Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và phát triển của nhân cách liên hệ thực tế
Nhà tâm lý học nổi tiếng X.L.Rubinstein đã viết “con người là cá tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.(1). Hiện nay có nhiều khái niệm về nhân cách nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một các nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Có 5 nhân tố chính tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, nhân tố giao tiếp.
1) Di truyền:
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thể hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và phát triển của nhân cách liên hệ thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : ĐH Luật Hà Nội
Khóa : 34
Lớp : 02
Họ và tên : Trần Tú Giang. Mã thẻ SV : 340262
Đề bài: : phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và phát triển của nhân cách liên hệ thực tế
Nhà tâm lý học nổi tiếng X.L.Rubinstein đã viết “con người là cá tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.(1). Hiện nay có nhiều khái niệm về nhân cách nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một các nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Có 5 nhân tố chính tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, nhân tố giao tiếp.
Di truyền:
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thể hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với một số cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể của các thể hệ trước thông qua con đường di truyền, trong đó có các đặc điểm và chức năng của các cơ quan giác quan và não. Những biểu hiện của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên không thể khẳng định vai trò quyết định của yếu tố di truyền trong sự hình thành và phát triển của nhân cách. Để nhận thức rõ vai trò của nó, ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn thế, hoạt động tâm sinh lý của con người còn có khả năng bù trừ (sự thiếu hụt của giác quan này có thể làm gia tăng khả năng của một giác quan khác). Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đến từng giai đoạn phát triển và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau (VD: khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu. Nó là đặc điểm di truyền, khác với những đặc điểm khác của cơ thể)
Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển của tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Từ đó khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Liên hệ thực tế: Moza là nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một nghệ sĩ xuất sắc xuất thân trong một gia đình đã có truyền thống âm nhạc lâu đời, đó là một cơ sở di truyền bẩm sinh giúp tạo một tiền đề để nhân cách của Moza phát triển mạnh mẽ.
Hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống tự nhiên
Như ta dã biêt, mỗi dan tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của địa lý. Những điều kiện đó quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp và một số nét riêng trong sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói rằng tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh thiên nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh tự sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề cũng có thể hiểu theo logic ấy. Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương tức sống của bản thân nó.
Liên hệ thực tế:
Hoàn cảnh xã hội.
Trước hết cần nhận thức về ảnh hưởng nói chung của xã hội đối với sự phát triển của tâm lý nhân cách. rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như thế có nghĩa là một đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để chuẩn bị bước vào đời sống lao động và văn hóa của nhân loại.
Trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do đó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước những tác động của hoàn cảnh xã hội.
Trong môi trường cac hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành âm thầm hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống được bắt đầu từ sự kiện thật hay bịa đặt. Nó nảy sinh và phát triển trên tâm trạng của xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
_Tâm trạng chung bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu tác động của tâm trạng chung đó.
_Thi đua là phương thức tác động qua lại giưa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng cho kết quả hoạt động cua nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập thê được phát triển qua thi đua.
_Bắt chước thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống, bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong giaotieeps, trong cách ăn mặc, ngôn ngữ.v.v.
Liên hệ thực tế: một đứa trẻ được sinh ra trong một hoànn cánh sống thiếu thốn cả về thể xác lân tinh thân thường có sự hình thành và phát triển nhân cách không tốt bằng những đứa trẻ có điều kiện sống tôt. Một nghiên cứu khoa học ở Mỹ cho thấy 90% trẻ em hư hỏng là do hoàn cảnh xô đẩy vào co đường tội lỗi. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoàn cảnh sống.
3) Nhân tố giáo dục.
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng đạo dức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài trường. Nhưng thực tế giáo dục còn có nghĩa rộng hơn thế bao gồm cả việc dạy học và hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hay gián tiếp trong và ngoài lớp. Vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách được thể hiện bởi các đặc điểm sau:
_Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách và dẫn dắt nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó.
_Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh di truyền không mang lại. (VD: Nếu một đứaa trẻ sinh ra bình thường không khuyết tật thì theo sự tăng trưởng của cơ thể, đến một giai đoạn nào đó đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muốn biết đọc thì đứa trẻ phải học)
_Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại. (VD: bằng phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ em khuyết tật bẩm sinh thì có thể phục hồi được các chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng một cách bình thường. Như nhạc sĩ ghi ta Văn Vượng bị mù từ bé, nhưng nhờ có giáo dục mà trở thành tài năng âm nhạc.
_Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội (VD: Như sự cải tạo lao động đối với người phạm pháp).
_Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ có thể ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiên có của nó. (VD: mục tiêu giáo dục của nước ta là xây dựng con người mới XHCN. Đây chính là điểm tiên tiến của giáo dục).
_Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học cho thấy sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra tốt đẹp trong điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh và húc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân học sinh phát triển đền mức nào, có theo hướng đó hay không con tùy thuộc vào bản thân học sinh đó. Cần phê phán quan điểm cho rằng giáo dục là vạn năng, xem đứa trẻ như tờ giấy trắng mà muốn vẽ gì lên đó thì vẽ.
Như vậy giáo dục một mặt cung cấp cho con người tri thức, mặt khác hình thành trong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội.
4) Nhân tố hoạt động.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ không có hiệu quả nếu như bản thân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp không trực tiếp tham gia vào hoạt động tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của nhân cách của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy tắc tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội cộng đồng, được thực hiện bằng các thao tác nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Nói cách khác, hoạt động chính là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển của nhân cách.
Liên hệ thực tế: Các nghiên cứu khơ học của các nhà khoa học cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên được tổ chức hoạt động vui chơi bổ ích thường có sự phát triển tâm lý nhân cách tôt hơn những đứa trẻ phải tham gia các hoạt động không tốt (VD như những đứa trẻ từ nhỏ đã phải lo đi kiếm ăn) hoặc những đứa trẻ ít hoạt động.
5) Yếu tố giao tiếp
Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra hoạt mối quan hệ giữa chủ thể và chủ thể.
Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của cả một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiêp với họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp. Nhờ giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ của xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.
Liên hệ thực tế: Tục ngữ Việt Nam có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Đó chính là yếu tố giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Một con người khi được tiếp xúc với một cá nhân tập thể có nhân cách tốt thì trong sự hình thành và phát triển nhân cách sẽ có những dấu hiệu tích cực, ngược lại một nhân cách khi tiếp xúc với những mặt xấu của nhân cách khác thì sẽ bị ảnh hưởng bởi nhẵng nhân cách xấu đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hịnh thành và phát triển của nhân cách liên hệ thực tế.doc