LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải tự tổ chức độc lập, tự tìm đối tác trong kinh doanh từ khâu mua đầu tư vào để sản xuất cho đến tiêu thụ hàng hóa do mình sản xuất ra. Chính vì vậy trong hệ thống mục tiêu của các doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất. Đây chính là nguyên lý của kinh doanh được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nhau. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải quản lý mọi hoạt động trong kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí lớn nhất là chi phí sản xuất sản phẩm nên công tác quản lý và thực hiện chi phí hiệu quả góp phần rất lớn trên con đường hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Việc xem xét, phân tích chi phí sản xuất sản phẩm mà không ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm là việc làm vô cùng cần thiết. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, trước sự phong phú về chủng loại, chất lượng của sản phẩm cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tìm được vị trí cho mình thì phải làm sao để sản phẩm của mình vừa đáp ứng được thị hiếu khách hàng vừa có giá cả phù hợp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài sự tự khẳng định mình, phải phấn đấu chiến thắng cạnh tranh. Muốn vậy các sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp phải đa dạng hóa, chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá thành rẻ.
Trong các chỉ tiêu đó, giá thành là một chỉ tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp luôn phải quan tâm. Giá thành là cơ sở xác định giá bán của hàng hóa, giá bán lại có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng sản phẩm bán được trên thị trường và giá thành là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác quản lý chi phí, phấn đấu tiết kiệm chi phí có ý nghĩa to lớn với việc tích lũy của doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Đồng thời còn có tác dụng thúc đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt lượng vốn lưu động trong sản xuất và trong lưu thông tạo ra thế lực mới của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Xí nghiệp bao bì xuất khẩu trực thuộc công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đặt kế hoạch giá thành lên hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh đến giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nên việc lập kế hoạch sản xuất nên việc lập kế hoạch sản xuất, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà công tác này vẫn còn hạn chế. Với ý nghĩa đó của giá thành và thực trạng giá thành ở Xí nghiệp bao bì xuất khẩu được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên TS. Phan Diệu Hương và các cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, tôi đã tìm hiểu và hoàn thành đề tài
"Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và biện pháp hạ giá thành sản phẩm vải bò ở Xí nghiệp bao bì xuất khẩu trực thuộc công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu"
Kết cấu của đồ án, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương chính như sau:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ XUẤT KHẨU
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ XUẤT KHẨU
Do thời gian có hạn và kiến thức còn những hạn chế nên bản đồ án của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các cán bộ công nhân viên Xí nghiệp bao bì xuất khẩu để bản đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn.
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3945 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và biện pháp hạ giá thành sản phẩm vải bò ở Xí nghiệp bao bì xuất khẩu trực thuộc công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm có ảnh hưởng lớn hơn và có vai trò quan trọng hơn.
Nhìn chung Xí nghiệp đã thực hiện chưa tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm ở cả hai chỉ tiêu.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Mục đích của việc phân tích biến động giá thành đơn vị là nêu lên các nhận xét bước đầu về kết quả thực hiện giá thành đơn vị.
Xí nghiệp bao bì xuất khẩu sản xuất ba loại hòm đã đề cập ở trên là chủ yếu
Bảng 2.6 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị năm 2010
STT
Mã sản phẩm
Quý IV/09
Quý I/10
TH so với QT
TH so với KH
KH
TH
Mức
%
Mức
%
1
Hòm 330
1.000
980
990
-10
1.00
10
1.02
2
Hòm 880
680
672
672
-8
1.18
0
0.00
3
Hòm 930
860
880
860
0
0.00
-20
2.27
Qua bảng trên ta thấy:
Xí nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với nhiều nỗ lực, các chỉ tiêu giá thành kế hoạch của sản phẩm hòm 330 và hòm 880 đều thấp hơn giá thành đơn vị kỳ trước, còn giá thành kế hoạch của sản phẩm hòm 930 cao hơn so với kỳ trước. Từ đó chỉ ra Xí nghiệp thực hiện kế hoạch giá thành chưa toàn diện, việc đặt ra là cần đi sâu nghiên cứu phân tích giá thành của sản phẩm hòm 930 và làm rõ nguyên nhân tại sao làm cho giá thành không thực hiện được.
Phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu
Phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành
Mục đích của việc phân tích này là nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của các khoản mục chi phí giữa các kỳ phân tích để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục. Do Xí nghiệp có nhiều loại hàng hóa khác nhau nên ở đây tôi chỉ xin phân tích mặt hàng hòm 930, số liệu về các khoản mục giá thành của hòm 930 như sau:
Bảng 2.7 Biến động các khoản mục trong giá thành sản xuất sản phẩm
Khoản mục giá thành
Theo kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch TH/KH
Thành tiền (đ/hòm)
Tỷ trọng
(%)
Thành tiền (đ/hòm)
Tỷ trọng (%)
Mức (đ/hòm)
Tỷ trọng (%)
Chi phí NVL trực tiếp
572.000
65.00
577.000
67.09
5.000
0.87
Chi phí NC trực tiếp
91.000
10.34
97.000
11.28
6.000
6.60
Chi phí sản xuất chung
117.000
13.30
110.000
12.79
(7.000)
(5.98)
Chi phí QLDN
43.000
4.87
35.000
4.07
(8.000)
(18.60)
Chi phí bán hàng
57.000
6.49
41.000
4.77
(16.000)
(28.07)
Tổng
880.000
100
860.000
100
(20.000)
(2.27)
Nhận xét:
Giá thành đơn vị sản phẩm hòm thực hiện năm 2010 giảm so với giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch là 20.000 đồng/hòm, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.27%. Nguyên nhân chính là do:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng nhẹ so với kế hoạch, tới 49.750.000 đồng, tương ứng với tăng 5.000 đồng/hòm sản phẩm. Đây là khoản mục có tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 65% trong tổng chi phí nên khi nó thay đổi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, Xí nghiệp cần phát huy các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tăng 59.700.000 đồng so với kế hoạch làm tăng giá thành đơn vị 6.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân là do trong năm 2010, Xí nghiệp đã chi bồi dưỡng Tết Nguyên Đán phân bổ cho công nhân trực tiếp số tiền là 34.825.000 đồng và trích tăng 24.875.000 đồng tiền BHXH, BHYT, KPCĐ do tăng lương tối thiểu lên 730.000đ/tháng.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung giảm 69.650.000 đồng so với kế hoạch, làm giảm giá thành đơn vị 7.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân là do chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ giảm 30.000.000 đồng và chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, các chi phí khác giảm 29.650.000 đồng. Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 10.000.000 đồng.
- Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 79.600.000 đồng so với kế hoạch, làm giảm giá thành đơn vị 8.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân là do Xí nghiệp giảm được khoản lãi vay vốn lưu động 81.300.000 đồng, nhưng lại tăng chi phí quản lý chung 1.700.000 đồng.
- Khoản mục chi phí bán hàng giảm 159.200.000 đồng so với kế hoạch, làm giảm 16.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân là do Xí nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa.
Để xác định được nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục chi phí, ta đi vào phân tích sâu hơn một số khoản mục.
Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành của sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu. Nó chịu tác động chính bởi hai nhân tố là lượng tiêu dùng của từng loại nguyên vật liệu và giá mua của chúng. Sự biến động của hai nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng giảm chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, khi tiến hành phân tích ta cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định theo phương pháo thay thế liên hoàn:
Gọi: m0 là lượng tiêu dùng nguyên vật liệu kế hoạch
m1 là lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thực tế
p0 là đơn giá nguyên vật liệu kế hoạch
p1 là đơn giá nguyên vật liệu thực tế
Khi đó, ảnh hưởng của nhân tố lượng tiêu dùng nguyên vật liệu (kí hiệu ∆m) được xác định theo công thức:
∆m=m1-m0*p0
Và ảnh hưởng của nhân tố giá mua nguyên vật liệu (kí hiệu ∆p) được xác định theo công thức:
∆p=p1-p0*m1
Và ảnh hưởng của cả hai nhân tố = ∆m+∆p=m1p1-m0p0
Để tiến hành phân tích, ta lập bảng số liệu như sau (bảng 2.8)
Qua bảng 2.8 ta thấy:
- Do sản phẩm được sản xuất theo định mức cấp phối luôn được điều chỉnh trong suốt quá trình sản xuất nên lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thực tế là thay đổi so với kế hoạch. Do đó yếu tố lượng tiêu dùng có ảnh hưởng tới sự tăng (giảm) chi phí nguyên vật liệu. Mặt khác, do đặc thù của công nghệ sản xuất hòm sử dụng kết hợp loại nguyên vật liệu nên việc xem xét riêng rẽ từng loại nguyên vật liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới chi phí nguyên vật liệu là rất khó khăn, khó cho kết quả chính xác.
Trên thực tế, lượng tiêu hao nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào thành phần cấp phối và chất lượng của từng nguyên vật liệu. Việc này, doanh nghiệp phải thống kê, đánh giá và đưa ra mức cấp phối hợp lý. Trong năm 2010, mặc dù mức tăng (giảm) tiêu dùng của từng loại nguyên vật liệu có khác nhau, nhưng tổng hợp lại, nhân tố lượng tiêu dùng đã làm tăng chi phi nguyên vật liệu 5.000 đồng /hòm sản phẩm.
Ngoài ra, việc tăng (giảm) chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào giá mua nguyên vật liệu. Trong đó:
+ Giá mua của một số loại nguyên vật liệu đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm như:
- Giá gỗ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 20.000 đồng/hòm sản phẩm
- Giá đinh 8 mạ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.150 đồng/hòm sản phẩm
- Giá đinh 12 mạ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.600 đồng/hòm sản phẩm
- Giá vít 40 đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.950 đồng/hòm sản phẩm
Tập hợp lại, yếu tố giá mua nguyên vật liệu đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm là: 24.700 đồng/hòm sản phẩm.
Việc tăng giá mua nguyên vật liệu có thể do nhiều nguyên nhân. Một phân là do sự biến động của giá cả thị trường mà Xí nghiệp chưa dự kiến được, một phần do Xí nghiệp đã làm công tác dự trữ nguyên vật liệu chưa tốt và chưa tìm được nhà cung cấp để có thể mua nguyên vật liệu với giá tốt nhất.
Nhìn chung, việc tăng chi phí nguyên vật liệu đã góp phần làm tăng giá thành đơn vị sản phẩm do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Công ty nên có biện pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó hạ giá thành đơn vị sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
Bảng 2.8 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho một chiếc hòm thưa 930×910×630
tại Xí nghiệp năm 2010
Danh mục nguyên vật liệu sử dụng
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Thành tiền
Chênh lệch TH/KH
m0 (đvt/hòm sản phẩm)
p0
(đồng/đvt)
m1 (đvt/hòm sản phẩm)
p1
(đồng/đvt)
m0p0 (đồng)
m1p0 (đồng)
m1p1 (đồng)
Tổng (đồng)
∆m (đồng)
∆p (đồng)
Gỗ
m3
0.21
2.500.000
0.2
2.600.000
525.000
500.000
520.000
(230.000)
(250.000)
20.000
Đinh 8 mạ
Kg
2
12.500
2.3
13.000
25.000
28.750
29.900
4.900
3.750
1.150
Đinh 12 mạ
Kg
1.5
11.000
1.6
12.000
16.500
17.600
19.200
2.700
1.100
1.600
Ke góc
Cái
4
1.000
4
1.000
4.000
4.000
4.000
0
0
0
Vít 40
Cái
30
50
39
100
1.500
1.950
3.900
2.400
450
1950
Tổng cộng
Đồng
572.000
552.300
577.000
(220.000)
(244700)
24.700
Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Đây là khoản mục chi phí có tỷ trọng cao thứ ba trong giá thành sản phẩm. Dây chuyển sản xuất hòm của Xí nghiệp là một dây chuyền liên tục khép kín. Ta có số liệu về chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất một chiếc hòm năm 2010 (được mô tả trong bảng 2.9) như sau:
Bảng 2.9 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trên một chiếc hòm
năm 2010
Chỉ tiêu
Kế hoạch (đ/hòm)
Thực hiện (đ/hòm)
Chênh lệch TH/KH
Mức (đ/hòm)
%
Tiền lương
80.000
80.000
0
0.00
BHXH, BHYT, KPCĐ
11.000
13.500
2.500
18.18
Bồi dưỡng Tết Nguyên Đán
-
3.500
3.500
-
Tổng cộng
91.000
97.000
6.000
6.60
Nhận xét:
Trong năm 2010, chi phí nhân công trực tiếp của Xí nghiệp đã tăng 6.000 đồng/hòm sản phẩm, tương ứng với tỷ lệ tăng 6.60%, trong đó:
- Tiền lương tính trên một hòm sản phẩm: Do Xí nghiệp thực hiện khoán triệt để lương theo sản phẩm, người lao động trong Xí nghiệp được hưởng lương theo kết quả công việc thực hiện hàng tháng với đơn giá lương không đổi ( quy ra đồng/hòm sản phẩm). Vì vậy, mặc dù quỹ lương thực tế có thể thay đổi (theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm) nhưng chi phí lương/hòm sản phẩm là không đổi.
- Các chi phí trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ): Về nguyên tắc, khi chi phí lương/hòm sản phẩm không đổi thì các khoản trích theo lương với tỷ lệ % quy định tính cho một hòm sản phẩm cũng không đổi. Tuy nhiên, trong năm 2010, các khoản trích theo lương tính trên hòm sản phẩm lại tăng 2.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân là do khi lập kế hoạch, đơn vị lấy lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng, thực tế năm 2010, mức lương tố thiểu được Nhà nước nâng lên là 730.000 đồng/tháng, do vậy phải tính và nộp các khoản trích đó theo lương tối thiểu mới 730.000 đồng/tháng, làm tăng quỹ lương 24.875.000 đồng, tương ứng với mức tăng 2.500 đồng/hòm.
- Ngoài ra, năm 2010 quỹ lương tăng thêm 34.825.000 đồng là khoản chi bồi dưỡng Tết Nguyên Đán cho công nhân viên. Đây là khoản chi được phép chi theo chế độ nên không có trong giá thành khoán. Do vậy khoản này làm tăng chi phí lương 3.500 đồng/hòm.
Vì vậy, để quản lý tốt hơn chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm, một mặt Xí nghiệp cần tiếp tục duy trì và cải tiến việc trả lương khoán theo sản phẩm để tăng tính chủ động cho các phân xưởng trong việc bố trí, sử dụng lao động một cách hợp lý, phát huy tối đa năng lực lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, việc lập kế hoạch quỹ lương phải tính đúng, tính đủ các khoản theo chế độ để chủ động khống chế giá thành.
Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Đây là khoản mục chi phí có tỷ trọng cao thứ hai trong giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiêp bao bì xuất khẩu và là loại chi phí tổng hợp. Mục đích của việc phân tích này nhằm phát hiện ra mức vượt chi hay tiết kiệm của từng loại chi phí để đề ra cách ứng xử thích hợp.
Để tiến hành phân tích, ta lập bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10 Phân tích chi phí sản xuất chung trên hòm sản phẩm tại Xí nghiệp
năm 2010
Chỉ tiêu
Kế hoạch (đ/hòm)
Thực hiện (đ/hòm)
Chênh lệch TH/KH
Mức (đ/hòm)
%
Khấu hao cơ bản TSCĐ
78.000
80.000
2.000
2.56
Sửa chữa lớn TSCĐ
21.000
16.000
(5.000)
(23.81)
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ + chi phí khác
18.000
14.000
(4.000)
(22.22)
Tổng cộng
117.000
110.000
(7.000)
(5.98)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng chi phí sản xuất chung giảm 7.000 đồng/hòm sản phẩm, tương ứng tỷ lệ giảm 5.98% so với kế hoạch đề ra, trong đó:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Do chi phí khấu hao TSCĐ là một định phí, nếu xét về tổng số thì nó không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hòm của Xí nghiệp, song nếu xét chi phí khấu hao tính cho sản phẩm thì nó tỷ lệ nghịch với sản lượng sản xuất. Với mức trích khấu hao cố định/tháng (theo chế độ và phương pháp khấu hao theo đường thẳng) thì dù sản lượng sản xuất của Xí nghiệp thực hiện được nhiều hay ít, Xí nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo kế hoạch giao. Theo kế hoạch, mức trích khấu hao TCSĐ năm 2010 là 78.000 đồng/hòm, nhưng do Xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất, dẫn đến mức khấu hao thực tế là 80.000 đồng/hòm. Như vậy, chi phí khấu hao TSCĐ đã làm tăng giá thành 2.000đồng/sản phẩm.
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Hàng tháng căn cứ vào đơn giá kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2010, căn cứ vào sản lượng thực hiện trong tháng, Xí nghiệp tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Năm 2010, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh trong kỳ là 159.200.000 đồng. Theo kế hoạch giá thành, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được trích 208.950.000 đồng. Như vậy, thực tế chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đã giảm 49.750.000 triệu đồng, làm giảm khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong giá thành đơn vị sản phẩm là 5.000 đồng/hòm sản phẩm.
- Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền: Theo kế hoạch được chi là 179.100.000 đồng, thực tế chi là 139.300.000 đồng, giảm 39.800.000 đồng, làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm là 4.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân chính là do tình hình máy móc, thiết bị đã được bảo dưỡng tốt hơn nên ít phải sửa chữa. Bên cạnh đó những khoản chi bằng tiền khác cũng đã được tiết kiệm hơn.
Như vậy, có thể thấy chi phí sản xuất chung năm 2010 của Xí nghiệp đã giảm chủ yếu do máy móc đã được bảo dưỡng tốt nên ít phải chi phí sửa chữa. Nhưng do không hoàn thành kế hoạch sản xuất nên vẫn chưa làm giảm được hiệu quả chi phí sản xuất chung nên một mặt phải tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản xuất và tiêu thụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân trong vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị, mua vật tư phụ tùng của chính hãng, có bảo hành để đảm bảo chất lượng, nâng cao tuổi thọ sử dụng....
2.2.5.5 Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành đơn vị hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Để tiến hành phân tích ta lập bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11 Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trên hòm sản phẩm tại Xí nghiệp năm 2010
Chỉ tiêu
Kế hoạch (đ/hòm)
Thực hiện (đ/hòm)
Chênh lệch TH/KH
Mức (đ/hòm)
%
Chi phí lương gián tiếp (cả BHXH, BHYT, KPCĐ)
20.000
23.000
3.000
15.00
Chi bồi dưỡng Tết Nguyên Đán
-
2.000
2.000
-
Chi phí quản lý khác
13.000
10.000
(3000)
(23.07)
Chi phí lãi vay VLĐ
10.000
-
(10.000)
(100.00)
Tổng cộng
43.000
35.000
8.000
18.60
Nhận xét:
Qua bảng phân tích ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 giảm 79.600.000 đồng, làm giá thành đơn vị sản phẩm giảm 8.000 đồng/hòm. Trong đó:
- Chi phí lương gián tiếp ( bao gồm cả BHXH, BHYT và KPCĐ): Tăng 29.850.000 đồng làm tăng giá thành đơn vị sản phẩm 3.000 đồng/hòm sản phẩm. Nguyên nhân do trích tăng BHXH, BHYT và KPCĐ do lương tối thiểu tăng từ 540.000 đ/tháng lên 730.000 đồng/tháng. Ngoài ra, quỹ lương thực tế gián tiếp còn tăng thêm 19.900.000 đồng, đây là khoản chi bồi dưỡng Tết Nguyên Đán cho cán bộ, nhân viên khối gián tiếp, làm tăng giá thành đơn vị 2.000 đồng/hòm.
- Chi phí quản lý khác: Giảm 29.850.000 đồng, làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm 3.000 đồng/sản phẩm. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất kinh doanh Xí nghiệp đã có biện pháp quản lý chặt chẽ về chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng, dụng cụ văn phòng..
- Chi phí lãi vay vốn lưu động: Giảm 99.500.000 đồng so với kế hoạch, làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm là 10.000 đồng/sản phẩm. Nguyên nhân là do việc thu hồi vốn tốt nên thực tế một mặt Xí nghiệp vẫn phải vay vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác Công ty lại nợ Xí nghiệp khoản vốn gán trừ công nợ các đơn vị nội bộ Công ty khi mua hàng. Do vậy, cân đối hai khoản lãi vay này, thực tế giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010 không phải chịu khoản lãi vay vốn lưu động.
Tóm lại, trong năm 2010, Xí nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp rất tốt nên Xí nghiệp cần phát huy và tiếp tục tìm thêm biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa khoản mục chi phí này để góp phần làm giảm giá thành toàn bộ, tăng lợi nhuận.
Phân tích khoản mục chi phí bán hàng trong giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Do Xí nghiệp chủ yếu làm sản phẩm theo đơn đặt hàng của các bạn hàng đối tác nên chi phí bán hàng của Xí nghiệp chỉ có chi phí bù cước vận chuyển đi các tuyến. Chi phí này đã giảm 16.000 đồng/sản phẩm . Một mặt do Xí nghiệp đã tăng sản lượng tiêu thụ trực tiếp tại Xí nghiệp, mặt khác Xí nghiệp đã nâng cao sản lượng đơn đặt hàng ở thị trường gần nên cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí bán hàng.
Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của đơn vị ta thấy rằng: So với năm 2009 giá thành toàn bộ sản lượng thực tế năm 2010 của Xí nghiệp đã giảm 56.600.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0.7% có nghĩa là đã giảm được giá thành của kỳ này so với kỳ trước. Việc quản lý tốt chi phí, giảm giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch đã góp phần đảm bảo khả năng cạnh tranh sản phẩm hòm của Xí nghiệp trên thị trường.
Việc giảm giá thành toàn bộ sản lượng năm 2010 do nguyên nhân chủ yếu là giá thành đơn vị sản phẩm thực tế năm 2010 giảm so với kế hoạch, trong đó:
- Do sử dụng có tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất chính là gỗ nên đã giảm tổng chi phí. Mặc dù giá mua các nguyên liệu đầu vào đều tăng nhưng do nhờ sử dụng tiết kiệm được nguyên vật liệu chính với tỷ trọng cao nhất nên đã góp phần làm giảm giá thành đơn vị. Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, đảm bảo cho sản phẩm một mức giá cạnh tranh, Xí nghiệp cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ổn định giá nguyên vật liệu đầu vào bằng việc ký hợp đồng mua với số lượng cần thiết từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường, đồng thời quản lý tốt quá trình sản xuất để quản lý mức tiêu thụ dùng nguyên vật liệu, hoặc có thể thay đổi nguyên vật liệu đầu vào so cho vẫn đáp ứng được các chỉ tiêu đặt ra mà già thành lại hạ.
Khoản mục nhân công trực tiếp tăng so với kế hoạch. Đây là khoản mục cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao chỉ sau chi phí nguyên vật liệu. Do vậy việc giảm khoản mục chi phí này có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Khoản mục chi phí sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều giảm so với kế hoạch. Xí nghiệp cần phát huy những biện pháp quản lý chi phí để giảm thiểu các khoản chi không cần thiết hoặc ít mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc giảm chi phí bán hàng cần được nhìn nhận đúng, vì không thể vì mục tiêu này mà bỏ qua các việc quảng cáo, tiếp thị... nhất là khi sản lượng tiêu thụ của Xí nghiệp so với năm 2009 dang bị giảm đáng kể.
Tóm lại, vì những nguyên nhân như trên mà giá thành thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu đã giảm so với kế hoạch. Tuy nhiên vẫn cần phải thực hiện tốt hơn nữa vấn đề này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Xí nghiệp thì công tác nghiên cứu và đề ra biện pháp giảm giá thành có vai trò hết sức quan trọng.
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ XUẤT KHẨU
Định hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới
XN sản xuất bao bì xuất khẩu là một đơn vị trực thuộc, có quy mô vừa, với cơ cấu ngành nghề đa dạng: sản xuất bao bì gỗ, chế biến gỗ các loại, gia công, hợp tác đầu tư, liên doanh để sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu… Tuy là một đơn vị trực thuộc nhưng XN có được bề dày kinh nghiệm về sản xuất bao bì gỗ và chế biến gỗ. Phát huy thế mạnh đó, XN xác định một định hướng phát triển rõ ràng: tập trung chuyên sâu vào ngành nghề XN có thế mạnh (sản xuất bao bì gỗ và chế biến gỗ) trên cơ sở phát triển đồng đều các ngành nghề khác. Kết hợp với tình hình phát triển của đất nước cùng với sự thay đổi về hình thức hoạt động từ một DNNN sang CTCP hoạt động theo Luật DN, XN đã xác định giai đoạn này chính là cơ hội lớn cho việc phát triển XN cả về quy mô và chất lượng.
XN đã, đang và sẽ tập trung phát triển năng lực của mình trong lĩnh vực sản xuất bao bì gỗ và chế biến gỗ với những mục tiêu cơ bản. Bảng 3.1 là bảng dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SX kinh doanh giai đoạn 2011 – 2014 của XN.
Bảng 3.1. Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD
giai đoạn 2011-2014
TT
CHỈ TIÊU
ĐVT
2011
2012
2013
2014
1
Tổng doanh thu
Trđ
8.500
9.300
10.000
11.500
- Doanh thu SX
Trđ
8.250
8.985
9.650
11.075
- Doanh thu KDTM
Trđ
250
315
350
425
2
Tổng chi phí
Trđ
8.425
9.200
9.870
11.325
3
Các khoản phải nộp
Trđ
743
848
942
1.144
4
Lợi nhuận
Trđ
75
100
130
175
5
Chỉ tiêu LĐ – TL
- Lao động
Người
30
36
40
45
- Tổng quỹ lương
Trđ
940
1.160
1.278
1.530
- Thu nhập bình quân
1000đ
2.450
2.550
2.650
2.750
(Nguồn: Tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông tại CTCP)
Những biện pháp pháp hạ giá thành đơn vị sản phẩm tại Xí nghiệp bao bì xuất khẩu
3.2.1 Đề xuất biện pháp
Qua việc phân tích ở chương 2 đã cho biết giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của ban nhân tố chính: sản lượng sản phẩm sản xuất, cơ cấu sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. Vì vậy muốn hạ giá thành sản phẩm không còn cách nào khác là tìm cách tác động vào ba nhân tố trên. Do vậy, từ thực tế đang tồn tại ở Xí nghiệp bao bì xuất khẩu cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của giá thành, em xin đề xuất một số biện pháp hạ giá thành đơn vị sản phẩm tại Xí nghiệp bao bì xuất khẩu như sau:
Biện pháp 1: Hạ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách giảm định mức tiêu hao và giảm giá mua nguyên vật liệu
Biện pháp 2: Giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm bằng cách duy trì sản lượng sản xuất và tiêu thụ hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/năm
Nội dung của từng biện pháp sẽ được phân tích và trình bày ở ngay phần dưới đây
3.2.2 Hạ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách giảm định mức tiêu hao và giảm giá mua nguyên vật liệu
3.2.2.1 Lý do để thực hiện biện pháp
Như đã phân tích ở phần trên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm hòm của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu (khoảng 65%). Vì vậy, khi hạ 1% giá trị của khoản mục này cũng sẽ làm giảm một khoản tương đối lớn trong giá thành sản phẩm.
Trong quá trình phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm ta đã thấy rằng nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của khoản mục chi phí này là lượng tiêu hao nguyên vật liệu và giá mua nguyên vật liệu. Tuy nhiên, do sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu được sản xuất với sự kết hợp của nhiều loại nguyên vật liệu theo tỷ lệ cấp phối luôn biến động trong suốt quá trình sản xuất. Vì vậy, việc xem xét chi phí nguyên vật liệu đòi hỏi phải xét tổng thể đơn cấp phối trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại nguyên vật liệu sử dụng, chứ không thể xét riêng rẽ từng loại nguyên vật liệu.
Để đạt được mục tiêu giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, đòi hỏi Xí nghiệp phải duy trì áp dụng và liên tục cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng. Điều này cho phép kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào cả về chất lượng và giá mua đến việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận để đảm bảo chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm trên toàn dây chuyền. Từ đó làm cho định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tiến gần đến định mức thiết kế, tức là giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
Việc tăng giá mua nguyên vật liệu là do ảnh hưởng của biến động giá cả của thj trường, rất khó tác động. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hạn chế được phần nào những ảnh hưởng của nó bằng cách lập kế hoạch sản xuất sát thực tế và đưa ra mức dự trữ tồn kho hợp lý. Đồng thời, tìm kiếm nguồn cung cấptừ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng nguyên liệu với mức giá hợp lý, giảm các chi phí thu mua, vận chuyển nguyên liệu về Xí nghiệp...
3.2.2.2 Mục đích của biện pháp
- Giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu bằng cách duy trì áp dụng và liên tục cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp.
- Giảm giá nguyên liệu đầu vào từ việc tìm kiếm nguồn mua hợp lý về chất lượng, giá mua, giảm thiểu các chi phí thu mua, bảo quản nguyên vật liệu...từ đó giảm được giá thành sản phẩm.
3.2.2.3 Nội dung của biện pháp
Giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu bằng việc duy trì áp dụng và liên tục cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp.
Như ta đã biết, theo giá thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hòm của Xí nghiệp xuất khẩu bao bì năm 2010, định mưc tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một chiếc hòm như sau:
Bảng 3.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất
một chiếc hòm thưa 930×910×630 tại XN
STT
Nội dung chi phí
ĐVT
Kế hoạch
Thành tiền
Mức
đvt/ hòm SP
Đơn giá (đ/đvt)
(đ/hòm SP)
1
Gỗ
m3
0.21
2.500.000
525.000
2
Đinh 8 mạ
Kg
2
12.500
25.000
3
Đinh 12 mạ
Kg
1.5
11.000
16.500
4
Ke góc
Cái
4
1.000
4.000
5
Vít 40
Cái
30
50
1.500
Tổng cộng
Đồng
572.000
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành kế hoạch sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu là định mức kế hoạch, nó là tiệm cận của định mức thiết kế sản phẩm. Căn cứ vào bảng 3-1 ta thấy:
- Gỗ xử là thành phần nguyên vật liệu chính trong cấu tạo của hòm thưa, với khối lượng là 0.21m3 /hòm sản phẩm
- Từ mục 2-5 là vật liệu phụ để sản xuất hòm.
Như vậy, theo kế hoạch thì nguyên vật liệu phụ chiếm 8,22% chi phí sản xuất hòm còn nguyên vật liệu chính là 91.78%.
Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất một chiếc hòm là 525.000 đồng
Chi phí nguyên vật liệu phụ để sản xuất một chiếc hòm là 47.000 đồng
Việc nâng cao chất lượng chế biến gỗ sẽ giúp làm giảm hao phí gỗ và giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu phụ để sản xuất một chiếc hòm.
Để nâng cao chất lượng chế biến gỗ, Xí nghiệp phải duy trì áp dụng và liên tục cải tiến Hệ thông quản lý chất lượng của Xí nghiệp trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm các nội dung chính sau:
- Hàng năm phải mở lớp đào tạo lại và đào tạo cho cán bộ, công nhân toàn Xí nghiệp đặc biệt là cán bộ, công nhân liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu các nhận thức về chất lượng và chất lượng sản phẩm để hộ thấu hiểu, tự giác thực hiện tốt phần việc của mỗi người được giao đảm nhiệm trong dây chuyền:
- Cán bộ lãnh đạo Xí nghiệp và các tổ, đội sản xuất phải thường xuyên rà soát lại các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng (các quy trình vận hành máy móc thiết bị, các hướng dẫn công việc...) để sửa đổi, bổ sung các nội dung mới cho phù hợp để đảm bảo Hệ thống luôn được cải tiến theo hướng tốt hơn.
- Hàng năm, quý, tháng phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sảnt phẩm để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đủ về số lượng, đúng tiến độ và có chất lượng đáp ứng yêu cầu thiết kế chế tạo sản phẩm;
- Tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo tất cả các khâu trong dây chuyên sản xuất đều phải thực hiện tốt các quy trình, các hướng dẫn... trong Hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm hòm Xí nghiệp sản xuất bao bì mà Xí nghiệp đã ban hành;
- Lập kế hoạch và tổ chức nghiêm túc việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn để đảm bảo cho máy móc, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất đáp ứng yêu cầu quá trình sản xuất liên tục...
- Xây dựng và áp dụng quy chế khoán chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, có chế tài thưởng (phạt) về tiết kiệm (lãng phí) nguyên vật liệu trong sản xuất để động viên, khuyên khích cán bộ, công nhân trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng việc tìm nhà cung cấp khác
Như đã phân tích ở các phần trên, giá mua nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng khá lớn đến chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu.
Tuy nhiên, yếu tố giá mua nguyên vật liệu chủ yếu do thị trường quyết định. Xí nghiệp chỉ có thể hạn chế được một phần ảnh hưởng biến động của thị trường đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Xí nghiệp thực hiện mua nguyên vật liệu thông chào hàng cạnh tranh để tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo đáp ứng đồng thời các tiêu chí: giá mua, chất lượng và tiến độ cung cấp nguyên vật liệu phù hợp yêu cầu của Xí nghiệp;
Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của yếu tố giá mua nguyên vật liệu đến chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất và tiêu thụ hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu, ta lập bảng sau:
Bảng 3.3 Bảng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất và tiêu thụ
hòm thưa 930×910×630 tại XN
Nội dung
chi phí
ĐVT
Kế hoạch
Thành tiền
Chênh lệch
m0 (đvt/
hòm SP)
p0
(đồng/đvt)
p1
(đồng/đvt)
m0p0 (đồng)
m0p1 (đồng)
∆p=(mop1-m0p0)
Gỗ
m3
0.21
2.500.000
2.600.000
525.000
546.000
(21.000)
Đinh 8 mạ
Kg
2
12.500
13.000
25.000
26.000
(1.000)
Đinh 12 mạ
Kg
1.5
11.000
12.000
11.000
18.000
(7.000)
Ke góc
Cái
4
1.000
1.000
4.000
4.000
0
Vít 40
Cái
30
50
100
1.500
3.000
(1.500)
Tổng
572.000
597.000
(30.500)
Từ bảng 3.3 ta thấy yếu tố giá mua nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn trong việc giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu. Theo đó, khi định mức tiêu dùng không đổi, việc giảm giá mua nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm. Đặc biệt là với sản phẩm của Xí nghiệp thì giá gỗ xẻ có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Để giảm giá mua nguyên vật liệu, Xí nghiệp cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây ta xét một biện pháp cụ thể: Giảm giá mua gỗ xẻ bằng việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp .
Từ năm 2009 trở về trước, Xí nghiệp thường mua gỗ xẻ từ nhà cung cấp Công ty cổ phần thương mại chế biến lâm sản Tây Bắc, nhà cung cấp này được lựa chọn thông qua đánh giá là nhà cung cấp truyền thống, chất lượng, tiến độ cung cấp đảm bảo, giá cả phù hợp với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, sang năm 2010, do tác động của giá cả thị trường (điện, xăng dầu, khủng hoảng tài chính...) nên nhà cung cấp này đã tăng giá bán thêm 15-20%. Trước tình hình đó, trong quý I năm 2010, giám đốc Xí nghiệp đã làm việc với doanh nghiệp Mộc Nam Thanh để có được những ưu đãi về giá bán gỗ xẻ cho việc sản xuất hòm. Vì vậy Xí nghiệp đã ký hợp đồng mua gỗ xẻ trực tiếp từ doanh nghiệp Mộc Nam Thanh từ ngày 01/03/2010, với giá mua ưu đãi và chi phí vận chuyển mỗi bên chịu một đầu. Kết quả đã làm giảm giá gỗ xẻ thực tế xuống 2.600.000 đồng/m3, tuy có nhiều hơn so với giá dự kiến nhưng vẫn rẻ hơn so với thị trường bên ngoài 100.000 đồng/m3, như vậy sẽ giảm được 21.000 đ/ hòm sản phẩm so với việc mua gỗ xẻ từ thị trường bên ngoài.
3.2.2.4 Hiệu quả kinh tế của biện pháp
Đối với việc giảm định mức tiêu hao NVL
- Chi phí để thực hiện biện pháp:
+ Chi phí đào tạo lại và đào tạo cho cán bộ công nhân viên hàng năm:
30 người x 200.000 đồng/người = 6.000.000 đồng.
+ Các phí về sửa đổi, bổ sung tài liệu...của Hệ thống quản lý chất lượng đã nằm trong chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm, không phải tăng thêm.
+ Chi phí giám sát, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:
2 đợt/năm x 5.000.000 đồng/đợt = 10.000.000 đồng
+ Tổng chi phí khi thực hiện biện pháp:
6.000.000 + 10.000.000 = 16.000.000 đồng
- Lợi ích của biện pháp
Như ta đã biết, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất 1 chiếc hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010 theo kế hoạch giá thành sản xuất và tiêu thụ năm 2010 như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất 1 chiếc hòm là:
0.21m3 x 2.500.000 đồng/m3= 525.000 đồng
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ để sản xuất 1 chiếc hòm là 47.000 đồng
Việc nâng cao chất lượng sử dụng gỗ xẻ sẽ giúp giảm tỷ lệ gỗ xẻ phế liệu và giảm sự sử dụng lãng phí của các nguyên vật liệu phụ khi đóng một chiếc hòm.
Giả sử sau khi áp dụng biện pháp, chất lượng gỗ xẻ giảm đi 0.01 m3. Ta có bảng sau:
Bảng 3.4 Phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất
và tiêu thụ hòm thưa 930×910×610 tại Xí nghiệp năm 2010
Nội dung chi phí
ĐVT
Kế hoạch
Sau biện pháp
Mức
Giá thành
Thành tiền
Mức
Thành tiền
Gỗ
m3
0,21
2.500.000
525.000
0,2
500.000
Đinh 8 mạ
Kg
2,0
12.500
25.000
2,0
25.000
Đinh 12 mạ
Kg
1,5
11.000
11.000
1,5
11.000
Ke góc
Cái
4
1.000
4.000
4
4.000
Vít 40
Cái
30
50
1.500
30
1.500
Tổng
572.000
547.000
Căn cứ các số liệu tính toán ở bảng 3.4, ta có thể tính được lợi ích mà đơn vị nhận được sẽ là:
Nếu giảm được 0,01 m3 gỗ xẻ sẽ làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 572.000-547.000=25.000 (đồng/hòm sản phẩm)
Khi đó, ứng với sản lượng sản xuất tiêu thụ là 9.950 hòm/năm, sẽ giảm được mức chi phí là: 9.950 x 25.000 = 248.750.000 đồng
Theo quy chế nội bộ Xí nghiệp, khi giảm được chi phí nguyên vật liệu, Xí nghiệp sẽ trích ra 30% để bổ sung quỹ lương cho người lao động và thưởng cho cán bộ quản lý. Khi đó lợi ích thực Xí nghiệp được hưởng là:
248.750.000 x 70% = 174.125.000 (đồng)
- Hiệu quả kinh tế của biện pháp
174.125.000 - 16.000.000 = 158.125.000 (đồng)
Quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu
Việc quản lý tốt giá mua nguyên vật liệu như năm 2010, làm giảm chi phí nguyên vật liệu 21.000 đồng/hòm sản phẩm.
3.2.3 Giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm bằng cách duy trì sản lượng sản xuất và tiêu thụ hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/năm
3.2.3.1 Lý do để thực hiện biện pháp
- Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm, từ đó hạ giá thành.
- Thực tế Xí nghiệp đã sản xuất và tiêu thụ với sản lượng gần 11.000 hòm /năm
3.2.3.2 Mục đích của biện pháp
- Tăng sản lượng để giảm giá thành đơn vị sản phẩm, góp phần tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tăng sản lượng tiêu thụ để tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.
3.2.3.3 Nội dung của biện pháp
Với cơ sở vật chất và lực lượng lao động hiện có, Xí nghiệp bao bì xuất khẩu có thể đạt được sản lượng 11.000 hòm/năm. Hiện tại, Xí nghiệp đã tiệm cận với sản lượng 11.000 hòm/ năm. Lực lượng lao động trực tiếp hiện tại là 30 người bao gồm các quản đốc, tổ trưởng phụ trách sản xuất, lao động bốc xếp và lái xe
Như vậy, xét về mặt năng lực, Xí nghiệp hoàn toàn có khả năng sản xuất lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/ năm. Tuy nhiên, để có thể duy trì được mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/ năm yêu cầu phải thực hiện đồng bộ các biện pháp:
* Về sản xuất
Để cân đối năng lực của các máy móc phục vụ quá trình sản xuất ta lập bảng 3.5 với các thông số do thống kê kinh nghiệm nhiều năm của Xí nghiệp
- Thời gian hoạt động trung bình của máy móc
365 - (4*12+4*2+29) = 280 (ngày/năm)
Trong đó:
` + Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ: bình quần 4 ngày/tháng
+ Thay lưỡi cửa, lưỡi bào, mũi khoan: 2 ngày/quý
+ Sửa chữa lớn Máy bào, máy cưa, máy khoan: bình quân 29 ngày/năm
- Mức sản lượng 11.000 hòm/năm
- Năng suất máy thực tế: Lấy theo mức năng suất trung bình từ 2006-2009
Bảng 3.5 Cân đối năng lực máy móc trong sản xuất hòm thưa 930×910×630
tại Xí nghiệp
STT
Diễn giải
Năng suất máy thực tế
(hòm/ca)
Nhu cầu định mức 280 ngày * 3 ca (hòm /ca)
Cân đối
Thừa (+)
Thiếu (-)
Tỷ lệ %
1
Máy mài lưỡi bào Liên Xô
10
9
1
10,00
2
Máy bào cuốn Liên Xô
8
7
1
12,50
3
Máy khoan nhiều mũi
15
12
3
20,00
4
Máy bào ba mặt Đài Loan
9
7
2
22,22
5
Máy cưa Đài Loan
14
15
(1)
(7,14)
6
Máy bào thẩm Đài Loan
7
6
1
14,28
7
Máy bào cuốn Đài Loan
7
8
(1)
(14,28)
8
Máy đục Đài Loan
12
10
2
16,67
9
Máy phay trục đứng
13
11
2
15,38
10
Máy cưa Đồng Tháp
13
15
(2)
(15,38)
Như phần trên đã trình bày, quá trình sản xuất hòm Xí nghiệp bao bì Xuất khẩu là một quá trình liên tục, khép kín. Các bộ phận trong quá trình sản xuất có quan hệ mật thiết với nhau, để xem xét bộ phận nào đóng vai trò quyết định đến công suất của quá trình sản xuất ta xem xét các số liệu từ bảng 3.5: Cân đối năng lực máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu.
Căn cứ theo bảng 3.5 ta thấy:
- Hầu hết các máy móc thiết bị trong dây chuyền đều đảm bảo công suất hoạt động để có thể sản xuất được 11.000 hòm/năm;
- Tuy nhiên, có một số máy móc không đảm bảo về công suất như Máy cưa Đài Loan( thiếu hụt 1 hòm/ca, tương ứng 7,14%), Máy bào cuốn Đài Loan (thiếu hụt 1hòm/ca, tương ứng 14,28%), Máy cưa Đồng Tháp ( thiếu hụt 1 hòm , tương ứng 15,38%). Đây lại là các bộ phận quan trọng, quyết định sản lượng sản xuất gỗ xẻ tức là quyết định sản lượng hòm sản xuất.
Như vậy để có thể đảm bảo sản lượng sản xuất 11.000 hòm/năm thì phải nâng cao thời gian hoạt động của một số bộ phận máy móc, thiết bị để bù sản lượng thiếu hụt của các bộ phận còn thiếu.
Theo phân tích ở bảng 3.5 thì phải nâng thời gian hoạt động của các bộ phận còn thiếu hụt sản lượng như sau:
+ Máy cưa Đài Loan: 280 x 7,14% = 19.99 ngày. Làm tròn 20 ngày
+ Máy bào cuốn Đài Loan: 280 x 14,28% = 39.98 ngày. Làm tròn 40 ngày
+ Máy cưa Đồng Tháp: 280 x 15,38% = 42.99 ngày. Làm tròn 43 ngày
Sau khi tính toán như trên thì thời gian hoạt động của các máy như sau:
+ Máy cưa Đài Loan: 280 ngày + 20 ngày = 300 ngày
+ Máy bào cuốn Đài Loan: 280 ngày + 40 ngày = 320 ngày
+ Máy cưa Đồng Tháp: 280 ngày + 43 ngày = 323 ngày
+ Các bộ phận khác: Hoạt động tối đa 280 ngày theo định mức.
Như vậy: Để đảm bảo sản lượng sản xuất duy trì ở mức lớn hơn hoặc bằng 10.000 hòm/năm, cần phải nâng cao được thời gian hoạt động của một số bộ phận máy móc như đã phân tích ở trên. Muốn vậy, Xí nghiệp phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Lập kế hoạch sản xuất sát thực, chi tiết đến từng quý, tháng, tuần, bao gồm:
+ Kế hoạch sản xuất;
+ Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu đầu vào;
+ Kế hoạch bố trí, sử dụng lao động, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng cán bộ công nhân viên;
+ Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dượng định kỳ máy móc ,thiết bị;
+ Kế hoạch huy động, sử dụng vốn lưu động....
Hệ thống kế hoạch này phải đồng bộ với nhau theo mục tiêu chung là sản xuất được với sản lượng lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/năm.
- Tổ chức thực hiện một cách kiên quyết các kế hoạch đã lập, thường xuyên tìm tòi, áp dụng các giải pháp mới. Từng tuần, tháng, quý phải thống kê, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch đã lập, tìm rõ nguyên nhân không hoàn thành, đề ra giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện ngày để bù lại khối lượng đã thiếu hụt kỳ trước.
- Thực hiện việc khoán chi phí tiền lương gắn liền với khoán các chi phí như nguyên vật liệu, thời gian làm việc của máy móc thiết bị...để gắn quyền lợi của người lao động với hiệu quả công việc của họ.
- Tạo mọi điều kiện chăm lo về môi trường lao động (chống bụi, giảm thiểu tiếng ồn...), trang cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động chung và cá nhân....để tạo môi trường lao động tốt nhất cho người lao động đảm bảo sức khỏe, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm...
- Tăng hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị cả về năng suất và thời gian làm việc. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chạy máy, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng, ngăn chặn việc phản ứng dây chuyền gây hư hỏng các bộ phận máy móc, thiết bị khác do không được phát hiện, xử lý kịp thời.
* Về tiêu thụ sản phẩm
Thực chất mức tiêu thụ lớn hơn hoặc bằng 11.000 hòm/năm so với mức tiêu thụ của Xí nghiệp đã thực hiện được trong mấy năm gần đây thì đây không phải là mục tiêu khó thực hiện. Để đạt điều này, Xí nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Củng cố vững chắc thị trường tiêu thụ hiện có của Xí nghiệp để giữ vững thị phần thông qua việc cung cấp sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh;
- Thực hiện tốt công tác bán hàng từ việc có chính sách ưu đãi, giữ chân khách hàng truyền thống; tìm kiếm thêm các khách hàng mới; thực hiện cơ chế bán hàng, thanh toán linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng;
- Tăng cường các kênh tiêu thụ sản phẩm
3.2.3.4 Tính toán hiệu quả mong đợi
Để tăng thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị (Máy bào cuốn Đài Loan, Máy cưa Đồng Tháp, Máy cưa Đài Loan) như đã phân tích ở trên, tổng số ngày công lao động của các bộ phận này tăng thêm như sau:
- Máy bào cuốn Đài Loan với định biên công nhân 4 người/ca, số ngày công tăng thêm khi tăng thời gian hoạt động thêm 40 ngày: 40*3*4 = 480 (ngày công). Tương đương với số ngày công chế độ của 2 công nhân.
- Máy cưa Đài Loan với định biên công nhân là 6 người/ca, số ngày công tăng thêm khi tăng thời gian hoạt động thêm 20 ngày: 20*3*6 = 360 (ngày công). Tương đương với số ngày công chế độ của 2 công nhân.
- Máy cưa Đồng Tháp với định biên công nhân là 6 người/ca, số ngày công tăng thêm khi tăng thời gian hoạt động thêm 25 ngày: 43*3*6 = 774 (ngày công). Tương đương với số ngày công chế độ của 3 công nhân.
Do Xí nghiệp thực hiện trả lương khoán theo sản phẩm nên thực tế không phát sinh thêm tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm.
Khi tăng sản lượng lên 11.000 hòm/năm thì chi phí Xí nghiệp sẽ thay đổi như sau:
* Mức giảm chi phí trên 1 hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu:
Giả thiết khi tăng sản lượng lên như vậy thì hai khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi.
+ Chi phí hai khoản mục nói trên là:
110.000*9.950= 1.094.500.000 (đồng)
35.000 * 9950 = 348.350.000 (đồng)
+ Mức tiết kiệm trên 1 hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu là:
(1.094.500.000/11.000 - 110.000)+(348.350.000/11.000-35.000)= -13.832 (đồng/hòm)
+ Trên thực tế, các khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý chi là tương đối cố định do đó khi tăng sản lượng sản xuất thì một số yếu tố chi phí bên trong nó sẽ tăng lên như điện, nước... Theo tính toán, khi tăng sản lượng lên 12.000 hòm thì chi phí các khoản mục nói trên sẽ tăng lên khoảng 5%. Vậy mức tăng trên 1 hòm sản phẩm sẽ là:
(110.000+35.000)*0.05= 7.250 (đồng/ hòm)
Như vậy, khi áp dụng biện pháp sẽ giảm được 13.832 - 7.250 = 6.582 (đồng/hòm)
3.2.3.4 Hiệu quả kinh tế của biện pháp
Với mức giảm giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu là 6.582 đồng/hòm khi tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên 11.000 hòm/năm, tức là giảm được khoản chi phí:
11.000 hòm x 6.582 đồng/hòm = 72.402.000 đồng
Mức lãi gộp trên 1 hòm sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010 là 91.000 đồng. Giả thiết các năm sau, do biến động của thị trường làm cho giá thành sản xuất tăng lên 10%, tuy nhiên giá bán chỉ tăng 5%. Khi đó, khi xây dựng giá thành kế hoạch năm sau thì mức lãi kế hoạch là:
+ Giá thành toàn bộ: 860.000 đồng/hòm * 110% = 946.000 đồng/hòm
+ Giá bán : 1.000.000 đồng/hòm * 105% = 1.050.000 đồng/hòm
+ Lãi kế hoạch : (1.050.000/1,1) - 946.000 = 8.545 (đồng/hòm)
Khi tăng sản lượng lên 11.000 hòm/năm, tức tăng thêm 1050 hòm thì mức lãi gộp tăng thêm là:
1.050 hòm x 8.545 đồng/hòm = 8.972.250 đồng
Như vậy, tổng lợi ích do biện pháp mang lại là:
72.402.000 + 8.972.250 = 81.374.250 đồng
Như vậy lợi ích mà biện pháp mang lại cũng khá cao.
3.2.4 Tổng hợp kết quả đạt được của 2 biện pháp
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của 2 biện pháp
Tên biện pháp
Hiệu quả (đồng)
Hạ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách giảm định mức tiêu hao và giá mua nguyên vật liệu
158.125.000
Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên 11.000 hòm/năm
81.374.250
Tổng cộng
239.499.250
Một số kiến nghị với Xí nghiệp bao bì xuất khẩu
Qua thời gian thực tập tìm hiểu, xem xét các vấn đề của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu, em nhận thấy rằng, bên cạnh những thành công mà đơn vị nỗ lực đạt được còn một số nguyên nhân làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn hạn chế, đó là:
- Mặc dù sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu, bằng chất lượng của mình đã có được niềm tin của khách hàng, có vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất năm 2010 đã có chiều hướng sụt giảm so với các năm trước. Điều này làm cho một số khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
- Thực trạng máy móc, thiết bị của Xí nghiệp đã sử dụng nhiều năm, cơ bản đã hết khấu hao do đó tình trạng hỏng hóc hay xảy ra.
Trong thời gian tới, đơn vị cần tập trung cho công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm củng cố, giữ vững và phát triển thị trường. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Xí nghiệp. Đồng thời, Xí nghiệp cần phải triển khai nhanh kế hoạch đầu tư nâng cấp, đổi mới máy móc, thiết bị nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích hiện trạng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu trực thuộc công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, có thể đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của biện pháp có thể áp dụng thực hiện ở Xí nghiệp trong thời gian tới nhằm đem lại kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Trên đây là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, tính toán từ số liệu thực tế của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu. Trên cơ sở phân tích chi phí sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp có một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ những nguyên nhân cơ bản làm tăng, giảm giá thành đưa ra các biện pháp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đó để hạ giá thành sản phẩm một cách có hiệu quả.
Qua bước biến đổi của nền kinh tế thị trường cho đến nay Xí nghiệp bao bì xuất khẩu đã đứng vững và phát triển mạnh, khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đến nay sản phẩm của Xí nghiệp vẫn được các đối tác tín dụng. Hiện nay Xí nghiệp đang phát động phong trào " Tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh" với một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm, Xí nghiệp cần phải phấn đấu không ngừng, nỗ lực phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của mình trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, luôn luôn nghiên cứu để tìm ra các biện pháp cải tiến khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó mới làm tăng được lợi nhuận
PHỤ LỤC
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
TT
D I Ễ N G I Ả I
MÃ SỐ
NĂM 2009
NĂM 2010
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
11.190.974.000
8.070.400.000
2
Các khoản giảm trừ
02
944.380.000
734.700.000
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
10.246.593.000
7.357.535.000
4
Gía vốn hàng bán
11
8.956.489.000
6.158.536.000
5
Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 -11)
20
1.290.104.000
1.198.999.000
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
6.352.000
153.000
7
Chi phí tài chính (lãi vay phải trả)
22
253.997.000
173.500.000
8
Chi phí bán hàng
24
100.031.000
456.246.000
9
Chi phí quản lý
25
842.065.000
477.959.000
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[30 = 20+(21-22)-(24+25)]
30
100.361.000
86.010.000
11
Thu nhập khác
31
12
Chi phí khác
32
13
Lợi nhuận khác [40 = (31-32)]
40
14
Tổng lợi nhuận [50 = 30+40)]
50
100.361.000
86.010.000
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12/2010
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN(100) = 111 + 131 + 132 + 135 + 149 + 151
100
11.772.014.285
8.736.119.299
1. Tiền
111
594.450.518
587.574.087
2. Phải thu của khách hàng
131
6.897.177.207
4.866.801.803
3. Trả trước cho người bán
132
0
31.536.000
4. Các khoản phải thu khác
135
3.298.152
7.129.403
5. Hàng tồn kho
149
4.277.088.408
3.240.578.006
6. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
0
2.500.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN(200) = 211 + 261
200
1.459.997.815
1.067.532.640
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
1.217.148.919
858.847.377
2. Chi phí trả trước dài hạn
261
242.848.896
208.685.263
TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270) = 100 +200
270
13.232.012.100
9.803.651.939
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ(300) = 310 +320
300
12.814.322.287
9.638.481.794
I. Nợ ngắn hạn(310) = 311 + 312 + 315 + 317 + 319
310
11.543.409.195
8.703.423.067
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
8.250.000.000
6.200.000.000
2. Phải trả cho người bán
312
389.939.981
115.948.875
3. Phải trả cho người lao động
315
326.450.679
319.554.409
4. Phải trả nội bộ
317
2.570.978.098
2.055.541.783
5. Các khoản phải trả. phải nộp khác
319
6.040.437
12.378.000
II. Nợ dài hạn(320) = 331 + 332 + 333
320
1.270.913.092
935.058.727
1. Phải trả dài hạn người bán
331
167.117.135
49.692.375
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
1.101.847.756
880.946.478
3. Phải trả dài hạn khác
333
1.948.201
4.419.874
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU(400) = 420
400
397.689.814
165.170.145
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
397.689.814
165.170.145
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(430) = 300 + 400
430
13.212.012.101
9.803.651.939
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo tài chính ( Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh đến 31/12/2010 của Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu).
2. Báo cáo phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Xí nghiệp bao bì xuất khẩu
3. Chủ biên: PGS.TS Phạm Thị Gái - Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Thống Kê - Hà Nội 2004
4. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Đông - Giáo trình Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội 2004
5. ThS Nguyễn Tấn Thịnh - Giáo trình Quản lý nhân lực - Trường ĐHBK Hà Nội - Nhà xuất bản Lao động xã hội - Hà Nội 2003.
6. ThS Vũ Việt Hùng - Giáo trình Quản lý tài chính - Trường ĐHBK Hà Nội - Nhà xuất bản Đại học quốc gia - Hà Nội - 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và biện pháp hạ giá thành sản phẩm vải bò ở Xí nghiệp bao bì xuất khẩu trực thuộc công ty cổ phần sản.docx