Phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ được vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nước và đời sống xã hội
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều kệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội .
Qua sự phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ được vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nước và đời sống xã hội. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các tổ chức xã hội góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân và sự phát triển toàn diện của xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13454 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ được vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nước và đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm : Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều kệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Điều 62 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực dựa vào nền tảng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do, dân chủ của công dân ngày càng được chú trọng mở rộng và được nhà nước bảo vệ; đất nước ta đang hội nhập quốc tế cũng là tác nhân cho sự ra đời và phát triển hàng loạt các tổ chức xã hội. Sự ra đời của các tổ chức dựa trên sự tự nguyện của các công dân, người dân ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với bản thân , xã hội nên tự nguyện tham gia và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự quản của những thành viên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân và xã hội. Họ tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, thực hiện các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Sự ra đời, tồn tại, phát triển của các tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Đối với chính trị, tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân. Với vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức góp phần ổn định chính trị tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội. Tổ chức xã hội đại diện cho nhiều tầng lớp , giai cấp trong xã hội Việt Nam, thay mặt quần chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thu hút nhând ân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Ngoài ra, tổ chức xã hội còn có ý nghĩa tăng cường khả năng hoạt động kinh tế- xã hội của công dân. Thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội còn góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước , phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Mỗi tổ chức xã hội có những hoạt động, điều lệ khác nhau nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển và mục đích của tổ chức. Song, các tổ chức đều có những đặc điểm chung, để phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế.
Đặc điểm:
1. Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, nghề nghiệp, sở thích…. Công dân có quyền tham gia hoặc không tham gia vào tổ chức xã hội, không bị ép buộc bởi người khác. Tuy nhiên, một số tổ chức xã hội lại có những điều kiện nhất định đối với những người muốn tham gia. Ví dụ như Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2003 quy định : “Công nhân viên chức lao động Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn.”
Nhà nước không tham gia vào việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội, điều này phụ thuộc vào tổ chức xã hội và những người muốn tham gia quyết định. Những người có chung dấu hiệu đặc điểm sẽ tập hợp một tổ chức xã hội để đảm bảo quyền và lợi ích của họ, như : cùng giai cấp- Hội nông dân Việt Nam, cùng độ tuổi – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
2. Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Đặc điểm này của tổ chức xã hội xuất phát từ nguyên nhân tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu của bộ máy nhà nước. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chúng. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đó phải nhân danh mình, trong một số trường hợp nhà nước cho phép nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước, khi đó quyết định của tổ chức sẽ có hiệu lực với các thành viên bên ngoài tổ chức đó. Còn khi không được nhà nước trao quyền thì chỉ có hiệu lực với các thành viên trong tổ chức.
3. Các tổ chức hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên của tổ chức xây dựng.
Nhà nước không tham gia vào hoạt động của tổ chức xã hội như việc giải thể, ra khỏi tổ chức hay việc thành lập các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức xã hội, kể cả cử người lãnh đạo cụ thể của tổ chức hoàn toàn do các thành viên của tổ chức quyết định. Tổ chức tự quản lý công việc nội bộ của mình, từ việc đề ra cương lĩnh, điều lệ, chủ trương, phương hướng hoạt động đến các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này không được trái pháp luật. Nhà nước đặt ra các quy định về các tổ chức xã hội ( quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội) nhằm tạo ra các đảm bảo về tư tưởng, tổ chức, pháp lý và vật chất cho tổ chức và hoạt động của họ.
4. Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đây là đặc điểm để phân biệt tổ chức xã hội với tổ chức kinh tế.
Các tổ chức xã hội có vai trò giáo dục và tuyên truyền ý thức pháp luật cho nhân dân, đây là mục đích mà các điều lệ và hoạt động của tổ chức xã hội hướng tới. Đồng thời, tổ chức xã hội còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo vệ.
Một số tổ chức được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, xã hội của các thành viên hay để trao đổi kinh nghiệm, sở thích ( Hội vui tuổi già, hội những người yêu thể thao…). Các tổ chức xã hội có thể làm kinh tế để gây quỹ hoạt động, nhưng đây không phải hoạt động chính của tổ chức xã hội.
Qua sự phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ được vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nước và đời sống xã hội. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các tổ chức xã hội góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân và sự phát triển toàn diện của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – trường ĐH Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân.
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – ĐH Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật – PGS.TS Nguyễn Cửu Việt – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội – 2005
Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán Hành chính Việt Nam – Học viện Hành chính Quốc gia – NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích về khái niệm và đặc điểm của các tổ chức xã hội ta thấy rõ được vị trí, vai trò của tổ chức xã hội đối với đất nước và đời sống xã hội.doc