Phân tích tình hình sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng

Trong quá trình sử dụng vốn của mình việc công ty làm thất thu nguồn vốn của mình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thực hiện tài sản trong sản xuất kinh doanh giản đơn đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty phải thực hiện các giải pháp như: -Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích tránh lãng phí, phải quy định từng công việc cho người lao động sao cho nguồn vốn phải đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh. -Làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. -Tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại mà rủi ro mang lại. -Phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi đã tiến hành tốt công tác bảo toàn vốn, các công ty phải tìm nguồn vốn nhằm mở rộng nguồn tài trợ để tăng nguồn vốn kinh doanh thì câu hỏi đầu tiên của nhà quản trị tài chính là lấy nguồn ở đâu ra, phải dùng nó như thế nào cho hiệu quả. -Tín dụng nhà cung cấp.

docx73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 0.67 576 0.78 104 40.94 0.1 218 60.89 0.11 7.Các khoản phải trả, phải nộp khác 761 1.72 340 0.64 437 0.6 -421 -55.32 -1.08 97 28.53 -0.04 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 14 13.59 283 0.53 553 0.75 269 1921.43 -13.06 270 95.41 0.22 II.Nợ DH 4867 9.9 4848 8.36 14293 16.3 -19 -0.39 -1.54 9445 194.82 7.94 1.Vay và nợ DH 4501 92.48 4355 89.83 3000 20.99 -146 -3.24 -2.65 -1355 -31.11 -68.84 2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - - 10717 74.98 - - - 10717 - 74.98 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 365 7.52 492 10.15 576 4.03 127 34.79 2.63 84 17.07 -6.12 B.VCSH 28599 36.78 38815 40.1 80579 47.89 10216 35.72 3.32 41764 107.6 7.79 I.VCSH 28599 100 38815 100 80579 100 10216 35.72 0 41764 107.6 0 1. Vốn đtư của CSH 16900 59.09 16900 43.54 33800 41.95 0 0 -15.55 16900 100 -1.59 2. Thặng dư vốn CP 4439 15.52 4439 11.44 0 0 0 0 -4.08 -4439 -100 -11.44 3. Quỹ ĐTPT 2637 9.22 2967 7.64 646 0.8 330 12.51 -1.58 -2321 -78.23 -6.84 4. Quỹ DPTC 394 1.38 685 1.76 1082 1.34 291 73.86 0.38 397 57.96 -0.42 5. LNST 4227 14.79 13823 35.61 45050 55.91 9596 227.02 20.82 31227 225.91 20.3 TỔNG NV 77762 100 96791 100 168262 100 19029 24.47 0 71471 73.84 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2010-2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty Điện cơ Hải Phòng có xu hướng tăng dần lên qua 3 năm. Năm 2011 là 96.791 triệu đồng tăng 24,47% so với năm 2010, năm 2012 là 168.262 triệu đồng tăng 71.471 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng 73,84%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt dần lên và đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do tăng các khoản nợ phải trả cụ thể năm 2011 nợ phải trả của công ty tăng 8.812 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 17,92%, năm 2012 nợ phải trả tăng cao hơn lên tới 51,24% so với năm 2011. Ngoài ra còn do sự tăng thêm chủ sở hữu, năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 35,72% so với năm 2010 đến năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng 41.764 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng là 107,6%. - Nợ phải trả: Thấy nguồn vốn nợ phải trả của doanh nghiệp >50% như vậy cho thấy vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay. Trong đó nguồn vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ rất cao trong nợ phải trả cụ thể năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 91,64% trong tổng nợ phải trả tăng 19,94% so với năm 2010 và tiếp tuc đến năm 2012 tăng 38,14%. Nợ dài hạn của doanh nghiệp qua 3 năm lại có xu hướng biến động không cụ thể năm 2011 giảm 0,39% so với năm 2010, năm 2012 lại tăng đột ngột 194,82% so với năm 2011. Điều này cho thấy nợ phải trả tăng lên trong năm 2012 chủ yếu là do doanh nghiệp huy động tăng cường huy động vốn dài hạn giảm nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong thời gian này việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất đã hoàn thành vì thế mà doanh nghiêp không cần thiết vay vốn để đầu tư nữa mà đang bắt đầu tập trung vào các khoản vay dài hạn mang tính ổn định và đảm bảo hơn. - Vốn chủ sở hữu: Đây là khoản mục quan trọng nhất của doanh ngiệp cho ta biết khả năng tự chủ về sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm đều tăng, cụ thế năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty là 38.815 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,1% trong tổng nguồn vốn tăng 35,72% so với năm 2010, năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 47,89% trong tổng nguồn vốn tăng 107,6% so với năm 2011. Mục đích của việc tăng vốn chủ sở hữu này là mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng cường khả năng thu mua và gia công sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thi trường và điều quan trọng hơn nữa là đảm bảo tỷ lệ an toàn giữa nợ phải trả để tránh tình trạng mất khả năng chi trả và làm hiệu quả sử dụng vốn không cao. Với mức tỷ lệ như trên, ta có thể thấy cơ cấu vốn của công ty là khá hợp lý, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay mà công ty duy trì được mức tỷ lệ thế này là rất tốt. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần. Năm 2011 khả năng tự chủ của doanh nghiệp chỉ đạt 40,1% nhưng sang đến năm 2012 khả năng tự chủ tăng 47,89% như vây tăng 7.88%. Việc tự chủ về vốn, sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh và giảm được các khoản chi phí lãi vay tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định Vốn cố định Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± Tỷ lệ % ± Tỷ lệ % 1. Tài sản cố định 18.719 76,78 32.791 100 10.297 12,51 14.072 75,17 23,22 -22.494 -68,6 -87,5 - Nguyên giá 32.185 171,94 48.160 146,87 12.423 120,65 15.975 49,63 -25,1 -35.737 -74,2 -26.2 - Khấu hao (13.465) (71,94) (15.369) (46,87) (2.125) (20,65) -1.904 -14,14 25,07 13.244 86,17 26.2 2. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - 72.000 87,49 - - - 72.000 - 87,49 - Đầu tư vào công ty con - - - - 72.000 100 - - 72.000 - 100 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.660 23,22 - - - - -5.660 -100 -23,2 - - - TỔNG 24.380 100 32.791 100 82.297 100 8.411 34,5 0 49.506 150,97 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty qua 3 năm 2010-2012) Qua bảng phân tích trên ta thấy tài sản cố định của công ty biến động mạnh qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tài sản cố định là 32.791 triệu đồng chiếm 100% trong tổng vốn cố định của doanh nghiệp tăng 14.072 triệu tương ứng tăng 75,17% so với năm 2010. Đến năm 2012 tài sản cố định giảm xuống chỉ còn ở mức 10.297 triệu giảm 22.494 triệu ứng với tỷ lệ giảm là 68,6% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì nguyên giá giảm mạnh khấu hao lại tăng vào năm 2012, điều này chứng tỏ rằng công ty đang thanh lý nhượng bán một số tài sản của mình. Đầu tư tài chính dài hạn của công ty biến động mạnh vào năm 2012 tăng lên 72 tỷ chiếm 87,49% trong tổng vốn cố định của công ty. Đây là do trong năm 2012 công ty đầu tư vốn vào công ty con Công ty điện cơ Hải Phòng số 2, chi nhánh tại số 136 Lạch tray, Ngô Quyền, Hải Phòng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty mở rộng được quy mô kinh doanh và tăng lợi nhuận của mình trong những năm tới. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2010 là 5.660 triệu chiếm 23,22% trong tổng vốn cố định của doanh nghiệp, trong 2 năm 2011-2012 không có biến động thêm. Do năm 2010 công ty vẫn đang trong quá trình xây dựng chi nhánh như phân tích ở trên, đến năm 2011 công ty đã hoàn thành và bàn giao công trình đi vào hoạt động. Tóm lại, trong 3 năm 2010-2012 vốn cố định của công ty tập trung vào mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa, việc đầu tư xây dựng công ty con là một trong những chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, nhất là trong thời điểm mùa hè đang đến gần, gia tăng sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân là rất hợp lý. 2.2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/20120 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± % Tỷ trọng ± % Tỷ trọng I. Tiền 4139 7.75 700 1.09 2387 2.78 -3439 -83.09 -6.66 1687 241 1.69 1. Tiền mặt 4139 100 700 100 2387 100 -3439 -83.09 0 1687 241 0 III. Các khoản phải thu 12538 23.49 7095 11.09 13582 15.8 -5443 -43.41 -12.4 6487 91.43 4.71 1. Phải thu của khách hàng 11023 87.92 6437 90.73 13086 96.35 -4586 -41.6 2.81 6649 103.29 5.62 2. Trả trước cho người bán 1379 11 628 8.85 439 3.23 -751 -54.46 -2.15 -189 -30.1 -5.62 3. Phải thu khác 134 1.08 30 0.42 56 0.42 -104 -77.61 -0.66 26 86.67 0 IV. Hàng tồn kho 35712 66.9 55393 86.55 67959 79.06 19681 55.11 19.65 12566 22.69 -7.49 1. Hàng tồn kho 35712 100 55393 100 67959 100 19681 55.11 0 12566 22.69 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 992 1.86 809 1.26 2034 2.37 -183 -18.45 -0.6 1225 151.42 1.11 1. Chi phí trả trước 57 5.75 33 4.08 119 5.85 -24 -42.11 -1.67 86 260.61 1.77 2. Thuế GTGT được khấu trừ 935 94.25 776 95.92 1910 93.9 -159 -17.01 1.67 1134 146.13 -2.02 3. TSNH khác - - - - 4 0.25 TỔNG 53382 100 64000 100 85964 100 10618 19.89 0 21964 34.32 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2010-2012) Qua bảng phân tích trên cho thấy: Tổng vốn lưu động của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng dần. Vốn lưu động của công ty năm 2011 là 64000 triệu tăng 10618 triệu tương ứng tăng 19,89% so với năm 2010, đến năm 2012 là 85964 triệu tăng 21964 triệu ứng với tỷ lệ tăng là 34,32% so với năm 2011. Do vốn hàng tồn kho tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2011 vốn hàng tồn kho là 55393 triệu đồng chiếm 86,55% tăng 55,11% so với năm 2010, năm 2012 vốn hàng tồn kho tăng nhẹ là 67959 triệu tương ứng tăng 12566 triệu ứng với tỷ lệ tăng 22,69% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng vốn của công ty đang bị ứ đọng, lãng phí trong việc sử dụng vốn, làm nảy sinh các chi phí trả trước ngắn hạn phải chi như việc công ty mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ cho công ty con. Sau vốn hàng tồn kho là vốn phải thu cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, năm 2011 là 7095 triệu chiếm 11,09% so với tổng vốn lưu động của công ty, giảm 43,41% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 khoản mục này tăng gần như gấp đôi là 91,93% tương ứng tăng 6487 triệu đồng so với năm 2011. Do trong năm 2011 các khoản nợ của khách hàng đến hạn, công ty thu hồi được nợ làm giảm các khoản phải thu, nhưng đến năm 2012 do hoạt động tiêu thụ chậm công ty thực hiện bán chịu và chính sách trả chậm để thu hút khách hàng làm tăng các khoản phải thu. Chính sách này đã làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty trong năm, mức phải thu ở mức hiện tại của công ty là khá ổn trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, việc tiêu thụ hàng hóa kém. Vốn bằng tiền của công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn 10%, trong đó có năm 2010 là 7,75% gần mức tiêu chuẩn. Năm 2011 là 1,09%, năm 2012 là 2,78% điều này chứng tỏ công ty dự trữ quá ít tiền, việc này làm công ty rất khó khăn trong các hoạt động thanh toán cần tiền. Nguyên nhân là do vốn hàng tồn kho và phải thu tăng cao vì vậy công ty cần cải thiện công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm trong năm tới, điều đó là cần thiết để tăng mức dự trữ tiền của mình. Vốn lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động sự biến động của khoản mục này không làm ảnh hưởng nhiều tới vốn lưu động. Tóm lại, công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, vốn hàng tồn kho và phải thu tăng cao chưa có biện pháp để cải thiện. Mức dự trữ tiền chưa hợp lý sẽ gây khó khăn lớn cho công ty nhất là khi cần thanh toán bằng tiền mặt. Công ty nên cơ cấu lại và có biện pháp hợp lý hơn trong công tác quản lý cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 2.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ± % ± % 1. DTT 140.685 163.220 215.224 22.535 16,02 52.004 31,86 2. ∑NVbq 65.650 87.277 126.527 21.627 32,94 39.250 44,97 3. LNST 6.406 13.784 14.124 7.378 115,17 340 2,47 4. Hiệu suất VKD (1) : (2) 2,14 1,87 1,7 -0,27 -12,62 -0,17 -9,09 5. Hàm lượng VKD (2) : (1) 0,47 0,53 0,59 0,06 12,77 0,06 11,32 6. Hiệu quả về lợi nhuận ròng của VKD (3) : (2) 0,098 0,158 0,112 0,06 61,22 -0,046 -29,1 Hiệu suất vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2011 là 1,87 có nghĩa là năm 2011 công ty bỏ ra 1 đồng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 1,87 đồng doanh thu, giảm 0,27 đồng tương ứng giảm 12,62%, đến năm 2012 công ty cũng bỏ ra 1 đồng vốn nhưng chỉ thu được có 1,7 đồng doanh thu, giảm 0,17 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 9,09% so với năm 2011. Do tốc độ tăng của nguồn vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, điều này chứng tỏ hiệu suất vốn kinh doanh trong năm 2011 và 2012 chưa tốt bằng năm 2010. Hàm lượng vốn kinh doanh năm 2011 là 0,53 có nghĩa là trong năm 2011 để có 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0,53 đồng vốn tăng 0,06 tương ứng tăng 12,77% so với năm 2010. Năm 2012 cũng để có 1 đồng doanh thu nhưng công ty phải bỏ ra nhiều hơn là 0,59 đồng vốn tăng 0,06 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 11,32% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tổng vốn. Chứng tỏ rằng hàm lượng vốn kinh doanh qua 3 năm phân bổ chưa tốt, hiệu quả sử dụng tổng vốn đang giảm dần. Hiệu quả về lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh năm 2011 là 0,158 lần có nghĩa là trong năm 2011 một đồng vốn kinh doanh đem lại 0,158 đồng lợi nhuận cho công ty, tăng 0,06 đồng tương ứng tăng 61,22% so với năm 2010. Năm 2012 công ty cũng bỏ ra 1 đồng vốn nhưng chỉ thu về được 0,122 đồng lợi nhuận cho công ty, giảm 0,046 đồng ứng với tỷ lệ giảm 29,1% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh tăng 115,17% so với năm 2010, trong khi đó đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế bắt đầu tăng chậm chỉ còn tăng ở mức 2,47% so với năm 2011, bên cạnh đó thì tổng vốn qua 3 năm vẫn tăng đều và khá cao nên đã làm hệ số này biến động chậm lại. Qua đó, ta thấy rằng hiệu quả về lợi nhuận ròng của công ty năm 2011 là khá tốt nhưng đến năm 2012 thì đã giảm sút nhẹ, công ty đang trên đà giảm dần, vì thế công ty cần có các biện pháp tích cực hơn để tăng lợi nhuận trong những năm tới. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty đang có dấu hiệu đi xuống và còn kém hiệu quả. Công ty cần có các biện pháp mạnh để tăng cường hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hết sản phẩm còn đang tồn kho để tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận công ty. 2.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ± % ± % 1. VCĐbq 16.218 57.544 28.586 41.326 254,82 -28.958 -50,32 2. DTT 140.685 163.220 215.224 22.535 16,02 52.004 31,86 3. TSCĐ 18.719 32.791 10.297 14.072 75,17 -22.494 -68,6 4. Nguyên giá TSCĐbq 34.535 40.173 30.292 5.638 16,33 -9.881 -24,6 5. LN thuần 8.477 16.482 12.689 8.005 94,43 -3.793 -23,01 6. LNST 6.406 13.784 14.124 7.378 115,17 340 2,47 8. Hàm lượng VCĐ (1) : (2) 0,12 0,35 0,13 0,23 191,67 -0,22 -62,86 9. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (6) : (1) 0,395 0,24 0,245 -0,155 -39,24 0,005 2,08 10. Hệ số đổi mới TSCĐbq (3) : 4) 0,54 0,82 0,34 0,28 51,85 -0,48 -58,54 11. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (2) : (4) 4,07 4,06 7,1 -0,01 -0,25 3,04 74,88 12. Mức hao phí TSCĐ (4) : (2) 0,245 0,246 0,141 0.001 0,41 -0,105 -42,68 13. Suất sinh lợi của TSCĐ (5) : (4) 0,25 0,41 0,42 0,16 64 0,01 2,44 Hàm lượng vốn cố định qua 3 năm biến động không đều, cụ thể năm 2011 là 0,35 có nghĩa là trong năm 2011 để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty cần bỏ ra 0,35 đồng vốn cố định tăng 0,23 đồng tương ứng tăng 191,67% so với năm 2010, đến năm 2012 cũng để tạo ra 1 dồng doanh thu nhưng công ty chỉ phải mất 0,13 đồng vốn cố định giảm 0,22 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 62,86% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 tốc độ tăng của vốn cố định tăng qua nhanh so với tốc đọ tăng của doanh thu thuần, bên cạnh đó năm 2012 vốn cố định lại giảm trong khi doanh thu thuần vẫn tăng. Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2012 đang có dấu hiệu tốt hơn năm 2011, công ty cần duy trì hơn nữa mức cải thiện này. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2011 là 0,24 có nghĩa là trong năm 2011 một đồng vốn cố định bình quân mang lại cho công ty được 0,24 đồng lợi nhuận thuần giảm 0,155 đồng tương ứng giảm 39,24% so với năm 2010, đến năm 2012 tỷ suất này tăng nhẹ lên mức 0,245 đồng tương ứng tăng 2,08% so với năm 2011. Tuy nhiên qua 3 năm thì tý suất này vẫn còn khá thấp lại có xu hướng giảm, cho thấy rằng suất sinh lợi của vốn cố định trong 3 năm qua chưa tốt. Hệ số đổi mới tài sản cố định qua 3 năm biến động không đều, năm 2011 là 0,82 tăng 0,28 lần tương ứng tăng 51,85% so với năm 2010; đến năm 2012 hệ số này lại giảm xuống chỉ còn 0,34 lần giảm 0,48 lần ứng với tỷ lệ giảm 58,54% so với năm 2011. Qua cả 3 năm ta thấy hệ số này còn ở mức thấp chứng tỏ rằng tài sản cố định mới không được đầu tư nhiều, năng lực sản xuất không có sự tiến bộ. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 là 4,06 có nghĩa là 100 đồng tài sản cố định năm 2011 tham gia tạo ra được 4,06 đồng doanh thu thuần giảm 0,01 đồng tương ứng giảm 0,25% so với năm 2010; đến năm 2012 hiệu suất này tăng lên đáng kể ở mức 7,1 lần tăng 3,04 đồng ứng với tỷ lệ tăng 74,88% so với năm 2011. Do doanh thu thuần năm 2012 tăng mạnh trong khi nguyên giá tài sản cố định bình quân lại giảm đã tạo điều kiện hiệu suất này tăng đáng kể. Thông qua đó ta thấy rằng trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp hiện đã có cải thiện tốt trong năm 2012 vừa qua, công ty cần nỗ lực hơn để có thể tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cố định tốt hơn nữa trong năm tới. Mức hao phí tài sản cố định đang có xu hướng giảm dần qua 3 năm, năm 2011 là 0,246 lần tăng nhẹ 0,001 lần tương ứng tăng 0,41% so với năm 2010, đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 0,141 lần giảm 0,105 lần ứng với tỷ lệ giảm là 42,68% so với năm 2011, đây là dấu hiệu tốt cho công tác quản lý chi phí cố định của công ty trong năm 2012. Chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đang được cải thiện khá hiệu quả. Suất sinh lợi của tài sản cố định qua 3 năm có xu hướng tăng dần đều, cụ thể năm 2011 là 0,41 lần có nghĩa là trong năm 2011 một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì mang lại 0,41 đồng lợi nhuận thuần tăng 0,16 đồng tương ứng tăng 64% so với năm 2010; đến năm 2012 tỷ suất này đã tăng nhẹ nên mức 0,42 đồng tăng 0,01 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 2,44%. Tuy có xu hướng tăng nhưng tỷ suất này vẫn còn thấp, tốc độ tăng của lợi nhuận còn chậm, suất sinh lợi của tài sản cố định chưa cao. Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tuy có dấu hiệu tăng tích cực hơn nhưng vẫn còn thấp và chưa thực sự hiệu quả. Công tác sử dụng cũng như quản lý vốn cố định của công ty còn gặp nhiều khó khăn, để có thể tăng lợi nhuận trong năm tới công ty cần có các biện pháp cụ thể và tác động mạnh hơn nữa góp phần tăng doanh thu và tăng hiệu qủa sử dụng vốn cố định của mình. 2.2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ± % ± % 1. DTT 140.685 163.220 215.224 22.535 16,02 52.004 31,86 2. VLĐbq 49.432 58.691 74.982 9.349 18,91 16.291 27,76 3. Lãi thuần 8.541 18.379 18.832 9.838 115,19 453 2,46 4. Vòng quay vốn lưu động (1) : (2) 2,85 2,78 2,87 -0,07 -2,46 0,09 3,24 5. Kỳ luân chuyển VLĐ (360) : (4) 126,32 129,5 125,44 3,18 2,52 -4,06 -3,14 6. Mức đảm nhiệm VLĐ (2) : (1) 0,351 0,36 0,348 0.009 2,56 -0,012 -3,33 7. Hiệu quả sử dụng VLĐ (3) : 2) 0,17 0,31 0,25 0,14 82,35 -0,06 -19,35 Vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2011 là 2,78 vòng, có nghĩa là trong năm 2011 vốn lưu động của công ty quay được 2,78 vòng tương ứng với tốc độ luân chuyển 129,5 ngày trong năm, giảm 0,07 vòng ứng với tỷ lệ giảm 2,46%, đến năm 2012 vòng quay vốn lưu động đã tăng lên là 2,87 vòng tương ứng với kỳ luân chuyển là 125,44 ngày tăng 0,09 vòng ứng với tỷ lệ tăng 3,24% so với năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong 3 năm vừa qua đang có dấu hiệu tốt dần, nhất là năm 2012 có số vòng quay đạt mức cao nhất 2,87 vòng/năm. Mức đảm nhiệm vốn lưu động qua 3 năm có xu hướng giảm dần đều, mức cao nhất là năm 2011 đạt 0,36 lần, có nghĩa là trong năm 2011 để có 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 0,36 đồng vốn lưu động tăng 0.009 tương ứng tăng 2,56% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 cũng để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty chỉ phải bỏ ra 0,348 đồng vốn lưu động giảm 0,012 đồng ứng với tỷ lệ giảm 3,33% so với năm 2011. Do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2012 công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn các năm trước, làm tăng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của mình. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong 3 năm qua biến động không đều, cụ thể năm 2011 là 0,31 lần tăng 0,14 lần tương ứng tăng 82,35% so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 mức hiệu quả này giảm xuống chỉ còn là 0,25 lần giảm 0,06 ứng với tỷ lệ giảm 19,35%. Đây là do sự biến động không đều của lãi thuần, năm 2012 lãi thuần chỉ tăng ở mức 2,46% trong khi vốn lưu động bình quân vẫn tăng ở mức ổn định hơn là 27,76%. Chỉ tiêu này tuy giảm vào năm 2012 nhưng so với năm 2010 vẫn cao hơn, cho thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động bỏ ra của công ty còn thấp, chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần có các biện pháp tích cực trong việc tăng lợi nhuận như tiêu thụ sản phẩm tránh tồn kho, hạn chế và quản lý tốt chi phí điều đó sẽ giúp công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Tóm lại qua phân tích trên, cho thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thất sự tốt. Tuy trong năm 2012 đã có những bước tiến tích cực hơn năm 2011 nhưng vẫn còn những hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm và quản lý chi phí làm tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận còn chậm, vòng quay vốn thấp cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao. 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong sử dụng vốn của công ty 2.3.1. Những hạn chế trong hiệu quả sử dụng vốn Qua phận tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. - Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu tuy qua các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty. Trong thị trường, mặc dù công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào công ty con nhưng như vậy còn quá ít, hơn nữa việc sửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó còn tồn tại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không làm đúng năng lực của mình. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty vẫn còn phải đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này. Thứ hai, công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, vốn hàng tồn kho và phải thu tăng cao chưa có biện pháp để cải thiện. Mức dự trữ tiền chưa hợp lý sẽ gây khó khăn lớn cho công ty nhất là khi cần thanh toán bằng tiền mặt. Công ty nên cơ cấu lại và có biện pháp hợp lý hơn trong công tác quản lý cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Thứ ba, qua phân tích trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty đang có dấu hiệu đi xuống và còn kém hiệu quả. Công ty cần có các biện pháp mạnh để tăng cường hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hết sản phẩm còn đang tồn kho để tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận công ty. Thư tư, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tuy có dấu hiệu tăng tích cực hơn nhưng vẫn còn thấp và chưa thực sự hiệu quả. Công tác sử dụng cũng như quản lý vốn cố định của công ty còn gặp nhiều khó khăn, để có thể tăng lợi nhuận trong năm tới công ty cần có các biện pháp cụ thể và tác động mạnh hơn nữa góp phần tăng doanh thu và tăng hiệu qủa sử dụng vốn cố định của mình. Thư năm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thất sự tốt. Tuy trong năm 2012 đã có những bước tiến tích cực hơn năm 2011 nhưng vẫn còn những hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm và quản lý chi phí làm tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận còn chậm, vòng quay vốn thấp cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao. 2.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế - Để tìm hiểu kỹ hơn những hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty chúng ta nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó. 2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất: Do trình độ chuyên môn của công ty còn nhiều hạn chế như mức độ hiên đại trong trang bị máy móc có thể coi là hiện đại nhưng với trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân so với các công ty khác không thể bằng họ được, đội ngũ cán bộ đa phần là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm người của tầng lớp cán bộ đi trước, mặc dù có nhiều sáng kiến mạnh dạn đầu tư. Nhưng bước đi thì chưa chắc chắn tính toán chưa kỹ càng .Giữa nhân công và máy móc cho hợp lý , số lượng đội ngũ cán bộ gửi đi đào tạo thêm còn ít. Cần phải nâng cao thêm cho phù hợp. - Thứ hai: Bên cạnh về nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, các thông tin còn ít, trong khi hàng tồn kho lớn nhà máy mở chiến dịch quảng cáo chưa rầm rộ như chi phí quảng cáo trên các tuyến đường. Mà chưa quảng cáo nhiều trên báo chí, tivi , mà đây là những chương trình thu hút nhiều khách hàng nhất. - Thứ ba: Hơn nữa tính cân đối của công ty chưa cao, tính cân đối giữa vốn, thiết bị, công nghệ và con người tạo ra sản phẩm chất lượng còn có sự chênh lệch lớn. 2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất: Do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh , nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, lượng hàng tồn kho ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy. Trong tương lai khi mà đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với công ty là rất lớn. Việc nhà nước ban hành một số văn bản thuế, luật doanh nghiệp, hướng dẫn hoạt động kinh doanh đã có nhiều tiến bộ hơn song vẫn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết. Việc sửa đổi bổ xung các thông tư nghị định, dự thiếu đồng bộ trong các văn bản trở thành rào cản đối với công ty. - Thứ hai: Về việc ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhà nước trong việc ưu đãi cho các doanh nghiệp còn chưa rõ ràng như vậy đã gây cho công ty nhiều bất cập trong việc xác định thuế thu nhập được miễn giảm như thế nào. - Thứ ba: Do hệ thống ngân hàng của nước ta chưa phát triển. Nên việc thanh toán vẫn chưa phổ biến chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh đảm bảo và an toàn . Vì vậy mà ngân hàng vẫn chưa nắm bắt đầy đủ những thông tin về khách hàng của mình từ đó dẫn đến độ tin cậy với khách hàng không cao .Việc quy định thuế xuất chưa thống nhất, với sản phẩm này nếu ở miền nam thì quy định một mức thuế còn ở miền bắc thì một mức thuế khác. Vì vậy các chính sách của nhà nước đã tác động tới công ty, gây khó khăn cho công ty. Trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của mình. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà nước đang tiến hành các chính sách tự do hóa thương mại để hoà nhập vào khu vực và trên thế giới như triển khai hiệp định thương mại Việt -Mỹ, tham gia vào khu mậu dịch tự do châu á (AFTA). Trong năm tới nước ta đang từng bước hoàn thiện các chính sách tình hình kinh tế để ra nhập tổ chức WTO ( tổ chức thương mại thế giới). Chính vì nhà nước mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài, kéo theo đó là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa nhà nước khuyến khích đầu tư nên các công ty mới xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này tạo ra cơ hội nhưng cũng gây ra thách thức cho công ty. Vì vậy công ty đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được trong thới gian tới như sau: -Mục tiêu ngắn hạn: Bước sang năm 2013 Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công ty đề ra những mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới. Cụ thể: mức doanh thu thuần phải đạt 500.000 triệu đồng, tức tăng 285.000 triệu đồng so với năm 2012. Mức lợi nhuận mà công ty đề ra trong năm 2013 là trên 50 triệu đồng. Mặc dù mục tiêu đề ra cho công ty là tương đối cao trong tình hình thị trường đang cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy công ty cần phải cố gắng hết mình, mặc dù mục tiêu đặt ra như vậy là rất cao nhưng với tiềm lực của mình cùng đội ngũ cán bộ trẻ trung đầy khí thế thì mục tiêu đặt ra có thể đạt được. -Mục tiêu dài hạn: Bên cạnh mục tiêu ngắn hạn mà công ty đặt ra cho năm 2013, công ty phải đặt ra những mục tiêu dài hạn cho những năm tiếp theo. Để đi đến thành công bằng con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất các mục tiêu đề ra: +Đẩy mạnh công tác quảng cáo, công tác thị trường. +Xây dựng mạng lưới thông tin trên thị trường. +Mở rộng thêm các chi nhánh trong nước và tiến tới thâm nhập ra nước ngoài. +Xây dựng các kho chứa và bảo quản hàng hóa hiện đại và đa năng. +Mở rộng hoạt động kinh doanh, thị trường bán sản phẩm. +Tuyển chọn và đào tạo thêm các chuyên viên có năng lực để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô hoạt động của công ty. +Mua sắm thêm các máy móc hiện đại để phù hợp với tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 3.2.1. Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định TSCĐ đối với một doanh nghiệp đặc biệt đối với doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng nó chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả. Do đó trong thời gian tới công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: - Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác. - Ngoài ra công ty phải đầu tư chiều sâu tài sản cố định. Qua 4 năm hoạt động nhìn chung tài sản cố định có xu hướng giảm dần, mặc dù công ty đã đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định hiện đại, tân tiến của thời đại. Nhưng công ty chưa quan tâm tới phân loại tài sản cố định đã khấu hao nay đã giảm năng lực sản xuất. Cứ như vậy năng lực sản xuất của công ty sẽ giảm dần. Vì vậy công ty cần mua sắm thêm nữa tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất cho công ty. Công ty cần phải tăng tỷ trọng tài sản cố định lên nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, chuyên chở và bảo quản sản phẩm. Muốn làm được điều này công ty cần phải tăng cường quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận của mình. - Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của từng công ty. Bên cạnh đó công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá trực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản. Như tài sản đem nhượng bán phải được đem thông báo công khai và phải tổ chức bán đấu giá. Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của công ty. - Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tiến hành mua bảo hiểm TSCĐ. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn vô hình lớn, công ty cần áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tính toán lựa chọn đổi mới tài sản cố định một cách tối ưu, để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm. Như vậy về tài sản cố định công ty cần phải tìm cho mình phương pháp tính mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn, có những biện pháp xử lý kịp thời những tài sản lỗi thời, mất giá qua quá trình sử dụng. 3.2.2. Giải pháp về vốn lưu động 3.2.2.1. Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động Công ty xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động hiệu quả cần thực hiện các biện pháp như: - Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ: đối với kế hoạch kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đề rất quan trọng, nó là nền tảng, là sự khởi đầu để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cần xây dựng kế hoạch như xác định, định hướng về nhu cầu vốn mà công ty cần. Đây là cơ sở để công ty tiến hành xác định các hạn mức tín dụng vay được, phải được tiến hành kịp thời và chính xác. -Mức hao phí thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua của công ty cần phải định mức rõ ràng. Từ đó công ty định hình được mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay. Từ đó công ty có kế hoạch phù hợp để huy động vốn cho kịp thời và hiệu quả. -Yếu tố cuối cùng của công tác kế hoạch không kém phần quan trọng đó là năng lực, trìng độ quản lý của công ty. Một công ty có huy động vốn và kế hoạch thực hiện tốt mà năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cũng trở nên không có ý nghĩa. Công ty cần căn cứ cụ thể vào các năm qua từ đó mới có biện pháp nhằm nâng cao khâu quản lý lên. Thực hiện công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố chủ quan; khách quan sẽ giúp công ty đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn kinh doanh của mình. 3.2.2.2. Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ Theo số liệu bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm hoạt động của mình. Thì chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù không bằng các khoản phải thu. Nó chiếm vị trí thứ hai trong nguồn vốn lưu động và có sự tăng lên qua các năm. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho qua các năm vẫn tăng lên là do một số nguyên nhân như tình hình làm ăn của công ty bị nhiều đối thủ cạnh tranh chèn ép, nên việc tiêu thụ hàng hoá chậm. Vì chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đang dang dở lại tăng lên. Hàng tồn kho tăng lên như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến tính lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty. Bởi vậy công ty cần giảm hàng tồn kho là điều cấp bách cần phải làm ngay. Công ty cần áp dụng một số biện pháp như: Đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường ra khắp các tỉnh thành trên cả nước như thiết lập các đại lý, chi nhánh ở mỗi vùng của đất nước. Công ty nên tham gia vào các hội trợ lớn vì ở đây là nơi tập trung nhiều công ty lớn có uy tín, nhằm học hỏi và tìm hiểu thị trường, tăng thương hiệu của mình trong con mắt khách hàng. Ngoài ra công ty cần đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại, có chế độ thưởng phạt phân minh để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm ăn nhiệt tình, hăng xay; có chính sách ưu đãi cho khách hàng tiêu dùng hàng hóa của công ty thường xuyên. Cần chuyên môn hoá vào một số sản phẩm để tạo ưu thế riêng cho mình. Công ty cần lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, có thể kiểm kê và ghi giảm giá hàng tồn kho và sau đó phân bổ dần vào chi phí. Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường bằng việc đầu tư mua sắm thêm các máy móc hiện đại để phân tích thị trường biến đổi ra sao, cần thiết lập một bộ phận chuyên về thu thập các thông tin trên thị trường nhằm tìm ra thị hiếu của khách hàng để có kế hoạch sản xuất kinh doanh những mặt hàng thoả mãn thị hiếu ấy chứ không phải sản xuất những mặt hàng mình đang có. Xây dựng chất lượng ISO cho tất cả các sản phẩm của công ty. Muốn sản phẩm tiêu thụ nhanh thì sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, thích ứng nhanh. Vì vậy cần phải xây dựng tiêu chuẩn ISO. Đó là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, dưới con mắt của khách hàng trong và ngoài nước có cái nhìn thiện cảm đầy ngưỡng mộ. Bên cạnh đó công ty tăng cường kiểmchất lượng sản phẩm của mình, không chỉ kiểm tra sản phẩm ban đầu sản xuất mà cần phải kiểm tra từ khâu đầu vào cho đến đầu ra sao cho đảm bảo được chất lượng hàng hóa luôn đạt tiêu chuẩn cao. 3.2.2.3. Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản Bất kỳ một công ty nào muốn tối đa hóa lợi ích sinh lời cần tiết kiệm chi phí trong quá trình mua bán hàng hóa. Để làm được điều này công ty phải xây dựng cho mình một kế hoạch bằng cách thiết lập một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, có năng lực và lòng nhiệt tình, am hiểu thị trường có thể tiếp cận với nhà cung cấp một cách có lợi nhất để có thể mua được hàng thật, nhanh, tránh được những chi phí không hợp lý như phải mua hàng qua tay một nhà cung cấp khác, tránh được tình trạng mua hàng giả. Công ty phải tiến hành các bước sau: Trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty phải liên tục đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ bằng cách đào tạo trực tiếp tại công ty hoặc gửi đến các dơn vị đào tạo, hay gửi ra nước ngoài học tập lấy kinh nghiệm về phục vụ cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần mở rộng thị trường lựa chọn nhà cung cấp. Từ đó tiết kiệm được khoản chi phí về giá cả, chất lượng hàng hoá khi qua tay gián tiếp một bạn hàng khác. Công ty cần giữ mối quan hệ lâu dài và uy tín với các nhà cung ứng trên thị trường để từ đó được hưởng chiết khấu, giảm các chi phí không cần thiết, đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng. Tiết kiệm được chi phí lưu thông. Mặc dù công ty có các phương tiện vận tải tiên tiến thế nhưng chưa đủ. Nền kinh tế thị trường thường cần các phương tiện vận chuyển, các thiết bị tốt, đảm bảo an toàn, tổ chức hợp lý sự vận động của hàng hóa, giảm sự vận chuyển loanh quanh không có phương hướng. Vì vậy công ty không chỉ dựa vào nguồn nội lực sẵn có của mình mà phải biết dựa vào các tác động bên ngoài như việc chi phí đi thuê phương tiện vận chuyển trong bán và mua hàng hóa. 3.2.2.4. Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ Nhìn vào bảng phân tích của công ty các năm qua chúng ta thấy việc thu hồi công nợ của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn lưu động, các khoản phải thu nhất là khoản phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng của công ty hiện nay là lớn, doanh thu bán chịu nhiều. Việc công ty bán chịu sẽ làm cho vốn bị chiếm dụng, gây thiếu vốn giả tạo, tác động xấu đến các hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra các khoản phải thu quá lớn làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của mình. Muốn vậy công ty cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường công tác thẩm định, tăng khả năng trả nợ của khách hàng trước khi tiến hành bán chịu cho họ. Vì vậy công tác marketinh là rất quan trọng. Công ty phải đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua kết quả kinh doanh, dự án đầu tư... Các hợp đồng mà công ty ký kết với khách hàng phải ghi rõ ràng, ghi rõ thời gian, phương tiện thanh toán. Trong trường hợp khách hàng do tình hình làm ăn thua lỗ hoặc bất kỳ trường hợp nào dẫn đến việc trả nợ cho công ty bị kéo dài thì cần phải trả lãi xuất cho công ty trong thời gian kể từ khi đáo hạn trả nợ. Bên cạnh đó công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp, xem xét khách hàng đến khi nào có đủ khả năng trả nợ nhất. Thực ra là việc xem xét chu kỳ kinh doanh của khách hàng, theo dõi dòng tiền vào và dòng tiền ra của khách hàng, xem xét khi nào thì khách hàng cần tiền...Không chỉ có vậy việc công ty cho khách hàng vay thì còn phải thường xuyên theo dõi quản lý khách hàng về số vốn của mình đã cho vay, xem khách hàng sử dụng có phù hợp và đúng mục đích không. Từ đó tránh được tình trạng rủi ro về đạo đức. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa thì khoản phải thu của công ty chỉ được thực hiện khi công ty đã bán được hàng. Bất kỳ một công ty nào muốn tồn tại và phát triển đều phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty nào sản xuất được nhiều mặt hàng chất lượng đảm bảo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì công ty đó làm ăn có lãi cao. Còn nếu như chất lượng sản phẩm kém, hàng hóa của công ty đem gửi bán bị trả lại thỉ công ty sẽ không thu hồi được các khoản phải thu đó. Để tránh tình trạng trên công ty cần phải liên tục đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình là phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhằm tăng mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời. Giá trả chậm mà công ty áp dụng cho khách hàng phải đảm bảo là đủ để bù đắp cho rủi ro, có thể kéo dài thời gian thanh toán của khách hàng. Như chúng ta biết giá trị một đồng của ngày hôm nay nhỏ hơn giá trị của đồng tiền trong tương lai. Tức là phải đủ để bù đắp rủi ro về lạm phát, vỡ nợ, thay đổi về tỷ giá trên thị trường...và các rủi ro khác. Nói chung trước khi đem bán hàng hóa của mình công ty cần xem xét thực trạng nền kinh tế trước khi đem hàng đi bán chịu. Khi một khách hàng đang mua chịu công ty về hàng hóa mà chưa thanh toán, khách hàng lại đến công ty yêu cầu bán chịu thêm một lô hàng khác thì công ty phải yêu cầu khách hàng phải thanh toán khoản nợ trước, sau đó mới cấp tiếp hàng cho họ. Có như vậy công ty mới đảm bảo được khả năng thu hồi nợ, giảm thời gian tồn đọng vốn, hạn chế được tình trạng trả chậm của khách hàng. 3.2.2.5. Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt Chúng ta thấy chu kỳ vận động của tiền mặt là T-H-T, . Rút ngắn thời gian chu chuyển của tiền mặt là việc rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động, tăng nhanh T, tức là thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Muốn giảm chu kỳ vận động của tiền công ty cần phải: Giảm thời gian vận động của tiền mặt. Giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu. Tăng thời gian trả chậm công nợ phải trả. Giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu tức là công ty phải giảm hàng tồn kho tăng doanh số bán mỗi ngày lên. Muốn vậy công ty cần phải làm công tác markettinh với việc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng các chiến lược tạo nguồn hàng dự trữ, nhập hàng đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đề ra. Ngoài ra công ty cần tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ ưu đãi với khách hàng... 3.2.2.6. Tăng công nợ phải trả của công ty Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm, nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty, trong khi nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn một chút. Một cơ cấu vốn hợp lý là phải cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Qua số liệu cho ta thấy khả năng đi chiếm dụng vốn khách hàng của công ty là vẫn còn thấp. Trong khi công ty bị chiếm dụng vốn là lớn. Vì vậy công ty cần phải tăng chiếm dụng vốn của khách hàng lên. muốn vậy công ty cần thực hiện một số giải pháp như: công ty cần ứng trước tiền hàng của khách hàng, đi vay ngân hàng... Tuy vậy việc đi chiếm dụng vốn của công ty là hợp lý nếu như công ty cân đối giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu. Có như vậy công ty mới đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn của mình. 3.2.2.7. Công ty cần đổi mới công tác kế toán thống kê kiểm toán và bộ máy tổ chức quản lý nguồn vốn Việc kế hoạch hóa tài chính của công ty (bao gồm các khâu như: phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo; dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều hành kế hoạch). Với cán bộ quản lý công ty cần có một đội ngũ cán bộ giỏi để đáp ứng được những yêu cầu mục tiêu mà công ty đề ra. Công ty cần đưa tin học vào công tác quản lý như: chương trình hạch toán kế toán, hạch toán tài sản cố định, hạch toán vật tư, hạch toán doanh thu... tất cả phải được thống nhất trong công ty. 3.2.2.8. Tiến hành công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty Đối với nhà nước ta khi bước sang nền kinh tế thị trường có nhiều mối quan hệ với các nước khác, kéo theo đó là một nền khoa học công nghệ mới hiện đại đang du nhập vào nước ta. Đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân viên tài giỏi, có năng lực, có khả năng thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới có đội ngũ cán bộ giỏi có năng lực và tham gia vào quá trình thiết lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy lợi ích kinh tế thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng nâng cao trách nhiệm tinh thần của người lao động lên. Từ đó mới thực hiện được mục tiêu mà công ty đề ra. Để thực hiện được điều này công ty cần có biện pháp như: Đào tạo nhân viên sản xuất. Nâng cao trình độ, kiến thức bán hàng và thành lập bộ phận trợ giúp kỹ thuật .Mặc dù công ty có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung đầy lòng nhiệt huyết. Tuy vậy vẫn còn tồn tại trong đấy những hạn chế như số lượng công nhân viên như vậy là chưa đủ. Số sẵn có trong công ty mặc dù am hiểu về công tác tiêpó thị nhưng khi hỏi về phương diện kỹ thuật thì hầu như đều không biết. Ví như tình trạng hàng hóa trong kho vẫn còn nhưng nhân viên không biết tên mặt hàng , lại cho là hết sản phẩm nên sản phẩm đó không bán được để hạn chế công ty cần làm . Phải tổ chức ngay một đội ngũ chuyên giảng dạy tại công ty, nhằm đào tạo những cán bộ nhân viên lành nghề, từ chưa biết thành biết có tay nghề vững vàng, kiến thức được nâng cao. Bên cạnh đó, công ty có thể đào tạo cán bộ bằng cách gửi các nhân viên kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài và trong nước đến giảng dạy. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tự giác của người lao động. Trong công ty vẫn còn một số cán bộ trong quá trình sử dụng tài sản của công ty còn lãng phí, có những trường hợp dùng tài sản không đúng vào mục đích cần làm Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên khác trong công ty. Muốn hạn chế được điều này công ty đề ra khẩu hiệu tiết kiệm tài sản trong quá trình sử dụng. 3.2.2.9. Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn Một công ty có vốn đầu tư đầy đủ mà các cán bộ không nhiệt tình trong công việc thì hiệu quả sẽ không cao. Trong quá trình quản lý và sử dụng cần quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên đối với từng công việc được giao. Quy định rõ trách nhiệm của từng người đối với việc bảo vệ tài sản được giao. Trách nhiệm đối với việc thu hồi công nợ của các hợp đồng mà người đó được giao. Trong công việc được giao của mình, công ty cần áp dụng mức thưởng xứng đáng cho từng cá nhân, tập thể khi họ hoàn thành tốt công việc của mình được giao. Tuy vậy công ty không được vận dụng mức thưởng bừa bãi, thích thì thưởng...Mức thưởng có xứng đáng cho công nhân viên thì họ mới lấy đó là mục đich phấn đấu cho mình, từ một cá nhân hoàn thành tốt đến nhiều người, cứ như vậy làm cho tập thể công ty phát triển mạnh, đạt được các mục tiêu của mình. Trong công việc công ty cần tăng cường chuyên môn hóa, phải phân chia công việc đúng người, đúng việc, đúng lĩnh vực chuyên môn, với mức khối lượng công việc phù hợp. Bên cạnh mức thưởng cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình thì công ty cần phải tiến hành đồng thời với mức thưởng đó là mức phạt nhằm răn đe đối với từng cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, cá nhân lười biếng, lãng phí trong sử dụng tài sản mình được giao. Từ những bài học đó giúp người lao động thấy được bài học, những khiếm khuyết trong công việc để từ đó sửa chữa và nỗ lực hơn trong công việc được giao. Việc công ty áp dụng chế độ thưởng phạt là rất cần thiết đối với bất kỳ công ty nào, một mặt kích thích tinh thần lao động hăng say của người lao động, mặt khác hạn chế những tiêu cực trong lao động. 3.2.2.10. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Trong quá trình sử dụng vốn của mình việc công ty làm thất thu nguồn vốn của mình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thực hiện tài sản trong sản xuất kinh doanh giản đơn đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty phải thực hiện các giải pháp như: -Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích tránh lãng phí, phải quy định từng công việc cho người lao động sao cho nguồn vốn phải đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh. -Làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. -Tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại mà rủi ro mang lại. -Phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi đã tiến hành tốt công tác bảo toàn vốn, các công ty phải tìm nguồn vốn nhằm mở rộng nguồn tài trợ để tăng nguồn vốn kinh doanh thì câu hỏi đầu tiên của nhà quản trị tài chính là lấy nguồn ở đâu ra, phải dùng nó như thế nào cho hiệu quả. -Tín dụng nhà cung cấp. Công ty thoả thuận với nhà cung cấp kỳ hạn trả nợ thích hợp để đảm bảo việc trả nợ của công ty. Hạn chế việc công ty mất khả năng thanh toán hay xin gia hạn thanh toán. Nó gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của công ty. Vì vậy công ty cần làm tốt công tác lập quỹ dự phòng trong suốt thời gian chịu nợ và luôn phải tìm nguồn tài trợ mới cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần kéo dài thời gian trả chậm, việc này cần phải được thực hiện hợp lý vì một mặt nó giúp công ty tận dụng khoản vốn này tối đa, dùng nó cho công việc khác. Mặt khác công ty lại giữ được quan hệ tốt, có uy tín với khách hàng. Công ty cần phải chiếm dụng vốn của khách hàng nhiều hơn. Không chỉ vậy trong con mắt nhà cung ứng công ty phải luôn đảm bảo được uy tín của mình bằng việc thanh toán đúng thời hạn với khách hàng, có thể dùng đơn đặt hàng để đảm bảo uy tín với khách hàng. Trong con mắt khách hàng, công ty luôn là đối tác thân thiện từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thực hiện những mục tiêu mà công ty đề ra. -Tín dụng ngân hàng công ty vay ngân hàng: căn cứ vào bảng cân đối giữa các khoản tiền vay nợ và nhu cầu sử dụng vốn công ty cần xác định cho mình số vốn cần vay để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. KẾT LUẬN Tuy thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Điện Cơ Hải Phòng chưa lâu song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị em trong phòng tài chính kế toán và các nhân viên phòng ban khác giúp em hiểu thêm về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức quản lý công ty, hiểu rõ vai trò chức năng của từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây thông qua các chỉ tiêu kinh tế của Công ty. Đó là điều kiện tốt để em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức và tình hình thực tế của Công ty nên bài chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót. Sau khi đọc bài viết này, em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Điện Cơ Hải Phòng để em hoàn thành tốt bài viết thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hải phòng, ngày 28 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Hoa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần điện cơ Hải Phòng. 2. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, PGS.TS Nguyễn Văn Công 3. 4. 5. 6. Lợi thế cạnh tranh, Micheal Porter

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_tich_tinh_hinh_su_dung_von_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dun_.docx
Luận văn liên quan