Phân tích vai trò của hồ sơ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

Đối với công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai thì tài liệu trong hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng cũng như nguồn gốc sử dụng đất, nó là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp. Xử lý triệt để những tồn tại của lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng sử dụng đất ngoài sổ sách, ngoài sự quản lý của Nhà nước. Ngay cả khi đất đai có biến động thì các tài liệu này vẫn phản ánh kịp thời, cung cấp các thông tin nhanh chóng cho việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời thông qua công tác thanh tra mà nâng cao chất lượng các tài liệu trong hồ sơ địa chính.

docx10 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 11252 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vai trò của hồ sơ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Môn: Lưu Trữ Và Quản Lý Hồ Sơ Địa Chính Báo cáo: Phân Tích Vai Trò Của Hồ Sơ Địa Chính Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Sinh viên thực hiện: Lê Trường An Giáo viên hướng dẫn: MSSV: B1309358 Phan Hoàng Vũ Cần Thơ, Tháng 3 - 2015 Lớp: MT1325A2 MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên, tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và là một trong những điều kiện không thể thiếu được trong tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Có những mối quan hệ đất đai mới làm nảy sinh nhiều phức tạp. Vì vậy cần có sự quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này để phát huy nguồn lực đất đai, khai thác và sử dụng có hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Và một trong các công cụ để Nhà nước và các cấp chính quyền thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đó là công tác hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liêu, số liệu, bản đồ, sổ sách chứa các thông tin về mặt tự nhiên, KT – XH và pháp lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Phản ánh chi tiết đến đến thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã qua nhiều thời kỳ, nhiều phương pháp khác nhau. Vai trò của hồ sơ địa chính là rất quan trọng, nhìn vào hồ sơ địa chính ta có thể biết được mọi thông tin về đất đai, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, sau đây em sẽ phân tích rõ hơn về vai trò của hồ sơ địa chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI. Công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nội dung: Chính sách đất đai. Chỉnh lý hồ sơ. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giao đất, cho thuê đất. Quản lý tài chính về đất đai. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê đất đai. Thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại. VAI TRÒ CỦA HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI. Chính sách đất đai. Phản ánh hiện trạng để xây dựng chính sách. Hồ sơ địa chính sẽ cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để tiến hành xây dựng các chính sách phù hợp với thực trạng sử dụng của từng nơi. Nếu như không có được những thông tin chính xác sẽ dẫn đến sai sót, mất thời gian trong việc đề ra những chủ trương, chính sách,. Đánh giá thực hiện chính sách. Hồ sơ địa chính cung cấp thông tin về tình hình đất đai để phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách đất đai và đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh chủ trương, chính sách, chiến lược quản lý và sử dụng đất. Chỉnh lý hồ sơ. Thông tin biến động sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất, luôn có sự biến động về các thông tin liên quan đến đất đai. Vì vậy hồ sơ địa chính luôn được cập nhật những biến động của đất đai. Từ đó, nhờ có hồ sơ địa chính mà Nhà nước thực hiện chức năng chỉnh lý những thông tin ban đầu và thông qua đó để có biện pháp xử lý đối với từng biến động. Rõ ràng thông qua việc thực hiện lập hồ sơ địa chính các thông tin đất đai luôn được cập nhật là cơ sở để thực hiện chức năng quản lý và thực hiện biện pháp quản lý một cách thường xuyên. Hồ sơ địa chính cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch có ý nghĩa to lớn. Nó giúp việc sử dụng đất đai đúng mục đích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai. Quy hoạch, kế hoạch là căn cứ để giao đất, tạo điều kiện để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính, là cơ sở xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Để tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước tiên cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất để từ đó có được quy hoạch, kế hoạch phù hợp. Thông qua các thông tin có trong hồ sơ địa chính sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được tình hình sử dụng đất ở một địa phương hay một khu vực. vai trò của hồ sơ địa chính là rất quan trọng, bởi nó tổng hợp được đầy đủ các thông tin về các đối tượng như loại đất sử dụng, diện tích là bao nhiêu, sử dụng vào mục đích gìTừ đó sẽ giúp người đánh giá có một cái nhìn tổng quát hơn việc sử dụng đất ở nơi cần đánh giá. Như vậy, qua những thông tin này ta biết được đất đai đang sử dụng làm gì và sử dụng vào việc gì là tốt nhất để phát huy tiềm năng ở mỗi vùng. Phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch. Kế hoạch đã được lập ra và thực hiện thì cần phải đánh giá, phản ánh lại kết quả, những gì đã thực hiện được và chưa thực hiện được. Kết quả quy hoạch, kế hoạch là căn cứ cho việc giao đất để đảm bảo việc sử dụng đất một cách ổn định, có hiệu quả. Thông qua việc giao đất, quy hoạch và lập kế hoạch tác động gián tiếp đến đăng ký đất để đảm bảo cho việc thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu ổn định, đơn giản và tiết kiệm. Thông qua các thông tin về đất đai phản ánh trong hồ sơ địa chính sẽ dễ dàng kiểm tra, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Giao đất, cho thuê đất. Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, quyết định giao đất hay cho thuê đất tạo cơ sở pháp lý ban đầu để người được giao đất hay thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao đất. Do đó, quyết định giao đất, cho thuê đất là cơ sở xác định quyền hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký, cũng chính vì vậy hồ sơ địa chính là cơ sở thực hiện kiểm tra, thanh tra tình hình giao đất ở các cấp. Lập hồ sơ. Để giao đất, cho thuê đất, cần phải tiến hành lập hồ sơ. Hồ sơ được lập dựa vào những thông tin có trong hồ sơ địa chính, căn cứ vào những thông tin có trong hồ sơ địa chính sẽ giúp cho việc lập hồ sơ một cách dễ dàng và nhanh chóng, không cần phải trực tiếp ra ngoài đo đạc lại, tránh tình trạng có sự sai sót và không trùng khớp với thông tin trong hồ sơ. Thẩm định hồ sơ. Hồ sơ sau khi lập cần phải thẩm định lại cho chính xác. Việc thẩm định hồ sơ phần lớn dựa vào hồ sơ địa chính, vì hồ sơ địa chính cung cấp các thông tin chính xác được luu trữ lại. Kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất. Việc kiểm tra giao đất, cho thuê đất sẽ lưu lại trên hồ sơ địa chính, hồ sơ địa chính sẽ lưu lại những thay đổi thông tin trong quá trình giao đất, cho thuê đất như thông tin về chủ sở hữu, vị trí, diện tích, mục đích sử dụng Quản lý tài chính về đất đai. Cơ sở xác định hạng đất Phân hạng đất là công việc hết sức quan trọng bởi qua đó, Nhà nước có những chính sách và biện pháp sử dụng đất có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng địa phương. Để xác định hạng đất nhanh chóng là dựa vào hồ sơ địa chính, đó là những thông tin đã được khảo sát và lưu trữ tại hồ sơ, khi xác định hạng đất thì không cần phải đi khảo sát một lần nữa nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, có đọ chính xác tin cậy và đồng bộ. Thông tin tài sản gắn liền với đất. Trong hồ sơ địa chính chứa đầy đủ các thông liên quan tới đất và các tài sản trên đất như các công trình, nhà ở Những thông tin trên đó sẽ cho biết được đầy đủ về tài sản gắn liền với đất như diện tích công trình, nhà ở là bao nhiêu; ở vị trí nào trong khu đất đó; loại công trình, nhà ởmà không cần phải đi khảo sát thực tế. Nghĩa vụ tài chính. Đối với công tác phân hạng và định giá đất. Kết quẩ phân hạng, định giá đất là cơ sở xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng đất khi sử dụng, là cơ sở xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi được đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghĩa vụ tài chính của từng người sử dụng đất sẽ được lưu trong hồ sơ địa chính. Khi cán bộ cần thu thuế chỉ cần nhìn vào hồ sơ là biết được người đó phải nộp bao nhiêu, tránh tình trạng nhằm lẫn, bỏ sót trong quá trình thu thuế. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguồn gốc và thông tin thửa đất. Hồ sơ địa chính sẽ ghi nhận và lưu lại nguồn gốc và thông tin của thửa đất. Chỉ cần nhìn vào hồ sơ là có thể biết được ai đã từng là chủ sở hữu của thửa đất này, thời gian chuyển nhượng Tình trạng pháp lý. Hồ sơ địa chính sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh chấp, xâm phạm; cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất như nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả Thống kê, kiểm kê đất đai. Đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai, thì kết quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tổng hợp từ các tài liệu trong hồ sơ địa chính, vì thế các tài liệu này càng chính xác thì kết quả của công tác thống kê sẽ rất tốt, là cơ sở để đề ra chủ chương, biện pháp sử dụng đất có hiệu quả. Và qua con đường thống kê, kiểm kê đất đai ta mới thấy được kết quả của công tác lập hồ sơ địa chính phát huy hết ý nghĩa trong quản lý đất đai, mới đánh giá được tình hình thực hiện chính sách đất đai và các nhiệm vụ quản lý đất đai khác. Thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại. Đối với công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai thì tài liệu trong hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng cũng như nguồn gốc sử dụng đất, nó là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp. Xử lý triệt để những tồn tại của lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng sử dụng đất ngoài sổ sách, ngoài sự quản lý của Nhà nước. Ngay cả khi đất đai có biến động thì các tài liệu này vẫn phản ánh kịp thời, cung cấp các thông tin nhanh chóng cho việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời thông qua công tác thanh tra mà nâng cao chất lượng các tài liệu trong hồ sơ địa chính. KẾT LUẬN. Qua đó cho ta thấy hồ sơ địa chính rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, là điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách triệt để. Việc thực hiện tốt công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính không chỉ tạo tiền đề mà còn là điều kiện hết sức cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua việc lập hồ sơ địa chính, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nâng cao do những sai sót tồn tại được người sử dụng đất phát hiện và được chỉnh lý hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay công tác thành lập và lưu trữ hồ sơ địa chính ở nước ta vẩn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, mong rằng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện nhằm giúp Nhà nước quản lý đất đai dễ dàng và hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluu_tru_7115.docx