Phân tích tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Huế

1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài  Tổng hợp lại một số lý thuyết về huy động vốn như khái niệm, các phương thức huy động, các nhân tố ảnh hưởng.  Phân tích tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng TMCP VIB Huế thông qua các chỉ tiêu như số lượng thẻ phát hành, thị phần máy ATM trên địa bàn, số dư tiền gửi bình quân.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng TMCP VIB Huế. 2.Hạn chế của đề tài.  Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào yếu tố chính xác của số liệu mà ngân hàng cung cấp.  Trong quá trình phân tích đặc biệt là các số liệu định tính, một số nhận định dựa trên quan sát và học hỏi thực tế từ chi nhánh, bên cạnh đó do thời gian thực tập ngắn và bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm nên những đánh giá còn mang tính chủ quan và chưa thật sự chính xác.  Một số chỉ tiêu được tác giả đã sử dụng 5 năm để phân tích, nhưng do chưa có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm nên một số chỉ tiêu vẫn dùng 3 năm để phân tích.  Đề tài chỉ dừng lại bằng việc phân tích số liệu thứ cấp của ngân hàng nhưng chưa đánh giá hiệu quả dựa trên hành vi khách hàng.

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực thanh toán thẻ. Ngân hàng luôn coi trọng công tác marketing và chiến lược chăm sóc khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Khách hàng luôn được cập nhật thông tin, hướng dẫn cụ thể về các quy trình thủ tục cũng như được hưởng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 40 Lãi suất của ngân hàng Lãi suất ngân hàng chính là yếu tố quyết định đến việc huy động vốn của ngân hàng hiện nay, trong đó bao gồm cả phần huy động vốn qua thẻ. Mức lãi suất không kỳ hạn tương đối thấp, lãi suất mà ngân hàng VIB áp dụng cho loại tiền này là 2%/năm, do đó không thu hút được nhiều khách hàng, chủ yếu người dân dùng để gửi tiết kiệm để hưởng lãi cao hơn. Còn đối với thẻ, chủ yếu là sử dụng tiện ích của thẻ, chứ ít người có tâm lý gửi tiền để hưởng lãi, bởi lý do mức lãi thu được không đáng kể. Công nghệ ngân hàng Các loại thẻ của VIB hiện nay đang sử dụng hệ thống Core banking (ngân hàng lõi), hệ thống chuyển mạch tài chính và thẻ phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán lưới của Oracle. Việc ứng dụng này giúp VIB Bank vận hành hệ thống liên tục, cung cấp dịch vụ chính xác, kịp thời tại hơn 70 chi nhánh trên toàn quốc, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành nhờ việc giảm thiểu thời gian chết trong vận hành hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng. Yếu tố khách hàng Hiện nay, với nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người của người dân Huế có xu hướng ngày càng tăng, cùng với đó hầu hết tiền lương của các cơ quan trong địa bàn tỉnh đều được chi trả thông qua hệ thống thẻ của các ngân hàng trên toàn tỉnh. Đây là một thuận lợi không nhỏ và cũng là một cơ hội cho ngân hàng VIB phát triển thị trường thẻ, hướng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt của xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực Các dịch vụ tài chính mang tính chất dịch vụ vô hình, khó để khách hàng nhận diện các sản phẩm như hàng hóa thông thường nên khách hàng thường đắn đo nhiều trước khi sử dụng. Bởi vậy, yếu tố tin tưởng và uy tín của ngân hàng trên thị trường luôn là yếu tố để khách hàng đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm của mình hay không. Vì vậy, ngân hàng cần đào tạo một đội ngũ cán bộ nhân viên vững về chuyên môn, chuyên nghiệp trong phục vụ, thân thiện, hòa nhã với khách hàng. Nhân viên phải tạo cảm giác thoải mái, gần gũi khi khách hàng đến giao dịch. VIB hiện có đội ngũ nhân viên trẻ có tuổi đời khá trẻ (trung bình cỡ khoảng 28 tuổi), có đầy năng lực và nhiệt huyết, đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 41 Các hình thức khuyến mãi Các chương trình khuyến mãi luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hiện nay, ngoài các chương trình khuyến mãi cố định như “Miễn phí rút tiền tại hơn 14,000 máy ATM trên toàn quốc” thì luôn có các chương trình khuyến mãi theo chu kỳ, ví dụ như “Cất cánh dễ dàng cùng thẻ nội địa VIB Values”, “Trúng 100% phiếu quà tăng tại Vincom với thẻ VIB Chip Master Card”, Phí giao dịch thẻ Hiện nay, theo thông tư số 35 năm 2012 của NHNN3, các tổ chức phát hành thẻ được phép thu phí giao dịch ATM nội mạng. Với tâm lý sử dụng miễn phí các dịch vụ từ các năm trước, thì bây giờ phải tốn phí để sử dụng dịch vụ thẻ, chắc chắn tâm lý của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. VIB vẫn nằm trong các ngân hàng chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng, điều này có thể tác động vào tâm lý lựa chọn thẻ thanh toán của khách hàng trong tương lai. 3.2.2.2 Số lƣợng từng loại thẻ do VIB Huế phát hành trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 3 Thư Viện Pháp Luật (2013),“Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa”, xem ngày 27/4/2013, kèm theo phụ lục. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 42 Bảng 3.4: Số lƣợng thẻ do VIB Huế phát hành (ĐVT: chiếc) Loại thẻ Năm So sánh 2008 2009 2010 2011 2012 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 GT % GT % GT % GT % Thẻ VIB Values 903 1036 3018 3701 5134 133 14.7 1982 191.3 683 22.6 1433 38.7 Thẻ trả trƣớc VIB 0 50 70 140 200 50 - 20 40.0 70 100 60 42.9 (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng của VIB Huế) Biểu đồ 4: Tăng trƣởng số lƣợng thẻ phát hành chi tiết theo từng loại từ năm 2008 – 2012 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thẻ VIB Values Thẻ trả trước VIB Số lượng thẻ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 43 Nhìn vào bảng, ta thấy rằng số lượng thẻ mà VIB Huế đã phát hành tăng dần qua 5 năm, và tốc độ tăng là khá đồng đều, trong đó phải kể đến số lượng thẻ của VIB Values, luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số thẻ đã phát hành, cụ thể năm 2008 là 903 thẻ nhưng sang năm 2010, số thẻ đã phát hành đạt 3,018 thẻ (tăng 191,3% so với năm 2009), và sang năm 2012, con số này đạt được là 5,134 thẻ tăng 38,7% so với năm 2011. Điều này cho thấy tốc độ tăng về số lượng thẻ không chỉ ổn định mà còn tăng khá nhiều qua 5 năm qua, lý do là chi nhánh đã dần dần được ổn định hoạt động, nên trong năm 2010 VIB Huế đã cử cán bộ nhân viên phát triển thẻ đến tận các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức để thuyết phục, vận động họ chọn VIB Huế làm ngân hàng chi trả lương cho ngân hàng mình, bên cạnh đó các chiến dịch quảng bá về các sản phẩm về thẻ rất hấp dẫn như “Trúng tiền mặt vào tài khoản VIB khi chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ”, “Shopping thỏa thích - Nhận may mắn bất ngờ với thẻ VIB Chip Master Card” hay mạnh mẽ hơn với chương trình “Miễn phí rút tiền tại hơn 14.000 máy ATM của các ngân hàng nội địa” được phổ biến một cách rộng rãi và triển khai mạnh mẽ, đã thu hút 1 số lượng lớn khách hàng đến tham gia. Cơ cấu thẻ thẻ trả trước VIB tương đối thấp, có thể là do khách hàng ở Huế chưa quen dần với việc sử dụng các phương thức thanh toán lớn, và ra nước ngoài nên số lượng chưa được lớn. Vào năm 2008 thẻ trả trước VIB không có người sử dụng, do năm này là năm ngân hàng chính thức đi vào hoạt động, cộng thêm thói quen sử dụng thẻ Master hay Visa chưa phổ biến dẫn đến loại thẻ này chưa được phát triển. Tuy nhiên vào các năm sau này, số lượng thẻ ngày càng tăng với tốc độ tương đối ổn định, cụ thể: Năm 2010 đạt 70 thẻ, tăng 40% so với năm 2009, năm 2011 đạt 140 thẻ tăng 100% so với năm 2011, năm 2012 đạt 200 thẻ tăng 42,9% so với năm 2011. Tuy nhiên, nhìn vào con số tương đối ta thấy số lượng thẻ này chiếm vị trí khá khiêm tốn trong tổng thẻ mà ngân hàng huy động được. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 44 Bảng 3.5: Thị phần thẻ của các ngân hàng trên địa bàn năm 2012 STT Ngân hàng Số lƣợng thẻ Thị phần 1 Ngân hàng Vietcombank 132,253 25.18% 2 Ngân hàng NN & PTNN 100,564 19.15% 3 Ngân hàng Đông Á 95,624 18.21% 4 Ngân hàng Vietinbank 90,235 17.18% 5 Ngân hàng Á Châu 54,253 10.33% 6 Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 13,533 2.58% 7 Ngân hàng BIDV 15,235 2.90% 8 Ngân hàng Kỹ Thương 6,532 1.24% 9 Ngân hàng VIB Huế 5,465 1.04% 10 Các ngân hàng TM khác 11,541 2.20% Tổng 525,235 100.00% Nhìn vào bảng trên ta thấy thị phần thẻ của VIB Huế còn rất khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh, chỉ đạt 1,04% so trong tổng số thẻ trên thị trường. Nguyên nhân là do các ngân hàng quốc doanh ra đời sớm, có uy tín lâu đời, có chiến lược tập trung đầu tư vào công nghệ máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ. Do đó lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của các ngân hàng kia là khá lớn. Hơn nữa, thẻ VIB Values ra đời muộn nên việc lôi kéo khách hàng từ bỏ ngân hàng cũ để sử dụng thẻ VIB là khó khăn, rồi sự đa dạng trong các chủng loại thẻ của VIB còn rất hạn chế. Trong khi các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn lại rất phong phú với nhiều loại thẻ khác nhau. Ví dụ như Vietcombank phát hành cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, trong thẻ ghi nợ lại có nhiều loại khác như MTV, Connect 24, VisaDebit, ACB phát hành thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng như 365 Styles, ATM2+, Ecard, Đông Á bank phát hành thẻ Nhà giáo, thẻ Đa năng, thẻ liên kết. Do đó, ngân hàng cần tiếp tục triển khai các loại thẻ với tính năng và tiện ích phong phú hơn. Có thể thấy rằng thị phần số lượng thẻ của Vietcombank Huế đang dẫn đầu trong toàn tỉnh vì đây là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ trên địa bàn (5/2002) chiếm 25.18% trong tổng số thẻ trên địa bàn. Tiếp phải kể đến là ngân hàng Đông Á, một ngân Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 45 hàng có chiến lược kinh doanh tập trung về thẻ, chiến lược Marketing về thẻ được đánh giá là hiệu quả, phát triển thẻ rộng khắp, tập trung vào tầng lớp sinh viên khi kết hợp thẻ ATM làm thẻ sinh viên nhưng vị thế cũng còn thua ngân hàng Ngoại Thương và ngân hàng NN&PTNN Huế. Vì thế, ngân hàng VIB Huế cần phải nỗ lực hơn nữa, để phát triển về mảng thẻ, không ngừng phát triển để khẳng định vị thế của mình. 3.2.2.3 Số lƣợng các máy thanh toán (Máy ATM, máy POS) Tính đến năm 2012, VIB Huế đã có 10 máy ATM và 48 máy POS. Điều này thể hiện sự đầu tư về công nghệ, máy móc của ngân hàng và cũng chứng tỏ rằng, số lượng khách hàng sử dụng thẻ của VIB đang tăng lên, và ngân hàng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình để, ngân hàng còn phát triển hơn nữa. Hiện này, VIB có 10 trạm máy ATM được phân bố tại các tuyến đường chính như: Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Hùng Vương, Hoàng Hoa Thám và Chu Văn An. Cùng với phương châm “Ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, ngoài những địa điểm rút tiền kể trên, khách hàng còn có thể giao dịch miễn phí tại hơn 14.000 ATM của tất cả các ngân hàng nội địa trên toàn quốc4. Như vậy, khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh, số lượng máy ATM của VIB Huế vấn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số máy ATM trên địa bàn (10 máy, tương đương 5.15%). Hơn nữa, hầu hết máy ATM của VIB Huế chỉ tập trung ở một số tuyến đường trọng điểm nên cũng gây khó khăn cho khách hàng khi giao dịch. Tuy nhiên, với chính sách rút tiền miễn phí tại tất cả ngân hàng nội địa trên địa bàn, đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi không tìm được máy ATM của ngân hàng mình gửi tiền, đây là một ưu điểm đáng khích lệ đối với ngân hàng, vừa giữ chân khách hàng, vừa lôi kéo thêm nhiều khách hàng tham gia để sử dụng tiện ích đó. 4 Miễn toàn bộ phí rút tiền mặt tại ATM trong 6 tháng kể từ ngày đăng ký mở mới tài khoản, từ tháng thứ 7, khách hàng tiếp tục được miễn phí nếu số dư trung bình tài khoản của tháng trước đạt từ 500,000 trở lên. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 46 15.979% 13.402% 12.371% 12.371% 7.216% 6.701% 5.155% 5.155% 3.608% 18.041% Số máy ATM Ngân hàng Vietcombank Ngân hàng NN & PTNN Ngân hàng Vietinbank Ngân hàng Đông Á Ngân hàng Kỹ Thương Ngân hàng Sài gòn Thương Tín Ngân hàng BIDV Ngân hàng VIB Huế Ngân hàng Á Châu Các ngân hàng TM khác Bảng 3.6: Thị phần máy ATM của các ngân hàng tại Huế năm 2012 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng ngân hàng VIB Huế) Biểu đồ 5: Thị phần máy ATM của các ngân hàng tại Huế năm 2012 STT Ngân hàng Số máy ATM Thị phần 1 Ngân hàng Vietcombank 31 15.98% 2 Ngân hàng NN & PTNN 26 13.40% 3 Ngân hàng Vietinbank 24 12.37% 4 Ngân hàng Đông Á 24 12.37% 5 Ngân hàng Kỹ Thương 14 7.22% 6 Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 13 6.70% 7 Ngân hàng BIDV 10 5.15% 8 Ngân hàng VIB Huế 10 5.15% 9 Ngân hàng Á Châu 7 3.61% 10 Các ngân hàng TM khác 35 18.04% Tổng 194 100.00% Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 47 3.2.2.4 Số dƣ bình quân trên tài khoản thẻ của khách hàng Bảng 3.7: Số dƣ bình quân5 từ tài khoản thẻ thanh toán từ năm 2010 – 2012 (ĐVT: triệu đồng) Loại thẻ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % VIB Values 20.899 28.009 38.855 7.110 34,02 10846 38,72 Thẻ trả trước VIB 3.888 6.089 11.645 2.201 56,62 5557 91,26 Tổng 24.787 34.098 50.500 9.311 37,56 16402 48,10 (Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VIB Huế) Như ta thấy, vào bảng trên số dư bình quân của các loại thẻ VIB là tăng dần qua các năm. Năm 2011 tăng 9.311 triệu (tăng 37,56%) so với năm 2010, Năm 2012 tăng 16.402 triệu (tăng 48,10%) so với năm 2011. Đặc biệt, trong đó thẻ VIB Values là chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm hơn 80% tổng số dư), ngoài việc phát triển mạnh các dịch vụ về thẻ cộng thêm việc miễn phí rút tiền tại các ngân hàng trong hệ thống, thẻ VIB Values còn tích hợp thêm việc thanh toán tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại qua thẻ dẫn đến người sử dụng gửi tiền vào nhiều. Còn đối với loại thẻ Mastercard trong những năm ở lại rất ít người biết đến và sử dụng đây tuy nhiên việc du lịch nước ngoài, du học của các học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh hiện diễn ra phổ biến hơn, nên số lượng thẻ cũng như số dư thẻ ngày càng nhiều hơn. Thẻ VIB Prepaid Master Card là một lựa chọn tối ưu cho các khách hàng có nhu cầu đi xa, đi du lịch, du học hay công tác tại nước ngoài. Nhìn vào bảng ta thấy số dư tiền gửi của thẻ trả trước VIB tăng cao và tăng dần qua các năm, cùng với dữ liệu số lượng thẻ loại này tăng cho thấy rằng việc sử dụng loại thẻ này đã có nhiều biến chuyển tích cực: duy trì số dư nhiều hơn, sử dụng đúng mục đích hơn. Cụ thể năm 2011 số dư bình quân đạt 6.089 triệutăng 56,62% so với năm 2010, sang năm 2012, con số này là 11.645 triệu tăng 91.26%, tốc độ tăng vượt bậc, đây là 1 niềm khích lệ cho ngân hàng, bên cạnh xu hướng du học nước ngoài đang thịnh hành dẫn tới số dư tiền gửi ổn định và đảm bảo tốt hoạt động của ngân hàng. Từ số lượng thẻ phát hành và số dư bình quân của thẻ, ta có thể thấy được số dư bình quân của mỗi thẻ (trong 1 năm) như sau: 5 được tính bằng bình quân số dư tiền gửi cuối kỳ đầu năm và cuối mỗi năm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 48 Bảng 3.8: Số dƣ bình quân trên mỗi loại thẻ của ngân hàng VIB Huế ĐVT: triệu đồng Số dƣ bình quân mỗi thẻ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % VIB Values 6,92 7,57 7,57 0,64 9,29 0,00 0,00 Thẻ trả trước VIB 55,54 43,49 58,23 -12,05 -21,69 14,74 33,88 Dựa vào bảng ta thấy rằng, mặc dù thẻ VIB Values phát hành được nhiều nhất, có số dư bình quân cao nhất nhưng có giá trị trung bình về số dư thẻ lại thấp nhất. Cụ thể năm 2010 là 6,92 triệu đồng/thẻ, năm 2011 là 7,57 triệu đồng/thẻ, năm 2012 là 7,57 triệu đồng/thẻ. Điều này có thể hiểu vì người sử dụng thẻ VIB Values đa số là người dân lao động, công chức nhà nước nên có thu nhập không cao. Bên cạnh đó, trong cơ cấu thẻ có thể tồn tại một lượng thẻ không hoạt động hoặc chỉ có đúng mức duy trì tối thiểu làm cho giá trị trung bình thấp. Nếu số lượng loại thẻ này nhiều ngân hàng cần chú ý ra soát và loại bỏ, tránh gây lãng phí tài nguyên và công sức cho ngân hàng. Còn trong năm 2012 mặc dù giá trị số dư bình quân tăng nhưng kèm theo đó là số lượng thẻ cũng tăng nên dẫn đến số dư bình quân mỗi thẻ năm này vẫn bằng năm 2011 là 7,57 triệu đồng/thẻ. Còn đối với thẻ trả trước VIB Prepaid Master Card, đa số người sử dụng thẻ này là người có thu nhập cao, dùng để thanh toán các dịch vụ cao cấp như du lịch, hay du học nước ngoài, cho nên giá trị trung bình số dư bình quân cao hơn thẻ VIB Values. Cụ thể: Năm 2010 đạt 55,54 triệu đồng/thẻ, năm 2011 là 43,49 triệu đồng/thẻ, sang năm 2012 là 58,23 triệu đồng/thẻ. * Số dư tiền gửi bình quân trên mỗi thẻ Ta sẽ xem xét số dư tiền gửi bình quân trên mỗi thẻ, cho dễ hình dung hoạt động huy động qua thẻ của ngân hàng. Bảng 3.9: Số dƣ tiền gửi bình quân trên mỗi thẻ ĐVT: triệu đồng Loại thẻ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % Số lượng thẻ phát hành (số thẻ) 3.088 3.841 5.334 753 24,38 1.493 38,87 Số dư bình quân thẻ (triệu đồng) 24.787 34.098 50.500 9.311 37,56 16.402 48,10 Số dư bình quân /thẻ (triệu đồng) 8,03 8,88 9,47 0,85 10,60 0,59 6,65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 49 Nhìn lại vào dữ liệu số lượng thẻ tăng cộng thêm số dư bình bình quân thẻ cũng có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, từ năm 2011 tăng 37,56% so với năm 2010, năm 2012 tăng 48,10% so với năm 2011. Để từ đó ta rút ra được số dư bình quân trên mỗi thẻ của ngân hàng qua 3 năm cũng tăng, cụ thể như sau: Năm 2010 là 8,03 triệu đồng/thẻ, năm 2011 là 8,88 triệu đồng/thẻ, năm 2012 là 9,47 triệu đồng/thẻ. Qua đây ta thấy được rằng, số dư bình quân trên mỗi thẻ tăng tương đối đồng đều. Và nếu so với mức thu nhập bình quân của người dân Huế thì đây là 1 con số cao, đủ để đánh giá rằng tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ của chi nhánh đang diễn ra có hiệu quả. Các chương trình khuyến mãi được phổ biến rộng rãi như “Quẹt thẻ MasterCard nhận ngay quà tặng”, “Cất cánh dễ dàng cùng thẻ nội địa VIB Values” đã phát huy được vai trò nhất định của mình. Tiếp theo, để đánh giá hiệu quả huy động vốn qua tài khoản thẻ tác động như thế nào thông qua 2 chỉ tiêu sau: * Số dư tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ/tổng nguồn vốn huy động Bảng 3.10: Số dƣ tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ/tổng nguồn vốn huy động ĐVT: triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % Số dƣ tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ (1) 24787 34098 50500 9,311 37.56 16,402 48.10 Tổng nguồn vốn huy động (2) 162,933 246,360 177,186 83,427 51.20 -69,174 -28.08 Giá trị (1)/(2) 15.21% 13.84% 28.50% -1.37% -9.02 14.66% 105.92 * Số dư tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ/tổng tiền cho vay Bảng 3.11: Số dƣ tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ/tổng tiền cho vay ĐVT: triệu đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % Số dư tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ (1) 24787 34098 50500 9,311 37.56 16,402 48.10 Tổng tiền cho vay (2) 208,670 392,760 448,821 184,090 88.22 56,061 14.27 Giá trị (1)/(2) 11.88% 8.68% 11.25% -3.20% -26.91 2.57% 29.60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 50 Dựa bảng 3.11 ta thấy rằng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, số tiền huy động từ tài khoản thẻ chiếm giá trị tương đối cao. Cụ thể: năm 2010 chiếm 15,21%, năm 2011 chiếm 13,84%, năm 2012 chiếm 28,50%. Nguồn vốn huy động được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán hay từ giấy tờ có giá, trong đó thông thường nguồn vốn tạo từ tiền gửi thanh toán ít được các ngân hàng coi trọng do tính chất không ổn định và giá trị không nhiều. Do đó, đây có thể xem là một dấu hiệu tích cực. Qua bảng 3.12 thì ta thấy tỷ lệ số dư tiền gửi bình quân trên tài khoản thẻ/Tổng tiền cho vay trong 3 năm là tương đối thấp và ổn định, cụ thể: năm 2010 là 11,88%, năm 2011 là 8,68%, và 11,25% vào năm 2012. Vì đây là tiền gửi thanh toán, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên nó được xem là nguồn vốn bất định, rủi ro cao. Cho nên, tỷ lệ này được xem là an toàn khi ngân hàng sử dụng vào mục đích cho vay. Nhìn chung vào 2 bảng, ta thấy rằng nguồn vốn huy động qua thẻ đã phát huy giá trị trong hoạt động của chi nhánh. Giúp ngân hàng tăng nguồn vốn huy động với tỷ lệ số dư bình quân mỗi thẻ là trên 8 triệu đồng, lại được bổ sung với 1 tỷ lệ an toàn (dưới 11%) đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh diễn ra 1 cách bình thường. Vừa tiết kiệm được chi phí, lại góp phần tăng sức mạnh cho nguồn vốn tín dụng, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận cho mình. Như vậy, qua các năm 2010-2012, ta thấy rằng số lượng thẻ có xu hướng tăng và tương đối ổn định, trong đó thẻ VIB Values là chiếm ưu thế. Điều này là có lợi cho ngân hàng, vì nguồn vốn huy động qua tài khoản thẻ là nguồn vốn tốn ít chi phí lại tạo được doanh thu thông qua các dịch vụ liên quan. Bên cạnh đó, các hoạt động Marketing về thẻ được phổ biến một cách rộng rãi và mạnh mẽ, cho thấy hoạt động về thẻ của ngân hàng diễn ra rất có hiệu quả. Số dư tiền gửi bình quân qua các năm của ngân hàng liên tục tăng và chiếm giá trị cao trong cơ cấu huy động vốn, giúp ngân hàng sử dụng vào nguồn cho vay của mình. Chứng tỏ, nguồn huy động qua tài khoản thẻ đang phát huy được hiệu quả và là hướng đi đúng đắn cho ngân hàng khi tập trung vào nguồn vốn huy động tiềm năng này. 3.3 Ƣu điểm và một số vấn đề hạn chế của hoạt động huy động vốn qua tài khoản thẻ của Ngân hàng TMCP VIB Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 51 *Ƣu điểm: - Mặc dù dịch vụ thẻ tại VIB Huế được triển khai chậm hơn so với các ngân hàng khác, trình độ quản lý và nghiệp vụ của các chi nhánh trong hệ thống còn chưa đồng đều nhưng hoạt động kinh doanh thẻ đã nhanh chóng đi vào nề nếp, mang tính chuyên nghiệp cao hứa hẹn triển vọng phát triển, bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng thẻ cao, số dư bình quân ngày càng lớn. - Mặc dù chưa được đa dạng, nhưng ngân hàng cũng đã tập trung phát triển vào các sản phẩm thẻ thanh toán thông dụng hiện nay như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ trả trước VIB (Prepaid MasterCard), thẻ tín dụng quốc tế (VIB Chip MasterCard) để cung cấp dịch vụ thanh toán cho các đối tượng khách hàng đa dạng và nhiều nhu cầu trên thị trường. - Số lượng máy ATM trên địa bàn đã được chú trọng phát triển nhiều hơn, vào năm 2010 và năm 2011, số lượng máy ATM là 7 máy thì đến năm 2012 số lượng máy ATM đã được nâng cao lên 10 máy. Đây được xem là một tín hiệu khả quan, đem lại sự thuận tiện giúp cho khách hàng dễ dàng giao dịch các dịch thẻ do ngân hàng cung cấp. - Việc liên kết với tất cả các ngân hàng nội địa, giúp khách hàng có thể rút tiền bất cứ đâu tại tất cả các máy ATM nội địa, không chỉ riêng ngân hàng VIB, đã tạo một cái nhìn tích cực, thu hút rất nhiều sự chú ý đối với khách hàng, khi tạo được sự thuận tiện tối ưu đối với họ. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt trên thị trường thẻ tại Huế. - Ban điều hành VIB đã thành lập Khối kinh doanh thẻ nhằm đưa ra những những tầm nhìn chiến lược của ngân hàng cùng với đó là những quyết sách phát triển thị trường và thúc đẩy doanh số thẻ. Do đó, liên tục có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn được sản xuất ra cùng với nó là công tác truyền thông mạnh mẽ các sản phẩm này. Điều này không chỉ khiến cho khách hàng được hưởng sự chăm sóc tối ưu mà còn là 1 kênh hữu hiệu để quảng bá hình hảnh VIB vào nhận biết của thị trường. *Hạn chế: Là một ngân hàng đi sau trong lĩnh vực thẻ, tuy đã có những thành quả đáng khích lệ, song so với các ngân hàng khác và so với yêu cầu thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại VIB vẫn còn quá nhỏ bé, mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng và phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại VIB cho thấy một số hạn chế sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 52 - Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế. Các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng đa số chỉ tập trung tại các phố tuyến chính của TP.Huế mà không được trải rộng khắp các huyện hay thị xã trên địa bàn tỉnh, điều này khiến cho khiến cho hình ảnh của ngân hàng ít được người dân biết đến hơn các ngân hàng khác. Còn đối với dịch vụ thanh toán qua thẻ, do tham gia thị trường sau nên việc phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ là không dễ dàng. Hiện nay hầu hết, các siêu thị, khách sạn, các cửa hàng lớn tại các trung tâm thương mại đã ký hợp đồng đại lý chấp nhận thẻ với ACB, Vietcombank, cho nên việc thu hút các đơn vị này làm đại lý chấp nhận thẻ của VIB thật sự một điều khiến ngân hàng trăn trở rất nhiều. - Tuy đa dạng về các chương trình khuyến mãi nhưng việc quảng bá hình ảnh và các chương trình này của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Ngoài hình ảnh ngân hàng ở các chi nhánh khu vực Hai Bà Trưng, Đông Ba, Hùng Vương hay tại các máy ATM, thì dường như hình ảnh của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Khi hình ảnh của ngân hàng phổ biến rộng rãi hơn, thì sẽ được nhiều người biết đến hơn và sẽ tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhiều và hiệu quả hơn. Ví dụ như Vietinbank làm nhà tài trợ kim cương cho Năm du lịch quốc gia tại Huế, hay Eximbank có chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên năm 2011 tại trường Đại học kinh tế, Đây thực sự là một thiếu sót và điều mà ngân hàng cần học hỏi để phát triển tốt hơn. - Ngân hàng cần phát hành nhiều chủng loại thẻ dành cho khách hàng, tận dụng triệt để các môi trường hoạt động của khách hàng để có các loại thẻ cho phù hợp. Đa số các ngân hàng khác có nhiều hơn 3 loại thẻ mà ngân hàng hiện có. Vì thế muốn phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng đã có tên tuổi, ngân hàng cần tạo ra nhiều chủng loại thẻ hơn phù hợp với từng loại khách hàng, cung cấp các dịch vụ và thanh toán thẻ cho các đối tượng khách hàng đa dạng và các nhu cầu khác nhau trên thị trường. Nguyên nhân của những hạn chế: - Hầu hết người dân Việt Nam, cũng như người dân trên địa bàn nhìn chung gần như vẫn coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế trong thanh toán tiêu dùng, bên cạnh đó thường có thái độ thờ ơ, ngại khi tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 53 hay các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thẻ, với tâm lý sợ phiền vì nghĩ là phức tạp. Cho nên việc thanh toán qua ngân hàng ở nước ta chiếm tỷ lệ thấp là điều dễ hiểu (99% các khoản chi tiêu cá nhân được thanh toán bằng tiền mặt, trong đó thanh toán bằng tiền mặt chiếm 20 – 30% tổng phương tiện thanh toán). Vì thế việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ càng khó khăn, khi mà người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới cho dù nó tiện ích tới đâu. - Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đặc biệt là các ngân hàng lâu năm, có tên tuổi lớn trên thị trường. Hiện nay có hơn 40 ngân hàng tham gia vào lĩnh vực huy động vốn qua thẻ, trong đó có nhiều ngân hàng đã tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc. Do đó đã gây ra cho VIB nói riêng và các ngân hàng mới gia nhập thị trường nói chung một chướng ngại vật khá lớn, mà phải cần nhiều nỗ lực, trải qua nhiều khó khăn, ngân hàng mới có thể vượt qua được. - Đội ngũ cán bộ chưa thật sự chuyên sâu về thẻ, còn thiếu nhiều kiến thức so với yêu cầu. Với đội ngũ cán bộ thẻ của VIB Huế còn mỏng như hiện nay, việc phát triển dịch vụ thẻ tại VIB Huế gặp không ít khó khăn. Hiện nay, ngoài một số vị trí chủ chốt được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ, các cán bộ còn lại đều được tuyển dụng mới và chưa được đào tạo chuyên sâu và còn quá non nớt về kinh nghiệm. Việc huy động vốn qua thẻ nói riêng cũng như lĩnh vực kinh doanh thẻ nói chung là một lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi các cán bộ tinh thần học hỏi, vừa làm vừa tích lũy nhằm hướng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt của đất nước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 54 CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN QUA TÀI KHOẢN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - CHI NHÁNH HUẾ 4.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Huế. 4.1.1 Định hƣớng phát triển chung của chi nhánh Với mục tiêu là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Thừa Thiên Huế, chi nhánh đã đề ra định hướng phát triển cụ thể: - Bình dân hóa dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thẻ ATM - Đạt doanh số tiền trong tài khoản thẻ cao nhất. - Nằm trong tốp số ngân hàng có doanh số tiết kiệm cao nhất. - Trở thành ngân hàng thân thiện với mọi nhà tại Huế. Chi nhánh cũng ra sức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình. Nguồn vốn tăng trưởng cao và tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng đầu tư tín dụng. Song song với đầu tư vốn lưu động, Ngân hàng còn duy trì vốn đầu tư trung và dài hạn góp phần cải tiến cơ sở vật chất nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn thành phố Huế. 4.1.2 Định hƣớng phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh Chi nhánh ngân hàng đã đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, sang tạo hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng đã và đang xây dựng phát triển thương hiệu dịch vụ thẻ của mình trên thị trường trong nước cũng như khu vực. Mục tiêu kế hoạch cụ thể của chi nhánh trong thời gian tới đó là: - Tận dụng ngoại lực và tập trung mạnh vào những phân khúc thị trường còn bỏ ngõ để phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ. - Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ, khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, bên cạnh đó áp dụng công nghệ phát triển vào dịch vụ thanh toán thẻ. - Phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cường bảo mật, phòng tránh rủi ro, mất mát, gây mất uy tín ngân hàng đối với khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 55 - Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. - Tăng cường đầu tư nhân lực, bổ sung kiến thức về hoạt động phát triển dịch vụ thẻ, đảm bảo hoạt động huy động vốn qua thẻ phát huy có hiệu quả. - VIB Huế cần bổ sung những hoạt động từ thiện tới các vùng miền, tài trợ đối với các chương trình văn hóa nghệ thuật, giáo dục của sinh viên, hay lễ hội Festival của tỉnh, qua đó quảng bá hình ảnh thương hiệu tới đông đảo người dân. 4.2 Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Huế. Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn qua tài khoản thẻ, những vấn đề hạn chế của hình thức huy động đang trên đà phát triển như hiện nay, cùng với định hướng phát triển của ngân Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Huế. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn qua tài khoản thẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế - thành phố Festival của Việt Nam. 4.2.1 Mở rộng mạng lƣới máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn Hiện nay, mặc dù số lượng máy ATM trên địa bàn đã được cải thiện nhiều so với năm 2010 tăng từ 7 máy lên 10 máy vào năm 2012 nhưng hiện tại với số máy này là còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác như Vietcombank, Dong A bank, Agribank Vì vậy đòi hỏi VIB Huế cần có nhiều nổ lực để phát triển hệ thống máy ATM của mình. Nên tìm kiếm các địa điểm an toàn, thuận tiện cho người sử dụng, tránh đặt máy tại các khu vực thiếu ánh sang, khuất người tránh tình trạng cướp tiền, hay tách nghẽn giao thông, khó giao dịch. Nếu được thì nên có quan hệ tốt với UBND trong thành phố để dễ dàng đặt máy tại các khu vực đông người như các chợ Đông Ba, An Cựu hay các khu vực trường học, xí nghiệp hay cụm dân cư như khu quy hoạch Đại học Trường Bia, khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, An Cựu City, kèm theo đó là vấn đề an ninh như hệ thống camera theo dõi 24/24. Kèm theo đó là hệ thống máy lạnh tại các máy ATM, vì theo như khảo sát, một số máy ATM không có hệ thống máy lạnh, gây khó chịu cho khách hàng, làm mất hình ảnh của ngân hàng. Như các ngân hàng lớn có tên tuổi trên thị trường như Agribank hay Vietcombank đều có các bốt ATM đặt tại các huyện, nếu có Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 56 điều kiện hay mở rộng thị trường, ngân hàng cũng không nên bỏ qua các thị trường đầy triển vọng như thế này. Đi kèm với việc tăng cường số lượng máy ATM, vấn đề tiếp quỹ tiền mặt kịp thời và đầy đủ cũng cần được chú ý. Hoạt động này cần được triển khai đồng bộ, an toàn và đúng lúc, tránh tình trạng thiếu tiền cục bộ gây ách tắc, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tiếp theo đó là vấn đề an ninh, bảo mật và xử lý thông tin, hiện nay tình trạng nuốt thẻ, tai khoản bị trừ tiền nhiều hơn số đã rút xảy ra thường xuyên tại các ngân hàng gây tâm lý hoang mang và mất niềm tin đối với khách hàng, do đó không chỉ xử lý tốt về vấn đề thông tin mà còn đảm bảo quyền lợi của khách hàng nều có xảy ra chuyện. Để việc thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra tốt thì không chỉ một cá nhân hay tổ chức có thể thực hiện được mà còn cần sự chung tay của toàn hệ thông ngân hàng. Hiện nay, thì việc đặt các máy Pos của VIB Huế tại các đại lý đang gặp nhiều khó khăn, khó thuyết phục khách hàng từ chối các ngân hàng có tên tuổi để chấp nhận dịch vụ của ngân hàng mình. Tuy nhiên, với gần 50 máy đã đạt được cùng với việc kết nối thanh toán thẻ trong khối liên minh ngân hàng Smartlink kết hợp ứng dụng công nghệ của ngân hàng điện tử số một của Úc - Commonwealth Bank of Australia 6 thì việc nâng tầm sản phẩm này không phải là quá khó khăn. 4.2.2 Phát triển số lƣợng khách hàng Để cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, ngoài việc phát triển cơ sở vật chất thì việc quan tâm, chăm sóc đến khách hàng cũng cần được chú trọng. Chính sách ổn định khách hàng nhằm phát triển số lượng khách hàng với mục tiêu gia tăng tính trung thành cho khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới. Để chính sách này phù hợp và hiệu quả, VIB cần phải phân đoạn thị trường và xác định đối tượng khách hàng cụ thể của từng phân đoạn. - Với khách hàng truyền thống: Cần tiếp tục xây dựng quan hệ với các đối tác chiến lược là khách hàng lâu năm của VIB. Hiện nay một số cơ tổ chức đang sử dụng thẻ VIB Values để chi trả lương cho nhân viên như Trung tâm bảo tồn Di tích Huế, UBND phường Trường An, Trường tiểu học Chu Văn An, Nhà hát cung đình Huế, 6 Theo báo cáo năm 2010 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 57 góp phần tăng số lượng thẻ VIB Values lên rất nhiều. Đối với các khách hàng này, VIB cần có chính sách ưu đãi đặc biệt dưới hình thức khuyến mãi hay miễn phí phát hành thẻ cho thành viên mới, hay có ưu đãi khác khi khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Ngoài ra, cần phải luôn thăm hỏi, chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên như tặng hoa nhân ngày sinh nhật cho thủ trưởng các đơn vị đó, hay lễ kỷ niệm ngày thành lập tổ chức, cơ quan có như vậy VIB mới giữ được khách hàng đồng thời lưu giữ hình ảnh tốt trong mắt khách hàng, kiếm thêm khách hàng thông qua sự truyền miệng, mách bảo nhau của khách hàng cũ đối với khách hàng mới. - Với khách hàng chiến lược: Hiện nay khách hàng chiến lược của ngân hàng là các doanh nhân của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Đối với các khách hàng này, họ luôn cẩn thận và kỹ lưỡng, yêu cầu khá cao: luôn muốn được thuận tiện và được chăm sóc chu đáo trong mọi giao dịch của mình. Vì vậy, không chỉ để phát triển thêm số lượng khách hàng mới mà còn giữ chân được khách hàng cũ, ngân hàng cần phải chăm sóc tận tình. Giao phó khách hàng cho một nhân viên cụ thể, để dễ dàng liên lạc cũng như thăm hỏi và luôn theo dõi tình hình, bên cạnh đó phải có các chương trình khuyến mãi, đưa ra các mức phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác vì những vị khách hàng này nhận được sự chào mời từ các ngân hàng khác không phải là ít. - Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng cá nhân ,doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nhưng chưa có tài khoản, hay trong tương lai sẽ sử dụng dịch vụ thẻ khi có nhu cầu, bao gồm: người về hưu, giới tiểu thương, hay sinh viên các trường đại học trên địa bàn, Hiện này, việc tích hợp thẻ ATM và thẻ sinh viên hay thẻ công đoàn được các ngân hàng trên địa bàn ứng dụng rất nhiều, có thể kể đến ngân hàng Eximbank, ngân hàng Đông Á, Và đây cũng là một phương thức hữu hiệu mà ngân hàng VIB có thể học tập và ứng dụng nhằm nâng tầm vị thế của ngân hàng. 4.2.3 Giảm bớt số lƣợng thẻ “non active”7 Theo thống kê hiện nay, số lượng thẻ không hoạt động, thẻ “non-active” ở Việt Nam tương đối cao, khoảng 20-30% trong số thẻ đã phát hành. Trong khi con số này của VIB là khoảng 3%. Lý do, có nhiều ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc chiếm lĩnh thị phần nên đã không ngừng có các chiêu thức khuyến mãi như gửi tiết kiệm 7 Thẻ không hoạt động Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 58 được thẻ, miễn phí phát hành thẻ nên số lượng khách hàng cũng như số lượng thẻ phát hành liên tục tăng nhanh. Chính điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thẻ cũng như món hàng khuyến mãi, được ngân hàng tặng kèm khi sử dụng sản phẩm mà không hề tìm hiểu những tiện ích của nó. Khá nhiều chiếc thẻ bị bỏ xó, có khi một khách hàng có đến 3-4 thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau, gây một sự lãng phí lớn không chỉ gây tốn kém về tiền bạc, công nghệ và cả nguồn nhân lực, khi ngân hàng phải thống kê số lượng để duy trì và ổn định hoạt động thẻ và duy trì tài khoản cho khách hàng cho dù khách hàng có sử dụng thẻ hay không. Để gia tăng hiệu quả dịch vụ thẻ, giảm chi phí phát hành, quản lý cho các loại thẻ non active, VIB nên có các biện pháp sau đây: - Thứ nhất, kết hợp tổ chức phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, đem lại những lợi ích kinh tế như chiết khấu, giảm giá hay những khuyến mãi cho chủ thẻ. Rõ ràng, khách hàng sẽ thích sử dụng loại thẻ mang lại nhiều khuyến mãi hơn các loại thẻ khác không có khuyến mãi hay ít được khuyến mãi. Ví dụ, VIB Huế có thể liên kết với các siêu thị ở Huế như Coopmart hay Big C để chiết khấu cho khách hàng một lượng tiền nào đó thông qua việc giảm giá hay nhận quà tặng khi sử dụng thẻ của ngân hàng VIB để thanh toán khi có hóa đơn từ một giá trị nhất định trở lên. Điều này đã được các ngân hàng bạn như Vietinbank, LienVietPosbank, ứng dụng, chúng ta có thể học hỏi theo. - Thứ hai, hiện nay việc tích điểm thành viên đang diễn ra phổ biến hay các khu trung tâm mua sắm, siêu thị. Chúng ta cũng có thể ứng dụng cho riêng mình. Ví dụ như khách hàng sẽ được tặng 1 điểm cho mỗi ngàn đồng giao dịch. Từ số điểm tích lũy đó sẽ là căn cứ để khách hàng nhận được phần thưởng, có thể bằng tiền mặt hoặc phiếu mua hàng giảm giá, đối với phiếu mua hàng giảm giá, chúng có thể thương lượng với các cửa hàng mua sắm và giải trí lớn trên địa bàn như Lotteria, Ninomax, Khánh shyna, vừa quảng bá được hình ảnh cho đôi bên, khách hàng thì còn nhận được lợi từ chương trình. Điều này, giúp cho sự trung thành của khách hàng được tăng cao. - Thứ ba, đó là lợi ích về mặt tâm lý khi chủ thẻ thường cảm thấy thích thú khi sử dụng thẻ của các ngân hàng danh tiếng hay của những tổ chức thẻ toàn cầu. Chủ thẻ cảm thấy đằng cấp hơn khi sử dụng những chiếc thẻ danh tiếng này, nhất là đối với những người thường xuyên phải di chuyển hay công tác ở nhiều quốc gia. Ví dụ như Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 59 thẻ của các ngân hàng Citibank hay HSBC, Do đó, để thu hút thêm khách hàng, VIB phải giữ vững uy tín của mình trên thương trường, tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng quốc tế và tổ chức thẻ quốc tế, ứng dụng các công nghệ tiên tiến của ngân hàng liên kết để tăng vị thế của mình, để cho khách hàng thấy thẻ của VIB không thua gì các ngân hàng kể trên. 4.2.4 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng Đây được xem là một giải pháp quan trọng bởi vì hình thức huy động vốn qua thẻ là một kênh huy đông vốn rất tiềm năng, và nó vẫn đang trên đà phát triển, luôn được các ngân hàng chú trọng tới. Để ngân hàng giữ vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thì cần thiết phải đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hiện nay, các dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ nhu cầu của khách hàng không ngừng như máy thanh toán thẻ POS, Internetbanking, Telephone banking, ngân hàng trực tuyến, cùng với công nghệ phát triển vũ bảo như hiện nay thì những dịch vụ này được coi là một thế mạnh tạo nên nét riêng cho các ngân hàng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng Quốc tế Việt Nam nói chung và của chi nhánh Huế nói riêng đã từng bước đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng công nghệ chip8 trong thẻ VIB chip Mastercard để đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa và giảm rủi ro thẻ bị làm giả. Ngành ngân hàng là ngành ứng dụng công nghệ thông tin sớm, đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Một ngành dịch vụ ngân hàng đem lại khả năng cạnh tranh cao thì phải có tính phổ biến và khả năng tương tác cao nhưng lại luôn bị thách thức về an toàn bảo mật, rủi ro cao, không cho phép sai sót và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên , công nghệ ở đây không được thể hiện một cách phô trương, áp dụng không đúng mục đích gây lãng phí. Công nghệ ở đây phải hướng vào mục tiêu hoạt động của ngân hàng, và các dịch vụ đó phải đem lại tiện ích phù hợp cho khách hàng, nó không chỉ là một sản phẩm, công nghệ trang bị mà nó còn phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, thực tế kinh doanh để nó được phát huy có hiệu quả nhất. 8 Công nghệ này sử dụng bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ, khả năng lưu giữ thông tin lớn, có khả năng tính toán mật mã và tạo chữ ký điện tử, đồng thời giúp VIB Bank cập nhật thông tin thẻ mà không cần khách hàng phải mang thẻ đến ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 60 Nói cho cùng, vấn đề đổi mới công nghệ không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần cả một quá trình lâu dài kiên trì phát triển theo hướng tích cực một cách có lợi nhất. Vì vậy, chi nhánh cần mở rộng và phát triển không ngừng các loại hình dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng hơn nữa. Bên cạnh đó chi nhánh cần tập trung xây dựng một bộ phận chuyên về mảng công nghệ, đáp ứng các thắc mắc và sự cố xảy ra trong công việc không chỉ đối với nhân viên ngân hàng với nhau mà còn trong các giao dịch đối với khách hàng. 4.2.5 Đào tạo và củng cố hơn nữa nguồn nhân lực của ngân hàng Trong mắt của khách hàng thì nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng. Mọi cư xử, hoạt động của đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt và uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy mà công tác đào tạo và củng cố nguồn nhân lực của một ngân hàng là yếu tố cần thiết. Với cơ cấu 10% nhân viên là đội ngũ trên đại học, hơn 70% nhân viên ở trình độ đại học và dưới 20% là trung cấp, lao động phổ thông, Ngânh hàng VIB có một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, vững chuyên môn, đảm bảo tốt công việc của mình. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới và tiềm năng của hoạt động kinh doanh thẻ thì như vậy là chưa đủ. Trong hoạt động kinh doanh thẻ, chúng ta chưa có các chuyên gia hàng đầu, các cán bộ quản lý điều hành và các cán bộ nghiệp vụ ngoài trình độ ngoại ngữ tương đối phải có một trình độ kiến thức nhất định. Do vậy, để nâng cao chất lượng và số lượng phát hành thẻ cũng như huy đông vốn qua thẻ, VIB cần có những biện pháp, chính sách đầu tư cho nguồn nhân lực cả về lượng và về chất. Có thể cử cán bộ sang thực tập tại ngân hàng cổ đông Commonwealth Bank of Australia để học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ về công tác quản lý cũng như kiến thức về huy động vốn qua thẻ. Ngoài ra không thể thiếu các kế hoạch tuyển chọn gắt gao các sinh viên ra trường khối ngành kinh tế, đặc biệt là ngành Tài chính ngân hàng, kèm theo đó là các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những nhân viên thuộc các bộ phân dịch vụ NHBL: thẻ, tín dụng bán lẻ, dịch vụ thanh toán, Trong việc huy động vốn qua thẻ, các nhân viên giao dịch cũng góp phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng. Khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch, cần có sự Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 61 tiếp đón niềm nở, tận tình, chu đáo, nhân viên giao dịch có thể hướng dẫn cho khách hàng những tiện ích của các dịch vụ thanh toán thẻ với một thủ tục đơn giản nhất sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và mong muốn được sử dụng thẻ. Muốn vậy, ngân hàng cần mở các lớp đào tạo về cả chuyên môn lẫn tâm lý để mọi nhân viên đều có khả năng bắt tâm lý khách hàng, luôn tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, tin tưởng vào khách hàng. Đây là yêu tố quan trọng để khuyến khích, thu hút khách hàng. 4.2.6 Tăng thời gian duy trì số dƣ trong tài khoản thẻ: Huy động vốn qua tài khoản thẻ tức là các ngân hàng phải đặt ra một câu hỏi là làm sao có thể duy trì số dư có được của khách hàng trong tài khoản thẻ càng lâu càng tốt? Để có thể duy trì được số dư càng lâu cần có các chiến lược để giữ chân số tiền của khách hàng trong thẻ, khiến họ sử dụng nhưng không cần rút tiền ra ngoài. Hiện nay, dịch vụ thanh toán thẻ thay cho chi tiền mặt đang diễn ra khá mạnh, tại các siêu thị hay các trung tâm mua sắm. Ngoài việc đặt máy POS tại các đại lý mới mở thì chúng ta có thể liên kết với các ngân hàng bạn, để tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại bất cứ đâu, tại bất cứ của ngân hàng nào, vì hiện nay, các trung tâm mua sắm lớn hay siêu thị như Coopmart Huế, Big C Huế, đều đã được các ngân hàng lớn chiếm vị trí, do đó giải pháp này vừa giúp khách hàng thuận tiện, lại giúp ngân hàng giữ được số dư trong tài khoản được lâu. Một điều đáng lưu ý ở đây, để giải pháp này được phát huy tác dụng ngoài sự nỗ lực của ngân hàng, thì khách hàng cũng cần phải chung tay góp sức, chịu khó sử dụng cũng như chung tay góp sức phát huy tác dụng của dịch vụ thanh toán thẻ này, nhằm hướng tới một đất nước thanh toán không dùng tiền mặt. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 62 PHẦN III KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài  Tổng hợp lại một số lý thuyết về huy động vốn như khái niệm, các phương thức huy động, các nhân tố ảnh hưởng.  Phân tích tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng TMCP VIB Huế thông qua các chỉ tiêu như số lượng thẻ phát hành, thị phần máy ATM trên địa bàn, số dư tiền gửi bình quân.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng TMCP VIB Huế. 2.Hạn chế của đề tài.  Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nên tính chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào yếu tố chính xác của số liệu mà ngân hàng cung cấp.  Trong quá trình phân tích đặc biệt là các số liệu định tính, một số nhận định dựa trên quan sát và học hỏi thực tế từ chi nhánh, bên cạnh đó do thời gian thực tập ngắn và bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm nên những đánh giá còn mang tính chủ quan và chưa thật sự chính xác.  Một số chỉ tiêu được tác giả đã sử dụng 5 năm để phân tích, nhưng do chưa có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm nên một số chỉ tiêu vẫn dùng 3 năm để phân tích.  Đề tài chỉ dừng lại bằng việc phân tích số liệu thứ cấp của ngân hàng nhưng chưa đánh giá hiệu quả dựa trên hành vi khách hàng.  Do kinh nghiệm của tác giả về trình bày nghiên cứu khoa học không nhiều và còn non kém, kèm theo thời gian hạn hẹp nên việc trích dẫn nguồn không đúng quy chuẩn và hợp lý. Có một số lý thuyết tác giả tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau và tổng hợp lại. Vì thế mục tài liệu tham khảo của đề tài chỉ ghi tổng hợp lại chứ không cụ thể từng phần. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu 63 3.Hƣớng phát triển đề tài  Phân tích sâu hơn về tình hình huy động vốn qua tài khoản thẻ thông qua việc tổng hợp và phân tích số liệu từ các ngân hàng đối thủ để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn.  Tiến hành nghiên cứu hoạt động huy động vốn qua tài khoản thẻ thông qua các chỉ tiêu định tính bằng phương pháp điều tra cụ thể. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Phương Anh (2012), Chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Huế”, Trường Đại học Kinh tế Huế. 2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2003), Chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Lao động xã hội. 5. Võ Thị Diệu Minh (2010), Khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao khả năng huy động vốn qua tài khoản thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Huế. 6. Cao Thị Hoài Thương (2011), Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Kiên Long”, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 7. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê. Website 8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn 9. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 10. Trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp Tổng cục Thủy Lợi, 11. Ngân hàng Quốc tế, 12. Thư viện pháp luật, 13. Trang web tìm kiếm tổng hợp, www.google.com.vn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thị Bích Ngọc SVTH: Nguyễn Phan Hiếu PHỤ LỤC BIỂU KHUNG MỨC PHÍ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA (Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) STT Loại phí Mức phí (Chưa bao gồm thuế VAT) 1. Phí phát hành thẻ Từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ 2. Phí thường niên Từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm 3. Phí giao dịch ATM a) Vấn tin tài khoản (không in chứng từ) Nội mạng 0 đồng/giao dịch Ngoại mạng Từ 0 đồng đến 500 đồng/giao dịch b) In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản Nội mạng Từ 100 đồng đến 500 đồng/giao dịch Ngoại mạng Từ 300 đồng đến 800 đồng/giao dịch c) Rút tiền mặt Nội mạng Từ 01/03/2013 đến 31/12/2013: Từ 0 đồng đến 1.000 đồng/giao dịch Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014: Từ 0 đồng đến 2.000 đồng/giao dịch Từ 01/01/2015 trở đi: Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch Ngoại mạng Từ 0 đồng đến 3.000 đồng/giao dịch d) Chuyển khoản Từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch đ) Giao dịch khác tại ATM Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ 4. Phí dịch vụ thẻ khác Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_huy_dong_von_qua_tai_khoan_the_tai_ngan_hang_tmcp_quoc_te_viet_nam_chi_nhanh_hue.pdf
Luận văn liên quan