Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình đổi mới đất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. Những thành quả đạt được về kinh tế trong những năm đổi mới về kinh tế là những minh chứng thuyết phục về sự năng động, sáng tạo của đảng ta trong quá trình lãnh đại đất nước. Nói đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không thể không xác định mức độ đảm bảo việc thưc hiện quyền tự do kinh doanh. Thực tế đã chứng mình muốn bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì hệ thông pháp luật là một trong những nhân tố quyết định. Bài luận sau đây ít nhiều cũng cho ta thấy được “ pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp”. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. 2 1. Để đảm bào quyền tự do kinh doanh, pháp luật hiện hành đã mở rộng đáng kể những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp ( bất cứ ai, nếu không bị pháp luật cấm, thì đều có thể trở thành nhà kinh doanh). Với mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh, đồng thời, nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, pháp luật hiện hành quy định một phạm vi rất rộng các chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp. 3 2. Pháp luật hiện hành mở rộng các nghành nghề kình doanh để các nhà đầu tư lựa chọn. 5 3. Pháp luật hiện hành đã thiết kế nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư tùy nghi lựa chọn. 6 4. Pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp và đắng kí kinh doanh. 6 II. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền tự do thành lập doanh nghiệp. 12 1. Vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh được quy đinh trong nhiều văn bản khác nhau. 12 2. Theo pháp luật hiện hành việc xem xét cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc về nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. 13 3. Vấn đề giấy phép kinh doanh. 13 4. Nghành nghề kinh doanh còn tồn tại những hạn chế sau đây. 15 KẾT LUẬN 17 Danh mục tài liệu tham khảo. 18

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình đổi mới đất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. Những thành quả đạt được về kinh tế trong những năm đổi mới về kinh tế là những minh chứng thuyết phục về sự năng động, sáng tạo của đảng ta trong quá trình lãnh đại đất nước. Nói đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không thể không xác định mức độ đảm bảo việc thưc hiện quyền tự do kinh doanh. Thực tế đã chứng mình muốn bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì hệ thông pháp luật là một trong những nhân tố quyết định. Bài luận sau đây ít nhiều cũng cho ta thấy được “ pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp”. NỘI DUNG I. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề để thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Về nguyên tắc, hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện với tính chất nghề nghiệp, khi mà các chủ thể kinh doanh tiến hành. Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các nhà đầu tư trước hết phải xác lập tư cách pháp lý cho chủ thể kinh doanh, và thông qua tư cách đó để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước ta chủ trương mở rộng quyền tự do thành lập doanh nghiệp cho nhiều đối tượng có khả năng đầu tư khác trong xã hội. Pháp luật về doanh nghiệp từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Về mặt lý luận, thành lập doanh nghiệp được coi là nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý của doanh nghiệp, có ý nghĩa xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, một mặt phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư, mặt khác phải đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, pháp luật hiện nay đã ghi nhận và đảm bảo ở mức độ nhất định quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau. 1. Để đảm bào quyền tự do kinh doanh, pháp luật hiện hành đã mở rộng đáng kể những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp ( bất cứ ai, nếu không bị pháp luật cấm, thì đều có thể trở thành nhà kinh doanh). Với mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh, đồng thời, nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, pháp luật hiện hành quy định một phạm vi rất rộng các chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp. _ Theo luật hợp tác xã năm 1996, mọi công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có thể trở thành xã viên hợp tác xã ( điều 22 Luật hợp tác xã năm 1996 ). Luật hợp tác xã năm 1996 không có những điều kiện riêng biệt cho sáng lập viên. Do đó, những chủ thể có đủ điều kiện để trở thành xã viên hợp tác xã đều có thể là sáng lập viên của hợp tác xã. _ Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 ( sửa đổi, bổ sung năm 2000 ), các chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp vốn 100% vốn đầu tư nước ngoài ) bao gồm: + Các tổ chức, các nhân nước ngoài ( không phân biệt quốc tịch ). + Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. _ Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 1999, các vấn đề pháp lý về thành lập doanh nghiệp ( thuộc khu vực dân doanh ) đã có những đổi mới đáng kể. Luật doanh nghiệp đã thể hiện rõ tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, coi việc thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của công dân và có cơ chế để đảm bảo quyền này một cách hợp lý. Theo Điều 9 luật doanh nghiệp năm 1999 có quy định Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. 2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; 4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 5. Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật; 7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 (một) đến 3 (ba) năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp; 8. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. Bằng việc quy đinh đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp theo phương pháp loại trừ phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thi trường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể tự nhận thức được pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách đúng pháp luật. Việc cấm một số đối tượng thành lập doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội cũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư. Quy đinh này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ trường hợp họ thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp theo khoản 10 luật doanh nghiệp năm 1999. Các quy định hiện hành cho thấy pháp luật nước ta đã ghi nhận một phạm vi rất rộng các đối tượng được quyền tham gia thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh. Nhận xét về vấn đề này, có ý kiến cho rằng “ biểu hiện đầu tiên và quan trọng nhất của quyền tự do kinh doanh là pháp luật Việt Nam ghi nhận đó là sự mở rộng một cách đáng kể thành phần các chủ thể được phép tham gia thành lập doanh nghiệp”. 2. Pháp luật hiện hành mở rộng các nghành nghề kình doanh để các nhà đầu tư lựa chọn. Pháp luật hiện hành đã ghi nhận một phạm vi rộng rãi các nghành nghề được kinh doanh. Về nguyên tắc, các nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào mà pháp luật không cấm. Pháp luật hiện hành chỉ đủ cấm các nghành nghề kinh doanh được luật doanh nghiệp quy định tại khoản 2 điều 6 đó là “ cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân. Chính phủ công bố danh mục cụ thể ngành, nghề cấm kinh doanh”. Việc quy định rõ ngành nghề được phép kinh doanh theo phương pháp loại trừ thể hiện tính minh bạch của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp. 3. Pháp luật hiện hành đã thiết kế nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư tùy nghi lựa chọn. Một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền lựa chọn mô hình doanh nghiệp. Về nguyên tắc, quyền lựa chọn mô hình doanh nghiệp chỉ có thể được đảm bảo thực sự khi pháp luật ghi nhận nhiều mô hình tổ chức kinh doanh với các tính chất pháp lý khác nhau để các nhà đầu tư tự do lựa chọn. Theo pháp luật hiện hành, các hình thức tổ chức kinh doanh được ghi nhận phong phú và đa dang hơn rất nhiều so với các hình thức trong cơ chế kinh tế cũ. Theo đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn mô hình thích hợp với khả năng và điều kiện cụ thể cụ thể của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các mô hình tổ chức kinh doanh theo pháp luật hiện hành, về cơ bản bao gôm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh, công ty tránh nhiệm hữu hạn, công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị_ chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác… 4. Pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp và đắng kí kinh doanh. Đáp ứng yêu cầu của tự do kinh doanh, mà trực tiếp là quyền tự do thành lập doanh nghiệp, pháp luật hiện hành đã quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp thoe hướng đơn giản hóa thủ tục và đề cao tránh nhiệm của nhà đầu tư. Về cơ bản, việc thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tự quyết định và tiến hành; nhà nước chỉ can thiệp vào quá trình thành lập doanh nghiệp ở giai đoạn đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh chủ yếu là các giấy tờ, tài liệu do nhà đầu tư xây dưng. _ Theo luật hợp tác xã 1996 khi muốn thành lập hợp tác xã, các sáng lập viên cùng nhau chuẩn bị điều kiện cần thiết để đăng kí kinh doanh công việc chuẩn bị trước khi đăng kí kinh doanh hợp tác xã do các sáng lập viên hợp tác xã tự tiến hành ( tuyên truyền vẫn động thành lập hợp tác xã, tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, xây dựng và thông qua điều lệ hợp tác xã, xây dựng hồ sơ đăng kí kinh doanh…). Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị các sáng lập viên nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh của hợp tác xã đến ủy ban nhân dân có ủy quyền. Trong thời hạn do pháp luật quy định, ủy ban nhân dân có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho hợp tác xã. Về nguyên tắc, khi thấy có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật ( điều 16 luật hợp tác xã năm 1996), ủy ban nhân dân phải cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã. _ Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 ( được sửa đổi bổ sung năm 2000) đã có đổi mới đáng kể trong việc quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện nhất đinh sẽ được áp dụng thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư ( xem điều 17 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 22.6.2000, điều 105 nghị định 24.2000. NĐ_ CP ngày 31.07. 2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Với thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư, quyền tự do của cá nhân và pháp nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo ở mức cao hơn so với trước đây. Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiến hành nhanh chóng, đỡ tốn kém chi phí cả về thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư. _ Luật doanh nghiệp thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong các quy định về thủ tục về thành lập doanh nghiệp so với luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân trước đây. Luật doanh nghiệp đã bãi bỏ điều kiện vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp ( trừ đối với một số doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật quy định cụ thể). Những lĩnh vực này không nhiều và đòi hỏi độ tin cậy cao về tài chính. Luật doanh nghiệp cũng bãi bỏ thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp vốn trước đây đã gây rất nhiều phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư. Theo luật doanh nghiệp khi muốn thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp chỉ cần xây dựng hồ sơ đăng kí kinh doanh và gửi đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh được giản lược rất nhiều so với quy định của luật công ty ( 1990) và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hồ sơ đăng kí kinh doanh về cơ bản do người thành lập tự kê khai bao gồm các nội dung: + Đơn đăng kí kinh doanh. + Điều lệ doanh nghiệp và danh sách thành viên của doanh nghiệp (nếu là công ty ). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kinh doanh những nghành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì trong hồ sơ đăng kí kinh doanh phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong những người quản lý doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp phải chịu tránh nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh. Cơ quan đăng kí kinh doanh không chịu tránh nhiệm về nội dung kê khai trong hồ sơ đăng kí kinh doanh mà chỉ chịu tránh nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Cơ quan đăng kí kinh doanh không có quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ theo quy định của luật doanh nghiệp cho từng loại hình doanh nghiệp. Thời gian xem xét, giải quyết việc đăng kí kinh doanh là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, thì cơ quan đăng kí kinh doanh phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết. Khi xem xét để cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ quan đăng kí kinh doanh phải dựa trên những điều kiện do pháp luật quy định. Nếu người thành lập doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng kí kinh doanh không có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bao gồm: + Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục nghành nghề cấm kinh doanh. + Tên doanh nghiệp được đặt phù hợp với quy định của pháp luật + Hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ. + Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ lệ phí đắng kí kinh doanh. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng kí kinh doanh. Kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp có tư cách chủ thể kinh doanh và cso quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những nghành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh những nghành nghề đó, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định cuatr pháp luật. Ở điểm này, cũng cần phải kể đến một sự đổi mới rất tiến bộ của pháp luật hiện hành, đó là việc bãi bỏ việc cấp giấy phép kinh doanh đối với rất nhiều nghành nghề kinh doanh có điều kiện ( xem quyết định số 19/2000 QĐ _TTg ngày 03/02/2000 của thủ tướng chính phủ về việc bãi bỏ một số laoij giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh). Điều này giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà cho các nhà đầu tư khi họ thành lập doanh nghiệp trong các nghành nghề kinh doanh có điều kiện và trong một thời gian dài trước đây, thủ tục thành lập rất phức tạp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố công khai nội dung đăng kí kinh doanh. Việc công bố nội dung đăng kí kinh doanh được thực hiện thông qua đăng báo, báo địa phương, báo hàng ngày của trung ương, với các thông tin về doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh, vốn điều lệ của doanh nghiệp… điều 21 luật doanh nghiệp Những thông tin về doanh nghiệp được công bố trên báo chí có ý nghĩa quan trong đối với hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp, đồng thời nó cũng mang lại lợi ích nhất định cho bản thân doanh nghiệp. Với thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản như trên, pháp luật hiện hành, ở mức độ nhất định, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản không có nghãi là buống lỏng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. Trái lại, nó là tiền đề để đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nếu như trước đây luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân “ phức tạp hóa” quá mức thủ tục thành lập doanh nghiệp, coi trong khâu “ tiền kiểm”, dẫn đến xem nhẹ việc theo dỗi, giám sát doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh, thì luật doanh nghiệp năm 1999 áp dụng 1 phương thức quản lý mới buộc những người thành lập chịu tránh nhiệm về thông tin mà họ khai báo, cơ quan đăng kí kinh doanh không thẩm định kiểm tra những thông tin đó khi đăng kí kinh doanh mà sẽ có cơ chế tăng cường theo dõi, giám sát doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh để phát hiện và sử lý sai phạm ( cơ chế, hậu kiểm). Có thể nói, luật doanh nghiệp năm 1999 được coi là cuộc cách mạng về cải cách về thủ tục hành chính trong việc thành lập về đăng kí kinh doanh. Thực tế đã chứng mình từ luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực ( 01.01.2000 đến 01.07.2001) đã có 23.500 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng kí là 35.268 tỷ đồng ( thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 06.08.2001). Đó là con số kỉ lục về tốc độ thành lập doanh nghiệp cao nhất từ trước đến nay, bình quân cứ mỗi tháng có trên 1300 doanh nghiệp mới được thành lập. Theo điều tra của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thì thời gian trung bình cần thiết để thành lập 1 doanh nghiệp trước năm 2000 là 98 ngày, nay rút xuống 7 ngày, nhiều nơi rút xuống còn 2 ngày, chi phí bằng tiền để thành lập trước năm 2000 là hơn 8 triệu đồng, có trường hợp cá biệt là 380.000.000 đồng. nay giảm chỉ còn 550.000 đồng / doanh nghiệp. Như vậy, nhờ đơn giản hóa thủ tục thành lập đăng kí kinh doanh mà số doanh nghiệp mới thành lập trong 9 tháng đầu năm 2000 đã tiết kiệm được hơn 70 tỷ về chi phí thành lập doanh nghiệp. Việc khảo sát thực tế cho thấy, có không ít người muốn thành lập doanh nghiệp từ những năm trước đó nhưng đã không làm được điều đó, bởi vì họ không sin được giấy phép thành lập, hoặc khi xin được giấy phép thành lập thì lại không xin được các loại giấy phép kinh doanh khác. Điều này chứng minh rằng, nếu sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh doanh được thể hiện ở mức độ cần thiết và hợp lý thì quyền tự do kinh doanh sẽ được đảm bảo, sẽ khơi dậy nguồn hứng khởi và nhiệt huyết kinh doanh trong xã hội. II. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh những thành công đạt được, các quy định hiện hành về thành lập doanh nghiệp vẫn còn là những bất cập, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. Có thể khái quát những hạn chế của pháp luật hiện hành về vấn đề thành lập doanh nghiệp ở những vấn đề cơ bản sau: 1. Vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh được quy đinh trong nhiều văn bản khác nhau. Nội dung của các văn bản này còn nhiều điểm không thông nhất, chưa thực sự đạt được môi trường pháp lý bình đẳng cho các laoij hình doanh nghiệp. về nguyên tắc, các doanh nghiệp có bản chất trung, vì vậy cần được đối xử bình đẳng. Các quy định của pháp luật hiện hành về thành lập doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu này. Sự can thiệp của nhà nước vào việc thành lập doanh nghiệp còn có những khác nhau đối với các loại hình doanh nghiệp. có thể nêu ra 1 ví dụ sau. Ví dụ 1. theo luật hợp tác xã 1996 điều 12 để thành lập hợp tác xã, các sáng lập viên phải thông báo bằng văn bản với ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự định đạt trụ sở chính của hợp tác xã. Sau khi được sự đồng ý của ủy ban nhân dân, các sáng lập viên mới được vẫn động thành lập hợp tác xã. Quy định này thể hiện sự can thiệp sâu hơn của nhà nước vào việc thành lập hợp tác xã so với việc thành lập các doanh nghiệp khác đồng thời can trở việc tự do thành lập hợp tác xã. Ví dụ 2. theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam việc thành lập hầu hết các doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài phải trải qua thủ tục phức tạp hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trừ một số doanh nghiệp có những điều kiện nhất định, được áp dụng thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư ( xem điều 17 luật sửa đổi bổ sung ) một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 22.06.2000 điều 105 NĐ _ 24/2000/ NĐ_CP ngày 31/07/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành chi tiết luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thông qua thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư dduocj quy định khá phức tạp đòi hỏi các nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt là xây dưng giải trình kinh tế kĩ thuật. Trên bình diện khoa học, việc cấp giấy phép đầu tư ( mà thực chất là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ) theo quy trình thẩm định cấp phép là không phù hợp với nguyên tác tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 2. Theo pháp luật hiện hành việc xem xét cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc về nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Cụ thể bộ kế hoạch đầu tư cấp giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( giấy phép đầu tư với doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài có giá trị như giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh). ủy ban nhân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hầu hết các doanh nghiệp ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho một số hợp tác xã hộ kinh doanh cá thể. Việc quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh như trên dẫn đến sự không thông nhất trong việc sử dụng pháp luật về đăng kí kinh doanh và gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý nhà nước về đăng kí kinh doanh. 3. Vấn đề giấy phép kinh doanh. Với sự ra đời của luật doanh nghiệp nhà nước đã bãi bỏ rất nhiều giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn tổng thể theo pháp luật hiện hành vẫn còn một số lượng khá lớn doanh nghiệp ( kinh doanh trong những nghành nghề kinh doanh có điều kiện) sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vẫn chưa được tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến khi có giấy phép kinh doanh, khoản 4 điều 6 luật doanh nghiệp. trong khi việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo những thủ tục pháp lý khác nhau. Quy định này dẫn đến một thực tế là có doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng nhưng sau đó không tiến hành hoạt động kinh doanh được vì không được cấp giấy phép. Theo cách hiểu hiện nay giấy phép kinh doanh được hiểu là chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp cho mọt số chủ thể nhất định khi có đủ điều kiện mà Nhà nước đặt ra. Khi có giấy phép kinh doanh này các chủ thể đó mới được tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nội dung ghi trong giấy phép. Giấy phép kinh doanh và một số biến dạng của nó (như chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề) là một trong những công cụ mà Nhà nước nào cũng cần phải sử dụng để quản lý nền kinh tế. Có thể nói giấy phép kinh doanh là đỉnh cao của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện của sự hạn chế quyền tự do kinh doanh. Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta thì việc cấp các loại giấy phép là điều rất cần thiết, không thể không làm. Tuy nhiên nhược điểm là ở chỗ, chúng ta đã quá lạm dụng giấy phép như một công cụ quản lý kinh tế. Đã biến giấy phép từ ngoại lệ thành cái thông lệ từ cái hữu hạn thành cái tràn lan. Trong một nền kinh tế mà có tới 300 loại giấy phép như hiện nay là điều cần phải được xem xét lại. Có thể nói vấn đề đáng quan tâm khôn phải ở số lượng giấy phép nhiều hay ít , mà là ở chỗ: Trong khi tuyệt đại đa số các giấy phép đó đều không có hoặc có rất it tác dụng đối với việc quản lý nhà nước, thì nó lại có tác dụng gây phiền hà, khó khăn cho các nhà đầu tư. Vì vậy, muốn có được tự do kinh doanh thực sự, thì nhà nước nên phải xem xét xóa bỏ càng nhanh, càng nhiều các loại giấy tờ, giấy phép không cần thiết. Hơn nữa, mục đích cấp lại giấy phép hành nghề chưa được xác định rõ ràng, nên quy định về chủ thể được nhận các loại giấy phép hành nghề cũng không được rõ ràng. Hiện tại vẫn chưa phân biệt rõ chủ thể được nhận các loại giấy phép hành nghề là ai. Cấp cho doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh hay cấp cho người trực tiệp quản lý, điều hành doanh nghiệp, cho người hành nghề, cho phương tiện, địa điểm hay cấp cho sản phẩm. Ví dụ, sở Thương mại cấp giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu thì tên đối tượng nhận giấy chứng nhận là tên doanh nghiệp, Nhưng thực tế là cấp cho từng trạm bán xăng dầu. 4. Nghành nghề kinh doanh còn tồn tại những hạn chế sau đây. _ danh mục nghành nghề kinh tế quốc dân do tổng cục thống kê ban hành tại quyết định số 143/TCTK – PPCĐ ngày 22_12_1993 đến này không còn phù hợp với thực tế, gây nhiều khó khăn trong việc lập hồ sơ đăng kí kinh doanh. _ Chưa xác định rõ nghành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Trong thực tế có quá nhiều văn bản quy định một cách phân tán các nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều đó dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước không biết cụ thể có bao nhiêu ngành nghề thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Mặc khác, các điều kiện kinhd oanh cũng không rõ ràng, không cụ thể, thậm chí các nghành nghề đòi hỏi có giấy phép, nhưng lại không có quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép. Một số văn bản quy định về các điều kiện kinh doanh chồng chéo, mâu thuẫn. _ Việc chậm ban hành những văn bản hướng dẫn quy định về hồ sơ, trình tư, thủ tục, điều kiện, đối tượng cấp giấy chứng chỉ hành nghề, đối với những nghành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành lập kinh doanh trong những nghành nghề đó. Việc đăng kí kinh doanh dịch vụ pháp lý, kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh, và kinh doanh dược phẩm, kinh doanh dịch vụ thuốc thú y, và kinh doanh dịch vụ thú y, kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình, kinh doanh dịch vụ chứng khoán là những ví dụ cụ thể. Một số nghành nghề mới xuất hiện như dịch vụ thám tử tư, dịch vụ đòi nợ thuê, dịch vụ tư vấn tình yêu… Tuy pháp luật không cấm nhưng do chua có hướng dẫn cụ thể nên cơ quan đăng kí kinh doanh không dám cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế khác mang tính chuất kĩ thuật, Như hệ thống đăng kí kinh doanh ở nước ta chưa được trang bị đầy đủ phương tiện kĩ thuật cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Hệ thống cơ quan đăng kí kinh doanh ở nước ta chua đảm bảo tính tập trung, tính thống nhất, tính liên thông, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do thành lập và đăng kí kinh doanh của các nhà đầu tư cũng như đảm bảo hiệu quả của quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Nói tóm lại, những quy định về thủ tục, cũng như quá trình thành lập doanh nghiệp hiện nay tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận những măt tích cực cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp được hưởng từ những quy định của pháp luật hiện hành. Đó có thể coi là bước đệm tiền đề, lời mời cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như vốn đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường kinh tế nước ta. Việc số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, chứng tỏ nước ta đang đi đúng hướng công cuộc hóa hiên đại háo đất nước, nhưng các doanh nghiệp cần phải thận trong trong thời buổi thị trường nhiều biến động hiện này. Bài luận dù đã cố gắng xong không thể tránh được những thiếu xót nhất định, kính mong quý thầy cô phê bình và đóng góp cho bài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !. Danh mục tài liệu tham khảo. giáo trình Luật Thương tập 1. Đại học Luật Hà Nội. NXB. Công an nhân dân. Chủ biên TS Nguyễn Viết tý. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 1999. Luật Hợp tác xã năm 1996. Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam. Chủ biên. TS Bùi Ngọc Cường. Hỏi đáp về luật thương mại năm 2005. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp.doc