Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 2 I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 2 1. Các khái niệm. 2 a. Khái niệm hoạt động nhận thức. 2 b. Khái niệm hoạt động tư pháp. 3 2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 3 3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 4 4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 4 II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. 5 1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. 5 2. Vai trò của hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra. 6 3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử. 8 4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân. 9 III. Một số kết luận. 10 C. KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

pdf12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MỤC LỤC ----***---- A. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2 B. NỘI DUNG .............................................................................................. 2 I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ......... 2 1. Các khái niệm. ............................................................................................... 2 a. Khái niệm hoạt động nhận thức.................................................................... 2 b. Khái niệm hoạt động tư pháp. ....................................................................... 3 2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ..................... 3 3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ......... 4 4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. .............. 4 II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. .................. 5 1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. .... 5 2. Vai trò của hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra. ................................. 6 3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử. ............................. 8 4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân. ................................................................................................................. 9 III. Một số kết luận. ........................................................................................ 10 C. KẾT LUẬN............................................................................................ 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 12 Trang 2 A. MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong hoạt động tư pháp nói riêng, hoạt động nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất kỳ một chủ thể nào của hoạt động tư pháp khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức góp phần xây dựng, thúc đẩy nhanh chóng việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tư pháp. Để hiểu rõ hơn về hoạt động nhận thức và có một cái nhìn toàn diện về vai trò của hoạt động nhận thức, em đã chọn đề tài: “Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết”. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. 1. Các khái niệm. a. Khái niệm hoạt động nhận thức. Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. “Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”. Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn Trang 3 là nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan con người. Mức độ cao là nhận thức lý tính, bao dồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con người phản ánh những cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người. b. Khái niệm hoạt động tư pháp. Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước sử dụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Nói một cách khái quát thì “hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân”. 2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần thiết, không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất kỳ một chủ thể nào của hoạt động tư pháp (điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, hội thẩm nhân dân…) khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Trong hoạt động tư pháp, hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các mục đích sau: - Thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án; - Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; - Tìm hiểu tháu độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng; Trang 4 - Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng; - Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người tham gia tố tụng. 3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. - Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. Có thể nói nhận thức là phương tiện thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động tư pháp. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp phần lớn mnag tính chất gián tiếp và ít trường hợp mang tính chất trực tiếp. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp là quá trình mang tính rất phức tạp. Bởi trong hoạt động tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, khối lượng thông tin lớn, phong phú này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có khả năng phân tích, đánh giá để rút ra được những kết luận cần thiết. - Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố tụng. - Hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng mang sắc thái tình cảm cao và được tiến hành trong trạng thái tâm lý căng thẳng. - Nhận thức bị hạn chế về thời gian. Sự hạn chế này được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng (các thời hạn thực hiện các hoạt động tố tụng). Do vậy, sự hạn chế về thời gian đã thôi thúc những người tiến hành tố tụng phải hoạt động tích cực để xác định sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra. 4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được tiến hành qua các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác. - Giai đoạn 2: Thiết lập và tim ra các cách thức phương hướng thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án. Trang 5 - Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra trên cơ sở các chứng cứ tài liệu đã thu thập được. - Giai đoạn 4: Đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. 1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. Trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, thì hoạt động nhận thức đóng vai trò là một trong những dạng hoạt động cơ bản, đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp là thông qua việc nhận thức một cách toàn diện, đúng đắn sự thật khách quan của vụ án cùng với các hoạt động thiết kế, giáo dục nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nước, của tổ chức xã hội và của công dân. Ngoài ra, hoạt động nhận thức còn đóng vai trò là một hoạt động trung tâm, là hoạt động cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Bởi hoạt động nhận thức là hoạt động đầu tiên, nó là tiền đề, căn cứ khởi đầu trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Nó là cơ sở để thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động tư pháp, nếu không có hoạt động nhận thức thì các hoạt động còn lại trong cấu trúc của hoạt động tâm lý thì khó mà thực hiện được hoặc nếu nhận thức mà không đúng thì đương nhiên các hoạt động còn lại sẽ sai lầm. Tóm lại, hoạt động nhận thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất ký một chủ thể nào của hoạt động tư pháp khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Khi có một nhận thức đúng đắn về vụ án hình sự thì mới có thể tiến hành những hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, qua đó mới có thể ra các quyết định đúng đắn, những biện pháp giáo dục hợp lý. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn của hoạt động tố tung, hoạt động nhận thức lại có một vai trò nhất định, góp phần Trang 6 quyết định và thúc đẩy đạt được mục đích của từng giai đoạn tố tụng cũng như đạt được mục đích của cả hoạt động tố tụng tư pháp nói chung. 2. Vai trò của hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra. Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra tôi phạm. Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên thu thập, lựa chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan giữa các sự kiện. Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là xác định tội phạm, người thực hiện hành vi tội phạm; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho vụ việc giải quyết vụ án; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa; lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can. Do vậy, hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra đóng một vai trò hết sức quan trọng: - Hoạt động nhận thức là hoạt động trung tâm của giai đoạn điều tra vì nó hoạt động nhận thức trùng với mục đích của hoạt động điều tra. Ở giai đoạn này, hoạt động nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất, thông qua hoạt động nhận thức, từ việc tri giác, phân tích, tư duy cơ quan điều tra mới có thể xác định được can phạm, xác định được hành vi phạm tội, thiệt hại và hậu quả xảy ra. Trong hoạt động của điều tra viên, khía cạnh tìm kiếm và tái tạo của hoạt động nhận thức luôn giữ vai trò chủ đạo. Thu thập thông tin về sự việc phạm tội thông qua nhận thức trong hiện tại và quá khứ trên cơ sở phân tích thông tin đó điều tra viên tái tạo và khôi phục lại mô hình về diễn biến khách quan của vụ án đã xảy ra. Hoạt động nhận thức nhằm đảm bảo thu thập tất cả các chứng cứ tài liệu Trang 7 liên quan đến vụ án, phân tích, đánh giá chứng cứ, tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự, nắm bắt được đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng, đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tới tâm lý của người tham gia tố tụng. Khi nhận thức được rõ ràng, thì cơ quan điều tra mới có thể tiến hành phân tích, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án, điều này muốn nói rằng, các điều tra viên phải có nhận thức đầy đủ về vụ án thì mới có thể làm sáng tỏ được vụ án. Chỉ khi nào hoạt động nhận thức được thông suốt, thì lúc đó điều tra viên mới có thể tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng hay nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng. Bởi vì, những người tham gia tố tụng có hành vi xử sự và tâm lý khác nhau, tùy từng trường hợp mà cơ quan điều tra phải nắm rõ những đặc điểm tâm lý để có thể khai thác được họ. Ví dụ: Trong quá trình hỏi cung bị can, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, điều tra viên nhận thức được bị can đang khai báo gian dối, không thành khẩn, điều tra viên đã áp dụng một số biện pháp tác động tâm lý tới bị can như: phương pháp truyền đạt thông tin; phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy; phương pháp thuyết phục; phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển… nhằm làm thay đổi thái độ, quan điểm… của bị can. - Hoạt động nhận thức là cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác. Hoạt động nhận thức là hoạt động đầu tiên, là tiền đề, cơ sở cho những hoạt động còn lại trong cấu trúc hoạt động tâm lý. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động nhận thức có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với các hoạt động thiết kế và giáo dục. Trên cơ sở các kế hoạch hành động của điều tra viên, cùng những quyết định và thi hành quyết định của cơ quan điều tra, điều tra viên tiến hành nhận thức về vụ án. Mặt khác, sau khi đạt được những kết quả nhất định trong việc nhận thức về các tình tiết của vụ án, cơ quan điều tra sẽ ra những quyết định, kế hoạch để giải quyết vụ án hình sự - đó là hoạt động thiết kế. Ví dụ: Sau khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra và đã xác định được người phạm tội, hành vi phạm tội, hậu quả từ hành vi phạm tội cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra, lập hồ sơ, đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can. Hay sau khi nhận thức về vụ việc một cách toàn diện, kết hợp với thực tế diễn ra trong quá trình giải quyết vụ án mà điều tra Trang 8 viện thụ lý giải quyết vụ án có thể sử dụng các biện pháp giáo dục, thúc đẩy nhanh quá trình khám phá sự thật khách quan của vụ án. Ví dụ: Trong quá trình hỏi cung bị can, điều tra viên nhận thấy bị can vẫn còn quanh co, khai báo không thành khẩn, điều tra viên đã thuyết phục để bị can hiểu rằng thành khẩn khai báo sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. 3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử. Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án để ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ lớn nhất của giai đoạn xét xử là ra được bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật. Do vậy, trong giai đoạn xét xử thì hoạt động thiết kế đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt và chính xác hoạt động thiết kế trong giai đoạn này thì nhất thiết phải có hoạt động nhận thức trước đó. Hoạt động nhận thức là cơ sở để thực hiện các hoạt động tâm lý khác, trong đó có hoạt động thiết kế. Hoạt động thiết kế của Tòa án chỉ có thể thực hiện được sau khi đã thực hiện hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra và đánh giá những chứng cứ đã thu thập được trong tài liệu điều tra. Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức trong xét xử là nghiên cứu, kiểm tra và xác minh lại những chứng cứ đã phản ánh trong tài liệu điều tra, để hiểu rõ bản chất của chúng từ đó thực hiện hoạt động thiết kế (ra bản án, quyết định đúng về vụ án đang xét xử). Do vậy, hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử của tòa án có nhiều điểm khác biệt hơn so với hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra ( hoạt động trọng tâm của giai đoạn điều tra). Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo dục bị cáo và quần chúng nhân dân. Tòa án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Khi một hành vi phạm tội xảy ra, trên cơ sở nhận thức được Trang 9 tính nguy hiểm của tội phạm gây ra, cần phải giáo dục cảm hóa người phạm tội, hình thành ở họ thái độ ăn năn, hối hận, thái độ với bản án; giáo dục ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật cho các công dân; răn đe, ngăn ngừa tội phạm đối với những thành viên không vững vàng; giáo dục tinh thần trách nhiệm với lãnh đạo, tập thể có thiếu sót để tạo ra tình trạng tội phạm thì các thành viên Hội đồng xét xử có thể thực hiện các hoạt động giáo dục. Hoạt động nhận thức ở giai đoạn xét xử được thực hiện bởi các thành viên Hội đồng xét xử nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra thông qua hồ sơ và lời khai của những người tham gia tố tụng. Hoạt động nhận thức mang tính chủ động, ít căng thẳng hơn so với hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra do chủ thể nhận thức đã được tiếp cận với lượng thông tin ít hơn, cô đọng hơn, đã được sàng lọc ở giai đoạn điều tra. 4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân. Toàn bộ hoạt động giáo dục, và hơn nữa là hoạt động cải tạo cá nhân người phạm tội chỉ có thể tiến hành được với sự hiểu biết sâu sắc về tất cả các đặc điểm tâm lý của mỗi phạm nhân. Nhà giáo dục phải biết họ cần phải giáo dục cho phạm nhân những phẩm chất nào, và cần phải loại bỏ những phẩm chất nào. Quá trình giáo dục, cải tạo phải kết hợp với việc nghiên cứu biểu hiện thái độ của phạm nhân trong lao động, học tập và đời sống xã hội…Do vậy, để đạt được hiệu quả nhất mục đích của hoạt động giáo dục thì hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân chiếm một vai trò khá quan trọng. Trên cơ sở hoạt động nhận thức sẽ đảm bảo cho hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân đạt kết quả tốt. Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo không những phải biết trạng thái tâm lý của họ trong hiện tại mà còn phải biết những thiếu sót tâm lý – xã hội của họ đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành những tấp quán, thói quen, cách xử sự chống đối pháp luật của họ. Nội dung hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục, cải tạo bao gồm: nghiên cứu tỉ mỉ điều kiện sống và lao động của phạm nhân; nghiên cứu hệ thống giao tiếp bắt buộc mà họ Trang 10 phải tham gia vào giao tiếp với cán bộ quản giáo, với những phạm nhân khác; ngoài ra cán bộ quản giáo cũng phải thu thập cả những thông tin về điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án cũng như thông tin về gia đình phạm nhân, về những mối quan hệ của họ với gia đình, về giáo dục, văn hóa, thói quen lao động của phạm nhân . Thông qua những hoạt động này sẽ góp phần đáng kể trong việc nhận thức về cá nhân phạm nhân để thông qua đó có thể xây dựng, tổ chức quá trình giáo dục, cải tạo, biện pháp cải tạo… III. Một số kết luận. Hoạt động nhận thức là một quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phận của hoạt động tư pháp. Có thể nói, nhận thức là một trong những dạng hoạt động cơ bản của hoạt động tư pháp; là phương tiện thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động tư pháp. Trong hoạt động nhận thức của quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn thông tin này thường bị thiếu hụt và khó xác định. Điều quan trọng là từ khối lượng lớn thông tin này, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành sàng lọc, chắp nối các thông tin lại cùng với việc phân tích, đánh giá để rồi rút ra mối quan hệ biện chứng giữa các nguồn thông tin. Như vậy, người tiến hành tố tụng phải có khả năng tư duy, kinh nghiệm làm việc, có những phẩm chất tâm lý vững vàng và ổn định. Ngoài ra, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp không phải là một hoạt động nhận thức đơn thuần một sự việc khách quan nào đó, mà nó liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố tụng, đảm bảo phải tuân theo những quy định của pháp luật một cách triệt để, xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự một cách nhanh chóng. Vì vậy, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp cần: - Cán bộ tư pháp cần có chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết khi tiến hành tố tụng nói chung và các hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp của mình nói riêng. Để đảm bảo Trang 11 xác định sự thật của vụ án hình sự một cách chính xác, khách quan, nhanh chóng. - Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng cách tuân thủ triệt để những quy định của pháp luật tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng và nhận thức không nằm ngoài những quy định đó. Những người tiến hành hoạt động tố tụng phải có một nhận thức đúng đắn, khách quan trên cơ sở những quy định của pháp luật, tránh những nhận thức chủ quan của mình dẫn tới việc giải quyết vụ án hình sự nhiều sai sót, không đúng pháp luật. C. KẾT LUẬN Trên đây là phần trình bày bài tập học kỳ của em. Tuy đã rất cố gắng nhưng bài làm vẫn không thể tránh được các thiếu sót. Kính mong các thầy, cô nhận xét, đánh giá để bài làm của em được đầy đủ, chính xác hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trang 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----&---- 1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, NXB CAND, Hà Nội, 2008. 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB CAND, Hà Nôi, 2007. 4. Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008. 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, NXB CAND, Hà Nội, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân) Rút .pdf
Luận văn liên quan