.519 -4,2
Tổng cộng 42.389 100 49.775 100 47.170 100 7.026 16,6 -2,605 -5,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung)
Các số liệu ở bảng 2.8 được thể hiện qua biểu đồ sau:
HU
TE
CH
Thực trạn
SVTH: N
Qua b
cầu vốn c
khi tỷ trọ
con số tă
Tổng
triệu đồn
sang năm
giảm là 5
Năm
nợ ngắn
1
1
2
2
3
3
4
Tr
g TDCN t
guyễn Th
Nhìn tổn
ảng số liệu
ủa nền kin
ng dư nợ t
ng giảm là
dư nợ cá n
g thành 4
2011 là 4
,2%.
Phân tíc
2009 đạt m
hạn là 13.
0
5,000
0,000
5,000
0,000
5,000
0,000
5,000
0,000
N
iệu đồng
ại PGD Q
ị Trúc Chi
Biểu đồ 2
g quát
và biểu đ
h tế, trong
rung dài h
nhỏ, khôn
hân năm
9.775 triệu
7.170 triệu
h tình hìn
ức dư nợ
539 triệu
ăm 2009
10,809
31,580
uang Trun
.7: Biểu đ
ồ ta thấy d
đó tỷ trọ
ạn thì lại c
g đáng kể
2009 là 42
đồng, tươ
đồng, giả
h dư nợ tí
ngắn hạn
đồng tăng
Năm 2
13,539
36,2
g
ồ dư nợ t
ư nợ đều t
ng dư nợ n
ó xu hướn
chỉ khoản
.389 triệu
ng ứng tố
m 2.605 tr
n dụng cá
là 10.809
2.730 triệ
010 Nă
12,
36
GVHD:
heo thời h
ăng qua cá
gắn hạn c
g tăng lên
chừng trên
đồng, năm
c độ tăng
iệu đồng s
nhân ngắ
triệu đồng
u đồng so
m 2011
453
34,717
T.S Phan Đ
ạn
c năm, đá
ó xu hướn
trong năm
dưới 2%
2010 tăn
là 16,6%
o với năm
n hạn
, năm 201
với năm
ình Nguy
Trang
p ứng tốt n
g giảm, tro
2010, như
.
g thêm 7.0
. Con số n
2010, tốc
0 đạt mức
2009, tốc
Ngắn
Trung
ên
53
hu
ng
ng
26
ày
độ
dư
độ
hạn
dài hạn
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 54
tăng 25,3%. Với mức tăng dư nợ này ta có thể đánh giá theo hai khía cạnh. Đó là,
mức tăng này là do doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 tăng lên so với năm 2009
hoặc do công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2010 chưa đạt hiệu quả cao. Nhưng
qua hai bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay và công tác thu hồi nợ ngắn hạn
trong năm 2010 thì ta biết được nguyên nhân tăng lên của dư nợ ngắn hạn trong
năm 2010 là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm tăng lên.
Năm 2011 dư nợ cá nhân ngắn hạn giảm còn 12.453 triệu đồng, giảm 1.086 triệu
đồng so với năm 2010 tốc độ giảm tương ứng là 8,0%. Công tác thu hồi nợ ngắn
hạn trong năm 2011 được thực hiện khá tốt, có hiệu quả và được quản lý rất chặt
chẽ nên dư nợ vẫn giảm trong khi doanh số cho vay tăng.
Phân tích tình hình dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn
Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tại
PGD qua cả 3 năm vì doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn doanh số
cho vay ngắn hạn. Cao nhất là năm 2010 đạt 36.236 triệu đồng, tăng 25,3% so với
năm 2009, năm 2011 đạt 34.717 triệu đồng, năm 2009 mức dư nợ trung dài hạn là
31.580 triệu đồng.
Nguyên nhân chính của sự tăng lên của dư nợ năm 2010 là do doanh số cho vay
năm 2010 tăng lên, mặt khác bản chất của món vay là trung dài hạn và tuỳ theo sự
thoả thuận ở hợp đồng tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào, mặt
khác tỷ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của năm trước chuyển sang. Năm
2011, doanh số cho vay trung dài hạn giảm trong khi doanh số thu nợ lại tăng hơn
năm 2010 làm cho dư nợ năm 2011 giảm hơn so với năm 2010.
2.4.3.2 Theo sản phẩm
HU
TE
CH
C
SXK
TD
Khá
Tổn
Thực trạn
SVTH: N
hỉ tiêu
D
và CBCNV
c
g cộng
Các số liệ
Nhì
liệu về tìn
g TDCN t
guyễn Th
Bảng 2.9
Năm
ST
15.218
25.899
1.272
42.389
(Nguồ
u ở bảng
n tổng quá
h hình dư
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
Triệu
ại PGD Q
ị Trúc Chi
: Tình hìn
2009
%
35,9 1
61,1 2
3
100 4
n: Phòng k
2.9 được th
Biểu đồ 2
t qua bảng
nợ theo s
Năm 2
15,218
25,8
đồng
uang Trun
h dư nợ t
Năm 2010
ST %
8.979 38
9.182 58
1.614 3
9.775 10
inh doanh
ể hiện qua
.8: Biểu đ
số liệu v
ản phẩm, t
009 Năm
18,9
99
1,272
g
ín dụng c
Năm
ST
,2 17.95
,6 27,76
,2 1.45
0 47.17
Ngân hàn
biểu đồ s
ồ dư nợ th
à biểu đồ
ình hình d
2010 N
79
29,182
1,614
GVHD:
á nhân th
2011
%
6 38,1
3 58,9
1 3,1
0 100
g Quốc Tế
au:
eo sản ph
thể hiện cá
ư nợ có sự
ăm 2011
17,956
27,763
1,451
T.S Phan Đ
eo sản phẩ
ĐVT
So sánh
2010/200
ST %
3.761 24
3.283 12
342 26
7,386 17
- PGD Qu
ẩm
c con số t
biến động
ình Nguy
Trang
m
: Triệu đồ
9
So
201
ST
,7 -1.02
,7 -1.41
,9 -163
,4 -2.60
ang Trung
rong bảng
trong 3 n
SXKD
TD và
Khác
ên
55
ng
sánh
1/2010
%
3 -5,4
9 -4,9
-10,1
5 -5,2
)
số
ăm
CBCNV
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 56
qua, năm 2010 tăng so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010 cả về cho
vay SXKD, cho vay TD và CBCNV và cả cho vay khác.
Về loại hình cho vay SXKD, ta thấy năm 2010 tăng 24,7% với số tiền tăng
thêm là 3.761 triệu đồng so với năm 2009, trong năm 2011 dư nợ của loại hình này
giảm 5,4% với số tiền giảm là 1.203 triệu đồng so với năm 2010.
Về loại hình cho vay TD và CBCNV, tình hình cũng diễn biến tương tự như
loại hình cho vay SXKD, năm 2010 tăng 3.283 triệu đồng so với năm 2009 với tốc
độ tăng là 12,7%, năm 2011 dư nợ giảm 1,419 triệu đồng với tốc độ giảm là 4,9%
so với năm 2010.
Như đã trình bày ở phần trên, chỉ tiêu dư nợ có thể đánh giá được phần nào
hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ tỷ lệ thuận với doanh số
cho vay và tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ. Doanh số cho vay theo sản phẩm ở
năm 2010 tăng đối với tất cả các loại hình sản phẩm và giảm đối với tất cả các loại
hình sản phẩm ở năm 2011 vì thế mà ta có thể lý giải được phần nào sự gia tăng
trong doanh số dư nợ đối với các loại hình sản phẩm ở năm 2010 so với năm 2009
và giảm ở năm 2011 so với năm 2010. Mặt khác, ta cũng có thể lý giải một cách rõ
ràng hơn về điều này khi thấy doanh số thu nợ theo sản phẩm năm 2010 tăng so với
năm 2009, năm 2011 tăng nhiều hơn so với năm 2010 ở tất cả các loại hình sản
phẩm mà PGD cho vay.
2.4.4 Phân tích doanh số nợ cá nhân quá hạn của PGD Quang Trung
Như bao loại hình kinh doanh khác, kinh doanh tín dụng ngân hàng là nghề kinh
doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng ngân
hàng luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình khách hàng. Nếu
ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, và khách hàng làm ăn có
hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là
nợ quá hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan
trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán. Nhưng nếu quá thận trọng
sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao. Nợ quá hạn
cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu
tại một thời điểm nhất định, ngân hàng có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư
nợ càng cao thì phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng đó càng kém
HU
TE
CH
C
SXK
TD
Khá
Tổn
Thực trạn
SVTH: N
và ngược
liệu sau đ
hỉ tiêu
D
và CBCNV
c
g cộng
Các số liệ
g TDCN t
guyễn Th
lại. Ta the
ây:
B
Năm
ST
192
342
0
534
(Nguồ
u ở bảng
Bi
0
100
200
300
400
500
600
Triệu đ
ại PGD Q
ị Trúc Chi
o dõi diễn
ảng 2.10:
2009
%
36
64
0,00
100
n: Phòng k
2.10 được
ểu đồ 2.9:
Năm 200
192
342
0
ồng
uang Trun
biến nợ q
Tình hình
Năm 2010
ST %
232 37
393 62
0 0,
625 10
inh doanh
thể hiện qu
Biểu đồ n
9 Năm 2
232
39
g
uá hạn của
nợ quá h
Năm
ST
,1 37
,9 57
00
0 95
Ngân hàn
a biểu đồ
ợ quá hạn
010 Năm
3783
0
GVHD:
PGD qua
ạn theo sả
2011
%
8 39,5
8 60,5
0 0,00
6 100
g Quốc Tế
sau:
theo sản
2011
578
0
T.S Phan Đ
các năm t
n phẩm
ĐV
So sánh
2010/20
ST
40 2
51 1
0 0
91
- PGD Qu
phẩm
SXKD
TD v
Khác
ình Nguy
Trang
rong bảng
T: triệu đồ
09
S
20
% ST
0,8 146
4,9 185
,00 0
17 331
ang Trung
à CBCNV
ên
57
số
ng
o sánh
11/2010
%
62,9
47,1
0,00
53
)
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 58
Quy trình hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD luôn được tuân thủ một cách
nghiêm ngặt, công tác thẩm định thực tế, đánh giá tài sản đảm bảo đã được thực
hiện tốt, quá trình giải ngân và theo dõi sau cho vay luôn được chú trọng và thực
hiện sát sao. Cán bộ nhân viên tín dụng luôn đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ
vay đúng hạn. Tuy nhiên khó để đảm bảo các khoản vay luôn không có nợ quá hạn
vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của
khách hàng vay vốn cũng như tình hình kinh tế thị trường đang có những diễn biến
như thế nào. Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy nợ quá hạn của các khoản vay tăng
lên qua các năm, đối với cho vay SXKD, năm 2010 tăng thêm 40 triệu đồng so với
năm 2009, năm 2011 tăng thêm 146 triệu đồng so với năm 2010. Đối với cho vay
TD và CBCNV, năm 2010 tăng 51 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 185
triệu đồng so với năm 2010, các sản phẩm cho vay khác luôn giữ mức nợ quá hạn
bằng không qua cả 3 năm làm cho tổng nợ quá hạn năm 2010 tăng 17% so với năm
2009 với tổng tiền tăng là 91 triệu đồng, năm 2011 tăng 53% so với năm 2010 với
tổng tiền tăng là 331 triệu đồng.
2.4.5 Tình hình lãi suất trên thị trường từ năm 2009 đến nay
2.4.5.1 Diễn biến lãi suất huy động vốn
Năm 2008, tình hình lãi suất huy động vốn ngân hàng có nhiều biến động và leo
thang chưa từng có trong lịch sử thì bước sang năm 2009, lãi suất huy động và cho
vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản, tín dụng tăng trưởng
mạnh trở lại trong năm 2009. Cụ thể, đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt mức 21%,
giữa năm lên đến 30%, và cả năm con số này đạt 36%, tăng mạnh so với năm 2008
(21%) và ở mức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng tín
dụng cao trong năm 2009 cũng là một cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét bắt
đầu có hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ, cụ thể ở tín hiệu nâng lãi suất cơ bản,
phòng ngừa lạm phát cao có thể trở lại trong năm 2010. Tuy nhiên, căng thẳng của
lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm, đến tháng 12/2009, lãi suất cơ bản
tăng trở lại lên mức 8% một năm.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 59
Mặt bằng lãi suất huy động tháng 4/2009 có xu hướng tăng nhẹ từ 0,2 -
1,5%/năm so với tháng 3/2009, lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 7,1 -
8,6%/năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất
huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất
cao nhất lần lượt là 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Nhiều ngân hàng áp
dụng thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Thời gian vừa qua, các ngân
hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn, trong đó cao nhất
là dài hạn, tăng trung bình 0,1%-0,9%/năm.
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12/2009,
các ngân hàng thương mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số
ngân hàng tăng tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng
gián tiếp). Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp kiểm tra toàn
diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các ngân hàng đồng
loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm.
Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó
khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên
của các ngân hàng giảm rất mạnh, nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và
cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản
xuất kinh doanh).
Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối
năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm,
giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối
năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ
hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3
tháng. Diễn biến của lãi suất trong năm 2010 tương tự như của năm 2009. Tức là lãi
suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm,
nhằm kiếm chế lạm phát, lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 60
tăng cao trở lại những tháng cuối năm. NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng
Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh
lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với
hai mốc tăng. Trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho
tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại, bước sang tháng đầu tiên
của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh
tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng
10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi
suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác
động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất
thỏa thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy
động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng
thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi
suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn
của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng
nhẹ trong những tháng đầu năm. Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến
tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2%
cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10.
Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm 2010, tỷ lệ lãi
suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN
thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới
được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao
động xoay quay mức 17 – 18%.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 61
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất huy động VND được áp
14%/năm chính thức từ 3/3/2011. Nhiều ngân hàng đã đồng loạt rút lãi suất huy
động về 14%/năm sau khi NH Nhà nước ban hành chỉ thị 02 kiên quyết xử lý NH
huy động vượt trần. Lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối
năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm). Chênh lệch giữa lãi suất huy
động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%).
2.4.5.2 Diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường
Đầu năm 2009 lãi suất cho vay thường cố định trong thời gian dài, từ sáu tháng
đến một năm. Tuy nhiên từ cuối năm 2009, do đoán trước xu hướng lãi suất biến
động nên nhiều ngân hàng đã thiết kế hợp đồng cho vay theo hướng có lợi cho
mình, cố định lãi suất trong vài tháng đầu, sau đó ngân hàng sẽ điều chỉnh hằng
tháng. Trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng thì lãi suất cho vay tháng 4 vẫn
giữ ổn định ở mức 8 - 10,5%/năm. Những tháng cuối năm 2009, lãi suất phổ biến ở
mức 11 – 12%/năm.
Nhìn chung, tình hình lãi suất cho vay năm 2009 thấp nhất là 5%/năm, lãi suất
cho vay cao nhất là 12%/năm. Lãi suất cho vay đối với khách hàng DN cao nhất
vẫn ở mức trần 12%/năm và trần lãi suất huy động vốn là 10,5%/năm.
Năm 2010, lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng tăng.
Lãi suất huy động VND đã tăng vọt từ 11 – 11,5% lên đến 17%/năm kéo theo sự leo
thang của lãi suất cho vay từ 13 – 14% lên 19 – 21%/năm (tuỳ từng loại khoản vay).
Thời điểm cuối năm 2010, mức lãi suất huy động phổ biến của các ngân hàng là
13,5-14%/năm, cao hơn cùng kỳ năm 2009 từ 3,6-4,5%/năm, lãi suất cho vay ở tầm
18-20%/năm vào quý IV-2010.
Trong những tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động, cho vay vẫn ở mức cao.
Lãi suất cho vay phổ biến 18-20%/năm. Tháng 5/2011, lãi suất cho vay VND bình
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 62
quân thực tế khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010, chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm.
Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn
từ 2%-2,5% là NH đã có lời. Thế nhưng, tại Việt Nam, các NH đồng loạt huy động
vốn với lãi suất 14%/năm nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức 20%/năm trở
lên, cao hơn lãi suất đầu vào 6%/năm. Không những thế, cánh cửa vay vốn
cũng trở nên khó khăn với hàng loạt các thủ tục, giấy tờ, thẩm định. Trong bối
cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng cũng khá thận trọng cho vay tín dụng, mức lãi
suất 18% - 20%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận cũng khá
khắt khe.
2.5 Đánh giá về hoạt động tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Quang Trung
2.5.1 Thành tựu đạt được
Qua hơn 6 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, PGD Quang Trung đã dần
khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động ở địa bàn Gò Vấp cũng như
trong hoạt động của toàn ngành Ngân hàng nói chung.
Theo như những phân tích ở trên, nhìn chung kết quả hoạt động tín dụng cá
nhân tại PGD Quang Trung đang có những bước tiến triển tốt, lợi nhuận năm sau
tăng cao hơn so với năm trước cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD đang
có những dấu hiệu tích cực.
Mặc dù tình hình kinh tế đã trải qua những thăng trầm như thời gian vừa qua,
nhưng nguồn vốn huy động đủ đáp ứng được nhu cầu tín dụng trên thị trường. Qua
đó ta có thể nhận thấy sự phát triển vững vàng của hoạt động huy động và tín dụng
trong tương lai của PGD Quang Trung.
Trong quá trình hoạt động tín dụng cá nhân, chất lượng tín dụng của PGD khá
cao thông qua những kết quả đã đạt được. Điều này giúp ta nhận thấy quy trình cho
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 63
vay đã được thực hiện rất chặt chẽ và nghiêm túc, đội ngũ cán bộ tín dụng là những
người thật sự có năng lực chuyên môn cao.
2.5.2 Những mặt hạn chế
Mức lãi suất cho vay còn cao so với những ngân hàng khác, khiến khách hàng
khó tiếp cận được nguồn vốn của PGD.
Về đối tượng cho vay: PGD có những hạn chế nhất định, chưa mở rộng nhiều
lắm như PGD sẽ cho vay những khách hàng có uy tín và là khách hàng thường
xuyên của PGD, cán bộ công nhân viên những người có thu nhập ổn định. Còn
những khách hàng bình thường thì buộc phải có tài sản thế chấp. Điều đó gây ảnh
hưởng không ít đến quy mô cho vay của PGD.
Về thời hạn cho vay: PGD cho vay những khoản vay sinh hoạt tối đa là 36
tháng, vay mua sắm nhà cửa tối đa là 15 năm. PGD chưa mạnh dạn cho vay với thời
hạn dài hơn vì các khoản vay thường không lớn lắm, đơn lẻ nên khó kiểm soát được
hết.
Về dư nợ cho vay tối đa: Chính vì những khoản vay nhỏ lẻ nên PGD rất thận
trọng khi cho vay, chi phí thẩm định khá tốn kém khiến mức dư nợ tối đa đối với
khách hàng là còn hạn chế.
Hồ sơ, thủ tục vay vốn còn rờm rà, khá phức tạp sẽ gây cho khách hàng khá
nhiều khó khăn, sẽ không có nhiều sức hấp dẫn đối với khách hàng.
Nợ quá hạn đang tăng dần qua các năm là dấu hiệu cần báo động trong công tác
quản lý nợ vay tại PGD.
Mỗi khoản cho vay tại PGD thường không lớn lắm vì PGD đề phòng không thu
được nợ do không phải lúc nào cũng có thể nắm bắt đầy đủ, kịp thời tất cả các
thông tin của khách hàng. Do vậy nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách
hàng dẫn đến việc khách hàng tìm nguồn cung từ những ngân hàng khác.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 64
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC
TẾ VIỆT NAM – PGD QUANG TRUNG
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung
năm 2012
3.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới và những tác động lên
ngành ngân hàng
Dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới
Các dự báo nhận định kinh tế thế giới năm 2012 sẽ u ám, thậm chí tồi tệ hơn rất
nhiều so với năm 2011, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 nhìn chung sẽ tác động
bất lợi nhiều hơn đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế nước ta.
Trong năm 2012, do độ mở cửa cao đã lên đến 166%, với độ mở như vậy, Việt
Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới, nền kinh tế Việt Nam chắc
chắn sẽ chịu tác động tiêu cực từ xu hướng nói trên của kinh tế thế giới. Mối quan
ngại lớn nhất đối với Việt Nam trong năm 2012 vẫn sẽ là vấn đề lạm phát. Áp lực
của sự phá giá đồng tiền, giá điện và giá xăng dầu tăng và nhu cầu nội địa mạnh mẽ
là những nhân tố góp phần làm cho lạm phát vẫn ở mức cao. Chính sách năm 2012
sẽ là chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm
chế lạm phát. Đây sẽ là một thách thức cho Việt Nam trong năm 2012 bởi giá lương
thực và giá dầu tăng sẽ làm tăng giá trong nước.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 65
Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2012 là đạt mức tăng trưởng GDP 6%. Tuy
nhiên Việt Nam sẽ rất khó để đạt được mức tăng trưởng này nếu như chúng ta
không điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu tín dụng hướng vào các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và doanh nghiệp xuất khẩu, bởi trong những năm qua, khu vực này và khu
vực xuất khẩu là khu vực có mức tăng trưởng cao. Song song đó, Chính phủ nên
tiếp tục các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như giãn hoãn thời gian nộp thuế, và có
chủ trương trình Quốc hội miễn giảm thuế năm 2012, mục tiêu của Chính phủ vẫn
là thắt chặt, chính sách tài khóa và linh hoạt chính sách tiền tệ, chủ trương giảm,
dãn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, đây cũng là một
phương thức hỗ trợ để doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn hiện tại.
Mục tiêu năm 2012 của nền kinh tế là kiềm chế lạm phát ở mức 9%, tăng trưởng
GDP đạt mức 6,5%, bội chi 4,8%, nhập siêu 12%, tổng đầu tư toàn xã hội 33%.
Trong khi đó, theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội cũng như Nghị quyết của
Chính phủ, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm 2012 là 15-
17%, chỉ ở mức thấp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong vòng 20 năm qua.
Những tác động lên ngành ngân hàng
Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt
Nam "bùng nổ" về số lượng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống chỉ đơn thuần
về mặt số lượng, không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng. Trong quá trình hội
nhập kinh tế toàn cầu, thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển ngoài tầm kiểm soát,
cơ cấu phức tạp và khó hệ thống hóa, thì nhu cầu cấp thiết cần đặt ra với Chính phủ
mỗi quốc gia là phải tái cơ cấu nền kinh tế. Lúc này, mua bán sáp nhập doanh
nghiệp được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu cho tái cấu trúc nền kinh tế, trong
đó tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng được quan tâm hơn cả.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 66
Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng
sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mô và
khả năng cạnh tranh. Như vậy, định hướng khung pháp lý đã và đang mở ra cho một
khuynh hướng phát triển tích cực. Khu vực ngân hàng Việt Nam sẽ bước vào một
vòng cải cách mới thực sự từ năm 2012. Phương pháp luận về cơ cấu lại ngân hàng
theo hình thức sáp nhập tự nguyện đang được coi là "bài thuốc" phù hợp đối với
Việt Nam hiện nay. Do vậy, chắc chắn thời gian tới thị trường sẽ tiếp tục được
chứng kiến các thương vụ ngân hàng sáp nhập tự nguyện như đã diễn ra. Gần đây,
người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khẳng định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cơ
cấu lại khu vực ngân hàng trong năm 2012 với những mục tiêu chính là tăng cường
năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ thống. Kinh nghiệm quốc
tế cho thấy, nếu theo hướng đó, lợi ích mang lại không chỉ là tăng cường năng lực
tài chính cho ngân hàng mà còn cải thiện được cả về quản trị và công nghệ. Nếu có
sự tham gia của nước ngoài, viễn cảnh sáp nhập tự nguyện trong ngành ngân hàng
Việt Nam năm 2012 có thể sẽ sôi động hơn và thực chất hơn.
Những dấu hiệu khả quan và các động thái hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ cho
quá trình mua bàn sáp nhập ngành ngân hàng đã chứng minh rằng, chúng ta hoàn
toàn có thể tin tưởng vào viễn cảnh tốt đẹp hơn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chắc chắn khi hệ thống tài chính đã đi vào quỹ đạo, cơ hội để thoát khỏi khủng
hoảng và phục hồi nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian không xa.
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian tới.
PGD Quang Trung tiếp tục bám sát định hướng phát triển của Ngân hàng Quốc
Tế Việt Nam cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Gò
Vấp.
Hiện nay PGD Quang Trung đã và đang chủ trương phát triển các dịch vụ bán
lẻ, vì vậy việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại là định hướng
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 67
quan trọng trong thời gian tới, bên cạnh đó PGD còn hướng tới việc phát triển mảng
dịch vụ phi tín dụng nhằm thu về cho ngân hàng các nguồn lợi nhuận ít rủi ro hơn,
giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn trong tình hình hiện nay.
Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh theo xu hướng mở rộng phạm vi và đầu
tư sang nhiều lĩnh vực khác nhằm phân tán rủi ro cho hoạt động tín dụng của PGD
và phát triển theo xu hướng chuyên môn hoá cao góp phần tăng thu nhập.
Thực hiện chương trình tái cơ cấu, cơ cấu lại bộ máy điều hành hoạt động tín
dụng gọn nhẹ, năng động và hiệu quả hơn đặc biệt là nâng cao việc quản trị rủi ro
tín dụng của PGD để tránh ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá
nhân tại PGD Quang Trung
3.2.1 Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt
Muốn phát triển hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao, ngân hàng phải huy động
được số vốn tương ứng với nhu cầu nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép của
NHNN. Do đó lãi suất cho vay cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất huy
động vốn của ngân hàng. Trên thực tế, lãi suất cho vay tại PGD Quang Trung cao
hơn các ngân hàng khác trên địa bàn Gò Vấp sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều lên doanh
số cho vay của PGD. Do đó, PGD Quang Trung cần xây dựng chính sách giá cả hợp
lý đối với cả hai hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay nhằm đảm bảo lợi
nhuận cho ngân hàng và quyền lợi cho khách hàng.
Đối với lãi suất huy động: PGD nên luôn duy trì lãi suất huy động ở mức cao
thích hợp để có thể giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đối với lãi suất cho vay: ứng dụng với lãi suất linh hoạt tương ứng với chất
lượng dịch vụ, so sánh với các ngân hàng bạn, tuỳ từng đối tượng đến vay và tuỳ
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 68
từng thời kỳ mà PGD có thể điều chỉnh lãi suất cho vay với biên độ dao động trong
phạm vi cho phép để vừa bù đắp được chi phí vừa mang lại lợi nhuận cho PGD.
3.2.2 Gia tăng hạn mức, thời hạn cho vay
Không phải đối tượng nào cũng được PGD cho vay mức giống nhau và thời hạn
vay giống nhau. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu vay cá nhân ngày một gia tăng, do đó
PGD nên tăng mức vay cho những khách hàng có uy tín, khách hàng thường xuyên
và những khách hàng có thu nhập ổn định so với hiện tại. Mức cho vay tăng thêm sẽ
góp phần thu hút khách hàng và làm tăng doanh số cho vay cũng như thu nhập cho
PGD. PGD cũng nên tăng thêm thời hạn vay đối với các gói sản phẩm mang tính
chất lâu dài như mua sắm nhà cửa, mua chung cư của người dân nên thay đổi từ
mức 15 năm tối đa lên mức 20 – 25 năm tối đa để tạo điều kiện cho người dân có
thêm thời gian trả nợ và tạo cho PGD cơ hội cạnh tranh với các ngân hàng khác về
doanh số cho vay.
3.2.3 Giải pháp cải thiện quy trình cho vay cá nhân
Quy trình cho vay cá nhân hiện tại của PGD Quang Trung còn nằm trong quy
chế cho vay chung của toàn hệ thống ngân hàng Quốc Tế Việt Nam. PGD cần xây
dựng cho mình một quy trình riêng, linh hoạt và phù hợp với tình hình, khả năng
hoạt động của PGD, phù hợp với địa bàn hoạt động của PGD nhưng vẫn tuân theo
các bước trong quy trình chung của ngân hàng Quốc tế Việt Nam.
Bám sát cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động tín dụng của Nhà Nước, nên thường xuyên kiểm tra lẫn nhau trong các khâu
của quy trình cho vay cá nhân.
Nên có quy định rõ từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ nhân
viên liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 69
3.2.4 Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn
Khi đánh giá chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng người ta thường quan
tâm đến nợ quá hạn tại tổ chức đó. Nơi nào có nợ quá hạn cao thì thể hiện chất
lượng tín dụng thấp, ngược lại nơi nào có nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín
dụng cao. Chính vì vậy có một số tổ chức tín dụng để đạt được thành tích mà che
giấu khuyết điểm này bằng cách quyết toán nợ cũ và chuyển thành dư nợ mới, như
vậy sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó vấn đề đặt ra cho PGD là phải tuyệt đối tuân
thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước, chuyển nợ quá hạn một cách nghiêm
túc và thực hiện xử lý nợ quá hạn một cách triệt để. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở
mức dưới 1% trên tổng dư nợ.
Nợ quá hạn xuất phát từ nhiều nguyên do, như từ những thay đổi của chính sách
Nhà nước, những biến động bất ngờ từ nền kinh tế, những vấn đề bất khả kháng từ
phía khách hàng…Do đó cần phải phân tích kỹ từng khoản nợ quá hạn và phân loại
nợ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trả nợ trễ hạn, từ đó có biện pháp thu hồi nợ
hợp lý, giảm chi phí thu nợ xuống mức thấp nhất.
3.2.5 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho
Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng
cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ
dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm
bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều
nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng,
thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin
chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng… dựa trên việc sử dụng các phần
mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và
nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 70
Mặc dù đây là điểm mạnh của PGD Quang Trung nhưng không phải là vượt trội
nhất so với các ngân hàng khác. Trong khi công nghệ thì ngày càng được hiện đại
hoá vì thế mà PGD nên luôn chú trọng phát triển, cải tiến thiết bị công nghệ để rút
ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý được khối lượng lớn công
việc trong ngày, quản lý các món vay một cách chính xác, hỗ trợ quản lý, hạn chế
rủi ro cho PGD.
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung
3.3.1 Kiến nghị với NHNN Việt nam
Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá và hiệu quả kinh tế của
các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá khách
hàng, chu trình đầu tư một cách thích đáng.
NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho
hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá
nhiều, NHNN cấn có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng
hoạt động tín dụng thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy
ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự không nên hình sự hoá các mối quan hệ tín
dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín
dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng
theo đúng pháp luật.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng đi đôi với việc
củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 71
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam cần phải gia tăng thêm hạn mức cho vay và thời
hạn cho vay cho PGD Quang Trung để PGD Quang Trung có thể phát huy những
thế mạnh của mình trong hoạt động cho vay cá nhân nói riêng và hoạt động tín dụng
của PGD nói chung.
Để phát huy hơn nữa về thế mạnh đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết và
trình độ chuyên môn cao, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam cần có chính sách đào tạo,
nâng cao trình độ cán bộ, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm cách
ứng dụng những nghiệp vụ mới mà các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Luôn
tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ, công nhân viên của ngân hàng được đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Ngoài ra, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam phải luôn chú trọng áp dụng, đổi mới
kỹ thuật công nghệ của toàn hệ thống để theo kịp thời đại đồng thời góp phần nâng
cao năng suất làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý
cũng như giữ an toàn chung cho ngân hàng.
Xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ, linh hoạt, thiết lập mối quan hệ
với khách hàng để có thể nắm bắt, tiếp cận những thông tin kịp thời về khách hàng
để đưa ra những dự báo đúng đắn về khả năng rút vốn hay trả nợ của khách hàng.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, không tập trung cho vay
một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở
rộng cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển kinh tế tư nhân.
Đa dạng hoá, hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, luôn chú trọng nâng
cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng.
Luôn chú trọng tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ
thống nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời chấn chỉnh các hoạt động của ngân
hàng.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 72
Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp cũng là một điều khoản quan trọng trong luật
các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình
thức đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng cung ứng vốn, tăng khả
năng giám sát cho vay và có thể phân tán được rủi ro khi có mất mát xảy ra. Bên
cạnh đó PGD cần đẩy mạnh hơn nữa những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn bên ngoài, học tập để cải cách công nghệ cho PGD.
Luôn phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông
tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp các chi nhánh
và PGD phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 73
KẾT LUẬN
Mặc dù mới thành lập so với các NHTM khác, trong 5 năm qua, PGD Quang
Trung đã đạt được những kết quả khả quan trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Chỉ với
hơn 5 năm hoạt động, PGD đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và niềm tin nơi
khách hàng, đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của Ngân
hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Điều này đã được chứng minh qua việc số lượng
khách hàng đến giao dịch ngày một tăng làm tăng nguồn vốn huy động, đủ để đáp
ứng nhu cầu về vốn trên địa bàn, dư nợ ngày càng gia tăng, doanh thu cũng không
ngừng tăng trưởng. Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động cho vay vốn của PGD
Quang Trung đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của các
thành phần kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu kinh doanh, vừa thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế của vùng, qua đó góp phần tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc
dù nhà nước có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế, hệ
thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động tín dụng
ngày càng được hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh, gia
tăng sự tín nhiệm của của khách hàng với PGD. Vì vậy, trong 5 năm qua hoạt động
tín dụng cá nhân tại PGD không ngừng gia tăng và đạt được một kết quả khá khả
quan, luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu nhập lớn là nhờ ngân
hàng có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và có kinh
nghiệm đã góp phần cho PGD phát triển.
Nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng của PGD qua 3 năm tương đối khả
quan và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Ban lãnh đạo, tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui
vẻ của toàn thể nhân viên tại PGD Quang Trung.
HU
TE
CH
Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.
Nhà xuất bản thống kê.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009). Tiền tệ Ngân hàng. Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia TPHCM.
3. PGS.TS Trần Thị Xuân Hương, Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc (2012). Giáo
trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản kinh tế TPHCM.
4. Th.S Đồng Thị Vân Hồng (2009). Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng. Nhà
xuất bản Lao Động.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010). Giáo trình kinh tế tiền tệ Ngân hàng. Nhà
xuất bản thống kê.
6. Tạp chí ngân hàng các năm 2009, 2010 và 2011.
7. Thời báo kinh tế Sài Gòn các năm 2009, 2010 và 2011.
8. Các tài liệu, số liệu từ Phòng Giao Dịch Quang Trung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-72576_112.pdf