Phân tích về trình tự giao kết hợp đồng lao động
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hợp đồng lao động đã và đang trở thành hình thức tuyển dụng lao động cơ bản. Trong cơ chế thị trường đây là hình thức tuyển dụng phổ biến nhất và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ lao động nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Bài viết sau của em xin đi “phân tích về trình tự giao kết hợp đồng lao động”
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7791 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích về trình tự giao kết hợp đồng lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hợp đồng lao động đã và đang trở thành hình thức tuyển dụng lao động cơ bản. Trong cơ chế thị trường đây là hình thức tuyển dụng phổ biến nhất và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ lao động nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Bài viết sau của em xin đi “phân tích về trình tự giao kết hợp đồng lao động”
B. NỘI DUNG
Theo Điều 26 BLLĐ thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động”. Để tham gia giao kết HĐLĐ các chủ thể tham gia giao kết phải dạt những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Các quy định về chủ thể giao kết HĐLĐ là những điều kiện mà chủ thể tham gia quan hệ phải có, đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Điều 6 BLLĐ quy định:“Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động; Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động”. Tuy nhiên, ngoài những quy định chung nói trên, tùy từng trường hợp, đối tượng mà pháp luật có những quy định riêng mà các chủ thể khi tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng phải tuân thủ.
II. Trình tự giao kết hợp đồng
Quá trình xác lập HĐLĐ là giai đoạn quan trọng, bởi nó thể hiện sự hợp tác của các bên để đến sự thống nhất ý chí nhằm thiết lập nên quan hệ lao động. Do vậy khi giao kết HĐLĐcác bên phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Các bên thể hiện và bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan hệ HĐLĐ.\
Đây là quá trình cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết HĐLĐ. Khi các bên có nhu cầu giao kết HĐLĐ thì phải biểu lộ nhu cầu đó ra ngoài dưới một hình thức nào đó. Về phía NSDLĐ có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trước cổng doanh nghiệp, nơi công cộng hay thông qua các trung tâm tư vấn…kèm theo đó là nhưng yêu cầu sơ bộ về tuyển dụng. Theo Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm thì thông báo tuyển dụng phải có các nội dung cơ bản sau: Điều kiện tuyển dụng, thời gian, địa điểm tuyển dụng, số lượng cần tuyển, các thức tuyển dụng, quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ tuyển dụng…Về phía người lao động thì sau khi tiếp nhận được thông tin nói trên, nếu có nhu cầu làm việc và xét thấy phù hợp có thể trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm để bày tỏ nguyện vọng của mình. Có thể thấy đây là giai đoạn các bên chưa hề có sự chi phối lẫn nhau và họ có thể chấm dứt quan hệ ngay lần gặp gỡ đầu tiên mà không hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý
Bước 2: Các bên thương lượng và đàm phán nội dung HĐLĐ
Đây là giai đoạn xét về phương diện pháp lý, chưa làm nảy sinh các quyền và nghĩa cụ thể, hai bên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết HĐLĐ còn nếu thương lượng không đạt kết quả giữa các bên không hề có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ, khi thương lượng HĐLĐ nhưng nếu không đi đến kết quả NSDLĐ không thể đòi NLĐ bội thường vì làm mất thời gian của họ hay NLĐ không thể yêu cầu NSDLĐ bồi thường chi phí đi lại. Song xét về mặt thực tế của quan hệ đay là giai đoạn rất quan trọng. Quan hệ lao động trong tương lai có ổn định hài hòa, bền vững hay không như trên đã trình bày phụ thuộc rất lớn vào thái độ, sự thiện chí và ý thức của các bên khi thương lượng. Tuy nhiên, thực trạng xác lập HĐLĐ ở nước ta vì những lý do khác nhau mà dường như các chủ thể chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này. Trong thực tế quá trình thương lượng đàm phán hợp đồng giữa hai bên hầu như không có và nếu có thường không thực hiện với ý nghĩa đích thực của nó. Mà thường là các đơn vị, doanh nghiệp ký kết HĐLĐ với NLĐ trên cơ sở bản HĐLĐ đã được chuẩn bị sẵn nội dung. NLĐ sẽ xem xét và nếu đồng ý thì ký vào bản HĐLĐ. Cách làm này thật ra không có gì vi phạm về mặt pháp lý tuy nhiên nó không phản ánh đúng bản chất của quan hệ và ít nhiều có chứa đựng những mầm mống bất lợi cho quan hệ trong tương lai. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để thương lượng HĐLĐ với NSDLĐ thật sự bình đẳng từ đó tạo lập mối quan hệ chứa đựng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong điều kiện hiện nay với NLĐ hoàn toàn không dễ ràng.
Bước 3: Giai đoạn hoàn thiện và giao kết HĐLĐ
Các bên kết thúc giai đoạn đàm phán bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyển sang giao kết HĐLĐ. Đối với HĐLĐ bằng lời nói (bằng miệng) khi giao kết nếu cần thiết thì có người làm chứng. Đối với hợp đồng bằng văn bản, các bên thể hiện những thỏa thuận của mình vào các điều khoản của HĐLĐ và sau đó tiến hành ký kết HĐLĐ. Về mặt thực tế hành vi giao kết khi các bên thống nhất được ý chí dường như là tất yếu. Song về mặt pháp lý lại đặc biệt quan trọng vì hành vi giao kết HĐLĐ được coi là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ HĐLĐ.
Ngoài những nội dung cơ bản nói trên, các bên cần chú ý một số quy định tại Điều 30 BLLĐ (Như HĐLĐ được giao kết trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ; HĐLĐ có thể được ký kết giữa NSDLĐ với người ủy quyền hợp pháp thay mặt nhóm NLĐ...)
III. Thực trạng ký kết HĐLĐ hiện nay
Thực tiễn việc giao kết HĐLĐ trong các doanh ngiệp hầu hết đều tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật lao động nói chung và quy định của pháp luật khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động như nạn thất nghiệp thiếu việc làm đang nhiều, tầm hiểu biết có hạn của người lao động mà đã có những hành vi vi phạm. Sự vi phạm này chủ yếu về nguyên tắc ký kết, thủ tục ký kết.
Ví dụ: Trong trong quá trình giao kết và xác lập HĐLĐ ý chí của NLĐ bị vi phạm (quá trình đàm phán thương lượng chỉ mang tính hình thức và bị bỏ qua) hoặc ghi nhận không đầy đủ các điều khoản cơ bản của HĐLĐ do Điều 29 ghi nhận và nếu có thì nội dung của Điều kiện chưa thực sự rõ ràng và cụ thể. Hoặc lợi dụng nhưng hình thức tuyển dụng lao đọng để kiếm lời ( Tổ chức cho NLĐ học việc để thi tuyển vào công ty, nhưng thực tế khi học việc xong NLĐ không thi tuyển vào công ty mà phải tìm cho mình một việc khác và thi vào công ty khác)
C. KẾT LUẬN
Quá trình xác lập HĐLĐ là một giai đoạn rất quan trọng, để đảm bảo cho hoạt động ký kết và thực hiện HĐLĐ tuân theo đúng các quy định của pháp luật thì không phải chỉ đơn thuần thực hiện biên pháp này hay biện pháp kia, mà chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp thường xuyên và triệt để,thì mới đảm bảo được sự bình đẳng của các bên và quyền lợi của các bên mới được đảm bảo trong quan hệ lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
**********************
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật lao động VN,NXB Công an nhân dân,Hà Nội 2009.
Trường Đại học Công đoàn, giáo trình pháp luật về lao động và công đoàn,NXB Lao động, Hà Nội 2004
3. Nghị định của Chính Phủ 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng
lao động.
4. Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích về trình tự giao kết hợp đồng lao động.doc