PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú vang là một huyện thuần nông với phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấp mà phần lớn trong đó là đất cát nội đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, kết cấu rời rạc, dễ hạn vào mùa khô và úng vào mùa mưa. Nhiều loại cây trồng được người dân sử dụng nhằm tăng thêm vụ hoặc thay thế những cây trồng truyền thống (lúa, khoai lang .v.v) nhằm nâng cao mức thu nhập thấp đáng kể của người nông dân trong vùng. Trong những năm gần đây huyện cũng đã có nhiều hoạt động khuyến nông tích cực nhằm cải tạo hoặc giới thiệu những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn những giống cây trồng hiện hành. Trong số đó giống lạc L 14 đã được bà con nông dân đánh giá cao và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giống lạc mới L14 đang được trồng khá phổ biến tại địa phương này, việc xác định các yếu tố hạn chế và vai trò bổ sung tích cực của các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của giống lạc L14 là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong việc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.
Với những tiềm năng rộng lớn về đất sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng giống lạc mới L14 trên những chân đất có mức độ dinh dưỡng thấp đã đưa đến việc cần phải xác định vai trò và ảnh hưởng của những yếu tố dinh dưỡng chính như N và P là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài: “Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 " được tiến hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định vài trò của phân bón N và P đối với giống lạc L14.
- Xác định liều lượng thích hợp của hai yếu tố N và P cho giống lạc L14 để có năng suất cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Thông qua quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của giống lạc L14 khi có sự tác động của phân bón để hoàn thiện qui trình bón phân cho lạc ở vùng đất cát nội đồng ở Phú Vang.
1.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinh trưởng, phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc cây lạc rất cần được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng bổ sung.
Thực tế sản xuất cho thấy, không cứ phải đầu tư lượng phân bón càng cao thì năng suất cây trồng đạt được càng cao. Bón phân một cách tuỳ tiện không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Vì vậy, trong quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng, việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức độ cần thiết để làm sao để vừa tăng năng suất và đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất có tầm quan trọng đặc biệt (Nguyễn Văn Bộ, 1999) [10]. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất cát nội đồng huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế .
1.5. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào vụ Xuân năm 2007 tại vùng đất cát nội đồng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mà người dân đang trồng lạc.
- Phản ứng của các giống lạc khác nhau với hai loại phân bón trên có thể không giống nhau. Tuy nhiên, L14 là giống duy nhất được sử dụng trong nghiên cứu này.
94 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giåì nàõng Nàõng
(giåì)
TB
max
min
TB
min
Ngaìy
R
02/2007
22,8
33,3
13,2
87
50
1
3,0
184
03/2007
24,7
36,7
18,2
90
56
8
100,4
136
04/2007
25,0
37,4
18,5
87
48
14
180,2
115
05/2007
26,8
37,7
21,4
85
43
17
153,1
173
(Nguồn: Trung tâm KTTV Thừa Thiên Huế)
Chế độ nhiệt: Tháng 2 nhiệt độ trung bình 22,8 0C trời nắng phù hợp với quá trình nẩy mầm của hạt, nên thời gian này hạt nẩy mầm nhanh và đều ( 7 ngày). Nhiệt độ này cũng phù hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển ở thời kỳ cây con ( 18-20 0C). Do đó giai đoạn này lạc phát triển tốt. Tháng 3 nhiệt độ tăng dần phù hợp với sinh trưởng của lạc thời kỳ trước ra hoa và ra hoa. Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nhiệt độ tăng dần thích hợp cho quá trình là quả và chín của lạc.
Về lượng mưa: Nhìn chung vụ Xuân năm 2006 - 2007 ở Thừa Thiên Huế trời ít mưa, giai đoạn lạc nảy mầm lượng mưa trung bình tháng 2 (3mm) . Tháng 4 lượng mưa nhiều khá thuận lợi đến quá trình đâm tia và hình thành quả.
Ẩm độ: Nhìn chung ẩm độ ở các tháng đều cao. Ở tháng 2 đến đầu tháng 3 ẩm độ cao phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc ở thời kỳ cây con và trước ra hoa. Nhưng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 ẩm độ vẫn cao từ 87-90% nó vượt xa ẩm độ tối thích (75-80%) đã ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa của cây lạc.
Số giờ nắng: Lạc là cây ưa sáng nhưng phản ứng với ánh sáng không chặt. Cường độ ánh sáng có quan hệ hữu cơ với cường độ quang hợp vì vậy tuy không là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhưng ánh sáng vẫn có vai trò nhất định. Thời kỳ ra hoa làm quả có số giờ nắng 200 giờ/tháng là thuận lợi nhất, trong khi đó vào tháng 3 là lúc lạc ra hoa ở địa bàn nghiên cứu chỉ có 136 giờ/tháng nên không thuận lợi cho quá trình ra hoa của lạc.
Tóm lại thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2007 ở Thừa Thiên Huế tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của lạc. Tuy lạc ra hoa gặp một số yếu tố trở ngại nhưng ảnh hưởng cũng không nghiêm trọng.
4.3. Ảnh hưởng của đạm và lân đến thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc qua các giai đoạn
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc biến động lớn từ 85 - 160 ngày. Sự biến động này phụ thuộc vào đặc tính di truyền loại giống và điều kiện môi trường. Ở các nước trong vùng nhiệt đới, các giống lạc thường có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn ở các vùng ôn đới do nên nhiệt độ ở khu vực nhiệt đới cao hơn.
Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc là quá trình phát triển liên tục kế tiếp nhau, giai đoạn sinh trưởng phát triển trước tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp sau. Đó là sự biến đổi vật chất trong hạt để nảy mầm hình thành cây con và quá trình tích luỹ chất khô, nước để tạo nên các bộ phận của cây như thân, lá, cành, rễ, hoa, quả, hạt…Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc được chia thành các giai đoạn như sau: giai đoạn mọc, giai đoạn phân cành, giai đoạn 3 lá thật, giai đoạn bắt đầu ra hoa, giai đoạn kết thúc ra hoa và giai đoạn thu hoạch.
Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây lạc trong quá trình thí nghiệm chúng tôi thu được số liệu ở bảng sau:
Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc qua các giai đoạn (ngày)
Giai đoạn
Từ khi gieo đến…
Tổ hợp
Bắt đầu mọc
Phân cành
c1
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu hoạch
P0 N0
7
15
40,66 a
66,33 a
98
P0 N25
7
15
40,66 a
66,33 a
98
P0 N50
7
15
40,33 ab
65,33 ab
98
P30 N0
7
15
40,00 ab
65,00 bc
98
P30 N25
7
15
39,66 bc
64,66 bcd
98
P30 N50
7
15
39,66 bc
64,00 cd
98
P60 N0
7
15
39,66 bc
63,66 de
98
P60 N25
7
15
39,00 cd
62,66 ef
98
P60 N50
7
15
38,66 d
62,33 fg
98
P90 N0
7
15
39,00 cd
62,00 fgh
98
P90 N25
7
15
38,66 d
61,33 gh
98
P90 N50
7
15
38,00 d
61,00 h
98
LSD0.05
ns
ns
0,80
1,24
ns
Kết quả thí nghiệm đã cho thấy tất cả các tổ hợp bắt đầu mọc sau khi gieo 7 ngày, sau đó 8 ngày thì xuất hiện 3 lá thật và phân cành cấp 1 (sau gieo 15 ngày). Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc từ khi gieo đến khi bắt đầu mọc, phân cành và xuất hiện 3 lá thật giữa các công thức không có sự sai khác. Do ở giai đoạn này bộ rễ còn kém phát triển, sự sinh trưởng phát triển của cây lạc chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng tích luỹ trong hạt (2 lá mầm), do đó mà ảnh hưởng của phân bón chưa thể hiện rõ.
Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa (38 đến 41 ngày sau gieo): đây là thời kỳ bộ rễ phát triển khá hoàn chỉnh, cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy: các tổ hợp bắt đầu ra hoa sau gieo 38 ngày riêng tổ hợp P0 N0 bắt đầu ra hoa sau gieo muộn nhất, 41 ngày. Về thời gian từ lúc gieo đến kết thúc ra hoa và thu hoạch: chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các tổ hợp đều có tổng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch là như nhau, 98 ngày. Như vậy sự biến động thời gian sinh trưởng giữa các tổ hợp bón phân trong thí nghiệm này chỉ xả ra trong thời kỳ sau 3 lá thật cho đến gần thu hoạch. Giai đoạn này có thể dài hơn đối với các tổ hợp phân bón có lượng bón cao. Giai đoạn từ trước ra hoa đến trước thu hoạch cũng là giai đoạn cây lạc thực hiện nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển quan trọng, nên rất có thể thời gian kéo dài trong giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng của lạc.
4.4. Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự tăng trưởng chiều cao cây lạc qua các thời kỳ
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước của những cơ quan liên quan đến sự hình thành các yếu tố cấu tạo mới như các thành phần mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới... Chính vì vậy sinh trưởng không chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần, vì không phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước và khối lượng. Chiều cao cây lạc là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng, không những tạo nên bộ khung tán để quang hợp tích luỹ vật chất khô mà còn là cơ sở để cây cho năng suất. Chính vì vậy mà chiều cao thân chính được xem như một yếu tố quan trọng của sự sinh trưởng của cây lạc. Nói một cách khác, chiều cao thân chính là chỉ tiêu không những liên quan đến đặc tính mà còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong đất. Cây được bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì thân chính sẽ sinh trưởng tốt. Ngược lại nếu dinh dưỡng không đầy đủ và mất cân đối thì thân chính sẽ phát triển không bình thường, đó cũng là một nguyên nhân làm giảm năng suất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao thân chính khi có sự gia tăng mức phân đạm lên ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Điều này xảy ra rất rõ rệt từ khi bắt đầu ra hoa cho đến lúc thu hoạch.
Sự gia tăng mức phân lân cũng làm tăng chiều cao cây có ý nghĩa thống kê ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển tương tự. Tuy nhiên chỉ thể hiện rõ nét ở mức phân 60 kg P2O5 và 90 kg P2O5/ha.
Trong sự so sánh ảnh hưởng giữa hai yếu tố N và P đến chiều cao cây, kết quả thí nghiệm đã cho thấy mức gia tăng chiều cao cây cũng khác nhau giữa hai yếu tố phân bón N và P trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển tương ứng. Yếu tố N tỏ ra mạnh mẽ hơn yếu tố P. Nhìn chung, yếu tố N tỏ ra hiệu quả hơn và ảnh hưởng sớm hơn yếu tố P đối với chiều cao cây lạc. Bên cạnh đó, thời kỳ ảnh hưởng mạnh nhất của N ở giai đoạn kết thúc ra hoa và sau đó ảnh hưởng này bị suy yếu đi. Trong khi đó, yếu tố lân cũng có ảnh hưởng mạnh nhất vào cùng thời kỳ sinh trưởng phát triển này nhưng hiệu lực của lân vẫn kéo dài cho đến lúc thu hoạch (đồ thị 4.1 và 4.2). Kết quả phân tích phương sai đã không cho thấy bất kỳ tương tác nào giữa 2 yếu tố N và P về chiều cao cây lạc (xem phụ lục ). Với sự ảnh hưởng đó, các tổ hợp P60 N25, P90 N25, P60 N50, P90 N50 là những tổ hợp chiếm ưu thế về chiều cao ở tất cả các giai đoạn theo dõi. (bảng 4.4).
Phương trình hồi qui tuyến tính về chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố N và P có thể được biểu diễn như sau:
CCCC = 32,1485**+ 0,04809**P + 0,10095**N (R2adj = 0,8926)
Trong đó: CCCC là chiều cao cuối cùng (cm); P và N là hai biến độc lập theo lân và đạm, R là hệ số hồi qui.** biểu thị các tham số trong các phương trình này rất có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều cao thân chính của lạc (cm)
Thời kỳ…
3 - 4 lá
Bắt đầu ra hoa
Rộ hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Mức đạm
N0
3.52 b
10.43 c
16.31 c
21.05 c
34.07 c
N25
3.62 ab
11.51 b
19.0 b
25.8 b
37.32 b
N50
3.72 a
12.09 a
20.26 a
28.17 a
39.11 a
LSD0.05
0.17
0.37
0.57
1.44
0.78
Mức lân
P0
3.58
10.87 c
17.02 c
23.1 c
34.65 d
P30
3.61
11.12 bc
18.40 b
24.62 bc
36.13 c
P60
3.57
11.49 ab
19.01 ab
25.14 b
37.57 b
P90
3.73
11.9 a
19.65 a
27.16 a
38.98 a
LSD0.05
ns
0.43
0.65
1.67
0.91
Tổ hợp
P0 N0
3.35b
9.91f
15.28h
19.56e
31.59h
P0 N25
3.58ab
11.03de
17.37fg
23.86cd
34.88f
P0 N50
3.81a
11.70bcd
18.43de
25.89bc
37.47cd
P30 N0
3.48ab
10.18f
16.16gh
21.77de
33.28g
P30 N25
3.68ab
11.35cde
18.91d
25.66bc
36.56d
P30 N50
3.68ab
11.83bc
20.14bc
27.98ab
38.56bc
P60 N0
3.65ab
10.61ef
16.76fg
19.40e
34.93ef
P60 N25
3.42b
11.67bcd
19.44cd
25.95bc
38.47bc
P60 N50
3.64ab
12.20ab
20.83ab
28.52ab
39.32b
P90 N0
3.59ab
11.03cde
17.06fg
23.48cd
36.47de
P90 N25
3.80a
12.04abc
20.27bc
27.74ab
39.36b
P90 N50
3.80a
12.62a
21.64a
30.28a
41.11a
LSD0.05
0.34
0.75
1.14
2.89
1.57
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của các mức đạm tới chiều cao cây
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của các mức lân tới chiều cao cây
4.5. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến sự phát triển của cành lạc qua các thời kỳ
Số cành cấp 1 là một chỉ tiêu sinh trưởng rất quan trọng bởi vì trên thân lạc có thể đâm ra nhiều cành nhưng không phải cành nào và ở vị trí nào cũng đều hình thành quả được mà quả chỉ tập trung ở gốc, trong đó cành cấp 1 có tỷ lệ cho quả đạt từ 65 - 70 %. Với điều kiện của thí nghiệm, tổng số cành cấp 1 thu được trên các nền đạm khác nhau có sự dao động từ 3,40-3,81 cành/cây. Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác nhau khá rõ rệt giữa các nền phân đạm, trong đó mức phân đạm 50kg/ha có số cành cấp 1 cao nhất, kế tiếp theo là mức phân đạm 25kg/ha và thấp nhất là trên nền không bón đạm, trung bình chỉ đạt 3,40 cành/cây.
Theo nhiều nghiên cứu thì số cành cấp 2 của lạc có tỷ lệ cho quả khoảng 30 - 35 %. Vì vậy, đây cũng là yếu tố khá quan trọng cần theo dõi. Kết quả cũng cho thấy số lượng cành cấp 2 thu được trên nền phân đạm 50kg/ha đạt cao nhất, trung bình 3,12 cành/cây. Mặc dù vậy, sự sai khác không được tìm thấy giữa nền 25kg N/ha và đối chứng (Biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của đạm đến sự phát triển cành lạc
Số lượng cành C1, C2 trên cây cũng chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố lân. Số lượng cành C1, C2 trên cây thu được ở nền có bón phân lân đều cao hơn so với đối chứng (không bón phân lân). Trong đó, nền phân 90kg P2O5/ha và 60 P2O5kg/ha chiếm ưu thế so với chế độ còn lại. Chính sự khác biệt về số lượng cành C1 và C2 đã làm cho tổng số cành thu được trên các nền phân lân cũng khác nhau khá rõ. Tổng số cành thu được biến động từ 6,07-6,94 tuỳ theo các mức lân được bón. Chính sự nhiều hơn về số cành 1 và số cành cấp 2 trên cây của các mức phân 60 và 90kg/ha nên tổng số cành thu được trên 2 nền phân này cũng cho thấy cao hơn so với không bón lân (biểu đồ 4.2).
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của lân đến sự phát triển cành lạc
Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có tương tác giữa yếu tố lân và yếu tố đạm về số lượng cành lạc, vì thế sự khác biệt về số lượng cành cấp 1, cành cấp 2 giữa các tổ hợp là do tác động cùng chiều và tương đối cùng tỷ lệ với số lượng phân bón được gia tăng bởi cả hai yếu tố trên trong phạm vi các mức phân được đưa vào thí nghiệm (phương trình hồi qui số 3 và 4). Kết quả phân tích phương sai cũng đã cho thấy tổ hợp 90kgP0O5 và 50kgN/ha có số lượng cành cấp 1, cành cấp 2, tổng số cành đạt cao nhất so với các tổ hợp khác. Các tổ hợp được tạo bởi không bón phân lân hoặc không bón phân đạm thì tổng số cành thu được trên cây ở mức thấp, ngoại trừ tổ hợp 90kgP2O5/ha trên nền không bón đạm (bảng 4.5).
Kết quả cũng cho thấy số cành cấp 1, số cành cấp 2 trên cây của tổ hợp 30kgP2O5 và 50kgN/ha, 60kgP2O5 và 50kgN/ha, 90kgP2O5 và 25kgN/ha cũng đạt khá cao, chỉ thua tổ hợp 90kgP2O5 và 50kgN/ha.
Phương trình hồi qui tuyến tính thể hiện sự phụ thuộc của số cành cấp 1 và 2 với những mức P và N khác nhau đã cho thấy mức độ ước lượng thông qua phương trình này khá tốt, R2 ở mức khá chặt. Việc ước lượng số cành cấp 1 sẽ cho những kết quả gần đúng hơn là cành cấp 2.
SCC1= 3,19694** + 0,00467**P + 0,00817**N (R2adj = 0,6856)
SCC2= 2,4611** + 0,00481**P + 0,00767**N (R2adj = 0,5430)
Trong đó: SCC1 là số cành cấp 1 trên cây; SCC2 là số cành cấp 2 trên cây; P và N là hai biến độc lập theo lân và đạm; R là hệ số hồi qui.** biểu thị các tham số trong các phương trình này rất có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự phát triển của cành lạc qua các thời kỳ (cành/cây)
Chỉ tiêu
Tổng số cành/cây
Tổng số cành C1/cây
Tổng số cành C2/ cây
Mức đạm
N0
6,15 c
3.40 c
2,74 b
N25
6,42 b
3,60 b
2,81 b
N50
6,94 a
3,81 a
3,12 a
LSD0.05
0,17
0,07
0,13
Mức lân
P0
6,07 d
3,42 d
2,65 c
P30
6,37 c
3,53 c
2,84 b
P60
6,62 b
3,63 b
2,98 ab
P90
6,94 a
3,85 a
3,08 a
LSD0.05
0,19
0,08
0,16
Tổ hợp
P0 N0
5,80 g
3,26 g
2,53 e
P0 N25
5,96 g
3,43 ef
2,53 e
P0 N50
6,46 de
3,56 de
2,90 bcd
P30 N0
6,00 fg
3,30 fg
2,70 de
P30 N25
6,33 ef
3,53 de
2,80 cde
P30 N50
6,80 bcd
3,76 bc
3,03 bc
P60 N0
6,33 ef
3,43 ef
2,90 bcd
P60 N25
6,56 cde
3,63 cd
2,93 bcd
P60 N50
6,96 b
3,83 b
3,13 b
P90 N0
6,46 de
3,63 cd
2,83 cd
P90 N25
6,83 bc
3,83 b
3,00 bc
P90 N50
7,53 a
4,10 a
3,43 a
LSD0.05
0,34
0,15
0,27
4.6. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều dài cành cấp 1
Cùng với thân chính, cành lạc góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây. Thông thường thì cành càng dài sẽ có càng nhiều lá. Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến năng suất vì hoa ở cặp cành này có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, cho nhiều quả chắc nên làm tăng trọng lượng 100 quả.
Chiều dài cành cấp 1 trong giai đoạn 3 lá thật rất thấp và không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các mức phân đạm khác nhau cũng như giữa các mức lân được thực hiện trong thí nghiệm. Chiều dài cành tăng dần ở các thời kỳ theo dõi tiếp theo và đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn từ kết thúc ra hoa cho đến khi thu hoạch. Ở tất cả các lần theo này, có sự khác biệt rất rõ ràng về chiều dài cành trên các nền phân đạm khác nhau. Chiều dài cành cấp 1 trước thu hoạch dao động từ 36,33-43,07cm, trong đó đạt lớn nhất trên nên phân 50kgN/ha. Mặc dù vậy, trên các nền phân lân sự sai khác không thể hiện một cách rõ ràng khi xem xét chỉ tiêu này. Chiều dài cành thu được giữa 90-60kgP2O5; giữa 30-60kgP2O5 hầu như không sai khác.
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của đạm đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của lân đến chiều dài cành cấp 1
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều dài cành cấp 1 của lạc
Thời kỳ….
3 - 4 lá
Bắt đầu ra hoa
Rộ hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Mức đạm
N0
1.2
11.84 c
18.2 c
23.98 c
36.33 c
N25
1.18
13.11 b
20.96 b
29.23 b
41.12 b
N50
1.22
13.93 a
23.04 a
31.12 a
43.07 a
LSD0.05
ns
0.47
0.81
1.05
0.91
Mức lân
P0
1.21
12.09 c
19.06 c
26.01 c
37.67 c
P30
1.2
12.89 c
20.49 b
28.17 b
40.01 b
P60
1.2
13.16 ab
21.1 b
28.57 ab
40.93 b
P90
1.18
13.7 a
22.27 a
29.69 a
42.07 a
LSD0.05
ns
0.55
0.94
1.21
1.05
Tổ hợp
P0 N0
1.20 ab
10.97 h
16.27 g
21.23 e
33.44 f
P0 N25
1.17 ab
12.49 efg
18.98 f
26.95 c
38.61 d
P0 N50
1.25 a
12.81 def
21.94 bcd
29.86 d
40.98 c
P30 N0
1.23 ab
11.93 fg
18.13 f
24.17 d
36.38 e
P30 N25
1.18 ab
12.95 cde
20.72 de
29.31 b
41.04 c
P30 N50
1.20 ab
13.81 abc
22.63 bc
31.04 ab
42.61 bc
P60 N0
1.16 b
11.70 gh
18.77 f
24.38 d
37.14 de
P60 N25
1.17 ab
13.37 cde
21.30 cd
29.95 d
41.96 bc
P60 N50
1.22 ab
14.42 ab
23.24 ab
31.39 ab
43.71 ab
P90 N0
1.21 ab
12.77 def
19.63 ef
26.13 cd
38.38 d
P90 N25
1.19 ab
13.64 bcd
22.83 abc
30.73 ab
42.87 b
P90 N50
1.20 ab
14.69 a
24.35 a
32.21 a
44.97 a
LSD0.05
0.08
0.95
1.63
2.10
1.82
4.7. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến sự tăng trưởng số lá qua các thời kỳ
Để nghiên cứu đầy đủ các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lạc, ngoài các chỉ tiêu về chiều cao cây, số cành/cây. Chúng tôi còn theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm bởi lẽ với chức năng quang hợp biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học nên số lá trên thân đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu sự phát triển của lá không cân đối với các bộ phận khác đặc biệt là rễ sẽ làm cho cây trồng thiếu vững chắc, dễ đổ ngã, hoặc diện tích lá quá ít cũng ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất. Vì vậy, sử dụng phân bón hợp lý để cây lạc có bộ lá phát triển cân đối là rất quan trọng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức bón đạm khác nhau và các mức phân lân khác nhau ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lạc (ngoại trừ yếu tố đam ở giai đoạn kết thúc ra hoa) (xem bảng 4.7)
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy đây là chỉ tiêu tương đối ít biến động giữa các mức bón, mặc dù có sự sai khác nhưng sự sai khác này là nhỏ, theo chúng tôi điều này được lý giải bởi đặc tính di truyền của giống quy định.
Số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống của cây lạc. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng quang hợp sau ra hoa và có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất đặc biệt là số quả chắc và trọng lượng quả, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Trái ngược với những phân tích về số lá trên cây qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, kết quả thí nghiệm đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi các mức đạm gia tăng hoặc các mức lân gia tăng. Mức độ gia tăng về số lá xanh còn lại trên thân chính ở yếu tố đạm (5,59-7,40) mạnh hơn là yếu tố lân (6,05-6,82) (xem bảng 4.7). Số lá xanh còn lại trên thân chính thể hiện lớn hơn 7 ở những công thức có bón đạm 50kg N/ha.
Phương trình hồi qui tuyến tính thể hiện sự phụ thuộc của số lá xanh còn lại khi thu hoạch với những mức P và N khác nhau đã cho thấy mức độ ước lượng thông qua phương trình này khá tốt, R2 ở mức khá chặt.
SLXCL = 5,19583** + 0,00815**P + 0,03617**N (R2adj = 0,8350)
Trong đó: SLXCL là số lá xanh còn lại khi thu hoạch trên cây; P và N là hai biến độc lập theo lân và đạm; R là hệ số hồi qui.** biểu thị các tham số trong các phương trình này rất có ý nghĩa thống kê
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự tăng trưởng số lá qua các thời kỳ của lạc
Thời kỳ….
Số lá xanh còn lại khi thu hoạch
3 - 4 lá
Bắt đầu ra hoa
Rộ hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Mức đạm
N0
3,26
6,14
9,31
12,23 b
16,01
5,59 c
N25
3,23
6,25
9,33
12,44 ab
16,19
6,40 b
N50
3,17
6,35
9,52
12,56 a
16,23
7,40 a
LSD0.05
ns
ns
ns
0,32
ns
0,27
Mức lân
P0
3,26
6,18
9,24
12,28
16,03
6,05 c
P30
3,23
6,28
9,44
12,48
16,14
6,42 b
P60
3,21
6,24
9,37
12,41
16,22
6,56 ab
P90
3,18
6,27
9,50
12,46
16,18
6,82 a
LSD0.05
ns
ns
ns
ns
ns
0,32
Tổ hợp
P0 N0
3,16 ab
6,03
8,90 b
11,93 b
15,86
5,46 g
P0 N25
3,16 ab
6,13
9,16 ab
12,36 ab
16,10
5,66 g
P0 N50
3,23 ab
6,40
9,66 a
12,56 ab
16,13
7,03 bcd
P30 N0
3,16 ab
6,13
9,36 ab
12,10 ab
15,96
5,46 g
P30 N25
3,36 a
6,40
9,40 ab
12,66 a
16,23
6,33 ef
P30 N50
3,26 ab
6,33
9,56 a
12,70 a
16,23
7,46 ab
P60 N0
3,23 ab
6,30
9,56 a
12,60 a
16,33
5,53 g
P60 N25
3,20 ab
6,16
9,26 ab
12,16 ab
16,06
6,73 de
P60 N50
3,26 ab
6,26
9,30 ab
12,46 ab
16,26
7,43 abc
P90 N0
3,13 b
6,10
9,43 ab
12,30 ab
15,90
5,90 ef
P90 N25
3,20 ab
6,30
9,50 ab
12,56 ab
16,36
6,90 cd
P90 N50
3,30 ab
6,43
9,56 a
12,53 ab
16,30
7,66 a
LSD0.05
0,23
ns
0,64
0,64
ns
0,55
4.8. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến số lượng nốt sần
Nhờ có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trên rễ mà lạc có khả năng tự đáp ứng được phần nào yêu cầu sử dụng đạm của cây. Nốt sần có khả năng hút nitơ khí quyển còn vi khuẩn có tác dụng như một chất xúc tác. Lượng đạm hữu cơ được hình thành trong đó 75% tổng lượng đạm cung cấp cho cây lạc 25% ở tế bào vi khuẩn. Do mối quan hệ cộng sinh giữa cây lạc và vi khuẩn nốt sần mà vi khuẩn này có khả năng cố định đạm số lượng nốt sần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng cũng như vai trò cải tạo đất của cây lạc.
Số lượng nốt sần trên rễ phụ thuộc vào những yếu tố như: hoá tính, lý tính của đất, chế độ bón đạm, lân. Nhiều nghiên cứu cơ bản đã cho thấy với các giống lạc phổ biến hiện nay ở Việt Nam thông thường có khoảng 300 – 400 nốt sần. Các thí nghiệm nông học thường có kết quả ít hơn. Những số lượng nốt sần hữu hiệu (nốt sần có màu hồng, trọng lượng lớn, khả năng cố định nitơ khí quyển cao) chiếm khoảng 30% và thường phát triển trên rễ chính và rễ phụ cấp 1.
Số lượng nốt sần ở tất cả các mức phân bón phát triển theo một quy luật nhất định: Tăng dần từ thời kỳ đến ra hoa rộ và đạt tối đa vào thời kỳ kết thúc ra hoa, sau đó nốt sần suy giảm hoạt động và khô xác nên số lượng nốt sần cũng đạt đến mức tối đa trong toàn bộ quá trình sinh trưởng. Nếu như yếu tố Đạm có tác động mạnh mẽ tới chiều cao cây hơn là so với tác động của yếu tố Lân thì xu hướng này đi ngược lại với số lượng nốt sần.
Số lượng nốt sần/cây thu được giữa các nền có bón phân đạm và không bón phân đạm có khác nhau rất có ý nghĩa. Việc bón phân đạm đã làm gia tăng số lượng nốt sần đáng kể. Tuy nhiên, sự khác biệt không được tạo ra giữa mức đạm 25kgN/ha và 50kgN/ha ở tất cả các lần theo dõi ngoại trừ ở thời kỳ bắt đầu ra hoa (bảng 4.8).
Bón phân lân làm gia tăng số lượng nốt sần lên nhiều so với không bón. Liều lượng phân lân càng tăng thì số lượng nốt sần càng tăng. Kết quả phân tích thống kê đã cho thấy số lượng nốt sần thu được ở mức phân 60kgP2O5/ha và 90kgP2O5/ha hầu như không có khác biệt một cách có ý nghĩa. Trung bình số lượng nốt sần ở tất cả các giai đoạn theo dõi của nhóm này đều gấp 2 lần so với số lượng nốt sần thu được trên nền không bón phân lân. Những ảnh hưởng này cho thấy vai trò tác động mạnh mẽ của yếu tố lân tới việc hình thành nốt sần cũng như khả năng hoạt động của chúng.
Với những ảnh hưởng của từng yếu tố như vậy, sự khác nhau giữa các tổ hợp được tạo ra khá rõ rệt. Số lượng nốt sần thu được trên một cây ở hai tổ hợp 90kgP2O5+50kgN/ha và 90kgP2O5+25kgN/ha đạt cao nhất ở cả 4 thời kỳ theo dõi. Kết quả cũng cho thấy việc bón phân 60kgP2O5 trên nền 50kgN và 25 kgN/ha đã làm tăng số lượng nốt sần lên khá mạnh so với các tổ hợp khác, chỉ đứng sau so với bón 90kgP2O5.
Bảng 4.8 : Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến số lượng nốt sần
(nốt sần/cây)
Thời kỳ…
Bắt đầu ra hoa
Rộ hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Mức đạm
N0
31.76 c
49.87 b
172.88 b
86.16 b
N25
35.24 b
56.98 a
209.58 a
122.57 a
N50
39.00 a
62.07 a
231.20 a
133.63 a
LSD0.05
3.32
5.46
30.10
11.33
Mức lân
P0
27.43 c
43.36 d
142.06 c
84.01 c
P30
35.71 b
52.30 c
210.67 b
110.47 b
P60
37.21 ab
59.50 b
216.97 ab
127.25 a
P90
40.98 a
70.07 a
248.52 a
134.76 a
LSD0.05
3.84
6.30
34.76
13.08
Tổ hợp
P0 N0
26.30 fg
36.13 h
105.63 g
48.64 e
P0 N25
24.26 g
44.50 gh
152.64 fg
99.14 cd
P0 N50
31.73 def
49.46 fg
167.92 ef
104.27 cd
P30 N0
30.40 efg
46.60 gh
179.25 def
100.45 cd
P30 N25
38.53 bc
51.20 efg
231.07 abcd
110.19 cd
P30 N50
38.20 bcd
59.10 bcde
221.68 bcde
120.77 bc
P60 N0
35.20 bcde
53.10 defg
190.51 cdef
90.45 d
P60 N25
36.33 bcde
60.46 cde
207.36 bcdef
137.28 ab
P60 N50
40.10 abc
64.63 abc
253.04 ab
154.03 a
P90 N0
35.16 bcd
63.36 bcd
216.13 bcde
105.12 cd
P90 N25
41.83 ab
71.76 ab
247.25 abc
143.68 a
P90 N50
45.96 a
75.10 a
282.16 a
155.47 a
LSD0.05
6.65
10.92
60.21
22.66
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của các mức đạm đến số lượng nốt sần
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của các mức lân đến số lượng nốt sần
4.9. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến khối lượng nốt sần
Khối lượng nốt sần quyết định đến khả năng hoạt động của nó. Bởi lẽ không phải tất cả nốt sần được hình thành đều có khả năng cố định đạm. Chỉ có những nốt sần hữu hiệu thì mới có vai trò này. Những nốt sần đạt đến một khối lượng, kích thước nhất định thì mới đảm bảo và phát huy vai trò của cố định đạm từ khí quyển cho cây trồng. Chính vì vậy việc nghiên cứu chỉ tiêu khối lượng nốt sần là điều rất cần thiết. Kết quả theo dõi khối lượng nốt sần qua 3 thời kỳ được ghi nhận tại bảng 4.9:
Khối lượng nốt sần đạt rất thấp thời kỳ ra hoa rộ, dao động từ 28,36-33,18mg/cây. Mặc dù vậy, kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác nhau một cách có ý nghĩa ở các nền phân bón khác nhau (kể cả các mức lân và đạm). Khối lượng nốt sần gia tăng ở các thời kỳ tiếp theo đó và đạt lớn nhất tại thời điểm kết thúc ra hoa. Sự gia tăng này chủ yếu là do số lượng nốt sần gia tăng. Tại thời điểm kết thúc ra hoa khối lượng nốt sần tăng bình quân 50mg/cây ở những ô có bón phân đạm so với không bón phân. Tuy nhiên giữa bón 50kgN/ha và 25kgN/ha lại không thấy có sự khác nhau. Những tác động của liều lượng phân lân tới chỉ tiêu này trong thời kỳ ra hoa rộ là khá rõ rệt và được phân thành 3 nhóm khác nhau về mặt thống kê. Nhóm 1 gồm mức lân 90kgP2O5 và 60kgP2O5/ha đạt khối lượng cao nhất, kế tiếp là mức lân 30kgP2O5/ha và thấp nhất là đối chứng (không bón phân). Trong nhóm 1: số lượng nốt sần nhiều kết hợp với khối lượng lớn sẽ tạo ra lượng đạm hữu ích cho cây trồng khi bước vào giai đoạn hình thành quả và tích luỹ vật chất khô. Như vậy có thể nhận thấy ở nền không bón phân lân hoặc ở mức thấp thì sẽ hạn chế đến quá trình nói trên, làm trọng lượng của quả, trong lượng của hạt thấp.
Do số lượng nốt sần trong giai đoạn thu hoạch giảm nên khối lượng cũng giảm theo, chỉ bằng ½ so với tại thời kỳ kết thúc ra hoa.
Bảng 4.9 : Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến khối lượng nốt sần
(mg/cây)
Thời kỳ…
Rộ hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Mức đạm
N0
28.97 a
198.81 b
77.55 c
N25
30.64 a
240.18 a
108.64 b
N50
33.18 a
266.70 a
121.64 a
LSD0.05
6.39
34.44
9.62
Mức lân
P0
28.36 a
163.37 c
75.61 c
P30
30.62 a
242.27 b
99.42 b
P60
32.11 a
248.40 ab
112.29 a
P90
32.64 a
286.88 a
123.11 a
LSD0.05
7.37
39.77
11.11
Tổ hợp
P0 N0
27.82 abc
121.47 g
43.77 f
P0 N25
31.37 abc
175.54 fg
89.23 e
P0 N50
25.91 bc
193.11 ef
93.84 de
P30 N0
30.29 abc
206.14 def
90.40 de
P30 N25
22.44 c
265.73 abcd
99.16 cde
P30 N50
39.13 a
254.93 bcde
108.70 cd
P60 N0
26.21 bc
219.08 cdef
81.40 e
P60 N25
36.44 ab
235.13 bcdef
116.85 bc
P60 N50
35.29 ab
291.00 ab
138.62 a
P90 N0
31.59 abc
248.55 bcde
94.60 de
P90 N25
32.32 abc
284.34 abc
129.31 ab
P90 N50
32.41 abc
327.75 a
145.42 a
LSD0.05
12.78
68.89
19.25
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của các mức đạm đến khối lượng nốt sần
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của các mức lân đến khối lượng nốt sần
4.10. Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến đặc tính ra hoa của cây lạc
Ra hoa là kết quả của một quá trình sinh lý tổng hợp, biểu hiện giai đoạn phát dục của cây lạc, nó đánh dấu bước chuyển tiếp về sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Hoa lạc là hoa lưỡng tính đồng chu thụ phấn về đêm, hầu như tự thụ phấn đến 95 %. Hoa lạc nở tập trung trong vòng 30 ngày đầu, đặc biệt trong 20 ngày đầu số hoa có thể đạt tới 70 - 80 % tổng số hoa/cây [53].
Quá trình ra hoa của lạc dài hay ngắn, sớm hay muộn, nhiều hay ít, tập trung hay không đều phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, thời tiết và kỹ thuật thâm canh. Ở cây lạc mầm hoa hình thành rất sớm, ngay khi cây lạc có 3 - 4 lá thật. Quá trình ra hoa rất mẫn cảm với môi trường bên ngoài, vì vậy trong sản xuất cần tạo điều kiện cho lạc ra hoa và ra hoa tập trung để nâng cao tỷ lệ hoa hữu hiệu. Điều hoà giữa quá trình sinh trưởng nói trên cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra năng suất lạc [53].
Tác động của yếu tố đạm tới thời gian ra hoa của lạc trong điều kiện thí nghiệm là không rõ rệt như ảnh hưởng của yếu tố lân. Thời gian ra hoa của lạc L14 xấp xỉ như nhau trên tất cả các nền có bón đạm và không bón đạm, gần 24 ngày (bảng). Trong khi đó việc bón lân đã rút ngắn thời gian ra hoa xuống so với đối chứng. Ở mức 90kgP2O5/ha rút ngắn gần 3 ngày so với không bón phân.
Thời gian ra hoa có mối quan hệ mật thiết với tổng số hoa/cây cũng như tỷ lệ hoa hữu hiệu. Tỷ lệ hoa hữu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất bởi vì hoa hữu hiệu là những hoa tạo thành quả chắc, do vậy nếu số hoa trên cây nhiều nhưng sự ra hoa không tập trung thì số hoa hữu hiệu giảm, số hoa vô hiệu tăng. Với điều kiện thí nghiệm, tổng số hoa trên cây dao động từ 57,27-60,66 hoa, trong đó ở nền đạm cao nhất (50kgN/ha) và nền lân cao nhất (90kgP2O5/ha) là có sự sai khác một cách có ý nghĩa so với các mức còn lại, đạt trên 60 hoa/cây. Giữa mức 25kgN/ha và không bón đạm cũng như giữa mức 30 kgP2O5/ha và 60kgP2O5/ha thì tổng số hoa/cây không sai khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ hoa hữu hiệu giữa các nhóm này lại có sự khác nhau rất có ý nghĩa. Kết quả đã cho thấy việc bón phân đạm làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu lên xấp xỉ 2% so với không bón. Một tỷ lệ tương tự cũng được tìm thấy ở mức lân 60kgP2O5/ha và 90kgP2O5/ha so với không bón phân lân. (bảng 4.10).
Với kết quả đó, tổ hợp 90kgP2O5/ha +50 kgN/ha có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao nhất, 24,24% trong khi tỷ lệ này chỉ là 18,14% trên nên không bón cả phân lân và phân đạm. Một tỷ lệ hoa hữu hiệu rất khả quan được tìm thấy trên nền 60kgP2O5+25kgN và 60kgP2O5+50kgN/ha, xấp xỉ 23%. Như vậy, có thể thấy sự tương tác giữa các tổ hợp đạm và lân là rất rõ.
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến đặc tính ra hoa
của cây lạc
Chỉ tiêu
Thời gian ra hoa
(ngày)
Tổng số hoa
(hoa)
Tỷ lệ hoa hữu hiệu
(%)
Mức đạm
N0
24,41 a
58,04 b
20,16
N25
24,25 ab
58,77 b
22,06
N50
23,91 b
60,20 a
22,44
LSD0.05
0,35
0,92
-
Mức lân
P0
25,44 a
57,27 c
20,18
P30
24,77 b
58,62 b
20,60
P60
23,77 c
59,46 b
22,37
P90
22,77 d
60,66 a
23,06
LSD0.05
0,41
1,07
-
Tổ hợp
P0 N0
25,66 a
55,81 f
18,14
P0 N25
25,66 a
56,54 ef
20,54
P0 N50
25,00 ab
59,46 bcd
21,85
P30 N0
25,00 ab
58,80 cd
19,38
P30 N25
25,00 ab
58,20 de
21,08
P30 N50
24,33 bc
58,86 cd
21,35
P60 N0
24,00 c
58,46 d
21,54
P60 N25
23,66 cd
59,60 bcd
23,25
P60 N50
23,66 cd
60,33 abc
22,32
P90 N0
23,00 de
59,10 bcd
21,58
P90 N25
22,66 e
60,73 ab
23,38
P90 N50
22,66 e
62,15 a
24,24
LSD0.05
0,71
1,85
-
4.11. Ảnh hưởng của đạm và lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Đối với cây lạc năng suất được quyết định bởi nhiều yếu tố như: mật độ, tỷ lệ hoa hữu hiệu, số quả chắc trên cây, P100 quả... các yếu tố này lại chịu sự ảnh hưởng của đặc tính di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác áp dụng. Do vậy để nâng cao năng suất lạc thì việc tác động các biện pháp kỹ thuật trong đó chế độ bón phân hợp lý đặc biệt phân lân đóng vai trò rất quan trọng.
+ Tổng số quả và số quả chắc trên cây
Tổng số quả trên cây biểu hiện khả năng cho năng suất của lạc. Đối với yếu tố lân, tổng số quả trên cây thu được ở các mức bón lân khác nhau đều không có sự sai khác và không khác so với đối chứng. Mặc dù vậy, số quả chắc thu được giữa nền 30-60-90P2O5/ha lại có sự khác biệt rất có ý nghĩa, trong đó 90kg P2O5/ha có số quả chắc đạt cao nhất, trung bình 14,00 quả/cây. Tuy nhiên giữa bón phân lân ở liều lượng 30 kgP2O5/ha không có sai khác so với việc không bón. Đối với yếu tố N, bón phân đạm đã làm tăng số quả/cây và số quả chắc/cây. Tuy nhiên, khi liều lượng tăng từ 25kgN/ha lên 50kgN/ha thì số quả, số quả chắc thu được trên cây vẫn không sai khác một cách có ý nghĩa (bảng4.11a). Phương trình hồi qui tuyến tính để ước lượng tổng số quả chắc thu dựa vào việc bón phân lân và đạm trong khoảng các mức phân đã được đưa vào thí nghiệm được thể hiện như sau:
TSQC = 10,5625** + 0,02833**P + 0,03617**N (R2adj= 0,7383)
Trong đó: TSQC là tổng số quả chắc; P và N là hai biến độc lập theo lân và đạm; R là hệ số hồi qui.** biểu thị các tham số trong các phương trình này rất có ý nghĩa thống kê.
+ Trọng lượng 100 quả
Trọng lượng 100 quả của giống lạc L14 thu được trên các mức phân đạm không có sai khác về mặt thống kê. Sự sai khác so với đối chứng chỉ được tìm thấy trên nền 50kgN/ha, còn trên nền 25kgN/ha so với không bón phân đạm thì không sai khác nhau. Ở một phương diện khác, sự ảnh hưởng của lân tới trọng lượng 100 quả là rõ rệt hơn. Bón phân lân làm P100 quả tăng lên và mức độ tăng phụ thuộc vào liều lượng. Kết quả phân tích phương sai cho thấy các mức 90, 60, 30kgP2O5/ha đều cao hơn so với không bón lân.
+ Tỷ lệ nhân
Có sự gia tăng một cách rõ rệt về tỷ lệ nhân/quả khi các mức đạm được bón tăng hoặc các mức lân được bón tăng. Mức 50kgN và 90kgP2O5 tỷ lệ nhân có giá trị cao nhất, 75,71 và 77,82% một cách tương ứng.
+ Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết
Việc bổ sung đạm cho giống lạc L14 đã làm thay đổi nhiều chỉ tiêu trong đó có cả năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Năng suất lý thuyết và năng suất thực sai khác nhau rất có ý nghĩa trên các mức bón phân đạm. Năng suất lý thuyết dao động từ 33,06-39,57 tạ/ha. Trong đó đạt cao nhất trên nền bón 50kgN/ha, bình quân 39,57 tạ/ha, kế tiếp là trên nền 25kgN/ha (bình quân 37,08 tạ/ha) và thấp nhất là đối chứng chỉ đạt ở 33,06 tạ/ha. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy đối với năng suất thực thu mặc dù trị số chỉ bằng khoảng 60% của năng suất lý thuyết (bảng 4.11a).
Tác động của lân tới nhiều chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển và đặc biệt là các yếu tố cấu thành năng suất lạc L14 là những dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng của nó tới chỉ tiêu cuối cùng (năng suất) là không nhỏ. Ngay ở liều lượng bổ sung 30kgP2O5/ha đã làm cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thay đổi. Ở các mức bón có sự sai khác rất có ý nghĩa so với các liều lượng khác nhau và so với đối chứng. Ở liều lượng 90kgP2O5/ha năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt giá trị cao nhất. Từ đó cho thấy trong phạm vi thí nghiệm khi tăng dần lượng lân bón cho lạc thì năng suất thực thu cũng tăng lên và tỷ lệ thuận với lượng lân đem bón.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có tương tác rõ rệt giữa hai yếu tố này về chỉ tiêu năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Theo đó việc bón phân lân trong sự kết hợp với phân đạm sẽ tạo ra những tổ hợp phân bón đặc thù cho việc trồng lạc trong vùng nghiên cứu đối với giống lạc L14. Hai tổ hợp phân bón P90N25 và P90N50 cho những giá trị cao nhất về năng suất thực thu 24,57 và 25,90 tạ/ha một cách tương ứng. Giá trị này thực sự cao hơn rất nhiều so với không bón đạm hoặc không bón lân hoặc không bón cả hai (xem bảng 4.11b). Đó là kết quả tương tác giữa hai yếu tố N và P trong thí nghiệm này. Phương trình hồi qui tuyến tính để ước lượng năng suất thực thu dựa vào việc bón phân lân và đạm trong khoảng các mức phân đã được đưa vào thí nghiệm được thể hiện như sau:
NSTT = 16,2979** + 0,06332**P + 0,06852**N (R2adj= 0,8844)
Trong đó: NSTT là năng suất thực thu; P và N là hai biến độc lập theo lân và đạm; R là hệ số hồi qui.** biểu thị các tham số trong các phương trình này rất có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.11a: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Tổng số quả/cây
Tổng số quả chắc/cây
P100 quả (g)
Tỷ lệ nhân
(%)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Mức đạm
N0
19,06 b
11,71 b
109,52 b
74,47 c
33,06 c
19,04 c
N25
22,59 ab
12,98 a
110,59 ab
75,06 b
37,08 b
21,06 b
N50
22,45 a
13,52 a
112,64 a
75,71 a
39,57 a
22,55 a
LSD0.05
3,70
0,55
2,95
0,42
1,56
0,40
Mức lân
P0
19,92
11,57 c
105,92 c
72,14 d
32,09 c
18,02 d
P30
22,32
12,07 c
111,01 b
74,45 c
36,34 b
19,86 c
P60
23,08
13,31 b
111,77 ab
75,92 b
36,77 b
21,88 b
P90
24,15
14,00 a
114,98 a
77,82 a
41,09 a
23,78 a
LSD0.05
ns
0,64
3,41
0,49
1,81
0,46
Năng suất lý thuyết thu được giữa các tổ hợp có sự biến động lớn từ 26,74-45,59 tạ/ha. Trong đó năng suất trên những ô không bón phân lân hoặc không bón phân đạm đều ở mức thấp. Sự bổ sung đạm và lân đã làm năng suất tăng dần. Kết quả phân tích thống kê cho thấy năng suất lý thuyết ở các tổ hợp 60kgP2O5+25kgN;60kgP2O5+50kgN;90kgP2O5+25kgN;90kgP2O5+50kgN đều ở mức cao, lớn hơn 37 tạ/ha (bảng 4.11b)
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của các mức đạm đến năng suất lạc
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của các mức lân đến năng suất của lạc
Bảng 4.11b: Ảnh hưởng của các tổ hợp lân và đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Tổ hợp
Tổng số quả/cây
Tổng số quả chắc/cây
P 100 quả (gam)
Tỷ lệ nhân
(%)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
P0 N0
17,63 c
10,13 h
100,77 e
71,50 h
26,74 g
17,50 h
P0 N25
17,73 c
11,60 fg
107,47 d
72,00 h
31,39 f
18,03 gh
P0 N50
24,40 abc
13,00 cde
109,53 bcd
72,93 g
38,13 c
18,52 g
P30 N0
21,36 abc
11,40 g
111,17 abcd
74,10 f
34,60 e
18,45 g
P30 N25
22,30 abc
12,26 efg
108,00 cd
74,33 f
37,24 cde
19,98 ef
P30 N50
25,60 ab
12,56 def
113,87 abc
74,93 ef
37,18 cde
21,15 cd
P60 N0
18,47 bc
12,60 def
112,07 abcd
75,63 de
34,91 de
19,68 f
P60 N25
23,53 abc
13,86 bc
111,07 abcd
76,13 cd
38,03 cd
21,65 c
P60 N50
24,96 abc
13,46 bcd
112,17 abcd
76,00 cd
37,38 cde
24,31 b
P90 N0
18,80 bc
12,73 de
114,10 ab
76,66 c
36,00 cde
20,55 de
P90 N25
26,80 a
14,20 ab
115,83 a
77,80 b
41,68 b
24,57 b
P90 N50
26,86 a
15,06 a
115,00 ab
79,00 a
45,59 a
25,90 a
LSD0.05
7,40
1,11
5,91
0,85
3,13
0,75
Biểu đồ 4.5. Năng suất thực thu của các tổ hợp phân bón ( tạ/ha)
4.12. Ảnh hưởng của đạm và lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
Đầu tư phân bón và kết quả sản xuất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong thực tế người sản xuất không chỉ tính đến việc đầu tư để tăng cao năng suất, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm. Nếu tốc độ tăng kết quả sản xuất lớn hơn tốc độ tăng đầu tư phân bón, thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Nhưng khi tốc độ tăng đầu tư lớn hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất thì người sản xuất sẽ bị lỗ vốn.
Mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là hiệu quả kinh tế và trong nông nghiệp cũng vậy. Trên thực tế năng suất và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau, và điều quan tâm khi đầu tư phân bón cho cây trồng là hiệu quả kinh tế, là lãi suất thu được. Nhà nông không bao giờ chọn mức đầu tư cao nhất mà có lãi thấp cho dù năng suất cao vì bấp bênh, dễ lỗ. Mức bón nên chọn là mức bón thích hợp để vừa đạt năng suất cây trồng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón.
Do đó để tìm ra tổ hợp phân bón mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất chúng tôi đã sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng ( 4.12 )
Căn cứ vào năng suất và lãi suất thu được khi đầu tư một đồng vào phân bón, chúng tôi nhận thấy: mặc dù năng suất tăng tỷ lệ thuận với lượng bón lân cũng như đạm, nhưng chỉ số VCR lại không tuân theo quy luật đó. Cụ thể:
Năng suất thực thu tăng từ 0,65 - 8,52 tạ/ha so với đối chứng không bón đạm và lân, năng suất đạt cao nhất ở tổ hợp N50P90 (25,9 tạ/ha) khi bón lượng đạm và lân cao nhưng chỉ số VCR lại đạt cao nhất ở tổ hợp N25P90 (4,74) với mức bón là 90 kg P2O5 + 25 kg N/ha và tổ hợp N50P60 với mức bón là 60 kg P205 + 50 kg N/ha. Sau đó nếu tăng lượng phân bón thì chỉ số VCR lại giảm thấp. Kết quả này cho thấy, không phải cứ tăng lượng phân bón lên là bội thu tăng mà cần phải xem xét lượng bón sao cho có sự cân đối và hợp lý.
Kết quả này cho thấy năng suất và hiệu quả kinh tế không tăng tỷ lệ thuận với nhau. Với mức bón 90 kg P2O5 + 25 kg N/ha và mức bón 60 kg P2O5 + 50 kg N/ha đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của đạm và lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc
( tính cho 1 ha )
Chỉ tiêu
Tổ hợp
NSTT
(tạ/ha)
Bội thu (kg/ha)
Chi phí tăng lên do bón đạm và lân
(1000 đ)
Giá trị sản phẩm tăng lên do bón lân và kali (1000 đ)
VCR
P0 N0
17.5
-
-
-
-
P0 N25
18.03
65
286
520
1.82
P0 N50
18.52
114
572
912
1.59
P30 N0
18.45
107
309,4
856
2.77
P30 N25
19.98
260
595,4
2.080
3.49
P30 N50
21.15
377
881,4
3.016
3.42
P60 N0
19.68
230
618
1.840
2.98
P60 N25
21.65
427
904
3.416
3.78
P60 N50
24.31
693
1.190
5.544
4.66
P90 N0
20.55
317
928,2
2.536
2.73
P90 N25
24.57
719
1.214,2
5.752
4.74
P90 N50
25.90
852
1.500,2
6.816
4.54
Ghi chú: 1 kg Đạm Urê: 5.500 đồng
1 kg supe lân: 1.700 đồng
1 kg lạc khô: 8.000 đồng
Đồ thị 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm và lân cho lạc
4.13. Ảnh hưởng của việc bón lân và đạm đến một số chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau thí nghiệm
Lạc là một trong những cây trồng có tác dụng cải tạo đất rất tốt do chúng có khả năng cố định được N2 để chuyển thành đạm hữu cơ trong thân lá, lượng đạm sinh học cố định được có thể lên đến 200-260kg N/ha, bên cạnh đó cây lạc còn có khả năng chuyển lân từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu do đó làm tăng độ phì thực tế.
Để đánh giá khả năng “Đổi lân lấy đạm” khả năng cải tạo đất trồng lạc chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu nông hoá chủ yếu của đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm được kết quả sau.
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước và sau thí nghiệm
Tổ hợp
pH (kcl)
OC
(%)
mg P205/100g đất
N
(%)
P205
(%)
Trước thí nghiệm
4,2
1,04
3,15
0,070
0,025
Sau thí nghiệm
P0 N0
4,3
1,09
3,18
0,071
0,016
P0 N25
4,3
1,19
3,12
0,075
0,020
P0N50
4,5
1,22
3,15
0,078
0,017
P30 N0
4,5
1,07
4,67
0,069
0,026
P30 N25
4,2
1,10
4,54
0,072
0,029
P30 N50
4,4
1,14
4,24
0,074
0,027
P60 N0
4,5
1,13
4.65
0,072
0,024
P60 N25
4,6
1,25
5,97
0,080
0,036
P60 N50
4,7
1,27
6,52
0,082
0,039
P90 N0
4,6
1,24
5.86
0,084
0,038
P90 N25
4,7
1,27
6.78
0,086
0,047
P90 N50
4,7
1,34
7,68
0,087
0,050
Trước thí nghiệm tất cả các chi tiêu đều ở mức rất nghèo đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu, mùn và đất chua (pH= 4,2). Nhưng sau thí nghiệm các chỉ tiêu đều đã được cải thiện. Như vậy cây lạc đã góp phần cải tạo độ phì của đất kể cả có bón phân và không bón lân. Tuy nhiên tuỳ vào từng liều lượng bón và mức độ cải tạo đất khác nhau cụ thể được thể hiện như sau:
pH đất: khi tăng liều lượng phân bón cho lạc thì cũng đồng thời cải tạo pH của đất. Tất cả các công thức bón lân đều có pH cao hơn so với công thức không bón, đặc biệt tổ hợp P90 N50, tổ hợp P90 N25 và tổ hợp P60 N50 có pH cao hơn rõ rệt (4,7) .
Kết quả phân tích đất ở bảng 4.13 cho thấy sự gia tăng rõ rệt lượng đạm, lân dễ tiêu, lân tổng số, hàm lượng hữu cơ giữa hai lần phân tích trước thí nghiệm và sau thí nghiệm. Sự gia tăng rõ của lân dễ tiêu và đạm là do lượng phân bón được gia tăng trong các tổ hợp phân bón. Bên cạnh đó, rất có thể sự gia tăng đạm và OC trong đất còn có sự đóng góp của sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
Tóm lại: so với trước thí nghiệm chế độ dinh dưỡng trong đất đã được cải thiện mặc dù ở mức thấp nhưng cũng đã khẳng định vai trò cải tạo đất của cây lạc. Tất cả các tổ hợp phân bón đều làm tăng hàm lượng chất hữu cơ so với công thức không bón, đặc biệt là lân dễ tiêu. Tuy mức độ sai khác này thể hiện còn thấp xong cũng đã khẳng định các tổ hợp phân bón không chỉ làm tăng năng suất lạc mà còn góp phần làm tăng độ phì của đất.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu kết quả thí nghiệm của đề tài: “Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 ", chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
+ Đạm và lân ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng phát triển của cây lạc như: làm tăng chiều cao, chiều dài cành, tổng số cành trên cây, số lá xanh trên thân chính. Yếu tố đạm ảnh hưởng lớn tới chiều cao của giống lạc đưa vào thí nghiệm hơn là do yếu tố lân.
+ Số lượng cành cấp 1 và cành cấp 2 trên cây thu được ở nền có bón phân lân, phân đạm đều cao hơn so với đối chứng. Trong đó, nền phân 90P2O5kg và 60 P2O5kg/ha trên 50 kgN/ha đạt cao nhất, tương ứng 7,53 cành và 6,96 cành/cây.
+ Tổng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch không có sự sai khác trên các nền phân bón khác nhau, bình quân 98 ngày. Tuy nhiên, Bón đầy đủ và cân đối đạm, lân đã làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, làm hoa nở tập trung hơn. làm rút ngắn thời gian ra hoa và kéo dài thời gian tích luỹ vật chất khô cho quả lạc ở giai đoạn sau đó.
+ Số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố lân hơn là so với yếu tố đạm. Bón phân lân đã làm gia tăng mạnh số lượng, khối lượng nốt sần/cây. Bình quân 2 chỉ tiêu này trên nền 60kgP2O5/ha và 90kgP2O5/ha lớn gấp 2 lần so với đối chứng. Sự khác nhau giữa các tổ hợp được tạo ra khá rõ rệt. Số lượng nốt sần thu được trên một cây ở hai tổ hợp 90kgP2O5+50kgN/ha và 90kg P2O5+25kgN/ha đạt cao nhất ở cả 4 thời kỳ theo dõi. Kết quả cũng cho thấy việc bón phân 60kgP2O5 trên nền 50kgN và 25 kgN/ha đã làm tăng số lượng nốt sần lên khá mạnh so với các tổ hợp khác, chỉ đứng sau so với bón 90kgP2O5.
+ Lân và đạm ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất như làm tăng số quả chắc trên cây, trọng lượng 100 quả. Việc bón lân từ 0 - 90 kg P2O5/ha phối hợp với đạm từ 0 - 50 kg N/ha cho năng suất từ 17,50 - 25,90 tạ/ha.
+ Việc bổ sung đạm và lân làm gia tăng tất cả các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc L14 đáng kể. Cả 2 yếu tố đạm và lân đều tác động mạnh tới năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Bón đạm và lân đều cho bội thu cao hơn không bón và bón càng đầy đủ cân đối thì bội thu càng cao, tổ hợp bón 90 kg P2O5/ha + 50 kg N/ha cho bội thu cao nhất là 8,52 tạ/ha. Nhưng tổ hợp bón 90 kg P2O5/ha + 25 kg N/ha và tổ hợp 60 kg P2O5/ha + 50 kg N/ha lại cho hiệu quả kinh tế cao nhất (chỉ số VCR đạt 4,74 và 4,66).
5.2. Đề nghị
+ Lạc là cây trồng có khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất khác nhau, nó có thể duy trì sinh trưởng phát triển ngay trên một số loại đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể nâng cao năng suất lạc và tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất thì việc sử dụng phân bón cân đối và hợp lý là rất cần thiết, vì vậy công việc phân bón cần được phổ biến rộng rãi trên tất cả các địa phương trồng lạc của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đối với giống lạc L14 trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang nên bón ở liều lượng 90kgP2O5/ha kết hợp với 25kgN/ha hoặc bón 60kgP2O5/ha kết hợp với 50kgN/ha để làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
+ Nên bón phân thành nhiều đợt/vụ để làm giảm quá trình mất dinh dưỡng do rửa trôi, làm cơ sở để tăng năng suất không chỉ đối với lạc mà nhiều cây trồng khác.
+ Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về chế độ bón phân, kết hợp với những nghiên cứu về yếu tố Kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác để hoàn thiện quy trình bón phân cho người dân tại huyện Phú Vang-Thừa Thiên Huế.
+ Trong phạm vi đề tài, chưa có những đánh giá sâu về tác động của đạm và lân tới phẩm chất của giống lạc nghiên cứu. Trong kinh tế thị trường, vấn đề phẩm chất và các yếu tố tồn dư trong hạt rất được quan tâm, đặc biệt là ở các nước phát triển. Vì vậy, ở những nghiên cứu sau cần đánh giá chỉ tiêu trên để bổ sung cho đề tài này đồng thời góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm của chúng ta trong thời kỳ hội nhập.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt 4
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới 8
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 14
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế 15
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của Thừa Thiên Huế 16
Bảng 2.6: Nguyên nhân giảm hiệu lực phân bón 20
Bảng 2.7: Thí nghiệm tiến hành trên đất cát Kalihari 31
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết khí hậu trung bình 10 năm của huyện Phú Vang (1996- 2005) 44
Bảng 4.2: Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân năm 2007 45
Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc qua các giai đoạn (ngày) 47
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều cao thân chính của lạc 50
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự phát triển của cành lạc qua các thời kỳ 55
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều dài cành cấp 1 của lạc 58
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự tăng trưởng số lá qua các thời kỳ của lạc 61
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến số lượng nốt sần 64
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến khối lượng nốt sần 67
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến đặc tính ra hoa của cây lạc 71
Bảng 4.11a: Ảnh hưởng của lân và đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc 76
Bảng 4.11b: Ảnh hưởng của tổ hợp lân và đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc 78
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của đạm và lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc 80
Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước và sau thí nghiệm 82
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của các mức đạm tới chiều cao cây 51
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của các mức lân tới chiều cao cây 51
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của đạm đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc 56
Đồ thi 4.4: Ảnh hưởng của lân đến chiều dài cành cấp 1 57
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của các mức đạm đến số lượng nốt sần 65
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của các mức lân đến số lượng nốt sần 65
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của các mức đạm đến khối lượng nốt sần 68
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của các mức lân đến khối lượng nốt sần 68
Đồ thị 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm và lân cho lạc 81
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của đạm đến sự phát triển cành lạc 52
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của lân đến sự phát triển cành lạc 53
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của các mức đạm đến năng suất lạc 77
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của các mức lân đến năng suất của lạc 77
Biểu đồ 4.5: Năng suất thực thu của các tổ hợp phân bón (tạ/ ha) 78
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007.doc