Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện cờ đỏ thành phố Cần Thơ

Công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ không của riêng ai. Sự vươn lên thoát nghèo là kết quả của quá trình nổ lực phấn đấu, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành trong việc giúp đỡ hộ nghèo, là sự nổ lực, ý chí vươn lên của chính hộ nghèo và những cơ chế, chính sách của Đảng và của Chính phủ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng CSXH nói chung, Phòng giao dịch huyện Cờ Đỏ nói riêng đã thực hiện tốt chủ trương tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hộ nghèo, đặc biệt đã tạo cơ sở vững chắc trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nhà trong những năm tiếp theo. Mô hình cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, mà tổ TK&VV là tế bào của hình thể này đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội cùng chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn xã hội cũng như ở huyện nhà.

pdf91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện cờ đỏ thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng không cao trong tổng DSTN nhưng không phải là chương trình này hoạt động không hiệu quả. Chương trình này được thực hiện vào năm 2006 nên đến năm 2007 mới có thu nợ. Thu nợ năm 2007 chỉ có 3 triệu đồng (chiếm 0,01% tổng DSTN năm 2007) là do trong năm 2006 PGD chỉ cho vay bậc đại học nên thời hạn trả nợ là khi HSSV có việc làm, Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-51- Bảng 09 – DOANH SỐ THU NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Hộ SXKD vùng KK - - - - 97,0 0,37 - - - - 2. Học sinh, sinh viên - - 3,0 0,01 68,5 0,26 - - 65,5 2183,3 3. Giải quyết việc làm 1.953,7 6,04 2.317,5 5,61 1.482,9 5,63 363,8 18,6 -834,6 -36,0 4. Xuất khẩu lao động 425,3 1,32 647,6 1,57 612,2 2,32 222,3 52,3 -35,4 -5,5 5. Hộ nghèo 29.912,5 92,50 38.107,9 92,21 23.056,6 87,53 8.195,4 27,4 -15.051,3 -39,5 6. NS và VSMTNT - - 172,0 0,42 1.010,5 3,84 - - 838,5 487,5 7. Mua nhà trả chậm 46,0 0,14 81,0 0,20 14,0 0,05 35,0 76,1 -67,0 -82,7 Tổng 32.337,5 100,00 41.329,0 100,00 26.341,7 100,00 8.991,5 27,8 -14.987,3 -36,3 Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-52- Hình 09 - BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DOANH SỐ THU NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH QUA CÁC NĂM có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, tuy nhiên người vay cũng có thể trả nợ trước thời hạn nếu có khả năng nhưng trong năm này chỉ thu được lãi chứ chưa thu nợ. Đến năm 2008 thì DSTN là 68,5 triệu đồng (chiếm 0,26% tổng DSTN năm 2008) tăng 65,5 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 2.183,3%. Nguyên nhân là do các món nợ vay vào năm 2006 thì ít nhất đến năm 2010 mới đến hạn, còn trong năm này NH chỉ thu được lãi và một phần nợ trả trước hạn nên DSTN không cao. Nhìn chung công tác thu lãi của chương trình này bước đầu đạt hiệu quả cao do lãi suất thấp nên hộ vay không ngán ngẫm khi đóng lãi. Mặc dù cho vay với lãi suất rất thấp và thời hạn thu hồi nợ khá dài nhưng đây là chương trình do Thủ tướng Chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ vốn để đào tạo nhân tài, phát triển nhân lực cho đất nước kết hợp với mục tiêu của ngân hàng là hoạt động không vì lợi nhuận do đó PGD cần tăng thêm nguồn vốn để đầu tư vào chương trình này.  Chương trình cho vay hộ nghèo Cho vay hộ nghèo bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực khác nhau nên công tác thu nợ cũng phụ thuộc vào từng mô hình sản xuất, kinh doanh của các đối tượng được vay đó. Năm 2006, DSTN hộ nghèo đạt 29.912,5 triệu đồng (chiếm 92,5% tổng DSTN năm 2006). Sang năm 2007, DSTN đạt 38.107,9 triệu đồng (chiếm 92,21% tổng DSTN năm 2007) tăng 8.195,4 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 27,4%. Do trong năm 2007 giá cả cá mặt hàng tăng vọt, nông dân Năm 2006 1,32% 6,04%0,14% 0% 0% 92,5% Năm 2007 0,2% 0,01%0% 0,42% 5,61% 1,57% 92,21 % Năm 2008 0,05% 0,26% 3,84% 0,37% 5,63% 2,32% 87,53% Hộ SXKD vùng khó khănHSSV Giải quyết việc làm Xuất khẩu lao động Hộ nghèo NS&VSMTNT Mua nhà trả chậm Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-53- thu hoạch sản phẩm bán được giá cao (lúa, hoa màu, thịt heo,…), từ đó người vay có ý thức trả nợ đúng hạn, làm tăng tốc độ vay vòng vốn cho PGD. Đến năm 2008, DSTN còn 23.056,6 triệu đồng (chiếm 87,53% tổng DSTN năm 2008) giảm 15.051,3 triệu đồng so với năm 2007, tức giảm 39,5%. Nguyên nhân là do trong năm này có nhiều dịch bệnh xảy ra cho các hộ chăn nuôi như: dịch heo tai xanh, lở mồm, lông móng, cúm gia cầm,…đã gây thiệt hại không ít cho những hộ vay, có hộ phải bị thêu hủy hết cả đàn gia cầm bị mất trắng vốn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Bên cạnh đó NH cũng tiến hành cho vay lưu vụ đối với những phương án đang vay có hiệu quả, những hộ vay trả đủ lãi nhưng chưa thoát nghèo thì được NH cho gia hạn nợ. Từ đó mà thu nợ năm 2008 bị giảm đi.  Chương trình cho vay nước sạch và VS môi trường nông thôn Năm 2007 có DSTN là 172 triệu đồng (chiếm 0,42% tổng DSTN năm 2007). Đến năm 2008, có DSTN là 1.010,5 triệu đồng (chiếm 3,84% tổng DSTN năm 2008) tăng 838,5 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 487,5%. Thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh mà trong những năm qua DSCV không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó công tác thu nợ cũng tăng theo nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng DSTN là do đây là chương trình cho vay trung hạn, thời hạn thu hồi nợ tối đa là 5 năm nên trong những năm đầu chỉ có thu lãi mà chưa thu nợ. Qua bảng số liệu ta cũng thấy DSTN chương trình cho vay giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng đáng kể sau công tác thu nợ của chương trình cho vay hộ nghèo, cụ thể: năm 2006 thu nợ là 1.953,7 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 6,04%); sang năm 2007 thu nợ tăng lên 2.317,5 triệu đồng tăng 363,8 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 18,6%, nhờ nguồn vốn vay mà những hộ gia đình có dự án khả thi đang cần vốn sản xuất được đáp ứng từ đó họ đã cố gắng làm ăn, phát triển sản xuất và thu được lợi nhuận cao; đến năm 2008 thì DSTN giảm xuống còn 1.482,9 triệu đồng giảm 834,6 triệu đồng so với năm 2007, tức giảm 36%, do những hộ vay để sản xuất kinh doanh với số vốn cao nhưng làm ăn không hiệu quả dẫn đến số nợ không thu được là rất lớn. Ngoài ra chương trình cho vay xuất khẩu lao động có tỷ trọng tăng dần qua các năm nhưng công tác thu nợ chưa đạt hiệu quả, năm 2006 thu nợ là 425,3 triệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-54- đồng chỉ đạt 8,61% DSCV năm này, số nợ còn lại chiếm đến 91,39% được chuyển qua thu nợ cho các năm sau. Như vậy, PGD không nên tập trung quá nhiều vốn vào chương trình này. Các chương trình còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp nên ảnh hưởng không đáng kể đến doanh số thu nợ. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền Ngân hàng đang phát vay và cần phải thu hồi đối với khách hàng. Trong hoạt động của ngân hàng thì dư nợ càng cao thể hiện quy mô hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng. Điều này cũng thể hiện kết quả phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào trong các năm qua, ta hãy xem xét và phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn, theo địa bàn, theo các chương trình cho vay thông qua các bảng số liệu đã thu thập được. 4.4.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn Bảng 10 – DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Phân loại cho vay 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 42.039,5 43.109,6 30.546,1 1.070,1 2,5 -12.563,5 -29,1 Trung hạn 15.130,4 33.007,3 76.451,3 17.876,9 118,2 43.444,0 131,6 Tổng 57.169,9 76.116,9 106.997,4 18.947,0 33,1 30.880,5 40,6 Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-55- Hình 10 – BIỂU ĐỒ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA CÁC NĂM Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của Phòng giao dịch đều tăng trưởng qua các năm, trong đó dư nợ ngắn hạn thì giảm dần còn dư nợ trung hạn thì lại tăng dần lên. Cụ thể là, năm 2006 tổng dư nợ đạt 57.169,9 triệu đồng, trong đó: dư nợ ngắn hạn là 42.039,5 triệu đồng (chiếm 73,53% tổng dư nợ năm 2006), dư nợ trung hạn là 15.130,4 triệu đồng (chiếm 26,47% tổng dư nợ năm 2006); sang năm 2007 tổng dư nợ tăng lên là 76.116,9 triệu đồng tăng 18.947 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 33.1%, trong đó: dư nợ ngắn hạn là 43.109,6 triệu đồng (chiếm 56,64% tổng dư nợ năm 2007) giảm 1.070,1 triệu đồng so với năm 2006 tức giảm 2,5%, dư nợ trung hạn là 33.007,3 triệu đồng (chiếm 43,36% tổng dư nợ năm 2007) tăng 17.876,9 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng 118,2%; đến năm 2008 tổng dư nợ lại tiếp tục tăng lên là 106.997,4 triệu đồng tăng 30.880,5 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 40,6%, trong đó: dư nợ ngắn hạn là 30.546,1 triệu đồng (chiếm 28,55% tổng dư nợ năm 2008) giảm 12.563,5 triệu đồng so với năm 2007 tức giảm 29,1%, dư nợ trung hạn là 76.451,3 triệu đồng (chiếm 71,45% tổng dư nợ năm 2008) tăng 43.444 triệu đồng tức tăng 131,6%. Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm trong khi dư nợ trung hạn thì lại tăng dần lên. Điều này càng khẳng định quy mô hoạt động cho vay của Phòng giao dịch đang dần chuyển sang cho vay trung hạn nhằm tạo điều kiện cho nhiều dự án có thời hạn dài được tiến hành thuận tiện hơn góp phần cải thiện cuộc sống nông thôn, tạo thêm nhiều cơ sở hạ tầng cho địa phương, đồng thời ngân hàng cũng hoạt động tốt hơn trong công tác cho vay và thu nợ. Năm 2006 73,53% 26,47% Năm 2007 43,36% 56,64% Năm 2008 71,45% 28,55% Ngắn hạn Trung hạn Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-56- 4.4.2. Dư nợ cho vay theo địa bàn Bảng 11 – DƯ NỢ THEO ĐỊA BÀN QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Nhìn chung, tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua 03 năm mà chủ yếu là ảnh hưởng của một số xã như: - Xã Thới Đông: có dư nợ năm 2006 là 7.228,4 triệu đồng nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 9.926,5 triệu đồng tăng 37,3% so với năm 2006 và tốc độ này tăng khá cao vào năm 2008 tăng 40,7% so với năm 2007 với số tiền là 13.968 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng cao là do đây là xã vùng sâu duy nhất trên địa bàn huyện và được ưu tiên cho vay thêm chương trình hộ SXKD Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Xã Thị trấn 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Trường Thành 4.231,7 6.137,8 7.911,3 1.906,1 45,0 1.773,5 28,9 2. Thới Thạnh 4.813,1 5.288,4 8.917,2 475,3 9,9 3.628,8 68,6 3. Định Môn 3.832,5 5.513,2 7.327,8 1.680,7 43,9 1.814,6 32,9 4. Thới Lai 4.791,8 6.197,4 8.729,3 1.405,6 29,3 2.531,9 40,9 5. Trường Xuân 5.324,8 6.430,4 8.764,2 1.105,6 20,8 2.333,8 36,3 6. Đông Thuận 3.052,7 4.028,8 4.610,1 976,1 32,0 581,3 14,4 7. Thới Đông 7.228,4 9.926,5 13.968,0 2.698,1 37,3 4.041,5 40,7 8. Đông Hiệp 3.781,5 5.243,5 7.752,8 1.462,0 38,7 2.509,3 47,9 9. Đông Bình 3.234,0 4.180,9 4.176,6 946,9 29,3 -4,3 -0,1 10. TT Cờ Đỏ 2.758,1 2.879,1 6.070,4 121,0 4,4 3.191,3 110,8 11. TT Thới Lai 3.327,4 4.518,3 7.859,1 1.190,9 35,8 3.340,8 73,9 12.Trường Xuân A 3.857,9 5.811,4 7.547,4 1.953,5 50,6 1.736 29,9 13. Xuân Thắng 3.419,0 4.389,1 6.118,8 970,1 28,4 1.729,7 39,4 14. Thới Hưng 3.517,0 5.572,1 7.244,4 2.055,1 58,4 1.672,3 30,0 Tổng 57.169,9 76.116,9 106.997,4 18.947,0 33,1 30.880,5 40,6 Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-57- vùng khó khăn với những đối tượng không phải là hộ nghèo làm cho DSCV tăng,cùng với việc thu nợ trong các năm qua giảm do nợ chưa đến hạn hoặc do một số hộ vay làm ăn không hiệu quả,… - Thị trấn Cờ Đỏ: năm 2006 có dư nợ là 2.758,1 triệu đồng, năm 2007 dư nợ tăng lên 2.879,1 triệu đồng tăng 121 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 4,4%. Đến năm 2008 thì dư nợ tiếp tục tăng lên 6.070,4 triệu đồng tăng 3.191,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 110,8%. Nguyên nhân là do thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và phần lớn là đầu tư vàoviệc mua bán, bên cạnh đó do mở rộng mô hình kinh doanh nên nhu cầu vốn cao điều này làm cho doanh số dư nợ của thị trấn tăng lên. - Trường Xuân A: dư nợ năm 2006 là 3.857,9 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ tăng lên gần gấp đôi là 5.811,4 triệu đồng tăng 50,6% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ lại tăng lên là 7.547,4 triệu đồng tăng 29,9% so với năm 2007. Đây là xã có nhiều phương án chăn nuôi đòi hỏi vốn cao như: nuôi lươn, cá, ếch, baba,…ngoài ra trong những năm qua có thu nợ thấp nên làm cho dư nợ tăng qua các năm. 4.4.3. Dư nợ theo chương trình cho vay Từ bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của các chương trình cho vay đều tăng qua các năm (2006-2008). Đạt được kết quả như trên là nhờ PGD luôn quan tâm đến nhu cầu của địa phương, hỗ trợ vốn tối đa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc tăng dư nợ cho vay trong 03 năm qua là do ảnh hưởng của các chương trình sau:  Chương trình cho vay học sinh, sinh viên Năm 2006 có dư nợ là 166 triệu đồng (chiếm 0,29% tổng dư nợ năm 2006), do đây là năm đầu thực hiện chương trình này nên dư nợ chưa cao. Đến năm 2007 dư nợ bắt đầu tăng lên đạt 3.983 triệu đồng (chiếm 5,23% tổng dư nợ năm 2007) tăng 3.817 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 2.299,4%. Năm 2008 có dư nợ tiếp tục tăng 13.792,5 triệu đồng (chiếm12,89% tổng dư nợ năm 2008) tăng 9.809,5 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 246,3 %. Dư nợ tăng lên là do đa số các khoản nợ đều chưa đến hạn nên thu nợ không nhiều, trong khi đó DSCV thì lại không ngừng tăng thêm do từ năm 2007 có Quyết định của Chính phủ phổ biến rộng rãi về chương trình này mở rộng cho vay nhiều đối tượng hơn. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-58- Bảng 12 – DƯ NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Hộ SXKD vùng KK - - 1.000,0 1,31 9.000,0 8,41 - - 8.000,0 800,0 2. Học sinh, sinh viên 166,0 0,29 3.983,0 5,23 13.792,5 12,89 3.817,0 2.299,4 9.809,5 246,3 3. Giải quyết việc làm 3.416,5 5,98 4.633,0 6,09 5.201,2 4,86 1.216,5 35,6 568,2 12,3 4. Xuất khẩu lao động 4.513,8 7,90 4.536,2 5,96 4.504,4 4,21 22,4 0,5 -31,8 -0,7 5. Hộ nghèo 42.730,7 74,74 49.974,8 65,66 54.067,2 50,53 7.244,1 17,0 4.092,4 8,2 6. NS và VSMTNT 1.000,0 1,75 5.516 7,25 13.504,0 12,62 4.516,0 451,6 7.988,0 144,8 7. Mua nhà trả chậm 5.342,9 9,35 6.473,9 8,51 6.928,1 6,48 1.131,0 21,2 454,2 7,0 Tổng 57.169,9 100,00 76.116,9 100,00 106.997,4 100,00 18.947,0 33,1 30.880,5 40,6 Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-59- Hình 11 - BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY QUA CÁC NĂM Đây là chương trình cho vay ít rủi ro do thời hạn thu hồi nợ dài đủ để sinh viên ra trường có khả năng trả nợ, mặt khác đối tượng vay đều có trình độ nên ý thức về việc trả nợ là rất cao. Từ đó Ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư vốn vào chương trình này nhiều hơn.  Chương trình cho vay hộ nghèo Năm 2006, dư nợ hộ nghèo đạt 42.730,7 triệu đồng (chiếm 74,74% tổng dư nợ năm 2006. Sang năm 2007, dư nợ đạt 49.974,8 triệu đồng (chiếm 65,66% tổng dư nợ năm 2007) tăng 7.244,1 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 17%. Đến năm 2008, dư nợ là 54.067,2 triệu đồng (chiếm 50,53% tổng dư nợ năm 2008) tăng 4.092,4 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 8,2%. Nhìn chung tình hình dư nợ hộ nghèo qua các năm về tỷ trọng thì giảm xuống nhưng về tốc độ thì không ngừng tăng lên. Cho thấy hoạt động của chương trình này rất có hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,04% năm 2006, năm 2007 giảm 12,48%, năm 2008 giảm còn 11,58%. Do đó NH cần tiếp tục đầu tư vào chương trình này để không còn số hộ nghèo trong huyện, hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà Chính phủ đã đặt ra.  Chương trình cho vay nước sạch và VS môi trường nông thôn Năm 2006 chỉ có 302 hộ vay với dư nợ là 1.000 triệu đồng (chiếm 1,75% tổng dư nợ năm 2006). Sang năm 2007 số hộ vay đã tăng lên đến 1.397 hộ với tổng dư nợ là 5.516 triệu đồng (chiếm 7,25% tổng dư nợ năm 2007) tăng 4.516 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 451,6%. Đến năm 2008, có dư nợ là 13.504 Năm 2006 7,9% 5,98% 0,29%0%9,35% 74,74% 1,75% Năm 2007 65,66% 7,25% 8,51% 5,96% 6,09% 5,23% 1,31% Năm 2008 6,48% 12,62% 50,53% 4,21% 4,86% 12,89% 8,41% Hộ SXKD vùng KK HSSV Giải quyết việc làm Xuất khẩu lao động Hộ nghèo NS&VSMTNT Mua nhà trả chậm Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-60- triệu đồng/3.637 hộ (chiếm 12,62% tổng dư nợ năm 2008) tăng 7.988 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 144,8%. Với nhu cầu về vốn ngày càng cao thì việc gia tăng mức dư nợ cho đối tượng này là một chính sách vô cùng hợp lý của PGD, góp phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của địa phương. Các chương trình còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ qua các năm, nhưng trong đó chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: năm 2008 tăng 800% so với năm 2007 với số dư nợ là 9.000 triệu đồng tăng 8.000 triệu đồng so với năm 2007. Do chương trình này có DSCV cao trong khi thu nợ thì rất ít vì đa số các món nợ đều chưa đến hạn, từ đó đã đẩy dư nợ tăng lên. 4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN Nợ quá hạn chính là món nợ mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng không muốn gặp phải. Nó phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng nên Ngân hàng cần có chính sách thích hợp để giảm tối thiểu tình trạng nợ quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích các bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay, theo địa bàn cho vay và theo chương trình cho vay để thấy rõ hơn về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong các năm qua. 4.5.1. Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Bảng 13 – NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Phân loại cho vay 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 570,9 764,1 1.286,0 193,2 33,8 521,9 68,3 Trung hạn 114,3 111,2 452,5 -3,1 -2,7 341,3 306,9 Tổng 685,2 875,3 1.738,5 190,1 27,7 863,2 98,6 Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-61- Hình 12 - BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN QUA CÁC NĂM Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn (NQH) của Phòng giao dịch tăng lên qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2006, có tổng số NQH là 685,2 triệu đồng, trong đó: NQH ngắn hạn là 570,9 triệu đồng (chiếm 83,32% tổng NQH năm 2006), NQH trung hạn là 114,3 triệu đồng (chiếm 16,68% tổng NQH năm 2006). Sang năm 2007, có NQH là 875,3 triệu đồng tăng 190,1 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 27,7%, trong đó: NQH ngắn hạn là 764,1 triệu đồng (chiếm 87,3% tổng NQH năm 2007) tăng 193,2 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 33,8%; NQH trung hạn là 111,2 triệu đồng (chiếm 12,7% tổng NQH năm 2007) giảm 3,1 triệu đồng so với năm 2006, tức giảm 2,7%. Đến năm 2008, có tổng số NQH là 1.738,5 triệu đồng tăng 863,2 triệu đồng so với năm 2007, trong đó NQH ngắn hạn là 1.286 triệu đồng (chiếm 73,97% tổng NQH năm 2008) tăng 521,9 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 68,3%; NQH trung hạn là 452,5 triệu đồng (chiếm 26,03% tổng NQH năm 2008) tăng 341,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 306,9%. Nợ quá hạn tăng cao là do xuất phát từ chương trình cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm, đây là những chương trình được ngân hàng duy trì mức vốn cho vay cao qua các năm mà hầu hết các hộ vay đều hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…), vào sự biến động của giá cả thị trường, từ đó không thể tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn do những nguyên nhân khách quan gây ra. Bên cạnh đó do công tác đôn đốc hộ vay trả nợ Năm 2006 83,32% 16,68% Năm 2007 87,3% 12,7% Năm 2008 73,97% 26,03% Ngắn hạn Trung hạn Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-62- của các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác chưa được nhiệt tình cộng với tâm lý của người dân còn ỷ lại vào nguồn vốn của Nhà nước nên không muốn trả nợ đã làm cho tổng số NQH không ngừng tăng lên trong những năm qua. Qua biểu đồ trên ta thấy NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn NQH trung hạn là do trong những năm qua PGD cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Còn nợ quá hạn trung hạn phát sinh chủ yếu từ chương trình cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo với những mô hình sản xuất kinh doanh có chu kỳ dài. Nhìn chung, tỷ trọng NQH trung hạn có xu hướng tăng lên là do PGD đang chuyển dần hoạt động cho vay sang trung hạn. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-63- 4.5.2. Nợ quá hạn theo địa bàn cho vay Bảng 14 – NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Xã Thị trấn 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Trường Thành 262,1 259,0 268,5 -3,1 -1,2 9,5 3,7 2. Thới Thạnh 116,8 152,0 312,8 35,2 30,1 160,8 105,8 3. Định Môn 39,9 44,2 157,6 4,3 10,8 113,4 256,6 4. Thới Lai 3,0 11,5 73,7 8,5 283,3 62,2 540,9 5. Trường Xuân 116,3 54,5 139,2 -61,8 -53,1 84,7 155,4 6. Đông Thuận 11,6 12,8 25,8 1,2 10,3 13,0 101,6 7. Thới Đông 51,4 91,4 91,5 40,0 77,8 0,1 0,1 8. Đông Hiệp 27,0 25,6 58,0 -1,4 -5,2 32,4 126,6 9. Đông Bình 18,0 30,0 28,0 12,0 66,7 -2,0 -6,7 10. TT Cờ Đỏ 2,3 68,0 235,6 65,7 2.856,5 167,6 246,5 11. TT Thới Lai 5,8 45,5 95,0 39,7 684,5 49,5 108,8 12.Trường Xuân A 7,0 61,7 161,7 54,7 781,4 100,0 162,1 13. Xuân Thắng 24,0 19,1 34,1 -4,9 -20,4 15,0 78,5 14. Thới Hưng - - 57,0 - - 57,0 - Tổng 685,2 875,3 1.738,5 190,1 27,7 863,2 98,6 Nguồn: Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Trong 03 năm qua tình hình nợ quá hạn của Phòng giao dịch tăng lên liên tục là do ảnh hưởng bởi các xã điển hình như: - Xã Trường Thành: mặc dù tốc độ tăng của NQH trong những năm qua không cao nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số NQH của từng năm. Năm 2006 NQH là 262,1 triệu đồng; đến năm 2007 thì NQH giảm xuống còn 259 triệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-64- đồng chỉ giảm 3,1 triệu đồng so với năm 2006, tức giảm 1,2%; nhưng năm 2008 lại tăng thêm 9,5 triệu đồng với số NQH lên đến 268,5 triệu đồng, tương đương tăng 3,7%. Nguyên nhân do xã này có dư nợ tăng cao qua các năm cộng với số tiền thu nợ vào năm 2008 là rất ít vì các hộ vay bị thua lỗ trong hoạt động chăn nuôi do dịch bệnh. Ngoài ra xã này còn phát triển nghề trồng hoa kiểng nhưng năm 2008 thời tiết không thuận lợi làm kiểng không trổ hoa, người dân không có thu nhập vào cuối năm, từ đó không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn. -Thị trấn Cờ Đỏ: Nợ quá hạn năm 2006 chỉ có 2,3 triệu đồng, nhưng sang năm 2007 thì tốc độ tăng lên đến 2.856,5% với số tiền là 68 triệu đồng tăng 65,7 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 NQH tiếp tục tăng đến 235,6 triệu đồng tăng thêm 167,6 triệu đốngo với năm 2007, tức tăng 246,5%. Mặc dù năm 2007 công tác thu nợ ở thị trấn này rất tốt nhưng số NQH vẫn còn khá cao, đến năm 2008 thì thu nợ giảm xuống làm gia tăng thêm số NQH là do trong năm này lạm phát ở mức cao, giá cả vật tư leo thang, người dân sản xuất không có lời, kèm theo dịch bệnh xảy ra,… Từ đó làm cho NQH tăng lên. 4.5.3. Nợ quá hạn theo chương trình cho vay Tình hình nợ quá hạn của Phòng giao dịch trong 3 năm qua chỉ tập trung vào 3 chương trình đó là: chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình cho vay xuất khẩu lao động, chương trình cho vay hộ nghèo. Các chương trình còn lại không có nợ quá hạn do chưa đến hạn thu hồi nợ. Cụ thể như sau:  Chương trình cho vay giải quyết việc làm Nợ quá hạn ở chương trình này biến động bất thường có chiều hướng giảm nhẹ ở năm 2007 nhưng lại tăng mạnh ở năm 2008. Năm 2006 nợ quá hạn của Phòng giao dịch là 152 triệu đồng (chiếm 22.18% tổng NQH năm 2006); năm 2007 có NQH là 149,5 triệu đồng (chiếm 17,08% tổng NQH năm 2007) giảm 2,5 triệu đồng so với năm 2006, tức giảm Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-65- Bảng 15 – NỢ QUÁ HẠN THEO CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu đồng Nguồn:Phòng tín dụng PGD ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Hộ SXKD vùng KK - - - - - - - - - - 2. Học sinh, sinh viên - - - - - - - - - - 3. Giải quyết việc làm 152,0 22,18 149,5 17,08 407,9 23,46 -2,5 -1,6 258,4 172,8 4. Xuất khẩu lao động - - 9,0 1,03 205,2 11,80 - - 196,2 2.180,0 5. Hộ nghèo 533,2 77,82 716,8 81,89 1125,4 64,73 183,6 34,4 408,6 57,0 6. NS và VSMTNT - - - - - - - - - - 7. Mua nhà trả chậm - - - - - - - - - - Tổng 685,2 100,00 875,3 100,00 1.738,5 100,00 190,1 27,7 863,2 98,6 Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-66- Hình 13 - BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY QUA CÁC NĂM 1,6%; năm 2008 có NQH là 407,9 triệu đồng (chiếm 23,46% tổng NQH năm 2008) tăng 258,4 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 172,8%. Là do một số hộ nông dân sử dụng vốn vay làm ăn không hiệu quả do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh,…dẫn đến mất vốn không có khả năng trả nợ.  Chương trình cho vay xuất khẩu lao động Ở chương trình này nợ quá hạn không lớn và chỉ phát sinh vào 2 năm là 2007, 2008. Cụ thể, năm 2007 có tổng số NQH là 9 triệu đồng (chiếm 1,03% tổng NQH năm 2007); năm 2008 NQH tăng lên là 205,2 triệu đồng (chiếm 11,8% tổng NQH năm 2008) tăng 196,2 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 2.180,0%. Là do việc xuất khẩu lao động đi thị trường Malayxia, Đài Loan không hiệu quả, một số lao động bỏ về trước thời hạn do vi phạm hợp đồng hoặc thu nhập thấp không đủ tiền sinh hoạt,…mà họ đa số là những người nghèo nên không có khả năng trả nợ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. Đây là chương trình cho vay có rủi ro rất cao, do đó PGD cần phối hợp với chính quyền địa phương xem xét, tìm hiểu kỹ trước khi cho vay và chỉ cho vay sang các thị trường lao động thật sự có hiệu quả.  Chương trình cho vay hộ nghèo Trong 03 năm qua do Phòng giao dịch duy trì mức dư nợ cho vay đối tượng này khá cao nên nợ quá hạn phát sinh cũng lớn. Năm 2006, có tổng số NQH là 533,2 triệu đồng (chiếm 77,82% tổng NQH năm 2006). Sang năm 2007, nợ quá hạn tăng lên 716,8 triệu đồng (chiếm 81,89% tổng NQH năm 2007) tăng 183,6 Năm 2006 77,82% 0% 22,18% Năm 2007 81,89% 1,03% 17,08% Năm 2008 23,46% 11,8% 64,73% Hộ SXKD vùng khó khănHSSV Giải quyết việc làm Xuất khẩu lao động Hộ nghèo NS&VSMTNT Mua nhà trả chậm Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-67- triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 34.4%. Đến năm 2008, có NQH là 1125,4 triệu đồng (chiếm 64,73% tổng NQH năm 2008) tăng 408,6 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 57%. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn chủ yếu từ các ngành chăn nuôi do có nhiều dịch bệnh xảy ra trong 02 năm 2007, 2008 như: dịch heo tai xanh, lở mồm lông móng, cúm gia cầm,…;ngành trồng trọt thì chịu ảnh hưởng bởi giá cả vật tư tăng cao như: phân bón, thuốc trừ sâu,…mặc dù giá cả các sản phẩm làm ra cũng tăng nhưng người dân hoạt động sản xuất vẫn không có lời. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ vay dẫn đến tình trạng nợ quá hạn hoặc xin gia hạn nợ, ngoài ra còn do một số hộ vay chây lì không chịu trả nợ. Chính những nguyên nhân đó làm cho NQH của chương trình này tăng lên trong 03 năm qua. Tóm lại, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, từ đó dề ra biện pháp thích hợp hỗ trợ nông dân khắc phục. ngoài ra ngân hàng cũng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng; nhắc nhở, đôn đốc các tổ chức hội đoàn thể, các Tổ trưởng tổ TK&VV thu hồi nợ đến hạn. Công tác giáo dục ý thức của người dân cũng cần được quan tâm đúng mức. Làm được những việc trên thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh do vấn đề nợ quá hạn. 4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Có nhiều chỉ số được áp dụng để phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng, tuỳ theo mục đích yêu cầu mà người ta chọn những chỉ số phù hợp với nội dung cần thể hiện. Ở đây do tính chất hoạt động của NHCSXH nên tôi chỉ chọn ba chỉ số làm công cụ cho việc nghiên cứu của mình đó là: chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ, hệ số sử dụng nguồn vốn và vòng quay vốn tín dụng. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-68- Bảng 16 - HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA PGD QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng NămChỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 57.169,9 79.819,1 110.935,2 Doanh số thu nợ Triệu đồng 32.337,5 41.329 26.341,7 Dư nợ Triệu đồng 57.169,9 76.116,9 106.997,4 Dư nợ bình quân Triệu đồng 46.798,5 66.643,4 91.557,15 Nợ quá hạn Triệu đồng 685,2 875,3 1.738,5 Nợ quá hạn/Dư nợ % 1,20 1,15 1,62 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 100,00 95,36 96,45 Vòng quay vốn TD Vòng 0,69 0,62 0,29 Nguồn:Phòng tín dụng ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ 4.6.1. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) Qua 03 năm ta thấy chỉ tiêu này tương đối tốt. Năm 2006 tỷ số này là 1,2%; năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 1,15%; tuy nhiên con số này lại tăng lên vào năm 2008 là 1,62% nhưng vẫn còn quá nhỏ so với mức 5%. Có được kết quả như vậy là nhờ vào tinh thần làm việc rất nhiệt tình của các bộ phận trong Phòng giao dịch nhất là công tác thẩm định đúng đối tượng cho vay của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó cũng nhờ vào trách nhiệm của người dân có ý thức trả nợ nên hàng năm tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, điều này càng làm cho Phòng giao dịch tin tưởng và mạnh dạn phát vay nhiều chương trình cho vay có hiệu quả hơn nữa, từ đó mà dư nợ của Phòng giao dịch ngày càng tăng lên, ngân hàng hoạt động sẽ có hiệu quả hơn. 4.6.2. Hệ số sử dụng vốn (%, lần) Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động chủ yếu của PGD là hoạt động tín dụng bởi phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là đầu tư vào lĩnh vực cho vay. Năm 2006, 100% tổng nguồn vốn của PGD được sử dụng để cho vay, nhưng đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 95,36% và năm 2008 thì có trên 96% tổng nguồn vốn phục vụ trong hoạt động cho vay. Như vậy hiệu quả tín dụng của 1 đồng vốn Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-69- của PGD là khá cao, điều đó cho thấy PGD đã làm tốt vai trò điều tiết nguồn vốn đến các hộ vay. Do đó ngân hàng nên sử dụng 100% vốn để đầu tư vào lĩnh vực này. 4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Phòng giao dịch giảm dần qua các năm. Năm 2006 là 0,69 vòng, năm 2007 là 0,62 vòng, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,29 vòng. Tốc độ quay vòng vốn giảm dần là do PGD đang chuyển dần vốn sang cho vay trung hạn nên số nợ thu hồi được không cao qua các năm, ngoài ra còn do trong những năm qua có nhiều khoản nợ quá hạn tăng lên làm cho tốc độ quay vòng vốn của PGD không cao qua các năm. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-70- CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ 5.1. NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA PGD 5.1.1. Những mặt đã đạt được Trên cơ sở phân tích số liệu trong 3 năm gần đây, chúng ta thấy hoạt động cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ đạt hiệu quả rất cao. Tăng trưởng tín dụng năm sau hơn năm trước; chất lượng tín dụng tốt; dư nợ bình quân đạt vượt so với chỉ tiêu Ngân hàng cấp trên giao. Cụ thể như sau: - Kết quả khai thác nguồn vốn: Nguồn vốn cho vay là điều kiện cần, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của tín dụng. Trong 3 năm qua Phòng giao dịch đã tranh thủ với Chi nhánh NHCSXH TP Cần Thơ để được sự hỗ trợ về nguồn vốn từ Trung ương và địa phương thực hiện cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện. Chính vì vậy nguồn vốn phân bổ năm sau cao hơn năm trước. - Kết quả tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi: Mặc dù còn nhiều khó khăn do số lượng cán bộ ít nhưng Phòng giao dịch đã khẩn trương tổ chức mạng lưới để triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện. Đến ngày 31/12/2008 Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cờ Đỏ đã triển khai thực hiện 07 chương trình tín dụng (tăng thêm 01 chương trình so với năm 2006), bao gồm: Cho vay hộ nghèo, Cho vay giải quyết việc làm, Cho vay xuất khẩu lao động, Cho vay nhà vượt lũ, Cho vay HSSV, Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn. Các chương trình tín dụng được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu vốn của các đối tượng chính sách tại địa phương. Trong 3 năm qua, việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-71- bàn huyện. Bằng nguồn vốn cho vay đã hình thành nhiều dự án, mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao: + Nguồn vốn cho vay hộ nghèo đã được đầu tư vào các ngành nghề như: chăn nuôi (heo, bò, dê, cá,…), mua bán nhỏ, trồng trọt (cải tạo vườn, trồng xoài, sầu riêng, trồng lúa, hoa màu,…), sản xuất khác (làm bánh, đan đát, may gia công, chầm nón, đan thảm,…). Qua đó đã có nhiều tập thể cá nhân vay vốn làm ăn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 11,58%, những hộ vay khác tuy chưa thoát nghèo nhưng cũng đã cải thiện cuộc sống, chuyển biến cách làm ăn, từng bước nâng cao đời sống gia đình. + Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã được đầu tư cho các dự án như: chăn nuôi (bò, heo, tôm, cá, dê, ba ba, ếch,…), trồng trọt (cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả,..), và các dự án sản xuất kinh doanh (kinh doanh xăng dầu; nhà máy xay xát; lò giết mổ gia súc, gia cầm,…). Việc đầu tư thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Phòng giao dịch trên địa bàn huyện trong những năm qua đã chứng minh được sự đúng đắn về chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, phù hợp với thực tế và hợp với lòng dân, được nhân dân nhiệt tình đón nhận và tạo khí thế phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thực hiện có kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội mới. - Thành lập điểm giao dịch tại xã, thị trấn: Để chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách thuận tiện nhất, Phòng giao dịch thực hiện theo văn bản 2162/NHCS-TD đã thành lập 12/14 điểm giao dịch tại xã, thị trấn (01 xã và 01 thị trấn còn lại giao dịch tại trụ sở do địa bàn gần). Nhờ giải pháp này mà nguồn vốn của Ngân hàng CSXH chuyển tải trực tiếp đến hộ nghèo và được thực hiện một cách công khai, minh bạch và thông suốt; đồng thời giúp giảm bớt chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng. Từ đó công tác thu nợ, thu lãi được nâng lên rõ rệt, mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH được gần với người dân và chính quyền địa phương, được nhân dân và chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ. - Công tác tuyên truyền, tập huấn: Hàng năm đều có kết hợp với khuyến nông huyện, xã mở các lớp tập huấn IPM về trồng trọt, chuyển giao KH-KT trong chăn nuôi, hội thảo đầu bờ, tham Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-72- quan học tập trao đổi kinh ngiệm từ những mô hình làm ăn có hiệu quả, hạch toán lãi, lỗ,… từ đó giúp các hộ nghèo vay vốn có định hướng trồng cây gì và nuôi con gì đạt hiệu quả kinh tế để vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra công tác tập huấn nghiệp vụ cho ban quản lý Tổ TK&VV, cho cán bộ làm công tác quản lý hội cấp xã, thị trấn luôn được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH đặc biệt quan tâm. Thông qua các buổi tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức cho ban quản lý Tổ về nghiệp vụ tín dụng, kỹ năng quản lý về vốn và hoạt động của Tổ TK&VV,... nên tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm tăng nhanh. 5.1.2. Tồn tại và hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua thì Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cờ Đỏ vẫn còn một số mặt tồn tại sau: - Về nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn cho vay phần lớn là Trung ương chuyển về nên việc khai thác và sử dụng vốn chưa được chủ động do phải phụ thuộc vào sự phân bổ ở trên. Nguồn vốn địa phương do Ngân sách UBND còn hạn chế nên chưa chuyển sang cho Phòng giao dịch theo Chỉ thị 09/2004/CT-TTg của Thủ tường Chính phủ. Nhu cầu vốn ở địa phương là rất lớn, do đó chỉ tiêu được phân bổ Phòng giao dịch đã chủ động giải ngân hết nguồn vốn. Bên cạnh còn có một số đối tượng thụ hưởng có nhu cầu về vốn nhưng chưa được đáp ứng, vì đa số đối tượng trên sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ. Do đó, Phòng giao dịch không chủ động được nguồn vốn, hộ vay thiếu vốn để sản xuất. - Về nhân sự: Hiện nay Phòng giao dịch có 10 đồng chí. Trong đó Ban giám đốc 02 đồng chí, Tổ kế toán - ngân quỹ có 04 đồng chí, Tổ kế hoạch - nghiệp vụ có 03 cán bộ tín dụng và 01 cán bộ bảo vệ. Riêng đối với công tác tín dụng, số lượng cán bộ không đáp ứng đủ nhu cầu công tác, chỉ có 03 đồng chí mà phải chia nhau phụ trách đến 14 xã, khối lượng công việc như vậy thật sự là quá tải. Do đó các nhân viên thường xuyên phải thường xuyên làm ngoài giờ và về trễ hơn giờ quy định, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phục vụ. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-73- -Về công tác nhận ủy thác: Hầu hết các chương trình cho vay tại PGD đều được ủy thác qua tổ chức Hội đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên), trừ chương trình cho vay nhà vượt lũ PGD cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Một số nơi Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV chưa làm tròn chức năng nhận ủy thác của mình, khi rủi ro tín dụng xảy ra còn đùn đẩy trách nhiệm cho Ngân hàng; việc kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn đôi khi còn buông lỏng, còn ngán ngại trong việc đầu tư vốn cho hộ nghèo, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số hộ nghèo chưa được vay vốn. Công tác thông tin tuyên truyền các chính sách tín dụng chưa thực sự sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng. - Sự thay đổi tổ trưởng Tổ TK&VV: Với số lượng Tổ TK&VV như hiện nay, việc thay đổi tổ trưởng, ban quản lý tổ tất yếu phát sinh thường xuyên từng ngày (do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuổi cao, sức khỏe yếu, yêu cầu chuyển công tác,…) như thế mỗi lần thay đổi và bầu lại tổ trưởng, ban quản lý tổ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tổ và quản lý vốn vay. Trong khi đó quy chế hoạt động của tổ lại không quy định việc bàn giao sổ sách quản lý tổ, gây khó khăn thêm cho ban quản lý mới. Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV không đều, có 69 tổ loại trung bình và 15 tổ yếu kém. - Hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro: Trong quá trình hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn với nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: + Nguyên nhân chủ quan của người vay: đối tượng cho vay của ngân hàng chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, những hộ gia đình sống ở những vùng miền đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa,… đây là những đối tượng có trình độ dân trí còn ở mức thấp, yếu kém trong phán đoán các vấn đề đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh và chưa quen với quan hệ tín dụng. Một số hộ vay còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước, thiếu ý thức trả nợ, làm hạn chế hiệu quả đồng vốn của Nhà nước. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-74- + Nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh,… khi xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến hộ vay vốn, gây khó khăn trong quá trình sản xuất, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Mặt khác, do giá cả thị trường thường xuyên biến động, hoạt động mua bán bị thương lái ép giá, thiếu các trung tâm giao dịch, mua bán, trợ giúp cho người nghèo. Do vậy thông thường hộ nghèo vay vốn chỉ sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, chứ chưa có định hướng để sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần, sản phẩm làm ra lại mang tính nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tập trung dẫn đến khó tiêu thụ hàng hóa… Trong những trường hợp khác nhau người vay có thể bị tổn thất, không có khả năng trả nợ ngân hàng hoặc khả năng trả nợ là rất kém dẫn đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp vay vốn đi lao động tại Malayxia, Đài Loan,… do thu nhập thấp, không đủ tiền sinh hoạt đã bỏ về nước trước hạn, một số vi phạm hợp đồng bị trục xuất, trong khi gia đình của người lao động thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh gặp khó khăn. Từ đó việc thu lãi, thu nợ, xử lý nợ của Phòng giao dịch gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH 5.1.1. Nâng cao nguồn vốn huy động Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể nhận xét rằng: mặc dù Ngân hàng nhận được nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng có lúc cũng không đủ giải ngân đến các hộ nông dân khi đến mùa vụ. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền về hiệu quả hoạt động của NHCSXH, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ vốn từ Ngân sách để đầu tư cho các chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương. 5.1.2. Nâng cao doanh số cho vay Công tác huy động vốn tốt vẫn chưa đủ, bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải làm tốt công tác cho vay. Ngân hàng phải biết cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và cho vay để tránh tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của Ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo để NHCSXH đầu tư có hiệu quả. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-75- 5.1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng - Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Tổ phải sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo quy chế của tổ; bình xét công khai, dân chủ, các thành viên trong tổ phải hiểu và thực hiện theo Quy ước hoạt động của Tổ, có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong khó khăn. Phối hợp với Hội đoàn thể tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ nhận ủy thác cho cán bộ tổ chức hội và Ban quản lý tổ TK&VV nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới. - Thẩm định, kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vay: + Đối với những chương trình cho vay trực tiếp thì cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế, tài chính của khách hàng trước khi cho vay nhằm xác định đúng mức vốn cần thiết cho vay, phù hợp với khả năng trả nợ của từng khách hàng. + Đối với những chương trình ủy thác qua hội đoàn thể thì Tổ trưởng, chính quyền địa phương kiểm tra, bình xét chính xác đối tượng được vay để đề nghị ngân hàng cho vay. - Thu hồi các khoản vay sử dụng vốn sai mục đích, các khoản nợ đến hạn: + Đối với các khoản vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì ngân hàng sẽ lập biên bản xử lý thu hồi nợ theo quy định. + Đối với các khoản vay đến hạn chưa trả được nợ do làm ăn kém hiệu quả, thất bát, bán không được giá,… thì khả năng thu hồi nợ đúng hạn là rất thấp. Do đó, ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác có biện pháp thu hồi ngay khi phát hiện, đảm bảo không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đặc biệt coi trọng công tác thu nợ quay vòng vốn, tích cực xử lý, thu hồi nợ tồn đọng, nợ chiếm dụng. Tập trung đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, hạn chế dần việc cho vay dàn trải, phân tán kém hiệu quả. - Tạo điều kiện cho người dân được lưu vụ và gia hạn nợ: Trong trường hợp nếu xét thấy khách hàng sử dụng vốn đạt hiệu quả, có thiện chí trả nợ nhưng do các nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-76- bệnh,…dẫn đến mất vốn thì ngân hàng có thể tạo điều kiện cho người vay vốn có đủ thời gian trả nợ như: gia hạn nợ, cung cấp thêm vốn,… để tái sản xuất. - Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan Triển khai đồng bộ giữa chính sách tín dụng và các chương trình trợ giúp người nghèo, khuyến nông, khuyến ngư. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, tránh được tình trạng người dân bị thương lái ép giá. Thực hiện thông qua giải pháp “cầm tay chỉ việc” bằng cách: thường xuyên mở các lớp hội thảo đầu bờ, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ ở địa phương với các hộ làm ăn giỏi, có mô hính làm ăn tiêu biểu, đạt hiệu quả cao để hộ nghèo học hỏi và nhân rộng. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tìm hiểu kỹ thị trường trước khi cho vay chương trình xuất khẩu lao động nhằm hạn chế rủi ro và tạo điều kiện tốt cho những hộ vay có được thu nhập cao. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-77- CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ không của riêng ai. Sự vươn lên thoát nghèo là kết quả của quá trình nổ lực phấn đấu, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành trong việc giúp đỡ hộ nghèo, là sự nổ lực, ý chí vươn lên của chính hộ nghèo và những cơ chế, chính sách của Đảng và của Chính phủ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng CSXH nói chung, Phòng giao dịch huyện Cờ Đỏ nói riêng đã thực hiện tốt chủ trương tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hộ nghèo, đặc biệt đã tạo cơ sở vững chắc trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nhà trong những năm tiếp theo. Mô hình cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, mà tổ TK&VV là tế bào của hình thể này đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội cùng chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn xã hội cũng như ở huyện nhà. Thông qua đồng vốn cho vay đầu tư đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả có thể nhân rộng; nhiều cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. từ đó đã góp phần cho công tác xóa đói giảm nghèo ngày một hiệu quả hơn. Với phương châm hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàngCSXH đã trở thành người bạn thân thiết với bà con nhân dân, là người bạn đồng hành với bà con hộ nghèo trên con đường xóa đói giảm nghèo. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ - Để cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo, đề nghị Ngân hàng CSXH nên cho hộ nghèo vừa thoát nghèo tiếp tục được vay vốn và mở rộng cho vay đối tượng hộ cận nghèo. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-78- - Tăng cường nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nhằm giải quyết nhiều hơn số lao động ở nông thôn chưa có việc làm ổn định. - Phối hợp với 04 Hội đoàn thể nhận ủy thác (Hội Nông dân, hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương các xã, thị trấn, các ngành tìm những mô hình mới, dự án mới để đầu tư. - Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện để tăng thêm năng lực hoạt động cho Phòng giao dịch. - Thường xuyên kiểm tra, sinh hoạt định kỳ, đôn đốc nhắc nhở kịp thời để các Tổ chủ động tốt trong việc vận động các thành viên chấp hành trả nợ gốc, lãi của Ngân hàng đúng thời gian qui định. 6.2.2. Đối với Chính quyền địa phương. - Đề nghị UBND huyện tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện theo tinh thần Chỉ thị 09/2004/CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ: + Có kế hoạch bổ sung vốn cho NHCSXH huyện từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để thực hiện giải ngân cho các chương trình, dự án tại địa phương. + Chỉ đạo UBND xã, thị trấn có biện pháp kiên quyết để xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng, chây ỳ, chiếm dụng. - Hỗ trợ cho hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH trong việc chỉ đạo chính quyền địa phương các xã, thị trấn tháo gỡ, giải quyết cac vấn đề phát sinh, những tồn tại vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng CSXH như phê duyệt đối tượng vay vốn, mức duyệt cho vay, giám sát sự quản lý về vốn của các tổ chức hội trên địa bàn. - Chỉ đạo các ngành khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục hỗ trợ người nghèo tìm những đối tượng cây trồng, vật nuôi, những mô hình làm ăn có hiệu quả để đầu tư vốn, hạn chế thất thoát đồng vốn của Ngân hàng CSXH. - Mở các lớp dạy nghề miễn phí cho hộ nghèo như may mặc, đan đác, chầm nón, cắt tóc, uốn tóc,… nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho hộ nghèo. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ, TPCT GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Phạm Thị Thùy Dương-79- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thái Văn Đại, (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Bảng cân đối tài khoản chi tiết của PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ các năm 2006, 2007, 2008. 4. Tài liệu tổng kết 5 năm hoạt động PGD NGCSXH huyện Cờ Đỏ (2003- 2007). 5. Tài liệu tập huấn NHCSXH Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ, PGD huyện Cơ Đỏ (tháng 03 năm 2008).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_cho_vay_tai_pgd_nhcsxh_huyen_co_do_tpct_.pdf
Luận văn liên quan