Phân tích vấn đề môi trường chợ biên hòa

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, các khu chợ phục vụ kiểu truyền thống đã được hình thành theo nhu cầu sống thiết yếu của cuộc sống của nhân dân trên địa bàn. Quá trình duy trì và phát triển của các khu chợ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân. Đa số các khu chợ đang hoạt động hiện nay được hình thành theo cơ chế tự phát, không tuân thủ quy hoạch tổng thể và hạ tầng cơ sở ngày càng xuống cấp nên đã phá vỡ kiến trúc đô thị mỹ quan thành phố. Ngoài ra, còn dẫn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, hiện tượng ngộ độc thực phẩm đã và đang xảy ra ngày càng nhiều. - Mục tiêu của tiểu luận: Phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường của Chợ Biên Hòa và qua đó sẽ góp phần đưa ra giải pháp để cải thiện, xây dựng chợ sạch đẹp theo định hướng phát triển bền vững

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vấn đề môi trường chợ biên hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỢ BIÊN HÒA ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, các khu chợ phục vụ kiểu truyền thống đã được hình thành theo nhu cầu sống thiết yếu của cuộc sống của nhân dân trên địa bàn. Quá trình duy trì và phát triển của các khu chợ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân. Đa số các khu chợ đang hoạt động hiện nay được hình thành theo cơ chế tự phát, không tuân thủ quy hoạch tổng thể và hạ tầng cơ sở ngày càng xuống cấp nên đã phá vỡ kiến trúc đô thị mỹ quan thành phố. Ngoài ra, còn dẫn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, hiện tượng ngộ độc thực phẩm đã và đang xảy ra ngày càng nhiều. - Mục tiêu của tiểu luận: Phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường của Chợ Biên Hòa và qua đó sẽ góp phần đưa ra giải pháp để cải thiện, xây dựng chợ sạch đẹp theo định hướng phát triển bền vững. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Chợ Biên Hòa được thành lập năm 1984, trải qua 2 lần sữa chữa nâng cấp. Hiện nay chợ có hơn 300 quầy hàng (sạp bán) nằm trong chợ và gần 50 quầy hàng nằm ngoài chợ. Tình trạng chợ hiện nay: + Hoạt động quá công suất ban đầu do số quầy hàng tăng lên nhiều so với xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, dẫn đến tình trạng phát sinh thêm chợ tạm bên cạnh hay những người bán hàng rong bên ngoài chợ. + Đường đi nội bộ trong chợ đã bị hủy hoại hoàn toàn, nền gạch lót nền đã bị phá nát, nước đọng thành nhiều vũng rải rác trong chợ. + Mùi hôi do lương thực, thực phẩm đồ chưa chế biến, rác thải vứt bừa bãi không có thùng đúng tiêu chuẩn làm cho môi trường trong chợ rất ô nhiễm. + Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu kém. + Thiếu nhiều thùng rác chuyên dụng. Do đó, mục tiêu của tiểu luận là dùng các phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vần đề trên. Các phương pháp sử dụng: + Phân tích các bên liên quan; + Đánh giá tác động môi trường; + Sử dụng SWOT. 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH A. Phương pháp phân tích các bên liên quan - Xác định mục tiêu, phạm vi dự án:  - Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ trong dự án: Các bên có liên quan  Đánh giá mức độ tác động của dự án đến các bên liên quan  Đánh giá mức độ ảnh hưởng, quyền lực của bên liên quan đối với dự án  Vai trò tiềm tàng trong dự án  Ghi chú thuyết minh về kết quả đánh giá      Thứ yếu  Quan trọng    Sở Công thương  0  ++   x    Sở Tài nguyên và Môi trường  0  ++   x    UBND phường  0  ++   x    Cơ quan tài trợ  0  ++   x    Khu dân cư lân cận  +  0  x     Các công ty/ cá nhân thực hiện dịch vụ công cộng  +  0  x     Ban quản lý chợ  +  +   x    Các sạp tiểu thương  ++  +  x     Các hộ kinh doanh  ++  ++  x     Các gia đình sống trong / ngoài chợ  ++  ++  x     Người đi chợ  +  0  x     Người lao động/ làm thuê  +  0  x     Ghi chú: 0 ( Không tác động / ảnh hưởng + ( Tác động / ảnh hưởng ít +++ ( Tác động / ảnh hưởng nhiều - Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan: ẢNH HƯỞNG NHIỀU HƠN    Cung cấp thông tin  Đối thoại    BỊ TÁC ĐỘNG ÍT HƠN  UBND các cấp Sở Công thương Sở Tài nguyên và Môi trường Cơ quan tài trợ  Các hộ kinh doanh Các gia đình sống trong / ngoài chợ  BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU HƠN    Thu thập thông tin  Tham vấn ý kiến     Khu dân cư lân cận Các công ty/ cá nhân thực hiện dịch vụ công cộng Người đi chợ Người lao động/ làm thuê  Các sạp tiểu thương    ẢNH HƯỞNG ÍT HƠN   - Xác định sách lược hành động phối hợp với các bên liên quan tốt nhất: Sách lược hành động phối hợp  Các bên cần phối hợp  Ghi chú   Thu thập thông tin về họ  Ban quản lý chợ, khu dân cư lân cận, công ty / cá nhân thực hiện dịch vụ công cộng, người đi chợ, người lao động/ làm thuê  Thực hiện phiếu thăm dò   Cung cấp thông tin cho họ  UBND các cấp, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan tài trợ  Gửi các hồ sơ dự án, các bài báo, tư liệu thuyết minh về sự cần thiết của dự án   Đối thoại với họ  Các hộ kinh doanh, các gia đình sống trong / ngoài chợ  Tổ chức các cuộc họp, trao đổi thảo luận về phương án tái định cư, áp giá đền bù   Cùng làm việc và cùng đồng hành với họ  Các sạp tiểu thương, hộ kinh doanh  Tổ chức cuộc họp, trao đổi thảo luận về phương án triển khai dự án   B. Phân tích các tác động môi trường C. Phương pháp phân tích SWOT *Mục tiêu hệ thống: Phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường của Chợ Biên Hòa và qua đó đưa ra giải pháp để cải thiện, xây dựng chợ sạch đẹp theo định hướng phát triển bền vững. *Ranh giới hệ thống: Những cá nhân/tập thể đang hoạt động và làm việc tại chợ Biên Hòa, có ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của chợ. *Sơ đồ khối  *Phân tích, điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội, thách thức: Điểm mạnh (Strength) Xây dựng và cải thiện mô hình chợ truyền thống của thành phố Biên Hòa nói chung và Chợ Biên Hòa nói riêng. Thực hiện quá trình xã hội hóa trong phát triển mô hình Chợ qua đó tận dụng được mọi nguồn lực của người dân. Tiết kiệm thời gian, tài chính cho người dân và xã hội đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân. Tạo vẻ mỹ quan cho một thành phố hiện đại. Chi phí đầu tư, quản lý, vận hành của một mô hình chợ truyền thống ít tốn kém hơn so với mô hình Siêu thị hiện đại.  Điểm yếu (Weakness) Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng và các bên liên quan chưa rõ ràng, thể hiện sự chồng chéo. Sự phân quyền và trách nhiệm giữa các bên liên quan chưa rõ ràng. Trong quá trình quy hoạch chưa đánh giá đúng quy mô cũng như mức độ phát triển của mô hình Chợ trong tương lai. Lượng người dân tham gia vào hoạt động mua bán của Chợ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhất là giá cả và thời tiết gây nên tình trạng lộn xộn, mất trật tự và an toàn giao thông.   Cơ hội (Opportunities) UBND Tp Biên Hòa nên có những cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển và hoàn thiện hệ thống Chợ truyền thống. Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho các Công ty nước ngoài đầu tư, kinh doanh và phát triển các loại hình Chợ mới hợp vệ sinh và môi trường hơn. Các tổ chức, chính phủ nước ngoài cho Việt Nam vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng lại các mô hình Chợ. Nhận thức của người dân về việc sử dụng chợ truyền thống với mục tiêu môi trường ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh hộ nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận với nhiều mô hình Chợ khác nhau, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân mà vẫn đảm bảo tối đa cho vấn đề môi trường.  Thách thức (Threat) Vốn ngân sách hiện tại không đủ để đầu tư cho việc xây dựng, sữa chữa và phát triển hệ thống Chợ hiện đại như siêu thị,… Phải quy hoạch nhiều khu vực rộng lớn để phục vụ công tác tái định cư do phải giải tỏa một khu vực rộng lớn để xây dựng các loại hình chợ mới. Năng lực quản lý của các cơ quan còn yếu, trước đến giờ chỉ hoạt động với vai trò là người khắc phục hậu quả chứ chưa thể hiện được vai trò định hướng phát triển cũng như phòng ngừa, giảm thiểu sự ô nhiễm. Công tác quản lý còn thủ công, chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Thay đổi thói quen đi chợ của một bộ phận lớn người dân là một việc khó khăn.   * Kết hợp chiến lược S-O Thực hiện xã hội hóa sự phát triển Chợ truyền thống sẽ giúp ích cho nhà nước trong việc cân đối ngân sách. S5O5 Mô hình chợ truyền thống quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ giúp cho việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành. Đây là một cơ hội để chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.  O-W O1W4 Thành phố Biên Hòa với việc xã hội hóa việc xây dựng chợ thân thiện với môi trường sẽ giúp cho người dân có ý thức hơn về môi trường. O5 W12 Sự hội nhập nền kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện cho chúng ta cải thiện chất lượng của các loại hình Chợ truyền thống. O3W2 Với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ có cơ hội giảm thiểu chi phí điều hành của nhà nước, giảm ngân sách cho việc cải thiện chất lượng môi trường.   S-T ST Việc xã hội hóa xây dựng chợ sẽ làm người lao động tại đó có nhiều cơ hội để tiếp cận cái mới. Nâng cao năng lực phục vụ cho cộng đồng dân cư xung quanh và góp phần giảm vấn đề môi trường ở các mô hình chợ truyền thống.  W-T WT Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị hợp lý, xây dựng các mô hình chợ tùy theo đặc điểm của khu dân cư xung quanh giảm áp lực của các khu Chợ truyền thống với qui mô lớn làm giảm áp lực lên các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước và tiếng ồn. Tiếp cận với nhiều mô hình chợ mới, góp phần thay đổi thói quen của một bộ phận dân cư   *Sắp xếp chiến lược và lập dự án khả thi Sắp xếp chiến lược: 1. Cải thiện môi trường chợ Biên Hòa bằng những biện pháp cấp thời phân loại và sắp xếp các gian hàng theo hướng ngành nghề: các ngành nghề phát sinh nước thải thì tập trung riêng,… 2. Nâng cấp và sửa chữa nền chợ Biên Hòa. Lắp đặt hệ thống thu gom rác hoàn chỉnh trong chợ. 3. Yêu cầu các tiểu thương tuân theo các qui định về môi trường, thải bỏ rác thải đúng giờ và đúng nơi qui định. 4. Huy động các nguồn tài trợ để nâng cấp mô hình Chợ. 5. Khuyến khích người dân đi chợ sử dụng hạn chế bao Nilong và tiến tới không sử dụng bao Nilong trong việc mua sắm hằng ngày. Lập Dự án khả thi, gồm: 1. Hiện trạng khu chợ 2. Nguồn gây ô nhiễm và biện pháp xử lý. a) Rác thải: - Lượng rác bình quân, thành phần rác khu vực chợ * - Só lượng thùng rác cần đặt, dung tích thùng - Phương thức thu gom, tần suất thu gom, nhân lực. b) Nước thải: - Xác định các thông số ô nhiễm từ nước thải * - Lực chọn phương án kỹ thuật xử lý - Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. c) Quản lý: - Qui hoạch phân khu các ngành hàng kinh doanh: + Khu thực phẩm tươi sống phải kín và bố trí máy điều hòa nhiệt độ hoặc máy hút và khử mùi. + Khu rau quả + Khu ăn uống có mái che lắp đặt ống khói, quạt thông gió + Khu thực phẩm khô + Khu hàng tiêu dùng - Xây dựng, cải tạo hạ tầng: nền chợ, tuyến gom nước mưa, tuyến thoát nước thải đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thoát ra sông Đồng Nai; tách riêng triệt để nước mưa và nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. - Tuyên truyền thực hiện nghiêm chỉnh nội qui chợ văn minh. 3. Xây dựng Quy chế quản lý môi trường khu vực chợ có sự tham gia của người dân trong đó hình thành bộ phận quản lý môi trường chợ. 4. Nguồn vốn và tổ chức thực hiện. - Vốn ngân sách: 10% - Vốn tài trợ: 30% - Vốn do các tiểu thương đóng góp: 60% Ban quản lý chợ làm chủ đầu tư dự án Ghi chú: *: bao gồm các hộ dân trong chợ và khu dân cư lân cận 4. KẾT LUẬN Với mô hình chợ Biên Hòa tồn tại nhiều vấn đề về môi trường. Sau khi sử dụng các công cụ phân tích hệ thống. Chúng ta đã đạt được những nội dung sau: - Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện môi trường của mô hình Chợ Biên Hòa. - Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, và cải thiện hiện trạng ô nhiễm trên. - Góp phần giúp chính quyền các cấp giải quyết vấn đề môi trường tại chợ Biên Hòa với chi phí thấp. Khắc phục những chồng chéo về hành chính của hệ thống quản lý chợ hiện nay. - Khắc phục tâm lý của người dân khi đến các chợ truyền thống. Giảm chi phí khi xây dựng các mô hình chợ hiện đại như Siêu thị và Trung tâm thương mại. - Về lâu dài, cải thiện tình hình môi trường của khu vực Chợ Biên Hòa nói chung và các chợ trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTruong Le Thanh Thao - Tieu luan PTHT.doc
Luận văn liên quan